Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.6 KB, 60 trang )

TÓM LƯỢC
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã chuyển hướng theo nền
kinh tế thị trường và có nhiều điểm khởi sắc. Sự chuyển biến tích cực đó đã khiến cho
nền kinh tế Việt Nam có bước nhảy vọt đáng kể tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế và
nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh đó chúng ta có nhiều cơ hội để hợp tác với các
đối tác trong và ngoài khu vực trên nhiều lĩnh vực. Điều này đã mang đến không chỉ
nhiều cơ hội mà còn đặt ra không ít những thách thức trước mắt. Vì vậy lập ra những
chiến lược kinh doanh cụ thể, đường lối đúng đắn là điều không thể thiếu đối với
những doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường hiện nay.
Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình thực tập tại công ty TNHH
TAKA Việt Nam và kiến thức sẵn có của bản thân, tác giả đã quyết định nghiên cứu đề
tài: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt
Nam trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”
Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về cầu và ước lượng, dự báo cầu của doanh nghiệp
để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm bếp gas của doanh nghiệp từ đó
đánh giá thực trạng cầu của doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2016. Tác giả đã xây dựng
mô hình hàm cầu phù hợp về sản phẩm bếp gas của công ty. Sử dụng phần mềm
Eviews để ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas trên địa bàn miền Bắc . Trên
cơ sở kết quả thu được tác giả đưa ra một số giả pháp, kiến nghị để giúp công ty kích
cầu sản phẩm bếp gas và thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.

i


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam, với sự giúp đỡ
nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng ban lãnh đạo trong Công ty, được tiếp xúc
với môi trường kinh doanh thực tế của Công ty, nhận được sự quan tâm của các anh
chị trong phòng kế toán – tài chính của công ty, em đã nhận biết được sự quan trọng
của công tác phân tích cầu và nghiên cứu thị trường kinh doanh để có được kết quả
kinh doanh tốt nhất.


Nhận thức được tình hình phát triển kinh tế, triển vọng phát triển của thị trường
về sản phẩm bếp gas, tính cấp thiết của công tác phân tích cầu, kết hợp với những kiến
thức đã học ở trường đại học Thương Mại, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ước
lượng và dự báo cầu sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam trên địa
bàn miền Bắc tới năm 2020”. Việc thực hiện khóa luận đã gặp không ít khó khăn, tuy
nhiên dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý Công ty, quý thầy cô, sự giúp
đỡ của gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành bài khóa luận.
Tác giả xin gửi đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Luật, đặc biệt là các thầy cô Bộ
môn Kinh tế vi mô lời cảm ơn chân thành nhất. Xin được chân thành cảm ơn
Ths.Nguyễn Ngọc Quỳnh, giảng viên bộ môn Kinh tế vi mô đã nhiệt tình hướng dẫn
và giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành đề tài của mình. Đồng thời, xin chân
thành cảm ơn ban lãnh đạo và các phòng ban trong Công ty Cổ phần Bách Dương đã
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2017

ii


MỤC LỤC
Hàm cầu về sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam có dạng như sau:.......................33
2.2.4. Dự báo cầu về mặt hàng bếp Gá của Công ty TNHH TAKA Việt Nam tới năm 2020.................36
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm.............................................................................44
3.2.4. Phát triển nâng cao hiệu quả hệ thống kênh phân phối.......................................................44
3.2.5. Phân tích tốt hành động của đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường..............................45
3.2.6. Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng, cung ứng đủ cầu thị trường.........45
3.2.7. Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp....................................................................45
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước........................................................................................46
3.3.1. Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước...............................................................................46
3.3.2. Tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh...............................................................47

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...............................................................................47

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
BẢNG, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Đồ thị đường cầu.......................................................................................................................10
Đồ thị 1.1: Ảnh hưởng của giá đến cầu sản phẩm X................................................................................12
Đồ thị 1.2: Ảnh hưởng của thu nhập tới cầu sản phẩm...........................................................................13
Đồ thị 1.3: Độ co dãn của cầu theo giá.....................................................................................................16
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của công ty TAKA Việt Nam....................................................................26
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TAKA Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016.................26
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH TAKA Việt Nam......31
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn 2014 2016...........................................................................................................................................................31
Bảng 2.3: Mức độ hài lòng về sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam............................32
Bảng 2.4: Kết quả ước lượng cầu mặt hàng bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn 20132016...........................................................................................................................................................33
Bảng 2.5: Kết quả ước lượng cầu về mặt hàng bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn
2013 – 2016 theo thời gian.......................................................................................................................36
Biểu đồ 2.3: Dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi của Công ty đến năm 2020..........................................37

ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị đường cầu.......................................................................................................................10
Đồ thị 1.1: Ảnh hưởng của giá đến cầu sản phẩm X................................................................................12
Đồ thị 1.2: Ảnh hưởng của thu nhập tới cầu sản phẩm...........................................................................13
Đồ thị 1.3: Độ co dãn của cầu theo giá.....................................................................................................16
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của công ty TAKA Việt Nam....................................................................26
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TAKA Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016.................26
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH TAKA Việt Nam......31
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn 2014 2016...........................................................................................................................................................31


iv


Bảng 2.3: Mức độ hài lòng về sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam............................32
Bảng 2.4: Kết quả ước lượng cầu mặt hàng bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn 20132016...........................................................................................................................................................33
Bảng 2.5: Kết quả ước lượng cầu về mặt hàng bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn
2013 – 2016 theo thời gian.......................................................................................................................36
Biểu đồ 2.3: Dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi của Công ty đến năm 2020..........................................37

v


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập
kinh tế quốc và tự do hóa thương mại.Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển,
sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Sự vận hành của cơ
chế thị trường đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như thách
thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mỗi doanh
nghiệp muốn đứng vững và khẳng định vị trí của mình trên thị trường là cực kỳ khó
khăn, vì vậy phải vươn lên nắm thị phần trên thị trường ngày càng lớn hơn.
Cạnh tranh là sự tất yếu trên thị trường bất luận ở lĩnh vực nào, ngành hàng nào
thị trường đều có sự chia cắt bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp không bao giờ thỏa mãn với phần thị
trường đã chiếm lĩnh được mà luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Khai thác
thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi doanh
nghiệp. Phát triển thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đấy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, khai thác triệt để tiềm năng của thị trường. Việc giành lợi thế cạnh tranh là vô
cùng quan trọng mang tính chất quyết định, đánh mất vị thế cạnh tranh đồng nghĩa với

việc từ bỏ thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược đầu tư và đưa ra
những giải pháp, định hướng đầu tư cho doanh nghiệp chính là cơ sở đảm bảo giúp
doanh nghiệp phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay.
TAKA là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu bếp gas trên
thị trường Việt Nam. TAKA cũng đang phải đối chọi với rất nhiều thách thức của cơ
chế thị trường. Là một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm gia dụng phục vụ thị
trường trong nước, nổi trội về sản phẩm bếp gas. Những năm qua công ty TAKA Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi trong hoạt động kinh doanh của
mình, trong đó hoạt động nhập khẩu và phân phối bếp gas được đánh giá khá tốt. Tuy
nhiên sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh đã khiến công ty đã gặp phải
rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhập khẩu bếp gas của mình. Để tiếp tục phát triển
và giữ vững vị thế của mình trên thị trường, công ty cần phải nghiên cứu tìm ra một
hướng đi phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Một trong những việc đặt ra
cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm chiến lược phát triển thị trường của công ty
TAKA là phân tích và dự báo cầu thị trường sản phẩm. Chỉ có như vậy, TAKA mới có
thể nâng cao sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian tìm hiểu về công ty TNHH TAKA Việt
Nam, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: : “ Phân tích và dự báo cầu sản phẩm bếp
Gas của công ty TNHH TAKA Việt Nam”.
1


2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Việc nghiên cứu phân tích cầu là một việc rất quan trọng đối với nền kinh tế, đặc
biệt là với các công ty kinh doanh hiện nay. Do đó, mỗi công ty cần có các giải pháp
phù hợp để cải thiện cầu về hàng hóa cũng như doanh thu bán hàng của mình. Trong
quá trình nghiên cứu và làm khóa luận, tác giả đã tham khảo một số khóa luận về đề
tài có liên quan để phục vụ cho quá trình làm khóa luận của mình:
Tác giả Phạm Thị Cẩm Chi (2008) đã nghiên cứu đề tài: “Phân tích và dự báo
cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn

Hà Nội đến hết năm 2010”. Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm cà phê hòa tan
tại công ty cổ phần Trung Nguyên. Về phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tập trung nghiên
cứu tại thị trường Hà Nội trong giai đoạn 2004 – 2007 và đưa ra dự báo nghiên cứu
đến năm 2010. Trong bài tác giả đã trình bày các lý luận cơ bản về cầu, phân tích cầu,
luật cầu và các phương pháp để phân tích và dự báo cầu. Tác giả đã sử dụng phiếu
điều tra để điều tra về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê hòa tan và sử dụng mô hình
kinh tế lượng để phân tích, dự báo cầu sản phẩm của Công ty.
Tác giả Huỳnh Ất Minh (2015) đã nghiên cứu về sản phẩm máy lọc nước thông
qua đề tài: “Phân tích cầu và một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm máy lọc
nước tại công ty cổ phần Karofi Việt Nam trên thị trường Hà Nội đến năm 2016”. Đối
tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm máy lọc nước và hoạt động tiêu thụ sản phẩm
máy lọc nước trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn 2011-2013. Trong bài, tác giả đã
sử dụng phương pháp phân tích cầu qua mô hình kinh tế lượng, kết hợp giữa số lượng
sơ cấp và thứ cấp để phân tích sản phẩm máy lọc nước trên thị trường Hà Nội trong
giai đoạn từ năm 2011-2013. Trong bài khóa luận, tác giả đã phân tích rõ về thực trạng
tiêu thụ sản phẩm và nhân tố tác động đến tiêu thụ cà phê, tác giả đã có những phân
tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm của công ty như: Giá sản phẩm
cà phê, thu nhập, dân số của người dân,…đã đưa ra được giải pháp và dự báo cầu đến
năm 2015.
Vấn đề: “Phân tích cầu và một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bia
Thanh Mai tại Công ty cổ phần bia Thanh Mai đến năm 2018” của tác giả Nguyễn
Ngọc Lan (2014). Đề tài đã đi nghiên cứu về sản phẩm bia Thanh Mai trên thị trường
tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2011-2013. Đề tài này đã nêu rõ cơ sở lý luận về cầu, các
yếu tố tác động đến cầu và lý thuyết, ước lượng cầu. Đã giải quyết vấn đề, từ thực
trạng nghiên cứu đã đưa ra một số vấn đề hạn chế trong Công ty và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác ước lượng, kích cầu và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm bia chai của Công ty.

