Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan tạm nhập tái xuất mặt hàng nhiên liệu hàng không Jet A1 tại Công ty TNHH một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn
giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cơ trong trường Đại học Thương mại.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ đã tận tình dạy bảo em trong
suốt quá trình em học tập tại trường Đại học Thương mại !
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, đặc biệt là cô ThS. Mai Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
góp ý để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp !
Đồng thời, Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị là cán bộ của Công ty
TNHH một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam đã giúp đỡ em trong q
trình thực tập. Nếu khơng có khoảng thời gian thực tập cùng những lời chỉ bảo của
cô giáo và các anh, chị thì em khó có thể thực hiện được khóa luận cuối khóa này.
Mặc dù đã cố gắng hồn thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình nhưng do
hạn chế về mặt kiến thức cũng như những kinh nghiệm nên trong bài không thể
tránh được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của
thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018
Sinh viên:

Nguyễn Tùng Lâm

1

1


MỤC LỤC

2



2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VE

3

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Từ viết tắt
CNKV

Nghĩa tiếng việt
Chi nhánh Khu vực

2

CTCP

Công ty Cổ phần

3

CƯ&ĐV


Cung ứng & Điều vận

4

GTVT

Giao thông Vận tải

5

HĐQT

Hội đồng quản trị

6

HĐTV

Hội đồng thành viên

7

KSV

Kiểm soát viên

8

QĐ/TCBB-LĐ


Quyết định/Tổ chức cán bộ – Lao động

9

TCKT

Tài chính – Kế tốn

10 TCT

Tởng cơng ty

11 TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

12 Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

13 VPĐD

Văn phòng đại diện

14 XDHK VN

Xăng dầu hàng không Việt Nam

15 XN


Xí nghiệp

STT
1

4

Từ viết tắt
USD

Nghĩa tiếng Anh
United States Dollars

4

Nghĩa tiếng Việt
Đô la My


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xăng dầu là mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân,
có ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước ta đã ln có những
chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu đặc biệt là các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu của Nhà nước. Ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban
hành nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, theo đó cơ chế kinh
doanh xăng dầu sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường để phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và
thế giới. Một trong những ngành tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất là ngành giao thơng
vận tải, trong đó vận tải hàng khơng có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu khá lớn và ngày
càng tăng theo nhu cầu vận tải hàng không hiện nay.
Với xu hướng hội nhập quốc tế, hòa nhập kinh tế thế giới thế kỷ 21, nhu cầu di
chuyển rộng khắp trong nước và quốc tế ngày càng tăng với yêu cầu thời gian
nhanh dẫn đến nhu cầu vận tải hàng không tăng trưởng với tốc độ cao và nhu cầu
cung ứng nhiên liệu hàng không ngày càng tăng là một tất yếu. Đây vừa là cơ hội
đồng thời cũng chứa đựng những thách thức trong kinh doanh xăng dầu. Đòi hỏi
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà
nước cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, để thích
nghi với cơ chế kinh doanh mới nhằm đảm bảo cho sự ổn định, phát triển và chủ
động hội nhập, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh
doanh
Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) – là công ty
thành viên của Vietnam Airlines, là một trong những doanh nghiệp cung cấp nhiên
liệu hàng không đầu tiên và lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Được thành lập từ
năm 1993 để thực hiện nghiệp vụ cung cấp nhiên liệu bay cho Vietnam Airlines và
các Hãng Hàng không dân dụng quốc tế bay đến Việt Nam, cùng với sự phát triển
chung của vận tải hàng không, SKYPEC là đơn vị duy nhất cung ứng nhiên liệu bay
dân dụng đã từng bước phát triển đáp ứng nhiệm vụ được giao góp phần bảo đảm

5


an toàn, chất lượng cho các chuyến bay.
Từ 2008 với sự tham gia kinh doanh nhiên liệu hàng không của Petrolimex và

