Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỊA LÍ THỰC HÀNH LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.3 KB, 8 trang )

Các nhà chuyên môn phân tích, nước dưới đất xung quanh khu vực chôn lấp gia cầm nhiễm bệnh bị ô nhiễm
do nguyên nhân chủ yếu là nước thải sinh ra trong quá trình phân hủy gia cầm phát tán ra bên ngoài hố chôn
lấp do lót đáy không kỹ, hoặc không lót đáy.Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải này rất cao, tương
đương với nước rác rò rỉ trong thời gian phân hủy của gà trong hố sẽ kéo dài có thể tới một vài năm. , hầu hết
nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Ngoài ra, nước rò rỉ từ các bãi rác cũng
là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng vì đặc trưng của loại nước thải này có
hàm lượng chất gây ô nhiễm cao, độ màu lớn. Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rỉ từ các bãi
chôn lấp rác thải ngấm xuống đất và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước dưới đất cũng là nguy cơ
gây ô nhiễm kim loại nặng, nitơ và asen... trong nước ngầm. .Nước thải bệnh viện cũng là nguồn gây các
bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng Không chỉ có vậy, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong
nông nghiệp mỗi năm cũng khoảng 0,5-3,5kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng (nồng độ chất N, P cao; yếm khí, nước
màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc nhiễm độc nước.
Hiện nay, môi trường biển đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô
nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Còn chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo
ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ - nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản - cũng bị ô nhiễm. Ða dạng
sinh học động vật đáy và thực vật nổi suy giảm rõ rệt. Các chất an-đrin, en-đrin, đi-e-đrin, đặc biệt là an-đrin
và en-đrin có ở hầu hết các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg. Nước từ những con suối, lạch
sông đổ ra sông lớn rồi đổ ra biển. ta đã có nhiều con sông “chết”, Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông
mang ra biển như dầu thải, nước thải chưa xử lý... Có những loại không phân huỷ được đọng lại ở ven bờ,
chìm xuống đáy biển, những chất phân huỷ thì hoà tan trong toàn khối nước biển.Những công trình trên biển
ngày càng mọc thêm nhiều. Hầu hết các công trình cảng và hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến
môi trường tự nhiên, như mất các nơi sinh cư do lấy đất xây dựng, ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng
ồn...trong khu vực cảng và phụ cận. Các công trình sản xuất, nhà máy đóng tàu biển, các công trình đảm bảo
du lịch, và rất nhiều các hoạt động khác đều tác động xấu đến môi trường tự nhiên của biển.Vận tải biển là
một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ưu thế vượt trội của nó so với các loại hình vận tải
khác, nhưng cũng tác động xấu đến môi trường. Từ việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo
vét luồng lạch, dẫn đến phá hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên
một sự đảo lộn, cùng với việc đổ phế thải dầu, mỡ. Hệ thống đường thuỷ phát triển, phương tiện vận tải ngày
càng nhiều, lượng dầu mỡ gây ô nhiễm tới 50% nguồn gây ô nhiễm.Các hoạt động sản xuất nông nghiệp
cũng sử dụng một lượng rất lớn phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. Lượng phân bón hoá học và thuốc trừ
sâu không được hấp thụ hết cũng đổ ra sông. Các nguồn ô nhiễm trên được sông tải ra biển và gây ô nhiễm


biển. Nạn phá rừng đầu nguồn cũng gây xói lở đất và tăng độ đục ở các cửa sông. Tại một số địa phương,
thậm chí rác thải sinh hoạt cũng không được thu gom và xử lý triệt để, do vậy, một lượng lớn rác thải sinh
hoạt bị đổ ra biển.