2



Sau khi nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây. Xuất phát từ
những ưu, nhược điểm của những công trình nghiên cứu đó. Đề tài “Phân tích cầu và
một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH TAKA Việt
Nam đến năm 2020” tập trung vào công tác phân tích, dự báo và đưa ra giải pháp tiêu
thụ sản phẩm bếp gas trên địa bàn miền Bắc Đề tài có một hướng đi khác và khá mới
mẻ hơn so với các đề tài trên. Cả về nội dung và kết cấu bằng việc sử dụng cách tiếp
cận định tính và định lượng để phân tích, phương pháp phân tích cầu qua mô hình kinh
tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố tới sản phẩm bếp Gas . Từ đó đưa ra các
giải pháp mang tính chất thiết thực nhất nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong
quá tình hoạt động kinh doanh sản phẩm này của Công ty trong thời gian qua. Đồng
thời đề tài nghiên cứu này cũng mới đối với sản phẩm bếp Gas của công ty TAKA Việt
Nam do từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào. Do vậy, việc thực hiện đề tài này là
thực sự mới và cần thiết đối với Công ty.
3. Xác lập và tuyên bố đề tài
Qua quá trình nghiên cứu về tính cấp thiết và thấy được tầm quan trọng của công
việc nghiên cứu, dự báo cầu thị trường trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra
quyết định đúng đắn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tác giả đã quyết định
lựa chọn đề tài: : “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH
TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”.
Với nhu cầu sử dụng bếp gas ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách cần
có những nghiên cứu thực nghiệm để hiểu biết và nắm được thị trường bếp gas tại Việt
Nam. Chỉ có như vậy những nhà kinh doanh bếp gas mới có cơ sở ra quyết định. Xuất
phát từ mục tiêu đó. Tại đây Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất: Phân tích cầu sản phẩm, qua đó thấy được thực trạng cầu về sản phẩm
bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam. Qua đó thấy được thực trạng về sản
phẩm này của công ty như thế nào? Các yếu tố và mức độ tác động của cầu sản phẩm
ra sao? Từ đó xây dựng hàm cầu hàm cầu về sản phẩm căn hộ chung cư của công ty có
dạng như thế nào?
Thứ hai: Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm bếp Gas của công ty TNHH

TAKA Việt Nam trên địa bàn hà nội đến năm 2020 được thực hiện theo mô hình nào,
sử dụng phương pháp dự báo nào?
Thứ ba: Giải pháp nào để đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo cầu về sản
phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam. Đồng thời cần có những giải
pháp nào để đấy mạnh tiêu thụ trên thị trường miền Bắc.
Qua những kiến thức đã học tại trường Đại học Thương mại và thực tập tại Công
Ty TNHH TAKA Việt Nam. Với hy vọng sẽ đóng góp cho công ty một số giải pháp để
3


giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều hơn nữa. Tác
giả quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm bếp gas của công
ty TAKA Việt Nam trên địa bàn miền bắc tới năm 2020”.
4. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bếp gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam tại
khu vực Miền Bắc.
Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung:
Đề tài nhằm tổng hợp từ khái quát đến cụ thể các vấn đề về cầu, độ co dãn của
cầu, phân tích cầu và tiêu thụ sản phẩm, những yếu tố ảnh hưởng đến cầu và tiêu thụ
sản phẩm. Cụ thể hơn đó là phân tích cầu và tiêu thụ sản phẩm, về phân tích cầu
nghiên cứu về khái niệm, sự cần thiết của công tác phân tích cầu, phương pháp phân
tích. Về tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu về khái niệm, sự cần thiết, phương pháp thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm bếp gas tại Công ty TNHH TAKA
Việt Nam. Qua đó thấy được điểm mạnh, yếu của Công ty trong hoạt động tiêu thụ sản
phẩm để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển thị trường.
 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu được thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm bếp Gas của công

TNHH TAKA Việt Nam trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2014- 2016.
- Đánh giá thực trạng cầu của khách hàng tại công ty thông qua phiếu điều tra
nhu cầu khách hàng và qua mô hình kinh tế lượng.
- Phân tích thực trạng kinh doanh sản phẩm bếp gas giai đoạn 2014-2016 nhằm
tìm ra điểm mạnh và điểm yếu.
- Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động kinh
doanh bếp gas, từ đó đưa ra được những cơ hội và thách thức.
- Từ thực trạng tiêu thụ sản phẩm Đưa ra được những giải pháp, kiến nghị thiết
thực nhất nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bếp Gas của công ty.
Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ước lượng và dự báo cầu thị
trường tại Công ty TNHH TAKA Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.
 Về mặt thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về sản phẩm bếp Gas của
công TNHH TAKA Việt Nam giai đoạn 2014-2016 và đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu
thụ sản phẩm trong thời gian 2017- 2020.
 Về mặt nội dung: tác giả chủ yếu sử dụng số liệu xây dựng mô hình hàm cầu
đối với sản phẩm bếp Gas , từ đó phân tích cầu và đưa ra một số giải pháp mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm bếp Gas của Công ty TNHH TAKA Việt Nam.
4


