Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn xây dựng chiến lược cho công ty TNHH mỹ lệ đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGÔ THỊ YẾN

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
TNHH MỸ LỆ ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Mã ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGÔ THỊ YẾN

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
TNHH MỸ LỆ ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHƯỚC MINH HIỆP



TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Phước Minh Hiệp

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 9 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS.TS. Võ Thanh Thu
TS. Mai Thanh Loan
PGS.TS. Nguyễn Thuấn
TS. Phạm Thị Hà
TS. Phạm Phi Yên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Ngô Thị Yến

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 24/06/1983

Nơi sinh: Bình Phước

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820251

I- Tên đề tài:
Xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH Mỹ Lệ đến năm 2025.

II- Nhiệm vụ và nội dung:
Phân tích thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các định
hướng, mục tiêu của Công ty TNHH Mỹ Lệ. Từ đó, xây dựng, lựa chọn chiến lược
và đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho
Công ty TNHH Mỹ Lệ đến năm 2025. Trên cơ sở đó nhằm đưa ra các biện pháp
nhằm thực hiện các chiến lược đã hoạch định.
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 24/01/2017.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 23/9/2017.
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS, TS. Phước Minh Hiệp
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. Phước Minh Hiệp

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Ngô Thị Yến



ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ
TP.HCM đã tận tình giảng dạy cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy PGS, TS. Phước Minh Hiệp, người đã đã tận
tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn, đã
đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Mỹ Lệ TNHH, cán bộ nhân
viên các phòng, ban trong Công ty, quý chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến đánh
giá thiết thực trong quá trình tôi thu thập thông tin để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè đã cỗ vũ, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
TÁC GIẢ

Ngô Thị Yến


iii

TÓM TẮT
Đề tài: Xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH Mỹ Lệ đến năm 2025.
Tác giả luận văn: Ngô Thị Yến.

Khóa: 2016 – 2017.


Người hướng dẫn: PGS, TS. PHƯỚC MINH HIỆP.
Nội dung tóm tắt:
(1) Lý do chọn đề tài
Cây điều đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên đất Bình Phước.
Ngoài ra, hạt điều đang là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, góp phần đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Trong những năm gần đây, số lượng các công ty, cơ sở chế biến hạt điều
trong nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng không ngừng tăng dẫn đến sự
cạnh tranh quyết liệt ngay trong thị trường chế biến và xuất khẩu hạt điều nội địa.
Từ thực tế của môi trường kinh doanh khắc nghiệt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
năng động, sáng tạo, có chiến lược riêng để phát triển công ty của mình. Xuất phát
từ thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH
Mỹ Lệ đến năm 2025” làm đề tài nghiên cứu.
(2) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Làm rõ vai trò cơ bản của các nhân tố đối với hoạt động kinh doanh của
công ty; Phân tích thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các định
hướng, mục tiêu của Công ty TNHH Mỹ Lệ; Xây dựng, lựa chọn chiến lược kinh
doanh và đề ra các giải pháp để hooàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh
doanh cho Công ty TNHH Mỹ Lệ đến năm 2025.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là Công ty TNHH Mỹ Lệ.
(3) Nội dung của luận văn
- Nêu cơ sở lý luận về chiến lược về xây dựng chiến lược.
- Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty:
Nêu lên bức tranh tổng thể về Công ty TNHH Mỹ Lệ qua việc phân tích
toàn bộ các yếu tố bên ngoài của Công ty bao gồm môi trường vi mô, vĩ mô để có


