Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng túi PP sang công ty IKEA – Thụy Điển của công ty TNHH MTV 76 giai đoạn 2014 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.12 KB, 43 trang )

1
1
1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô và cán bộ của
công ty thực tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế trường Đại
học thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ths Mai Thanh Huyền, cô đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em hoàn
thành đề tài: “Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu mặt hàng túi PP sang công ty IKEA – Thụy Điển của công ty TNHH
MTV 76 giai đoạn 2014 – 2017”.
Đồng thời, với sự giúp đỡ của Ban Giám đốc công ty TNHH MTV 76, đặc biệt
là các cô, chú, anh chị phòng Kế hoạch – Kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

1
1


2
2
2

MỤC LỤC



2

2
2


3
3
3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

3

3
3


4
4
4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Từ viết tắt

1


TNHH MTV

2

TMQT

Thương mại quốc tế

3

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

4

PTVT

Phương tiện vận tải

5

HĐXK

Hợp đồng xuất khẩu

6

PGĐ


7



8

BGĐ

4

Nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Phó giám đốc
Giám đốc
Ban giám đốc

4
4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức trên
thế giới đồng thời tham gia vào việc kí kết một số hiệp định hay thỏa thuân thuận

thương mại đã ngày càng khẳng định cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói
riêng và kinh tế thế giới nói chung. Khi tham gia vào hoạt động thương mại đặc biệt
liên quan đến quốc tế thì điều quan trọng là cần tận dụng linh hoạt và tối đa các
nguồn lực về vật chất cũng như con người của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh
nghiệp khi kinh doanh trong lĩnh vực TMQT thì mục đích không hướng đến không
chỉ doanh thu, lợi nhuận mà còn là quá trình diễn ra nhanh chóng, linh hoạt, ít gặp
phải những khó khăn, trở ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu quản trị những rủi ro có thể
gặp trong quá trình kí kết các hợp đồng TMQT là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ
giúp doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời với những tình huống có thể sẽ xảy ra
trong tương lại gần và xa.
Có thể thấy được một số lợi ích khi tham gia vào hoạt động TMQT:
Thứ nhất, mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty bên cạnh những thị trường
sẵn có. Mỗi công ty khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều đã xác định cho mình
thị trường tiêu thụ mà mình sẽ tập trung nhất. Đó có thể là thị trường trong nước
hoặc ngoài nước. Tuy nhiên đã nhắc tới TMQT thì hoặt động kinh doanh này mặc
định tiến hành ở ít nhất là hai quốc gia khác nhau.
Thứ hai, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước.
Thứ ba, TMQT sẽ giúp chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật
chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và
thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng, tích lũy
Thứ tư, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi
trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp nước
ngoài đặt trụ sở hay nhà máy tại các nước khác sẽ giúp tại mối quan hệ cũng như
tạo thuận lợi về sản xuất, kinh doanh cho cả hai bên.
Bên cạnh những lợi ích trong hoạt động TMQT thì bản thân đề tài cũng đã
nói lên được lợi ích cụ thể của việc quản trị rủi ro trong việc thực hiện hợp
đồng TMQT:
5
SVTH:



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Thứ nhất, rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong quá trình thực hiện các hợp
đồng kinh doanh, đặc biệt liên quan đến TMQT vì hoạt động này diễn ra giữa ít nhất
là hai quốc gia khác nhau. Có rất rào cản về: ngôn ngữ, văn hóa… Đôi khi bản thân
các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này cũng không thể nào lường hết được
trước các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, có thể bằng chính kinh nghiệm của mình
có thể dự đoán trước hoặc học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Xác
định trước những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp bản thân khỏi bị bỡ ngỡ trước mọi vấn
đề có thể xảy ra
Thứ hai, vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm khi quản trị về rủi ro không phải là
xác suất rủi ro xảy ra là bao nhiêu mà là những tổn thất mà nó mang đến . Việc quản
trị rủi ro sẽ giúp nhà quản trị có thể bao quát được tình hình, đồng thời đưa ra những
biện pháp để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Thứ ba, quản trị được các rủi ro xảy ra sẽ giúp các bước thực hiện hợp đồng
tiến hành nhanh chóng hiệu quả. Mục tiêu hướng đến là tăng doanh thu và lợi nhuận
của công ty. Đồng thời cũng phải đảm bảo các yếu tố liên quan như: môi trường,
nhân lực, tài chính…
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa việc xảy ra rủi ro là
điều không thể tránh khỏi. Vì thế, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn trong việc xác
định nhận dạng các rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra những biện pháp phòng
ngừa, hạn chế.
Việc quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc hạn chế được những rủi ro có thể xảy
ra sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn, mang lại nhiều lợi ích
hơn, giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thất cho tất cả các bên tham gia.
Từ những lý thuyết nghiên cứu được kết hợp với những lý do khách quan về
thực tế đã được tìm hiểu tại công ty TNHH MTV 76, em đã quyết định lựa chọn đề

tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu mặt hàng túi PP sang công ty IKEA – Thụy Điển của công ty TNHH
MTV 76 trong giai đoạn 2014 - 2017” để là nội dung nghiên cứu cho khóa luận
tốt nghiệp của mình”.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Cũng như nhiều đề tài đã nghiên cứu từ trước đó như: kiểm tra, giám sát quy
trình thực hiện hợp đồng hay về đàm phán thì việc nghiên cứu về quản trị rủi ro
6
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

