Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

HOA cây hồ TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.19 KB, 5 trang )

HOA CÂY HỒ TIÊU

1. Đặc điểm hoa cây tiêu
Gié hoa như giá treo được mọc ra từ phía đối
xứng của lá trên những cành quả, dài từ 3-15cm,
mang từ 50-150 hoa nhỏ. Theo Krishnamurthi
(1969) cho rằng tiêu leo ở tình trạng hoang dại
phần lớn là đơn tính dị chu, nhưng hầu hết các
loại được trồng là lưỡng tính (dễ hiểu là cái và
đực trên cùng 1 hoa).
Ông cũng cho rằng những giống khác nhau cho
thấy những khả năng biến động lớn về thành
phần hoa lưỡng tính trên gié của chúng. Thành
phần hoa lưỡng tính càng lớn thì khả năng thụ
quả càng cao và hầu hết những giống phổ biến
có năng suất cao có từ 70-98% hoa lưỡng tính.
Abraham đã cho rằng trong điều kiện che
bóng dày đặc những loại tiêu lưỡng tính sẽ
cho ra nhiều hoa cái hơn và ít hoa lưỡng
tính hơn. Do đó đối với các vườn hồ tiêu
trồng bằng trụ sống cần chủ động tỉa cành
cây choái trước khi hồ tiêu bước vàothời kỳ
ra hoa.
2. Cấu tạo hoa của cây tiêu


Hoa tiêu sắp xếp trên gié theo hình xoắn ốc. Khi
hoa mới mọc có màu xanh nhạt và khi nở có
màu vàng nhạt. Phía dưới mỗi hoa có một lá bắc
sớm rụng. Hoa tiêu không có bao hoa và có 2-4
nhị đực nhỏ được sinh ra trên một phía của bầu


nhụy trong hoa lưỡng tính và hoa dài khoảng
1mm với 2 bao phấn nhỏ có hai túi. Bầu nhụy
hình cầu không có cuống, một noãn, có 3-5 núm
nhụy mập mạp nổi lên cao hơn được bao phủ
bằng chất nhầy có màu trắng khi có thể nhận
phấn và sau đó thì hoá nâu.
3. Sự phân hoá hoa
Khi gặp điều kiện hạn trong vòng 15 ngày
(khoảng tháng 3 hoặc tháng 7), thì làm cho Acid
absisic tăng lên, acid giberilic và acid cytokinin
giảm xuống là điều kiện tốt kích thích sự phân


hoá mầm hoa phát triển hình thành hoa. Tứclà
làm giảm quá trình sinh trưởng dinh dưỡng tăng
quá trình sinh thực. Nên trong thời gian này
chúng ta không cần tưới nước cho tiêu cho đến
lúc đạt ẩm độ cây héo. để ngăn cản việc tạo acid
giberilic và acid cytokinin, làm tăng Acid absisic
nhằm thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa.

<Hoa hồ tiêu>
Nơi nào mà cây tiêu vào giai đoạn phân hoá mầm
hoa gặp gặp thời tiết khô nóng thì thuận tiện
cho quá trình này và hoa ra tập trung. Điều kiện
ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thì thời gian này
đang là mùa khô (tháng 10) nên thích hợp cho
sự phân hoá và hình thành hoa.
4. Quy luật hình thành hoa và nở hoa
Tới mùa trổ hoa những búp non ở đốt cành quả

bắt đầu nhú lên. Lá bắc bao bọc chung quanh


rụng dần chỉ còn lại một lá bắc. Lúc đầu mầm
gié hoa còn nằm dưới bẹ lá mọc lên trong sự che
chở của lá bắc và hai phiến lá non. Sau đó do
phiến lá non vươn mạnh hơn nên vượt ra khỏi lá
bắc, vào lúc này gié hoa non chỉ còn được lá
bắc che chở. Đến khi gié hoa dài khoảng 1cm, nó
ló ra khỏi lá bắc và bắt đầu tiếp xúc với điều kiện
khí hậu bên ngoài. Đồng thời lúc này lá bắc
thường rụng đi. Trong thời điểm này gié hoa non
rất nhạy cảm và dễ rụng khi điều kiện bên ngoài
bất lợi. Tuy nhiên một mầm hoa thứ hai có thể
được hình thành khi cây có đủ sức khoẻ. Gié hoa
cong xuống (hướng địa) vài ngày sau khi xuất
hiện. Các hoa lúc này vẫn chưa nhìn thấy được vì
nó còn nằm trong các vảy bắc.
Sự nở hoa bắt đầu từ cuống gié dần cho đến đầu
gié trong một khoảng thời gian từ 7-8 ngày. Tuy
nhiên, từ khi xuất hiện gié cho đến khi các núm
nhụy cái nở (thò ra) phá vỡ vảy bắc kéo dài 2021 ngày trên toàn bộ gié hoa, gié lúc này trở
thành một chùm hoa cái. Hoa tiêu lưỡng tính lúc
bắt đầu phát triển, núm nhụy thò ra 3-8 ngày
trước khi bao phấn mở ra.
Theo Martin và Gregory (1962) đã cho thấy tại
Puerto Rico rằng núm nhụy có thể nhận phấn kéo
dài đến 10 ngày và khả năng nhận phấn có thể
xảy ra 3-5 ngày sau khi núm nhụy thò ra.
Người ta thấy rằng những giống lưỡng tính như

Balamcotta, và Kalluvalli là giống tự thụ phấn. Sự
tự thụ này có thể xảy ra mà không cần đến
những tác động của gió và mưa.
Mặc dù mưa không đóng một vai tròchính
trong quá trình thụ phấn, nhưng ẩm độ


không khí cao lại có một vai trò quan
trọng. Trước hết nó tạo thuận lợi cho sự
phân tán hạt phấn ra khỏi bao phấn và hơn
nữa ẩm độ cao giúp vòi nhụy giữ sự cương
được lâu để dễ dàng tiếp nhận hạt phấn
(Phan Hữu Trinh et al., 1987; Phan Quốc
Sũng, 2000). Hạt phấn mang nhiều chất
dính, trong trường hợp mưa nhẹ sẽ làm vỡ
những hạt chất dính của hạt phấn và làm
cho hạt phấn bám vào chất nhầy của núm
nhụy do đó đã gia tăng hiệu quả của sự
phân bố hạt phấn.
Đây là một trong những lưu ý quan trọng
trong việc hạn chế răng cưa, bồ cào. Vào
thời điểm tiêu ra hoa nếu gặp điều kiện ít
mưa, độ ẫm thấp nên chủ động tưới 2
ngày/lần và phun nước nhẹ vào không khí
để tạo độ ẫm.
Đời sống của hạt phấn kéo dài 2-3 ngày. Hạt phấn
cũng bị mất trong không khí. Kiến thường được
nhìn thấy trên các hoa, nhưng việc côn trùng trợ
giúp như thế nào cho việc thụ phấn đến nay vẫn
chưa được biết. Sự thụ phấn dường như là được

xác định cụ thể trong từng gié hoa riêng lẻ, vì thế
sự tự thụ phấn nhìn chung là xả ra trên hoa lưỡng
tính.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×