Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sản khoa sản giật và hội chứng HELLP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.89 KB, 12 trang )

Dịch bởi

Các vấn đề của Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt
trong Sản giật và Hội chứng HELLP
Melissa Teresa Chu Lam and Elizabeth Dierking
Int J Crit Illn Inj Sci. 2017 Jul-Sep; 7(3): 136–141.
doi: 10.4103/IJCIIS.IJCIIS_33_17
/>
Tóm tắt
Tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP là các tình trạng tăng huyết áp đe
dọa tính mạng và nguyên nhân thường gặp của việc nhập ICU ở bệnh nhân sản khoa.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật bao gồm: 1) huyết áp tâm thu (SBP) ≥140
mmHg hoặc huyết áp tâm trương (DBP) ≥90 mmHg với hai lần đo cách nhau ít nhất
4 giờ và 2) protein niệu ≥300 mg/ngày ở phụ nữ có tuổi thai >20 tuần với huyết áp
bình thường trước đó. Sản giật được định nghĩa là một cơn co giật hoặc mức độ ý
thức thay đổi xảy ra trong bối cảnh tiền sản giật, với tình trạng là không có nguyên
nhân nào khác gây co giật. Hội chứng HELLP là một tình trạng đe dọa tính mạng
thường liên quan đến tiền sản giật nặng-sản giật và được đặc trưng bởi ba đặc điểm
nổi bật là tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Chẩn đoán và xử trí sớm tiền
sản giật, sản giật và hội chứng HELLP rất quan trọng với sự tham gia của nhiều
chuyên khoa bao gồm Sản khoa, Y khoa và Điều trị tích cực dành cho mẹ và thai.
Quản lý mong đợi có thể được chấp nhận trước 34 tuần với sự giám sát chặt chẽ thai
nhi và mẹ và điều trị bằng corticosteroid, magne sulfate tiêm mạch và kiểm soát
huyết áp. Tình trạng xấu đi cần phải cho bé ra đời. Các biến chứng có thể liên quan
đến phổ bệnh này bao gồm đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hội chứng suy hô hấp
cấp nguy kịch, đột quỵ, suy thận cấp, rối loạn chức năng gan với vỡ gan hoặc tụ máu
gan và nhiễm trùng/nhiễm trùng huyết.
Từ khóa: Complications, eclampsia, HELLP, Intensive Care Unit, management

GIỚI THIỆU
Tiền sản giật, sản giật và hội chứng tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu


(HELLP) là tình trạng tăng huyết áp đe dọa tính mạng xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Tiền sản giật là một rối loạn đa hệ thống, chiếm 3-8% tất cả các trường hợp mang
thai [1]. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật bao gồm (1) huyết áp tâm thu ≥140
mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg với hai lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ
và (2) protein niệu ≥300 mg/ngày ở phụ nữ có tuổi thai >20 tuần với huyết áp bình
thường trước đây [2]. Tăng huyết áp nặng hoặc các dấu hiệu/triệu chứng của tổn
thương cơ quan đích được xem là phổ nặng của bệnh [Bảng 1]. Sản giật được định
nghĩa là một cơn co giật hoặc mức độ ý thức thay đổi xảy ra trong bối cảnh tiền sản


Dịch bởi

giật, với tình trạng là không có nguyên nhân nào khác gây co giật [2]. Hội chứng
HELLP là một tình trạng đe dọa tính mạng thường liên quan đến tiền sản giật nặngsản giật và được đặc trưng bởi ba đặc điểm nổi bật của tán huyết, tăng men gan cao
và giảm tiểu cầu [3]. Một số nhà nghiên cứu phân loại hội chứng HELLP là một
phần của bệnh lý vi mạch thiếu máu tán huyết bao gồm ban xuất huyết giảm tiểu cầu
huyết khối và hội chứng tăng urê máu tán huyết [4]. Hội chứng HELLP xảy ra ở
khoảng 0.5-0.9% tất cả các trường hợp mang thai và 10-20% thai kỳ biến chứng tiền
sản giật nặng [5].
Bảng 1. Dấu hiệu nặng của tiền sản giật (bất kỳ dấu hiệu nào sau đây)
1. SBP ≥160 mmHg, hoặc DBP ≥110 mmHg trong hai lần đo cách nhau tối
thiểu 4 giờ khi bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường (loại trừ việc điều trị thuốc
hạ áp trước khi đo)
2. Tiểu cầu <100,000/µL
3. Suy chức năng gan như được chỉ ra bởi men gan tăng cao bất thường (gấp
2 lần nồng độ bình thường), đau thượng vị ¼ trên phải nặng dai dẳng không
đáp ứng với thuốc và không có chẩn đoán nào phù hợp, hoặc cả hai.
4. Suy thận tiến triển (creatinine > 1.1 mg/dL hoặc tăng gấp đôi creatinine mà
không có bệnh thận khác).
5. Phù phổi.