Chiến lược sử dụng và bảo vệ môi trường tài nguyên đất Hải Phòng phải gắn với chiến lược phục hồi rừng
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi rừng ngập mặn. Đến năm 2005 phải có chính sách bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên đất, tăng cường hỗ trợ việc khai thác bền vững tài nguyên đất.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, chiến lược, chính sách, quy hoạch và sử dụng bền vững tài
nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất. Áp dụng có hiệu quả công cụ quản lý để giải quyết hài hoà
các vấn đề liên ngành trong sử dụng đất, khai thác tài nguyền khoáng sản với việc bảo vệ môi trường, với các
lĩnh vực phát triển khác.
Phải sử dụng một cách có hiệu quả và hết sức tiết kiệm quĩ đất cho phát triển công nghiệp. Phải quy
hoạch thành các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải tập trung để tiết kiệm quỹ đất và hạn chế ô
nhiễm đất. Khi di dời các cơ sở công nghiệp, cần đánh giá mức độ ô nhiễm đất để có kế hoạch xử lý ô nhiễm
và tái sử dụng hợp lý.
Cần kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật. Khắc phục tình trạng lạm dụng các loại phân vô cơ và hoá chất trong sản xuất nông nghiệp làm bạc màu,
thoái hoá đất, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học các vùng nông thôn của Hải Phòng, đặc
1
biệt các vùng đất có năng suất cao. Nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác theo hướng đảm bảo cân
bằng sinh thái và bền vững, nâng cao chất lượng đất, giảm diện tích đất thoái hoá, bạc màu. Áp dụng các
biện pháp canh tác trên đất dốc một cách khoa học, chống rửa trôi, xói mòn. Cần mở rộng chương trình IPM,
tăng cường dùng phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Chiến lược phát triển nông
nghiệp bền vững bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với chiến lược khai thác hợp lý tài nguyên đất, với
bảo vệ tài nguyên và môi trường đất. Các vùng đất phải cải tạo để sử dụng nhưng có vùng đất phải sử dụng
phù hợp với sinh thái, tránh tốn kém trong đầu tư quá đắt mà hiệu quả mang lại không lớn.
2. Bảo vệ tài nguyên nước.
Tiến hành kiểm kê, phân loại các dạng tài nguyên nước; nước ngọt, nước lợ, nước mặn, dưới đất để
có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm, phù hợp với đặc điểm sinh thái, ngăn ngừa và phòng ô
nhiễm, làm cho tài nguyên nước kiệt đi và mất khả năng tự phục hồi về lượng. Đối với Hải Phòng, cần có
chính sách bảo tồn tài nguyên nước lợ, nước chứa đựng các tài nguyên sinh vật và dạng tài nguyên khác rất

đa dạng và phong phú. Nghiên cứu sử dụng nước biển trong làm sạch công nghiệp.
Tổ chức đánh giá và kiểm soát được chất lượng, trữ lượng nước ngầm; có kế hoạch đầu tư phát triển
tài nguyên nước và ban hành các quy định cụ thể về khai thác nguồn nước ngầm.
Tài nguyên nước khoáng, nước nóng cần tiếp tục được điều tra thăm dò, đánh giá trữ lượng để khai
thác cho nhu cầu chữa bệnh, du lịch giải trí, kể cả nguồn năng lượng địa nhiệt (Tiên Lãng, Cát Bà). Bảo vệ tài
nguyên nước các đầm, hồ ao, đất ngập nước cần nghiên cứu nuôi trồng các loại thuỷ sản như sen, súng, tôm
cá, ba ba...
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về tài nguyên nước theo hướng khai thác bền vững nguồn
nước mặt và nước ngầm. Thực hiện việc quy hoạch và quản lý các lưu vực sông chính như: Sông Cấm, sông
Lạch Tray, sông Văn úc, đặc biệt là các sông cung cấp nguồn nước ngọt như sông Giá, sông Rế, sông Đa
Độ.
Tiến hành thu phí sử dụng tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước đã ban hành.
3. Bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.
- Phục hồi và phát triển vốn rừng (rừng tư nhiên, rừng đặc dụng, rừng phân tán, rừng ngập mặn..) và
nâng diện tích che phủ thực vật.