cũng có một vai trò vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp kể cả trong hay ngoài
nước. Do vậy cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ra đời được xuất bản
thành sách hay trở thành một đề tài nghiên cứu ở nhiều trường đại học. Điều đó thể
hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như sinh viên về vấn đề này. Nhưng
tuy nhiên về cùng một đối tượng nghiên cứu thì mỗi tác giả lại có những góc nhìn
và nội dung triển khai mới; bởi lẽ mỗi công ty hay thị trường đều có điều kiện làm
việc, nhân lực, tài chính, vật chất khác nhau. Hơn thế nữa đối với hai hay nhiều
công ty thì mặt hàng kinh doanh có thể giống nhau nhưng điểm mạnh, yếu hay cách
thức làm việc, văn hóa riêng. Công ty 76 tiến hành hợp tác với rất nhiều đối tác
khác nhau như Anh. Mỹ. Pháp hay Nhật. Tuy nhiên đề tài của em lại lựa chọn sản
phẩm túi PP sang công ty IKEA của Thụy Điển bởi lẽ: túi PP là sản phẩm sản xuất
chính nhất của công ty. Bên cạnh đó, IKEA – Thụy Điển là một đối tác lớn. Hàng
năm thì doanh thu của công ty từ việc hợp tác với IKEA chiếm khoảng 80-85% tổng
doanh thu của toàn bộ công ty. Có thể thấy đây thực sự là một đối tác lớn và lâu dài

cần được chú trọng.
Đã từng có rất nhiều đề tài cả trong và ngoài nước có đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên, mỗi đề tài lại có những góc nhìn và mức độ khác nhau. Một số công
trình nghiên cứu đặc trưng mà em đã nghiên cứu được liên quan đến nội dung đề tài
Đầu tiên, là các công trình nghiên cứu về rủi ro trong nước do các nhà khoa
học, kinh tế, các giáo sư, phó giáo sư tiến hành nghiên cứu hoặc dịch từ các cuốn
sách nước ngoài


Doãn Kế Bôn (2010) “Quản trị tác nghiệp TMQT”, NXB Chính trị - Hành chính.
Trong cuốn giáo trình này, PGS. TS cùng với các tác giả khác đã cho chúng ta
thấy những kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro trong phần chương 5. Đây là một
nguồn tài liệu rất có ích, được sử dụng để giảng dạy tại trường Đại học Thương mại
hiện nay.



Nguyễn Anh Tuấn (2006) “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương”,
NXB Lao động – Xã hội.
Tiếp theo, cũng có một số các đề tài khóa luận đã khai thác nội dung về rủi ro,
tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT:



Trương Thị Thanh Huyền, “ Kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện
7
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

hợp đồng nhập khẩu thiết bị báo cháy từ Singapore của công ty TNHH thiết bị
PCCC Hà Nội” GVHD Lê Thị Việt Nga.


Nguyễn Đăng Quang (2014), “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, Luận văn
trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế.



Trần Văn Nam, “Quản trị rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu
dây thép từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Cúp Vàng”, GVHD Nguyễn
Quốc Thịnh.



Luận văn “Hạn chế rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng
thiết bị mô phỏng của công ty cổ phần công phần mềm mô phỏng đồ họa” sinh viên
Trần Bích Phương, GVHD Nguyễn Quốc Thịnh.



Nguyễn Thị Thùy Linh (2014), “Hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị viễn thông từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần
dịch vụ kỹ thuật viễn thông Hà Nội”, Khóa luận trường Đại học Thương mại. Luận
văn cũng đã thu thập và hệ thống hóa được những cơ sở lý thuyết liên quan đến rủi
ro, quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị viễn thông sang thị trường

Trung Quốc của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông Hà Nội. Từ việc xây
lý thuyết, vận dụng vào thực tế, tác giả đã thấy được những ưu, nhược điểm trong
quá trình thực hiện, từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục những nhược điểm
đó. Tuy nhiên trong luận văn này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó là việc vận
dụng hệ thống lý thuyết vào thực tế vẫn còn máy móc, chưa tập trung vào thực trạng
công ty.

 Mặc dù đã có rất nhiều bài báo cáo, công trình nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên,

đề tài của dựa trên một số cơ sở lý thuyết sẵn có xây dựng một vấn đề nghiên cứu
mới hơn, khác với các đề tài đã thực hiên trước đó.
Điểm khác biệt trong đề tài thực hiện của em đó là việc xây dựng một đề tài
mới về mặt hàng túi PP xuất khẩu sang công ty IKEA – Thụy Điển tại công ty
TNHH MTV 76 trong khoảng thời gian 2014 – 2017.
Một số công trình khác đã từng nghiên cứu về nội dung này nhưng hướng đến
đối tượng là một công ty khác, mặt hàng khác, trong khoảng thời gian cũng khác
nhau.
8
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Dựa trên những tìm hiểu của bản thân mình, em thấy trong phạm vi trường đại
học thương mại vẫn chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về đề tài: “Quản trị rủi ro
trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng túi PP sang công ty
IKEA – Thụy Điển của công ty TNHH MTV 76”. Do vậy, em quyết định lựa
chọn đề tài này trong giai đoạn 2014 – 2017 để làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài
1.3.1. Lý luận
-

Từ các nguồn tài liệu có liên quan, em có thể xây dựng được một số mục tiêu:
Tổng hợp các kiến thức lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu: rủi ro, tổn thất,

quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT.
- Từ những lý thuyết tổng hợp được vận dụng vào thực tiễn quá trình nghiên cứu.
1.3.2. Thực tiễn
- Tìm hiểu về thực tế quá trình thực hiện hợp đồng TMQT xuất khẩu mặt hàng túi PP
của công ty TNHH MTV 76 sang công ty IKEA – Thụy Điển, những rủi ro, hạn chế
-

có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.
Từ đó tìm ra được những ưu và nhược điểm trong quá trình thực hiện và đưa ra giải
pháp hạn chế, phòng ngừa giúp công ty tránh được khỏi những tổn thất không đáng
có, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện, hoàn thiện hơn quy trình thực hiện

hợp đồng TMQT
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng TMQT. Quan trọng
hơn là việc quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu túi PP sang công ty IKEA –
Thụy Điển của công ty TNHH MTV 76.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
• Đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT xuất


khẩu mặt hàng túi PP của công ty TNHH MTV 76 sang công ty IKEA – Thụy Điển.
Về không gian: phòng kế hoạch – kinh doanh của công ty TNHH MTV 76 xuất


khẩu sang công ty IKEA – Thụy Điển.
• Về thời gian: trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT giai đoạn 2014 –
2017