sau này là các doanh nghiệp khác đã làm cho thị trường kinh doanh nhiên liệu bay
ngày càng phát triển với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi SKYPEC phải
có chiến lược, tở chức quản trị kinh doanh thích ứng với kinh tế thị trường một cách
hiệu quả và đã giúp cho công ty không ngừng phát triển, giữ vững vai trò là đơn vị
hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu hàng không ở Việt Nam. Trong giai
đoạn từ năm 2015 đến nay, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt trong việc cung ứng
nhiên liệu cho các Hãng Hàng không nhưng với sự điều hành linh hoạt trong chính
sách bán hàng cho các Hãng Hàng không nên Công ty vẫn giữ vững được phần lớn
khách hàng lâu năm truyền thống của SKYPEC như Korean Air, China Airlines,
Cathay Pacific, Air Macau,… đồng thời phát triển một số khách hàng mới có sản
lượng lớn như Asiana Airlines, Eva Air, Jetstar Airways…
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế nói chung và
trong kinh doanh xăng dầu nói riêng ngày càng khốc liệt nhất là bán nhiên liệu cho
các Hãng Hàng không nước ngoài. Với sự gia nhập ngày càng gia tăng với sự tham
gia của các Công ty tra nạp ngầm và một số Công ty mới cùng với việc mở rộng
phạm vi hoạt động của Petrolimex Aviation (PA) của các công ty xăng dầu trong
việc cung cấp nhiên liệu hàng không yêu cầu Skypec cần liên tục đổi mới để tồn tại
và phát triển. Để nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị
trường đang ngày càng mở rộng nhằm mang lại dịch vụ cung ứng nhiên liệu hàng
không tốt nhất, đảm bảo cho việc phát triển bền vững và giữ được vị thế của mình
trên thị trường nhiên liệu hàng khơng trong nước và cả ngồi khu vực, Skypec cần
phải chủ động, tích cực nghiên cứu và cải thiện quy trình sản xuất, kinh doanh, nâng
cao hiệu quả quản trị tài chính trong đó một trong những nội dung cần khắc phục là
cải tiến, hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan để giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời
gian đối với thủ tục hải quan khi quy trình nội bộ còn phức tạp, nhiều bộ phận tham
gia vào quá trình lập hồ sơ, thủ tục… để thông quan nhiên liệu tạm nhập tái xuất.
Nhiên liệu hàng không (Jet A-1) đang được sử dụng để cung cấp cho các máy
bay dân dụng đi và đến tại các sân bay Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhập khấu.
Trong những năm gần đây, số lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam liên tục tăng


6


lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng phát triển và đặc thủ vận tải hàng không, với nhiên liệu Jet A-1 nhập
khẩu, nhiên liệu cung ứng cho các Hãng hàng khơng bay quốc tế sẽ được hồn thuế
nhập khẩu và phải thực hiện quy trình về thuế nhập khẩu và tái xuất theo quy định
của Nhà nước. Việc thực hiện quy trình hải quan hợp lý, nhanh chóng sẽ giảm chi
phí vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và góp phần nâng cao hiệu quả
quản trị kinh doanh.
Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn quy trình thủ tục hải quan tạm
nhập tái xuất nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Công ty TNHH một thành viên
nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec), Em lựa chọn đề tài:”Hoàn thiện quy
trình thủ tục Hải quan tạm nhập tái xuất mặt hàng nhiên liệu hàng không Jet A1 tại Công ty TNHH một thành viên nhiên liệu hàng khơng Việt Nam” cho khóa
luận tốt nghiệp.

1.2.

Tổng quan đề tài nghiên cứu
Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu tương tự của năm trước về đề tài
quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu như:
Đề tài 1:”Cải cách quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị tạo
tài sản cố định của dự án đầu tư theo hướng hiện đại hóa phù hợp với các quy định
của WTO” – Luận văn tốt nghiệp 2009 – Khoa Thương mại quốc tế – Đại học
Thương mại
Đề tài 2:”Hồn thiện quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài” – Luận văn tốt nghiệp
2009 – Khoa Đào tạo quốc tế – Đại học Thương mại.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu năm trước đã đánh giá tởng qt được
tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan và những ảnh hưởng của các nhân tố

môi trường đến quy trình thủ tục hải quan. Từ việc nghiên cứu thực trạng, các cơng
trình nghiên cứu đã chỉ ra thành cơng, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế,
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, định hướng, kiến nghị áp dụng vào cho chi cục
hải quan cũng như các cơ quan hữu quan.
Tuy nhiên do những thay đổi lớn trong những năm gần đây về chính trị, kinh
tế, xã hội cùng với rất nhiều hiệp định, tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam

7


mới gia nhập, hợp tác ký kết mà nội dung nghiên cứu, hình thức thực hiện đã khơng
còn phù hợp với hiện tại. Trước kia hầu hết là thực hiện quy trình thủ tục hải quan
truyền thống còn bây giờ hầu hết thực hiện hải quan điện tử, chỉ phân tích các hàng
hóa tính thuế nhập khẩu mà chưa đề cập đến hàng hóa miễn thuế, cải cách quy trình
thủ tục hiện đại hóa phù hợp với quy định của WTO thì bây giờ Việt Nam đã gia
nhập rất nhiều hiệp định như TPP.
Để nghiên cứu đề tài của mình, trên cơ sở nghiên cứu lý luận đã được học tại
nhà trường, em đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và nhân
tố khách quan tác động đến quy trình thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất nhiên liệu
hàng không tại Công ty Skypec, tìm hiểu phân tích thực trạng quy trình thủ tục hải
quan tạm nhập tái xuất những năm gần đây (giai đoạn 2015 – 2018) của Cơng ty để
tìm ra thành cơng, hạn chế, ngun nhân để từ đó đưa ra định hướng, giải pháp, kiến
nghị góp phần hồn thiện quy trình thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất đối với nhiên
liệu hàng khơng tại Cơng ty Skypec.
Vì vậy, em xin khẳng định đề tài này được đưa ra không có sự trùng lặp hồn
tồn với các cơng trình nghiên cứu trong những năm trước.

