Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ VĂN TÚ

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BẮC NINH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ VĂN TÚ

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BẮC NINH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định.
Tác giả

Lê Văn Tú


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học kinh tế - Đại học
quốc gia Hà nội. Có được luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới quý thầy cô trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội,
phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là TS. Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng
dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ............ ...... 4
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................ 4
1.1.1 Nhóm công trình khoa học lý luận chung về công nghiệp hỗ trợ và vai trò của
công nghiệp hỗ trợ....................................................................................................... 4
1.1.2 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ công nghiệp
điện tử...... .................................................................................................................... 5
1.2 Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử 8
1.2.1 Công nghiệp hỗ trợ ............................................................................................. 8
1.2.2 Công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử .................... 13
1.3 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ
công nghiệp điện tử ................................................................................................... 20
1.3.1 Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ......................................................................... 20
1.3.2 Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử ............................. 22
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành CNHT CNĐT ........................... 25
Chƣơng 2: KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ .... 35
2.1 Khung nghiên cứu ............................................................................................... 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 37
2.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp .................................................................... 37
2.2.2 Phương pháp thống kê...................................................................................... 38
2.2.3 Phân tích SWOT .............................................................................................. 38
2.2.4 Nguồn và phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 39
Chƣơng3: SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ THUỘC
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH BẮC ....................................... 40
3.1 Khái quát các lợi thế cho phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại

Bắc Ninh.. .................................................................................................................. 40


3.1.2 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................................ 41
3.1.3 Nhóm yếu tố hạ tầng cơ sở ............................................................................... 46
3.2 Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ........................................................... 49
3.2.1 Chính sách chung của cả nước ......................................................................... 49
3.2.2 Cơ chế phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử của tỉnh
Bắc Ninh......... .......................................................................................................... 51
3.3 Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh Bắc Ninh .... 56
3.3.1 Tình hình phát triển .......................................................................................... 56
3.3.2 Phân tích SWOT cho ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tỉnh
Bắc Ninh......... .......................................................................................................... 59
3.4 Thành tựu, các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .............................. 60
3.4.1 Thành tựu ......................................................................................................... 60
3.4.2 Các tồn tại ........................................................................................................ 64
3.4.3 Những nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 66
Chƣơng 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH .................. 68
4.1 Hội nhập kinh tế quốc tế, những vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp hỗ trợ
công nghiệp điện tử ................................................................................................... 68
4.2 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử của tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2030 ................................................................................................... 71
4.3 Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................ 75
4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) cho công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử75
4.3.2 Liên kết, hợp tác với doanh nghiệp FDI .......................................................... 76
4.3.3 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 77
4.3.4 Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp CNHT CNĐT ................................. 79
4.3.5 Phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử ..................................................... 80

4.3.6 Phát huy vai trò của chính quyền địa phương .................................................. 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

2

CNĐT

Công nghiệp điện tử

3

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

4


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

1

ATM

Máy rút tiền tự động

9


POS

Máy chấp nhận thanh toán thẻ

10

USD

Đô – la Mỹ

11

PPP

Hợp tác công tư

12

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

13

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

14


ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

15

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

16

APEC

Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội Dung

Trang

1


Bảng 3.1

Một số chỉ tiêu so sánh giữa năm 1997 với năm 2016

42

2

Bảng 3.2

Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

43

2005-2012
3

Bảng 3.3

Các khu công nghiệp Bắc Ninh tính đến hết năm 2012

44

4

Bảng 3.4

Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp


54

điện tử tỉnh Bắc Ninh
5

Bảng 3.5

So sánh chính sách phát triển công nghiệp điện tử

56

giữa tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bình Dương
6

Bảng 3.6

Mô hình SWOT về công nghiệp hỗ trợ công nghiệp

59

điện tử tỉnh Bắc Ninh
7

Bảng 4.1

Mục tiêu tăng trưởng và cơ cấu các nhóm ngành chủ
yếu

ii


72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Hình

Nội Dung

Trang

1

Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp

22

2

Hình 1.2 Các bậc công nghiệp hỗ trợ

23

3

Hình 2.1 Quy trình các bước nghiên cứu

35


4

Hình 2.2

5

Hình 3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2012-2015

6

Hình 3.2

7

Hình 3.3 Cơ cấu ngành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2016

8

Hình 3.4 Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2006

Tính gắn kết của các yếu tố với ngành công nghiệp hỗ trợ công
nghiệp điện tử
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và các mặt hàng điện tử của
Samsung

