Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NHIỆM LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.61 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG
TRƯỜNG TIỂU LÊ VĂN TÁM
- - - - - - - o0o - - - - - - -
SÁNG KIẾN
Năm học 2010-1011
KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở LỚP 5
HỌ VÀ TÊN: HOÀNG THỊ AN
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ : LÊ VĂN TÁM
NGHĨA TRUNG NGÀY……..THÁNG …NĂM
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Chúng ta luôn phải dào tạo được
những lớp người kế tục xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Do đó con
người phải có cơ sở kiến thức là toán học. Toán học là chìa khóa mở đường cho
con người đi vào tất cả các lĩnh vực khoa học khác. Giáo dục tiểu học ở nước ta
đang thực hiện đồng bộ những đổi mới toàn diện, góp phần phổ cập giáo dục có
chất lượng. Trong những đổi mới về giáo dục và đào tạo thì đổi mới về “
Phương pháp dạy học” có vị trí đặc biệt quan trọng, vì hoạt động dạy học là hoạt
động chủ yếu ở trường học, để góp phần đào tạo những con người “ lao động tự
chủ và sáng tạo” có khả năng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Để đảm bảo về chất lượng dạy và học hiện nay, phải cụ thể hóa việc dạy
học để phát hiện những nằng lực tiềm ẩn oqử mỗi học sinh và phát triển cho học
sinh những tri thức và kỹ năng cơ bản thiết thực với đời sống cộng đồng,
phương pháp suy nghĩ về học tập, lòng tự tin, sự năng động và linh hoạt, cách
ứng xử đúng mức, hợp đạo lý. Tăng cường sức lực và ý chí mơ ước, đem sức
mình góp phần làm cho cuộc sống bản thân, gia đình, đất nước trở nên giàu có,
lành mạnh và hạnh phúc. Đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho họch
tập tiến lên, học tập thường xuyên của con người trong thời đại khoa học công


nghệ, vừa đáp ứng cho ứng dụng thiệt thực trong cuộc sống cộng đồng.
Là giáo viên dạy lớp 5, đa số học sinh ở miền núi, địa bàn đi lại khó khăn,
đối tượng học sinh không đồng đều. Chính vì vậy nên từ đầu năm học tôi đã chú
trọng đến việc đổi mới phương pháp học môn Toán 5 sao cho phù hợp với đối
tượng học sinh của mình. Để học sinh tiép thu tri thức có hệ thống, đó là việc rất
quan trọng và cần thiết của người giáo viên hiện nay nhằm phát triển trí tuệ, óc
thông minh, sáng tạo. Sau này để các em trở thành những người có ích cho xã
hội.
Chính vì vậy mà tôi chọn vấn đề về bộ môn Toán “ Đổi mới phương pháp
dạy học Toán 5” để nghiên cứu.
2
Phần thứ hai
NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Cơ sở khoa học:
Nói đến hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp
dạy và phương pháp học, hai hoạt động đó diễn ra song song. Nếu chỉ chủ ý tới
với truyền thụ tri thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình
thành kỹ năng kỹ sảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không thể mang lại
kết quả cao “Chữ thầy lại trả cho thầy”. Khi học sinh không tiếp thu được tri
thức khoa học, ắt sẽ không hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo. Từ đó
không thể có hành động đúng đắn, đáp ứng yêu thực tế khi xảy ra những tình
huống mà không biết xử lý. Cho dù người giáo viên có những phương pháp
giảng dạy đến đâu đi chăng nữa, mà người học sinh lại không có phương pháp
học tập khoa học thì không giải quyết được nhiệm vụ dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Môn Toán là môn học tự nhiên rất trìu tượng, lôgic và hoàn toàn gắn với
thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Vì thế, nếu học sinh không có phương pháp học
đúng thì sẽ không nắm được những kiến thức cơ bản về toán học và việc học các
môn học khác cũng như việc nhận thức thế giới xung quanh rất khó khăn.

