Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.21 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô và cán bộ
của công ty thực tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế trường
Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thạc sĩ Phan Thu Trang, cô giáo đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn em
hoàn thành đề tài: “Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt”.
Giám đốc Ninh Anh Hải cùng các anh chị nhân viên phòng Xuất nhập khẩu
của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt đã nhiệt tình giúp đỡ và
chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.

Sinh viên
NGUYỄN THỊ THẢO NHI

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1. Logo công ty.......................................................................................12
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn


Việt..................................................................................................................13
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty HAVIMEX.,JSC giai
đoạn 2014 - 2016.............................................................................................14
Bảng 3.2. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty HAVIMEX., JSC giai
đoạn 2014 - 2016.............................................................................................15
Bảng 3.3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu nhập khẩu một số mặt hàng chính
của HAVIMEX.,JCS giai đoạn 2014 - 2016....................................................15
Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty HAVIMEX.,JSC
giai đoạn 2014 – 2016.....................................................................................16
Sơ đồ 3.2: Quy trình nhập khẩu của công ty...................................................17
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ gặp phải rủi ro trong các bước thực
hiện HĐNK mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của công
ty HAVIMEX.,JSC..........................................................................................20
Bảng 3.6 Kết quả phân tích luồng tờ khai hải quan của mặt hàng máy khoan,
phụ tùng nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc của công ty HAVIMEX.,JSC
trong những năm 2014- 2016..........................................................................21
Bảng 3.7 Rủi ro trong bước nhận hàng của HAVIMEX.,JSC.........................22
Bảng 3.8. Đo lường rủi ro khi làm thủ tục mở L/C.........................................24
Bảng 3.9. Đo lường rủi ro khi làm thủ tục hải quan........................................25
Bảng 3.10. Đo lường rủi ro khi nhận hàng......................................................25
Bảng 3.11 Đo lường rủi ro trong khâu kiểm tra hàng.....................................26
Bảng 3.12. Đo lường rủi ro khi thuê phương tiện vận tải về kho....................26

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Xuất nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu
Việt nam đồng

XNK
HĐNK
VNĐ

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Từ viết tắt
L/C
D/O
B/L
C/O
CIF
CIP
FOB
T/T
USD
TTR

Nghĩa tiếng Anh
Letter of Credit
Deliver Order
Bill of Lading
Certificate of Origin


Nghĩa tiếng Việt
Thư tín dụng
Lệnh giao hàng
Vận đơn đường biển
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng

Cost, Insurance and Freight
Carriage and Insurance Paid to
Free on board
Telegraphic transfer
United State Dollar
Telegraphic transfer

hóa
Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước
Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
Giao lên tàu
Điện chuyển tiền
Đồng Đôla Mỹ
Chuyển đổi hoàn tiền bằng điện

Reimbursement

v


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con
người. Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro. Trong suốt lịch

sử phát triển của mình, con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi một
rủi ro này được kiềm chế lại xuất hiện những rủi ro mới. Cùng với sự phát triển của xã
hội, rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng gia tăng.
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết định trong
kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro. Thành công có được một
phần không nhỏ nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Biết vậy song ít có doanh
nghiệp có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó tìm ra
các biện pháp hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu. Rủi ro trong kinh doanh xảy ra một
cách thường xuyên và rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiều
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Môi
trường kinh doanh càng mở rộng thì thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là
với môi trường kinh doanh quốc tế. Việc tham gia tích cực vào thị trường quốc tế sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt các doanh
nghiệp trước nhiều rủi ro mới. Một loạt các rủi ro vốn có của môi trường kinh
doanh quốc tế đã trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi va
vấp phải. Đó là các rủi ro pháp lý, rủi ro giao dịch, rủi ro tài chính,..
Những vấn đề lý luận và thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có những
chuẩn bị đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro từ môi trường
kinh doanh mới.
Xuất phát từ yêu cầu trên đó, em tiến hành nghiên cứu khóa luận với đề tài “Hạn
chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ
thị trường Hàn Quốc của Công ty cố phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt”.
Khóa luận này trình bày khái quát những lý luận về rủi ro và các biện pháp
hạn chế rủi ro. Từ những dữ liệu thu thập được, em tiến hành phân tích thực trạng
của công ty, từ đó thấy được những nguyên nhân, tồn tại cần giải quyết và đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.

