Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.09 KB, 128 trang )

Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Lời cảm ơn

Luận văn này đ-ợc hoàn thành d-ới sự giúp đỡ nhiệt tình của
Tiễn sĩ Nguyễn Hồng Cổn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy,
ng-ời đã trực tiếp chỉ bảo, h-ớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận
văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô
Khoa Ngôn ngữ học, tr-ờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc
học tập và nghiên cứu của em trong thời gian em học tập tại Khoa.
Tôi xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp và bạn bè, những ng-ời đã
nhiệt tình giúp tôi s-u tầm tài liệu và đã có những đóng góp quý báu
cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ng-ời thân trong
gia đình đặc biệt là bố mẹ và chồng tôi đã ủng hộ cả về tinh thần cũng
nh- vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.

Thanh Hoá, tháng 8 năm 2005
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thanh Bình

Hoàng Thị Thanh Bình


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả đ-ợc đ-a ra trong luận văn này là trung thực và ch-a đ-ợc công bố trong


bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Thanh Hoá, tháng 8 năm 2005
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thanh Bình

Hoàng Thị Thanh Bình


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

mục lục

mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.... 1
2. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu... 2
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài....3
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu và t- liệu nghiên cứu.. 3
5. Bố cục của luận văn3

Ch-ơng I:

Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu

1. Cơ sở lý thuyết... 5
1.1. Khái niệm không gian và không gian trong ngôn ngữ5
1.2. Khái niệm BTKG và tiêu chí nhận diện...... 7
1.3. Phân loại BTKG.............12

2. Tình hình nghiên cứu về các BTKG...................................................... 15
2.1. BTKG trong ngữ pháp truyền thống.. 15
2.2. BTKG trong ngữ pháp cấu trúc.. 21
2.3. BTKG trong ngữ pháp chức năng.. 26

ch-ơng II:

khảo sát các biểu thức định vị không gian

1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các BTĐVKG. 30
1.1. Định vị và các đặc điểm định vị không gian..31
1.2. Vai nghĩa của các BTĐVKG trong cấu trúc câu33
2. Đặc điểm hình thức của các BTĐVKG.. 38
2.1. Các BTĐVKG là đại từ.. 38
2.2. Các BTĐVKG là danh từ, danh ngữ.. 40
2.3. Các BTĐVKG là giới ngữ.. 41

Hoàng Thị Thanh Bình


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

3. Đặc điểm chức năng của các BTĐVKG48
3.1. Các BTĐVKG làm trạng ngữ48
3.2. Các BTĐVKG làm bổ ngữ50
3.3. Các BTĐVKG làm chủ ngữ.. 52
* Tiểu kết. 53

ch-ơng III:


Khảo sát các bểu thức định h-ớng không gian

1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các BTĐHKG................................................ 54
1.1. Khái niệm định h-ớng không gian....54
1.2. Phân biệt h-ớng đích và h-ớng nguồn.. 54
1.3. Những động từ có mối quan hệ với các BTĐHKG56
1.4. Vai nghĩa của các BTĐHKG trong cấu trúc câu60
2. Đặc điểm hình thức của các BTĐHKG. 64
2.1. Các BTĐHKG là đại từ. 64
2.2. Các BTĐVKG là danh từ, danh ngữ. 65
2.3. Các BTĐVKG là giới ngữ. 66
3. Đặc điểm chức năng của các BTĐHKG.69
3.1. Các BTĐHKG làm bổ ngữ.69
3.2. Các BTĐHKG làm vị ngữ phụ...72
* Tiểu kết..77

Kết luận.................................................................................................... 78
tài liệu tham khảo.81
nguồn trích dẫn t- liệu...................................................................... 84
phụ lục85

Hoàng Thị Thanh Bình


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Một số ký hiệu và tr-ờng hợp viết tắt

Dấu ->


:

Biểu thị sự suy luận.

BT

:

Viết tắt của biểu thức.

BTKG

:

Viết tắt của biểu thức không gian.

BTĐVKG :

Viết tắt của biểu thức định vị không gian.

BTĐHKG :

Viết tắt của biểu thức định h-ớng không gian.

ĐTQC

:

Viết tắt của đối t-ợng quy chiếu.


ĐTĐV

:

Viết tắt của đối t-ợng định vị.

Hoàng Thị Thanh Bình


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.

Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có những hình thức nhất định để biểu
thị quan hệ không gian. Tiếng Việt có những cách biểu đạt riêng rất khác với
các ngôn ngữ khác trên thế giới. Chẳng hạn nh- trong câuOn the floor,
between the sofa and the table, lay a boy (Trên sàn nhà, giữa cái sofa và cái
bàn, nằm một đứa con trai) của tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt sẽ là:
Dưới sàn nhà, giữa cái sofa và cái bàn, là một đứa con trai. Cách quan
niệm của ng-ời Việt thì sàn nhà là ở phía d-ới so với trần nhà là ở phía trên,
và từ góc nhìn của ng-ời quan sát thì sàn nhà cũng thấp hơn so với anh ta vì
vậy là ở D-ới. Hay nh- ngay trong tiếng Việt giữa hai câu (a) Cá dưới
sông và (b) Cá ở sông này to lắm cũng rất khác nhau trong cách định vị.
ở câu (a), vị trí của ng-ời quan sát cao hơn vị trí của vật đ-ợc định vị mà cụ
thể ở đây là sông.Còn ở câu (b) thì ng-ời quan sát có thể là đang bơi lặn ở
d-ới dòng sông ấy và phát ngôn ra câu nói trên. Và cũng có thể đ-ợc hiểu là
ng-ời quan sát đang ở vị trí cao hơn sông, nói câu nói đó với một ng-ời đối
thoại.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú về cách biểu thị quan hệ không gian

nên cũng trong một phát ngôn Cầu thủ A ra sân nó có thể đ-ợc hiểu theo
hai cách:

- Cầu thủ A ra sân thay cho cầu thủ B (h-ớng đích).
- Cầu thủ A ra sân để cầu thủ B vào (h-ớng nguồn).