6. Rối loạn thị giác và thần kinh mới khởi phát.
Theo ACOG 2013.

Các biến chứng tăng huyết áp do mang thai (tiền sản giật, sản giật và hội
chứng HELLP) góp phần vào mối đe dọa sức khỏe cộng đồng đáng kể trên toàn thế
giới. Tiền sản giật là một trong sáu nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong
mẹ và chu sinh ở Hoa Kỳ [6]. Trên thế giới, tiền sản giật gây ra 70,000 ca tử vong
mẹ và 50.000 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm [7]. Tương tự, sản giật là nguyên nhân
gây ra 50,000 ca tử vong cho mẹ hàng năm [8]. Hội chứng HELLP có liên quan đến
tỷ lệ tử vong ở mẹ là 3.5- 24.2% và tỷ lệ tử vong chu sinh là 7.7-60% [9]. Tử vong
của mẹ liên quan đến hội chứng HELLP chủ yếu là do suy thận, rối loạn đông máu
(nghĩa là đông máu nội mạch lan tỏa [DIC]), phù phổi và não, nhau bong non, chảy
máu gan và sốc giảm thể tích [10]. Nó có thể xuất hiện trước sinh trong 69% trường
hợp với 31% trường hợp còn lại xảy ra sau sinh. Hầu hết các trường hợp sau sinh
xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi sinh. [11]

QUẢN LÝ SẢN GIẬT VÀ HỘI CHỨNG HELLP
Chẩn đoán và xử trí sớm tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP rất quan
trọng với sự tham gia của nhiều chuyên khoa bao gồm Sản khoa, Y học Mẹ và Thai,
và Chăm sóc Đặc biệt. Các biểu hiện không đặc hiệu của các bệnh này (ví dụ, đau
vùng thượng vị, khó chịu, buồn nôn, nôn, nhức đầu và các triệu chứng giống cúm)
có thể dẫn đến chẩn đoán bị trì hoãn. Tuy nhiên, phát hiện và xử trí sớm tiền sản


Dịch bởi

giật, sản giật và hội chứng HELLP là cực kỳ quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa các
biến chứng nặng. Mặc dù việc điều trị tiền sản giật và hội chứng HELLP là tương tự
nhau, nhưng hai tình trạng này nên được xem là các bệnh lý riêng biệt vì những thay
đổi trong hệ thống renin-angiotensin, tăng huyết áp, và protein niệu có thể không có

trong hội chứng HELLP. Hơn nữa, các yếu tố nguy cơ đối với hai tình trạng này là
khác nhau do hội chứng HELLP có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi, da
trắng và nhiều con so với tiền sản giật [12].
Tiền sản giật nặng, sản giật và hội chứng HELLP là những nguyên nhân
thường gặp của nhập Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt (ICU) ở bệnh nhân sản khoa. Vì
những tình trạng này đe dọa đến tính mạng và có tỷ lệ tử vong cao đối với mẹ và trẻ
sơ sinh, nên cần chăm sóc ICU khi bị suy hai hoặc nhiều hệ thống cơ quan bị và cần
có sự hỗ trợ của máy thở [13]. Mục đích của bài viết này là để thảo luận về các vấn
đề gặp phải trong ICU về mặt quản lý sản giật và hội chứng HELLP và các biến
chứng như rối loạn đông máu và xuất huyết, tim mạch không ổn định (CV), suy thận
cấp (ARF), nhiễm trùng, rối loạn chức năng gan, và cần thông khí cơ học. Sau khi
chẩn đoán xác định, thì kiểm soát tối ưu tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP
bao gồm theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu biến chứng sản khoa, xử trí co giật, kiểm
soát huyết áp và cho sinh con vào thời điểm tối ưu cho sức khỏe của cả mẹ và bé
[14].
Theo dõi chặt chẽ và quản lý theo dự định
Mặc dù còn nhiều tranh cãi, quản lý theo dự định có thể được chấp nhận trước
34 tuần trong một bệnh viện có đủ điều kiện. Điều này bao gồm giám sát chặt chẽ
mẹ và thai nhi (các dấu hiệu sinh tồn và cân bằng dịch của mẹ, kiểm tra tim mạch và
Doppler để đánh giá thai nhi) cũng như thực hiện liên tiếp các xét nghiệm (công thức
máu, sinh hóa, nước tiểu, đông máu và LDH) [15]. Ngoài ra, liệu pháp corticosteroid
(CS), liệu pháp magne sulfate tiêm (kéo dài đến 48 giờ) [12], và xử trí hạ huyết áp
được khuyến cáo cho thai kỳ từ 24 đến 34 tuần tuổi thai [16]. Tuy nhiên, quản lý
thận trọng phải được cân nhắc với nguy cơ biến chứng của mẹ và thai nhi. Cho sinh
là không thể tránh khỏi nếu tình trạng mẹ hoặc thai nhi xấu đi và phần lớn các trường
hợp này cần phải mổ lấy thai [17].
Liệu pháp corticosteroid
ACOG khuyến cáo liệu pháp CS trước sinh để đẩy nhanh quá trình trưởng
thành phổi của thai nhi đối với thai phụ tiền sản giật nặng từ 24 đến 34 tuần thai.
Sinh con được chỉ định sau 48 giờ điều trị CS trong các trường hợp cụ thể được nêu