1



1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu năm trước
Qua tham khảo các nghiên cứu của các sinh viên khóa trước, em thấy rất nhiều
đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu, nhưng hầu hết
các đề tài về hoàn thiện quy trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu và một số đề
tài liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro như:
- “ Kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu thiết
bị báo cháy từ Singapore của công ty TNHH thiết bị PCCC Hà Nội” sinh viên
Trương Thị Thanh Huyền, GVHD Lê Thị Việt Nga. Đề tài nghiên cứu tổng quan về
các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu
như: Né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro,
quản trị thông tin,.
-

“ Quản trị rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu dây thép từ thị

trường Trung Quốc của công ty TNHH Cúp Vàng” sinh viên Trần Văn Nam,
GVHD Nguyễn Quốc Thịnh. Đề tài nghiên cứu về các hoạt động trong quản trị rủi
ro bao gồm: Nhận dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ
rủi ro trong vấn đề nghiên cứu.
- “ Hạn chế rủi ro trong thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thiết bị
mô phỏng của công ty cổ phần công phần mềm mô phỏng đồ họa” sinh viên Trần
Bích Phương, GVHD Nguyễn Quốc Thịnh. Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong quá
trình thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu và các biện pháp hạn chế rủi ro ấy.
- “Hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị viễn
thông từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông Hà
Nội” sinh viên Nguyễn Thùy Linh, GVHD Doãn Kế Bôn.
Từ các công trình nghiên cứu năm trước, dựa vào tính cấp thiết của đề tài nhất
là trong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì
việc hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hết sức cần
thiết. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong quy trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc
của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt”. Đề tài này không
phải là mới nhưng nội dung nghiên cứu mang tính chất tiếp cận thực tế hiện nay, từ
đó đề xuất cho công ty những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc

2


1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện HĐNK. Trong
đó, các nhiệm vụ cụ thể là: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro, quy
trình thực hiện HĐNK và hạn chế rủi ro trong thực hiện HĐNK. Từ đó phân tích,
đánh giá thực trạng các rủi ro thường gặp phải và hạn chế rủi ro trong thực hiện
HĐNK của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt thông qua
phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp cần thiết. Cuối cùng là đề xuất
giải pháp nhằm giải quyết và nâng cao hiệu quả trong công tác hạn chế rủi ro trong
thực hiện HĐNK tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Công tác hạn chế rủi ro hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp của công ty
trong khoảng 3 năm từ 2014-2016.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết
bị mỏ Hàn Việt.
- Mặt hàng nhập khẩu: máy khoan, phụ tùng
- Thị trường nhập khẩu: Hàn Quốc
1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Nguồn bên trong công ty: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016. Báo cáo
kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng của công ty HAVIMEX.,JSC,
hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển…
- Nguồn bên ngoài công ty: Các tài liệu về thương mại quốc tế như giáo trình,
báo và tạp chí chuyên ngành, các luận văn khóa trước…
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: liệt kê và đưa vào bảng phân tích dữ liệu thu được
của doanh nghiệp thông qua phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng nhân sự.
- Phương pháp phân tích: phân tích những số liệu thu thập được, đưa ra những
suy luận thực tiễn.
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3


Căn cứ vào nội dung đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến. Ngoài phần mục
lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu.
Chương 3: Thực trạng hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu
khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp.

4



CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
2.1. Một số khái niệm cơ bản về hạn chế rủi ro quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu.
2.1.1 Khái niệm rủi ro, nguy cơ, tổn thất
 Rủi ro
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro, theo Frank Knight, một nhà kinh tế học
người Mỹ: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Theo nhà kinh tế học Allan
Wilett: “ Rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không
mong đợi”. Đối với Marilee Hurt Me Carty, một nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa
học kỹ thuật Georgea: “ Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra
trong tương lai có thể xác định được”. Khái niệm trên đề cập đặc điểm cơ bản
của rủi ro đó là tính ngẫu nhiên của rủi ro xong chưa nêu được tác động, hậu quả
của rủi ro.
Theo nhà kinh tế học Irving Pfeffer “Rủi ro là một tổng hợp sự ngẫu nhiên
có thể đo lường được bằng xác suất” hay “Rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở
kết quả là giá trị hay kết quả hiện thời chưa biết đến”. “Rủi ro là những tai nạn
sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, gây thiệt hại về người và tài sản”.
Khái niệm này đề cập cụ thể hơn về rủi ro và hậu quả của nó đồng thời đề cập
đến thiệt hại vật chất có thể đo lường được, có thể làm phương hại tới mọi hoạt
động của con người.
Trong hoạt động cuộc sống hằng ngày cũng như trong hoạt động kinh tế luôn
hàm chứa rủi ro.Từ những quan điểm nêu trên, ta có thể nêu khái niệm rủi ro như
sau: “Rủi ro là những tai họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt
hại về người và tài sản trong cuộc sống hàng ngày và trong hoạt động kinh tế của
con người”.
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra rằng: “Rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu là những rủi ro phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, những rủi ro này có tính chất bất lợi, bất ngờ và đặt
doanh nghiệp vào nguy cơ phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn để thực hiện được mục

tiêu của mình”.

