CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ
Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn
Mai Lộc 2 xã Cam Chính
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Quảng Trị có nhiều huyện trồng được cây hồ tiêu như Cam Lộ, Gio
Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hoá với diện tích gần 3.000 ha đang trong độ tuổi thu
hoạch, mỗi năm thu về hàng vạn tấn hồ tiêu khô. Song với sản lượng tiêu khô từng
ấy vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Đặc điểm nổi bật của tiêu khô Quảng
Trị là cay và thơm ngon nổi tiếng, nhất là hồ tiêu trồng ở vùng Cùa của huyện
Cam Lộ.
Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ Cty TM Quảng Trị nói vui nhưng rất chính xác
là: “ ai đã một lần đến Quảng Trị thưởng thức ẩm thực của vùng đất này, ít nhiều
cũng được nếm gia vị tiêu khô cay đến chảy nước mắt” . Người dân ở địa phương
thường đùa với nhau đó là đặc sản “cay đắng”. Cũng theo ông Hồ Xuân Hiếu, từ
thế kỷ 18, trong tác phẩm nổi tiếng "Phủ biên Tạp lục", nhà bác học Lê Quý Đôn
đã nhắc đến hồ tiêu Quảng Trị như là sản vật nổi tiếng. Nhiều thương lái nước
ngoài đến Quảng Trị bằng đường biển để thu mua sản vật này và xem đó là “vàng
đen”.
Ghi nhận giá trị độc đáo của hồ tiêu Quảng Trị, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
công nhận tiêu khô Quảng Trị có chất lượng tốt nhất, thuộc mặt hàng đặc chủng vỏ
mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng. Cây tiêu được trồng trên cây choái sống, người
trồng tiêu chỉ sử dụng nguồn phân bón hữu cơ, chăm sóc theo kiểu truyền thống
nên đã tạo ra cho hồ tiêu Quảng Trị một tính chất khác biệt. Tuy nhiên trong điều
kiện thay đổi bất thường của khí hậu cũng như sự biến động của nền kinh tế thị
trường trong thời gian gần đây, thì cho dù người nông dân có tiến hành sản xuất
loại hình nông nghiệp hay tiến hành trồng loại cây nào cũng gặp phải những khó
khăn và rủi ro nhất định và đối với việc trồng tiêu cũng không ngoại lệ. Chúng ta
có thể kể đến một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của việc
trồng tiêu như sâu bệnh, thị trường và yếu tố kỹ thuật…Bằng những kiến thức lý
thuyết đã học cũng như những trải nghiệm từ thực tế tại thôn Mai Lộc 2 thuộc xã
Cam Chính huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị trong chuyến đi thực tế vừa rồi thì
nhóm chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “ Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng
đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn Mai Lộc 2 xã Cam Chính”. Để từ đó có đề
xuất những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của việc trồng tiêu cũng như biến
cây tiêu thành cây trồng chủ lực, quan trọng của địa phương góp phần cải thiện
đờn sống của người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ hồ
tiêu ở thôn Mai Lộc 2 để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả hồ tiêu của địa phương.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình chung
- Phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các yếu tố rủi ro ảnh hưởng
tới việc sản xuất cây hồ tiêu của địa phương nghiên cứu.
- Đưa ra những giải pháp cũng như nêu ra kiến nghị nhằm sản xuất hồ tiêu
ở địa phương có hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin sơ cấp: tiến hành điều tra phỏng vấn hộ nông dân ở thôn Mai
Lộc 2 để lấy các số liệu liên quan đến việc sản xuất hồ tiêu.
- Thông tin thứ cấp:
+ Thu thập tài liệu số liệu từ mạng internet, các sách báo liên quan đến các
yếu tố rủi ro đến việc sản xuất hồ tiêu tại địa phương
+ Lấy thông tin, số liệu từ các báo cáo của chính quyền địa phương và từ
người dân trong thôn Mai Lộc 2.
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý trên máy tính tay và máy vi tính,
chủ yếu dùng bảng tính Excel và một số hình thức khác để xử lý.
3.3 Phương pháp phân tích số liệu
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh
Đề tài dùng thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích các yếu tố rủi
ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu của điạ phương.
3.3.2. Phương pháp phân tích kinh tế
Từ các số liệu thu thập được chúng em tiến hành phân tích và so sánh để làm nổi
bật vấn đề cần nghiên cứu.
4. Tình hình chung của ngành tiêu.
Cây tiêu đã được phát hiện và được người nông dân đưa vào áp dụng trồng
trọt tại nước ta đá hơn 150 năm và đã hình thành rõ nét. Hơn 20 năm nghiên cứu
Việt Nam đã đổi mới về quản lý kinh tế đã tạo bước đột phá cho ngành hồ tiêu
phát triển vượt bậc về tốc độ, quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng, số và chất
lượng sản phẩm, cả chất lượng sản xuất tạo điều kiện xúc tiến thương mại hòa
nhập giao thương kinh tế quốc tế.
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam(VPA) –“Cho đến nay, không ai trong giới
kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam.
Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế
giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất
lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển
vọng. ”
Bảng 1: chỉ tiêu sản lượng hồ tiêu của cả nước và các tỉnh trọng yếu từ năm 1999
đến 2012.