trong Bảng 2. Mặt khác, việc sinh con được khuyến cáo ngay sau khi mẹ ổn định mà
không trì hoãn đợi CS trong các trường hợp sản giật, phù phổi, DIC, tăng huyết áp
nặng không kiểm soát được, kiểm tra thai nhi bất thường , thai không thể sống được,
thai lưu hoặc nhau bong non [16,18].


Dịch bởi

Bảng 2. Các tình trạng cần cho sinh sau khi điều trị corticosteroid
1. ≥33 5/7 tuần thai
2. Các triệu chứng dai dẳng
3. Hội chứng HELLP hoặc HELLP một phần
4. Thai kém phát triển (<5 bách phân vị)
5. Thiểu ói nặng
6. Dòng cuối tâm thu đảo ngược (khảo sát Doppler động mạch rốn)
7. Chuyển dạ hoặc vỡ ối sớm
8. Rối loạn chức năng thận đáng kể
Cho sinh
Sinh là phương pháp duy nhất để điều trị tiền sản giật, sản giật và hội chứng
HELLP [19]. Chỉ định, thời gian và phương pháp sinh chủ yếu phụ thuộc vào sự
nhạy bén lâm sàng. Nếu sản giật hoặc hội chứng HELLP phát triển trước 24 tuần
tuổi thai, thì nên chấm dứt thai kỳ [20]. Sinh mổ nên được xem xét ở những bệnh
nhân mắc hội chứng HELLP và sản giật <32-34 tuần thai. Thông thường, nhịp tim
thai chậm xảy ra trong và ngay sau khi co giật. Tuy nhiên, kiểu tần số tim của thai
được cải thiện với các can thiệp trị liệu ở mẹ và thai nhi. Trong những trường hợp
này, phẫu thuật có thể bị trì hoãn trong một khoảng thời gian ngắn để cho phép hồi
sức trong tử cung trước khi sinh [21,22].
Liệu pháp magne sulfate tiêm
Những bệnh nhân tiền sản giật nặng và nghi ngờ hội chứng HELLP nên được
điều trị bằng magne sulfate tiêm để dự phòng co giật [3,23]. Phác đồ magne sulfat

bao gồm liều nạp 6 g tiêm tĩnh mạch (IV) trong 20 phút sau đó truyền liên tục 2 g
gram/giờ bắt đầu trong suốt thời gian theo dõi và tiếp tục cho đến 24 giờ sau khi sinh
[3]. Nếu co giật tái phát xảy ra, có thể thêm một liều nạp 2 g magne sunfat trong 35 phút. Theo dõi chặt chẽ độc tính magne là cần thiết. Nếu các cơn co giật không
được kiểm soát sau hai lần tiêm liều nạp magne sulfat như vậy, thì các loại thuốc
chống động kinh khác (ví dụ, diazepam, lorazepam và midazolam) có thể được sử
dụng [24]. ACOG cũng khuyến cáo điều trị magne sulfat trong bối cảnh sản giật để
dự phòng co giật tái phát hơn là kiểm soát co giật ban đầu do cơn co giật ban đầu
thường tự giới hạn [16].
Xử trí hạ huyết áp
ACOG khuyến cáo điều trị hạ huyết áp cho tiền sản giật nặng và hội chứng
HELLP nếu huyết áp ≥160/110 mmHg [16]. Tăng huyết áp nghiêm trọng có thể gây
tổn thương mạch máu não dưới dạng bệnh não tăng huyết áp với sự gia tăng áp lực
nội sọ và phù não hoặc xuất huyết nội sọ. Để tránh điều này, các thuốc hạ huyết áp
(liều bolus IV 5-10 mg hydralazine trong 2 phút hoặc liều bolus IV 20-80 labetol