5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp thu thập dữ
liệu, phương pháp xử lý dữ liệu cùng với đó là nghiên cứu các tài liệu có sẵn, nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp điều tra chọ mẫu để thu thập dữ liệu cần thiết. Sử dụng
phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên với 200 phiếu điều tra phát cho
người tiêu dùng. Thông qua phương pháp này tác giả có thể đưa ra những đánh giá
về các yếu tố tác động đến cầu sản phẩm bếp gas từ đó đưa ra những dự báo về cầu

của dây điện của Công ty TNHH TAKA Việt Nam trong tương lai nhờ sử dụng phần
mềm SPSS.
Tiến hành phương pháp này gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra
Nội dung của phiếu điều tra bao gồm 15 câu hỏi. Một số câu hỏi đưa ra định
hướng trả lời cho người tiêu dùng nhằm tìm hiểu thông tin cá nhân, thu nhập, nhu cầu,
sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn thu thập các thông tin của người
tiêu dùng về mức độ sử dụng, hiểu biết của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm
dây điện của công ty.
Bước 2: Xác định đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là các khách hàng của công ty, những khách hàng có nhu cầu,
và bộ phận những người tiêu dùng mà công ty đang hướng tới.
Bước 3: Quá trình phát phiếu điều tra
Phát 150 phiếu điều tra cho các đối tượng điều tra. Trong khi phát phiều điều tra
thì cần phải chú ý hướng dẫn họ trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra sao cho hợp lệ.
Bước 4: Thu thập và xử lý phiếu điều tra
Tiến hành thu lại đầy đủ các phiếu điều tra đã phát sau đó tổng hợp kết quả điều tra
thu được vào bảng. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả điều tra đã thu được.
5.2. Phương pháp phân tích sử lý số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần thiết tác giả cần có các phương pháp xử lý và
phân tích số liệu sao cho phù hợp với nội dung đang nghiên cứu. Nghiên cứu này sử
dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ
liệu cùng với đó là nghiên cứu các tài liệu có sẵn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
a. Phương pháp định tính
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Sử dụng phương pháp này để thống kê và
tổng hợp lại các kết quả mà tác giả đã điều tra được.

5



- Phương pháp phân tích: Phương pháp này giúp tác giả phân tích và đánh giá
các kết quả điều tra thu dược để thấy được thực trạng cầu dây điện trên địa bàn Hà Nội
trong giai đoạn vừa qua như thế nào.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này tác giả sử dụng để so sánh cầu sản
phẩm dây điện của công ty qua các năm có thay đổi nhiều không, tăng hay giảm và
điều đó là tốt hay xấu để từ đó thấy được những mặt tích cực, hạn chế để tìm giải pháp
khắc phục.
b. Phương pháp định lượng
Phương pháp ước lượng và dự báo: Thông qua phương pháp này tác giả có thể
đưa ra được hàm cầu về sản phẩm dây điện để từ đó ước lượng và dự báo chính xác
hơn về cầu sản phẩm dây điện trong tương lai.
Ngoài phương pháp định tính và phương pháp định lượng tác giả còn sử dụng
một số các phương pháp khác như đồ thị, biểu đồ… để thấy được rõ nét hơn về thực
trạng cầu của sản phẩm bếp gas trong thời gian qua.
5.3. Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
a. Dữ liệu sơ cấp
- Với nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng cách hỏi các
chuyên gia về phương pháp mà công ty đã áp dụng trong phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm Gas.
- Với nghiên cứu định lượng: sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ sử
dụng gas. Với mục đích nhằm tìm hiểu về nhu cầu sử dụng Gas, những mong muốn về
sản phẩm và dịch vụ trong quá trình sử dụng.
b. Dữ liệu thứ cấp
- Thu thập từ các phòng ban trong công ty TNHH MTV Gas Venus, từ Internet,
báo cáo ngành, các đề tài nghiên cứu trước đây... vì đây là nguồn tài liệu khá phong phú.
- Phương pháp này sẽ thấy được tình hình kinh doanh của công ty và nhu cầu sử
dụng bếp gas của người dân.
6. Kết cấu đề tài

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục tài
liệu tham khảo, danh mục hồ sơ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, mục lục, các phần phụ
lục, và viết kết luận thì khóa luận bao gồm:

6


Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo cầu.
Chương 2: Thực trạng về phân tích và dự báo cầu sản phẩm bếp gas của công ty
TNHH TAKA Việt Nam trên địa bàn miền Bắc giai đoạn 2014 – 2016.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm kích cầu sản phẩm bếp gas của công
ty TNHH TAKA Việt Nam tại thị trường miền Bắc tới năm 2020.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU
1.1. Cơ sở lý luận về cầu
1.1.1. Cầu và một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm cầu
Theo Ngô Đình Giao (2007): “Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua
có khả năng mua và sãn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định, giả định các yếu tố khác là không đổi”
Theo Nguyễn Văn Dần (2007, trang 31) cho rằng: “Cầu là số lượng hàng hóa,
dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác là không đổi”
Theo Phan Thế Công và các cộng sự (2015, trang 50): “Cầu (ký hiệu là D) là số
lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các yếu tố khác không
đổi”. Có thể nhận thấy cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ phải được xác định bởi hai

yếu tố là mong muốn mua và phải có khả năng thanh toán tại mọi mức giá. Do đó, cần
phân biệt rõ khái niệm cầu và nhu cầu.
“Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể
không có khả năng thanh toán” (Phan Thế Công, 2015, trang 50).
Muốn mua biểu thị của người tiêu dùng về một hàng hóa nào đó. Sẵn sàng mua
biểu thị có khả nằng mua, khả năng thanh toán. Thực tế nếu thiếu hai yếu tố muốn mua
và có khả năng mua thì sẽ không tại cầu. Cầu khác nhu cầu, nhu cầu là những mong
muốn sở thích của người tiêu dùng nhưng có thể không có khả năng thanh toán. Nhu
cầu của con người là vô tận, dù có hay không có khả năng thanh toán thì người ta vẫn
có thế có nhu cầu về sản phẩm.
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan
a. Lượng cầu
Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua ở
các mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác
không đổi (Ngô Đình Giao, 2008, tr33).
Lượng cầu (

