MỞ ĐẦU
Ở nước ta, đất đai được xác định tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, là
thành phần quan trọng của môi trường sống. Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lý theo pháp luật”. Việt Nam là một nước nông nghiệp bởi vậy
vấn đề về đất đai ( địa tô) là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu trong thời kỳ
quá độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về
ruộng đất và là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong xã hội
phong kiến địa tô ban đầu là tô lao dịch sau đó là tô hiện vật và khi kinh tế hàng
hoá phát triển thì khoản tiền mà nhà thuê đất phải trả cho chủ đất, để được quyền
sử dụng ruộng đất trong một khoảng thời gian nhất định. Lý luận về địa tô của
C.Mác đã vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp và là cơ sở khoa học để nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng luật đất đai và
các chính sách giá cả cho nông sản, thuế nông nghiệp và các ngành khác liên quan
đến đất đai, làm cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn. Vận dụng lý luận, Đảng và
nhà nước đã có chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân, nhằm khẳng định,
xác lập chế độ công hữu xoá bỏ chế độ tư hữu. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này,
em xin trình bày: “ lý luận về địa tô của C.Mác và sự vận dụng lý luận này trong
việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
I. Lý luận về địa tô của C.Mác
1.1. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao
động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh. Số tiền mà nhà tư
bản phải trả cho địa chủ - người sở hữu ruộng đất theo hợp đồng - để được sử dụng
ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Cũng như địa tô phong kiến, cơ sở của địa tô tư bản chủ nghĩa là quyền sở
hữu ruộng đất, đó là “ hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về
mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập”, là số tiền nào đó mà địa chủ thu được hàng
năm nhờ cho thuê một mảnh của địa cầu. Mặc dù có sự giống nhau đó, nhưng địa
tô tư bản chủ nghĩa hoàn toàn khác với địa tô phong kiến. Nếu địa tô phong kiến
biểu hiện quan hệ giữa hai giai cấp, trong đó địa chủ bóc lột nông dân, thì địa tô tư
bản chủ nghĩa biểu hiện quan hệ giữa “ ba giai cấp cấu thành cái bộ xương sống
của xã hội cận đại – người côngnhân làm thuê, nhà tư bản công nghiệp và địa chủ”.
Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối với nông
dân, thì địa tô tư bản chủ nghĩa dụă trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa chủ với tư
bản và giữa tư bản với lao động làm thuê. Nếu địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ
lao động hay sản phẩm thặng dư của nông dân, địa tô phong kiến là hình thái tồn
tại hay biểu hiện duy nhất của sản phẩm thặng dư, thì địa tô tư bản chủnghĩa chỉ là
một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra, vì một phần của
giá trị thặng dư đã phải chuyển thành lợi nhuận cho nhà tư bản ( người đầu tư vào
nông nghiệp cũng phải thu đựơc lợi nhuận bình quân như mọi lĩnh vực đầu tư
khác).
Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm
thuê trong nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận
bình quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp lại cho
người sở hữu ruộng đất.
1.2. Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong tổng số địa tô hay tổng số tiền mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ
gồm các bộ phận khác nhau, thuộc các hình thức địa tô khác nhau:
1.2.1 Địa tô chênh lệch
Giả thiết rằng nông sản cũng được đem bán theo giá cả sản xuất như mọi
hàng hoá khác, nghĩa là phải đảm bảo cho nhà tư bản thu hồi được chi phí sản xuất
và thu được lợi nhuận bình quân.
Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch
do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản xuất cá
biệt của một số doanh nghiệp. Nếu trong công nghiệp, do cạnh tranh, lợi nhuận
siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định thì trong nông
nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn định hơn ở những doanh
nghiệp có điều kiện thuận lợi.
Địa tô chênh lệch trong chủ nghĩa tư bản là số dư ngoài lợi nhuận bình quân
do các cơ sở kinh doanh có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn thu được so với các cơ
sở kinh doanh có điều kiện sản xuất kém hơn, gắn liền với sự độc quyền kinh
doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa. Đó là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất
chung nông phẩm được quyết định bởi điều kiện không htuận lợi nhất với giá cả
sản xuất cá biệt ở những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi , do đó năng suất lao
động được nâng cao.
Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hoá lợi nhuận
siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm hai loại:
- Địa tô chênh lệch I: Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những
ruộng đất có điều kiện thuận lợi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho tư bản nông
nghiệp có năng suất cao hơn bao gồm: độ màu mỡ của đất và vị trí của đất đai gần
hay xa nơi tiêu thụ. Hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I (Độ màu mỡ
và vị trí ruộng đất ) có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: đất tốt nhưng ở xa
hoặc ngược lại. Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này. Hơn nữa, độ
màu mỡ và vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ
khoa học của sản xuất, của khoa học, công nghệ và sự phát triển của giao thông
vận tải tạo ra những giao thông mới, trung tâm dân cư và khu kinh tế mới. Những
điều đó tạo nên sự tác động đa dạng tới sự hình thành địa tô chênh lệch I.
- Địa tô chênh lệch II: Địa tô chênh lệch II gắn liền với hiệu quả khác
nhau của số tư bản đầu tư thêm trên cùng một diện tích ruộng đất, tức là gắn liền
với việc thâm canh trong nông nghiệp.
Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình
thành rủi ro hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản khác nhau. Một đằng do
đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh), một đằng do
hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng một thửa ruộng (thâm canh), còn
giá cả có tác động điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của tư bản
đầu tư có hiệu quả thấp nhất quyết định. Nhưng sự chuyển hoá lợi nhuận siêu
ngạch đó thành địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II lại có sự khác nhau. Địa
tô chênh lệch I được xác định trong các hợp đồng thuê đất giữa nhà tư bản và địa
chủ. Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại
vẫn thuộc về nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ khi hết thời hạn hợp đồng, địa
chủ mới tìm cách nâng cao giá cho thuê ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch
do đầu tư thâm canh đem lại thành địa tô chênh lệch II. Đây chính là lý do làm cho
địa chủ muốn rút ngắn thời hạn cho thuê đất, còn nhà tư bản lại muốn keo dài thời
hạn đó để hưởng toàn bộ kết quả đầu tư vào ruộng đất.
1.2.2. Địa tô tuyệt đối.
Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch thì dường như đất canh tác xấu nhất
không phải nộp địa tô. Nhưng trên thực tế, đất canh tác xấu nhất cũng phải nộp địa
tô, đó chính là địa tô tuyệt đối.
Địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được dựa vào
sự độc quyền tư hữu ruộng đất. Đó là số dư của giá trị so với giá cả sản xuất xã hội
của nông phẩm. Địa tô tuyệt đối cũng là khoản lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi
nhuận bình quân do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong
công nghiệp mà nhà tư bản thuê ruộng đất phải nộp cho địa chủ.
Trong thực tế, địa tô tuyệt đối là toàn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá cả
sản xuất hay chỉ bằng một phần của số chênh lệch ấy thì điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào quan hệ cung - cầu. Như vậy, giá cả nông sản có thể cao hơn giá cả sản
xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chung và không phải trả giá đắt lên
là nguyên nhân sinh ra địa tô, mà chính địa tô là nguyên nhân làm cho giá cả nông
phẩm đắt lên.
Sự thiệt hại cho xã hội là nguồn gốc làm giàu cho giai cấp địa chủ. Khi độc
quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tô tuyệt đối cũng bị xoá bỏ. Giá cả nông
phẩm sẽ hạ xuống có lợi cho xã hội.
1.2.3. Địa tô độc quyền.
Trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất - đất xây dựng, đất hầm mỏ cũng phải
đem lại địa tô cho người sở hữu chúng, địa tô này là địa tô độc quyền. Địa tô độc
quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất
trong thành thị. Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất
đặc biệt, cho trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong
công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở các vùng khai thác các kim loại,
khoáng chất quý hiếm,…. Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị
trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
nhà cho thuê có khả năng cho thu lợi nhuận cao.
Nguồn gốc của địa tô độc quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả
độc quyến cao của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho
địa chủ - kẻ sở hữu những đất đai đó.