Nh- vậy, để nắm rõ đ-ợc cách định vị hoặc định h-ớng không gian của
ng-ời Việt là rất khó.
Từ tr-ớc đến nay lĩnh vực nghiên cứu các từ, ngữ chỉ không gian ch-a
đ-ợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều, và phần lớn mới chỉ tập trung sự chú
ý vào ph-ơng diện cấu trúc với t- cách là trạng ngữ trong câu (Bùi Đức Tịnh
trong Văn phạm Việt Nam, Nguyễn Lân trong Ngữ pháp Việt Nam,

Hoàng Thị Thanh Bình

1


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Hoàng Trọng Phiến trong Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản trong
Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt). Và gần đây có một số công trình đáng
chú ý nh- Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng của Trần
Quang Hải, Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn
tiếng Việt của Lý Toàn Thắng Về đại thể, có thể nói rằng những tìm tòi
của Lý Toàn Thắng h-ớng ng-ời ta đi đến một nhận thức chung là rất có thể
những cách thức định vị không gian của tiếng Việt đã bộc lộ một cách nhìn
khác về thế giới của người Việt. Còn những tìm tòi của Trần Quang Hải chủ
yếu nhằm đ-a ra một số cách thức định vị có tính khác biệt giữa giới từ định
vị không gian tiếng Anh trong t-ơng quan so sánh với tiếng Việt. Xét trong

mối t-ơng quan đó, việc có một công trình nghiên cứu về đặc điểm của các
biểu thức không gian trong tiếng Việt là rất cần thiết. Nghiên cứu các biểu
thức không gian ở tất cả các đặc điểm ngữ nghĩa, hình thức, chức năng có
thể góp phần giải quyết một số vấn đề đang tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu
từ tr-ớc đến nay và cũng khắc phục đ-ợc những hạn chế khi nghiên cứu chúng
ở từng đặc điểm riêng lẻ.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, trong luận văn của mình
chúng tôi mạnh dạn đi vào Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa
không gian trong tiếng Việt nhằm phát hiện ra những đặc tr-ng của loại
biểu thức này trong tiếng Việt.
2. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối t-ợng nghiên cứu của luận văn là các từ, ngữ có ý nghĩa không gian
trong tiếng Việt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng tôi chỉ xem xét
các từ, ngữ chỉ không gian một cách cô lập mà luôn đặt chúng vào ngữ cảnh
sử dụng là câu, bởi vì chỉ ở câu, các biểu thức không gian mới bộc lộ rõ nhất
đặc điểm của chúng.
Trong khi nghiên cứu các biểu thức không gian chúng tôi chỉ giới hạn
sự phân tích ở hai bình diện cú pháp và ngữ nghĩa. Bình diện dụng học, trong
một số tr-ờng hợp cần thiết cũng đ-ợc phân tích để làm sáng tỏ thêm các bình

Hoàng Thị Thanh Bình

2


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

diện cấu trúc và ngữ nghĩa nh-ng đó không phải là mối quan tâm chính của
luận văn.

3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu.

Luận văn của chúng tôi đi vào khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý
nghĩa không gian trong tiếng Việt. Đề tài của luận văn h-ớng đến những mục
đích cụ thể sau:
- Tổng kết các quan niệm khác nhau của các tác giả có đề cập đến các
từ chỉ không gian trong tiếng Việt, từ đó xây dựng một cơ sở lý thuyết có hiệu
lực để xem xét các biểu thức không gian trong tiếng Việt.
- Trên cơ sở lý thuyết đó, tiến hành nhận diện và đi sâu miêu tả một
cách có hệ thống đặc điểm của các biểu thức không gian trong tiếng Việt trên
bình diện cú pháp và ngữ nghĩa.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giải quyết những tranh
cãi giữa các tác giả về các từ, ngữ chỉ không gian trong tiếng Việt và có những
đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu và giảng dạy về các biểu thức không
gian tiếng Việt.
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu và t- liệu nghiên cứu.

Trong luận văn này, ngoài hai ph-ơng pháp nghiên cứu chung là
ph-ơng pháp quy nạp và diễn dịch chúng tôi còn sử dụng nhiều ph-ơng pháp
nghiên cứu nh-: miêu tả, thống kê, phân tích cấu trúc, phân tích chức năng, so
sánh đối chiếu
T- liệu của luận văn bao gồm 656 câu trích dẫn từ các tác phẩm văn
học nghệ thuật trong đó có 294 câu chứa các biểu thức định vị không gian và
362 câu chứa các biểu thức định h-ớng không gian. Ngoài ra, chúng tôi cũng
sử dụng một số câu t- liệu lấy từ các công trình nghiên cứu của các tác giả
khác hoặc từ thực tế. Các câu này đều chứa biểu thức định vị không gian hoặc
biểu thức định h-ớng không gian và tất cả đều đ-ợc phân tích về mặt định tính
hoặc định l-ợng hoặc cả hai để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
5. Bố cục của luận văn.


Hoàng Thị Thanh Bình

3


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba ch-ơng với nội dung
chính nh- sau:
Ch-ơng I: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu.
Trong ch-ơng này chúng tôi trình bày những quan điểm, những khái
niệm lý thuyết có liên quan đến các biểu thức không gian trong tiếng Việt,
trên cơ sở đó đ-a ra cách tiếp cận và h-ớng phân loại các biểu thức không
gian của mình.
Ch-ơng II: Khảo sát các biểu thức định vị không gian.
Trong ch-ơng này chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả đặc điểm cấu
trúc và ngữ nghĩa của các biểu thức định vị không gian trong tiếng Việt để từ
đó đ-a ra cách nhận diện các biểu thức định vị không gian.
Ch-ơng III: Khảo sát các biểu thức định h-ớng không gian.
Cũng nh- ch-ơng II, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả đặc điểm
cấu trúc và ngữ nghĩa của các biểu thức định h-ớng không gian để từ đó đ-a
ra cách nhận diện chúng.
Ngoài ra, luận văn còn có mục tài liệu tham khảo, t- liệu trích dẫn, mục
lục và phụ lục t- liệu.