Nội dung phát triển diện tích rừng gồm trồng mới 2658 ha rừng, trong đó: rừng phòng hộ môi sinh là:
1319 ha, rừng phòng hộ ven biển là 629 ha, rừng phòng hộ ven sông là 710 ha. Huy động các xã tăng cường
trồng mới các loại rừng phân tán tại những nơi đất trống. Đặc biệt, chú trọng việc khôi phục diện tích các khu
vực rừng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ rừng Quốc gia Cát Bà, nâng cao chất lượng rừng nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao, phát huy hiệu quả bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, phát triển đa dạng sinh học.
Nghiêm cấm việc phá huỷ rừng ngập mặn, các hệ sinh thái nhạy cảm cho việc phát triển nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản; phòng ngừa cháy rừng song song với việc phục hồi các hệ sinh thái và các khu rừng
ngập mặn, v.v..
Đối với rừng trồng trên đồi núi thấp, rừng phân tán trên đồng bằng cần nghiên cứu các loại cây có giá
trị kinh tế cao có thể xuất khẩu như long nhãn và vải thiều, kết hợp với nhu cầu tại chỗ. Mở rộng diện và đối
tượng bảo tồn trong vườn quốc gia Cát Bà bao gồm các rạn san hô, các giống loài đặc hữu ven bờ biển,
đảo...
-Tăng tỷ lệ cây xanh trong đô thị và khu công nghiệp, đến năm 2010 đảm bảo tỷ lệ qui định đối với đô
thị cấp 1 cấp Quốc gia.
2

Thực hiện các chương trình xanh hoá khu vực nội thành, các khu vực thị xã, thị trấn và các khu công
nghiệp. Các khu công nghiệp cần bố trí hệ thống công viên nối với nhau tạo ra không gian cây xanh có giá trị
môi trường. Nâng diện tích công viên, khuôn viên cây xanh khu vực nội thành, trồng cây dọc tuyến đường
giao thông quan trọng, v.v..
Nghiên cứu quy hoạch cây xanh và thảm thực vật nội thành theo hướng đô thị hiện đại và đảm bảo
chất lượng môi trường sống cao.
- Bảo vệ và phát triển Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà khi được công nhận. Mở rộng diện và đối tượng
bảo tồn trong vườn quốc gia Cát Bà.
Coi nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên có tầm quan trọng như nhiệm vụ phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường. Bảo tồn thiên nhiên góp phần cân bằng sinh thái, tạo sự ổn định tự nhiên. Bảo
tồn các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái ven biển hạn chế thiên tai, lũ lụt, giữ được sự ổn định mực
nước mặt và nước ngầm. Tiến hành khoanh vùng bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù, có tính đa dạng sinh học
cao, theo quy chế đặc biệt nhằm tăng số lượng vùng và diện tích bảo tồn trên phạm vi toàn thành phố. Quy
hoạch khu bảo tồn phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Vườn Quốc gia Cát Bà đã, đang và sẽ là Khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam và Thế giới. Thành lập
cơ quan quản lý và điều hành và tăng cường kiểm soát mọi hoạt động phát triển đảm bảo giữ đúng tính chất
của các vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, đảm bảo phát triển bền vững đi đối với bảo tồn Khu dự trữ
sinh quyển Cát Bà
- Bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt sinh học biển (quanh khu vực Cát Bà, Bạch Long Vỹ), bao gồm
các rạn san hô, các giống loài đặc hữu ven bờ biển, đảo, đất ngập nước, rừng ngập mặn...