iv

được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của doanh

nghiệp đang diễn ra như thế nào. Qua đó, chúng ta có được cơ hội và mối đe dọa mà
Công ty TNHH Mỹ Lệ có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình.
- Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp:
Đề xuất một số giải pháp có khả thi để hỗ trợ cho một số chiến lược đã
hoạch định. Một số giải pháp đã được đề xuất áp dụng cho Công ty nhằm giúp Công
ty thực hiện để khai thác được điểm mạnh, cơ hội đồng thời khắc phục các điểm yếu
và nguy cơ từ môi trường.
(4) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu trên trang wed
của Công ty và báo cáo tài chính của Công ty...
- Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá các số liệu từ báo cáo hoạt
động kinh doanh của Công ty.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi lấy ý kiến của các chuyên gia có kinh
nghiệm.
(5) Kết luận
Để đảm bảo chiến lược thành công nhà quản trị cần phối hợp nhiều biện
pháp phối hợp đồng bộ kết hợp với việc kiểm tra điều chỉnh khi cần thiết cho phù
hợp với những biến đổi của môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Từ cơ sở lý
luận và tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã trình bày các
vần đề sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề chiến lược phát triển công ty.
- Phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến
công ty Mỹ Lệ.
- Đề ra chiến lược phát triển công ty đến năm 2015 và giải pháp thực hiện
bao gồm: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến
lược đa dạng hóa đồng tâm, chiến lược hội nhập về phía trước, chiến lược liên
doanh.



v

ABSTRACT
Topic: Building strategy for My Le Co., Ltd until 2025.
Thesis author: Ngo Thi Yen. Course: 2016 - 2017.
Instructor: Assoc. PHUOC MINH HIEP.
Summary:
(1) Reason for choosing topic
Cashew has become a rich tree for many households in Binh Phuoc. In
addition, cashew is a source of export goods of great economic value, contributing
to speed up the industrialization and modernization of agriculture and rural areas.
In recent years, the number of companies and cashew processing
establishments in the country in general and Binh Phuoc province in particular has
increased steadily, leading to fierce competition in the processing and export
markets of cashew nuts. plate. From the fact of harsh business environment requires
every business must be dynamic, creative, have their own strategy to develop their
company. Starting from the above I decided to choose the topic "Building strategy
for My Le Co., Ltd until 2025" as a research topic.
(2) Purpose of the thesis research, object, scope of study
Clarifies the fundamental role factors of a company's business; Analyzing the
actual situation of production and business activities and the orientation and
objectives of My Le Co., Ltd .; Build, select business strategies and propose
solutions to improve the business strategy planning for My Le Co., Ltd until 2025.
The object and scope of research is My Le Co., Ltd.
(3) Contents of the thesis
Describe the rationale for strategic development strategy.
- Current situation of business strategy of the Company:
Bring up the overall picture of My Le Co., Ltd by analyzing all the external
factors of the Company including the micro and macro environment to get a
comprehensive picture of the competitive environment. How the business is going.



vi

Thereby, we have the opportunity and threat that My Le Co., Ltd may encounter in
the course of its business.
- Develop strategy and propose solutions:
Propose some possible solutions to support some of the planned strategies.
Some solutions have been proposed for the Company to help the company to exploit
strengths, opportunities and overcome weaknesses and risks from the environment.
(4) Research methods
- Method of data collection: Collect information and data on the company's
website and financial reports of the Company ...
- Method of statistical analysis, evaluation of data from the business report of
the Company.
- Expert method: Exchange of opinion of experienced experts.
(5) Conclusion
To ensure a successful strategy managers need to coordinate a number of
coordinated coordination measures in conjunction with the adjustment checks as
necessary to accommodate the changing environment of competition is increasingly
fierce. From the rationale and synthesis of practical research methods, the thesis
presents the following issues:
- Theoretical base on corporate development strategy.
- Analysis of the internal environment, the external environment affects My
Le company.
- Set up the company's development strategy up to 2015 and solutions
include: market development strategy, product development strategy, concentric
diversification strategy, forward integration strategy, Joint venture strategy.



vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... xiii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu ..............................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn .......................................................5
CHƯƠNG 1: ...............................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP .................6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP .............6
1.1.1. Khái niện về chiến lược của doanh nghiệp .................................................6
1.1.2. Vai trò của chiến lược đối với doanh nghiệp ..............................................6
1.1.3. Các loại chiến lược phát triển doanh nghiệp...............................................7
1.1.3.1. Chiến lược tổng thể (Cấp công ty) ........................................................7
1.1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ........................................................7
1.1.3.3. Chiến lược cấp chức năng: (Tài chính, marketing, phát triển nguồn
nhân lực, sản xuất, công nghệ...)......................................................................10
1.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ..................12
1.2.1. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp ..........................12