Hoàng Thị Thanh Bình

4



Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Ch-ơng I:

cơ sở lý thuyết và Tình hình nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết.

1.1. Khái niệm không gian và không gian trong ngôn ngữ.
1.1.1. Không gian là phạm trù đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhận
thức. Ngay từ rất xa x-a ng-ời ta đã hiểu rằng bất kỳ một khách thể vật chất
nào cũng đều chiếm vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong
t-ơng quan về mặt kích th-ớc so với các khách thể khácCác hình thức tồn tại
nh- vậy của vật thể đ-ợc gọi là không gian.
Trong triết học phạm trù không gian đ-ợc định nghĩa là: Mọi sự vật
trong thế giới vật chất đều có vị trí, có hình thức kết cấu, có độ dài ngắn cao
thấp. Tất cả những cái đó đ-ợc gọi là không gian. Không gian là hình thức tồn
tại của vật chất biểu hiện những thuộc tính nh- cùng tồn tại và tách biệt, có
kết cấu và quảng tính.(Triết học Mác Lê nin, Tập 1 NXB GD).
Không gian theo nghĩa rộng là tất cả những gì của vật chất tồn tại, nó có
thuộc tính về hình thể, khối l-ợng, kích th-ớc, có độ sâu, chiều cao, bề dày,
không gian bao gồm mọi vật tách biệt cái này với cái kia, các vật thể có một
khoảng rộng nhất định đều liên quan đến không gian.
1.1.2. Không gian theo nghĩa hẹp là không gian đ-ợc nghiên cứu trong
từng lĩnh vực cụ thể. Và không gian trong ngôn ngữ rất khác với không gian
vật lý khách quan trong nhận thức khoa học, cũng nh- không gian chủ quan
tồn tại trong đầu óc con ng-ời với tính cách nh- là một chủ thể nhận thức.
Chúng ta trải nghiệm thế giới bằng những cách thức mà sự tạo thành
sinh học của chúng ta đã xác định. Chúng ta đ-ợc cho biết rằng có một thế
giới bên ngoài với những chi phối của các quy tắc vật lý. Nh-ng những gì mà
chúng ta trải nghiệm lại không nhất thiết là một thế giới có luật lệ về mọi

ph-ơng diện. Chúng ta đ-ợc biết rằng có các nguyên tử, nh-ng chúng ta chẳng
bao giờ nhìn thấy chúng, chúng ta đ-ợc dạy rằng có trọng lực nh-ng chúng ta

Hoàng Thị Thanh Bình

5


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

chỉ thấy các quả táo rơi từ trên cây rơi xuống, chúng ta đ-ợc dạy rằng trái đất
thì tròn và chuyển động không ngừng, nh-ng hình nh- là nó đứng yên và bằng
phẳng d-ới chân ta; chúng ta đ-ợc dạy rằng trái đất chuyển động quanh mặt
trời, nh-ng sáng nào ta cũng thấy mặt trời mọc lên từ đằng chân trời và tối nào
cũng lặn xuống, chẳng phải là trái đất chuyển động. (Dẫn theo luận án Tiến
sĩ Ngữ nghĩa của giới từ chỉ không gian tiếng Anh trong sự so sánh đối chiếu
với tiếng Việt của tác giả Lê Văn Thanh).
Những lời trích dẫn từ công trình The Grammar of Space của Svorow
(1994) của tác giả Lê Văn Thanh đã cho ta thấy sự khác biệt giữa không gian
vật lý và không gian nhận thức. T-ơng tự nh- vậy, giữa không gian nhận thức
và không gian đ-ợc biểu đạt trong ngôn ngữ cũng có những sự khác biệt nhất
định. Có thể nói rằng không gian trong ngôn ngữ không phản ánh toàn bộ
không gian nhận thức mà là một sự phản ánh có chọn lọc và chịu sự chi phối
của hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là sự chi phối xuất phát từ những khả năng
hạn chế của ngôn ngữ.
Cấu trúc ngữ nghĩa không gian trong ngôn ngữ đ-ợc diễn đạt một cách
tuyến tính. Điều này có nghĩa là không gian ngôn ngữ là một sự bố trí, sắp xếp
lại theo ngôn ngữ một phần của không gian nhận thức. Chính vì vậy, trong bài
viết Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian Lý Toàn thắng đã viết: Khi
nghiên cứu về không gian, cần phân biệt ba khái niệm khác nhau: (a) Không

gian khách quan của thế giới vật lý bên ngoài con ng-ời. (b) Không gian chủ
quan là kết quả của sự tri nhận không gian khách quan, tồn tại trong đầu óc
con người, thường được gọi là không gian được tri giác hoặc không gian
đ-ợc phản ánh. Và (c) không gian đ-ợc biểu đạt trong ngữ nghĩa của các từ
chỉ không gian, đ-ợc gọi là không gian trong ngôn ngữ.
Hiện nay ch-a có một công trình nghiên cứu ngôn ngữ nào xác định đủ
rõ cái gọi là "không gian" trên thực tế bao gồm những thuộc tính và quan hệ
gì? Tuy nhiên, dựa vào một số nghiên cứu khá cơ bản về ngữ nghĩa của các từ
không gian, ta có thể kể ra các thuộc tính và quan hệ không gian sau:

Hoàng Thị Thanh Bình

6


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

a. Thuộc tính:
- Hình dáng đ-ợc biểu thị trong ngôn ngữ bằng các từ không gian nh-:
tròn, vuông, ngoằn, ngoèo, mẫu, viên, cục...
- Kích cỡ đ-ợc biểu thị bằng các từ nh-: nhỏ, to, ngắn, dài, mênh mông,
rộng...
- T- thế trong không gian đ-ợc biểu thị bằng các từ nh-: ngồi, nghiêng,
chênh vênh...
- Chiều không gian: sự vật đ-ợc hình dung nh- có một chiều (điểm) hai
chiều (đ-ờng thẳng) hoặc ba chiều (khối).
b. Quan hệ không gian:
- Khoảng cách đ-ợc biểu thị bằng các từ nh-: xa, gần, sát, đến, từ...
- Nơi chốn đ-ợc biểu thị bằng các từ nh-: trên, d-ới, trong, ngoài, bên,
kia, chỗ...