Năm Chỉ tiêu sản lượng hồ tiêu (1000 tấn)
Cả nước Kiên Giang Gia Lai Đắc Lak Lâm Đồng Quảng Trị
1999
2000 39,20 1,32 2,64 7,30 0,10
2001 44,40 1,64 1,81 6,19 0,19 0,90
2002 46,80 1,70 1,18 9,96 0,27 1,02
2003 68,60 1,75 3,12 14,97 0,46 0,92
2004 73,40 1,54 6,05 3,71 0,70 2,11
2005 80,30 1,07 9,61 5,03 0,74 1,44
2006 78,90 1,05 9,81 6,46 0,73 1,72
2007 89,30 1,36 15,05 12,20 0,72 1,74
2008 98,30 1,42 16,78 12,20 0,57 1,76
2009 108,00 1,20 21,73 11,90 0,50 1,98
2010 54,00 1,10 22,40 12,80 0,50 1,70
2011 111,20 1,16 24,60 13,80 0,54 1,69
2012 112,70 1,10 20,70 15,60 0,60 2,00
Nguồn: cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh.
( />Bảng 2: diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch hồ tiêu cả nước
Năm Cả nước
1999 2000 2001 2002 2003 2004
DTGT
(1000
ha)
27,90 36,10 47,90 50,50 50,80
DTTH
(1000
ha)
14,90 17,50 25,10 30,60 36,20
Nguồn: cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh
Từ bảng 1, 2 trên ta có: sản lượng hồ tiêu cả nước tăng đều theo các năm từ năm
1999-2012. Bên cạnh đó, diện tích trồng tiêu và diện tích thu hoạch cũng tăng dần
qua các năm. Năm 2000 với diện tích hồ tiêu thu hoạch là 14,90 nghìn ha thì được
sản lượng là 39,20 nghìn tấn. 2012 diện tích hồ tiêu thu hoach là 46,90 nghìn ha
với sản lượng 112,79 nghìn tấn. Điều đó cho thấy tình sản xuất và phát triển hồ
tiêu ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và rõ rệt nhờ vào những điệu kiện thuận lợi
về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế
biến.Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao,
lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ
Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng
khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhưng khó khăn như sâu bệnh hại, giá
cả của hồ tiêu. Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục những khó khăn, phát
triển những thuận lợi đã có để hồ tiêu đước phát triện về sản lượng, năng suất và
cả về mặt chất lượng của sản phẩm và quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.
Tóm lại: Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam
và đã vươn lên chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiêp Việt Nam,
cũng như của Thế Giới. Hồ tiêu là một gia vị không thể thiếu của người dân trong
việc chế biến thức ăn. Chính vì vậy, nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành
luôn tạo mọi cơ hội cho ngành nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng phát
triển để có thể vươn xa hơn.
5. Tình hình chung tại địa bàn nghiên cứu
a) Tại huyện Cam Lộ
• Vị trí, giới hạn, diện tích:
Huyện Cam Lộ nằm ở khu vực giữa của tỉnh Quảng Trị, giới hạn từ 16
o
41 đến
16
o
53 vĩ độ Bắc, 106
o
50 đến 107
o
06 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Gio Linh;
phía Nam giáp huyện Triệu Phong; phía Đông giáp với thị xã Đông Hà; phía Tây
giáp huyện Đakrông.
• Cam Lộ hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Cam Lộ là trung tâm huyện
lỵ; 4 xã vùng đồng bằng là Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và 4 xã
miền núi là Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền,Cam Thành. Dòng sông Hiếu và
Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh đi ngang qua trung tâm tạo thành trục cơ sở quy tụ
dân cư, phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
• Đặc điểm địa hình, đất đai: Đặc điểm địa hình Cam Lộ mang sắc thái của vùng
chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 50 -
400m với 3 tiểu vùng rõ rệt :
- Vùng núi thấp ở phía Tây - Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa
hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp.
- Vùng gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao
nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh,
Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công
nghiệp ngắn ngày và cây lương thực.
• Thổ nhưỡng Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng chiếm 84% diện tích; 69,7%
diện tích đất tự nhiên, có độ dốc dưới 250; đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp
phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế.
• Khí hậu Cam Lộ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. Qua phân
tích số liệu theo dỏi nhiều năm của Trạm khí tượng Đông Hà, khí hậu Cam Lộ có
những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình 24 –25
o
C, tháng thấp nhất là
18,9
o
C(tháng 1,2), tháng cao nhất 30,3
o
C (tháng 6,7), biên độ nhiệt độ ngày - đêm
6,5 - 70C. Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2400 mm. 80% lượng
mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cường độ mưa khá lớn, thời kỳ còn
lại lượng mưa không đáng kể. Quảng Trị nói chung và Cam Lộ chịu ảnh hưởng
của gió Tây - Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 2 và kết thúc muộn vào tháng
tháng 9. Bão lụt là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt
tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Bão thường kèm mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt,
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Sông ngòi và nguồn
nước Sông Hiếu phát nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các hẽm đá, cát tạo
thành một con sông nước ngọt tươi mát, xanh trong. Đây là con sông chính chảy
qua địa bàn Cam Lộ cùng 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mài tạo thành nguồn
nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân. Cam Lộ có
các hồ chứa nước như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam có tổng
dung tích 6,334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 hecta cây trồng. Ở lòng đất, độ sâu từ
6m- 30m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan giếng
dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất.
• Tài nguyên thiên nhiên
- Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây
dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói). Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có
trữ lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến
vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu
cầu địa phương. Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho
xây dựng.
- Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được
che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật
phong phú.
- Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng,
hoẵng, gà lôi Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm
bảo vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
b. Tại xã Cam Chính:
Từ những tình hình chung trên, ta thấy với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai
màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và đa dạng đã tạo điểm mạn cho các
ngành nghề phát triển của huyện Cam Lộ. Nên Xã Cam Chính cũng mang những
đặc trưng trên vì vậy là nơi rất có ưu thế trong việc phát triển sản xuất nông
nghiệp. Hiện nay, Cam Chính có 14 thôn: Mai Lộc 1, Mai Lộc 2, Mai Lộc 3, Mai
Đàn, Cồn Trung, Minh Hương, Tân Chính, Đốc Kinh, Lộc An, Thiết Xá, Thượng
Nghĩa, Trung Chi, Sơn Nam, Thanh Nam. Với diện tích 57,01 km², dân số năm
1999 là 3954 người, mật độ dân số đạt 69 người/km².
Hầu hết các thôn ở địa bàn Cam Chính rất có tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng nên
việc sản xuất nông nghiệp ở đây cũng tương đối thuận lợi trông việc trồng trọt
(cây tiêu, lúa, cao su, chè, ), chăn nuôi(trâu, bò ).
Nhưng với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu của xã Cam Chính là sản xuất
nông nghiệp, trong điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại
kéo dài, bên cạnh đó là giá cả thị trường không ổn định đã làm ảnh hưởng và thiệt
hại không nhỏ đến giá trị sản xuất và chăn nuôi cũng như đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.
c. Tình hình điều tra ở thôn Mai Lộc II.
Chỉ tiêu ĐVT
Số
lượng
Số hộ điều tra Hộ 44
Tuổi chủ hộ Năm 50,95
Trình độ chủ hộ Lớp 8,7
Nhân khẩu Người 4,27
Lao động Người 2,18
Diện tích đất Sào 28,93
Diện tích trồng tiêu Sào 3,98
II. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu ở thôn Mai Lộc II xã Cam Chính, huyện Cam Lộ
Năng suất hằng năm của cây tiêu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố rủi
ro. Với đặc điểm bị ảnh hưởng bởi thời tiết và dễ bị sâu bệnh tấn công, khó phòng
ngừa và khắc phục triệt để, các yếu tố rủi ro đã và đang gây ra những khó khăn
cho các hộ sản xuất hồ tiêu tại thôn Mai Lộc 2. Qua điều tra, thực nghiệm các hộ
trồng tiêu trong thôn, có thể điểm qua những rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất với cây
tiêu sau đây:
1. Điều kiện tự nhiên:
Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên tới năng
suất cây Hồ tiêu ở thôn Mai Lộc 2.
Nguyên do
Mức độ nghiêm trọng
Ít
nghiêm
trọng
Nghiêm
trọng
vừa
Rất
nghiêm
trọng
Đặc biệt
nghiêm
trọng
Gió Lào x
Nắng mưa thất thường x
Rét dài ngày x
Nắng hạn x
1.1Điều kiện và yêu cầu để phát triển cây hồ tiêu
a. Nước
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi trồng hồ tiêu, ở giai đoạn ra tán cây rất cần
nước, cần độ ẩm để bộ rễ ban đầy phát triển. Trồng tiếu muốn đảm bảo năng suất
cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho tiêu (1 – 2 lần/tháng) cần căn cứ vào
lượng mưa mà tính toán lượng nước tưới nhiều hay ít.
Lượng mưa thích hợp là từ 2000-3000mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1800mm.
cây hồ tiêu có thể chịu được mùa khô nhưng không quá 3 tháng (giai đoạn chín).
Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng lọt và chín tập trung. Độ ẩm không khí
thích hợp cho thụ phấn của hoa tiêu là 75-90%, độ ẩm đất từ 70-85% tốt nhất là từ
75-80%.
b. Đất và dinh dưỡng khoáng
Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sét nặng
đến cát pha sét nhưng lý tưởng nhất là đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi
tơi xốp, thoát nước tốt. Đất phải có tầng canh tác sân trên 80-100 cm, mức thủy
câp sâu cách mặt đất 2m, thành phần cơ giới của đất nhẹ; có hàm lượng đạm trên
1,5%, tỉ lệ C/N =10-20, độ PH tốt nhất từ 5,6-6,7 độ dốc từ 3-20
0
bố trí theo đường
đồng mức; tiêu không chịu được độ mặn quá 3% ( Lưu Đức Niệm, 2001). Ngoài
ra, đất phải có nhiều chất hữu cơ, đất có khả năng thoát nước tốt và giữ nước cao,
không bị ngập úng trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa nắng, trong vòng 1m trở
lại không có đá cứng.
c. Nhiệt độ
Hồ tiêu có nguồn gốc từ nhiệt đới nên đòi hỏi khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ tốt nhất
là 25 – 27 độ. Nếu nhiệt độ trên 40 hoặc dưới 10 độ C thì ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng và phát triển của cây tiêu.
d. Ánh sáng
Hồ tiêu là loại cây thích bóng râm ở mức độ nhất định, cây chịu bóng râm lúc còn
nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì không cần bóng râm nhiều nên cần cắt tỉa bớt
dần để ánh sáng lọt vào
e. Gió
Hồ tiêu kỵ gió lớn làm ngã ngọn đổ cây thụ phấn kém. Do đó phải chắn gió đối
với những vùng gió nhiều, gió còn làm sự bóc hơi nước ở đất và cây tăng lên làm
vườn tiêu thiếu nước.
f. Khí hậu:
Cây tiêu thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm có lượng mưa cao, độ ẩm cao. Cây có
thể trồng ở những vung có độ cao dưới 700m
- Lượng mưa : từ 1500-2500mm/năm, phân bố đều
- Cây cần có một mùa khô kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng để chuẩn bị phân hóa
mầm hoa đồng loạt
- Cây thích nghi với độ ẩm không khí cao từ 70 đên 90%
- Cây tiêu thích nghi với ánh sáng tán xạ, đặc biệt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
từ khi mới trồng đến năm 3
- Nhiệt độ thích hợp từ 20 đến 30
0
C. Nhiệt độ tối đa la 40
0
C, tối thấp là 10
0
C.