Dịch bởi

trong 2 phút hoặc liều uống 10-20 mg nifedipine) được sử dụng để duy trì HA trong
phạm vi an toàn (140-150/90-100) mà không ảnh hưởng đến tưới máu não và lưu
lượng máu tử cung-nhau thai [25]. Các lựa chọn thay thế bao gồm nhỏ giọt labetol
hoặc nicardipine. Natri nitroprussiate chỉ nên dành cho những trường hợp cực kỳ
khẩn cấp do độc tính tiềm ẩn của cyanide và thiocyanate cũng như nguy cơ tăng áp
lực nội sọ [25].
Truyền tiểu cầu
Truyền tiểu cầu được đề xuất cho những bệnh nhân mắc hội chứng HELLP
loại I (giảm tiểu cầu nặng hoặc tiểu cầu <50,000/μL) trước khi sinh mổ hoặc khi tiểu
cầu ≤20,000-25.000/μL trước khi sinh thường [26]. Hơn nữa, bệnh nhân chảy máu
hoạt động với giảm tiểu cầu và tất cả những người có số lượng tiểu cầu <20.000/μL
nên được truyền tiểu cầu để ngăn chảy máu quá nhiều trong khi sinh [4]. Tuy nhiên,

không cần phải truyền tiểu cầu nhiều lần do thời gian bán hủy ngắn của tiểu cầu.
Khuyến cáo này đã được thách thức bởi những chuyên gia khác. Vigil-De Gracia
báo cáo rằng việc bổ sung truyền tiểu cầu vào liệu pháp CS để tăng số lượng tiểu
cầu không cải thiện kết cục của mẹ trong hội chứng HELLP (tức là, giải quyết hội
chứng HELLP được thừa nhận là bình thường hóa số lượng tiểu cầu và thời gian
nằm viện cho thấy sự ổn định của tiểu cầu) [27].
Xử trí các biến chứng
Hội chứng HELLP thường đi kèm với tiền sản giật và/hoặc sản giật, làm tăng
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và thai nhi. Nó có thể dẫn đến suy đa hệ thống cơ
quan. Dưới đây là một số biến chứng quan trọng của phổ bệnh này.
Rối loạn đông máu và xuất huyết/đông máu nội mạch lan tỏa
Bệnh rối loạn đông máu, xuất huyết và DIC là các biến chứng nghiêm trọng
của tiền sản giật và/hoặc hội chứng HELLP. DIC đã được báo cáo ở 15-38% bệnh
nhân hội chứng HELLP [28]. DIC trong tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP đòi
hỏi phải sinh mổ khẩn cấp và quản lý đa phương thức để ngăn chặn sự tiến triển của
bệnh. [29] Cầm máu kịp thời (tức là, truyền máu lượng lớn các chế phẩm máu và
tăng co tử cung bằng tay hoặc thuốc) và theo dõi lâm sàng và xét nghiệm bởi nhiều
chuyên khoa có thể dẫn đến sự phục hồi tự phát trong 24-48 giờ sau khi sinh. Khuyến
cáo nên bắt đầu truyền máu với nghi ngờ lâm sàng về rối loạn đông máu ngay cả khi
các xét nghiệm không có sẵn. Bệnh nhân không đáp ứng với truyền máu lượng lớn
có thể có lợi ích từ yếu tố tái tổ hợp VIIa [4] mặc dù điều này vẫn còn gây tranh cãi.
Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch
Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch (ARDS) là một biến chứng nghiêm trọng
ảnh hưởng đến <1% bệnh nhân hội chứng HELLP [3]. Nó có thể thúc đẩy sự cần
thiết phải thở máy. Các báo cáo cho thấy tỷ lệ tử vong trước sinh và sau sinh của
ARDS lần lượt là 23% và 50% [30]. Cần phải nhớ trong bối cảnh này là những bệnh