II. Vận dụng lý luận về địa tô của C.Mác trong vấn đề giao quyền sử dụng đất
nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Vấn đề quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật
như luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong
Hiến pháp…. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền
là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu. Hiểu theo khái niệm
địa tô trên đây thì những người đang có quyền sử dụng đất không có quyền gì
trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều
này trên thực tế làm cho Nhà nước có một vai trò độc quyền trong việc định giá
đền bù khi thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ
gây ra phản ứng của người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu
bất chính từ đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nứơc là đại diện sở hữu trực
tiếp, vì vậy cần có quan niệm rõ ràng về quyền sở hữu đặc biệt này.
Trong nông nghiệp, “ ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước giao
cho hộ nông dân sử dụng lâu dài”. Nhà nước quy định bằng pháp luật vấn đề
chuyển quyền sử dụng ruộng đất, không thể tư hữu hoá ruộng đất, vì vậy, phân hoá
lớn về giai cấp, cản trở việc quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật
chất khác làm căng thẳng thêm vấn đề tranh chấp ruộng đất vốn đã phức tạp.
Quan điểm cho rằng, muốn phát triển sản xuất phải tư hữu hoá ruộng đất là
hết sức sai lầm. Theo Lênin, những tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng: “ dưới bất
cứ hình thức chiếm hữu ruộng đất nào, nhà nước tư bản chủ nghĩa cũng vẫn nảy
sinh và phát triển”.
Và về mặt lý luận, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể hoàn toàn đi đôi với
việc không có chế độ tư hữu về ruộng đất, với việc quốc hữu hoá ruộng đất, tức là
khi mà không có địa tô tuyệt đối, còn địa tô chênh lệch thuộc về nhà nước. Nhân tố
kích thích sự tiến bộ về nông học không vì thế mà yếu đi, trái lại, còn được tăng
cường lên rất nhiều. Nếu trao quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân thì không chỉ
làm cho việc tranh chấp ruộng đất thêm gay gắt, mà còn xuất hiện sự đầu cơ ruộng
đất, sự phân hoá giai cấp càng tăng nhanh. Tuy nhiên, không loại trừ việc cho phép
chuyển quyền sử dụng ruộng đất khi một ngưòi nào đó tìm được nghề khác hoặc
không có người thừa kế sử dụng ruộng đất. Người được quyền sử dụng ruộng đất
phải trả cho người chuyển nhượng một khoản bồi thường hoa màu và chi phí cải
tạo đất. Khoản bồi hoàn này không phải là giá cả ruộng đất và thấp hơn giá cả
ruộng đất.
2.2. Chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác.
Ở Việt Nam sau khi đất nước độc lập, trước thời kỳ đổi mới, toàn bộ tư liệu
sản xuất của nông dân đã đựơc tập thể hoá dưới danh nghĩa sở hữu tập thể. Chế độ
tư hữu đã bị triệt tiêu, do đó không có địa tô trước hết là địa tô tuyệt đối. Hơn nữa
người đầu tư chính cho sản xuất là nhà nước, nông dân không có điều kiện đầu tư
và thực tế cũng không muốn đầu tư bởi ruộng đất không phải của họ. Từ khi bắt
đầu đổi mới, nhờ việc giao đất đến người lao động, làm cho mỗi mảnh đất đã có
chủ quản lý cụ thể, được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Người lao động quan
tâm hơn đến việc nâng cao và bồi dưỡng đất đai chứ không chỉ khai thác làm cạn
kiệt độ màu mỡ của đất.
“ Từ luật đất đai năm 1993 người nông dân đã được trao quyền ổn định đất
lâu dài với thời gian 20 năm đối với cây hàng năm và 50 năm với cây lâu năm
( người sử dụng được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế
chấp đất được giao)”. Bên cạnh quyền sử dụng đất lâu dài, người sử dụng đất được
chuyển từ nơi kém hiệu quả sang nơi sử dụng hiệu quả hơn.
Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân đã khơi dậy tính cần cù, chịu
khó, tăng sự gắn bó của nông dân với ruộng đất và giúp người dân có thể yên tâm
canh tác hơn. Địa tô chênh lệch II trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng và chính nó
đảm bảo đất đai được sủ dụng hợp lý, có hiệu quả.