)là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn

mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định (Phan
Thế Công, 2015, trang 51).
Ví dụ: Một sinh viên mong muốn có một căn hộ chung cư, nhưng lại không có
khả năng thanh toán để sở hữu căn hộ đó. Như vậy, sinh viên đó có nhu cầu về căn hộ
chung cư, cầu khi đó bằng không.

8


Sự khác nhau cơ bản giữa cầu và lượng cầu là lượng cầu đã xác định rõ số lượng
về hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định, trong thời

gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.
b. Luật cầu
“Luật cầu là số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên
khi giá hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi”
(Phan Thế Công, 2015, trang 51).
Cầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà
người mua sẵn sàng mua tại một thời gian cụ thể, các nhà kinh tế học gọi là luật cầu.
Như vậy, giữa cầu và luật cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Giá hàng hóa tăng thì
lượng cầu giảm và ngược lại, khi giá hàng hóa giảm lượng cầu về sản phẩm dịch vụ
tăng. Ta có thể giải thích như sau:
Thứ nhất là do hiệu ứng thay thế phần lớn mọi loại hàng hóa đều có khả năng
thay thế bàng loại hàng hóa khác cùng chủng loại, khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng
cầu hàng hóa giảm và đông nghĩa với việc hàng hóa này có thể bị thay thế bởi các
hàng hóa khác trên thị trường có mức giá thấp hơn mức giá của hàng hóa này.
Thứ hai là do hiệu ứng thu nhập. Hiệu ứng thu nhập được hiểu là khi giá hàng
hóa thay đổi là cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng cũng thay đổi. Khi thu nhập
thức tế tăng lên hay giảm đi cũng làm cho lượng cầu về hàng hóa đó cũng tăng hay
giảm đi. Như vậy, khi giá cả hàng hóa tăng làm cho nhu cầu thực tế của người tiêu
dùng giảm do đó làm cho cầu về hàng hóa đó cũng giảm theo và ngược lại.
c. Hàm cầu và đường cầu
Ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay đổi cũng
sẽ làm thay đổi lượng cầu cho nên ta có thể viết phương trình đường cầu tổng quát
có dạng:
QX = f(PX, M, PR, T, Pe, N)
Trong đó:
QX: lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ
PX: giá của hàng hóa hoặc dịch vụ
PR: giá hàng hóa liên quan
M: thu nhập của người tiêu dùng
N: số lượng người tiêu dùng trên thị trường

Pe : giá kỳ vọng của sản phẩm trong tương lai.
T: thị hiếu của người tiêu dùng
Hàm cầu phổ biến được sử dụng để phân tích là hàm tuyến tính:

9


Qd = a + bP + cPR + eT + fPe + gN
Hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản nhất, chỉ phụ thuộc vào giá của hàng hóa
đó, các yếu tố khác không đổi. Khi đó hàm cầu có dạng:
QD = a – bP (a, b

)

Hoặc hàm cầu ngược: P = (a/b) – (1/b)QD
Trong đó: QD là lượng cầu hàng hóa, dịch vụ
P là giá hàng hóa, dịch vụ
a là hệ số chặn, phảm ánh khi P = 0 thì lượng cầu đạt giá trị lớn nhất là a đơn vị
hàng hóa, dịch vụ.
b là hệ số góc thể hiện sự phụ thuộc của lượng cầu vào giá, dấu của b là dấu âm
(-) thể hiện: khi giá b thay đổi (tăng lên) một đơn vị thì lượng cầu Q D sẽ thay đổi (giảm
xuống) bao nhiêu đơn vị.
“Đường cầu là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các
điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở mức giá nhất định.”
(Giáo trình kinh tế học vi mô 1 (2014), NXB Thống kê, trang 53). Đường cầu là một
đường dốc thẳng xuống, có độ dốc âm và thể hiện theo đúng luật cầu. Theo quy ước,
trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu.
Ví dụ: khi thu nhập của dân cư không đổi, giá của sản phẩm thời trang người lớn
giảm giảm, cầu về sản phẩm thời trang người lớn sẽ tăng lên, tuân thủ theo đúng luật cầu.
Đường cầu là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. Các điểm

nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định.
Hình 1.1: Đồ thị đường cầu
P

A

B
QA

QB

Q

Theo quy ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng ta xây
dựng được đường cầu D như trên. Với tham số b>0, đồ thị đường cầu là đường dốc

10


xuống về phía phải, có độ dốc âm. Độ dốc của đường cầu thường được xác định
bằng công thức:

d. Cầu cá nhân và cầu thị trường
• Cầu cá nhân
Đường cầu cá nhân là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về
một lọai hàng hóa trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đường cầu này có 2
tính chất:
Thứ nhất, độ thỏa dụng sẽ thay đổi khi chúng ta trượt dọc theo đường cầu. Với
mức giá sản phẩm thấp hơn chúng ta sẽ có mức độ thỏa dụng cao hơn và khả năng
mua hàng hóa của người tiêu dùng sẽ gia tăng, đường cầu dốc xuống.