iii

36
45
58

60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Từ năm 2010-2016 tỉnh Bắc Ninh luôn đạt được những con số ấn tượng về
tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng cao, bình quân 15,7%/năm, trong đó công nghiệp
xây dựng tăng 22,2%, dịch vụ tăng 8,5%,nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng
1,3%. Năm 2015 quy mô GRDP là 122,5 tỷ đồng, xếp thứ 6 cả nước, GDP bình
quân đầu người đạt 5.192 USD. Cơ cấu theo ngành thì công nghiệp – xây dựng
chiếm 76%, dịch vụ 19%, nông lâm và thủy sản chiếm 5%, cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tính đến quý I năm 2017 Bắc Ninh đã dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI,
theo số liệu do Cục đầu tư nước ngoài thuộc bộ kế hoạch và đầu tư công bố thì quý
I tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 2,61 tỷ USD, cao hơn địa phương đứng thứ 2 cả
nước là Bình Dương khoảng 1,22 tỷ USD. Lĩnh vực mà tỉnh Bắc Ninh thu hút các
nhà đầu tư FDI chủ yếu là lĩnh vực điện tử, công nghệ cao.
Những doanh nghiệp điện tử điển hình đã đầu tư vào tỉnh trong những năm
qua phải kể đến tập đoàn Sam Sung với vốn đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp
Yên Phong đạt 9,13 tỷ USD, kéo theo hơn 100 doanh nghiệp hỗ trợ, công ty Canon
Bắc Ninh có khoảng 30 doanh nghiệp chuyên cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu,
nhà máy Microsoft mobile tại khu công nghiệp VSIP có 49 dây chuyền sản xuất
cũng kéo theo hàng chục doanh nghiệp vệ tinh…
Cơ hội để các doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tại tỉnh Bắc Ninh là vô
cùng to lớn nhưng tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp nội là rất thấp, các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn lớn này đa
phần là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, điển hình là Canon chỉ
có 10 doanh nghiệp trong nước, Sam Sung có 20 doanh nghiệp Việt Nam là đủ tiêu
chuẩn cung cấp các sản phẩm hỗ trợ, nhưng sản phẩm mà các doanh nghiệp này

cung cấp hầu như chỉ là các chi tiết cơ bản, hàm lượng công nghệ chưa cao như bao
bì, đóng gói, lắp ráp các cấu kiện đơn giản…
1


Trong khi đó, Đảng và nhà nước cũng như tỉnh Bắc Ninh luôn đặt ra mục tiêu
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, nhất là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao phải tăng hơn nữa, tham gia
sâu hơn vào chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị gia tăng cũng như hàm lượng
trong các sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp.Từ đó giảm thâm hụt trong
thương mại mậu dịch, cũng như mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài là tăng
cao hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa nhằm giảm giá thành sản phẩm, tránh bị động trong
quá trình sản xuất.
Tính đến hết năm 2016, tỉnh Bắc Ninh có khoảng 430 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng chỉ có 162 doanh nghiệp CNHT CNĐT,
trong khi đó mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh sẽ trở thành
một ngành công nghiệp phát triển mũi nhọn, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp
phần lớn linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp điện tử trên địa bàn và đến
2030 ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi
cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
Một thực tế dễ dàng nhận ra rằng, hiện nay tỉnh Bắc Ninh đang rất thành công
trong việc thu hút được nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt
là ngành điện tử, nhưng lại thiếu đi một chính sách, đường lối phù hợp, để thúc đẩy
phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử nhằm tăng trưởng xứng
tầm với nguồn vốn đã thu hút được. Để làm được điều này, vẫn còn là một chặng
đường rất dài và những tồn tại yếu kém cần được giải quyết.Tuy nhiên, trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự phân công lao động toàn cầu, Việt Nam nói
chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cần phải phát triển hơn nữa ngành công nghiệp hỗ
trợ công nghiệp điện tử như một xu thế tất yếu để tham gia vào mạng lưới sản xuất
thế giới, từ thực tế khách quan này, tác giả chọn chủ đề “Phát triển ngành công

nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cuối cùng của luận văn là đưa ra các luận cứ về lý thuyết và thực tiễn
phát triển từ đó gợi mở ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển cho ngành CNHT
CNĐT ở Bắc Ninh.Để thực hiện được mục tiêu đề ra, luận văn sẽ làm rõ ba vấn đề lớn:
2


-

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành CNHT CNĐT.

-

Nhìn nhận lại sự phát triển của ngành CNHT CNĐT của tỉnh Bắc Ninh.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành CNHT CNĐT cho tỉnh Bắc Ninh.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Ngành CNHT CNĐT tỉnh Bắc Ninh

-

Thời gian: Phân tích hiện trạng ngành CNHT CNĐT trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2017


-

Không gian: có đề tập đến tỉnh Bình Dương trên cơ sở so sánh về chính sách
phát triển.

4. Những đóng góp mới của luận văn
-

Hệ thống lại cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ điện tử.

-

Tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
điện tử tại Bắc Ninh. Chỉ ra thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại.

-

Đề xuất giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện
tử tại Bắc Ninh phù hợp với mục tiêu và định hướng của tỉnh đã đặt ra.