1.2.1.1. Xác định tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp ..................................12


viii

1.2.1.2. Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài ..................................13
1.2.1.3. Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong ..................................19
1.2.1.4. Đề xuất chiến lược: .............................................................................22
1.2.1.5. Lựa chọn chiến lược............................................................................22
1.2.1.6. Các giải pháp triển khai và điều chỉnh chiến lược ..............................22
1.2.2. Công cụ hoạch định chiến lược .................................................................23
1.2.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ......................................23
1.2.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................24
1.2.2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (competitive matrix) .............................26
1.2.2.4. Ma trận SWOT ....................................................................................27
1.2.2.5. Ma trận QSPM ....................................................................................29
1.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................31
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................32
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................33
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN .........33
LƯỢC CỦA CÔNG TY TNHH MỸ LỆ ..................................................................33
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỸ LỆ ................................................33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................33
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ............................................................................34
2.1.3. Tầm nhìn ...................................................................................................35
2.1.4. Sứ mạng ....................................................................................................35
2.1.5. Mục tiêu ....................................................................................................36
2.1.6. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................36
2.1.7. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Mỹ Lệ ..............................................37
2.2. PHẢN ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH MỸ LỆ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA

MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ...............................................................................39
2.2.1. Môi trường vĩ mô .........................................................................................39
2.2.1.1. Môi trường kinh tế ..............................................................................39
2.2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật ............................................................41


ix

2.2.1.3. Môi trường tự nhiên ............................................................................42
2.2.1.4. Môi trường công nghệ.........................................................................43
2.2.1.5. Môi trường dân số ...............................................................................44
2.2.2. Môi trường vi mô ......................................................................................45
2.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh ...............................................................45
2.2.2.2. Các đối thủ tiềm ẩn .............................................................................48
2.2.2.3. Khách hàng .........................................................................................49
2.2.2.4. Nhà cung cấp.......................................................................................50
2.2.2.5. Sản phẩm thay thế: ..............................................................................51
2.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): .........................................52
2.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .....................................................................55
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH MỸ LỆ. .....57
2.3.1. Nguồn nhân lực .........................................................................................57
2.3.2. Năng lực tài chính .....................................................................................60
2.3.3. Năng lực nghiên cứu và phát triển ............................................................64
2.3.4. Năng lực marketing ...................................................................................65
2.3.5. Năng lực quản trị (Năng lực quản lý) .......................................................66
2.3.6. Năng lực sản xuất (Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ) ................67
2.3.7. Hệ thống thông tin ....................................................................................68
2.3.8. Văn hóa công ty ........................................................................................69
2.3.9. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) .................................................69
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................73

CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................74
LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................74
3.1. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC...........................................................................74
3.1.1. Định hướng phát triển công ty đến năm 2025 ..........................................74
3.1.2. Dự báo nhu cầu thị trường về mặt hàng của công ty ................................74
3.1.3. Xây dựng ma trận SWOT .........................................................................76
3.1.4. Xây dựng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược. ...................................80


x

3.2. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY MỸ LỆ TNHH
................................................................................................................................85
3.2.1. Giải pháp triển khai các chiến lược đã chọn .............................................85
3.2.1.1. Giải pháp triển khai chiến lược phát triển thị trường .........................85
3.2.1.2. Giải pháp triển khai chiến lước đa dạng hóa đồng tâm: .....................85
3.2.1.3. Chiến lược hội nhập về phía trước ......................................................86
3.2.1.4. Giải phát triển khai chiến lược liên doanh ..........................................86
3.2.2. Giải pháp hỗ trợ triển khai các chiến lược đã lựa chọn. ...........................87
3.2.2.1. Giải pháp về tài chính .........................................................................87
3.2.2.2. Giải pháp về marketing .......................................................................87
3.2.2.3. Các giải pháp hỗ trợ ............................................................................88
3.3. Kiến nghị. ........................................................................................................89
3.3.1. Đối với Nhà nước ......................................................................................89
3.3.2. Đối với công ty .........................................................................................90
3.3.3. Đối với Bộ thương mại .............................................................................90
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................92
KẾT LUẬN ...............................................................................................................93
1. Kết luận công ty .................................................................................................93
2. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................93

3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95
Phụ Lục


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

- CP:

Cổ phần.