9
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

1.6. Phương pháp: phân tích tổng hợp, bảng số liệu, sơ đồ…
• Phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua việc quan sát và tổng kết từ thực

tiễn hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa trên việc quan sát tiến hành đặt câu hỏi
cho những cá nhân có liên quan và nhận được sự giải đáp và giúp đỡ tận tình của
-

trưởng phòng, phó phòng và các anh, chị trong phòng kế hoạch – kinh doanh
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo cáo tài chính 2014, 2015, 2016,
2017; báo cáo số liệu xuất khẩu mặt hàng túi PP, hợp đồng thương mại quốc tế,
vận đơn đường biển, các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình, tạp chí
chuyên ngành, website về ngoại thương, chính sách pháp luậy có liên quan,

luận văn khóa trước.
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ những dữ liệu đã thu thập được.
1.7. Kết cấu đề tài:

Nội dung khóa luận gồm có 4 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quá trình thực hiện hợp đồng TMQT, rủi ro, quản
trị rủi ro.
Chương 3: Thực trạng thực hiện hợp đồng TMQT, quá trình quản trị rủi ro khi
xuất khẩu mặt hàng túi PP sang công ty IKEA – Thụy Điển của công ty TNHH
MTV 76 giai đoạn 2014 – 2017.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất nhằm quản trị rủi ro trong quá
trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng túi PP sang công ty IKEA – Thụy
Điển của công ty TNHH MTV 76 giai đoạn 2014 – 2017.

10
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA.
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về rủi ro, tổn thất

Trong TMQT các bên tham gia thường có sự khác nhau về vắn hóa, phong tục
tập quán và chịu sự chi phối của hệ thống chính t rị, pháp luật. Vì thế, tuy cùng một
vấn đề nhưng mỗi bên lại có những quan điểm khác nhau. Điều này có thể dẫn đến
sự bất đồng trong quan hệ thương mại và những rủi ro xảy ra trong quá trình tiến
hành hoạt động kinh doanh. Để giải quyết được những vấn đề này thì các bên phải

tiến hành bàn bạc với nhau, quan trọng hơn hết là xác định được những rủi ro có thể
dựa trên những mục tiêu đã đặt ra để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và
giải quyết những rủi ro đó.
Dựa trên các tài liệu có rất nhiều quan điểm về rủi ro khác nhau
Theo PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh, rủi ro được hiểu những sự kiện bất lợi,
bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người.
Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nộ bộ quốc tế (IIA) định
nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt
được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra.
Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1998). Theo đó,
các loại bất trắc không thể đo lường được thì được gọi là bất trắc, còn loại bất trắc
có thể đo lường được gọi là rủi ro.
Một học giả người Mỹ khác, ông Allan Willett trong cuốn “Risk and
Insurance”. Mc Graw Hill, 1995 có quan điểm rằng “rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan
đến một biến cố không mông đợi”. Như vậy, theo ông rủi ro liên quan đến con người.
Có thể định nghĩa “Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn
thất cho con người" (Nguyễn Anh Tuấn,2006).


Điều kiện hình thành rủi ro
Nhắc tới rủi ro là đề cập tới sự không may mắn, bất ngờ xảy ra gây ra thiệt hại
về lợi ích cho con người. Ba vấn đề được coi là điều kiện của rủi ro, đó là:
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là điều con người không thể lường
trước một cách chắc chắn được.
11
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Rủi ro thường đem lại hậu quả (nghiêm
trọng hoặc không, gián tiếp hay trực tiếp)
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ
nên sẽ không nhận được sự mong đợi của mọi người. Ngoài ra, rủi ro còn mang tính
khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ các ý đồ mang tính chủ quan của chủ
thể hoạt động.
Việc nghiên cứu rủi ro không thể tách rời việc nghiên cứu tổn thất. Đó là
những hậu quả do rủi ro mang lại và chủ thể tham gia hoạt động phải hứng chịu
điều đó. Con người thường quan tâm đến những tổn thất mà họ phải gánh chịu và
nguyên nhân của những tổn thất ấy lại từ rủi ro gây ra. Vì thế mà những vấn đề này
ngày càng được quan tâm.
Theo PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh, tổn thất là những thiệt hại, mất mát về
mặt tài sản; cơ hội mất hưởng; về con người, tinh thần, sức khỏe và nghiệp của họ
do những nguyên nhân từ các rủi ro gây nên.
Tổn thất có thế là hữu hình như: tổn thất tài sản, con người, sức khỏe hoàn
toàn có thể đo lường và quy đổi ra thành tiền. Hay là các tổn thất vô hình như: cơ
hội mất hưởng, tinh thần, đe dọa sự nghiệp. Đôi khi tổn thất vô hình còn đem lại
hậu quả nặng nề hơn các tổn thất hữu hình. Ví dụ: rủi ro chậm trễ trong quá trình
vận chuyển hàng hóa, đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, không được hưởng lãi còn bị phạt
hợp đồng, giảm uy tín trong kinh doanh.
2.1.2. Quản trị rủi ro trong tác nghiệp TMQT

Theo PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh, quản trị rủi ro trong tác nghiệp TMQT là
hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân
và hậu quả của rủi ro trong quá trình tiến hành các tác nghiệp TMQT
2.1.3.

Hợp đồng TMQT

Hợp đồng TMQT là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) đến từ
hai hay nhiều quốc gia hoặc có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau trong đó có
một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một
bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một lượng tài sản nhất định gọi là hàng
hóa. Hợp đồng TMQT thường gắn liền với các dự án, trong đó một bên thỏa thuận
với các bên khác thựa hiện dự án hoặc một phần dự án cho mình.
12
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay lời nói có thể có người làm
chứng. Nếu vi phạm hợp đồng TMQT hay không theo những cam kết các bên đã đề
ra thì sẽ phải cùng nhau ra tòa. Bên thua sẽ phải chiụ mọi phí tổn theo luật pháp
quốc tế.
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được kí kết, đơn vị kinh doanh xuất
nhập khẩu với tư cách là một bên tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Doanh nghiệp cần
phải tuân thủ đầy đủ các luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tê, tập quán thương mại,
đồng thời đảm bảo quyền lợi của quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh
nghiệp, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng
cao lợi nhuận và hiệu quả của toàn bộ giao dịch.
2.2.1.1. Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu

Giấy phép xuất khẩu là một tiêu đề quan trọng về mặt pháp lí để tiến hành các

khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu ở mỗi
quốc gia là khác nhau; ở Việt Nam, hàng năm hoặc 6 tháng một lần, Bộ Thương mại
công bố danh mục hàng cấm xuất khẩu, hàng xuất khẩu theo hạn ngạch. Hồ sơ xin
giấy phép kinh doanh bao gồm:




Đơn xin giấy phép.
Phiếu hạn ngạch
Bản sao hợp đồng đã kí với nước ngoài hoặc bản sao L/C
Mỗi giấy phép được cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất khẩu một hoặc
một số mặt hàng với định mức đã định, chuyên chở bằng phương tiện vận tải và
giao hàng tại một điểm nhất định.