Dịch bởi


nhân như vậy thường bị phù thanh quản có thể gây khí khăn việc đặt nội khí quản
và dẫn đến tử vong. Vì lý do này, cần có sự trợ giúp của phẫu thuật thường trực để
phẫu thuật đường thở khẩn cấp nếu cần thiết.
Mất ổn định tim mạch và đột quỵ
Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ và
đột quỵ không xuất huyết ở những bệnh nhân của phổ bệnh này, nhưng các nghiên
cứu lâm sàng và hình ảnh thần kinh cho thấy phù não do rối loạn vận mạch là nguyên
nhân chính gây ra thiếu hụt thần kinh ở những bệnh nhân này. Tỷ lệ đột quỵ chính
xác trong bối cảnh cấp tính rất khó xác định do dữ liệu hạn chế từ các nghiên cứu
hồi cứu nhỏ hoặc chẩn đoán tại thời điểm khám nghiệm tử thi có thể không đại diện
cho những bệnh nhân sống sót. Trong khi một số nghiên cứu không cho thấy mối
liên quan của HELLP với xuất huyết não, thì những nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ
mắc lên tới 40% [15].
Tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP cũng liên quan đến kết cục CV
bất lợi về lâu dài. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ CV ở phụ nữ lên gấp 2-4, so với
nguy cơ CV liên quan đến hút thuốc [31]. Các nghiên cứu đã báo cáo rằng các biến
chứng của tăng huyết áp thai kỳ có liên quan đến tăng huyết áp mãn tính, nhồi máu
cơ tim sớm và biến cố CV [32]. Tuy nhiên, nguy cơ CV này cần được nghiên cứu
và đánh giá thêm. Về vấn đề này, nên theo dõi để sàng lọc kết cục CV và điều chỉnh
lối sống (ví dụ, tập thể dục, ăn kiêng và giảm cân) nên được xem xét ở những bệnh
nhân có tiền sử tiền sản giật, sản giật và/hoặc hội chứng HELLP.
Suy thận cấp
ARF gặp ở 1-2% và 7.4% bệnh nhân tiền sản giật-sản giật và hội chứng
HELLP, tương ứng [33, 34]. Các nghiên cứu khác đã báo cáo ARF lên đến 40%
trường hợp tiền sản giật nặng, sản giật và Hội chứng HELLP [35]. ARF do biến
chứng tăng huyết áp thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của mẹ. Xử trí sớm trong những
trường hợp này bao gồm ổn định huyết động, cân bằng dịch, điều chỉnh điện giải và
có thể lọc máu cùng với theo dõi chặt chẽ thai nhi [36]. Quản lý dịch có thể khó khăn
do tính thấm của mạch máu và dịch trong khoang thứ ba ở những người mà bệnh lý
đang hoạt động.

Nhiễm trùng/nhiễm trùng huyết
Việc mang thai khiến người phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng nhất định (ví
dụ, viêm bể thận, viêm phổi, viêm nội mạc tử cung, và sẩy thai nhiễm trùng) [10].
Các nghiên cứu đã báo cáo rằng hội chứng HELLP có liên quan đến việc nhiễm
trùng thường xuyên đặc biệt khi thực hiện mổ lấy thai [15]. Tác nhân gây nhiễm
trùng phổ biến nhất trong thai kỳ bao gồm streptococcus group A beta-hemolytic và
Escherichia coli [37]. Do đó, phải hồi sức dịch đầy đủ, kháng sinh theo kinh nghiệm,
và các biện pháp phòng ngừa chống nhiễm trùng.


Dịch bởi

Rối loạn chức năng gan/vỡ gan/tụ máu gan
Suy gan và xuất huyết gan hoặc tụ máu gan là biến chứng nghiêm trọng của
hội chứng HELLP [38]. Khối máu tụ dưới bao gan ảnh hưởng đến 0.9-1.6% bệnh
nhân mắc hội chứng HELLP [3]. Nó có thể bị nhầm lẫn với thuyên tắc phổi hoặc
bệnh lý trong ổ bụng khác. Vỡ khối máu tụ dưới bao gan có thể dẫn đến một kết cục
thảm khốc. Mặc dù phương pháp điều trị chính cho khối máu tụ dưới bao gan là phẫu
thuật, nhưng gần đây Ditisheim và Sibai đã báo cáo rằng điều trị bảo tồn có thể thành
công ở một số lượng lớn bệnh nhân bị tụ máu dưới bao gan không vỡ. Điều trị bảo
tồn bao gồm truyền máu khi cần thiết, điều chỉnh rối loạn đông máu, và theo dõi
kích thước khối máu tụ liên tục bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính [38].
Nhu cầu thông khí
Thông khí cơ học là cần thiết ở 30% bệnh nhân mắc hội chứng HELLP nhập
ICU [39]. Các nguyên nhân phổ biến nhất để đặt nội khí quản và thở máy là suy hô
hấp, mất ổn định huyết động và mổ lấy thai khẩn cấp. Những bệnh nhân mắc hội
chứng HELLP cần thở máy có tiên lượng xấu [40].
Bảng 3 tóm tắt tất cả các biến chứng ở trên và các khuyến cáo quản lý phù hợp.
Bảng 3. Biến chứng của hội chứng HELLP và quản lý
Biến chứng

