Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty TNHH Thương Mại – Xuất Khẩu Phương Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận với đề tài: “Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật
môi trường nhằm xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của
Công ty TNHH Thương Mại – Xuất Khẩu Phương Nam”, em đã nhận được sự giúp
đỡ rất nhiệt tình của nhà trường, thầy giáo hướng dẫn và cùng toàn thể nhân viên của
công ty TNHH Thương Mại - Xuất Khẩu Phương Nam.
Em xin gửi lời cảm ơn đầu tiên tới thầy giáo ThS. Nguyễn Quốc Tiến đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành bài khóa luận một các tốt nhất. Em xin cảm
ơn sự quan tâm của nhà trường, văn phòng khoa kinh tế và kinh tế quốc tế và các thầy
cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành bài khóa luận.
Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu công ty TNHH
Thương Mại – Xuất Khẩu Phương Nam, em đã có được những bài học vô cùng quý
báu và những kiến thức bổ ích. Nhờ đó em đã trang bị cho mình những kinh nghiệm
thực tế về hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu sản
phẩm chè nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân
viên của công ty TNHH Thương Mại – Xuât Khẩu Phương Nam đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và điều tra số liệu để hoàn thành
bài khóa luận.
Hy vọng với đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ cho sự phát triển của
công ty. Do thời gian thực tập còn hạn chế nên trên đây chỉ là những nghiên cứu nhỏ
nhoi cho nên bài khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng
góp của các thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn hảo hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH VẼ...................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH...............................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT............................................................vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT MÔI TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN PHẨM CHÈ. 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu..................................................................1
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.........................................................................3
1.3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................5
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................5
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................5
1.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................6
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..............................................................6
1.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu..........................................................................6
1.6. Kết cấu của đề tài..................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
MÔI TRƯỜNG NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG SẢN PHẨM CHÈ SANG
THỊ TRƯỜNG NGA...................................................................................................8
2.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................8
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm chè................................................................................8
2.1.2. Khái niệm về xuất khẩu......................................................................................8
2.1.3. Khái niệm về xuất khẩu bền vững......................................................................8
2.1.4. Khái niệm về thị trường....................................................................................10
2.1.5. Khái niệm về môi trường và các tiêu chuẩn môi trường..................................11
2.1.6. Khái niệm về các rào cản và tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường trong thương
mại............................................................................................................................... 11


ii


2.2. Một số lý thuyết về tiêu chuẩn môi trường áp dụng với sản phẩm chè xuất
khẩu sang thị trường Nga..........................................................................................13
2.2.1. Các quy định chung về tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của quốc tế đối với
sản phẩm chè..............................................................................................................13
2.2.2. Tiêu chuẩn ISO 14000......................................................................................15
2.2.3. Quy định chung về tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam đối với sản
phẩm chè..................................................................................................................... 16
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.........................................................................18
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
MÔI TRƯỜNG NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG SẢN PHẨM CHÈ SANG
THỊ TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – XUẤT KHẨU
PHƯƠNG NAM.........................................................................................................19
3.1. Khái quát về Công ty TNHH TM XK Phương Nam........................................19
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................19
3.1.2. Khái quát về lĩnh vực kinh doanh....................................................................21
3.2. Khái quát về hoạt động sản xuất......................................................................21
3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.......21
3.2.3. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây.....23
3.3. Phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất
khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty TNHH TM XK
Phương Nam..............................................................................................................25
3.3.1. Tổng quan về nhu cầu của thị trường Nga đối với mặt hàng chè...................25
3.3.2. Thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất khẩu bền
vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty TNHH TM XK Phương Nam. .26
3.3.4. Đánh giá hiệu quả vượt rào cản môi trường của Công ty TNHH TM XK
Phương Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường..........................................33

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT MÔI
TRƯỜNG NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG SẢN PHẨM CHÈ SANG THỊ
TRƯỜNG NGA CỦA CÔNG TY TNHH TM XK PHƯƠNG NAM......................35
4.1. Định hướng phát triển đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất
khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga.................................................35

iii


4.1.1 Định hướng phát triển chung của công ty đối với việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ
thuật môi trường nhằm xuất khẩu bền vững.............................................................35
4.1.2. Định hướng việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất khẩu
bền vững sản phẩm chè..............................................................................................36
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường
nhằm xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty.........36
4.2.1. Giải pháp chung cho vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường...........38
4.2.2. Các giải pháp hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001 của Công ty TNHH TM XK Phương Nam..............................................39
4.3. Một số kiến nghị nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Công ty. .40
4.3.1. Một số kiến nghị với Nhà nước........................................................................40
4.3.2. Một số kiến nghị với hiệp hội Chè Việt Nam....................................................42
4.3.3. Một số kiến nghị đối với Công ty......................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM XK Phương Nam...............20