- Cây tiêu không ưa gió mạnh đăc biệt là gió lạnh và gió khô nóng.
- Có thể trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau và cần có các tính chất sau:
+ Đất tơi xốp có thành phần cơ cấu nhẹ đến trung bình, giàu mùn, có độ PH từ 5
đến 6
+ Đất dễ thoát nước,có độ dốc từ 5 đến 20 %. Tuyệt đối không bị ngập úng
+ Tầng canh tác dày từ 0,7m trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2 m.
1.2Điều kiện tự nhiên ở thôn Mai Lộc 2:
Trong những năm gần đây, thời tiết và khí hậy ở Thôn Mai Lộc 2 nói riêng và
Huyện Cam Lộ nói chung khá thất thường.
Vào mua khô thường xuất hiện gió Lào và nắng hạn nên xảy ra tình trạng thiếu
nước tưới cho tiêu. Đến mùa mưa thì lượng mưa quá nhiều và dày đặc khiến cho
cây tiêu bị ngập úng mà chưa có biện pháp xử lý nên xuất hiện bệnh chết nhanh ơe
cây Hồ tiêu.
Đến mùa lạnh, hiện tượng rét dài hạn làm rụng hoa và quả non ở cây hồ tiêu,
làm cho năng suất giảm đi đáng kể.
2. Sâu bệnh:
Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số loại sâu bệnh chính tại thôn Mai Lộc 2
Loại sâu bệnh
chính
Mức độ nghiêm trọng
Ít
nghiêm
trọng
Nghiêm
trọng
vừa
Rất
nghiêm
trọng
Đặc biệt
nghiêm
trọng
Bệnh chết nhanh X
Bệnh chết chậm X
Rệp sáp X
Sâu đục thân X
Bệnh hại:
+ Bệnh héo chết nhanh
Do 3 loại nấm Phytophthora tham gia gây triệu chứng chết nhanh :
Phytophthora capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi, trong đó loài nấm Phytophthora
capsici là phổ biến hơn ở tất cả các vùng trồng tiêu. Ngoài ra còn có sự tham gia
của Pythium – một loại nấm cùng họ với nấm Phytophthora. Các gốc tiêu bị đọng
nước và cỏ dại, bị các cây khác lấn át về ánh sáng dễ bị nhiễm bệnh hơn và bị
bệnh trước, cả vườn tiêu có thể bị hại trong vài tuần hoặc vài tháng. Một khi xuất
hiện bệnh sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu, do đó việc phòng trị rất khó khăn, tốn
kém và ít mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa
là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 – 2 tháng trước.
* Triệu chứng
- Chóp rễ biến màu từ màu nâu nhạt sang màu nâu đen; rễ bị thối và không
cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây.
- Mạch dẫn trong thân bị đen, nhánh cây bị héo xanh, có thể chết từng phần
trên nọc tiêu.
- Thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ.
- Mép lá co lại và vàng rồi rụng trong vòng 7-14 ngày để lại cành khô trơ
trụi
- Quả khô nhăn nheo
- Bệnh lây lan rất nhanh qua đất và nước tưới. Khi thấy dây bị héo thì lúc
đó nấm đã tấn công vào bộ rễ từ 1-2 tháng trước đó.
* Biện pháp phòng trừ
- Không để vườn bị ẩm ướt kéo dài dù là sau khi tưới hay sau mỗi trận mưa
- Đào một rãnh thoát nước giữa 2 gốc tiêu ( 2 gốc cách nhau 2,5m) và bón
phân tưới nước ngay tại đó sẽ giảm nguy cơ bị úng gốc
- Ở mỗi gốc tiêu, tạo bồn nhỏ để tiêu nước cục bộ sau mỗi cơn mưa.
- Đối với đất đỏ bazan có khả năng giữ nước tốt hơn là tiêu thoát nước, bởi
trong đất có sét. Nếu dùng vòi tưới thẳng xuống đất, sẽ làm đất bị xói, cấu tượng
lớp đất mặt bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các hạt sét bít kín các khe hở, hình thành
lớp váng trên bề mặt, khiến cho khả năng tiêu nước bị chậm hẳn lại. Vì vậy nên
gom nhặt lá và cành cây trong vườn bỏ lên từng bồn tưới, rồi cho nước tưới chảy
qua cành lá xuống đất, đất sẽ không bị xói, không tạo thành lớp váng trên bề mặt,
nước tưới vào bồn được thoát đi rất nhanh.
- Xén tỉa cành sát mặt đất khoảng 20-30 cm để mầm bệnh trong đất không
theo nước mưa bắn lên các lá phía dưới thấp làm lây lan mầm bệnh. Ngoài ra có
thể quét dung dịch Bordeaux 10%, vôi vào phần thân tiêu sát mặt đất để hạn chế
sự xâm nhập của mầm bệnh.
- Không lấy hom trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu phải
được xử lý bằng nhiệt độ để trừ tuyến trùng, mầm bệnh
- Hạn chế gây vết thương cho rễ, thân
- Bón phân đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, chú ý bổ
sung vôi và phân hữu cơ hoại mục.
- Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật như lá, cành, rễ, cây bệnh trong
vườn mang đi tiêu hủy. – Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần tiến
hành xử lý mầm bệnh và chờ ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới trồng lại.
* Cách trị bệnh
- Đào đốt kịp thời các cây bệnh nặng. Xử lý các cây chớm bệnh và các cây
xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Aliette 80WP, Ridomil
MZ 72 BHN, Mataxyl 25 WP (0,3%, 3 – 5 lít dung dịch/trụ), phun lên lá và tưới
vào đất 2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.
+ Bệnh chết chậm
Bệnh “chết chậm” do nấm Fusarium sp, Pythium sp, Rhizoctonia sp… xâm
nhập vào bộ rễ và gây nên. Bệnh thường xảy ra ở các vườn tiêu đất chua, ẩm ướt,
bị đọng nước, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm và bón ít phân hữu cơ.
Có thể làm chết 1-2 dây hay cả nọc tiêu
* Triệu chứng
- Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ lại, nhạt màu hoặc chuyển vàng giống như
thiếu phân, thiếu nước.
- Lá, hoa, quả rụng dần từ gốc lên ngọn.
- Gốc và thân có nhiều vết nâu đen, lõi thân bên trong màu nâu nhạt
- Rễ và gốc thâm đen thối mục và cây chết khô dần
- Thời gian bệnh lí từ lúc biểu hiện đến lúc chết kéo dài từ vài ba tháng đến
1 năm
* Biện pháp phòng trừ
- Bón nhiều phân hữu cơ và bón đủ phân NPK và bón thêm vôi cho các gốc
tiêu.
- Mùa mưa không để gốc tiêu bị đọng nước.
- Tiêu hủy các cây bị bệnh và rắc vôi vào gốc diệt mầm bệnh.
- Hàng năm dùng thuốc gốc đồng, hoặc thuốc Kozuma 8SL, Funguran-OH
50WP tưới 1-2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
* Cách trị bệnh
- Đào đốt các cây bị bệnh nặng
- Xử lí các cây vừa chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một
trong các loại thuốc sau Vimoca 20 ND, Marshal 200 SC, Oncol 20 EC (0,3%, 2
lít dung dịch/trụ); Nokaph, Marshal 5 G, Oncol 5 G (30-50g/trụ). Nên kết hợp với
một trong các loại thuốc trừ nấm sau: Viben C 50 BTN, Bendazol 50 WP (0,3%,
2 lít dung dịch/trụ). Tưới hoặc rải thuốc 2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.
- Sâu hại:
+ Bệnh rệp sáp
Rệp sáp là loại sâu hại nguy hiểm nhất đối với người trồng tiêu. Chúng có
tên khoa học là Pseudococcus citri. Sự sinh sản của chúng rất nhanh và có khối
lượng quần thể lớn được bao bọc ở trong các ổ, màng măng xông làm hủy hoại bộ
rễ dẫn đến cây chết chỉ sau 1-2 năm kể từ khi chúng bắt đầu tấn công.
* Điều kiện rệp sáp xuất hiện
+ Vườn tiêu lâu năm, trồng xen với nhiều loại cây.
+ Chăm sóc kém và chưa đúng kĩ thuật trên mặt đất và dưới mặt đất
+ Chưa làm đất kĩ và diệt sạch bệnh trước khi trồng.
+ Rệp sáp thường xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa nắng nóng.
* Triệu chứng
+ Rệp sống tập trung ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá, gié bông, gié trái
và hút nhựa cây làm cây sinh trưởng kém, cằn cỗi và khô héo rồi rụng dần lá, hoa
quả non.
+ Sự xuất hiện của nấm bồ hóng từ chất bài tiết của rệp làm giảm năng suất
và chất lượng hạt tiêu.
+ Kiến đỏ và kiến đen kiếm ăn theo chất thải của rệp, đồng thời tha rệp chui
xuống đất và rệp tiếp tục bám hút nhựa ở gốc và rễ cây, làm cây tiêu cằn cỗi, lá
vàng, ra hoa kết trái kém, bộ rễ bị tổn thương nặng và cây héo dần rồi chết. Vì vậy
kinh nghiệm ở các gốc tiêu nếu thấy có nhiều kiến thì thường ở trong bộ rễ hoặc ở
phần cổ rễ đã có rệp sáp.
* Biện pháp phòng trừ
- Chọn đất trồng thoát nước tốt, hơi dốc, làm đất kĩ trừ sâu bệnh trước khi
trồng.
- Kiểm tra kĩ hom tiêu giống để loại bỏ sâu bệnh, rệp kí sinh.
- Loại bỏ những cành sâu bệnh, cành già, cành tược; dọn sạch cỏ, lá cây
rụng trong vườn, làm cho vườn thông thoáng.
- Mùa nắng dùng vòi phun nước vào cây để tẩy rửa bớt rệp đeo bám và tăng
độ ẩm trên cây.
- Thường xuyên kiểm tra vườn cây 10 ngày/lần, chú ý vào những bộ phận
hay bị hại để phát hiện rệp sáp để diệt trừ kịp thời bằng thuốc hóa học.
- Dùng các loại thuốc sau đây để phòng trừ : Suprathion, Supracide với
nồng độ pha loãng 0,3 -0,5% cho thêm dầu hỏa với nồng độ 0,5% tưới từ 3 – 5
lít/gốc. Chú ý tưới thuốc khi đất có độ ẩm (không khô) để tăng hiệu lực của thuốc.