- Ph-ơng h-ớng đ-ợc biểu thị bằng các từ nh-: ra, sang, về...
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi sẽ chỉ xét đến các quan hệ không
gian mà cụ thể ở đây là quan hệ định vị (địa điểm) và quan hệ định h-ớng (chỉ
h-ớng).
1.2. Khái niệm biểu thức không gian và tiêu chí nhận diện.
1.2.1. Khái niệm BTKG:
Biểu thức không gian là những từ, ngữ chỉ sự vật tồn tại trong một
khoảng không gian nhất định và tham gia vào vai trò làm thành phần ngữ pháp
trong câu, ngoài câu chúng không còn là các biểu thức không gian mà chỉ là
những từ, ngữ có ý nghĩa từ vựng đơn thuần.
1.2.2. Tiêu chí nhận diện.
1.2.2.1. Tiêu chí về nội dung.
- Biểu thức định vị không gian.

Hoàng Thị Thanh Bình

7


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Định vị là một khái niệm biểu thị yêu cầu miêu tả đặc điểm không gian
của sự vật. Đây cũng là nhu cầu nhận thức và nhu cầu biểu đạt thế giới xung
quanh của con ng-ời.
Cùng với tiêu chí về hình thức và chức năng thì tiêu chí về nội dung là
tiêu chí quan trọng nhất để xác định các BTĐVKG. Dựa vào mối quan hệ của
vật đ-ợc định vị và vật đ-ợc quy chiếu, các BTĐVKG có thể có các quan hệ
sau:
+ Quan hệ về vị trí của chủ thể. Chẳng hạn:
Trinh ở trên gác có lối đi riêng, Ngạn ở d-ới nhà.

(T402 - Nhìn ng-ời ta sung s-ớng - Nam Cao)
+ Quan hệ về vị trí của đối thể. Chẳng hạn:
Ông chủ để đĩa cơm ở giữa sân..
(T32 - Răng con chó của nhà t- sản - Nguyễn Công Hoan)
+ Quan hệ về địa điểm xảy ra hành động, sự kiện. Chẳng hạn:
Đứng ở cổng, trông vào trong nhà, bác thấy gạch tây đánh bóng lộn,
sập gụ, tủ chè, g-ơng đứng, gi-ờng tây, thật có vẻ đỉnh chung, sung s-ớng.
(T49 - Hai thằng khốn nạn - Nguyễn Công Hoan)
+ Quan hệ về địa điểm, nơi chốn tồn tại sự vật, hiện t-ợng. Chẳng hạn:
Trong nhà còn có ng-ời nói chuyện.
(T509 - Hai ng-ời ăn tết lạ - Nam Cao)
Nhờ vào các quan hệ mà ta có thể phân biệt đ-ợc đâu là BTKG đâu
không phải là BTKG. Chẳng hạn, cũng là từ nhà nh-ng nhà trong hai
câu sau đây là khác nhau:
a. Tôi đang ở nhà.
b. Nhà này của tôi.
Trong tr-ờng hợp a nhà là BTKG vì nó chỉ ra vị trí tồn tại của chủ
thể tôi. ở tr-ờng hợp b Nhà này là vật sở hữu của chủ thể tôi.

Hoàng Thị Thanh Bình

8


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Hay nh- ở tr-ờng hợp:
a. Trong nhà có khách.
b. Nhà có khách.
Thì ở tr-ờng hợp a Trong nhà đ-ợc chúng tôi xem là BTKG vì nó

chỉ ra nơi chốn, địa điểm tồn tại sự vật. Còn trong tr-ờng hợp b Nhà không
phải là BTKG mà là từ chỉ sự vật.
Nh- vậy, có thể khẳng định rằng tiêu chí nội dung là tiêu chí quan trọng
nhất để xác định các BTKG.
- Biểu thức định h-ớng không gian.
Hoạt động có h-ớng là hoạt động vận động (di chuyển) của một chủ thể
đang h-ớng tới hoặc rời khỏi một địa điểm trong không gian.
Quá trình vận động h-ớng tới một địa điểm trong không gian của chủ
thể còn gọi là h-ớng đích và ng-ợc lại, quá trình vận động rời khỏi của chủ
thể đ-ợc gọi là h-ớng nguồn hay h-ớng xuất phát.
+ Biểu thức định h-ớng không gian chỉ đích. Chẳng hạn:
Hơi thấy bóng hắn ra đình, là các ông nói móc ngay.
(T188 - Đôi móng giò - Nam Cao)
+ Biểu thức định h-ớng không gian chỉ nguồn. Chẳng hạn:
Còn bản chính, tôi vẫn giữ để đợi đến ngày tôi rời Việt Nam sẽ bán lại
cho cô.
(T590 - Chuyện của cô ấy - Nguyễn Công Hoan)
1.2.2.2. Tiêu chí về hình thức.
Các BTKG xét về mặt hình thức rất đa dạng, nó có thể đ-ợc cấu tạo từ
đơn giản đến phức tạp, nó có thể là từ hoặc là ngữ.
+ Biểu thức không gian là đại từ. Ví dụ:
Đây là cái v-ờn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn

Hoàng Thị Thanh Bình

9


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt


vẹn, cụ thà chết không chịu bán đi một sào.
(T207 - Lão Hạc - Nam Cao)
Đó là một khoảng đất con con ở sát t-ờng.
(T323 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)
Cũng là Đây nh-ng trong câu sau nó không phải là BTKG mà là từ
tình thái.
Tôi đi chợ đây.
Hay nh- trong câu:
Anh đến đây.
Thì đây sẽ cho chúng ta hai cách hiểu: là từ tình thái hoặc là BTKG.
Để xác định đây là BTKG chúng tôi làm một thao tác nhỏ: đặt sau
đây từ tình thái đi.
Anh đến đây đi!
Đây trong tr-ờng hợp này đã trở thành BTKG chỉ đích.
Còn đây là từ tình thái khi ta đặt tr-ớc nó từ chỉ thời gian bây
giờ.
Anh đến bây giờ đây!
+ Biểu thức không gian là danh từ. Ví dụ:
Ông tr-ơng ơi, ông làm ơn mở cổng cho tôi đánh trâu ra đồng.
(T479 - Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà.
(T73 - Ngựa ng-ời và ng-ời ngựa - Nguyễn Công Hoan)
+ Biểu thức không gian là danh ngữ. Ví dụ:
Chị Dậu về đến cổng đình, vừa thấy tiếng ông lý cựu quát vang trong đình.
(T516 - Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Hoàng Thị Thanh Bình

10



Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

+ Biểu thức không gian là giới ngữ. Ví dụ:
Thì bỗng một buổi sáng ng-ời ta thấy một mảnh giấy con con dán ở cửa đình.
(T371 - Rửa hờn - Nam Cao)
Ngoài sân, trời vẫn m-a, vẫn gió và giá nh- cắt.
(T622 Quà tết bộ đội Ngô Tất Tố)
1.2.2.3. Tiêu chí về chức năng.
Các BTKG khi đ-ợc xét ở trong câu, chúng có thể đảm đ-ơng các chức
năng cú pháp khác nhau.
- Trạng ngữ: Đây là chức năng mà các BTKG th-ờng đảm nhiệm.
Chúng chiếm tỷ lệ cao trong các t- liệu mà chúng tôi khảo sát. Ví dụ:
Trong khu v-ờn xoan kề ở bên cổng, ng-ời ta đã buộc một con trâu kềnh.
(T380 - Lớp ng-ời bị bỏ sót - Ngô Tất Tố)
Thân mẫu Trinh là một bà goá giàu ở vùng quê.
(T402 - Nhìn ng-ời ta sung s-ớng - Nam Cao)
Trong nhà còn có ng-ời nói chuyện.
(T509 - Hai ng-ời ăn tết lạ - Nguyễn Công Hoan)
- Bổ ngữ:
Chắc là mẹ tôi ra ao
(T319 - Một chuyện Xú - vơ - nia - Nam Cao)
D-ới bức chấn song ở phía sau đình, một chiếc mâm cao sơn đỏ chễm
chệ kê giữa mảnh chiếu rách cạp.
(T465 - Miếng thịt giỗ hậu - Ngô Tất Tố)
Tôi trọ học ở tỉnh lỵ cách hàng chừng 15 cây số.
(T23 - Những cánh hoa tàn - Nam Cao)
- Chủ ngữ:

Hoàng Thị Thanh Bình


11


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Ngoài tr-ờng lại càng rét dữ.
(T158 - Lều chõng - Ngô Tất Tố)
Trong buồng im lặng.
(T426 Lang rận Nam Cao)
1.3. Phân loại biểu thức không gian.
Nh- chúng ta đã thấy việc xác định các BTKG trong tiếng việt ở c-ơng
vị làm thành phần câu là rất khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Sự khác nhau
đó không chỉ xuất phát từ bản thân chúng mà còn xuất phát từ các h-ớng tiếp
cận khác nhau của các tác giả. Chính vì vậy, khi đi vào khảo sát các BTKG
trong tiếng việt trên ph-ơng diện cấu trúc và chức năng chúng tôi không khỏi
gặp phải những khó khăn nh-ng dù sao chăng nữa, chúng tôi cũng phải đ-a ra
cách phân loại và h-ớng giải quyết của mình nh- sau:
1.3.1. Về hình thức:
Chúng tôi cũng nh- đa số các tác giả đều đồng ý rằng các BTKG có thể
là đại từ, danh từ, danh ngữ, giới ngữ.
Các BTKG khi là đại từ. Ví dụ:
Đấy là cái ao ở đằng sau nhà, đâu có phải là nhà bà phó Sâm.
(T143 - Ma đ-a - Nam Cao)
Đây là chỗ thả diều.
(T388 - Một chuyện xú-vơ-nia - Nam Cao)
Các BTKG là giới ngữ. Ví dụ:
Hàn hay đến thổi chim ở sau chùa.
(T395 Một chuyện Xú - vơ - nia - Nam Cao)
1.3.2. Về chức năng.

ở vai trò làm thành tố cấu tạo câu, các BTKG từ tr-ớc đến nay vẫn đ-ợc
các tác giả quan niệm và phân loại rất khác nhau. Theo quan niệm của mình,
sau đây chúng tôi đi vào giải quyết những tr-ờng hợp vẫn gây nhiều tranh cãi
giữa các học giả.

Hoàng Thị Thanh Bình

12


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Đối với nhữmg câu nh-:
- Trong nhà có khách.
- Trong túi có tiền.
- ở túi áo lấp lánh cây bút máy.
Chúng tôi cho rằng đây là những câu có chủ ngữ đứng sau, BTKG ở đầu
câu có t- cách là trạng ngữ nh- có thể thấy qua các cải biến sau đây:
- Trong túi có tiền.
- Tiền còn trong túi.
- Trong túi tiền còn (chứ giấy tờ không còn).
Đối với những câu nh-:
- Bên đ-ờng là cánh đồng trũng.
- Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu, rồi lại một cánh rừng khác.
Thì BTKG đầu câu là chủ ngữ, đ-ợc nối với vị ngữ bằng từ nối "là". Bộ
phận đứng sau t-ờng thuật cho cái đ-ợc nêu ở tr-ớc. Bộ phận đứng sau không
thể tồn tại độc lập nếu vắng bộ phận phía tr-ớc. đây là những câu có kết cấu
chủ - vị.
Với những câu:
- Ngoài tr-ờng lại càng rét dữ.