BẢNG

Bảng 2.1. Yêu cầu hóa học đối với chè.......................................................................17
Bảng 3.2. Tổng doanh thu bán hàng từ năm 2015 – 2017............................................21
Bảng 3.6. Bảng kê khai doanh thu kinh doanh xuất khẩu Năm 2015 - 2017................23
Bảng 3.9. Kim ngạch xuất khẩu Chè Đen vào thị trường chính của công ty 2015 2017............................................................................................................................. 27
Bảng 3.10. Kim ngạch xuất khẩu Chè Xanh vào thị trường chính của Công ty 2015
-2017............................................................................................................................ 27
Bảng 3.11 Bảng hàm lượng tối đa cho phép của các chất hóa học và kim loại nặng
trong chè (bảng 1)........................................................................................................30
Bảng 3.12 Bảng hàm lượng tối đa cho phép của các chất hóa học và kim loại nặng
trong chè (bảng 2)........................................................................................................31
HÌNH VẼ

Hình 3.8. Biểu đồ biểu thị nhu cầu về loại chè được sử dụng ở Nga...........................25

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
APEC
EAEU
EU
KOH
LTD
WTO
USD
ISO
Kg

PGS

Asia-

Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
Pacific
Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế châu

Cooperation
Eurasian Economic Union
European Union
Kali Hidroxit
Limited
World Trade Organization
United States Dollar
International Organization for
Standardization
Kilogam
Participatory

Á – Thái Bình Dương
Liên minh kinh tế Á-ÂU
Liên minh châu Âu
Hợp chất hóa học
Trách nhiệm hữu hạn
Tổ chức thương mại thế giới
Đô la Mỹ
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế


Đơn vị đo khối lượng
Guarantee Hệ thống đảm bảo có sự tham

System

gia

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
TNHH
DN
XK
NVL
BVMT
HTQLMT
TM
GVHD
Th.S
VND
PTBV
TCVN
PTNT
UBNN
BVTV
ATTP

Nghĩa tiếng Việt

Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp
Xuất khẩu
Nguyên vật liệu
Bảo vệ môi trường
Hệ thống quản lý môi trường
Thương Mại
Giáo viên hướng dẫn
Thạc sỹ
Việt Nam đồng
Phát triển bền vững
Tiêu chuẩn Việt Nam
Phát triển nông thôn
Uỷ ban nhân dân
Bảo vệ thực vật
An toàn thực phẩm

vii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN KỸ
THUẬT MÔI TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN PHẨM CHÈ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới với một tốc độ nhanh chóng, dần trở thành quốc gia có vị thế trong
đời sống kinh tế thế giới. Đặc biệt Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
WTO đã góp phần đưa nước ta dần nâng cao vị thế trên trường quốc tế qua hoạt động
xuất khẩu rất nhiều mặt hàng khác nhau do được giảm thiểu dần các rào cản thương
mại. Xuất khẩu được coi là “một trong chương trình lớn, trọng điểm” đã được khẳng
định trong các Nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội

nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta.
Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, với
124.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến, công suất đạt trên
500.000 tấn chè khô/năm. Theo Bộ Công Thương, ước tính trong tháng 9/2017 lượng
chè xuất khẩu đạt 12 ngàn tấn, trị giá 20 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm
13,1% về trị giá so với tháng trước đó, nhưng tăng 2,2% về lượng và tăng 1,2% về trị
giá so với tháng 9/2016. Lũy kế 9 tháng năm 2017, lượng chè xuất khẩu đạt 103 ngàn
tấn, trị giá 164 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ
năm trước.
Top 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam là: Pakistan, Đài Loan
(Trung Quốc) và Nga, trong 8 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu chè tới 3 thị
trường này chiếm tới 51,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển khác
nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững. Do đó, phát triển bền vững
chính là một trong những xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu
của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững chính là định hướng chiến
lược quan trọng. Lý thuyết phát triển bền vững được đưa ra nhiều và ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Là một hoạt động đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động thương mại nói chung do đó, xuất khẩu
cũng phải phát triển bền vững. Xuất khẩu góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết
các vấn đề xã hội như thu nhập, việc làm, bảo vệ môi trường; bên cạnh đó xuất khẩu

1


còn nhiều hạn chế như hoạt động sản xuất xuất khẩu thâm dụng quá mức tài nguyên
thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Vì vậy, làm thế
nào để xuất khẩu bền vững luôn là câu hỏi mà nhà nước ta đặt ra. Để xuất khẩu bền
vững và có chỗ đứng vững chắc tại các thị trường này trong bối cảnh kinh tế khó khăn
như hiện nay lại là bài toán khó cho các doanh nghiệp. Để duy trì vị thế của mình tại