Môn Toán là bộ môn quan trọng trong tất cả các môn học khác. Nó là chìa
khoá để học các môn học khác, đồng thời môn Toán còn có khả năng như phát
triển tư duy lôgic, những thao tác trí tuệ cần thiết giúp con người trong hoạt
động thực tiễn đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong giờ Toán, bên cạnh việc tìm và sáng tạo phương pháp giảng dạy
phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, chúng ta cần phải giúp các
em có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học, làm cho các em chủ động hơn
trong việc lĩnh hội tri thức toán học. Học sinh có phương pháp học toán phù
hợp với từng dạng bài thì kết quả học Toán cũng sẽ cao, hiểu bài sâu. Điều đó
kích thích tinh thần học tập ngày càng hăng say.
3
II. THỰC TRẠNG:
Đầu năm học 2005 - 2006, tôi được phân công giảng dạy lớp 5B, tôi nhận
thấy tình hình học tập của học sinh trong lớp một số em được sự quan tâm của
gia đình và với ý thức học tập tốt do vậy đạt được kết quả cao, nhất là môn
Toán. Còn những em có kết quả học tập chưa cao là do chưa có ý thức được việc
học, gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nhưng
điều đặc biệt quan trọng hơn cả là các em chưa có một phương pháp học phù
hợp với từng dàng toán. Hay cùng một đề bài có nhiều có nhiều cách giải khác
nhau. Các em chưa tự tìm ra cho mình một phương pháp giải ngắn gòn và nhanh
nhất. Tất cả những điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số biện
pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TOÁN 5
- Căn cứ vào trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.
- Căn cứ vào sự chuẩn bị ở nhà, khả năng áp dụng kiến thức đã học vào
việc giải Toán.
- Các kiến thức học sinh cần học:
+ Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức toán học, các em đã học ở lớp dưới.
+ Nắm được các kiến thức sau:
* Số học:

- Nắm được khái niệm Phân số và Số thập phân, biết đọc và viết các số
đó, biết cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số, biết so sánh các phân số
và số thập phân.
- Biết thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia, các phân số, số thập phân
và tính được giá trị của biểu thức số. Biết đổi đơn vị các số đo thời gian, biết
thực hiện cộng trừ, nhân chia số đo thời gian trong những trường hợp đơn giản.
* Hình học:
- Học sinh biết vẽ các hình đã học. Nắm tên gọi các tên hình đã học, nắm
được đặc điểm của các hình đó. Từ đó rút ra quay tắc và công thức tính chu vi
và diện tích các hình đã học.
4
* Đại số:
- Học sinh biết giải một số phương trình và bất phương trình đơn giản và
số thập phân.
* Các đại lượng: Nắm tên gọi, ký hiệu và cách sử dụng giữa các đơn vị
đại lượng. Nắm đựoc mối quan hệ giữa chúng.
* Giải toán có lời văn: Biết tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ hoặc sơ đồ,
biết cách giải và trình bày theo các bài toán đơn và toán hợp với phân số, số thập
phân. Biết giải các bài toán đơn giản về chuyển động đều.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN.
Trước hết giáo viên nắm đựợc trình độ của ba đối tượng học sinh trong
lớp. Khi giảng dạy, giáo viên coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình
dạy học. Trong đó giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn mọi hoạt động của
học sinh. Giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt thông tin mà là người tổ
chức và định hướng hoạt động của học sinh, huy động vốn hiểu biết về kinh
nghiệm của bản thân để các em tự chiếm lĩnh tri thức mới. Trong giờ dạy, giáo
viên nói ít, làm mẫu ít nhưng thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh hoặc
nhóm học sinh. Từ đó giáo viên nắm được khả năng học của từng học sinh, phát
triển năng lực và sở trường của cá nhân. Mọi học sinh đều phải hoạt động, độc
lập suy nghĩ và làm việc theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh có nhiều cơ hội

để bộc lộ khả năng của cá nhân. Dạy học như vậy tạo cho học sinh thói quen
làm việc tự giác, chủ động, biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của
các bạn. Tạo cho học sinh niềm tin, niềm vui trong học tập. Từ đó các em có
hứng thú trong học tập, tự tin vào khả năng của bản thân và dần hình thành
phương pháp tự học, tự nghiên cứu độc lập và sáng tạo, tự phát hiện ra các tình
huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Việc lập kế hoạch và chọn kế
hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.
Giáo viên kết hợp với gia đình các em để tổ chức việc học ở nhà được tốt.
Tùy từng nội dung bài học mà giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp,
song phần lớn trong tiết họcdành cho học sinh thực hành làm bài tập trong sách
5

×