Quản lý
Rối loạn đông máu - Cầm máu và theo dõi đa chuyên khoa giúp hồi phục phát
và xuất huyết/DIC
trong 24-48 giờ sau sinh. Truyền máu nên bắt đầu khi nghi
ngờ lâm sàng về bệnh đông máu thậm chí khi các xét
nghiệm chưa có.
- Bệnh nhân không đáp ứng với truyền máu lượng lớn có
thể có lợi ích với yếu tố VIIa tái tổ hợp.
ARDS, mất ổn
- Đánh giá sự cần thiết của thông khí cơ học.
định tim mạch và - Phẫu thuật luôn thường trực để trợ giúp phẫu thuật đường
đột quỵ
thở cấp cứu khi cần.
- Hình ảnh học thần kinh.
- Một nhóm bao gồm phẫu thuật thần kinh, chuyên gia thần
kinh và sản khoa nên phối hợp điều trị.
- Sử dụng tPA còn tranh cải ở phụ nữ mang thai.
- Bệnh nhân với tiền sử hội chứng HELLP nên được sàng
lọc về kết cục tim mạch và thay đổi lối sống như tập thể
dục, ăn kiêng, giảm cân.
Suy thận cấp
- Ổn định huyết động, cân bằng dịch, điều chỉnh điện giải,
và có thể lọc máu cùng với theo dõi thai chặt chẽ.
Nhiễm
- Viêm bể thận, viêm phổi, viêm nội mạc tử cung, và sẩy
trùng/nhiễm trùng
thai nhiễm trùng có thể phát triển trong hội chứng HELLP.
huyết
- Hồi sức dịch đầy đủ, kháng sinh theo kinh nghiệm, và các
biện pháp dự phòng chống lại nhiễm trùng nên được xem

xét.


Dịch bởi

Vỡ gan/tụ máu
gan

- Phẫu thuật là điều trị chính của vỡ gan dưới bao.
- Đối với tụ máu dưới bao gan không vỡ, điều trị bảo tồn là
một lựa chọn và bao gồm truyền máu, điều chỉnh rối loạn
đông máu và theo dõi kích thước khối máu tụ liên tục bằng
siêu âm hoặc cắt lớp vi tính.

KẾT LUẬN
Tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP là những tình trạng nghiêm trọng
và đe dọa đến tính mạng mà phụ nữ mang thai gặp phải. Chẩn đoán sớm và điều trị
kịp thời thông qua một nhóm gồm nhiều chuyên khoa trong môi trường ICU có thể
ngăn ngừa các biến chứng và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Quản lý theo dự định
cho các trường hợp không nghiêm trọng bao gồm liệu pháp CS trước khi mang thai
34 tuần, điều trị chống co giật bằng magne sulfate và điều trị hạ huyết áp khi
>160/110 mmHg là phù hợp. Truyền tiểu cầu nên được thực hiện khi số lượng tiểu
cầu <20.000/μL. Cho sinh khi thai 34 tuần tuổi hoặc khi tình trạng của mẹ hoặc thai
xấu đi trước 34 tuần tuổi thai được khuyến cáo để cải thiện kết cục trọng tâm.

REFERENCES
1. Carty DM, Delles C, Dominiczak AF. Preeclampsia and future maternal health. J
Hypertens. 2010;28:1349–55. [PubMed] [Google Scholar]
2. Uzan J, Carbonnel M, Piconne O, Asmar R, Ayoubi JM. Pre-eclampsia:
Pathophysiology, diagnosis, and management. Vasc Health Risk Manag.