2.2.1.2. Yêu cầu người mua mở L/C

Trong trường hợp hợp đồng thanh toán theo L/C thì doanh nghiệp xuất khẩu
cần nhanh chóng yêu cầu bên nhập khẩu mở L/C. Khi được ngân hàng thong báo
cần kiểm tra xem xét cẩn thận tránh mắc “bẫy” L/C.
2.2.1.3. Chuẩn bị hàng hóa

Đây là công việc bắt buộc đối với nhà xuất khẩu, bao gồm 3 bước:


Thu gom tập trung hàng hóa thành một lô hàng xuất khẩu thông qua loại hợp đồng
đã kí: là việc mua bán hàng hóa ngoại thương thường được tiến hành trên cơ sở khối
lượng lớn. Do tính chất sản xuất của Việt Nam còn nhỏ lẻ nói chung và tính chất các
13
SVTH:



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

mặt hàng thủ công nói riêng, để có đủ lượng hàng xuất khẩu thì chúng ta phải tập
trung gom hàng hóa trước khi xuất hàng bằng việc kí kết hợp đồng với các đơn vị
giao hàng.
• Đóng gói bao bì hàng hóa xuất khẩu nhằm đảm bảo phẩm chất, chất lượng và số
lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp, di chuyển, giao nhận hàng. Tùy từng
loại hàng hóa, yêu cầu cách thức đóng gói trong hợp đồng đã kí, doanh nghiệp phải
thực hiện đúng theo quy định. Tránh xa tình trạng đóng gói sai quy cách tiêu chuẩn
dẫn đến bên nhập khẩu từ chối nhận hàng, yêu cầu giảm giá hàng xuất khẩu,…, từ
chối thanh toán bằng tiền hàng.
• Về kí mã hiệu hàng xuất khẩu: là những kí mã hiệu bằng số, bằng chữ hoặc bằng
hình vẽ ghi trên bao bì, bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc
giao nhận, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.
2.2.1.4. Kiểm tra hàng hóa

Người xuất khẩu phái có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa: kiểm tra hàng hóa đủ về
số lượng, đúng về chất lượng, quy cách đóng gói,… trước khi giao hàng.
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo uy tín của
người xuất khẩu, tạo mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh, ngăn chặn kịp thời
những hậu quả xấu xảy ra dẫn tới tranh chấp khiếu nại. Đặc biệt kiểm tra hàng hóa
xuất khẩu thực hiện tốt giúp cho đơn vị xuất khẩu giảm sửa chữa, khắc phục hậu
quả, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
2.2.1.5. Thuê phương tiện vận tải

Tùy theo điều kiện đã kí kết để thuê phương tiện cho hợp lí



Điều khoản của hợp đồng: điều kiện cơ sở giao hàng, số lượng hàng giao nhiều hay

ít…
• Đặc điểm hàng hóa: hàng nặng hay nhẹ, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp,
hàng vận chuyển dài ngày hay ngắn ngày…
Căn cứ vào điều kiện vận tải: cước phí của từng loại hàng mà lựa chọn phương
thức vận chuyển theo đường bộ, đường biển hay đường hàng không.
2.2.1.6. Mua bảo hiểm (nếu có)

Bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường về
mặt kinh tế của công ty bảo hiểm cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro tổn thất, tai
nạn xảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu trong quá trình chuyên chở. Ngược lại, người
được bảo hiểm có trách nhiệm đóng cho công ty bảo hiểm một khoản tền gọi là phí
bảo hiểm theo những điều kiện đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
14
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

2.2.1.7. Làm thủ tục hải quan

Để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, ngăn chặn hoạt động buôn bán
lậu, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Mọi hàng hóa khi qua cửa Việt Nam đều phải
làm thủ tục hải quan xuất nhập cảnh. Đây là một trong những công cụ để nhà nước
quản lí theo dõi thống kê về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2.1.8. Giao hàng

Tùy vào PTVT mà đơn vị đã thuê sẽ thực hiện những công việc khác nhau
2.2.1.9. Làm thủ tục thanh toán

Thanh toán là khâu quan trọng nhất và là kết quản cuối cùng trong hoạt động
xuất khẩu. Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau: trả tiền mặt, ghi sổ,
chuyển tiền, nhờ thu, tính dụng chứng từ,…
2.2.1.10.

Khiếu nại và giải quyết
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện

hợp đồng bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp
mang tính pháp lí thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng

hóa
Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các khâu của quá trình thức hiện hiện
hợp đồng xuất khẩu như: làm thủ tục hải quan, thuê phương tiện vận tải, mua bảo
hiểm, giao nhận hàng hóa, thanh toán,..Với đối tác không đủ uy tín hay không đủ
năng lực để thực hiện hợp đồng thì rủi rỏ có thể xảy ra: không thực hiện đúng các
điều khoản hợp đồng, không thực hiện được hợp đồng hay không thực hiện đúng
thời hạn hợp đồng quy định. Trong nhiều trường hợp, rủi ro doanh nghiệp gặp phải
do sự biến động của giá cả hàng hóa, sự biến động của tỷ giá,..
2.2.2.1. Các nghiệp vụ chủ yếu quản trị rủi ro trong tác nghiệp TMQT tại doanh nghiệp
2.2.2.1.1. Bước 1: Hình thành các vị trí nhân sự quản trị rủi ro
2.2.2.1.2. Bước 2: Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro
• Nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro
• Nhận dạng các rủi ro


2.2.2.1.3.
2.2.2.1.4.