5


 Nguy cơ
Nguy cơ được hiểu là khả năng xảy ra của một sự việc, một nguồn, một tình
huống hoặc một hành động có tiềm năng gây ra tổn hại đối với con người, như tổn
thương hay tác hại sức khoẻ hoặc kết hợp cả hai tổn hại trên.
 Tổn thất
Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng; về con
người, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro
gây ra. (Nguồn: PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2010)
2.1.2 Khái niệm về hạn chế rủi ro.
Có thể hiểu hạn chế rủi ro một cách đơn giản như sau:
Hạn chế rủi ro là tổng hợp các biện pháp toàn diện, có hệ thống để nhận dạng,
tìm ra những nguyên nhân của rủi ro nhằm giảm thiểu, hạn chế những tổn thất, mất
mát và những ảnh hưởng bất lợi do rủi ro gây ra trong quá trình kinh doanh.
2.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu
2.2.1. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Tùy từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp có thể có hoặc không phải xin
giấy phép nhập khẩu. Với các mặt hàng thuộc danh mục cấm thì khi doanh nghiệp
muốn nhập khẩu thì phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng.
Bước 2: Làm thủ tục mở L/C
Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán hợp lệ
và phù hợp với nội dung của L/C. Đây là phương thức thanh toán đảm bảo hợp lí,
thuận tiện, hạn chế rủi ro cho cả hai bên

Bước 3: Thuê phương tiện vận tải
Tùy vào các loại hàng hóa khác nhau mà nhà nhập khẩu sẽ sử dụng các loại
phương tiện khác nhau bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ…
Hiện nay phần lớn hàng hóa được vận chuyển thông qua đường biển nên
nghiệp vụ thuê tàu đã trở thành phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện
nay. Các hoạt động thuê tàu gồm có:

6


- Phương thức thuê tàu chợ: là tàu chạy theo một hành trình và thời gian
nhất định.
- Phương thức thuê tàu chuyến: là hình thức doanh nghiệp thuê cả con tàu để
chuyên chở hàng hóa cho mình từ cảng này sang cảng khác.
Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hóa
Đối với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF và CIP người bán trách nhiệm
mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện tối thiểu (điều kiện C) với giá trị bằng
giá CIF + 10%. Còn khi ký HĐNK theo điều kiện của nhóm E, F, C tùy vào điều
kiện cụ thể mà người nhập khẩu quyết có mua bảo hiểm hay không.
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
- Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan để làm thủ
tục thông quan nhập khẩu. Bộ hồ sơ bao gồm: Commercial Invoice, Packing list,
D/O, B/L, C/O, contract, giấy giới thiệu.
- Khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, nhân viên của công ty sẽ đến chi cục hải quan
ở khu vực công ty nhận hàng để làm thủ tục hải quan và đóng thuế nhập khẩu theo
quy định.
Bước 6: Nhận hàng, kiểm tra hàng nhập khẩu
Đại lý hãng tàu sẽ gửi thông báo tàu đến cho nhà nhập khẩu khi tàu sắp đến
cảng. Khi công ty nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu và nhận được thông báo
hàng đến, bộ phận xuất nhập khẩu sẽ mở tờ khai hải quan điện tử để làm thủ tục

thông quan hàng hóa. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đăng kí theo hình thức
khai hải quan điện tử thì nhân viên sẽ phải chuẩn bị hồ sơ để khai theo phương pháp
thủ công và công việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian. Nhà nhập khẩu sẽ cầm
thông báo tàu đến, B/L có ký hậu, giấy giới thiệu, chứng minh thư tới hãng tàu đẻ
nhận D/O, hãng tàu sẽ giao cho nhà nhập khẩu 3 bản D/O để làm thủ tục hải quan
và nhận hàng.
Khi nhận hàng phải kiểm tra số lượng, xem xét sự phù hợp về chủng loại, tên
hàng, kích thước, thông số kĩ thuật, chất lượng,… khi nhận hàng từ phương tiện tại
ga, cảng cần kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng hóa ra khỏi phương
tiện vận tải. Nếu có nghi ngờ hoặc thấy hàng hóa bị tổn thất, thiếu hụt, không đồng
bộ, không phù hợp với hợp đồng thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập biên bản
giám định

7


Bước 7: Thanh toán
Các hình thức thanh toán có thể bằng L/C, T/T, TTR, D/P. Sau khi nhận thông
báo tàu đến và kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì bên nhập khẩu chấp
nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Bước 8: Giải quyết các tranh chấp khiếu nại (nếu có)
Là quá trình thương lượng giữa các bên để giải quyết tranh chấp trong quá
trình mua hàng. Các bên có thể tự thương lượng với nhau hoặc sử dụng trọng tài
thương mại, tòa án để giải quyết các tranh chấp.
2.2.2. Nội dung hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Nội dung của hạn chế rủi ro bao gồm những nội dung chính sau:
 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác nhận liên tục và có hệ thống các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm xác nhận
những thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi

ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét,
nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ môi trường và toàn bộ mọi hoạt động
của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang
xảy ra, mà còn dự báo được những rủi ro của tổ chức, trên cơ sở đề xuất các giải
pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Để nhận dạng rủi ro ta có các phương pháp sau:
Phân tích các báo cáo tài chính để nhận dạng rủi ro được tiến hành bằng cách
phân tích từng tài khoản, chi tiết các khoản chi phí và lợi nhuận, đối chiếu với kế
hoạch tài chính được thiết lập đầu năm tài chính để có được những số liệu và nhận
định những rủi ro đã gặp phải. Đây là phương pháp khách quan, có độ tin cậy,
nhưng khó áp dụng tại nhiều doanh nghiệp do đòi hỏi nhân sự quản trị rủi ro phải có
năng lực cốt lõi và kĩ năng cao về rủi ro, tổn thất và về kế toán tài chính để có thể
loại trừ các yếu tố ngoài rủi ro.
Phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp dựa trên sự phân chia chuỗi
các tác nghiệp thương mại quốc tế thành các nhóm tác nghiệp nhất định theo đặc
thù của tác nghiệp hoặc theo công đoạn tiến hành nội dung nghĩa vụ và các cam kết
để từ đó chỉ ra được những rủi ro cho từng nhóm tác nghiệp.

8


Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp có thể gặp phải
các loại rủi ro trong các bước sau:
- Làm thủ tục mở L/C: xảy ra sai sót khi điền thông tin làm thủ tục mở L/C,
rủi ro từ việc lựa chọn L/C không hủy ngang,…
- Khâu làm thủ tục hải quan: tờ khai hải quan bị phân vào luồng vàng, đỏ; rủi
ro từ đường truyền mạng yếu, tờ khai hải quan hết hạn,…
- Khâu nhận hàng: hàng hóa được giao không đúng chất lượng, số lượng
hoặc mẫu mã, giao hàng chậm,…
- Khâu kiểm tra hàng: kết quản kiểm tra hàng hóa không chính xác, không

trung thực, đối tác không chấp nhận kết quả,…
- Khâu thuê phương tiện vận tải về kho: giao hàng chậm, mất mát hàng hóa,

- Khâu thanh toán: ngân hàng không có khả năng thanh toán, bộ chứng từ
giả, mâu thuẫn giữa hàng hóa với bộ chứng từ,…
- Khâu khiếu nại, giải quyết khiếu nại: rủi ro khi lựa chọn trung tâm trọng tài,
toàn án ở nước ngoài để giải quyết khiếu nại.
 Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro và đo lường tổn thất
Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong dự báo và
áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất của rủi ro đem lại trong hoạt
động thương mại quốc tế. Từ việc phân tích rủi ro, nhà quản trị có thể thấy được
mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra là nhiều hay ít. Việc phân tích mức đôn tổn thất
của rủi ro gây ra trong quá khứ của doanh nghiệp hay những trường hợp tương tự
bên ngoài doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có được những dự báo tổn thất có thể
xảy ra trong tương lai một cách chính xác nhất để hạn chế.
Để có thông tin về những tổn thất có thể có, nhà quản trị rủi ro cần triển khai
một mạng các nguồn thông tin và các mẫu báo cáo các vấn đề gặp phải, suýt gặp
phải. Các nguồn thông tin chính là Ban giám đốc công ty, trưởng phòng và các nhân
viên phòng XNK, các nhân viên bộ phận có liên quan khác.
 Biện pháp hạn chế rủi ro
Trên cơ sở thiết lập bảng liệt kê các nguyên nhân rủi ro, tổn thất nhà quản trị
sẽ đề xuất các phương án để hạn chế rủi ro. Các biện pháp này không được tiến
hành chung cho mọi trường hợp mà phải được xây dựng riêng cho từng trường
hợp cụ thể căn cứ vào mặt hàng kinh doanh, đối tác lựa chọn, đặc điểm thị

9


trường,… để đưa ra các biệp pháp hạn chế hợp lí, giảm thiểu tổn thất xuống mức
tối thiểu nhất óc thể.