Thường đi theo với rệp sáp còn có các loại nấm hại do vậy có thể cùng tưới thuốc
trừ nấm vào thời gian xử lý diệt rệp sáp.
* Cách trị bệnh rệp sáp
- Rệp sáp hại lá, hại chùm quả: dùng một trong các loại thuốc sau:
Suprathion 40 EC, Supracid 40 EC, Pirinex 20 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2
lần cách nhau 7 – 10 ngày.
3. Kỹ thuật:
3.1Trồng tiêu:
Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống chịu
được hạn vào đầu mùa khô.
-Mật độ và khoảng cách: 1400 choái /1ha với khoảng 2,4 x 3m
- Hố trồng:
+ Trồng theo hào: Đào hào dài, chiều rộng 60cm, sâu 60cm. Nếu đất ít dốc
nên đào hào song song theo hướng dốc đẻ vườn dễ thoát nước
+ Trồng theo hộ: Hố có kích thước 60x60x60 cm
- Bón lót: Bón lót cho 1 choái 10 -20 kg phân bò hoai mục trộn đều với 0,5-
1kg lân nung chảy, bón trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Không sử dụng phân heo
cho cây tiêu
- Kỹ thuật trồng
+ Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa tháng 9-10 hàng năm, sau 1 đến 2 trận
mưa đầu mùa
+ Cách trồng: Trông trực tiếp hom giống sau khi cắt: Thời vụ rất nghiêm
ngặt trồng vào đầu mùa mưa, cắt hom giống trước khi cây ra lá non.Trông 3-4
hom thân tốt cho 1 choái.Trồng hom cách choái 20-30cm ngọn nghiêng 1 góc 45
o
về phía choái. Chôn 2-3 mắt dưới mặt đất. Nén chặt và tưới ẩm đất sau khi trồng.
Trồng bầu: Thường áp dụng khi trồng dây lươn. Thời vụ trồng có thể kéo dài đến
cuối tháng 10. Lột bỏ vỏ nilon trước khi trồng
+ Che nắng: Che ngay lập tức ngay sau khi trồng bằng cành lá khô, cỏ khô
hay rơm rạ. Không nên dung bao nilon che nắng.
3.2Chăm sóc:
- Che bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá cây che nhằm tránh
gió và nắng làm tiêu mất nước và bị cháy nắng
- Trồng dặm: sau trồng 3 tuần cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm
kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng trước.
- Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo
trong gốc tiêu mà xới cách gốc 50-60cm. mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn
thương bộ rễ
- Xén tỉa tạo hình: sau khi tiêu lên cao cần dùng dây mềm buộc vào cây choái.
Trong các năm 1-2 có thể có một số cành ra hoa thì cần cắt bỏ để tập trung dinh
dưỡng cho thân cây chính.
- Tụ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng các loại rơm, cỏ khô đề phòng mối và cháy
- Tưới nước và chống úng cho tiêu:trong mùa khô cần tưới nước thường xuyên, kết
hợp các biện pháp che chắn, tụ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh,
việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau khi thu hoạch,
chỉ tưới cho tiêu khi thấy thâtij cần thiết đủ cho cây sống qua mùa khô hạn. nếu
tưới nước quá nhiều cây sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển, các chùm quả sẽ phát
sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm
sóc và thu hoạch.
+ Kỹ thuật tưới gôc phổ biến và dễ áp dụng. trong các vườn tiêu quy mô lớn, nên
bố trí hệ thống ống tưới chính ngầm trong đất để chủ động tưới và tránh làm tổn
thương dây tiêu khi kéo ống tưới dài trong vườn tiêu. Trên đất dốc chú ý làm bồn
tưới nước thành bậc thang để chống xói mòn.
+ Tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: tưới suốt mùa khô cho đến khi có
mưa. Trong năm trồng mới, nếu trong mùa mưa gặp hạn dài ngày cũng phỉa tưới
nước bổ sung cho tiêu.
+ Tiêu khi vào thời kỳ kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi
quả, sau khi thu hoạch xong tưới 1-2 đợt kết hợp bón phân, sau đó ngừng tưới
nước.
+ Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây
là công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài.
- Xén tỉa cây choái sống: cần xén tỉa 2-3 lần trong mùa mưa để cây tiêu có đủ ánh
sáng. Trong mùa khô không nên xén tỉa kết hợp với các biện pháp tụ gốc để có thể
tiết kiệm được lượng nước tưới quan trọng.
- Bón phân:nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu khá cao từ năm thứ sau trồng cây cần
nhiều nhất là đạm sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi và các khoáng chất khác
Cách bón:
Bón lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3(đạm- lân- kali)
Bón giữa mùa mưa: 1/3 (đạm-lân-kali)
Bón cuối mùa mưa: 1/3 (đạm- lân-kali)
Bảng 1: Lượng phân bón cho hồ tiêu theo năm trồng
Loại
phân
Phân
chuồng
Phân
hữu cơ chế
Phân vô cơ
Năm
(kg/t
rụ/năm
)
biến
(kg/trụ/
năm)
N
(kg/ha/
năm)
P
(kg/ha/n
ăm)
K
(kg/ha/n
ăm)
Trồng
mới
7-
10
1-2
90-
100
50-60 70-90
Năm
thứ 2,
3
10
-15
2-3
150-
200
80-
100
100-
150
Từ
năm
thứ 4
trở đi
15 3-5
250-
350
150-
200
150-
250
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng bón 4-6 lần/năm.