(T518 Lều chõng Ngô Tất Tố)
Chúng tôi cũng xếp vào loại có chủ ngữ đứng đầu câu.
Có thể xác định BTKG đứng đầu câu là chủ ngữ bởi hai lý do:
Thứ nhất: Không thể l-ợc bỏ mà không ảnh h-ởng đến tính trọn vẹn
của câu.
Thứ hai: Chúng có khả năng làm bổ ngữ khi đ-a vào khuôn kiến trúc
nguyên nhân hoá.
Với những câu:
- ở túi áo gài cây bút máy.
- Nơi đây sống một ng-ời tóc bạc.

Hoàng Thị Thanh Bình

13


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

BTKG đầu câu là bổ ngữ bắt buộc, còn chủ ngữ đứng cuối câu. Ta cũng
có thể cải biến chủ ngữ về phía tr-ớc. So sánh:
- ở túi áo gài cây bút máy.
BN

CN

- Cây bút máy gài ở túi áo.
CN

BN


Với những câu:
Đến nhà ga, hắn thở hồng hộc nh- một ng-ời vừa đuổi trận.
(T408 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)
Đến tr-ớc cổng hiệu thịt quay, Hộ dừng lại.
(T89 - Đời thừa - Nam Cao)
Đ-ợc chúng tôi coi là vị ngữ phụ có động từ chuyển động làm trung
tâm, chúng có thể l-ợc bỏ mà không ảnh h-ởng đến tính trọn vẹn của câu.
1.3.3. Về ý nghĩa.
Các biểu thức định vị không gian chiếm tỷ lệ khá cao trong các phiếu tliệu mà chúng tôi khảo sát đ-ợc. Ví dụ:
Câm không thấy Hiền ở trong nhà, lại hớt hơ hớt hải chạy ra .
(T331 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)
Về huyện Thanh Trì, cách tỉnh Hà Nội độ m-ơi cây số, ở giữa làng XX
có một cái nhà cổ.
(T5 - Sóng vũ môn - Nguyễn Công Hoan)
Các biểu thức định h-ớng không gian. Ví dụ:
ở đây, từ đầu cổng cho đến xó bếp, toàn là những vẻ vui mừng.
(T10 - Lều chõng - Ngô Tất Tố)
Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà.
(T73 - Ngựa ng-ời và ng-ời ngựa - Nguyễn Công Hoan)
Phải, tôi đã có lần đi ô tô từ Nam Định sang Hải Phòng.
(T378 - Chuyến tàu Nam - Nguyễn Công Hoan)

Hoàng Thị Thanh Bình

14


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Phải nói rằng, vấn đề nghiên cứu các BTKG của các nhà ngôn ngữ học

từ tr-ớc đến nay còn bó hẹp trong phạm vi trạng ngữ cũng nh- ở ph-ơng diện
cấu trúc. Để khảo sát một cách toàn diện và bao quát đ-ợc mọi mặt của
chúng, chúng tôi sẽ đi theo h-ớng tiếp cận mới - đó là khảo sát trên cả ba
ph-ơng diện: ngữ nghĩa, hình thức và chức năng.
2. Tình hình nghiên cứu về các BTKG.

2.1. BTKG trong ngữ pháp truyền thống.
Trong tiếng việt, từ lâu các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các BTKG
nh-: đây, kia..., trong nhà, ngoài sân, (đi) ra phố... Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của ngữ pháp truyền thống, các tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu các
biểu thức này ở ph-ơng diện cấu trúc với t- cách là các trạng ngữ trong câu
mà ch-a đi sâu tìm hiểu các ph-ơng diện ngữ nghĩa - chức năng của chúng.
Chẳng hạn, khi đề cập đến chức năng làm trạng ngữ, các tác giả cuốn
"Việt Nam văn phạm" cho rằng: Trạng từ là những từ chỉ thời gian, nơi chốn,
nguyên nhân, mục đích, ph-ơng tiện... phụ thuộc vào động từ, tính từ (làm vị
ngữ) và có thể đứng sau hay đứng tr-ớc những từ ấy, hoặc đứng đầu câu. Ví
dụ: Chiều hôm qua, vì trời nóng quá, tôi ăn cơm ở giữa sân, ngon miệng vô
cùng (những từ in nghiêng theo quan niệm này, đều là trạng ngữ). Nh- vậy,
những tr-ờng hợp trạng ngữ đi sát với động từ nh-:
- ăn cơm ở giữa sân
- ăn cơm ngon
- đi Hà Nội
- sẽ đi
- bơi môt giờ
Và những tr-ờng hợp trạng ngữ đứng tách biệt ở đầu câu nh-:
- Chiều hôm qua, tôi ăn cơm.
- Vì anh, nó phải mắng...
đều đ-ợc các tác giả theo quan niệm trên gộp chung vào một loại và gọi bằng
trạng từ.