Các biện pháp hạn chế rủi ro có thể chia thành ba nhóm cơ bản sau:
 Né tránh rủi ro
Đây là biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những hợp đồng
nhập khẩu có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia
vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro.
Biện pháp né tránh rủi ro có thể giúp doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ hậu
quả xấu nào mà rủi ro được phát hiện có thể gây ra nhưng có thể khiến cho doanh
nghiệp bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời. Hơn nữa, không phải rủi ro nào cũng tránh
được. Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không thể tránh được rủi ro tỷ
giá biến động bất lợi, trừ khi hoạt động thanh toán được thực hiện bằng đồng nội tệ.
 Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
Đây là nhóm các giải pháp nhằm giảm đến mức tối đa các rủi ro có thể đến với
doanh nghiệp, chúng bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro.
Ngăn ngừa rủi ro là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến cho
rủi ro không thể xảy ra. Tuy nhiên do không thể ngăn chặn được mọi rủi ro, các nhà
quản trị rủi ro phải sử dụng các biện pháp tiếp theo. Một khi không thể né tránh rủi
ro, nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ: để giảm rủi
ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể để
nắm rõ về đối tác.
 Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra
Đây là các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu thiệt hạn một khi rủi ro xảy ra. Ví
dụ: để hạn chế thiệt hại do rủi ro bị nhà xuất khẩu giao hàng không đúng thời gian,
không đúng chất lượng thì doanh nghiệp cần đưa những điều này vào hợp đồng
nhập khẩu hoặc doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung cấp của mình. Đây là biện
pháp mang tính chất tích cực nhưng không thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro
hoàn toàn.

10



2.2.3. Vai trò của hạn chế rủi ro
Vai trò của việc hạn chế rủi ro được thể hiện ở các mặt sau:
Hạn chế rủi ro là biện pháp nhằm làm cho rủi ro ít xảy ra và nếu xảy ra thì
cũng ít nghiêm trọng. Hạn chế rủi ro cũng góp phần tăng uy tín doanh nghiệp trên
thị trường. Thông qua đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng diễn ra trôi
chảy, dễ dàng hơn. Ngoài ra, hạn chế rủi ro còn là cơ sở để các doanh nghiệp chấp
nhận mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận lớn trong một số lĩnh vực kinh doanh có nguy
cơ rủi ro cao.
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi thực hiện hiện hợp đồng nhập khẩu là
nhằm thu được lợi nhuận tố ưu, tức là mức lợi nhuận cao nhất đạt được khi đảm bảo
các mục tiêu khác. Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tiến hành đồng
thời hai biện pháp: tăng doanh thu và giảm chi phí. Tăng doanh thu thường đòi hỏi
phải tăng quy mô của hợp đồng hoặc nhờ vào biến động của tỷ giá song doanh
nghiệp thường bị động trong tình huống này; việc tăng quy mô lại hàm chứa những
nguy cơ rủi ro lớn hơn cho quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, cách thứ hai là
giảm chi phí, trong đó các chi phí xử lý rủi ro tỏ ra chủ động và đem lại hiệu quả
cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, tất yếu phải có có biện pháp hạn chế rủi ro.
An toàn trong kinh doanh là yêu cầu thiết thực cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp trong thị trường đầy nguy cơ rủi ro và bất trắc. Muốn an toàn cần phải
giảm thiểu rủi ro có thể tác động tới doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh
nghiệp cần thiết lập các biện pháp hạn chế cho từng nhóm rủi ro tùy thuộc vào mức
độ nghiêm trọng của nó.
Rủi ro gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người và đôi khi doanh nghiệp còn
phải chịu trách nhiệm pháp lý về sản phẩm đối với khách hàng mà nhiều khi trách
nhiệm pháp lý còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn thiệt hại về tài sản.
Như vậy, các biện pháp hạn chế rủi ro góp phần biến cơ hội kinh doanh thành
kết quả hiện thực, giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ trong kinh doanh nhằm tối
đa hóa lợi nhuận mà vẫn an toàn.

11



CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY KHOAN, PHỤ
TÙNG TỪ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MỎ HÀN VIỆT.
3.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu thiết bị Mỏ Hàn Việt được thành lập vào
ngày 04 tháng 02 năm 2010, tên giao dịch: HAN VIET MINING EQIPMENTS
IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là HAVIMEX.,JSC
Đăng kí kinh doanh số 0104423391 tại Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
với mã số thuế: 0104423391, số vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000 VNĐ, người
đại diện là ông Ninh Anh Hải
Hình 1. Logo công ty

(Nguồn: Phòng hành chính- tổ chức)
• Lịch sử hình thành và phát triển:
Bắt đầu từ năm 2010, với tầm nhìn dài hạn và xác định mô hình phát triển,
cùng định hướng đi sâu vào lĩnh vực kinh doanh vật tư và đầu tư máy móc, thiết bị
ngành khai thác mỏ, công ty được thành lập với tên gọi Công ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Thiết Bị Mỏ Hàn Việt (HAVIMEX.,JSC).
Trong thời gian này Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị Mỏ Hàn Việt
chính thức ký kết hợp đồng và phân phối cách sản phẩm máy khoan thủy lực xuất
xứ từ Hàn Quốc cung cấp cho thị trường trong nước và thị trường lân cận
Sau 7 năm hoạt động, các vật tư, máy móc mà HAVIMEX.,JSC dần dần đã
được khách hàng biết đến nhiều hơn, có mặt ở nhiều công trình khai thác mỏ, than
đá và công trường trên toàn quốc

12



3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt chuyên nhập khẩu và
cung cấp các loại máy khoan, búa đá thủy lực dùng trong lĩnh vực khoan phá đá nổ mìn và khai thác quặng, than, cùng các chủng loại vật tư tiêu hao dùng cho máy
khoan hơi, khoan thủy lực có xuất xứ Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản
Bên cạnh đó, ,HAVIMEX.,JSC cung cấp thêm các dịch vụ cho thuê máy
khoan: dịch vụ khoan thuê cho các mỏ khai thác than, khai thác đá, các công trình
thủy điện, giao thông, dịch vụ bốc xúc, san lấp đất đá
Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các dịch vụ:

• Dịch vụ sửa chữa máy khoan.