1.3.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận về quy trình thủ tục hải quan tạm
nhập tái xuất đối với nhiên liệu hàng không tại Công ty Skypec
Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất đối
với nhiên liệu hàng không tại Công ty Skypec.
Đề xuất các ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan tạm
nhập tái xuất đối với nhiên liệu hàng không tại Công ty Skypec.

1.4.

Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất nhiên liệu hàng không tại Công ty
TNHH một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec)

1.5.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về cơ sở lý luận, về thực tiễn quy trình
thủ tục hải quan đối với nhiên liệu hàng không tại Công ty Skypec trong giai đoạn
2015 – 2018.

8


1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Với cách tiếp cận hệ thống, luận văn phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động
đến hoạt động kinh doanh tại Công ty kết hợp với phương pháp phân tích đánh giá
thực trạng về quy trình thủ tục hải quan và chính sách pháp luật của Nhà nước về
những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất nhiên liệu hàng

không. Trên cơ sở đó, em sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

1.6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu có sẵn và có liên quan từ các
phòng, ban, đơn vị trực thuộc Công ty.
Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng các trao đổi với các cán bộ viên chức, các ý
kiến đánh giá từ những người có trình độ lâu năm tại Cơng ty, trong ngành về
những vấn đề có liên quan.
Xử lý số liệu: Dựa vào kết quả nghiên cứu và những số liệu có được, dùng
phần mềm excel để tiến hành thống kê, xử lý số liệu và mô tả bằng bảng biểu, biểu
đồ…
1.6.2. Phương pháp phân tích số liệu
1.6.2.1.Phương pháp biểu đồ và so sánh, đánh giá
Trong phân tích kinh tế ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh
một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu mẫu phân tích nhìn chung được
thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu để phân tích. Các dạng
biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có
liên hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm
trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. So sánh là phương
pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến
động của các chỉ tiêu phân tích. Số lượng các dòng cột tùy thuộc vào mục đích yêu
cầu và nội dung phân phân tích. Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có
tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau.
Phương pháp này dùng để phân tích, từ đó đưa ra đánh giá kim ngạch XNK,
theo dõi số lượng tờ khai hải quan, thuế xuất nhập khẩu, hoàn thuế. Đây là một
phương pháp được sử dụng rất phổ biến.

9



1.7.

Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình thủ tục Hải Quan đối với tạm nhập tái
xuất mặt hàng nhiên liệu hàng không Jet A-1.
Chương 3: Phân tích quy trình thủ tục hải quan đối với tạm nhập tái xuất mặt
hàng nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Công ty TNHH một thành viên nhiên liệu
hàng không Việt Nam (Skypec)
Chương 4: Định hướng và Giải pháp hồn thiện quy trình thủ tục hải quan tạm
nhập tái xuất nhiên liệu hàng không Jet A-1 tại Công ty Skypec

10


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TẠM
NHẬP TÁI XUẤT MẶT HÀNG NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG JET A-1
2.1. Các khái niệm cơ bản về quy trình thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất
và các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm hải quan
Theo Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014:

+ Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ
quan hải quan theo quy định của Luật này.
+ Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ,
tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
+ Thơng quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu,
xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

+ Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt
động hải quan.
+ Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải
thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
+ Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện
vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tở
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan
Theo Công ước Kyoto sửa đổi (1999): Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động
tác nghiệp mà bên liên quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ Luật
Hải Quan.
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải
quan phải thực hiện theo quy định đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thủ tục hải quan có thể phân loại căn cứ theo đối tượng làm thủ tục hải quan

11


(Thủ tục hải quan đối với hàng hóa, Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải),
theo phương thức thực hiện (Thủ tục hải quan truyền thống – thủ công, Thủ tục hải
quan điện tử – hiện đại). Trong mỗi nhóm thủ tục hải quan đó lại phân thành nhiều
nhóm nhỏ, chẳng hạn thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu,thủ tục hải quan đối
với hàng nhập khẩu, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại,
thủ tục hàng hóa đối với hàng hóa phi thương mại,…

2.1.3. Khái niệm tạm nhập tái xuất
Điều 29 Luật Thương mại năm 2005 quy định về việc tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập hàng hoá như sau:

+ Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hố được đưa từ nước ngoài hoặc từ các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
+ Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra nước ngồi hoặc đưa vào
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ
tục nhập khẩu lại chính hàng hố đó vào Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng
mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp
đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp
đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
2.2. Quy trình thủ tục hải quan đối với tạm nhập tái xuất
2.2.1. Quy trình tạm nhập tái xuất hàng hóa nói chung
Ban hành tại Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015:
2.2.1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người khai hải quan khai tờ khai tạm nhập theo các chỉ tiêu thông tin
quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 (Thông tư 22) và gửi đến
cơ quan Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ
thống trong các trường hợp: Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại
cửa khẩu khác; hoặc Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa
điểm cho phép sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.