5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và tình hình phát triển công nghiệp
hỗ trợ công nghiệp điện tử.
Chương 2:Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử tại tỉnh
Bắc Ninh trong những năm qua
Chương 4: Một số đề xuất nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công
nghiệp điện tử tỉnh Bắc Ninh


3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Nhóm công trình khoa học lý luận chung về công nghiệp hỗ trợ và vai trò
của công nghiệp hỗ trợ
Vào năm 1990, giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Havard đã cho
xuất bản những kết quả của một nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại
sao một số nước lại thành công còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc
tế. Ông đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành
nên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó, và những thuộc tính này
thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó, trong 4 thuộc
tính đó ông có đề cập đến một thuộc tính quan trọng đó là: Các ngành hỗ trợ và liên
quan, ông chỉ ra rằng đây là sự hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành hỗ trợ và
liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Trong những năm 1960-1980, ở Nhật Bản xuất hiện một “hệ thống nhà cung
cấp kiểu Nhật”, thể hiện mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành công
nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và nó cũng gắn
liền với khái niệm các nhà thầu phụ. Mối quan hệ này được nhắc đến như một
“KEIRETSU” (chuỗi thương mại).Và vào giữa những năm 1980, khái niệm công
nghiệp hỗ trợ (CNHT) chính thức được đưa ra.
Thông qua báo cáo điều tra phát triển công nghiệp về ngành công nghiệp hỗ
trợ có tên “Investigation report for industrial development: Supporitng industry
secto”, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), (1995), đã chỉ ra vai trò và thực
trạng ngành CNHT, mối liên hệ và tính liên kết trong sản xuất các sản phẩm cũng
như các yếu tố thúc đẩy CNHT Nhật Bản phát triển.
Tổ chức năng suất Châu Á (Asian productivity Organisation), (2002), với

nghiên cứu “Strengthening of supporting industries: Asian Experiences” (Đẩy mạnh
CNHT: các kinh nghiệm của Châu Á). Là một tài liệu đúc kết kinh nghiệm phát
4


triển CNHT, tập trung phân tích chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, từ đó chỉ ra vai trò quan trọng của các chính sách bằng
việc tập trung vào phân tích vai trò thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT.
Jetro vào năm 2004 đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về vấn đề “xây dựng và tăng
cường ngành CNHT ở Việt Nam”, báo cáo khẳng định rằng CNHT ở Việt Nam đã
hình thành nhưng nhận thức của chính phủ và khối doanh nghiệp là chưa cao trong
khi đó khối doanh nghiệp FDI đang là thành phần nắm bắt thời cơ và đi trước.
Vai trò của hệ thống thầu phụ cũng được khẳng định mạnh mẽ ở Thái Lan,
Indonesia, Malaysia khi những đất nước này đã sử dụng hệ thống thầu phụ như
những vệ tinh của các doanh nghiệp lắp ráp Nhật Bản. Báo cáo của (JBIC), (2004)
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản có tên “Survey report on overseas business
operations by Japanese manuafacturing companies” (Báo cáo khảo sát các bộ phận
ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản).
Trên tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 12, năm 2005, PGS, TS.Phan Đăng
Tuất có bài viết “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản – Con
đường nào cho Việt Nam”. Bài viết khẳng định vai trò của ngành CNHT đối với sự
phát triển của nền kinh tế, luận giải những yếu tố và con đường phát triển CNHT
của Việt Nam đó là cần mở rộng hợp tác cũng như xúc tiến mạnh mẽ quá trình quan
hệ với Nhật Bản thông qua việc trở thành vệ tinh hay các nhà cung cấp các sản
phẩm đầu vào phục vụ cho ngành lắp ráp của Nhật Bản, qua đó thúc đẩy CNHT của
Việt Nam ngày càng phát triển.
1.1.2 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ công nghiệp
điện tử
Một nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn nhân
lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của chính phủ đối với các tập đoàn điện tử gia

dụng của Nhật bản với các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất linh kiện cho ngành
điện tử của tác giả Goh Ban Lee, (1998), “Linkage between the multinational
corporations and local supporting industries” (Liên kết giữa các tập đoàn đa quốc
gia và các ngành CNHT nội địa). Rằng vai trò của chính phủ để phát triển CNHT
nội địa là không thể thiếu.
5


Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra vai trò quan trọng của chính phủ trong việc
hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát huy hơn nữa sự sáng tạo của mình nhằm
cung ứng hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển, đó là nghiên cứu của Halim Mohd
Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield (2002), “Multinational corporation and
technological effort by local firm: acase study of the Malaysia electronics and
electrical industry” ( tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ của doanh
nghiệp địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử
Malaysia).
Hisami Mitarai năm 2005 với đề tài “Các vấn đề trong ngành công nghiệp
điện và điện tử của các nước ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam”. Bài nghiên
cứu này xem xét, phân tích chi tiết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của
ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN, cụ thể là Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Philipines. Đối với mỗi quốc gia lại đi sâu tiến hành phân
tích chính sách công nghiệp, đặc biệt là chính sách CNHT CNĐT, quá trình phát
triển ngành CNĐT và các ưu tiên từ chính phủ dưới góc nhìn của các doanh nghiệp
Nhật Bản. Từ đó cung cấp các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình
phát triển ngành công nghiệp điện và điện tử.
Trương Thị Chí Bình năm 2010 với đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong
ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”. Tác giả đã có nhiều phát hiện mới, phạm vi
CNHT của một ngành công nghiệp chế tạo, như ngành điện tử gia dụng, bao gồm
quá trình sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính: Linh kiện điện và điện tử, linh kiện kim
loại, linh kiện nhựa và cao su. Lý do yếu kém và triển vọng của CNHT Việt Nam