2011;7:467–74. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
3. Sibai BM. Diagnosis, controversies, and management of the syndrome of
hemolysis, elevated liver enzymes, and low platelet count. Obstet Gynecol.
2004;103:981–91. [PubMed] [Google Scholar]
4. Haram K, Mortensen JH, Mastrolia SA, Erez O. Disseminated intravascular
coagulation in the HELLP syndrome: How much do we really know? J Matern Fetal
Neonatal Med. 2017;30:779–88. [PubMed] [Google Scholar]
5. Karumanchi SA, Maynard SE, Stillman IE, Epstein FH, Sukhatme VP.
Preeclampsia: A renal perspective. Kidney Int. 2005;67:2101–13. [PubMed]
[Google Scholar]
6. Shih T, Peneva D, Xu X, Sutton A, Triche E, Ehrenkranz RA, et al. The rising
burden of preeclampsia in the United States impacts both maternal and child health.
Am J Perinatol. 2016;33:329–38. [PubMed] [Google Scholar]


Dịch bởi

7. Khan KS, Wojdyla D, Say L, Gülmezoglu AM, Van Look PF. WHO analysis of
causes of maternal death: A systematic review. Lancet. 2006;367:1066–74.
[PubMed] [Google Scholar]
8. Das R, Biswas S. Eclapmsia: The major cause of maternal mortality in Eastern
India. Ethiop J Health Sci. 2015;25:111–6. [PMC free article] [PubMed] [Google
Scholar]
9. Sibai BM, Taslimi MM, el-Nazer A, Amon E, Mabie BC, Ryan GM, et al.
Maternal-perinatal outcome associated with the syndrome of hemolysis, elevated
liver enzymes, and low platelets in severe preeclampsia-eclampsia. Am J Obstet
Gynecol. 1986;155:501–9. [PubMed] [Google Scholar]
10. Neligan PJ, Laffey JG. Clinical review: Special populations – Critical illness and
pregnancy. Crit Care. 2011;15:227. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
11. Sibai BM. The HELLP syndrome (hemolysis, elevated liver enzymes, and low

platelets): Much ado about nothing? Am J Obstet Gynecol. 1990;162:311–6.
[PubMed] [Google Scholar]
12. Resnik R, Creasy R, Jams J, Lockwood C, Moore T. Creasy and Resnik's
Maternal-Fetal Medicine: Principles and Practice. 7th ed. Philadelphia, PA: Elsevier
Health Sciences; 2014. [Google Scholar]
13. Trikha A, Singh P. The critically ill obstetric patient – Recent concepts. Indian J
Anaesth. 2010;54:421–7. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
14. Townsley DM. Hematologic complications of pregnancy. Semin Hematol.
2013;50:222–31. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
15. Haram K, Svendsen E, Abildgaard U. The HELLP syndrome: Clinical issues and
management. A review. BMC Pregnancy Childbirth. 2009;9:8. [PMC free article]
[PubMed] [Google Scholar]
16. American College of Obstetricians and Gynecologists. Task Force on
Hypertension in Pregnancy. Hypertension in pregnancy. Report of the American
college of obstetricians and gynecologists’ task force on hypertension in pregnancy.
Obstet Gynecol. 2013;122:1122–31. [PubMed] [Google Scholar]
17. Haddad B, Sibai BM. Expectant management of severe preeclampsia: Proper
candidates and pregnancy outcome. Clin Obstet Gynecol. 2005;48:430–40.
[PubMed] [Google Scholar]
18. Gul A, Cebeci A, Aslan H, Polat I, Ozdemir A, Ceylan Y, et al. Perinatal
outcomes in severe preeclampsia-eclampsia with and without HELLP syndrome.
Gynecol Obstet Invest. 2005;59:113–8. [PubMed] [Google Scholar]


Dịch bởi

19. Debette M, Samuel D, Ichai P, Sebagh M, Saliba F, Bismuth H, et al. Labor
complications of the HELLP syndrome without any predictive factors. Gastroenterol
Clin Biol. 1999;23:264–7. [PubMed] [Google Scholar]
20. Poole JH. Aggressive management of HELLP syndrome and eclampsia. AACN