12



Bước 2: Cơ quan hải quan kiểm tra thông tin khai báo, kiểm tra đối chiếu hợp
đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập; ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu
cơng chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục
tái xuất.
Bước 3: Người khai hải quan khai tờ khai tái xuất và gửi đến cơ quan hải
quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo các chỉ tiêu thông tin
về số tờ khai tạm nhập tương ứng, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập
tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi;
Bước 4: Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm
nhập tương ứng.
2.2.1.2. Thành phần, số lượng hồ sơ gồm:
a) Hồ sơ tạm nhập – tái xuất:
Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường
hàng khơng, đường sắt: 01 bản chụp;
Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tở chức hội chợ, triển lãm (trừ
tạm nhập - tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy
định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
b) Hồ sơ tạm xuất – tái nhập:
Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tở chức hội chợ, triển lãm (trừ
tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy
định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.2.1.4. Thời hạn giải quyết
Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải
quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23

Luật Hải quan)
Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện
vận tải:

13


Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm
cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ
thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hố cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y
tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của
pháp luật có liên quan thì thời hạn hồn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính
từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lơ hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức
tạp thì Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia
hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa khơng quá
02 ngày.
2.2.1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
2.2.1.6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Tờ khai hải quan theo Phụ lục
III, Phụ lục IV – Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
2.2.1.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
2.2.1.8. Căn cứ pháp lý:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội.
+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát, kiểm sốt hải quan.
+ Thơng tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và

quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.2. Quy trình tạm nhập tái xuất tại Công ty
Bảng 2.1: Quy trình tạm nhập tái xuất của Cơng ty
Lưu đơ

Cơng việc chính
Mở tờ khai tạm nhập.

Tạm
Hồnnhập
thuếnhiên
tạm
14
liệu
nhậphàng
cho không
lượng
Tái
xuất
nhiên
nhiên liệu đã
liệu hàng
không
được
xác nhận
tái

Đơn vị chịu trách nhiệm

Phòng Cung ứng & Điều

Nộp thuế tạm nhập, thông quan vận cơ quan Cơng ty.
tạm nhập và hồn thiện bộ hồ sơ Văn phòng đại diện tại


tạm nhập.

Tp.HCM.

Phân chia hàng tạm nhập cho các Phòng Tài chính – Kế toán
chi nhánh tái xuất tại các sân bay.
cơ quan Công ty.
Đăng ký tờ khai tái xuất.

Phòng Cung ứng & Điều
Thông quan hàng tái xuất, thực vận cơ quan Công ty.
hiện tái xuất và theo dõi tiến độ tái Văn phòng đại diện tại
xuất.
Tp.HCM.
Hoàn thiện bộ hồ sơ tái xuất và Các chi nhánh Khu vực.
thanh khoản tờ khai tái xuất với cơ
quan Hải quan.
Tổng hợp hồ sơ tạm nhập và tái Phòng Cung ứng & Điều
xuất nhiên liệu hàng không.
vận cơ quan Công ty.
Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế.

Văn phòng đại diện tại
Nộp hồ sơ và giải trình hồ sơ hồn Tp.HCM.
thuế.
Phòng Tài chính – Kế tốn

cơ quan Cơng ty.
Ban hành quyết định hồn thuế.
Tiếp nhận quyết định hồn thuế;
nhận và lưu hồ sơ hồn thuế.
(Ng̀n: Quy trình tạm nhập, tái x́t và hồn thuế tạm nhập, tái x́t nhiên
liệu của Cơng ty Skypec)
2.2.2.1 Quy trình thực hiện tạm nhập tại doanh nghiệp
Bước 1: Căn cứ kế hoạch nhập khẩu, trước khi tàu cập cảng thực hiện khai
báo tờ khai hải quan theo loại hình tạm nhập tái xuất để tạm nhập lô hàng vào lãnh
thổ Việt Nam. Yêu cầu cơ quan Giám định độc lập giám định số lượng hàng tạm
nhập tại tàu khi tàu cập cảng Việt Nam.
Bước 2: Phòng TCKT nộp thuế nhập khẩu theo giá tạm tính để thơng quan
hàng hóa.

• Gửi giấy nộp thuế, nộp phí (bản sao) trong vòng 05 ngày kể từ ngày nộp thuế, nộp
phí tại Ngân hàng cho Phòng CƯ&ĐV bằng phương thức gửi e-mail.
• Khai báo sửa đổi thuế nhập khẩu theo đơn giá chính thức của lô hàng.
Bước 3: Làm thủ tục thông quan lô hàng tạm nhập.