Nhờ những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước như tăng đầu tư cho
nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, quan tâm đến đầu ra của nông
phẩm… mà ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, nước ta từ một nước
thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
2.3. Xác định thuế nông nghiệp.
Nếu như trong xã hội phong kiến, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người sử
dụng đất phải nộp tô cho địa chủ, địa tô đó là do địa chủ nắm giữ và hưởng
thì ngày nay, địa tô hay nói cách khác là thuế đất, thuế nhà, tiền thuê đất đều được
nộp vào Ngân sách Nhà nước. Nguồn ngân sách đó lại được dùng vào những việc
công nhằm xây dựng đất nước.
Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh
thuế khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản
xuất ra.
Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể không ảnh hưởng tới chi
phí cơ hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của quyền
sở hữu đất hợp pháp. Nền sản xuất nông nghiệp gắn liền với tư liệu sản xuất cơ bản
là đất đai nên xác định thuế giá trị đất ở nước ta hiện nay là một việc làm hết sức
quan trọng trong việc quản lý kinh tế.
Chính sách thuế còn thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và người nông dân
trong việc phân chia lợi ích kinh tế. Nên muốn có nền sản xuất nông nghiệp phát
triển, cần thiết phải xây dựng một chính sách thuế hợp lý và mang ý nghĩa khuyến
khích, tạo điều kiện cho người nông dân đầu tư vốn sản xuất.
Trong thời kỳ tập thể hoá nông ngiệp trước đây, toàn bộ là sở hữu tập thể.
Như vậy, chế độ tư hữu bị triệt tiêu, không có địa tô. Trước khi đổi mới, người đầu
tư chính để phát triển nông nghiệp là nhà nước chứ không phải là nông dân. Do đó
địa tô chênh lệch nếu có được nhà nước thu lại thông qua thu thuế. Mức thuế thu
căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, thuế nông nghiẹưp
chính là địa tô mà nông dân canh tác trên ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân phải trả
cho nhà nước.
Địa tô chênh lệch II đảm bảo cho đất đai không bị sử dụng cạn kiệt mà luôn
đựoc bổ sung, bồi dưỡng độ phì nhiêu. Qua nhiều lần sửa đổi, “ miễn thuế sử dụng
đất nông nghiệp đối với toàn bộ các hộ nông nghiệp sử dụng đất trong mức hạn
điền và giảm thuế sử dụng đối với các đối tượng khác, các trang trại có hiệu lực từ
năm 2003”, xem xét giảm thuế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, để
khuyến khích nông dân bằng cái lợi hữu hình hơn nữa. Việc giảm thuế sẽ tạo điều
kiện để nông dân có thêm thu nhập: một phần thu nhập đầu tư vào sản xuất nông
nghiệp…từ đó thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, không nước nào coi thu thuế vào nông
dân là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước… có chính sách thuế kích thích
sản xuất, khuyến khích các cơ sở chế biến nông sản phẩm nhằm thhúc đẩy sản xuất
trong khu vực nông nghiệp phát triển. Có thể thấy kinh nghiệm của các quốc gia
trên thế giới là phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
III. Một số hạn chế trong việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người
dân ở Việt Nam hiện nay và một số phương pháp hoàn thiện
- Để khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ mới
nhằm thu địa tô chênh lệch II, cần trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và quy
định được quyền thừa kế. Tuy vậy, quyền thừa kế cũng làm nảy sinh mâu thuẫn
giữa việc bảo đảm đủ phần ruộng khoán cho tất cả mọi hộ với việc duy trì qui mô
đất canh tác tối ưu, nhất là, qui mô nông trại. Trong điều kiện dân số tăng nhanh,
bình quân ruộng đất tính theo nhân khẩu rất thấp, quyền thừa kế tất yếu dẫn đến
làm tăng sự phân tán manh mối ruộng đất, chỉ có thể khắc phục tình trạng ấy bằng
khai hoang tăng vụ, thâm canh và tổ chức dịch vụ, phát triển các ngành nghề khác
để rút bớt lao động ra khỏi trồng trọt chứ không phải bằng cánh tư hữu hoá và tuỳ
tiện mua bán ruộng đất.
- Việc nhà nước thu đất của nông dân với giá rất rẻ (khoảng mấy chục ngàn
mét m2) sau đó quy hoạch, xây dựng nhà ở... và cho thuê với giá rất cao. Đây cũng
là một vấn đề cần kiến nghị lên cấp có thẩm quyền nhằm có sự đền bù thỏa đáng.