Clin Issues. 1997;8:524–38. [PubMed] [Google Scholar]
21. Nassar AH, Adra AM, Chakhtoura N, Gómez-Marín O, Beydoun S. Severe
preeclampsia remote from term: Labor induction or elective cesarean delivery? Am
J Obstet Gynecol. 1998;179:1210–3. [PubMed] [Google Scholar]
22. Paul RH, Koh KS, Bernstein SG. Changes in fetal heart rate-uterine contraction
patterns associated with eclampsia. Am J Obstet Gynecol. 1978;130:165–9.
[PubMed] [Google Scholar]
23. Martin JN., Jr Milestones in the quest for best management of patients with
HELLP syndrome (microangiopathic hemolytic anemia, hepatic dysfunction,
thrombocytopenia) Int J Gynaecol Obstet. 2013;121:202–7. [PubMed] [Google
Scholar]
24. Delgado-Escueta AV, Wasterlain C, Treiman DM, Porter RJ. Current concepts
in neurology: Management of status epilepticus. N Engl J Med. 1982;306:1337–40.
[PubMed] [Google Scholar]
25. Emergent therapy for acute-onset, severe hypertension during pregnancy and the
postpartum period. ACOG committee opinion number 692. Obstet Gynecol.
2017;129:e90–e95. [PubMed] [Google Scholar]
26. Baxter JK, Weinstein L. HELLP syndrome: The state of the art. Obstet Gynecol
Surv. 2004;59:838–45. [PubMed] [Google Scholar]
27. Vigil-De Gracia P. Addition of platelet transfusions to corticosteroids does not
increase the recovery of severe HELLP syndrome. Eur J Obstet Gynecol Reprod
Biol. 2006;128:194–8. [PubMed] [Google Scholar]
28. Garg R, Nath MP, Bhalla AP, Kumar A. Disseminated intravascular coagulation
complicating HELLP syndrome: Perioperative management. BMJ Case Reports.
2009 2009: bcr10.2008.1027 Doi:10.1136/bcr.10.2008.1027. [PMC free article]
[PubMed] [Google Scholar]
29. Van Dam PA, Renier M, Baekelandt M, Buytaert P, Uyttenbroeck F.
Disseminated intravascular coagulation and the syndrome of hemolysis, elevated
liver enzymes, and low platelets in severe preeclampsia. Obstet Gynecol.
1989;73:97–102. [PubMed] [Google Scholar]



Dịch bởi

30. Catanzarite VA, Willms D. Adult respiratory distress syndrome in pregnancy:
Report of three cases and review of the literature. Obstet Gynecol Surv.
1997;52:381–92. [PubMed] [Google Scholar]
31. Chen CW, Jaffe IZ, Karumanchi SA. Pre-eclampsia and cardiovascular disease.
Cardiovasc Res. 2014;101:579–86. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
32. Lykke JA, Langhoff-Roos J, Sibai BM, Funai EF, Triche EW, Paidas MJ, et al.
Hypertensive pregnancy disorders and subsequent cardiovascular morbidity and
type 2 diabetes mellitus in the mother. Hypertension. 2009;53:944–51. [PubMed]
[Google Scholar]
33. Sibai BM, Ramadan MK. Acute renal failure in pregnancies complicated by
hemolysis, elevated liver enzymes, and low platelets. Am J Obstet Gynecol.
1993;168:1682–7. [PubMed] [Google Scholar]
34. Sibai BM, Villar MA, Mabie BC. Acute renal failure in hypertensive disorders
of pregnancy. Pregnancy outcome and remote prognosis in thirty-one consecutive
cases. Am J Obstet Gynecol. 1990;162:777–83. [PubMed] [Google Scholar]
35. Kuklina EV, Ayala C, Callaghan WM. Hypertensive disorders and severe
obstetric morbidity in the United States. Obstet Gynecol. 2009;113:1299–306.
[PubMed] [Google Scholar]
36. Alsuwaida AO. Challenges in diagnosis and treatment of acute kidney injury
during pregnancy. Nephrol Urol Mon. 2011;4:340–4. [Google Scholar]
37. Cantwell R, Clutton-Brock T, Cooper G, Dawson A, Drife J, Garrod D, et al.
Saving mothers' lives: Reviewing maternal deaths to make motherhood safer: 20062008. The eighth report of the confidential enquiries into maternal deaths in the
United Kingdom. BJOG. 2011;118(Suppl 1):1–203. [PubMed] [Google Scholar]
38. Ditisheim A, Sibai BM. Diagnosis and management of HELLP syndrome
complicated by liver hematoma. Clin Obstet Gynecol. 2017;60:190–7. [PubMed]
[Google Scholar]

39. Osmanagaoglu MA, Osmanagaoglu S, Ulusoy H, Bozkaya H. Maternal outcome
in HELLP syndrome requiring Intensive Care management in a Turkish hospital.
Sao Paulo Med J. 2006;124:85–9. [PubMed] [Google Scholar]
40. Gedik E, Yucel N, Sahin T, Koca E, Colak YZ, Togal T. Hemolysis, elevated
liver enzymes, and low platelet syndrome: Outcomes for patients admitted to
Intensive Care at a tertiary referral hospital. Hypertens Pregnancy. 2017;36:1–9.
[PubMed] [Google Scholar]


Dịch bởi

41. Hosley CM, McCullough LD. Acute neurological issues in pregnancy and the
peripartum. Neurohospitalist. 2011;1:104–16. [PMC free article] [PubMed] [Google
Scholar]



×