• Dịch vụ bảo hành sản phẩm, lắp đặt, mua bán trang thiết bị, phuơng tiện, vật
tư và phụ tùng thay thế thuộc các nghành công nghiệp, giao thông vận tải, xây
dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khai thác khoáng sản...
3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt
tương đối gọn nhẹ. Các bộ phận trong bộ máy của công ty được phân định chức
năng và quyền hạn một cách rõ ràng và cụ thể tới từng nhân viên. Chúng ta có thể
thấy rõ mô hình bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ
Hàn Việt qua sơ đồ sau
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt
Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng Tài
chính- Kế
toán


Phòng
Hành
chính tổ
chức

Phòng
Kinh
doanh

Phòng
Xuất –
Nhập khẩu

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức)

13


3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Mặc dù mới đi vào hoạt động kinh doanh được gần 7 năm nhưng trong quá
trình hoạt đông kinh doanh của mình từ 2008 công ty đã đạt được những kết quả
khả quan, cho thấy sự phát triển nhanh chóng qua từng kỳ kinh doanh của công ty.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau của công ty sẽ cho ta thấy rõ hơn điều đó:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty HAVIMEX.,JSC giai đoạn
2014 - 2016
Đơn vị: VNĐ
Năm

2014
2015
2016

Doanh thu
135.675.643.125
140.361.590.787
149.762.675.324

Tăng so với năm

Lợi nhuận

Tăng so với

trước (%)
năm trước (%)
……… 2.612.042.960
………
3,45 3.214.466.025
23,06
6,69 3.847.370.490
19,68
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty tăng trưởng khá đồng đều trong 3 năm từ 2014 – 2016. Cụ thể:
- Về doanh thu: Hoạt động kinh doanh của công ty HAVIMEX.,JSC trong
vòng 3 năm trở lại đây luôn tăng qua các năm. Có thể thấy được, tổng doanh thu
của công ty liên tục tăng trong các năm, và trong năm 2016, doanh thu của công ty

đạt giá trị lớn nhất, chứng tỏ được uy tín và thị trường của công ty đang ngày càng
được mở rộng.
- Về lợi nhuận: Từ bảng số liệu, ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận của công ty trong 3 năm gần đây có sự tăng trưởng tích cực. Cụ thể: Năm
2015, lợi nhuận của công ty tăng lên 23,06% so với năm 2014, và năm 2016, lợi
nhuận của công ty tăng khoảng 19,68% so với năm 2015.

14


3.2.2. Hoạt động nhập khẩu của công ty
3.2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu
Bảng 3.2. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty HAVIMEX., JSC
giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: triệu USD, %
Năm
Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch
Kim ngạch NK tăng so với năm trước

2014

2016

2015

4,266
…….

4,539

27,3

4,923
38,4

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được sự thay đổi tích cực trong kim ngạch
nhập khẩu của công ty HAVIMEX trong 3 năm gần đây. Năm 2015 kim ngạch xuất
khẩu đạt 4,266 triệu USD tăng 27,3% so với năm 2014, năm 2016 kim ngạch tăng
từ 4,539 triệu USD năm 2015 đến 4,923 triệu USD năm 2016, cụ thể tăng khoảng
38,4 % .
3.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Bảng 3.3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu nhập khẩu một số mặt hàng

chính

của HAVIMEX.,JCS giai đoạn 2014 - 2016.
Đơn vị: triệu USD, %
STT
1
2
3
4
5
6

Năm 2014
Trị
Tỷ


Chỉ tiêu
Máy khoan thủy lực bánh xích
Búa phá đá thủy lực
Đầm rung thủy lực
Phụ tùng máy khoan thủy lực
Hàm cắt phá thủy lực
Tổng

Giá
1,822
0,973
0,601
0,212
0,116
3,724

trọng
48,92
26,13
16,14
5,69
3,12
100

Năm 2015
Trị
Tỷ
giá
1,950
0,982

0,639
0,245
0,118
3,934

trọng
49,57
24,96
16,24
6,24
2,99
100

Năm 2016
Trị
Tỷ
giá
2,158
0.952
0.690
0.276
0,176
4,252

trọng
50,75
22,39
16,24
6,49
4,13

100

( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của phòng Xuất nhập khẩu)
Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực, quan trọng và ổn định của Công ty là máy
khoan thủy lực bánh xích và búa phá đá thủy lực. Máy khoan thủy lực bánh xích là
loại mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Công ty và ngày càng có xu hướng tăng, luôn
chiếm khoảng 50% kim ngạch nhập khẩu. Tiếp theo là đến máy bơm, trung bình
chiếm khoảng 24% kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Sở dĩ 2 mặt hàng này chiếm