do một số vấn đề như: Việt Nam hoàn toàn không thu hút đầu tư từ các nhà cung
ứng nước ngoài – hầu hết là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vào sản xuất
CNHT, mà chỉ tập trung thu hút đầu tư từ tập đoàn lớn, vì thế không tạo ra các lớp
cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia... từ đó đi đến một số kết luận như: Cần tập
trung thu hút FDI vào sản xuất CNHT ngành điện tử gia dụng Việt Nam, doanh
nghiệp Việt Nam nên hướng đến cung ứng đa ngành cho các nhà sản xuất phụ trợ
trong mạng lưới sản xuất, thay vì cung ứng cho tập đoàn đa quốc gia như hiện nay...
6


Nghiên cứu Hồ Lê Nghĩa năm 2011 với đề tài “Chất lượng tăng trưởng ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Nghiên
cứu chỉ ra rằng, chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam rất
thấp thể hiện qua bốn nhân tố kinh tế lõi: tỷ lệ VA/GO1 thấp; hệ số ICOR2 cao, năng
suất lao động thấp và CNHT CNDDT kém phát triển. Chính vì thế cần ưu tiên phát
triển CNHT CNĐT, coi đó là yếu tố căn bản quyết định chất lượng tăng trưởng của
ngành CNĐT thay vì tập trung sản xuất, lắp ráp ra các sản phẩm tiêu dùng cuối
cùng như hiện nay. Và trong hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng tăng
trưởng của ngành CNĐT, nghiên cứu nhấn mạnh cách thức phát triển CNHT ngành
điện tử, trong đó vai trò của Chính phủ có tính quyết định về CNHT và các chương
trình hành động cụ thể.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Anh năm 2012 với đề tài “Phát triển công
nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam hiện nay”. Đánh giá thực trạng
phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại Việt Nam hiện nay, đề xuất
các giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng phát triển công
nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử Việt Nam trong thời gian tới.
Trên tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016, ThS. Lê Thanh Thủy – Học viện
công nghệ bưu chính viễn thông 1 có bài viết “Cơ hội và thách thức của ngành công
nghiện điện tử Việt Nam trong hội nhập”. Bài viết chỉ ra rằng: Việt nam đang là
điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử, song nước ta

cũng đang vấp phải không ít thách thức như công nghiệp điện tử mới dừng ở mức
độ gia công, doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT CNĐT trong nước chưa
đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng hàng điện tử. Sự phụ thuộc vào các nhà cung
cấp nước ngoài về kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của công
nghiệp điện tử Việt Nam.Nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy
trình công nghệ vẫn là rào cản khó vượt qua.Khu vực tư nhân trong nước còn yếu
kém, đầu tư nghiên cứu vào phát triển không đáng kể.
1

VA/GO: Hiệu quả sản xuất công nghiệp của tỉnh, trong đó: VA là sự tăng lên của phần giá trị mới sáng tạo
và GO là giá trị sản xuất của ngành.
2
ICOR: Hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng. Cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng
trong một thời kỳ nhất định phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó.

7


Tất cả các công trình nghiên cứu về CNHT cũng như những công trình đi sâu
về ngành CNHT cho CNĐT, đã khái quát và nêu bật lên khái niệm, đặc điểm, quá
trình hình thành, phát triển, những mắt xích then chốt góp phần đẩy mạnh CNHT
phát triển. Xét riêng về ngành CNHT cho CNĐT, các công trình nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam đã chỉ ra vai trò của các DNNVV hay nói cách khác đó là vai trò
của hệ thống thầu phụ, vai trò của nguồn nhân lực, vai trò các chính sách của chính phủ
là những nhân tố chủ yếu hoàn thiện, kiện toàn đối với ngành CNHT cho CNĐT. Song,
cần đặt ngành CNHT cho CNĐT trong mối liên hệ với tổng thể các ngành khác, hay
các chính sách giải pháp áp dụng cho tổng thể một đất nước chưa thực sự hợp lý cho
từng vùng miền. Do đó, bên cạnh chính sách giải pháp tổng thể, cần có sự điều chỉnh
hợp lý hóa, sát sao, chặt chẽ, cụ thể cho từng địa phương hơn nữa.
1.2Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử

1.2.1 Công nghiệp hỗ trợ
 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
Phân công lao động xã hội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát
triển của loài người, CNHT xuất hiện cũng nằm trong tiến trình đó. Với sự chuyên
môn hóa từ khâu nghiên cứu, phát triển, đến sản xuất linh kiện, phụ kiện, và cuối
cùng là lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, thì sản xuất công nghiệp đã đặt chân lên một
bậc cao hơn, các giai đoạn sản xuất được chia ra rõ ràng, rành mạch hơn. Từ đó,
khái niệm CNHT được ra đời, nhưng ở mỗi quốc gia với các đặc điểm và điều kiện
sản xuất riêng biệt lại có những cách hiểu khác nhau, chính vì thế mà khái niệm này
chưa được đồng nhất và rõ ràng cho đến nay.
Nhật Bản là quốc gia sớm nhất công nhận sự tồn tại của CNHT và đưa ra
những thuật ngữ nhằm giải thích cặn kẽ, theo đó nguyên nghĩa gốc của cụm từ
CNHT trong tiếng Nhật là “Suso-no San-gyuo”, trong đó Suso-no nghĩa là “Chân
núi” còn San-gyuo là “Công nghiệp”. Hiểu theo nghĩa đen thì khi xem xét toàn bộ
quy trình sản xuất là một quả núi, thì các ngành CNHT giống như là chân núi, còn
công nghiệp lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm cuối cùng để đưa đến tay người tiêu dùng
là đỉnh của quả núi.Chân núi càng rộng lớn, vững chắc thì ngành sản xuất cũng phát
triển mạnh mẽ và ổn định.
8


Khái niệm “Công nghiệp hỗ trợ” hay còn các cách gọi khác là “Công nghiệp
phụ trợ”, “Công nghiệp bổ trợ” (xuất phát từ tên gọi trong tiếng Anh là “supporting
industries”), xuất hiện ở Nhật Bản từ thập niên 60. Mặc dù vậy, phải đến giữa thập
niên 80, cùng với trào lưu đầu tư trực tiếp (chủ yếu là các hoạt động lắp ráp) của
Nhật Bản vào các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, thì khái niệm
này mới bắt đầu được biết đến ở các nước Đông Á và được dùng một cách phổ biến
hơn vào những năm đầu của thập kỷ 90.
Năm 1980, khái niệm CNHT chính thức được đưa ra lần đầu tiên trong
chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu Á, ban đầu thuật ngữ này được

dùng để chỉ các DNNVV có đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở
các nước Châu Á trung và dài hạn. Sau đó, định nghĩa chính thức của quốc gia về
công nghiệp hỗ trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
(METI) đưa ra vào năm 1993: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung
cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành
công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử).
Ở Thái Lan, sau sự đổ bộ của các công ty lắp ráp của Nhật bản ở thập niên 80,
thì Cục phát triển CNHT (Bureau of Supporting Industries Development-BSID)
cũng đã đưa ra định nghĩa riêng về CNHT: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công
nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra
cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh
kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng).
Ở Hoa Kỳ, phòng Năng lượng trong ấn phẩm năm 2004 có tên gọi “Các công
nghiệp hỗ trợ: Công nghiệp của tương lai”, đã định nghĩa CNHT là:những ngành sử
dụng nguyênvật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm
trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use
industries). Nhìn vào khái niệm của Phòng Năng lượng Hoa Kỳ chúng ta nhận thấy
sự tổng quát trong khái niệm được đưa ra, tuy nhiên trong phạm vi chức năng của
mình, họ chủ yếu tập trung vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Do đó, CNHT
theoquan điểm của cơ quan này là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than,
luyện kim, hàn, đúc, thiết bị nhiệt…
9


Ở Việt Nam, sau nhiều năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự
hợp tác kinh với Nhật Bản. Năm 2003, trong sáng kiến chung Việt Nam – Nhật
Bản, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” được nhắc đến lần đầu tiên, và đây là một văn
kiện quan trọng đã được thủ tướng Việt Nam là Phan Văn Khải cùng với thủ tướng
Nhật Bản là Koizumi thống nhất quyết định đưa vào thực hiện. Bản sáng kiến chung
bao gồm 44 hạng mục lớn, nhưng trong đó hạng mục được chú trọng đầu tiên đó là

phát triển CNHT ở Việt Nam.
Thuật ngữ CNHT được sử dụng chính thức từ năm 2004, chủ yếu trong các
chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung phát triển CNHT đã
được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam
và kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn đến 2020. Tuy nhiên, trong các văn bản này vẫn chưa xuất hiện một định nghĩa
chính thức về CNHT.
Năm 2006, Diễn đàn phát triển Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa mang tính
khái quát về CNHT: “CNHT là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các
đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng, và công cụ để chế tạo ra phụ tùng,
linh kiện này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”.
Mặc dù vậy, ngay cả trong Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020 được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 31/07/2007,
thì khái niệm CNHT cũng không được xác định rõ. Cho đến nay, Việt Nam vẫn
thiếu một định nghĩa pháp lý về CNHT, khái niệm CNHT vẫn được hiểu khác nhau
giữa các cơ quan chính phủ.Các chính sách, văn bản dường như cẩn trọng trong
cách sử dụng thuật ngữ do những khó khăn trong việc định hình một khái niệm vốn
có nhiều quan điểm và tùy từng mục tiêu mà có các cách lý giải khác nhau.
Tựu chung nhất, CNHT được hiểu là những ngành sản xuất các sản phẩm
công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm công nghiệp nhất
định nào đó. Tùy từng loại sản phẩm cụ thể sẽ sản xuất, những sản phẩm hỗ trợ đó
có thể bao gồm nguyên liệu chính, vật liệu phụ, linh kiện, phụ tùng, các bộ phận,
chi tiết lẻ, nhiên liệu, phụ liệu, bao bì nhãn mác… và cũng có thể bao gồm cả những
10