Thứ hai, ở mọi điểm trên đường cầu người tiêu dùng sẽ nhận được lợi ích tối đa
và tỷ lệ thay thế cận biên sẽ giảm dần. điều này cho thấy lợi ích cận biên của hàng hóa
sẽ giảm dần khi người tiêu dùng càng mua nhiều sản phẩm đó hơn.
• Cầu thị trường
Đường cầu thị trường được hình thành từ tổng các lượng cầu cá nhân của tất cả
người tiêu dùng về hàng hóa đó trên một thị trường cụ thể. Đường cầu thị trường là
một đường cầu tổng hợp từ một loạt các đường cầu riêng lẻ về một loại hàng hóa. Do
tất cả các đường cầu cá nhân đều dốc xuống nên đường cầu thị trường cũng dốc
xuống. Tuy nhiên đường cầu thị trường không nhất thiết phải là một đường thẳng (mà
thường là đường gấp khúc), mặc dù từng đường cầu cá nhân là đường thẳng (hay
đường cong liền khúc). Đường cầu thị trường có 2 đặc điểm:
 Đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển sang phải nếu có thêm người tiêu dùng
gia nhập thị trường.
 Các yếu tố tác động tới đường cầu cá nhân cũng sẽ tác động tới đường cầu thị
trường.
1.1.2. Các yếu tố tác động tới cầu
Cầu là lượng sản phẩm mà khách hàng sẵn sàng mua và có thể mua trong một
thời gian nhất định theo tập hợp các điều kiện trong nền kinh tế. Khung thời gian có
thể là một giờ, một tháng hoặc một năm…Các yếu tố xét bao gồm: giá cả của hàng
hóa, giá cả và tính sẵn có của hàng hóa liên quan, kỳ vọng của những thay đổi về giá
cả, thu nhập, thị hiếu, sở thích người tiêu dùng, chi phí quảng cáo (Hirschey, tr.102).
Như vậy với khái niệm trên có thể thấy lượng sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn sàng
mua và có nhu cầu về sản phẩm đó phụ thuộc vào tất cả các yếu tố trên. Hay cầu về

11


một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giá bản thân hàng
hóa, giá hàng hóa liên quan, thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng, chi phí
quảng cáo,

1.1.2.1. Giá bản thân hàng hóa
Theo luật cầu, số lượng hàng sản phẩm được cầu trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá sản phẩm giảm xuống và ngược lại (Ngô Đình Giao, 2008, tr35). Qua
luật cầu, ta thấy giá có ảnh hưởng trực tiếp và có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với cầu về
một sản phẩm nào đó. Theo dõi biểu đồ 2.2 ta thấy, khi giá hàng hóa X tăng từ P 1 lên
P2 thì lượng cầu về hàng hóa X giảm từ Q 2 xuống Q1. Khi đó xuất hiện sự trượt dọc
theo đường cầu từ B tới A.
Đồ thị 1.1: Ảnh hưởng của giá đến cầu sản phẩm X

1.1.2.2. Giá hàng hóa liên quan (PR)
Hàng hóa liên quan gồm 2 loại: - Hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế.
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau sự thay đổi về giá của chúng cũng gây ảnh
hưởng khác nhau đến cầu về hàng hóa đang xét.
Ví dụ: hàng hóa đang xét là cà phê, khi đó hàng hóa bổ sung là đường và hàng
hóa thay thế là trà.
Khi đường đột nhiên tăng giá, sẽ làm cho cầu về cà phê giảm. Vì để dùng cà phê
người ta cần phải dùng kèm với đường, khi giá đường tăng, người tiêu dùng phải trả
một mức giá cao hơn để uống một cốc cà phê.
Còn khi giá trà tăng, cầu về cà phê lúc này tăng. Vì trà và cà phê là hai loại hàng
hóa thay thế. Cầu liên quan đến khả năng thanh toán do đó, người tiêu dùng sẽ lựa
chọn hàng hóa nào thỏa mãn nhu cầu và số tiền phải trả là nhỏ nhất.
1.1.2.3. Thu nhập người tiêu dùng
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định người tiêu dùng
mua gì và mua bao nhiêu vì thu nhập chi phối khả năng thanh toán của người tiêu
dùng. Nhưng không phải khi thu nhập tăng thì cầu đối với tất cả các hàng hóa đều tăng

12


lên. Điều đó còn phụ thuộc hàng hóa đó là hàng hóa loại gì. Nếu hàng hóa đó là hàng hóa

thông thường thì khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên còn nếu đó là hàng
hóa thứ cấp thì khi thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa đó sẽ giảm đi và ngược lại.
Tuy nhiên khi xét một lạo hàng hóa là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ
cấp thì người ta thường xét trong khoảng không gian và thời gian cụ thể. Một lạo hàng
hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường vừa là hàng hóa thức cấp còn tùy thộc vào
các thời điểm khác nhau. Ở hiện tại hàng hóa đó có thể là hàng hàng thông thường
nhưng nó có thể sẽ trở thành một hàng hóa thứ cấp trong tương lai.
Đồ thị 1.2: Ảnh hưởng của thu nhập tới cầu sản phẩm
Thu nhập