- HCSN:

Hành chính sự nghiệp.

- TCHC:

Tổ chức hành chính.

- KT-KT:

Kinh tế - kế hoạch.

- TC-KT:


Tài chính - Kế toán.

- NL-TP:

Nguyên liệu – Thành phẩm.

- CPTM DV DLXNK:

Cổ phần thương mại dịch vụ, du lịch xuất

nhập khẩu.
- KT –CN:

Kỹ thuật – công nghệ

- AS:

Điểm hấp dẫn.

- TAS:

Tổng điểm hấp dẫn

- SWOT:

Điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – nguy cơ

- QSPM:


Ma trận hình thành chiến lược

-TS:

Tài sản

- CL:

Chiến lược

- LN:

Lợi nhuận


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong .....................................................24
Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài .....................................................26
Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .....................................................................27
Bảng 1.4: Ma trận SWOT .........................................................................................29
Bảng 1.5: Ma trận QSPM ..........................................................................................31
Bảng 2.1: Dân số Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 ..................................................44
Bảng 2.2: Ma trận các yếu tố bên ngoài ....................................................................54
Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .....................................................................56
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng nguồn lao động tại công ty qua các ............................58
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản năm 2014 đến năm 2016 ...................................................60
Bảng 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (từ năm 2014 -2016) ..................63
Bảng 2.7: Ma trận các yếu tố bên trong ....................................................................71

Bảng 3.1: Ma trận SWOT .........................................................................................77
Bảng 3.2: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược SO .................................................81
Bảng 3.3: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược ST .................................................82
Bảng 3.4: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WO ...............................................83
Bảng 3.5: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WT ................................................84


xiii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các chiến lược cạnh tranh .........................................................................8
Sơ đồ 1.2: Tổng thể các chiến lược chức năng. ........................................................10
Sơ đồ 1.3: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện .....................................................12
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ phân tích môi trường bên ngoài ....................................................13
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô ...........................................................16
Sơ đồ 1.6: Các nội dung chủ yếu phân tích về đối thủ cạnh tranh. ..........................18
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .........................................................37
Sơ đồ 2.2: GDP thể hiện qua các năm ......................................................................40


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cây Điều được khuyến khích trồng rộng rãi ở các tỉnh phía Nam từ những
năm 1980 đến nay. Riêng các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhất là tỉnh Bình Phước là
khu vực có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước so với các tỉnh khác, cây điều đã
trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên đất Bình Phước. Ngoài ra, hạt điều
đang là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng
ngàn lao động và góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông

nghiệp và nông thôn.
Trong những năm gần đây, số lượng các công ty, cơ sở chế biến hạt điều
trong nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng không ngừng tăng lên. Tại Bình
Phước, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty, xí nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều
đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt ngay trong thị trường chế biến và xuất khẩu hạt
điều nội địa. Từ thực tế của môi trường kinh doanh khắc nghiệt đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải năng động, sáng tạo, có chiến lược riêng để phát triển công ty của
mình, có chiến lược cụ thể nhằm mục đích đưa công ty phát triển bền vững trước sự
cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp trong nước nói chung và của các doanh
nghiệp Bình Phước nói riêng.
Có thể nói trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh hạt điều, việc phân tích môi trường kinh doanh để thấy được các điểm mạnh,
yếu, cơ hội và đe dọa đối với công ty TNHH Mỹ Lệ là rất cần thiết. Trên cơ sở hiểu
rõ mình, để xây dựng chiến lược phát triển, công ty TNHH Mỹ Lệ cũng cần đánh
giá bối cảnh trong nước và quôc tế trong thời gian tới. Từ đó giúp công ty có thể sử
dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên
thị trường. Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến
lược cho Công ty TNHH Mỹ Lệ đến năm 2025” làm đề tài nghiên cứu.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, yếu tố môi trường bên trong để
xác định những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những tồn tại, hạn chế cần khắc
phục để có một chiến lược tốt nhất cho Công ty TNHH Mỹ Lệ.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến
lược cho Công ty TNHH Mỹ Lệ, đồng thời đưa ra giải pháp triển khai các chiến
lược đã chọn cho Công ty TNHH đến năm 2025.
3. Nội dung nghiên cứu chủ yếu