thị trường quốc tế thì điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng về
chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp đó là các
yếu tố trách nhiệm xã hội của những nhà nhập khẩu, nhà sản xuất đối với những sản
phẩm của mình.
Để xuất khẩu bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp cơ bản
về phát triển sản xuất, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản
phẩm. Điều này sẽ đóng vai trò chiến lược, đảm bảo đầu ra ổn định cho hàng hóa
xuất khẩu. Để xuất khẩu thành công và bền vững, doanh nghiệp cần xây dựng hình
ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm, thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác
nước ngoài, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong nước có thể dẫn đến mất thị phần vào tay các doanh nghiệp nước ngoài
Hàng năm công ty TNHH Thương Mại – Xuất Khẩu Phương Nam, sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm chè của mình ra thị trường nhiều nước trên thế giới nhưng xuất
khẩu sang thị trường Nga luôn là chủ lực, luôn chiếm tỉ trọng khoảng trên dưới 50%.
Tuy nhiên, thị trường Nga cũng là một thị trường lớn, chứa nhiều rào cản kỹ thuật nói
chung và các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường nói riêng vì vậy muốn tiếp tục chinh
phục thị trường này các DN Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Nga về, kỹ
thuật, môi trường trong sản xuất mặt hang chè xuất khẩu, nếu không đáp ứng được thì
những sản phẩm của Việt Nam sẽ không được tiêu thụ, có thể nói đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường là điều kiện đủ để các DN sản xuất hàng dệt may có thể phát triển
tại thị trường này.
Xuất khẩu bề vững đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và công nhân
của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, phát triển, mở rộng thị
trường, đồng thời giúp cho công nhân ổn định việc làm, sức khỏe. Như vậy, xuất khẩu
bền vững là đặc biệt cần thiết dối với doanh nghiệp.

2


Vì vậy, đề tài “đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất khẩu

bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty TNHH Thương Mại –
Xuất Khẩu Phương Nam” là cần thiết nhằm đưa ra những nhận định và đóng góp
chủ quan của em về thực trạng cũng như giải pháp để giúp Công ty TNHH TM XK
Phương Nam nói riêng và các doanh nghiệp chè Việt Nam nói chung có thể đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường trong sản xuất hàng chè xuất khẩu ra thị trường
quốc tế, mà cụ thể là thị trường Nga. Nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản
phẩm chè của công ty TNHH TM XK Phương Nam một cách bền vững và thuận lợi,
tạo được sự tin cậy, hợp tác lâu dài từ phía các bạn hàng, đối tác Nga.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khi nền kinh tế ngày càng phát
triển một cách nhanh chóng thì vấn đề môi trường lại càng được các nước quan tâm
một cách thận trọng hơn. Do đó, hệ thống của các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường cũng
có những tác động mạnh mẽ đã hạn chế sản lượng hang hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với thị trường Nga thì khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này phải
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đã được đề ra. Hoạt động xuất
khẩu một mảng đề tài rất được quan tâm trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, đặc biệt
là đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất khẩu bền vững hiện nay rất
được quan tâm, nên có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Sau khi tìm hiểu các công
trình nghiên cứu về đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm phát triển bề
vững không chỉ đối với thị trường Nga mà còn có cả thị trường Mỹ, em phát hiện một
số công trình tiêu biểu sau:
- “Những giải pháp vượt rào cản kĩ thuật môi trường trong xuất khẩu hàng tăm
hương sang thị trường Ấn Độ” của sinh viên Bùi Văn Toàn, GVHD Ths Lê Quốc
Cường năm 2017. Đề tài nghiên cứu về sản phẩm tăm hương và đưa ra những thành
công và những mặt còn tồn tại, khó khăn mà công ty gặp phải khi xuất khẩu và đưa ra
một số giải pháp giải quyết vấn đề. Đối với đề tài này, đưa ra được những thông tin về
mặt hàng tăm hương, thông tin sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Ấn
Độ. Những số liệu, những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng tăm hương
khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ được nêu ra trong bài khóa luận, cũng như những
vấn đề về tiêu chuẩn cần đáp ứng như bao bì sản phẩm, các chất hóa học trong mặt


3


hàng tăm hương được nêu rõ sẽ là thông tin hữu ích giúp ích cho công ty nói riêng, và
một số công ty xuất khẩu mặt hàng tăm hương nói chung.
- “Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre
đan sang thị trường EU của công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Đông Nam”
của sinh viên Nguyễn Thị Mai Hoa, GVHD ThS.Nguyễn Quốc Tiến năm 2016. Đề tài
nghiên cứu tổng quan những giải pháp để đáp ứng tiêu môi trường trong việc sản xuất
và xuất khẩu mây tre đan có những rào cản môi trường nào mà công ty đang gặp phải
và cách giải quyết cho vấn đề như thế nào. Bài nghiên cứu đã đưa ra được những tiêu
chuẩn mà công ty cần đáp ứng đối với mặt hàng mây tre đan như các tiêu chuẩn quốc
tế ISO và chỉ ra những tồn tại mà công ty cần khắc phục cũng như những giải pháp để
giúp công ty ngày căng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
- “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nga”
của sinh viên Vũ Đức Tuân, GVHD ThS Trịnh Anh Đức năm 2010, đề tài nghiên cứu
về hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của công ty, những vấn đề công ty đạt được, hạn
chế khi xuất khẩu chè sang thị trường Nga và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề về các
yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật nói chung nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất cho công
ty. Nhưng bài nghiên cứu với số liệu năm 2010 thì không đủ cập nhật tình hình hiện tại
của sản phẩm chè xuất sang thị trường Nga.
- “Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chè của
công ty thương mại Hương Trà sang thị trường Hoa Kỳ” của sinh viên Phạm Thị Huyền
Trang, GVHD Nguyễn Nguyệt Nga năm 2013. Trong đề tài nêu rõ và cụ thể về việc đáp
ứng ứng tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm chè, thực trạng, những khó khăn, giải
pháp của công ty Hương Trà, nhưng với những yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ.
Các bài nghiên cứu trên đã nói được khái quát các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ
thuật môi trường khi xuất khẩu, nhưng đối với đề tài một thì sản phẩm ở đây là tăm
hương và thị trường là Ấn Độ, đề tài hai là về mây tre đan đối với thị trường EU. Đối