- Lượng bón ở thời kỳ kinh doanh chia bón 4 lần/năm vào các thời kỳ sau
thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.
Qua các số liệu trên cho thấy rằng đối với cây tiêu thì nhu cầu về N và K rất
cao còn nhu cầu về lân thì không nhiều.
Bảng 2: lượng phân bón cho 1 gốc tiêu từ năm thứ 4 trở đi theo giai đoạn
Giai
ưđoạn
Loại phân
Nhu
cầu
Urê
Supe
r lân
KCl
Vô
i
Phân
chuồn
g
Sau
thu
hoạch
0,2
-0,2
5
0,3
-0,35
0,0
5
-0,1
0,5 15 - 30
P, N
cao
Trước
ra hoa
0,05
-0,1
0,3
-0,35
0,0
5
-0,1
P
cao
Tượn
g hạt
0,15
-0,2
0,15
0,1
5
N,
K
cao;
P
thấp
Nuôi
trái
0,15
-0,2
0,15
0,1
5
N,
K
cao;
P
thấp
Tổng
cộng
0,55
-
0,75
0,9-
1,0
0,4-
0,5
0,5 15-30
Bảng 3: lượng phân bón ở thôn mai lộc 2năm 2012
số
tu
ổi
Đạm
Kg/ha/n
ăm
Lân
Kg/ha/n
ăm
Kali
Kg/ha/n
ăm
Vôi
Kg/ha/n
ăm
phâ
n
chu
ồng
Kg/
trụ/
nă
m
7 0 9,0 0 0 0
10 0 168,89 137,77 133,33
6,6
7
11 0 666,67 0 933.33
8,5
7
12 0 30 20 66,66 0
13 0 0 0 0
5,4
6
14 0 0 666,67 0
21,
67
15 0 9,0 9,0 71,47
14,
06
16 0 0 0 725 0
17 0 166,67 166,67 0
18,
53
19 0 0 0 133,33 21
20 0 120 0 320
12,
55
21 0 0 0 0
4,0
7
23 0 2250 375 1000
11,
66
24 0 560 560 1250 0
25 0 0 0 0 0
26 0 500 0 4000 0,2
26 0 666,67 83,3 300 18
27 0 0 380,95 890,47
14,
4
29 0 0 0 0
0,1
6
30 0 0 0 0 2
31 0 0 0 0 9,4
33 0 6550 0 800 10
37 0 120 0 320
31,
42
3.3Thu hoạch và chế biến :
Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch: Màu buồng tiêu từ xanh thẫm chuyển
sang màu vàng óng có sọ cứng.
Hái cả buồng nếu tỉ lệ chín trên 50% thì để riêng không ảnh hưởng chất
lượng tiêu
Sau khi hái, các gié được chất thành đống ủ trong 5 giờ, sau đó đem ra phơi 3
- 4 ngày, tiêu héo mặt và trở thành màu đen. Đem đạp hay chà để lấy hạt. Xong
đem phơi lại cho thật khô.
3.4Nhận xét:
• Từ việc so sánh bảng 1 và bảng 2 cho thấy:
- Hầu hết người dân ở địa phương không bón phân theo đúng kỹ thuật chuẩn. có
những hộ không đầu tư phân bón cho cây tiêu vì vậy năng suất và chất lượng của
cây tiêu giảm đi
- Hầu như là chỉ bón phân chuồng và ít sử dụng phân hóa học nhưng lượng phân
chuồng bón cho tiêu cũng thấp hơn so với kỹ thuật.
• Tưới nước:
Mục đích:
- Bảo đảm tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt cho cây tiêu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Bảo đảm năng suất và phẩm chất hạt tiêu vì ở nhiều vùng trồng tiêu nước ta giai
đoạn hạt phát triển mạnh và tích lũy chất khô thường ở vào mùa khô.
- Chuẩn bị tốt cho vụ hoa năm sau. Cây tiêu ra hoa tập trung vào mùa mưa, nhưng
mầm hoa hình thành vào mùa khô, do vậy cần tưới nước và bón phân sau khi thu
hoạch để chuẩn bị tốt cho vụ hoa quả năm sau.
Nhưng thực tế ở thôn mai lộc 2 thì người dân ở đây hầu như là không tười
nước cho tiêu hoặc tưới thì cũng với một lượng nhỏ vì họ dựa chủ yếu vào nước
mưa. Bên cạnh đó thì vào mùa khô thì lượng nước cũng bị hạn chế nên không thể
tưới nhiêu cho tiêu.
• Trong khi thu hoạch thì thu hoạch và phơi khô bằng phương pháp thủ công nên dễ
bị hao hụt. không sử dụng máy sấy tiêu nên nếu gặp mưa thì tiêu rất dễ bị mốc và
hư hỏng.
• Những năm gần đây do cây tiêu đang bị xuống cấp nên người dân tại địa phương
càng ít chú trọng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật vào cây tiêu. Một số hộ còn không
sử dụng máy bơm nước để tưới cho tiêu. Khi cây bị sâu bệnh cũng không có các
biện pháp như phun thuốc để chữa bệnh cho cây mà chỉ chặt và đốt cây nếu bị
bênh nặng còn nếu cây gặp các bệnh như rệp sáp thì hoàn toàn không quan tâm và
không xử lý.