Phân vùng chức năng biển và ven biển, quản lý tổng hợp các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ
sản ven biển Cát Bà-Đồ Sơn, thành lập hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển, phòng ngừa và giảm thiểu
tác hại của thiên tai ven biển. Trước mắt, cần khoanh định, bảo vệ các khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái
cao dọc theo dải bờ biển, áp dụng các phương thức khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng an toàn
sinh thái. Chú trọng đánh giá tác động môi trường đối với mọi hoạt động có khả năng gây suy thái tài nguyên,
suy giảm nguồn lợi hải sản, tổn thất đa dạng sinh học qua việc phá huỷ nơi cư trú, rạn san hô, ô nhiễm chất
thải từ đô thị, khu công nghiệp, các hoạt động giao thông vận tải biển, du lịch. Đặc biệt, Hải Phòng còn chịu
ảnh hường của ô nhiễm xuyên biên giới do dòng hải lưu từ phía Bắc xuống và phía Nam lên.
Kiểm soát, ngăn chặn triệt để việc buôn bán các động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao như
voọc đầu trắng, san hô. Loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt là trong khai thác thuỷ sản; đẩy

mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với biện pháp bảo vệ ngoại vi.
Kiên quyết bằng nhiều biện pháp về luật pháp, hành chính, khuyến khích kinh tế, chấm dứt khai thác
đi đến cạn kiệt nguồn, huỷ diệt môi trường sinh thái, phá huỷ các nơi cư trú của các giống loài thực vật biển.
Mọi dự án khai hoang lấn biển, phát triển trên bờ biển, khai thác tài nguyên biển đều phải đánh giá tác động
môi trường và có biện pháp bảo vệ hữu hiệu môi trường biển.
Đất ngập nước các huyện Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên là một hợp phần đặc biệt
quan trọng của môi trường Thành phố. Bảo vệ các nguồn đất ngập nước là nhằm sử dụng có hiệu quả các
vùng đất ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học trong vùng, đồng thời duy trì các chức năng sinh thái, kinh tế,
xã hội của những vùng đất này.
Quy hoạch lại vùng nuôi trồng hải sản ven bờ biển, bảo vệ phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ các đầm
phá, bãi triều, các rạn san hô, các nguồn tài nguyên biển là những nhiệm vụ phức tạp nặng nề nhưng lại rất
3
bức xúc ở vùng nông thôn ven biển. Một sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng làng bản, tư
nhân có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành bại của chiến lược đối với vùng ven bờ biển và biển.
Kiểm soát chặt chẽ sự xâm lấn sinh học từ cửa khẩu cảng biển do các tàu biển từ nước ngoài đưa
đến.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp,
trong xử lý chất thải.
Theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Trung ương Đảng về định hướng phát
triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị,
nhiệm vụ của khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường phải tập trung vào các nhiệm vụ như: nghiên
cứu cơ bản hiện trạng môi trường và tài nguyên của Thành phố nhằm thống kê và dự báo môi trường, xây
dựng hệ thống quan trắc về diễn biến chất lượng môi trường không khí, nước, đất, dự báo những khả năng
xảy ra tai biến môi trường; nghiên cứu điều kiện môi trường và tự nhiên vùng Hải Phòng làm luận cứ hoạch
định chính sách phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; nghiên cứu các giải pháp chiến lược, chính
sách về BVMT; qui hoạch môi trường; nghiên cứu luận cứ tổ chức dân cư và giao thông đô thị; nghiên cứu
quản lý tổng hợp môi trường dải ven biển; nghiên cứu các giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn, giải pháp
bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù Cát Bà, chống xâm nhập mặn các sông; nghiên cứu áp dụng và chuyển giao
công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn.
Nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp môi trường, ứng dụng công nghệ sạch, thân thiện môi

trường. Sử dụng các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
phòng chống giảm nhẹ tác hại thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ
sinh học trong nông nghiệp và xử lý chất thải, công nghệ tiên tiến GIS trong quan trắc và điều tra tài nguyên,
môi trường, dự báo khí tượng thuỷ văn, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng chiến lược phát
triển và bố trí hợp lý không gian lãnh thổ và dân cư, bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái.