15


tỷ trọng cao là do nhu cầu các máy móc những năm gần đây tăng nhanh để áp dụng
cho các mỏ, quặng, công trình xây dựng,…
3.2.2.3. Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
thiết bị mỏ Hàn Việt luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác
nước ngoài theo hướng đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa. Bên cạnh nhiều thị
trường tiềm năng như Trung Quốc, Đức, Anh... thì Hàn Quốc, Nhật Bản, Phần Lan
được coi là 3 thị trường được Công ty nhập khẩu nhiều nhất. Cụ thể được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty HAVIMEX.,JSC
giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: Triệu USD, %
Thị trường
Hàn Quốc
Phần Lan
Nhật Bản
Khác
Tổng


Năm 2014
KNNK Tỷ trọng
1,953
45,78
0,992
23,25
0,478
11,2
0,843
19,77
4,266
100

Năm 2015
KNNK
Tỷ trọng
2,261
49,81
0,890
19,61
0,569
12,54
0,819
18,04
4,539
100

Năm 2016
KNNK

Tỷ trọng
2,445
49,66
0,612
12,43
0,870
17,68
0,996
20,23
4,923
100

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Nhìn vào các số liệu trên ta thấy: Trong 3 năm từ 2014 - 2016, công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc,
các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc luôn chiếm khoảng 50% trong kim
ngạch nhập khẩu của công ty. Sau đó là từ thị trường Phần Lan và Nhật Bản và cuối
cùng là từ các thị tường khác như: Anh, Đức, Nga.
3.3. Phân tích thực trạng hạn chế rủi ro trong thực hiện HĐNK mặt hàng
máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt.
3.3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt chuyên nhập khẩu và
cung cấp các loại máy móc, phụ tùng dùng trong lĩnh vực khoan phá đá - nổ mìn và
khai thác quặng, than chủ yếu từ Hàn Quốc như máy khoan thủy lực bánh xích, búa
đá thủy lực, phụ tùng máy khoan thủy lực,… Các mặt hàng của công ty nhập khẩu

16



không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam, các mặt hàng, thiết
bị máy khoan không nằm trong danh mục phải xin giấy phép nhập khẩu. Đồng thời,
công ty chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF nên không phải thuê phương tiện vận
tải mà chỉ cần nắm bắt thông tin về mã tàu, ngày giờ cập cảng, công tác chuẩn bị
hàng, thuê phương tiện vận tải chuyển hàng về kho. Sau đây là quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của công ty:
Sơ đồ 3.2: Quy trình nhập khẩu của công ty
\\

Làm thủ tục
L/C

Làm thủ tục
hải quan

Nhận hàng,
kiểm tra hàng

Khiếu nại, giải
quyết khiếu nại

Thuê phương
tiện vận tải về
kho

Thanh toán

- Bước 1: Làm thủ tục mở L/C
Công ty thường thực hiện việc mở L/C tại hai ngân hàng chính: Ngân hàng
TMCP xăng dầu Petrolimex và Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Long Biên. Trong

quá trình hoạt động nhập khẩu của công ty thường sử dụng hình thức thanh toán
chính là L/C và chuyển tiền bằng điện T/T. Khi thực hiện các hợp đồng công ty
thường phải kí quỹ 20% giá trị lô hàng nhập khẩu.
Sau khi nhận được thông báo hàng đến công ty sẽ nhận lại bộ chứng từ do nhà
nhập khẩu cung cấp thông qua ngân hàng Thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex
và ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Long Biên cung cấp. Nếu có vấn đề sai sót,
công ty sẽ liên hệ với nhà nhập khẩu để giải quyết
- Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Hàng hóa của công ty được nhập khẩu bằng đường biển thông qua cảng Hải
Phòng, những công việc cần được thực hiện khi làm thủ tục hải quan:
• Mang theo chứng minh thư nhân dân, Bill of Lading bản gốc có kí hậu, giấy
giới thiệu để nhận D/O từ hãng tàu