- Nêu cơ sở lý luận về chiến lược về xây dựng chiến lược kinh doanh:
Đề tài này tập chung chủ yếu vào việc xây dựng chiến lược, nên chúng ta
chỉ tìm hiểu thế nào là hoạch định chiến lược. Để xây dựng một chiến lược phù hợp,
cần phải tiến hành nhiều bước như phân tích môi trường bên trong để tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu của công ty; Phân tích môi trường bên ngoài để tìm cơ hội và đe
dọa đối với công ty. Bên cạnh đó cần phải khảo sát, phân tích, đề xuất chiến lược
hợp lý bằng cách sử dụng các ma trận như EFE, ma trận SWOT và ma trận QSPM.
- Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty:
Nêu lên bức tranh tổng thể về Công ty TNHH Mỹ Lệ qua việc phân tích
toàn bộ các yếu tố bên ngoài của Công ty bao gồm môi trường vi mô, vĩ mô để có
được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của doanh
nghiệp đang diễn ra như thế nào. Qua đó, chúng ta có được cơ hội và mối đe dọa mà
Công ty TNHH Mỹ Lệ có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình. Đồng thời, từ đó giúp chúng ta xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của Công ty với môi trường.
Ngoài ra, cũng tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên trong của công ty như:
Về nguồn nhân lực; tài chính kế toán; Marketing với các yếu tố sản phẩm, giá cả,
phân phối, hoạt động chiêu thị và chăm sóc khách hàng; sản xuất với các yếu tố
như: Lựa chọn sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, quản lý chất lượng và máy
móc thiết bị. Qua đó rút ra được những điểm mạnh và những điểm yếu của Công ty
TNHH Mỹ Lệ, đồng thời cũng xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.


3

- Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp:
Trên cơ sở định hướng phát triển và dự báo nhu cầu sản phẩm của Công ty,
đồng thời qua việc phân tích ma trận SWOT, ma trận QSPM nhằm khắc phục các
yếu tố tác động đến hoạt động Công ty và đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các
yếu tố mà chúng ta đã lựa chọn trước đó.

Đề xuất một số giải pháp có khả thi để hỗ trợ cho một số chiến lược đã hoạch định.
Một số giải pháp đã được đề xuất áp dụng cho Công ty nhằm giúp Công ty thực
hiện để khai thác được điểm mạnh, cơ hội đồng thời khắc phục các điểm yếu và
nguy cơ từ môi trường, Công ty sử dụng tốt năng lực cốt lõi của mình, cung cấp cho
thị trường sản phẩm nhiều tính năng vượt trội để từ đó khẳng định ưu thế của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động có liên quan đến goạt động
kinh doanh tại công ty TNHH Mỹ Lệ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016.
- Về không gian: Phạm vi địa lý được giới hạn trong công ty TNHH Mỹ Lệ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để phân tích môi trường bên trong, tác giả đã tiến hành khảo sát theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 30 lãnh đạo và nhân viên (xem như là
chuyên gia). Đồng thời khi phân tích môi trường bên ngoài đã khảo sát 35 chuyên
gia. Các chuyên gia trên đều thuộc Công ty TNHH Mỹ Lệ và Công ty cổ phần Hà
Mỵ. Thời gian khảo sát được thực hiện trong năm 2016.
5.2. Phương pháp phân tích:
+ Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp
thống kê mô tả để xây dựng các ma trận yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố
bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ


4

hội – đe dọa (SWOT) và ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng
(QSPM)
+ Tác giả đã sử dụng thang đo 5 bậc của Liker (PGS.TS. Phước Minh Hiệp

và Nguyễn Hoàng Anh (2017), “Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Cổ phần
phân bón Việt Mỹ đến năm 2025”, Kinh tế và Dự báo, số 12, 55-58) để xác định kết
quả khảo sát.
6. Nghiên cứu tổng quan
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu về xây dựng chiến lược như:
+ Đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “Xây dựng chiến lược của
công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020, (2011) của tác giả Lưu
Vĩnh Hào, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
+ Đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “Xây dựng chiến lược kinh
doanh đến năm 2020 của Công ty TNHH Natsteel Vina”, (2015) của tác giả Ngô
Đình Khôi, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
+ Đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “Xây dựng chiến lược Công
ty TNHH Novaglory giai đoạn 2016 – 2020, (2016) của tác giả Trần Văn Thưởng,
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Những nghiên cứu, đề tài trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề và nội dung cơ
bản về xây dựng chiến lược nhằm tìm ra những giải pháp để hoàn thiện và triển khai
chiến lược. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ phân tích khía cạnh hoàn thiện còn việc
đưa chiến lược vào thực tiễn hoạt động đối với các các đơn vị sau đó thì dường như
có thông tin về việc triển khai và thực hiện các chiến lược như thế nào.
Do đó, đề tài này sẽ trình bày phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược
phát triển của doanh nghiệp và vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Công ty TNHH
Mỹ Lệ nhằm xây dựng các chiến lược và những giải pháp chiến lược áp dụng cho
quá trình dài hạn của Công ty TNHH Mỹ Lệ từ nay đến năm 2025
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn bao gồm 3 chương sau:


5


Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của Công ty TNHH
Mỹ Lệ.
Chương 3: Lựa chọn chiến lược và đề xuất giải pháp.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu
để doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của
mình. Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định chiến
lược phát triển chiến lược cho mình một cách nghiêm túc, khoa học. Do vậy đề tài
này sẽ trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển
doanh nghiệp và vận dụng điều kiện cụ thể của Công ty TNHH Mỹ Lệ, từ đó góp
phần đem lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp ở
Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm xây dựng chiến lược và những giải pháp chiến
lược áp dụng cho qúa trình dài hạn của Công ty TNHH Mỹ Lệ từ nay đến 2025. Do
vậy việc xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH Mỹ Lệ hết sức có ý nghĩa và
mang tính cấp bách.


6

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niện về chiến lược của doanh nghiệp
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát xác định mục tiêu dài
hạn cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính
sách điều hành, thu thập, sử dụng bố trí nguồn lực để đạt được các mục tiêu cụ thể
làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và dành được lợi thế bền vững đối với
các đối thủ cạnh tranh khác.

Chiến lược này là phương tiện để đạt được các mục tiêu dài hạn. [1]
1.1.2. Vai trò của chiến lược đối với doanh nghiệp
Thực hiện quá trình xây dựng chiến lược giúp cho tổ chức thấy rõ mục đích
hướng đi, kết quả mong muốn của mình. Từ đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm,
tính năng động tạo thành tích. Giúp các nhà quản trị có khả năng nắm bắt, khai thác
tận dụng tốt hơn các cơ hội tìm các giải pháp để ngăn chặn các nguy cơ của môi
trường luôn biến đổi.
Tạo điều kiện cho các nhà quản trị có những quyết định chủ động trong sản
xuất kinh doanh đối phó với những thay đổi trong môi trường và làm chủ được diễn
biến tình hình.
Chủ động sử dụng tốt hơn các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được hiệu
quả cao hơn nhờ tăng khả năng, tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng
xuất hiện, tập trung vào những nguồn lực, vào những mục tiêu chính làm tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.
Tuy nhiên xây dựng chiến lược còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Để thiết lập quá trình xây dựng chiến lược cần nhiều thời gian và nỗ lực.
- Chiến lược có nguy cơ trở nên xơ cứng bởi chiến lược được soạn thành
văn bản trong khi mục tiêu và môi trường thay đổi theo thời gian.
- Có sai xót lớn trong dự báo và phải có điều chỉnh.
[1] Fred David (2006), Bản dịch Quản Trị Chiến Lược, Nhà xuất bản thống kê, trang 20.