Đường Engel
Hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa thông thường

0

Q

Tuy nhiên, sự phân biệt hàng hóa thông thường, hàng hóa thứ cấp hay hàng hóa
xa xỉ chỉ mang tính chất tương đối. Ở mỗi thị trường hay mỗi thời điểm khác nhau thì
sự phân loại cũng khác nhau. Ví dụ, thời kỳ chiến tranh của nước ta, xe máy được xem
là hàng hóa xa xỉ, nhưng hiện nay khi nền kinh tế phát triển, xe máy là hàng hóa thông
thường đối với người tiêu dùng.
1.1.2.4. Thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu người tiêu dùng là một yếu tố rất khó quan sát và định lượng. Nó không
phụ thuộc vào giá cả hàng hóa cũng như thu nhập người tiêu dùng. Thị hiếu thường bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như phong tục, tập quán, tâm lý lứa tuổi…nó có thế
thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng của quảng cáo. Một người tiêu dùng có thể
bỏ rất nhiều tiền ra để mua một mặt hàng có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo

nhiều. Nếu thị hiếu của người têu dùng về một laoij hàng hóa tăng thì cầu về hàng hóa
đó sẽ tăng lên và ngược lại (các yếu tố khác là không đổi).
Khi người tiêu dùng có thị hiếu về một sản phẩm đó thì người đó sẽ ưu tiên tiêu
dùng sản phẩm đó hơn.

13


1.1.2.5. Kỳ vọng của người tiêu dùng
Kỳ vọng còn gọi là sự mong đợi, yêu thích của người tiêu dùng đối với một sản
phẩm nào đó, do vậy cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ
vọng của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá của hàng hóa họ tiêu dùng
sẽ giảm trong tương lai, thì cầu hiện tại đối với hàng hóa đó sẽ giảm và ngược lại…
Kỳ vọng về thu nhập trong tương lai: khi người tiêu dùng kỳ vọng về mức thu
nhập của họ trong tương lai tăng lên thì cầu ở thời điểm hiện tại sẽ giảm xuống và
ngược lại. Vì người tiêu dùng sẽ dàng tiều để đầu tư và tiêu dùng thêm trong tương lai.
Kỳ vọng về giá trong tương lai: Nếu người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá cả của
hàng hóa hay dịch vụ tăng lên trong tương lai thì cầu hiện tại của hàng hóa (dịch vụ)
đó sẽ tăng lên và ngược lại.Mức giá hàng hóa dự tính giảm trong tương lai sẽ làm giảm
cầu hiện tại (do bạn muốn hoãn việc mua hàng với dự tính chờ đợi một mức giá thấp
hơn ở tương lai).
1.1.2.6. Các nhân tố khác
Những nhân tố được phân tích ở trên, cầu về hàng hóa, dịch vụ còn chịu ảnh
hưởng của một số nhân tố khác: các chính sách của chính phủ, các hoạt động quảng
cáo, xúc tiến bán của DN, yếu tố thời tiết…
1.1.3. Độ co dãn của cầu
1.1.3.1. Độ co dãn của cầu theo giá
“Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa phần trăm thay đổi trong
lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó” (Phan Thế Công,
2015, trang 77). Hệ số này cho biết khi giá hàng hóa tăng 1% thì lượng cầu của hàng

hóa dó giảm bao nhiêu phần trăm và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường
mức độ phản ứng của giá cả so với lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi.
Công thức tính:

Độ co dãn điểm:

Độ co giãn đoạn:
Trong đó:

là độ co dãn của cầu theo giá
% Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu

14


% Plà phần trăm thay đổi của giá

15


Đồ thị 1.3: Độ co dãn của cầu theo giá

Cầu co dãn theo0 giá:
ngược lại.
Cầu kém co giãn theo giá:

N
Doanh nghiệp nên giảm giá tăng doanh thu và
A
Q

H
Doanh nghiệp nên tăng giá để tối đa hóa lợi

nhuận.
Cầu co dãn đơn vị:

Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

Cầu không co dãn:
Cầu co dãn hoàn toàn:
1.1.3.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập
Theo Phan Thế Công (2015, trang 83) “độ co dãn của cầu theo thu nhập là hệ số
phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong thu
nhập”. Nói cách khác, khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu phần
trăm. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu nhập của
người tiêu dùng so với lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi.
Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo thu nhập

Trong đó: M là mức thu nhập
là độ co giãn của cầu theo thu nhập
%
%

là phần trăm thay đổi của lượng cầu
là phần trăm thay đổi của thu nhập

Các trường hợp của hệ số co giãn của cầu theo thu nhập:
16



Nếu
Nếu

thì hàng hóa đang xét có thế là hàng hóa xa xỉ, hàng hóa cao cấp
thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thiết yếu

Nếu

thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thứ cấp

Nếu

thì lượng cầu và thu nhập không có mối quan hệ với nhau

1.2.2.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo
Độ co giãn của cầu theo giá chéo là hệ số phản ánh phần trăm thay đổi trong
lượng cầu của hàng hóa này so với phần trăn thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia.
Nói cách khác, khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa
này thay đổi bao nhiêu phần trăm. Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo đo lường mức
độ phản ứng của giá cả hàng hóa kia so với lượng cầu của hàng hóa này khi các yếu tố
khác không đổi.
Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá chéo