với đề tài ba, về vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu sản phẩm chè sang
thị trường Nga, nhưng bài nghiên cứu đã khá lâu từ năm 2006, bởi vậy chưa thể cập
nhật đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường hiện tại của thị trường Nga đối với sản
phẩm chè.
Hiện chưa có nhiều đề tài nào tập trung vào đáp ứng tiểu chuẩn kĩ thuật môi
trường cho sản xuất và xuất khẩu mặt hàng chè sang thị trường Nga cho doanh nghiệp

4


xuất khẩu, do đó công ty còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình đáp ứng tiêu chuẩn
môi trường trong xuất khẩu vào thị trường này như đề tài: “Đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ
thuật môi trường nhằm xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của
Công ty TNHH Thương Mại – Xuất Khẩu Phương Nam”
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu và tìm hiểu về những rào cản về môi trường khi xuất
khẩu sản phẩm chè sang thị trướng Nga từ đó sẽ giúp ích rất lớn cho chính công ty và
các doanh nghiệp Việt Nam khác.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của
Công ty TNHH TM XK Phương Nam và thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường của Công ty khi xuất khẩu vào thị trường Nga. Tìm hiểu và phân tích các
nguyên nhân gây ra sự hạn chế về đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật môi trường của sản
phẩm chè tại Công ty.
Từ đó, đưa ra các giải pháp, đề xuất và kiến nghị giúp cải thiện, nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao khả năng vượt rào cản môi trường tại Công ty TNHH TM
XK Phương Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững, phát triển sang thị trường Nga.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tiêu chuẩn kỹ môi trường của Nga, quốc tế và của Việt Nam. Các biện
pháp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đối với sản phẩm chè sang thị trường

Nga của Công ty TNHH TM XK Phương Nam.
- Hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công
ty TNHH TM XK Phương Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Sản phẩm nghiên cứu: Sản phẩm chè của Công ty TNHH TM XK Phương
Nam.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường
nhằm xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty TNHH TM
XK Phương Nam.
- Phạm vi thời gian: Số liệu báo cáo về xuất khẩu của công ty từ năm 2015-2017.
- Phạm vi không gian: Thị trường Nga.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

5


1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn trưởng phòng và nhân
viên các phòng ban trong Công ty TNHH TM XK Phương Nam trong khoảng 40 phút
nhằm thu thập thông tin liên quan đến vấn đề đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi
trường của Công ty khi xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường Nga, và các định
hướng xuất khẩu sản phẩm chè trong tương lai.
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường của
Nga đặt ra cho mặt hang chè nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn môi trường quốc
tế, Việt Nam…từ những tài liệu tham khảo như sách, báo, internet…
Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn môi trường
mà công ty đang áp dụng trong sản xuất và xuất khẩu đối với các sản phẩm chè sang
thị trường Nga…trong các tài liệu từ văn phòng kinh doanh của Công ty TNHH TM
XK Phương Nam. Thu thập thông tin liên quan đến tiêu chuẩn môi trường và việc đáp

ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chè từ các công trình
nghiên cứu năm trước.
Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu về thương mại quốc tế ,kinh tế môi trường như
giáo trình,báo đài,các tài liệu về tiêu chuẩn môi trường và rào cản môi trường trong
hoạt động ngoại thương.Đây là những dữ liệu vô cùng quan trọng trong quá trình
nghiên cứu vì nó sẽ giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn được rào cản kỹ thuật môi
trường là gì,có những loại nào và từ đó triển khai được những ý tưởng rành mặt và
chính xác hơn.
1.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện sau khi đã thực hiện các
phương pháp thu thập dữ liệu. Từ các dữ liệu thu thập được qua các phương pháp thu
thập dữ liệu sơ cấp, thu thập dữ liệu thứ cấp, kết hợp với các kỹ năng phân tích để đưa
ra được các hướng giải quyết cho đề tài.
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu
tham khảo, căn cứ vào yêu cầu thực hiện đề tài: “Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi
trường nhằm xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty

6


TNHH TM XK Phương Nam”, nội dung của đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến,
kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1:Tổng quan về vấn đề nghiên
Chương 2: Cơ sở lý luậnn chung về xuất khẩu và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm
xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường
Chương 3: Thực trạng về việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm
xuất khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của công ty TNHH Thương mại
– Xuất khẩu Phương
Chương 4: Một số giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất

khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của công ty TNHH Thương mại –
Xuất khẩu Phương Nam

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
MÔI TRƯỜNG NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG SẢN PHẨM CHÈ SANG
THỊ TRƯỜNG NGA
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm chè
Cây chè hay cây trà là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản
xuất. Chè là 1 thức uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Ngày nay, chè được
phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca cao. Ngoài ra, chè là 1 cây công
nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm. Do đó, chè là 1 trong
những cây trồng được quan tâm và phát triển mạnh đặc biệt là ở vùng trung du và
miền núi.
Sản phẩm chè là những sản phẩm từ cây chè, là sản phẩm đồ uống, chế biến từ
búp chè tươi gồm 1 tôm (mầm lá), cọng, kèm theo 2 - 3 lá non, gọi chung là nguyên
liệu chè. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm chè khác nhau, mỗi loại
đều có những tính chất đặc trưng riêng, khác nhau về ngoại hình, màu nước và hương
vị của chúng. Các loại sản phẩm chè có các đặc tính, đặc trưng khác nhau là do trong
quá trình chế biến đã tạo ra được sự chuyển hoá các chất có trong nguyên liệu chè
bằng các kỹ thuật công nghệ khác nhau. Chủ yếu là tạo ra được những tác động vào
nhóm hợp chất phenol thực vật, nhóm hợp chất có tính quyết định đến các tính chất
đặc trưng của các loại sản phẩm chè.
2.1.2. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên
cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng

hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc
tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
2.1.3. Khái niệm về xuất khẩu bền vững
Xuất khẩu bền vững phải đáp ứng yêu cầu về sự hài hòa của PTBV: Kinh tế, xã
hội, môi trường. Xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục, chất lượng được nâng cao
nhưng xuất khẩu chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiện tài nguyên
thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, tức là đánh đổi môi trường để có được thành tích

8


xuất khẩu cao thì không thể coi là xuất khẩu bền vững. Hoặc là, xuất khẩu chỉ phục vụ
lợi ích cho một nhóm người, nhất là trong khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trường
hợp này thường xảy ra ở nhiều nước có nền dân chủ phát triển, độc tài, tập trung quyền
lực cao độ. Trong trường hợp này, chia sẻ lợi ích xuất khẩu không công bằng thì cũng
không thể coi đây là xuất khẩu bền vững.
Để xác định nội dung của xuất khẩu bền vững về môi trường cần phân tích mối
quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu và bảo vệ môi trường. Theo đó, ảnh hưởng xuất
khẩu đến môi trường tập trung ở một số khía cạnh:
Thứ nhất, xuất khẩu ảnh hưởng đến môi trường bởi tính chất của hoạt động này,
là nguyên nhân lây lan ô nhiễm vừa có thể phổ biến một cách nhanh nhất những sản
phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường.
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng đến môi trường bởi tính quy mô của nó.
Thương mại quốc tế ngày nay mang tính toàn cầu. Do đặc tính này mà hoạt động xuất
khẩu có thể mở rộng quy mô sản xuất nhiều hàng hóa hơn trên cùng một đơn vị lao
động, tài nguyên và công nghệ. Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng hiệu
xuất, tiết kiệm và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động này làm tăng các yếu tố
đầu vào, khuyến khích khai thác và sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển. Quy mô thương mại và sản xuất gia tăng sẽ làm tăng
chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Điều này có thể thấy rất rõ về tình

trạng rác thải và chất thải.
Thứ ba, một khía cạnh tác động khác hoạt động xuất khẩu đối với môi trường và
tính chất cơ cấu của nó. Xuất khẩu có thể tạo ra thay đổi cơ cấu sản xuất của một nước
theo nguyên tắc lợi thế so sánh, tức là tập chung kinh doanh vào những mặt hàng có
lợi thế hơn.
Nếu cơ cấu xuất chuyển sang những hàng hóa ít tổn hại đến môi trường hơn, khi
đó thương mại có tác động đối với môi trường. Trong điều kiện tự do hóa thương mại,
tác động đó mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Một mặt khuyến khích xuất khẩu,
làm tăng quy mô của thương mại do đó khuyến khích hoạt động khai thác, sản xuất,
bởi vậy dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường, cạn kiện môi trường. Mặt khác, thương
mại quốc tế cũng tạo điều kiện để bảo vệ môi trường như phổ biến các công nghệ sạch,
sản phẩm thân thiện môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế về môi trường.