• Làm thủ tục xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan.
• Hồn thiện thủ tục lô hàng tạm nhập với cơ quan hải quan để sẵn sàng làm thủ tục
15


tái xuất.
Bước 4: Hoàn thiện thủ tục tạm nhập: Căn cứ tờ khai tạm nhập, chứng thư
giám định khối lượng tại tàu, phân chia số lượng cho các Chi nhánh khu vực để tái
xuất cho các Hãng hàng không tại các sân bay.
Thời gian hoàn thiện thủ tục tạm nhập: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày mở
tờ khai nhập khẩu.

2.2.2.2. Quy trình thực hiện tái xuất tại doanh nghiệp
Bước 1: Đăng ký tờ khai tái xuất:

• Căn cứ bộ hồ sơ hải quan tạm nhập đã hoàn thiện thủ tục, các CNKV triển khai tái
xuất cho các Hãng hàng khơng tại các sân bay có các chuyến bay đi quốc tế theo
khu vực quản lý (áp dụng với hình thức tái xuất trước mở tờ khai sau).
• Theo dõi tiến độ tái xuất, báo cáo tiến độ tái xuất theo tuần/theo tháng cho Phòng
CƯ&ĐV phối hợp quản lý.
• Lập bảng kê khai tái xuất chi tiết theo từng lần tái xuất.
• Sau khi tái xuất hết lượng nhiên liệu đăng ký, các CNKV và VPĐD tiến hành đăng
ký tờ khai tái xuất với cơ quan hải quan giám sát tái xuất (Hải quan sân bay).

16


Bước 2: Làm thủ tục thơng quan hàng tái xuất:

• Làm thủ tục thông quan tờ khai tái xuất với cơ quan hải quan.
• Làm thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát với cơ quan hải quan.
Bước 3: Hoàn thiện các thủ tục thanh khoản tờ khai tái xuất với cơ quan hải
quan khi lô hàng tái xuất xong.

• Thực hiện xác nhận lượng hàng tái xuất đối với tờ khai tạm nhập với cơ quan hải
quan sân bay (bằng văn bản). Văn bản này được đính kèm trong bộ hồ sơ hồn thuế.
• Khai báo sửa lại tờ khai tái xuất theo đơn giá chính thức(theo u cầu của cơ quan
hải quan).
• Sau khi hồn tất công tác tái xuất nhiên liệu, các CNKV và VPĐD tổng hợp hồ sơ
tái xuất chuyển về Phòng CƯ&ĐV.
Thời gian tái xuất và hoàn thiện hồ sơ tái xuất: Tối đa là 55 ngày làm việc kể
từ ngày tái xuất đầu tiên. Trong đó:


+ Tối đa 30 ngày tái xuất hết nhiên liệu;
+ Tối đa 25 ngày lập và hoàn thiện hồ sơ thanh khoản, hồ sơ tái xuất, xác nhận bằng văn
bản lượng hàng tái xuất đối với tờ khai tạm nhập với cơ quan hải quan sân bay.
Ghi chú: Đối với các lơ hàng có thời gian lưu giữ tại Việt Nam trên 60 ngày,
Phòng CƯ&ĐV và/hoặc VPĐD có trách nhiệm làm thủ tục xin gia hạn thời gian lưu
giữ tại Việt Nam
2.2.2.3. Quy trình hồn thuế tạm nhập tại doanh nghiệp
Bước 1: Tổng hợp hồ sơ tạm nhập và tái xuất nhiên liệu hàng khơng:

• Phòng CƯ&ĐV có trách nhiệm tởng hợp hồ sơ tạm nhập và tái xuất nhiên liệu. Đối
với các lô hàng tạm nhập tại Tp.HCM, VPĐD có trách nhiệm tập hợp và chuyển về
Phòng CƯ&ĐV công ty tổng hợp.
Bước 2: Sau khi tổng hợp hồ sơ nhập khẩu tạm nhập và tái xuất, Phòng
CƯ&ĐV thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ:

• Đối chiếu số lượng nhiên liệu được xác nhận tái xuất của từng tờ khai tái xuất với
số lượng thực nhập.
• Kiểm tra chi tiết Bảng kê tái xuất về số lượng, đơn giá của từng Hãng hàng khơng.
• Làm cơng văn xin hồn thuế.
• Phòng CƯ&ĐV tập hợp và lưu chuyển hồ sơ cho Phòng TCKT.
Thời gian tổng hợp hồ sơ: tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tờ khai

17


tái xuất từ các đơn vị.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ hồn thuế:

• Trách nhiệm thực hiện: Phòng TCKT và/hoặc VPĐD.

• Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ tài liệu Phòng CƯ&ĐV cung cấp (phụ lục đính
kèm), Phòng TCKT thực hiện:
• Sắp xếp hồ sơ tạm nhập, hồ sơ tái xuất theo danh mục.
• Lập bảng kê chi tiết tái xuất đối với từng Hãng hàng không (trên cơ sở dữ liệu Bảng
kê chi tiết cho từng lần tái xuất).
• Tập hợp chứng từ thanh tốn phù hợp.
• Thời gian tập hợp chứng từ tối đa 55 ngày làm việc kể từ thời điểm kết thúc lần tra
nạp cuối cùng được hãng hàng khơng ký xác nhận.
• Điện chuyển tiền thanh tốn tiền nhập khẩu (phù hợp với thơng tin trên Invoice).
• Lệnh nộp thuế tạm nhập và lệnh nộp thuế hàng chuyển tiêu thụ nội địa (đối với lơ
hàng có chuyển tiêu thụ nội địa).
• Lập cơng văn giải thích chứng từ thanh toán.
Bước 4: Nộp hồ sơ và giải trình hồ sơ hồn thuế:

• Trách nhiệm: Phòng TCKT và VPĐD.
• Giao nộp hồ sơ:
• Hồ sơ nêu tại Phụ lục 01 của Quy trình này được giao nộp cho cơ quan hải quan
kèm theo công văn xin hồn thuế nhập khẩu.
Thời gian giao tởng hợp và giao nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan sau khi tiếp
nhận tài liệu từ Phòng CƯ&ĐV; tối đa 20 ngày làm việc kể từ sau khi tiếp nhận hồ
sơ và tập hợp đủ chứng từ thanh tốn theo quy định.

• Đối với các lơ hàng xin hồn thuế tạm nhập tại Tp.HCM, Phòng TCKT chuyển cho
VPĐD các tài liệu nêu tại Phụ luc 02 của Quy trình này.
• Giải trình hồ sơ:
• Trên cơ sở hồ sơ giao nộp, cơ quan hải quan (nơi xem xét ban hành quyết định hồn








thuế) thực hiện:
Kiểm tra hồ sơ giao nộp theo quy định.
Doanh nghiệp bở sung hồ sơ (nếu có).
Doanh nghiệp xuất trình chứng từ gốc để đối chiếu thanh tốn.
Doanh nghiệp giải thích sự phù hợp của hồ sơ hồn tất.
Cơng ty thực hiện giải trình và hồn tất hồ sơ theo yêu cầu (nếu có).
Bước 5: Ban hành quyết định hồn thuế.

• Tiếp nhận quyết định hồn thuế, nhận và lưu hồ sơ hoàn thuế.
18


• Sau khi tiếp nhận quyết định hoàn thuế, Phòng TCKT kiểm tra số thuế được hoàn
trả và số thuế xin hoàn.
Bước 6: Tiếp nhận lại hồ sơ gốc đã giao nhận trước đây, quyết định hoàn thuế
của cơ quan hải quan.

• Ln chuyển và lưu trữ.
Thời gian hồn thuế: trong vòng 20 ngày làm việc.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình thủ tục hải quan đối với tạm
nhập tái xuất
2.3.1. Nhân tố môi trường kinh tế, chính trị, xã hợi trong và ngồi nước
Đối với nhân tố chính trị, Chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến công tác quản lý hoạt động tạm nhâp tái xuất. Chính sách, pháp luật phải
đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Nếu khơng, khi đó việc đánh giá hiệu quả
công tác quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa lại càng khơng chính xác.
Các văn bản hướng dẫn về hoạt động tạm nhập tái xuất cũng đã và đang được điều

chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, quá trình từ chủ trương chính sách đi
được vào hoạt động thực tiễn trên thực tế có một độ trễ nhất định. Bên cạnh đó,
nhiều văn bản, quy định pháp luật vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau; khiến cho
công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với việc kinh doanh hàng hóa tạm nhập
tái xuất gặp khơng ít khó khăn.
Đối với nhân tố kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế có tác động thúc đẩy các
hoạt động thương mại nói chung và hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái
xuất nói riêng. Kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất phải đảm bảo yêu cầu chuẩn
của quốc tế. Và việc quản lý nhà nước đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất cũng phải
đáp ứng, theo kịp được với chuẩn mực quốc tế.
Bên cạnh đó, sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, số lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu nói chung và hàng hóa tạm nhập nói riêng tăng lên nhanh chóng; đa
dạng, phong phú về chủng loại; khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp khơng ít
khó khăn.
2.3.2. Nhân tớ con người, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp
Công tác quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất rất phức tạp do danh mục hàng
hóa được tạm nhập tái xuất rất phong phú, đa dạng. Người kinh doanh luôn muốn