Phương hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường
trước mắt cũng như lâu dài và đưa công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường đi vào nề nếp, có kỷ
cương, đúng nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Tập trung thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung,
Luật Bảo vệ tài nguyên nước; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh và ban hành các chính sách để chỉ đạo tổ chức thực
hiện về tài nguyên và môi trường một cách đồng bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động ngăn ngừa
những vi phạm chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân; làm tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật tài nguyên và môi trường
cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp xã hội.
2. Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường đủ mạnh và
trong sạch, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã, phường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về
tài nguyên và môi trường.
3. Lĩnh vực đất đai
a. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh thời kỳ 2001-2010 và xây dựng quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ
2010-2020 trình Chính phủ phê duyệt; tập trung hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 4 huyện,
thành phố và cho các xã còn lại thời kỳ 2005-2015. Song song với việc lập quy hoạch, kế hoạch phải xem xét gắn với
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Tập trung triển khai thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của tỉnh và xây dựng kế hoạch sử dụng
4
đất của tỉnh giai đoạn 2011-2015 trình Chính phủ phê duyệt.
b. Công tác đăng ký đất đai:
- Tập trung đẩy mạnh hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng của Chính phủ cho các hộ gia đình và cá
nhân và đất của các tổ chức; tổ chức tốt Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất gắn với cải cách thủ tục hành chính

trong quản lý đất đai; chỉ đạo và làm tốt việc quản lý biến động đất đai.
4. Lĩnh vực đo đạc lập bản đồ địa chính
Tập trung đo đạc lập bản đồ địa chính các xã còn lại của các huyện: huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, huyện Tuyên
Hóa và huyện Minh Hóa; triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hoá. Đo chỉnh lý biến
động đất đai các xã đã thực hiện việc dồn điển, đổi thửa; trích đo bản đồ địa chính phục vụ giá đất các dự án, các
công trình xây dựng cơ bản của tỉnh, ưu tiên cho các dự án lớn, dự án đầu tư nước ngoài; tập trung biên tập bản đồ
dạng số phục vụ cho ngành và mọi nhu cầu của tỉnh.
5. Lĩnh vực môi trường
- Phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020; triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 01/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
môi trường bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thu phí, bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Để thực hiện được công tác này, trước mắt đòi hỏi phải tập trung cho việc phân tích mẫu ban đầu phục vụ thẩm định
kê khai thu phí nước thải.
- Chỉ đạo thực hiện dứt điểm kế hoạch xử lý triệt để 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tập trung giám sát xử lý ô nhiễm đối với các cơ sở đã được phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường (nhất là chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp...)
- Làm tốt công tác truyền thông môi trường, hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và chiến dịch làm cho thế giới sạch
hơn.
6. Đối với công tác khí tượng, thủy văn
Tập trung thu thập đầy đủ số liệu về khí tượng, thuỷ văn; nâng cao công tác dự báo, phục vụ phòng chống lụt bão.
7. Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Bình 2010.
- Tiếp tục khoanh vùng khai thác tận thu khoáng sản các khu vực còn lại.
- Quy hoạch điều tra khai thác tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình.
- Chú trọng, tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; tập trung điều tra cơ bản và đánh
giá hiện trạng khai thác sử dụng, xã nước thải vào nguồn nước.
8. Công tác khác - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài
nguyên và môi trường, tập trung cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, hệ thống thông tin địa lý
và thông tin đất đai.

- Hoàn thành dự ấn đầu tư thiết bị, công nghệ Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình do Bộ
đầu tư với số vốn đã được duyệt cho năm 2005-2006.
- Xây dựng và thực hiện dự án ’’Quản lý tổng hợp vùng ven biển nhằm cải thiện nhân sinh cho các địa phương ven bờ
và xoá đói giảm nghèo’’ tỉnh Quảng Bình theo chương trình hợp tác phát triển của Hà Lan - Thuỷ Điển với Việt Nam.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không
khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo
ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con
người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con người
khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×