Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa đối với tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.7 KB, 6 trang )

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI TỈNH NGHỆ AN
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế
đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng
gây ra nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển. Tôi xin phân tích một số tác động tích cực và tiêu cực,
được hiểu là cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đến đời sống, kinh tế, xã hội đối
với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói
riêng.
1. Những cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Tự do hóa thương mại: các nước bãi bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa có điều
kiện lưu thông rộng rãi, mở rộng phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa.
- Chuyển giao công nghệ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu
mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, chủ yếu từ nhóm nước phát
triển sang nhóm nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có nhiều cơ hội để
tiếp

nhận



đổi

mới

công

nghệ,

trang


thiết

bị.

- Đa phương hóa và tận dụng các mối quan hệ kinh tế quốc tế: Thực hiện chủ
trương đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Thu hút vốn đầu tư. Có sự phân
công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên nhiều phương diện.
- Toàn cầu hóa còn tạo điều kiện để các nước đang phát triển phát huy nội lực, khai
thác tối đa tiềm năng và hạn chế những khó khăn.
2. Những thách thức
- Sức ép về tự nhiên, môi trường: Tăng tốc độ khai thác tài nguyên ở các nước


đang phát triển gây cạn kiệt nguồn tài nguyên. Các nước phát triển chuyển giao
công nghệ lạc hậu sang các nước đang phát triển gây ô nhiễm môi trường.
- Sức ép về văn hóa: Các siêu cường quốc kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền
văn hóa của mình vào các nước khác làm cho các giá trị đạo đức của các nhân loại
đang có nguy cơ bị xói mòn.
- Cạnh tranh về kinh tế: Xu hướng toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển vào
thế cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt, tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế
quan được bãi bỏ, giá thành của hàng trong nước và hàng nhập khẩu không chênh
lệch nhiều gây nên sự cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa. Điều này, buộc các nước
đang phát triển phải cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm,
cải tiến mẫu mã.
Ví dụ: Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam
với giá rẻ, chất lượng cao. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam phải tìm cách để
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh
được.
Kết luận: Toàn cầu hóa tạo nên nhiều thời cơ cho các nước đang phát triển, đặc biệt
là toàn cầu hóa về tài chính. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đặt các nước đang phát

triển trước những thử thách mới. Vì vậy, các nước đang phát triển sẽ phát triển tốt
nếu các nước này biết khai thác một cách khôn ngoan, tận dụng được những cơ hội
và tránh được những hiểm họa.
1.

CƠ HỘI

Thứ nhất
Với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng, Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập.
Đường lối ở tầm vĩ mô không thể tránh khỏi đối với sự phát triển của quá trình


tham gia toàn cầu hoá thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới, hội
nhập của Việt Nam. Từ nhận thức này trong những năm qua Việt Nam nói chung
và tỉnh Nghệ An nói riêng đã có bước chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển
kinh tế đối ngoại. Các chính sách này đều theo hướng tự do hoá, tất nhiên ở các
tầng lớp khác nhau phụ thuộc vào thực lực của mỗi lĩnh vực.
Thứ hai
Tham gia toàn cầu hóa chính là tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ tiềm
năng nước nhà, phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân. Nghệ An là tỉnh có
tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú không chỉ tạo ra điều kiện cho việc phát triển các
ngành khai thác chế biến mà còn thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. trên cơ
sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, Nghệ An có thể xác lập cơ cấu ngành
kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu trị trường thế
giới.
Thứ ba
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học
và công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi
lĩnh vực kinh tế xã hội nhưng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao

động. Hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ
thiết bị mới và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế.
Trên thực tiễn nhiều công ty nước ngoài vào Nghệ An, một trong những lý do quan
trọng là tận dụng nguồn lực lao động dồi dào, rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ
mới.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để nguồn lực của nước ta nói chung và
tỉnh Nghệ An nói riêng khai thông giao lưu với thế giơí bên ngoài. Nghệ An đã
xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập
khẩu lao động kỹ thuật công nghệ mới rất cần thiết. Như vậy với lợi thế nhất định


về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và
qúa trình hội nhập đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động mới.
Thứ tư
GDP toàn tỉnh tăng từng năm.
Cùng với mức đó, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân được cải
thiện. thành qủa này tạo ra niềm tin vững chắc của toàn dân vào sự nghiệp đổi mới.
Thứ năm
Mặc dù kinh tế Nghệ An chưa phát triển nhưng không phải hội nhập với hai bàn
tay trắng, ngoài tài nguyên thiên nhiên nguồn lực cùng với sự ổn đinh về chính trị
xã hội, Nghệ An cũng có kinh nghiệm nhất định sau hơn 20 năm cùng với đất nước
đổi mới, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cơ hội chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta biết nắm bắt lấy nó. nhận thức một cách
đúng đắn và đầy đủ các cơ hội để khai thác triệt để sẽ giúp cho nền kinh tế Nghệ
An phát triển.
2. THÁCH THỨC
Bên cạnh những thuận lợi kể trên nền kinh tế Nghệ AN còn nhiều thách thức trong
đó đặc biệt là năm thách thức sau đây:
Thứ nhất
Tiềm lực vật chất của Nghệ An còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng nói chung

là có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động quốc tế
gặp nhiều bất cập. Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp cận khoa học công
nghệ chủ yếu, khó phát huy lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp cận các nguồn
lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ Nghệ
An có thể trở thành “bãi rác” của các công nghệ lạc hậu. Với quy mô vốn nhỏ như
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dnvvn) thì khả năng nhập các công nghệ lạc hậu
càng lớn.


Thứ hai
Sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó Nghệ
An gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong
điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọ chiến lược tăng cường hướng về
xuất khẩu nên sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở rộng thị
trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam và Nghệ An nói riêng thành
thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại
được cắt giảm thuế, điều này khiến cho hàng hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
bị cạnh tranh gay gắt.
Thứ ba
Do tri thức và trình độ kinh doanh của các goanh nghiệp còn thấp, cộng với hệ
thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu
tự do hoá thị trường vốn sớm; từ kinh nghiệm của các nước ngoài và quốc tế ngày
càng tăng.
Thứ tư
Hệ thống thông tin viến thông toàn cầu hoá với tư cách là một thứ quyền lực siêu
hàng đang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cức trực tiếp đến an ninh
kinh tế, văn hoá, xã hội theo hướng gây rối loạn và làm lợi cho các thế lực bên
ngoài. vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để
không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy cơ gây thiệt
hại sảy ra.

Thứ năm
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh có
thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép buộc
tỉnh nhà phải thay đổi định hướng, mục đích phát triển.
3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Trong thời gian tới, Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng cần xây dựng chiến
lược phát triển kinh tế mới phù hợp với các xu hướng phát triển của toàn thế giới,
cụ thể là:
-

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu;
nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

-

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; sử dụng tốt các nguồn lực để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; tạo lập môi trường cạnh tranh bình
đẳng; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường
và đảm bảo công bằng xã hội

-

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường hội nhập quốc tế

-

Tận dung cơ hội tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do và cách mạng
4.0 mang lại…


-

Xoá bỏ các rào cản, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân để kinh tế tư
nhân thực sự trở thành “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế; Tiếp tục
hoàn thiện môi trường pháp lý, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế tư nhân phát triển.

-

Cần chú trọng vào nền kinh tế tư nhân. Các DN tư nhân trong nước sẽ là trụ
cột của nền kinh tế quốc dân và năng lực cạnh tranh quốc gia. Với khu vực
DNNN ngày một chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách DNNN, rõ
ràng là khu vực DN tư nhân cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn,
với năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá
nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có
mức năng suất thấp hơn...



×