19


đạt được lợi nhuận cao nhất từ việc kinh doanh nên ln tìm cách lợi dụng các kẽ
hở của các quy định, chủ trương nhằm kinh doanh bất hợp pháp và không tuân thủ
đầy đủ các yêu cầu trong hoạt động tạm nhập tái xuất. Do đó, mức độ hiểu biết và
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều tới việc quản lý hoạt động
kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất. Với hiểu biết tốt của cá nhân, doanh nghiệp
kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác quản lý và ngược lại.
Trình độ nghiệp vụ, đạo đức công vụ của cán bộ làm công tác quản lý hoạt
động kinh doanh tạm nhập tái xuất là yếu tố quan trọng. Con người luôn là nhân tố
quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập

tái xuất hàng hóa cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Khi các loại hàng hóa ngày
càng đa dạng và nhiều chủng loại, tính chất phức tạp của công tác quản lý sẽ càng
mạnh lên. Do đó, với trình độ với yếu kém sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu của tình
hình mới. Nghiệp vụ đòi hỏi ngày càng phải nhanh, chính xác và đáp ứng được nhu
cầu về kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa của các doanh nghiệp, đảm bảo theo
dõi đúng đủ loại hàng hóa, số lượng kê khai, mặt hàng được phép tạm nhập tái xuất
trong danh mục cho phép của nhà nước... Với trình độ quản lý tốt, cơng việc sẽ
được tiến hành có hiệu quả.
2.3.3. Nhân tớ cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức
Công tác tổ chức bộ máy quản lý là một yếu tố rất quan trọng quyết định việc
thực hiện tốt hay không việc thực hiện công tác quản lý. Một bộ máy tổ chức tốt với
các kế hoạch thực hiện, quy trình nghiệp vụ ch̉n, con người có đủ trình độ và
năng lực, chun mơn hóa và cụ thể hóa nhiệm vụ sẽ góp phần đưa bộ máy hoạt
động vào guồng và đảm bảo hạn chế các sai sót và việc cố tình vi phạm trong kinh
doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất. Tở chức bộ máy tốt sẽ góp phần đảm bảo thắng
lợi trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.
Chun mơn hóa và cụ thể hóa từng khâu, phân cơng trách nhiệm rõ ràng sẽ giúp bộ
máy hoạt động một cách dễ dàng.
2.3.4. Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin
Đối với hoạt động quản lý kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, việc đầu tư
trang thiết bị cho hệ thống hải quan điện tử, các cơ sở hạ tầng phục vụ việc vận
chuyển và kho tàng để tạm hàng quản lý trong q trình làm thủ tục có ý nghĩa vô

20


cùng quan trọng. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công và thuận
lợi cho cả bên quản lý và bên chịu sự quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa
nhất là khi lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất ngày càng nhiều, các mặt hàng đa
dạng càng yêu cầu về việc bảo quản và nơi tập kết hàng ngày càng lớn.

Việc áp dụng phần mềm kê khai hàng hóa nhập/ tái xuất đúng với quy định
của Nhà nước về thủ tục hải quan và phù hợp với phân công tổ chức thực hiện của
doanh nghiệp góp phần rất quan trọng để thực hiện thủ tục hải quan kịp thời, nâng
cao năng suất lao động. Đồng thời hạ tầng công nghệ (trang thiết bị, đường
truyền...) cũng phải tương ứng, phù hợp và liên tục được nâng cấp đáp ứng yêu cầu.

21


CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TẠM NHẬP
TÁI XUẤT MẶT HÀNG NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG JET A-1
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU
HÀNG KHƠNG VIỆT NAM (SKYPEC)

3.1. Giới thiệu tởng quan về Cơng ty TNHH một thành viên nhiên liệu
hàng không Việt Nam (Skypec)
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Skypec
Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC) tiền thân
là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) được thành lập 4/1993
theo quyết định số 768/QĐ/TCCB-LĐ, ngày 22/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải với nhiệm vụ xuất – nhập khẩu trực tiếp và cung cấp nhiên liệu hàng
không cho các hãng hàng không quốc tế và nội địa Việt Nam.
Với bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm, SKYPEC là cơng ty duy nhất có mạng
lưới hoạt động tại tất cả các đầu sân bay dân dụng trên tồn lãnh thở Việt Nam.
SKYPEC tự hào là đơn vị cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ các hãng hàng không
trong nước và trên 60 hãng hàng khơng nước ngồi đang khai thác tại Việt Nam,
trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air,
Korean Air, All Nippon Airways, Qatar Airways, Cathay Pacific… với năng lực
phục vụ trên 200.000 chuyến bay/năm và tổng sản lượng hàng năm đạt trên

1.500.000 tấn/năm.
Trải qua quá trình phát triển và trưởng thành, với đội ngũ hiện nay gần 1.300
cán bộ công nhân viên được đào tạo, cùng với nỗ lực không ngừng trong công tác
đầu tư trang thiết bị tra nạp, phòng thí nghiệm, cải tạo bổ sung các phương tiện vận
chuyển nhiên liệu hàng không chuyên dùng, đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng,
tăng cường dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo hệ thống kho cảng, tăng cường dịch
vụ khách hàng nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2008, Công ty đã và đang là nhà cung ứng nhiên liệu hàng đầu cho các Hãng
Hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam.