17


• Nhân viên sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm B/L, D/O do
nhà xuất khẩu cung cấp, hợp đồng mua bán hàng hóa, packing list, giấy giới thiệu
của công ty cung cấp để làm thủ tục thông quan hàng hóa tại chi cục hải quan.
- Bước 3: Nhận hàng, kiểm tra hàng nhập khẩu
Sau khi làm thủ tục thông quan hàng hóa, nhân viên công ty sẽ mang toàn bộ
chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lí tàu tại cảng để xác nhận D/O.
Tiếp đó, lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
Khi nhận hàng, nhân viên kiểm tra số lượng, xem xét sự phù hợp về chủng
loai, tên hàng, kích thước, thông số kĩ thuật,… Khi nhận hàng từ phương tiện tại
cảng, cần phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng hóa ra khỏi phương
tiện vận tải.
- Bước 4: Vận chuyển hàng hóa về kho
Sau khi làm thủ tục thông quan hàng hóa, công ty tiển hành thuê phương tiện
vận tải của công ty vận tải ngôi sao Kim Cương và làm thủ tục nhận hàng hóa từ

cảng đưa về kho công ty.
- Bước 5: Thanh toán tiền hàng
Thông thường công ty thường thanh toán dưới hình thức L/C và T/T. Sau khi
nhận thông báo hàng đến và kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì bên
nhập khẩu tiến hành nhận hàng và chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp thì từ
chối nhận bộ chứng từ. Công ty thường sẽ kí quỹ một khoản tiền từ 20 – 25% để đặt
cọc giá trị hợp đồng
- Bước 6: Giải quyết khiếu nại ( nếu có)

18


3.3.2. Thực trạng hạn chế rủi ro trong thực hiện mặt hàng máy khoan, phụ
tùng từ thị trường Hàn Quốc của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ
Hàn Việt
Để nhận dạng các rủi ro và các nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình thực
hiện HĐNK mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt, sinh viên thực hiện bài khóa luận đã gửi
mẫu phiếu điều tra tới ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên phòng XNK và các nhân
viên có liên quan đến quá trình thực hiện HĐNK mặt hàng máy khoan, phụ từng từ
thị trường Hàn Quốc của công ty.
- Bảng câu hỏi điều tra:
Mẫu phiếu câu hỏi điều tra (phụ lục) được thiết kế theo dạng câu hỏi trắc
nghiệm để người được khảo sát dễ dàng lựa chọn phương án trả lời. Có tất cả 9 câu
hỏi liệt kê những rủi ro và thường gặp và có phần nêu nguyên nhân và đánh giá mức
độ rủi ro theo quan điểm của từng cá nhân được khảo sát; có những rủi ro mà công
ty chưa từng gặp nhưng có thể xảy ra trong tương lại thì công ty cũng điền vào
nguyên nhân cho mẫu phiếu điều tra.
- Quy mô điều tra:
Thực hiện việc khảo sát, tác giả đã gửi 15 mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm bảng

hỏi đến ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên phòng XNK và nhân viên các phòng có
liên quan của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị mỏ Hàn Việt
- Kết quả điểu tra
Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra thu được bảng đánh giá mức độ gặp
rủi ro trong quá trình thực hiện HĐNK mặt hàng máy khoan, phụ tùng của công ty
từ thị trường Hàn Quốc

19


Bảng 3.5. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ gặp phải rủi ro trong các bước thực
hiện HĐNK mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc của công ty
HAVIMEX.,JSC
STT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung

Điểm trung

Tổn thất

bình
3,22

Trung bình
5,08
Trung bình
2,57
Lớn
6,57
Trung bình
6,13
Khá lớn
4,87
Trung bình
2,85
Nhỏ
(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Làm thủ tục mở L/C
Làm thủ tục hải quan
Nhận hàng
Kiểm tra hàng
Thanh toán
Thuê phương tiện vận tải về kho
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại
Ghi chú:

Điểm từ [1;3) : Rủi ro gặp phải ở mức thấp
Điểm từ [3;7) : Rủi ro gặp phải ở mức trung bình
Điểm từ [7;10] : Rủi ro gặp phải ở mức cao
Để nắm được công tác hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện HĐNK mặt
hàng máy khoan, phụ tùng của công ty từ thị trường Hàn Quốc, ta sẽ đi nghiên cứu
rõ thực trạng nhận dạng rủi ro, nguyên nhân rủi ro và đo lường tổn thất, biện pháp

hạn chế rủi ro trong từng bước của quá trình thực hiện HĐNK.
3.3.2.1 Nhận dạng rủi ro
 Làm thủ tục mở L/C
Khi nhập khẩu mặt hàng máy khoan, phụ tùng từ thị trường Hàn Quốc, theo
yêu cầu của nhà xuất khẩu thì bên mua phải mở L/C không hủy ngang. Đây là loại
thư tín dụng mà trong thời gian hiệu lực ngân hàng không có quyền hủy bỏ hay sửa
đổi nội dung thư tín dụng nếu không được sự đồng ý của người hưởng ngay cả khi
người yêu cầu mở thư tín dụng (bên mua) ra lệnh hủy bỏ hay sửa đổi thư tín dụng
đó. Việc mở L/C không hủy ngang rất có lợi cho nhà xuất khẩu.

20


×