sản phẩm trung gian, những nguyên liệu được sơ chế. Những sản phẩm hỗ trợ đó
chính là một trong những loại yếu tố “đầu vào” của quá trình sản xuất công nghiệp.
 Các đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ
Sự phát triển của CNHT là tất yếu của quá trình phân công lao động

Tại các nước có nền kinh tế phát triển, khi quy mô sản xuất đạt đến một trình
độ nhất định, sự phân chia các hoạt động sản xuất trong một chuỗi cung ứng là tất
yếu.Sự riêng rẽ tách biệt của quá trình lắp ráp với quá trình sản xuất cá linh kiện
dần hình thành, quá trình chuyên môn hóa xuất hiện.Quá trình này được coi là tất
yếu, gắn liền với sự thay đổi trong phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa
này chính là nguyên nhân cho sự ra đời của các ngành CNHT. Ví dụ điển hình nhất
đó là ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản.
Ở các nước đang phát triển, do xu hướng đầu tư các nguồn vốn trực tiếp của
các nước phát triển, các công ty lắp ráp trực tiếp được hình thành đã kéo theo nhu
cầu phát triển ngành CNHT. Một ví dụ thấy rõ đó là Thái Lan, các xí nghiệp lắp ráp
ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… của Nhật Bản và các nước Âu Mỹ phát triển sớm là
động lực để CNHT của Thái Lan phát triển ồ ạt.
Công nghiệp hỗ trợ là ngành phức tạp và rộng lớn
Thế giới ngày nay đang phát triển vượt bậc về mặt khoa học và kỹ thuật, sự
tiến bộ là không có điểm dừng, các sản phẩm có số lượng, chất lượng, sự đa dạng
và tinh vi ngày càng tăng lên. Chính vì thế, bất kỳ một sản phẩm nào cũng khó có
thể được sản xuất khép kín bởi một công ty, mà cũng không có công ty hay tập đoàn
nào đi làm điều đó.Dần dần, các công ty sẽ tập trung đi sâu vào lĩnh vực mà mình
có lợi thế cạnh tranh nhất, khiến quá trình chuyên môn hóa gia tăng.Điều này dẫn
đến một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ cần sự tham gia của nhiều hơn một doanh nghiệp,
nhiều ngành khác nhau. Vô hình chung, điều này khiến CNHT có phạm vi rất rộng
cả về mặt địa lý và phạm vi liên kết ngành.
Công nghiệp hỗ trợ góp phần tạo nên “chuỗi giá trị”
Chuỗi giá trị được nhắc đến ở đây được hình thành trên cơ sở chuỗi cung ứng
trong quá trình sản xuất. Khi một ngành công nghiệp sản xuất hay lắp ráp một sản
11


phẩm nhất định phát triển, nó cần có một hệ thống các ngành CNHT để cung cấp
các chi tiết sản phẩm dó. Đến lượt nó, các doanh nghiệp được coi là hỗ trợ cho sản

phẩm đó lại cần các doanh nghiệp khác hỗ trợ cho mình. Quá trình sản xuất được
sản phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng tạo thành một chuỗi liên kết liên
hoàn, không chỉ trong nội bộ ngành mà còn kéo theo nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
khác. Chính vì thế, ngoài việc phải phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, cần có
sự phát triển của các ngành CNHT khác nữa.
Công nghiệp hỗ trợ không chỉ là ngành công nghiệp phụ
Mỗi một ngành công nghiệp đều phát triển theo một chuỗi liên kết riêng rẽ,
nhưng đều phân chia thành 2 khu vực khá rõ nét, đó là khu vực thượng nguồn
(upstream) và hạ nguồn (downstream). Trong đó, khu vực thượng nguồn vẫn
thường được gọi là CNHT, làm nền tảng, và là cơ sở để khu vực hạ nguồn phát
triển.Nhưng xét trong mối liên hệ tương hỗ, hai khu vực có mối quan hệ gắn bó mật
thiết với nhau, bổ trợ cho nhau cùng phát triển.Khu vực hạ nguồn được coi là khâu
cuối cùng, cột trụ của ngành công nghiệp, nhưng chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi
khu vực thượng nguồn vững chắc, tạo động lực cho khu vực hạ nguồn phát triển.
Chính vì thế, nếu đặt lên bàn cân xem xét, chúng ta có thể thấy sự quan trọng không
hề kém cạnh nhau của hai khu vực này.
 Thành phần và các loại hình công nghiệp hỗ trợ
Công nghiệp hỗ trợ có thể được chia làm hai thành phần chính:
-

Phần cứng: là các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp.