9


Các tiêu chí để đánh giá xuát khẩu bền vững theo tiêu chuẩn môi trường bao
gồm:
- Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng nồng độ các thành độ các thành phần
môi trường không khí, nước, đất, nước, xử lý chất thải rắn,.. Chẳng hạn như mối quan
hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện các thành phần
môi trường.
- Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa
dạng sinh học hay cải thiện nó dưới tác động của việc mở rộng xuất khẩu như: xuất
khẩu thủy sản và thu hẹp diện tích rừng ngập mặn,…
- Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ môi trường như tỷ lệ các doanh
nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000,..
- Mức dộ đóng góp của xuất khẩu vào kinh phí bảo vệ môi trường cũng là một
trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững về môi trường cũng là một trong những
tiêu chí đánh giá tính bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu. Trên tực tế

khó có thể tách bạch phần đóng góp cúa xuất khẩu dành cho các hoạt động bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, có thể thấy được phần đóng góp này thông qua đóng góp của xuất
khẩu vào tăng trưởng kinh tế.
- Khả năng kiểm soát của chính quyền đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi
trường,.. Tiêu chí này được phản ánh thông qua các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và
bảo vệ môi trường.
Như vậy, xuất khẩu bền vững phải là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng
trưởng xuất khẩu và các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường. Tăng
trưởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn cơ sở khai thác các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có
mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao (thu được nhiều ngoại tệ) chưa hẳn là xuất khẩu
bền vững nếu chỉ xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp, làm cạn kiệt tài nguyên
và gây ô nhiễm môi trường.
2.1.4. Khái niệm về thị trường
Thị trường được hiểu là một địa điểm cụ thể, ở đó người mua và người bán gặp
nhau để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ. Và đây cũng là cách hiểu của một bộ phận
người tiêu dùng, theo đó thị trường sẽ được biểu hiện dưới các hình thức như khu chợ,
siêu thị, hàng quán lẻ, hội chợ....

10


Cũng có thể hiểu, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ
hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết
của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng
cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao
đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
2.1.5. Khái niệm về môi trường và các tiêu chuẩn môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 “Môi trường là hệ thống các yếu
tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con

người và sinh vật.”
“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.”
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”
Còn theo luật bảo vệ môi trường của EU: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho
phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất
gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn
cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
2.1.6. Khái niệm về các rào cản và tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường trong
thương mại
2.1.6.1. Khái niệm rào cản môi trường
Rào cản thương mại là bất kì biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với
thương mại quốc tế.
Theo WTO: Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm hai loại là các biện pháp
thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.
Theo Hoa Kỳ: Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 9 nhóm cơ bản: Chính
sách nhập khẩu; Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; Mua sắm của chính

11


phủ; Trợ cấp xuất khẩu; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Các rào cản dịch vụ; Các rào cản đầu
tư; Các rào cản chống cạnh tranh; Các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ,..)
Hiện nay, rào cản môi trường là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực
Thương mại quốc tế, song định nghĩa chính thống về nó lại chưa có nhiều. Có thể xem

xét một số định nghĩa về rào cản môi trường như sau :
“Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường
trong hoạt động sản xuất , từ việc sử dụng NVL đến trình độ công nghệ sản xuất; từ xử
lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải ; từ việc áp dụng các biện pháp giảm
thiểu chất thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường.Các nước áp dụng nhiều loại
rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước phát triển ở châu Á” – theo
Công ty tư vấn và truyền thông văn hóa giáo dục môi trường Pi, 2007.
Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “ Chủ
nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe dọa đến sự
thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã mô tả: “Rào cản môi trường được
định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại;
các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trường; các
hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với
điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra”
2.1.6.2. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường trong thương mại
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Tiêu
chuẩn môi trường nói chung và tiêu chuẩn môi trường trong thương mại cũng có điểm
tương đồng với nhau, chúng có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình
độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo
phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chỉ tiêu:
-

Chỉ tiêu đầu tiên là tiêu chuẩn về nước bao gồm mặt nước nội địa, nước

ngầm, nước biển và ven biển, nước thải…
- Thứ hai, tiêu chuẩn về không khí bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)…


12


- Thứ ba, các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác,sử dụng phân bón
trong sản xuất nông nghiệp.
- Thứ tư là các tiêu chuẩn bảo vệ thực vật sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Thứ năm, các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di
tích lịch sử, văn hóa.
- Và các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển…
2.2. Một số lý thuyết về tiêu chuẩn môi trường áp dụng với sản phẩm chè
xuất khẩu sang thị trường Nga
2.2.1. Các quy định chung về tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của quốc tế đối
với sản phẩm chè
2.2.1.1. Các quy định về chất lượng
Chất lượng của sản phẩm là vấn đề không chỉ có nước Nga mà toàn bộ các nhà
nhập khẩu, người dân và Chính phủ các quốc gia đều quan tâm kỹ lưỡng. Sản phẩm
không chỉ phải đẹp về bao bì, mẫu mã mà còn cả về chất lượng cũng phải đảm bảo để
sản phẩm có thể được xuất và có được sự tin tưởng của các nhà nhập khẩu. Một số yêu
cầu để đánh giá chất lượng gồm một số chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu cảm quan: Đối với chỉ tiêu cảm quan thì sản phẩm phải đúng chủng
loại, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm. Với sản phẩm chè thì có thể có chè xanh, chè đen
tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng .
- Chỉ tiêu hóa học: Là các quy định về hàm lượng chất hóa học hay chất bảo quản
có trong sản phẩm. Trong sản phẩm không được chứa các chất hóa học bị cấm sử dụng
hay các chất gây hại đến sức khỏe của con người.
- Chỉ tiêu nhãn mác: Nếu sản phẩm được đóng gói bao bì đúng tiêu chuẩn và các
chỉ tiêu đúng như những thông tin trên bao bì như về tên sản phẩm,thành phẩn,trọng
lượng,thời gian và cách sử dụng… để nhận dạng được sản phẩm.
Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay trên quy mô toàn cầu chính là vấn đề

môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng nâng cao chất lượng sản
phẩm hơn để có thể cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế. Các quy định về phương
pháp chế biến và sản xuất là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm được sản xuất như thế
nào để bảo đảm không gây hại cho môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên.

13


2.2.1.2. Tiêu chuẩn về bao gói, nhãn mác đối với sản phẩm chè khi xuất khẩu
sang thị trường Nga
Đối với các yêu cầu về đóng gói bao bì cần đảm bảo việc xử lý sau khi sử dụng,
vì vỏ bao bì liên quan trực tiếp đến việc xử lý chất thải của quá trình tiêu dung có thể
tái chế hay phân hủy hay không giúp tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Nhãn môi trường là một hình thức được áp dụng muộn nhất trong hàng rào kĩ
thuật liên quan đến vấn đề môi trường. Nhãn môi trường có hai loại là nhãn sinh thái
vào nhãn cơ sở.
Theo WTO, nhãn môi trường là loại nhãn cấp cho sản phẩm đáp ứng được hệ
thống tiêu chí đánh giá tương đối toàn diện tác động của quá trình sản xuất sản phẩm
đó đến môi trường trong suốt chu kì sản phẩm: từ giai đoạn chuẩn bị nguyên phụ liệu,
đến giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến lúc bị
vứt bỏ. Nhãn sinh thái thường do cơ quan, tổ chức của chính phủ hoặc do chính phủ ủy
nhiệm đề ra.
Quy định về nhãn mác, bao bì: Các lô hàng chè vận chuyển tới Nga phải được
ghi nhãn mác bằng tiếng Nga, được đóng gói theo khối lượng thể tích hoặc trọng
lượng bằng bìa cát tông và hộp gỗ thưa, hoặc hàng rời chở container tùy theo hợp
đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu (chè đóng bao trọng lượng 60kg,
chè đóng gói dưới 3kg, chè phải đóng bằng màng mỏng trong chân không hoặc bằng
túi giấy nếu với trọng lượng 50-250g)
Bao bì bên ngoài phải có mác của người gửi hàng, mác của cảng và cần được
đánh số theo đúng phiếu đóng gói, tên hợp đồng ngoại thương cũng như phải được ghi

trên bao bì bên ngoài lô hang.
Bao bì sản phẩm chè (bao bì bên trong) phải có nhãn sinh thái, xuất xứ chè,
chủng loại chè, dạng sản phẩm chè theo hệ thống tiêu chuẩn qui định của Uỷ ban tiêu
chuẩn quốc gia Nga. Giấy chứng nhân tiêu chuẩn: Bắt buộc các nhà sản xuất khẩu chè
khi đưa hàng vào thị trường Nga phải có giấy chứng nhân tiêu chuẩn chất lượng và an
toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn do Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia qui định. Trong
đó, giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của chè do cơ quan có thẩm quyền của nước
xuất xứ cấp, giấy chứng nhận chè an toàn công nhận lô hàng chè đã tuân thủ những
tiêu chuẩn an toàn của Nga có thể được cấp trước khi xuất khẩu tại công ty giám định

14


SGS hoặc khi hàng tới Nga qua ủy ban tiêu dung chuẩn quốc gia Nga cấp. Các giấy
chứng nhận này bắt buộc phải có khi làm thủ tục thông quan chè xuất khẩu vào Nga.
2.2.2. Tiêu chuẩn ISO 14000
a. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành hướng
tới các hoạt động về bảo vệ môi trường, bao gồm nhiều nội dung khác nhau như hệ
thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và
kiểm kê khí nhà kính.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp
các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý
được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành
động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý
môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và
các tiêu chuẩn về sản phẩm.
- Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức:
+ Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001, ISO 14004)

+ Đánh giá môi trường (ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012)
+ Đánh giá hoạt động môi trường (ISO 14021)
- Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Tiêu chuẩn về khía cạnh môi trường của sản phẩm (ISO 14060)
+ Nhãn môi trường (ISO 14020, ISO 14021, ISO 14022, ISO 14023, ISO 14024)
+ Đánh giá vòng đời sản phẩm (ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042, ISO 14043)
b. Giới thiệu ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu hướng dẫn
sử dụng.
Nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, Tiêu chuẩn ISO 14001 là các yêu cầu
hướng dẫn về hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001, bao gồm 21 tiêu
chuẩn và các tài liệu hướng dẫn khác liên quan đến một số chủ đề môi trường như:
- Hệ thống quản lý môi trường
- Đánh giá hiệu quả môi trường
- Ghi nhãn môi trường
- Đánh giá vòng đời của sản phẩm
- Trao đổi thông tin môi trường