Bước 3: Phân tích và dự báo tổn thất
Bước 4: Thiết lập bảng liệt kê cảnh báo rủi ro, tổn thất
Bảng liệt kê rủi ro có thể theo những khuôn mẫu khác nhau tùy theo yêu cầu
và nội dung công việc của từng doanh nghiệp
15
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

2.2.2.1.5. Bước 5: Xây dựng phương án phòng ngừa và hạn chế rủi ro
2.2.2.2. Một số rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
2.2.2.2.1. Rủi ro trong quá trình chuẩn bị, kiểm tra hàng hóa xuất

khẩu.


Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu
Nguyên nhân của những rủi ro trên có thế là:


-

Do yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất…

Do người bán không tổ chức tốt trong công tác thu gom, sản xuất hàng hóa…
Rủi ro do biến động giá cả hàng hóa
Do sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô và những điều chỉnh trong các chính
sách kinh tế vi mô của mỗi quốc gia.



Rủi ro do mất khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng hàng hóa xuất
khẩu.

-

Nguyên nhân có thể là:
Do hành vi chủ quan của những người tham gia và có liên quan đến công tác chuẩn

bị hàng hóa xuất khẩu.
- Do người bán không thể kiểm tra được toàn bộ số lượng và chất lượng lô hàng .
- Do những điều kiện bất lợi về thiên nhiên hay thời tiết.
2.2.2.2.2. Rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Người mua, bán chưa cung cấp đầy đủ chứng từ theo quy định
- Bị sai xót, thất lạc chứng từ hàng hóa
- Giấy tờ hay chứng từ không đủ dữ liệu hay thông tin cho việc thông quan hang hóa.
Nguyên nhân vấn đề:
- Thứ nhất, là nhóm nguyên nhân do bối cảnh kinh tế, tổ chức của quốc gia. Trong
một nước mà việc thực thi luật pháp có hiệu lực thấp, các doanh nghiệp không tuân
thủ pháp luật không bị trừng phạt thích đáng, các doanh nghiệp cạnh tranh không
lành mạnh với nhau… thì nguy cơ xuất hiện rủi ro tiềm ẩn khá cao. Bởi lẽ, cơ quan
hải quan không thể đủ nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ mọi lô hàng qua lại biên
giới. Trong khi đó các chủ hàng có lợi ích rất lớn nếu không tuân thủ luật pháp hải
quan, thậm chí khi bị phát hiện, cũng chỉ chịu biện pháp trừng phạt quá nhẹ khiến

họ có động cơ mãnh liệt để không tuân thủ. Hơn nữa, các doanh nghiệp tuân thủ
-

không được hưởng lợi ích đáng kể nên không tích cực tuân thủ.
Thứ hai, là nhóm nguyên nhân liên quan đến năng lực của cơ quan hải quan. Cơ
quan hải quan không có năng lực đáp ứng yêu cầu về các phương diện nhân lực,
công nghệ, tổ chức, quản lý là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến rủi ro có nguy cơ tăng
lên. Trình độ của cán bộ, công chức hải quan ở mức thấp, chưa được đào tạo cơ bản,

16
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

đạo đức, kỷ luật hành nghề không cao sẽ dẫn đến thực hành các nghiệp vụ với chất
lượng thấp, tạo nguy cơ xuất hiện rủi ro cao.
Tổ chức quản lý kém của cơ quan hải quan cũng có xu hướng làm tăng rủi ro.
Chẳng hạn như tình trạng thiếu sổ tay hướng dẫn, thiếu chế độ thưởng phạt và
nghiêm minh, thiếu kiểm tra, giám sát, không quan tâm đào tạo cán bộ… sẽ làm cho
nhân viên hải quan thiếu động lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dễ sa vào tiêu
cực, tham nhũng, cố tình để lọt các vụ gian lận…
-

Thứ ba, là nhóm nguyên nhân liên quan đến công nghệ hải quan.
Công nghệ lạc hậu sẽ gây sức ép lên cơ sở vật chất yếu kém của cơ quan hải
quan dẫn đến các sai sót có khả năng tăng lên. Đặc biệt, sự yếu kém và sai xót của
hệ thống thông tin làm tăng nguy cơ rủi ro lên rất nhiều. Ví dụ, thông tin thống kê

sai lạc, nghèo nàn, không cập nhật, không đồng bộ, thiếu sự trao đổi với các cơ
quan quản lý nhà nước khác sẽ làm cho nhân viên hải quan khó khăn trong việc ra
các quyết định đúng. Đặc biệt, số liệu thống kê không chính xác là nguyên nhân
không chỉ của các quyết định hải quan sai lầm mà còn gây ra nhiều rắc rối, tranh
chấp về sau. Việc thiếu các phương tiện kiểm tra cần thiết khiến nhân viên hải quan
buộc phải bỏ qua các hành vi gian lận tinh vi do thiếu căn cứ để đưa ra các chế tài
theo luật.

-

Thứ tư, là nhóm nguyên nhân liên quan đến mặt tiêu cực của các chủ hàng hóa vận
chuyển qua biên giới. Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro buôn lậu và
buôn bán trái phép. Do thuế quan là khoản thu khá lớn của Nhà nước đánh vào giá
trị hàng hóa, nên nếu trốn được thuế, chủ hàng vừa có thể thu lợi lớn, vừa có thể hạ
giá, bán hàng hóa nhanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh nộp đủ thuế XNK. Chính vì
thế, các chủ hàng thường xuyên nghiên cứu tìm mọi cách để có thể giảm nộp thuế
cho Nhà nước. Chỉ cần cơ quan hải quan lơi lỏng là các chủ hàng tận dụng cơ hội
trốn thuế. Ngoài ra, trong xã hội có nhiều loại sản phẩm nếu cho tiêu dùng tự do có
thể gây hại đáng kể cho dân tộc, đất nước như ma túy, vũ khí, …Do bị cấm đoán
nên giá cả các mặt hàng này trên thị trường ngầm tăng vọt tạo điều kiện cho các chủ
hàng thu lợi lớn. Chính vì thế các tổ chức tìm mọi cách để qua mặt hải quan, kể cả

mua chuộc cán bộ.
2.2.2.2.3. Rủi ro trong việc giao hàng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro


Rủi ro do người bán không giao đủ số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa.
Nguyên nhân của những rủi ro trên có thể là:
17

SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

-

Có thể do sự chủ quan của người bán trong khâu chuẩn bị hàng.