Hoàng Thị Thanh Bình

15


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Quan niệm về trạng ngữ nh- vậy là không thuần nhất vì nh- các tác giả
quan niệm thì nó vừa có quan hệ với động từ lại vừa có quan hệ với cả nòng
cốt câu. Trong khi đó, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, không phụ thuộc
vào bất cứ thành phần nào trong câu (kể cả chủ ngữ và vị ngữ), nó có quan hệ
với cả nòng cốt câu.
Vì thế không thể nào cho rằng, chẳng hạn ở Hà Nội trong hai câu:
- ở Hà Nội, sinh viên các tr-ờng Đại học th-ờng đi làm thêm.
- Tôi sống ở Hà Nội.
đều có một quan hệ ngữ pháp nh- nhau. Vì xét về mặt cấu tạo thì một bên đi
sát sau động từ còn một bên tách xa khỏi động từ, đứng đầu câu.
Về mặt ý nghĩa thì một bên hạn định cho động từ sống, còn một bên
không hạn định cho động từ mà làm tiền đề cho cả nòng cốt câu. Vì vậy, ở Hà
Nội trong hai câu này không phải là sự thay đổi vị trí của một thành phần.
Xét về tính chất của mối quan hệ ngữ pháp thì trạng từ theo quan niệm
của các tác giả cũng không có gì là thuần nhất. Vì một bên quan hệ có tính
chất chặt chẽ, một bên có tính kết hợp lỏng lẻo và t-ơng đối linh động. Ví dụ:
ở ngoài ngõ, mẹ con chị Chuột vừa kêu khóc, vừa van lạy.
(T59 - Nghèo - Nam Cao)
Chắc là mẹ tôi ra ao.
(T319 - Một chuyện Xú - vơ - nia - Nam Cao)
Thành phần phụ đứng ở đầu câu ở ngoài ngõ có thể chuyển vào giữa
hoặc sau nòng cốt câu.
Mẹ con chị Chuột, ở ngoài ngõ vừa kêu khóc vừa van lạy.

Mẹ con chị Chuột, vừa kêu khóc vừa van lạy ở ngoài ngõ.
Trái lại, thành phần phụ ao đứng sát động từ thì không thể chuyển chỗ
nh- vậy.
Vì nhập làm một hai loại quan hệ ngữ pháp khác nhau, mà quan niệm
về trạng từ của các tác giả chứa đựng nhiều mâu thuẫn không khắc phục đ-ợc.

Hoàng Thị Thanh Bình

16


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Xét về mặt hình thức, trạng ngữ đ-ợc cấu tạo từ rất nhiều các từ loại khác
nhau. Chẳng hạn, các tác giả cho rằng "những tiếng chỉ thị, chỉ định từ nh-:
ấy, kia, này, ni... đặt sau những tiếng danh tự: chỗ, nơi, chốn... đều là trạng từ
chỉ nơi chốn"(124). Ví dụ:
Chỗ này, chỗ kia, nơi ấy...
Chỉ thị, chỉ định tự đó, đây cũng có thể biến thành trạng tự chỉ địa điểm
không xác định. Ví dụ:
Hắn bỏ làng đi đó, đi đây
(T187 - Đôi móng giò - Nam Cao)
Ngoài ra những giới tự chỉ nơi chốn nh-: ở, tại, trên, d-ới, trong, ngoài,
giữa, bên, tr-ớc, sau... khi đứng tr-ớc danh từ đều có thể trở thành giới ngữ.
Ví dụ:
Nó làm nhà gần núi
Anh ấy đứng ngoài v-ờn
(Dẫn theo "Việt Nam văn phạm", trang 132)
Theo chúng tôi những từ trên, d-ới, trong, ngoài, tr-ớc, sau ch-a mất
hẳn ý nghĩa thực từ để biến thành h- từ nh- các tác giả quan niệm. ở đây,

chúng vẫn còn mang nghĩa của các danh từ chỉ vị trí và chỉ ph-ơng h-ớng. Hai
cách dùng d-ới đây chứng tỏ chúng có t- cách là danh từ:
+ Chúng có thể làm phụ tố chỉ đối t-ợng của động từ. Ví dụ:
Trên truyền xuống d-ới
+ Chúng có thể làm từ trung tâm trong ngữ. Ví dụ:
Trong này, ngoài kia...
Và chúng có thể đứng làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ:
Trong ấm, ngoài êm.
Trên thuận d-ới hoà.
Những cách dùng nh- vậy chứng tỏ có lý do ở nghĩa của những từ này.
Nghĩa vị trí mà những từ đó biểu thị gần gũi với nghĩa sự vật. Vậy, theo ý kiến
của chúng tôi nên xếp chúng vào từ loại danh từ.

Hoàng Thị Thanh Bình

17


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

Bùi Đức Tịnh trong cuốn "Văn phạm Việt Nam" lại dùng thuật ngữ phó
từ để thay cho trạng từ. Tác giả định nghĩa: "Phó từ là tiếng dùng để cho biết ý
nghĩa của một tĩnh từ, một động từ hay một phó từ khác đ-ợc hiểu trong
những giới hạn nào... ta nói rằng phó từ dùng để hạn định ý nghĩa của một
tĩnh từ, một động từ hay một phó từ khác. Có khi nó hạn định ý nghĩa cho cả
một mệnh đề" (357).
Khi xét về phó từ chỉ ví trí, nơi chốn tác giả cũng quan niệm giống các
tác giả trong cuốn "Việt Nam văn phạm". "Phó từ chỉ vị trí hạn định ý nghĩa
cho động từ hay mệnh đề bằng cách diễn giải một ý về vị trí" (365). Ví dụ:
ở đây tai vách mạch rừng.

ở đây là phó từ chỉ vị trí, hạn định ý nghĩa cho cả mệnh đề.
Thế nh-ng ở trang 422, khi nói về bổ túc chỉ hoàn cảnh, tác giả lại viết
"Phó từ th-ờng hạn định động từ bằng một ý nghĩa về hoàn cảnh. Nh-ng
ngoài ra, các thứ động từ đều có thể đ-ợc danh từ, đại từ hoặc động từ khác
bổ túc cũng bằng cách thêm một ý nghĩa về hoàn cảnh. Ta gọi những tiếng ấy
là bổ túc ngữ chỉ hoàn cảnh". Bổ túc ngữ chỉ vị trí là một trong những loại bổ
túc nằm trong bổ túc ngữ chỉ hoàn cảnh, nó th-ờng là một danh từ hay một đại
từ đ-ợc các giới từ chỉ vị trí nối lại với động từ. Những giới từ chỉ vị trí là:
bên cạnh, ở, trên, d-ới, gần, kế, khắp, khỏi, ngoài, vào, trong, tại, nơi, từ...
đến, giữa, đến tận... Ví dụ:
ở đầu làng có một cây đa.
Có: động từ, có chủ ngữ hiểu ngầm
Đầu làng: Bổ túc ngữ chỉ vị trí của động từ có đ-ợc giới từ ở nối lại với
động từ ấy (422 - 423).
Cách xác định về phó từ ch-a rõ ràng nh- trên đã dẫn tác giả đến sự
thiếu nhất quán trong khi phân tích hai ví dụ.
a). Trong bài này có ba phần.
b). Trong bài này gồm ba phần.