-

Phần mềm: là các cơ sở sản xuất thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch
vụ công nghiệp và marketing.
Mục tiêu nội địa hóa của các công ty sản xuất nước ngoài nhằm giảm chi phí

sản xuất, giảm thời gian chết trong quá trình vận hành, để hướng tới giảm giá thành
sản phẩm chính là một động lực để ngành CNHT của một đất nước phát triển. Do

đó, hai khía cạnh này thực chất lại là một vấn đề. Tương ứng với ba hình thức nội
địa hóa sẽ có ba hình thức của CNHT:
-

Hỗ trợ ruột: Các tập đoàn công nghiệp lớn tự thành lập và phát triển cho
12


mình chuỗi các nhà cung cấp dưới hình thức công ty chính – phụ hay còn gọi
là các công ty mẹ - con, các công ty con chỉ thực hiện sản xuất linh kiện, phụ
tùng quan trọng, trong đó có các bí quyết công nghệ theo yêu cầu của công ty
mẹ của tập đoàn.
-

Hỗ trợ hợp đồng: loại hình này ít có sự ràng buộc cao, chủ yếu hình thức hỗ
trợ này được thực hiện theo cam kết giữa các nhà cung ứng với các công ty
lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời điểm nhất định đối với các loại
linh phụ kiện kém quan trọng.

-

Hỗ trợ thị trường: Là loại hình hỗ trợ mà các phụ tùng, phụ kiện có tính phổ
biến cao, không chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ, được các nhà sản xuất
bán trên thị trường, không theo bất cứ một cam kết nào đối với các nhà lắp
ráp. Các công ty lắp ráp cũng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm mình cần
trên thị trường có sẵn, mặc dù vậy, đối với cá loại sản phẩm có tính hỗ trợ là
đầu vào cho các ngành trung gian hay ngành sản xuất cuối cùng thì hình thức
này chưa được phát triển và nhìn chung khả năng phát triển là tương đối
thấp.


1.2.2 Công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ công nghiệp điện tử
1.2.2.1 Công nghiệp điện tử
 Khái niệm
Công nghiệp điện tử: Là ngành sản xuất vật liệu, linh kiện, phụ kiện, sản xuất
cấu kiện điện tử, cơ điện tử và các thiết bị.Như vậy, công nghiệp điện tử được xác
định là ngành công nghiệp sản xuất thiệt bị (điện dân dụng, điện tử công nghiệp và
chuyên dụng, công nghệ thông tin, viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện
tử, các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên
dụng, viễn thông).
Sản xuất thiết bị bao gồm: Thiết kế tổng thể, thiết kế công nghệ mỹ thuật,
mạch điện, thiết kế chế tạo mạch in, vỏ, đế máy và lắp ráp hoàn thiện thiết bị. Lắp
ráp là khâu cuối cùng và có vai trò đặc biệt quang trọng trong ngành công nghiệp
điện tử.
13


Lắp ráp có 3 dạng:
-

Lắp ráp từ các cấu kiện gọi là SKD (semi knock down): linh phụ kiện đã
được chuẩn bị đầy đủ chỉ việc tiến hành lắp ráp thành từng cụm chi tiết đã
được căn chỉnh. Các cụm được ráp lại với nhau cùng với vỏ máy sau đó tiến
hành căn chỉnh, kiểm tra thiết bị lần cuối.

-

Lắp ráp từ các chi tiết rời trọn bộ gọi là CKD (complex knock down): linh
phụ kiện được chuẩn bị đầy đủ và đồng bộ, sau đó tiến hành ráp từ các linh
kiện rời thành cụm chi tiết để được bộ linh kiện SKD, sau đó tiếp tục lắp ráp
sang dạng SKD.


-

Lắp ráp từ những linh kiện không đồng bộ gọi là IKF (incomplex knock
down): trong trường hợp này việc bị thiếu sót linh kiện, cấu kiện còn thiếu từ
phía nhà sản xuất sẽ được tự thiết kế lại hoặc có thể thay đổi một phần hoặc
thay đổi toàn bộ thiết kế ban đầu.

 Đặc điểm
-

Công nghệ: Công nghiệp điện tử là ngành có công nghệ phát triển với tốc độ
cực nhanh. Công nghệ điện tử là động lực thúc đẩy và phát huy tác dụng của
nhiều công nghệ khác, kéo theo những biến đổi mang tính chất dây chuyền,
vì vậy được coi là công nghệ cơ sở của xã hội hiện đại. Không có công nghệ
điện tử sẽ không có công nghiệp hóa ở trình độ hiện nay. Công nghiệp điện
tử luôn gắn liền với cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
cao. Ngành công nghiệp này cần lượng vốn rất lớn để đầu tư cho các lĩnh
vực sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai và đổi mới công
nghệ nên hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng trên thế giới đều thuộc về
các công ty, tập đoàn sản xuất mạnh về công nghệ.