Trên cơ sở các quy định pháp lý có tính chuẩn xác thì mới bồi thường đúng được
các thiệt hại của người sử dụng đất; đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng bị
thu hồi đất và góp phần làm giảm thiểu tình trạng khiếu kiện của những người bị
thu hồi đất. Một vướng mắc trong việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013, đó là việc
cưỡng chế thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai. Điểm b khoản 1 Điều 16 Luật
Đất đai năm 2013 đã quy định các trường hợp Nhà nước quyết định việc thu hồi
đất do vi phạm pháp luật đất đai. Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai
năm 2013 chỉ quy định trường hợp cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện các dự án
đầu tư mà không quy định cưỡng chế đối với trường hợp thu hồi đất do vi phạm
pháp luật đất đai. Điều này gây khó khăn cho các địa phương bởi yêu cầu về cưỡng
chế thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai là rất lớn. Do đó, Luật Đất đai năm
2013 cần thiết phải bổ sung quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất do vi phạm
pháp luật đất đai để tạo thuận lợi cho việc thực hiện của các cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai.
- Ngay cả trong việc thực hiện xoá bỏ thuế hạn điền cũng phải gặp nhiều
vướng mắc để thực hiện được nhanh chóng thì các địa phương cần rà soát lại hệ
thống chính sách đất đai ở nhiều nơi rành mạch hoá phần diện tích cuả từng hộ
nông dân, nhất là với diện tích đất nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển, nơi mà
nhiều nông ngư dân đã chuyển nhượng quyền sử dụng cho nhau, xác định chủ sở
hữu ở những nơi này sẽ gặp khó khăn hơn trước. Bên cạnh đó việc xoá bỏ thuế hạn
điền cho người nông dân sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của các cấp chính
quyền địa phương đặc biệt là cấp xã. Họ sẽ gặp khó khăn trong chi trả phụ cấp cho
cán bộ xã đang làm việc trực tiếp. Nhà nước nên có những hỗ trợ ngân sách trong
một vài năm đầu, sau đó các địa phương phải từ vượt lên khó khăn tận thu các
nguồn để dần tù trang trải.
- Các đơn vị và cá nhân trong diện kê khai phải kê khai về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính, trong đó xem đã nộp đủ tiền sử dụng đất hay chưa, số tiền đã
nộp, đồng thời ghi tương ứng với số diện tích đã nộp tiền sử dụng đất thì tương
ứng với số tiền phần trăm so với tổng số diện tích được giao. Cần ghi rõ phần lệ
phí đã nộp và đã đạt bao nhiêu phần trăm so với nghĩa vụ phải nộp.
Trên đây là một số hạn chế trong việc giao quyền sử đụng đất nông nghiệp
cho người dân và một số phương pháp hoàn thiện để mục đích của việc giao quyền
sử dụng đất cho người dân được đạt hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa tư bản không thể thống trị nền kinh tế quốc dân nếu như khi
thống trị khu vực công nghiệp mà không thống trị khu vực nông nghiệp. Chủ nghĩa
tư bản tuy thủ tiêu lối kinh doanh phong kiến nhưng vẫn không dám thủ tiêu chế
độ tư hữu về ruộng đất. Việc nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa, ngoài mục đích
vạch rõ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, chúng ta còn rút ra
cơ sở lí luận để đề ra đường lối, chính sách đối với nông nghiệp, nhằm kích thích
nông nghiệp phát triển. Cụ thể, đối với việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp
cho người dân ở nước ta hiện nay chủ yếu áp dụng lý thuyết địa tô chênh lệch II, ý
nghĩa của sự vận dụng này là thể hiện: xác lập chế độ xây dựng luật đất đai và các
chính sách giá cả cho nông sản, thuế nông nghiệp và các ngành khác liên quan đến
đất đai, làm cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội một cách toàn diện, nhằm tạo ra nhu cầu đa dạng và ổn định về đất đai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin _ NXB chính trị
quốc gia.
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin _NXB chính trị quốc gia.
3. Luật đất đai 2013
4. />( truy cập ngày 19/05/2018 |09:42)
5. (truy cập ngày 19/05/2018 |10:05)
6. />(truy cập ngày 19/05/2018 | 10:23)