-

Người xuất khẩu kiếm được hợp đồng khác có lợi hơn.

-

Sự suy giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.

-

Các hạn chế xuất khẩu của chính phủ.

-

Sự thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng: số lượng, chất lượng và chủng loại



Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng.

Nguyên nhân có thể do cả ý muốn chủ quan của người bán hoặc do các
nguyên nhân khách quan (do sự biến động về nguồn cung: giá cả tăng nhanh, không
còn nguồn hàng do thiên tai, hiểm họa tự nhiên).

2.2.2.3. Rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa
• Các rủi ro do lựa chọn hãng tàu không đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải.

Nguyên nhân của rủi ro này là:
-

Thuê phải tàu không đủ khả năng đi biển.

-

Thuê tàu của những chủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn để chuyên chở hàng hóa
không có năng lực tài chính.

-

Thuê phải những con tàu ma.



Các rủi ro do xếp hàng không đúng quy cách, chuyên chở không đúng lịch trình,
chuyển tải hàng hóa.
Nguyên nhân của rủi ro này là:

-

Có thể là do chủ hàng đã không cung cấp một cách đầy đủ thông tin về hàng hóa và

những yêu cầu đối với việc chất xếp hàng hóa trên tàu, hoặc do sơ suất, chủ quan,
sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở cũng như bên xếp hàng trong quá trình
xếp hàng lên tàu.

-

Chiến tranh, bạo động, thiên tai, cấm vận,..khiến tàu phải thay đổi lịch trình và
tuyến đường để đảm bảo an toàn.



Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển.
Nguyên nhân là:

-

Cháy hoặc nổ

-

Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp

-

Tàu đâm va nhau, tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đam phải bất kỳ vật thể
bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích.

-

Những hi sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu để đảm bảo an toàn cho toàn bộ

hành trình đi biển.



Các rủi ro do bị mất cắp hàng hóa, trục lợi bảo hiểm, cướp biển.
18
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Nguyên nhân là hàng hóa bị mất cắp do chính người vận chuyển hoặc người
khác, hoặc do cướp biển.
2.2.2.4. Rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng
• Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực.

Nguyên nhân của những rủi ro này là:
-

Những kẻ trục lợi, gian lận có thể lợi dụng cung cấp các bộ chứng từ thanh toán giả
mạo, không trung thực.

-

Khả năng kiểm tra tính xác thực các bộ chứng từ của cả người nhập khẩu và
ngân hàng còn chưa cao, nhất là trong các trường hợp thanh toán bằng điện
chuyển tiền, hoặc các phương thức nhờ thu.



-

Rủi ro từ ngân hàng mở L/C.
Nguyên nhân
Do ngân hàng mở L/C mất khả năng tài chính hoặc cố ý không thanh toán. Trong
quá trình nhập khẩu hàng hóa những rủi ro này có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ
thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Điều này có thể là cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội
kinh doanh hoặc cũng có thể làm mất uy tín của doang nghiệp với đối tác trong và

ngoài nước.
• Rủi ro do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp quy định của L/C.
Nguyên nhân
- Do sai xót về đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giá trị lô
hàng, ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất về tên, địa chỉ các bên trong chứng từ,
chứng từ không đầy đủ như quy định của L/C,..Nói chung, mọi sai xót dù là nhỏ
giữa chứng từ và các yêu cầu của L/C đều có thể bị từ chối thanh toán.
2.2.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu, vì vậy việc thiết lập các biện pháp hạn chế rủi ro cũng không thể tiến
hành chung cho mọi trường hợp mà cần phải thiết lập cho từng trường hợp cụ thể
căn cứ vào đối tác lựa chọn, từng khu vực thị trường,..Các biện pháp hạn chế rủi ro
cũng phải được thực hiện chặt chẽ trong các khâu của quy trình thực hiện hiện hợp
đồng nhập khẩu.

+

Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
Rủi ro trong khan hiếm hàng hóa xuất khẩu
Doanh nghiệp cần có kế hoạch hợp lý trong việc thu gom hay sản xuất hàng hóa

trên năng lực cung ứng của từng nguồn hàng, xác định những biến động có thể xảy

ra để có phương án dự trù.
+ Người bán nên tích cực cập nhật thông tin về thị trường và tính hình cung ứng hàng
xuất khẩu để có biện pháp xử lý kịp thời…
19
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp
+

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Rủi ro do biến động giá cả hàng hóa
Bàn bạc trên cơ sở để cùng nhau khắc phục, duy trì quan hệ thương mại, thiết lập quỹ

dự phòng rủi ro, chủ động mua bao hiểm cho hàng hóa nếu có điều kiện.
+ Đặc biệt, khi đàm phán, kí kết hợp đồng cần nêu cụ thể những điều kiện ràng buộc.
về trách nhiệm và hướng xử lý những tính huống không mong đợi.
+

Rủi ro do mất khả năng kiểm soát chất lượng và số lượng hàng hóa
Tăng cường việc kiểm soát số lượng và chất lượng hàng hóa thông qua việc thỏa

+

thuận sử dụng các cơ quan giám định độc lập có uy tín.
Đặc biệt, khi người xuất khẩu chuẩn bị hàng cần có nhân viên theo dõi trực tiếp quá
trình thu mua nguyên liệu, đối chiếu các chỉ tiêu thực tế so với hợp đồng, tính toán


thời gian hợp lý để giao hàng đúng hẹn.
+ Với những nguyên nhân khách quan như: chiến tranh, bạo động,… thì biện pháp
được khuyến khích là mua bảo hiểm cho hàng hóa.
• Quá trình xuất hàng
-

Tìm hiểu bạn hàng thật kỹ để đảm bảo rằng đối tác sẽ nhận hàng đúng thời gian, địa
điểm đã quy định trong hợp đồng. .