Hoàng Thị Thanh Bình

18


Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

ở ví dụ (a) tác giả cho rằng Trong bài này là bổ túc ngữ chỉ vị trí,
động từ có không có chủ ngữ.
ở ví dụ (b) thì Bài này là chủ ngữ, còn giới từ trong không có
nhiệm vụ văn phạm gì (413 - 414).

Xét về hình thức các BTKG có thể là danh từ, đại từ hay là một ngữ.
Đại từ chỉ nơi chốn đ-ợc tác giả gọi là chỉ thị đại từ, làm nhiệm vụ thay
thế cho danh từ bằng một ý chỉ định về vị trí. Những đại từ đó là: ấy, kia, kìa,
đó, đấy...
Chỉ thị đại từ có nguồn gốc từ các chỉ thị chỉ định từ (đấy, đó, kia, ấy,
kìa, nầy, tê...) khi các chỉ thị chỉ định từ không dùng chung với danh từ thì nó
chuyển thành chỉ thị đại từ. Ví dụ:
Đó là một khoảng đất con con ở sát t-ờng.
(T323 - Ng-ời hàng xóm - Nam Cao)
Đó chỉ thị đại từ, nói về một địa điểm xa nơi ng-ời nói và ng-ời nghe.
Các đại từ chỉ định (mà tác giả gọi là chỉ thị đại từ ) đây, đấy, đó, kia,
kìa, vậy, thế... không chỉ thay thế cho danh từ mà có thể thay thế cho động từ,
tính từ, có khi thay cho cả cụm từ hoặc cả một mệnh đề.
Những danh từ trống nghĩa nh- chỗ, nơi, chốn... khi kết hợp với chỉ thị,
chỉ định từ: này, ấy, đó, kia, ni... trở thành những từ chỉ nơi chốn. Ví dụ:
ở bãi cỏ cạnh đình - chỗ ấy là chỗ mát nhất làng, vì trông ngay ra đồng
- hai ba con trâu mình nứt nẻ l-ợt bùn khô, nhắm mắt, phóm phém hàm d-ới
để nhai lại một cách uể oải.
(T562 - Con Ve - Nguyễn Công Hoan)
Nguyễn Lân trong cuốn "Ngữ pháp Việt Nam - lớp 5" đã có sự phân biệt
giữa trạng từ và trạng gia ngữ ông viết: Trạng từ là một loại tiếng, tức là bản
chất của một từ, còn trạng gia ngữ thì chỉ chức vụ của một từ trong câu (45).
Thật ra trạng từ hay trạng gia ngữ mà tác giả gọi ở đây chỉ là hai tên gọi
khác nhau cho cùng một thành phần gọi là trạng ngữ, cả trạng từ và trạng gia

Hoàng Thị Thanh Bình

19



Khảo sát đặc điểm của các biểu thức có ý nghĩa không gian trong tiếng việt

ngữ đều đ-ợc ông quan niệm là thứ từ dùng để bổ nghĩa cho một động từ, một
tính từ hay một trạng từ khác (tr71, Ngữ pháp tiếng Việt - lớp 7). Ví dụ:
Ai đ-a ta đến chốn này
ở đây âm khí nặng nề
ở đây, chốn này đều đ-ợc tác giả gọi là trạng từ chỉ vị trí (tr.84, Ngữ
pháp tiếng Việt - lớp 7).
Cũng nh- các tác giả trên Nguyễn Lân gộp chung những tr-ờng hợp có
quan hệ với động từ, hạn định cho động từ và những tr-ờng hợp đứng đầu câu
đều là trạng ngữ (trạng gia ngữ theo quan niệm của tác giả). Chẳng hạn:
Chúng ta ra sông tắm.
ở đây tác giả đã nêu rõ lập tr-ờng của mình.
Khi xét về hình thức của các BTKG trong tiếng Việt, Nguyễn Lân đã
xếp những từ này, ni, kia, tê, đó, ấy... vào từ loại tính từ thuộc tiểu loại tính từ
để trỏ. Và khi chúng ghép với danh từ chúng trở thành trạng từ chỉ nơi chốn:
chốn này, chỗ ấy, nơi đây, đằng tê, đằng kia.
Cũng những từ này, tác giả lại xếp chúng vào đại từ để trỏ khi nghiên
cứu ở phần đại từ. Ví dụ:
Kia là nhà tôi.
Ông mua cái này bao nhiêu tiền?
ở tiểu loại giới từ chỉ vị trí, bên cạnh những giới từ đ-ợc đa số mọi
ng-ời chấp nhận, Nguyễn Lân còn cho rằng những từ: ở trên, ở d-ới, đằng
tr-ớc, đằng sau... cũng là giới từ (tr91, Ngữ pháp tiếng Việt - lớp 7).
Chúng tôi không đồng ý với quan điểm này vì nếu đã là một từ hoàn
chỉnh thì không thể xen một yếu tố nào vào đ-ợc. Thế mà những từ này có thể
thêm một hay một vài yếu tố vào đ-ợc. Ví dụ:
ở ngay trên đầu
ở mãi tận d-ới đáy
ở tít mãi ngoài cổng


Hoàng Thị Thanh Bình

20


×