-

Sản Phẩm: Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của ngành công nghiệp
điện tử rất cao, cơ cấu sản phẩm luôn luôn thay đổi, giá trị phần mềm và dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao. Chu kỳ sống của sản phẩm công nghiệp điện tử ngày
càng rút ngắn do tốc độ phát triển của công nghệ làm càng sản phẩm bị thay
thế liên tục.
14



-

Thị trường: Chính vì chu kỳ sống của sản phẩm cũng như sự đổi mới liên tục
về công nghệ đã khiến các tập đoàn lớn, các hãng điện tử không ngừng cạnh
tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị phần. Đan xen giữa sự cạnh tranh đó là xu
hướng hợp tác, liên kết, sát nhập xảy ra thường xuyên, tạo nên mạng lưới sản
xuất rộng lớn trên phạm vi toàn cầu.

 Phân loại
Phân chia theo nhóm sản phẩm:
-

Thiết bị điện tử dân dụng: Đó là các thiết bị điện tử được sử dụng trong đời
sống gia đình như radio (R), television (TV), radiocassettle (R/C). Ở một số
nước người ta coi một số loại máy tính cá nhân, máy quay video, cả máy
điện thoại cũng là một thiết bị điện tử vì chúng chiếm một tỷ trọng lớn.

-

Thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng: Là các thiết bị điện tử dùng
cho các ngành công nghiệp, giao thông – vận tải, y tế, hải quan, văn hóa,
giáo dục, an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học…

-

Thiết bị công nghệ thông tin: Bao gồm các loại máy tính, thiết bị mạng, thiết
bị ngoại vi…


-

Thiết bị viễn thông: là tất cả các thiết bị điện tử dùng để phục vụ liên lạc,
trao đổi, truyền tin…

-

Phần mềm: Bao gồm tất cả các loại phần mềm hệ thống, phần mềm nhúng,
phần mềm ứng dụng… Sử dụng trong các loại máy tính, máy móc chuyên
dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử dân dụng…

-

Thiết bị công nghệ công nghiệp điện tử thuộc công nghiệp chế tạo máy công
cụ cho công nghiệp điện tử. Ngoài ra, theo góc độ của các nhà sản xuất còn
có thể phân chia nhỏ hơn:
Vật liệu điện tử: Gồm vật liệu bán dẫn, vật liệu quang tử, vật liệu gốm, vật
liệu kim loại hay hợp kim, vật liệu polyme, vật liệu hữu cơ…
Linh kiện và cấu kiện điện tử: Gồm linh kiện thụ động, linh kiện tích cực, các
loại mạch tích hợp (IC), linh phụ kiện có liên quan đến cơ khí, nhựa và các
ngành công nghiệp khác, đèn hình, các bộ hiển thị, các bảng mạch điện tử…
15


Các thiết bị phần cứng điện tử, tin học viễn thông.
Các phần mềm bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm hỗ trợ thiết kế, phần
mềm hỗ trợ quản lý, các phần mềm tiện ích, các phần mềm giải trí, phần
mềm hỗ trợ giáo dục, đào tạo, y tế…
 Vai trò
Đối với bất kỳ nền kinh tế, ngành công nghiệp điện tử cũng được coi là ngành

mũi nhọn chiến lược. Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất cơ bản của một nền
kinh tế quốc dân, được coi là thước đo trình độ phát triển của một nền kinh tế. Nền
kinh tế càng phát triển, tức có một nền công nghiệp điện tử phát triển ở một trình độ
tương đương.
Nhìn vào tiến trình phát triển của loài người, kể từ khi sự tiến bộ trong công
nghệ, đặc biệt là công nghệ trong ngành công nghiệp điện tử, sự phát triển của
ngành này đã và đang là đòn bẩy khiến nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng hơn bao
giờ hết. Công nghiệp điện tử phát triển nhanh và mạnh nhất trong vài thập kỷ trở lại
đây, cả xã hội đang sống trong “xã hội điện tử”, các tập đoàn xuyên quốc gia hoạt
động trong lĩnh vực điện tử trỗi dậy mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
các nền kinh tế trên khắp thế giới.
Khả năng kéo của công nghiệp điện tử luôn rất cao. Sự phát triển của công
nghiệp điện tử thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của các
ngành công nghiệp và dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm.
Theo đánh giá chung về 20 nhóm ngành công nghiệp trên thế giới thì công nghiệp
điện tử đứng đầu về thu hút lao động, đứng thứ hai về doanh thu trên vốn (sau
ngành luyện kim), đứng thứ ba về doanh thu tuyệt đối (sau ngành lọc dầu và ô tô).
Bên cạnh đó, công nghệp điện tử cũng chính là ngành tạo cơ sở cho việc hình thành
và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời là một ngành sản xuất chủ lực trong nền
kinh tế tri thức.
Đối với các nước đang phát triển thì công nghiệp điện tử có vai trò hết sức
quan trọng, được coi như là cầu nối để các nước này tham gia vào tiến trình toàn
cầu hóa sản xuất và thương mại, đối với các hoạt động kinh tế thì góp phần tăng
16


×