15


- Quản lý khí nhà kính và hoạt động liên quan
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm
Tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) soạn thảo và
ban hành lần đầu tiên năm 1996, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng cho bất
kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một HTQLMT cho đơn vị mình.
Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban kĩ thuật ISO/IEC 207 của tổ chức
ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản ISO 14001: 2004 thay thế tiêu chuẩn
phiên bản 1996.
Những nội dung cơ bản của ISO 14001 đối với việc bảo vệ môi trường trong các
doanh nghiệp:

-Hoạch định chính sách môi trường
-Lập kế hoạch
-Thực hiện và điều hành
-Kiểm tra, khắc phục
-Xem xét của lãnh đạo
2.2.3. Quy định chung về tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam đối với
sản phẩm chè
2.2.3.1. Một số yêu cầu hóa học đối với sản phẩm chè
Mỗi sản phẩm kinh doanh trên thị trường thì đều có những quy định chung và
riêng biệt. Đối với các sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm chè nói riêng luôn phải
sử dụng các yếu tố nhân tạo bên ngoài để giúp tăng năng suất và tăng chất lượng thì lại
đặc biệt cần phải tuân theo quy định chung của quốc gia và quốc tế về các thành phần,
chất hóa học có sử dụng trong sản phẩm.
Theo mỗi sản phẩm sẽ có những tiêu chuẩn, yêu cầu riêng, đặc biệt đối với quy
định về tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ môi trường và nhằm kinh doanh xuất khẩu
bền vững trong và ngoài nước.
Dưới đây là bảng số liệu về một số yêu cầu đối với sản phẩm chè.
Bảng 2.1. Yêu cầu hóa học đối với chè
Tên chỉ tiêu
Chất chiết trong nước, % khối lượng, tối thiểu

16

Yêu cầu
32

Phương pháp thử
TCVN 5610 (ISO 9768)



Tro tổng số, % khối lượng
Tối đa

8

Tối thiểu

4

Tro tan trong nước, % khối lượng tro tổng số, tối

45

TCVN 5611 (ISO 1575)
TCVN 5084 (ISO 1576)

thiểu
Độ kiềm của tro tan trong nước (tính theo KOH),
% khối lượng

TCVN 5085 (ISO 1578)

Tối thiểu

1,0a

Tối đa
Tro không tan trong axit, % khối lượng, tối đa
Xơ thô, % khối lượng, tối đa


3,0a
1,0
16,5

Catechin tổng số, % khối lượng, tối thiểu
Polyphenol tổng số, % khối lượng, tối thiểu
Tỷ lệ của catechin tổng số và polyphenol tổng số,

7
11
0,5

TCVN 5612 (ISO 1577)
TCVN 5103 (ISO 5498) hoặc
TCVN 5714 (ISO 15598)b
TCVN 9745-2 (ISO 14502-2)
TCVN 9745-1 (ISO 14502-1)

% khối lượng, tối thiểu
CHÚ THÍCH: Chè xanh được trồng theo phương pháp riêng để giảm hàm lượng catechin
và polyphenol tổng số, bao gồm Tencha (Matcha) và Gyokuro, có hàm lượng polyphenol
tổng số tối thiểu 8% khối lượng và catechin tổng số tối thiểu 5% khối lượng.
(Nguồn: Thuvienphapluat.vn)
Từ bảng số liệu, có thể giúp các doanh nghiệp nắm rõ được các yêu cầu về hóa
học đối với sản phẩm chè, từ đó, tránh, cải thiện, hoàn thiện và phát triển sản phẩm
của chính doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
2.2.3.2. Một số yêu cầu về bao bì và ghi nhãn đối với sản phẩm chè
Bao gói: Chè xanh phải chứa đựng trong các bao bì kín, sạch và khô, được làm từ
vật liệu không làm ảnh hưởng đến chất lượng của chè.
Ghi nhãn: Các bao gói chè phải được ghi nhãn, phù hợp với quy định hiện hành

và theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm xuất
khẩu bền vững sản phẩm chè sang thị trường Nga của Công ty TNHH TM XK Phương
Nam, và tìm hiểu, giới thiệu về một số bộ tiêu chuẩn về môi trường liên quan đến sản
phẩm chè để giúp Công ty có thể mở rộng thị trường sang một số quốc gia khác.

17


Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập chung vào một số vấn đề sau:
 Các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường nào mà thị trường Nga yêu cầu khi nhập
khẩu sản phẩm chè
 Tiêu chuẩn về bao gói, nhãn mác và tiêu chuẩn ISO 14000
 Tiêu chuẩn về sử dụng hóa chất

18


×