-

Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng với sự tính toán các yếu tố tác
động.

-

Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt, trong đó quy định phạt bên nào không
thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.

-

Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng, bảo lãnh ngân hàng,
đảm bảo thực hiện hợp đồng.



Yêu cầu hai bên cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng




Quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:

-

Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, tối ưu nhất là chỉ định thuê tàu của các hãng có văn
phòng giao dịch tại nước nhập khẩu để dễ dàng theo dõi lịch trình và giải quyết sự
cố.

-

Mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở theo những điều kiện phù hợp với thời
gian vận chuyển trong năm, tuyến đường vận chuyển và đặc tính của hàng hóa.

-

Ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu

-

Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần thiết cho phù hợp với thực tế vận chuyển.

-

Thường xuyên giám sát lịch trình tàu chạy để có thể đưa ra những biện pháp hợp lý
hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro trong hành trình.



Quá trình thanh toán tiền hàng:


20
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Yêu cầu toàn bộ chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp như: đối với vận
đơn đường biển với những lô hàng có giá trị lớn cần yêu cầu nhà xuất khẩu cung
cấp vận đơn do hãng tàu đích danh lập, giấy chứng nhận số lượng phải có sự giám
sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại nước người nhập
khẩu tại nước ngoài cấp,..

-

Bố trí nhân viên giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ thanh toán để hạn chế tối
đa sự rủi ro.

-

Đọc và nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ thanh toán.

2.3. Phân định nội dung nghiên cứu

Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một trong những công việc rất quan
trọng. Bởi lẽ, nếu để cho rủi ro xảy ra rồi mới giải quyết thì có thể sẽ đem lại những
hậu quả xấu. Vì thế, cần phải xác định trước những rủi ro đưa ra những biện pháp

phòng tránh trước, tránh những rủi ro và tổn thất nặng nề về sau.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TÚI PP SANG CÔNG
TY IKEA – THỤY ĐIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV 76
GIAI ĐOẠN 2014 – 2017
3.1.

Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV
76.
Công ty TNHH MTV 76 - Tổng cục công nghiệp quốc phòng được thành lập ngày
9 tháng 3 năm 1971 là một doanh nghiệp Quốc phòng - an ninh. Đóng quân trên địa bàn
Xã Kiêu Kỵ - Huyện Gia lâm - Thành phố Hà nội với tổng diện tích là 140,000m2.
Công ty TNHH MTV 76 hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con với
các đơn vị hạch toán độc lập, công ty con, công ty cổ phần, hoạt động đa ngành
nghề trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trên tiến trình hoạt động của mình, công ty 76 sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới
hoạt động trong cả nước và quốc tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, tập
trung phát triển các lĩnh vực thế mạnh của công ty.
21
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Với định hướng hoạt động chính trên lĩnh vực là xây lắp và kinh doanh bất
động sản, Công ty đã chủ động phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường, tiếp
thị các công trình dự án mới, chủ động lo về nguồn lực cho các dự án. Do vậy, ngay

từ khi thành lập, công ty TNHH MTV 76 đã không ngừng xây dựng bộ máy làm
việc có quy mô có tổ chức, trong mọi lĩnh vực hoạt động. Công ty đã chủ động xây
dựng và thu hút đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề đạt tiêu chuẩn, đầu tư
máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực và khẳng định vị thế của mình trên
thị trường.
Từ một xưởng sản xuất nhỏ đến nay đã là một Nhà máy lớn của Quân đội, đạt
trình độ tự động hóa, cơ khí hoá hiện đại. Từ chỗ ban đầu chỉ nghiên cứu, sản xuất,
sửa chữa được một số loại vũ khí, trang bị,vật tư kỹ thuật cơ bản, đến nay Nhà máy
đã nghiên cứu, chế thử, sản xuất được nhiều sản phẩm quốc phòng và kinh tế. Trong
đó, có nhiều sản phẩm mới, hiện đại, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
quốc phòng – an ninh trong tình hình mới. Nhà máy đã kết hợp tốt quốc phòng với
kinh tế, tích cực đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất hàng kinh tế với hệ thống thiết bị
hiện đại, với công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt, nhiều sản phẩm có giá trị
cao, có mặt ở khắp đất nước và trên thị trường quốc tế... Nhà máy không chỉ nghiên
cứu, sản xuất quốc phòng, kinh tế và kinh doanh mà còn không ngừng củng cố, xây
dựng và phát triển Nhà máy vững mạnh toàn diện, đồng thời, tích cực tham gia
hoàn thiện nghệ thuật tạo nguồn vũ khí, trang bị, vật tư kỹ thuật, xây dựng và phát
triển công nghiệp quốc phòng, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự
Việt Nam.
3.2.

Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV 76 giai
đoạn 2014 – 2017.
Sản phẩm truyền thống của công ty là sản xuất các loại sơn, các sản phẩm
bằng nhựa, vải mưa và tăng vải bạt, bạt nằm dã chiến, lưới nguỵ trang, các mô hình
nghi binh, nghi trang,... phục vụ cho quốc phòng, dân sinh và tham gia xuất khẩu
các mặt hàng túi siêu thị, túi dimpa, túi sommar, túi dimpa bin, túi giáng sinh,... từ
các nguồn nguyên liệu như: nhựa PP, PE, Polyester... ra thị trường thế giới.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 76 trong 4 năm gần đây như sau
(tính đến quý I/2017):

(Đơn vị tính: Triệu đồng)
22
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

Bảng 3.1: Sơ đồ kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 76 trong
4 năm 2014-2016.
Năm
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất
Giá trị doanh thu
Trong đó quốc phòng
Trong đó kinh tế - xuất
khẩu
Lợi nhuận
Thu nhập bình quân

2014

2015

2016

Quý I/2017

323.800

332.500
43.500

469.874
473.102
52.397

616.120
620.210
61.780

176.330

273.500

412.851

552.518

7.007
2.750

8.869
3.417

9.162
3.759

177.582
17.702

147.240
2.630
251

(Nguồn Phòng tài chính kế toán công ty 76)
Tính đến hết quý I/2017 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 76
giai đoạn 2014 – 2017 như sau:
Đơn vị: VNĐ
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 –
Quý I/2017
Nội dung