7

1.1.3. Các loại chiến lược phát triển doanh nghiệp
1.1.3.1. Chiến lược tổng thể (Cấp công ty)
Chiến lược cấp công ty hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm
vi của cả công ty. Ở cấp này, chiến lược phải trả lời được các câu hỏi: Các hoạt
động nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lời cực đại, giúp công ty tồn
tại và phát triển. Vì vậy có vô số

chiến lược cấp công ty. Theo Fred R.David, chiến lược cấp công ty có thể phân làm
14 loại cơ bản:
Kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm
nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa hoạt động
đồng tâm, đa dạng hóa hoạt động kết khối, đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang,
liên doanh, thu hẹp hoạt động, cắt bớt hoạt đông, thanh lý, tổng hợp. [2]
1.1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (gọi tắt là chiến lược kinh doanh) liên
quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể. Chiến lược
kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức
định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác
nhau có thể sử dụng trong bối cảnh của mỗi ngành. Theo Michael Porter có 3 chiến
lược cạnh tranh tổng quát: [3]
(1) Chiến lược chi phí thấp: Chiến lược này nhằm vượt lên đối thủ cạnh
tranh bằng cách tạo ra những sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp nhất, chỉ nhằm đáp
ứng cho những khách hàng trung bình. Bộ phận marketing cố gắng nhận những đơn
đặt hàng với khối lượng lớn, ổn định, khâu nghiên cứu và phát triển tập trung vào
hoàn thiện quá trình sản xuất, bộ phận sản xuất thực hiện cơ giới hóa hiện đại hóa.
Để đảm bảo theo dây chuyền, vấn đề quản lý vật tư nguyên vật liệu là quan trọng
nhất. Thời gian sử dụng cơ cấu tập trung vào ứng dụng tiêu chuẩn ISO, kiểm soát số
lượng và chất lượng chặt chẽ.
- Lợi thế: Nhờ chi phí thấp công ty có thể bán giá thấp hơn đối thủ cạnh
tranh mà vẫn giữ được mức lợi nhuận dự tính.


8

Tạo rào cản không cho các công ty khác xâm nhập thị trường.
Công ty dễ dàng chịu đựng được khi có sức ép tăng giá của các nhà cung
cấp.

- Nhược điểm: Đối thủ có thể bắt chước sản phẩm, có công nghệ mới, sản
xuất giá thành rẻ hơn, bị cạnh tranh mạnh, không đáp ứng được thay đổi của khách
hàng ở tầng cao.
Trong điều kiện toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tồn tại và
phát triển mọi công ty đều quan tâm đến việc tiết kiệm giảm chi phí. Cho nên chiến
lược chi phí thấp đang ngày càng trở nên khó khăn do phải đối đầu với sự cạnh
tranh mạnh mẽ, để đối đầu với vấn đề này nhiều công ty đang dần chuyển sang
chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
(2) Chiến lược khác biệt hóa: Nhằm để sản xuất ra sản phẩm duy nhất, tiêu
biểu độc đáo, đa dạng. Bằng cách: Định giá vượt trội, thu hút khách hàng lớn nhưng
đòi hỏi chi phí lớn.
- Lợi thế: Làm cho khách hàng thỏa mãn nên họ có thể chấp nhận giá cao,
tạo ra sự trung thành với sản phẩm, tạo rào cản xâm nhập cao, thực hiện chiến lược
đi trước một bước.
[2], [3] GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản Trị Chiến Lược, Nhà xuất bản thống
kê, trang 31

- Khó khăn: Khả năng duy trì tính khác biệt hóa, độc đáo của sản phẩm sẽ
khiến doanh nghiệp đầu tư rất nhiều về khâu tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng và
khâu nghiên cứu phát triển. Chi phí bỏ ra lớn, nhưng nguy cơ sản phẩm không được
chấp nhận cũng cao.
Chi phí thấp

Khác biệt hóa

Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược tập trung dựa vào chi


Chiến lược tập trung dựa vào

phí thấp

khác biệt hóa

Rộng
Hẹp

Sơ đồ 1.1: Các chiến lược cạnh tranh

(Nguồn: Michael E.Porter (1985), trang 34, nhà xuất bản trẻ)


×