Các trường hợp của hệ số co giãn của cầu theo giá chéo
Khi

thì X và Y là 2 hàng hóa thay thế

Khi


thì X và Y là 2 hàng hóa bổ sung

Khi

thì X và Y là 2 hàng hóa độc lập

Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu của một
loại sản phẩm đối với chiến lược giá của một doanh nghiệp có liên quan.
1.2. Ước lượng cầu và các bước ước lượng cầu
1.2.1. Ước lượng cầu
Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa các mối quan hệ giữa lượng cầu và các
yếu tố tác động đến lượng cầu, dựa trên số liệu thu thập được và những kết quả
phân tích cầu.
Ước lượng cầu là một trong những khâu rất quan trọng một thời điểm trong công
tác phân tích định lượng về cầu. Đồng thời nó cũng là một căn cứ quan trọng để dự
báo cầu.

17


“Như vậy trước khi ước lượng cầu cần phải tiến hành phân tích cầu.Phân tích
cầu là quá trình thiết kế, thu thập, xử lý thông tin về tình hình tiêu dùng của người tiêu
dùng và báo cáo kết quả phân tích thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định
của nhà quản trị” (Vũ Kim Dung, 2003, trang 28).

18


1.2.2. Các bước ước lượng cầu
Xác định hàm cầu thực nghiệm

- Thu thập số liệu về các biến là một công việc rất khó khăn cần phải cân nhắc tới
nhiều yếu tố.
- Xác định các biến trong hàm cầu
• Dựa vào lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết cầu.
• Gợi ý 6 biến sau: P, M, PR, T, Pe, N. Hàm cầu tổng quát có dạng:
• Thường bỏ qua biến T và Pe do khó khăn trong việc định lượng thị hiếu và xác
định kỳ vọng về giá.
• Đối với một số sản phẩm mà thị hiếu có sự thay dổi theo thời gian thì vẫn cần
phải để trong mô hình và sử dụng một biến đại diện. Ví dụ: thời gian, chi phí cho
quảng cáo.
- Định dạng hàm cầu.
• Dạng hàm cầu tuyến tính.
• Dạng hàm cầu phi tuyến tính.
Ước lượng cầu của ngành đối với hãng định giá.
Đối với hãng định giá vấn đề đồng thời không tồn tại và đường cầu của hãng có
thể được ước lượng bằng phương pháp OLS.
Bước 1: Xác định hàm cầu của hãng định giá.
Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến trong hàm cầu của hãng.
Bước 3: Ước lượng cầu của hãng định giá bằng phương pháp OLS
Ước lượng cầu của ngành đối với hãng chấp nhận giá.
Bước 1: Xác định phương trình cầu của ngành
Bước 2: Kiểm tra và định dạng cầu của ngành
Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong phương trình cầu
Bước 4: Ước lượng cầu của ngành bằng phương pháp 2SLS
1.3. Dự báo cầu và các phương pháp dự báo cầu
1.3.1. Dự báo cầu
Theo Vũ Kim Dung (2003, trang 37) “Dự báo cầu là việc tiên lượng một mức
nhu cầu cụ thể trong tương lai và trong môi trường xác định”.
Theo Nguyễn Xuân Lãn (2007): “ Phân tích cầu thị trường là quá trình thiết
kế, thu thập, xử lý thông tin về tình hình tiêu dùng của người tiêu dùng và báo cáo

kết quả phân tích những thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của nhà
quản trị”.
Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong
mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Phân tích hoạt

19


động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình
và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động
kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồn tiềm
năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích cầu là một giai đoạn nghiên cứu cầu, giúp người phân tích
hiểu được bản chất của cầu, các vấn đề liên quan đên cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến
cầu. Như vậy, cầu liên quan trực tiếp đến tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ. Sản phẩm
nào có cầu càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng cao. Do vậy, để tiêu thụ được nhiều
hàng hóa, dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải biết người tiêu dùng có cầu gì, về sản
phẩm nào, số lượng là bao nhiêu? Từ đó có những chính sách, kế hoach, giải pháp
nhằm sản xuất hoặc kinh doanh những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Để
làm được công việc trên, việc phân tích cầu là hoạt động không thể thiếu đối với
mỗi doanh nghiệp.
Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa các mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu
tố tác động đến lượng cầu.
Dự báo cầu là quá trình tính toán cầu trong tương lai dựa trên những phân tích về
xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu. Muốn dự báo chính xác thì cần phải
ước lượng cầu chính xác, phân tích cầu thực chất là một phần của công việc ước lượng
và dự báo cầu. Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực hiện được dựa trên những kết quả
thu được từ phân tích cầu.
Dự báo cầu là khâu kết thúc của quá trình nghiên cứu thị trường, nó giúp các

doanh nghiệp phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến cầu các mặt hàng của
doanh nghiệp đó.
Dự báo cầu là một công tác rất cần thiết ở mỗi doanh nghiệp, nhờ đó doanh
nghiệp mới có những chiến lược kinh doanh hợp lý hiệu quả. Không có cách nào để
xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chính xác của dự báo). Dù
phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn cho đến
khi thực tế diễn ra.
Dựa trên kết quả dự báo cầu doanh nghiệp có thể nhận biết được một số tình
huống có thể xảy ra trong tương lai và từ đó doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội
cũng như đề phòng những rủi ro.

20


×