• Mặc dù có những hộ đã có tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật nhưng đến lúc
thực hiện tại gia đình thì vẫn không làm theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật là do
những nguyên nhân như thiếu vốn thiếu lao động hoặc đã quen với những cách
thức chăm sóc từ lâu nay
3.5Một số giải pháp:
- Lãnh đạo địa phương nên mở rộng các lớp đào tạo về kỹ thuật trồng và chăm sóc
cho mọi người cùng tham gia và khuyến khích mọi người cùng tham gia.
- Khuyến khích hỗ trợ các hộ gia đình về vốn, giống tiêu, phân bón…để đầu tư cải
tạo vườn tiêu cả về số lượng và chất lượng.
- Phát huy tốt vai trò của câu lạc bộ tiêu của địa phương nhằm giúp người dân nắm
rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu tốt và đúng kỹ thuật hơn.
- Cần thường xuyên đi kiểm tra tình hình vườn tiêu trong địa phương để nắm rõ
được tình hình của các có gia đình từ đó có biện pháp giải quyết và giúp đõ kịp
thời.
- Hiện nay tại địa phương đang thực hiện chương trình cải tạo đất và khôi phục các
vườn tiêu lâu năm đã bị xuống cấp vì vậy cần mở rộng và nâng cao hiệu quả hơn
của chương trình này.
4. Thị trường:
Cùng với việc sản xuất hồ tiêu đạt sản lượng cao thì thị trượng tiêu thụ cũng là yếu
tố quan trọng giúp quá trình sản xuất đạt hiệu quả nhất.
4.1Tình hình chung về thị trường hồ tiêu ở xã Cam Chính- Cam Lộ- Quảng Trị.
Hồ tiêu vùng Cùa được biết đến là loại sản phẩm chất lượng tốt, hàm lượng tinh
dầu cao và luôn được thu mua với giá cao hơn sản phẩm cùng loại ở các vùng
khác. Tuy nhiên, đối với cây hồ tiêu, do một thời gian khá dài trước đây, thị trường
sản phẩm tiêu không ổn định, có lúc giá rớt xuống quá thấp đã làm cho nhiều nông
dân nản lòng, không mặn mà đầu tư chăm sóc vườn tiêu nên dẫn đến nhiều vườn
tiêu xuống cấp nghiêm trọng.
Vài năm trở lại đây, thị trường tiêu dần ổn định trở lại, nông dân lại quay về đầu
tư trồng mới và chăm sóc khôi phục vườn tiêu. Để kịp thời khuyến khích nông dân
đầu tư sản xuất cây hồ tiêu, bảo vệ và mở rộng vùng chuyên canh tiêu, mở ra vùng
sản xuất ổn định có thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân, huyện Cam Lộ đã
xây dựng đề án thí điểm phục hồi và trồng mới cây hồ tiêu giai đoạn 2011- 2015
triển khai tại 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành với sự phối hợp của “4
nhà”.( Cty TM Quảng Trị, người dân trồng tiêu, Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ
và Cty Sinh thái Trung Việt)
Đây thực sự là một cơ hội mới cho người dân trồng tiêu vùng Cùa, bởi thông qua
việc triển khai đề án này nông dân nơi đây có giải pháp khả quan nhằm khắc phục
tình trạng tiêu cho năng suất thấp và dịch bệnh, đồng thời có điều kiện đầu tư thâm
canh cây tiêu trên diện tích đất đai sẵn có.
Ngày: 02/04/2012.
(Võ Thái Hòa- theo báo Quảng trị điện tử.Võ Thái Hòa)
4.2Tình hình xuất khẩu hồ tiêu.
Hồ tiêu của địa phương không chỉ cung cấp thị trường trong nước mà còn được
xuất khẩu ra thị trường thế giới. Như nước Nga, Trung Quốc, Mỹ trong đó xuất
khẩu sang nước Nga là nhiều nhất.
Đặc điểm nổi bật của tiêu khô Quảng Trị là cay và thơm ngon nổi tiếng, nhất là
hồ tiêu trồng ở huyện Cam Lộ. Cây tiêu được trồng trên cây choái sống, người
trồng tiêu chỉ sử dụng nguồn phân bón hữu cơ, chăm sóc theo kiểu truyền thống
nên đã tạo ra cho hồ tiêu Quảng Trị một tính chất khác biệt. Thế nên, mỗi lần xuất
khẩu ra nước ngoài, "vàng đen" Quảng Trị rất được bạn hàng ưa chuộng, mua với
giá cao hơn các nơi khác nhiều lần.
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ
tiêu. Tuy nhiên, giá xuất khẩu hồ tiêu nước ta thường thấp hơn một số nước như
Ấn Độ, Brazil,Indonesia. VPA ( hiệp hội hồ tiêu Việt Nam ) nhận định do hồ tiêu
Việt Nam xuất khẩu phải qua nhiều kênh trung gian, chủ yếu là sản phẩm thô,
trong khi các nước có truyền thống xuất khẩu tiêu trên thế giới từ lâu đã chuyển
sang các sản phẩm được chế biến với chất lượng cao và tổ chức chặt chẽ trong
việc xuất khẩu. . Năm 2012, giá tiêu đen Việt Nam thấp hơn giá các nước khoảng
295 USD/tấn (Agroviet-06/05/2013) . Do vậy, dù có sản lượng lớn và có khả năng
điều tiết thị trường nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được cơ
hội này. Điều này cũng ảnh hưởng đến giá thu mua hồ tiêu của các doanh nghiệp.
Người chịu thiệt sẽ là các hộ nông dân trồng tiêu. Dù Chất lượng tiêu tốt nhưng
giá xuất khẩu không được cao, giá hồ tiêu còn phải trải qua rất nhiều kênh trung