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Quý I/2017

1. Tổng tài sản

287.532.290.801

372.362.488.591

456.274.576.472

115.089


2. Nợ phải trả

193.029.706.532

208.425.450.492

213.485.594.373

55.688

3. Tài sản ngắn hạn

247.106.193.451

284.375.139.711

324.438.475.998

81.109.620

4. Nợ ngắn hạn

172.639.706.532

195.081.450.492

221.478.485.082

57.669.530.378


5. Doanh thu từ dệt may

611.298.652.300

807.562.456.800

1.052.372.687.664

252.182.358.760

6. Lợi nhuận

26.674.739.306

38.275.200.995

541.023.291.578

14.526.832.994

7. Lợi nhuận sau thuế

20.006.054.480

29.854.656.776

44.282.953.107

12.007.983


(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH MTV 76 từ 2014 – Quý I/2017)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm
gần đây. Lý do là trong những năm 2013, 2014, thị trường than của nước ta nói
chung đã xuất hiện những mảng sáng với nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan khi cả sản
lượng tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu đều đạt những con số ấn tượng. Bước
sang năm 2016, ngay từ những tháng đầu năm, tình hình kinh doanh các sản phẩm
23
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

chủ lực của công ty cũng phát đi những tín hiệu khởi sắc khi mức tiêu thụ đã đạt
những kết quả khả quan.
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2014 – Quý I/2017.
Đơn vị: VNĐ
Năm

2015

2016

Quý I/2017

Doanh thu xuất khẩu

7,988.000.000


8,010.000.000.000

2.125.000.000.000

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)
Có thể thấy doanh thu năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014. Như vậy có thể
thấy mức giá than năm 2015 có chiều hướng khả quan hơn so với năm 2014. Đến
năm 2016, doanh thu dần ổn định và tăng đều hơn, điều này cho thấy cùng với sự
hồi phục của ngành, kim ngạch xuất khẩu mặt các mặt hàng của công ty nói chung
và cả nước nói riêng đều tăng hơn mức kỳ vọng, công ty trên đà phát triển do sự hồi
phục của nền kinh tế, dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng xảy ra ở
giai đoạn 2010- 2013…
Năm 2010, công ty bắt đầu hoạt động xuất khẩu với mặt hàng đầu tiên là các
loại túi hay vải bạt. Các năm tiếp theo, mặt hàng túi tiếp tục là mặt hàng chủ lực
trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Trong ba năm gần đây, dù tổng sản lượng
xuất khẩu tăng hay giảm thì số lượng túi vẫn chiếm đa số.
Bảng 3.4: Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng từ 2014 – 2017
Đơn vị: Tấn
Mặt hàng
Túi
Vải bạt
Các sản phẩm khác
Tổng

Năm
2014
32.643
7.978
4.533
45.154


2015
42.012
17.268
11.445
70.725

2016
Quý I/2017
55.228
15.200
31.856
8.750
28.570
7..500
115.654
31.450
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Năm 2014, mặt hàng túi chiếm 72.3% tổng lượng hàng xuất khẩu ở mức
32,643 tấn. Đến năm 2015, lượng túi xuất khẩu tăng lên 22,3% ở mức 42,012 tấn.
Đó là do năm 2015, công ty đã đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Đó là các loại bao
bì, túi siêu thị bằng nhựa PP, PE, túi PP ghép màng BOPP, vải PP không dệt, màng
mưa PVC, vải bạt xe tải, vải bạt quảng cáo, các loại nhà bạt siêu nhẹ. Năm 2015,
khi nền kinh tế thế giới dần thoát ra khỏi khủng hoảng kéo dài từ năm 2008, sản
24
SVTH:


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Mai Thanh Huyền

lượng xuất khẩu của công ty tăng lên và ổn định hơn, mặt hàng túi vẫn giữ vững về
cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở mức 46.71% so với tổng sản lượng xuất khẩu.
Công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm như : lều bạt, hộp đựng đồ, màn rèm,
nguyên phụ liệu, quần áo mưa, sơn Alkyd, trang bị cứu hộ, túi PP dệt và không dệt.
Các sản phẩm của công ty khá đa dạng và mở rộng trên nhiều thị trường khác nhau.
Các đối tác chủ yếu của công ty là các công ty đến từ Thụy Điển, Mỹ, Pháp,
Nhật Bản… Trong đó bạn hàng lớn nhất của công ty đó là IKEA – công ty nội thất
lớn đến từ Thụy Điển.
Bên cạnh đó thì công ty còn mở rộng phạm vi hợp tác của mình các công ty
Decathlon – tập đoàn lớn về dụng cụ thể thao của Pháp và các công ty hay tập đoàn
của Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha…
Bảng 3.5: Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn 2014 – Quý
I/2017
Đơn vị: Tấn
Thị trường
Khu
Vực
Đông Á

Sản lượng

Quốc gia

2014

2015


2016

Quý I/2017

Tổng

Nhật Bản

1.254

1.555

1600

408

2010.809

Pháp

1.279

1650

428

2079.279

Anh


651

769

568

175

2163

Thuỵ Điển

2.856

3.241

3358

988

4352.097

6.040

5.565

7176

1999


10605.19

Tây Âu

Tổng

(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty)
Có thể thấy, thị trường xuất khẩu các sản phẩm của công ty là khá đa dạng,
chủ yếu là các nước phát triển. Năm 2014, thị trường chủ lực của công ty là Thụy
Điển với mức sản lượng 2.856 tấn, chiếm 47.28% tổng sản lượng xuất khẩu của
công ty trong năm đó, tiếp đó là thị trường Nhật Bản và Pháp . Trong khoảng thời
gian 2015 – 2016 thì thị trường chủ lực của công ty vẫn được duy trì là tập đoàn
IKEA của Thụy Điển. IKEA luôn là đối tác chính của công ty trong nhiều năm liền
25
SVTH:


×