22


Lịch sử hình thành Cơng ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam
(SKYPEC):
Bảng 3.1: Lịch sử hình thành công ty Skypec
22/4/1993
Từ 6/1996
19/7/2010
26/6/2014
Từ 1/1/2016
(Nguồn: Website công ty )
Nhiên liệu hàng không Jet A-1 của Skypec được nhập khẩu từ các nhà máy lọc
dầu uy tín trong nước và nước ngoài, sau đó cung cấp tới các hãng hàng khơng
thơng qua hai phương thức: Tra nạp bằng xe và qua hệ thống tra nạp ngầm.
Chất lượng sản phẩm Jet A-1 của Skypec đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN
6426 và yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động
chung (AFQRJOS) do Tổ chức quốc tế JIG (quy định của Hiệp hội Các nhà cung
ứng nhiên liệu Hàng không) ban hành. Skypec đã đầu tư xây dựng hệ thống phòng
thử nghiệm đặt tại các khu vực Bắc, Trung, Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn

ISO/IEC 17025 cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhằm kiểm soát chặt
chẽ chất lượng nhiên liệu hàng không trước khi cung cấp tới khách hàng.
Từ năm 2016, công ty chính thức chuyển đổi thương hiệu từ VINAPCO sang
SKYPEC, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ và tồn diện nhằm hướng tới hình
ảnh một thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp, mang tầm quốc tế với mục tiêu đem tới
cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đồng thời tiếp tục khẳng định vị
thế dẫn đầu của SKYPEC trong lĩnh vực cung ứng nhiên liệu hàng không tại thị
trường Việt Nam.
Với slogan “Thương hiệu của sự tin cậy”, SKYPEC coi sự hài lòng của khách
hàng là mục tiêu hàng đầu, đồng thời cam kết liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ
nhằm cung cấp tới khách hàng sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Skypec
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Skypec là kinh doanh dịch vụ tra nạp nhiên
liệu hàng không, xây dựng Công ty trở thành doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo

23


trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không, kinh doanh có hiệu quả; bảo tồn
và phát triển vốn đầu tư và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo yêu cầu của Chủ sở
hữu.
Ngành nghề kinh doanh:

+ Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (Dịch vụ cung cấp
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+

nhiên liệu hàng khơng)
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ơ tơ)
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Vận tải đường ống
Bốc xếp hàng hóa
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (không bao gồm kinh doanh bất động sản)
Bảo dưỡng, sửa chữa ơ tơ và xe có động cơ khác
Tở chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh (Đại lý bán lẻ nhiên

liệu)
+ Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
+ Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ơ tơ và xe có động cơ khác
+ Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Kinh doanh hóa chất, trừ
hóa chất Nhà nước cấm)
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác (Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty
kinh doanh; Kiểm tra phân tích ky thuật nhiên liệu)
+ Giáo dục khác (Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không)
3.1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty Skypec
Triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy Công ty
hiện tại gồm 5 đơn vị thành viên và 11 cơ quan thuộc bộ máy giúp việc HĐTV,
Tổng Giám đốc, cụ thể:


+ Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên
+ Ban điều hành: Tởng giám đốc, các Phó Tởng giám đốc,
+ Bộ máy giúp việc (Cơ quan Công ty), bao gồm Văn phòng và phòng sau: Văn
phòng Đối ngoại, Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Kế
tốn, Tở chức - Cán bộ, Kinh doanh - Xuất nhập khẩu, Ky thuật - Công nghệ,
Thống kê - Tin học, An ninh An toàn.
+ Văn phòng Đại diện Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
+ Các đơn vị thành viên: Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không Miền Bắc (làm nhiệm vụ

24


tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay: Nội Bài, Cát Bi, Thọ Xuân), Xí
nghiệp Xăng dầu Hàng không Miền Trung (làm nhiệm vụ tra nạp nhiên liệu hàng
không tại các sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Cam
Ranh và tổ chức bán buôn, bán lẻ xăng dầu mặt đất cho các thương nhân kinh doanh
xăng dầu và người tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Khánh
Hòa), Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không Miền Nam làm nhiệm vụ tra nạp nhiên liệu
hàng không tại các sân bay: Tân Sơn Nhất, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Rạch
Giá, Cần Thơ, Phú Quốc), Xí nghiệp Vận tải Xăng dầu Hàng không: làm nhiệm vụ
vận tải xăng dầu phục vụ cho công tác kinh doanh nhiên liệu hàng không tại ba
miền Bắc, Trung, Nam., Xí nghiệp Thương mại dầu khí Hàng không Miền Bắc,
miền Nam làm nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu mặt đất tại phía Bắc và phía Nam.
Dưới đây là sơ đồ khái quát cơ cấu bộ máy tổ chức hiện tại của Công ty Skypec:

Sơ đô 3.1: Sơ đô bộ máy tổ chức công ty Skypec

25



×