Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VI SINH vật hữu HIỆU EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.14 KB, 8 trang )

VI SINH VẬT HỮU HIỆU EM
(EFFECTIVE MICROORGANISMS)

1. Khái niệm
Vi sinh vật hữu hiệu EM là tập hợp các loài vi sinh
vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic,
nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh
trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng
như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa
dạng vi sinh vật đất, bổ xung các vi sinh vật có
ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây
ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm
tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng cường
hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây
trồng.


(Dung dịch EM gốc)
2. Một số hiệu quả tác động của EM
- Bổ sung vi sinh vật cho đất;
- Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất và
tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại;
- Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải;
- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi;
- Tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân
bón.
3. Dung dịch EM gốc (gọi là EM1)
- Dung dịch EM gốc là chất lỏng có mầu nâu vàng
với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt. Độ pH <
3,5;


- Nếu dung dịch có mùi thối, hoặc độ pH > 4,0 thì
được coi là EM hỏng và không dùng dược;
- Bảo quản EM1 ở nhiệt độ bình thường, ổn định,
tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Thời gian


bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm;
- Dung dịch EM gốc thường được sử dụng để chế
tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác.
4. Dung dịch EM thứ cấp (EM2)
Dung dịch EM thứ cấp là chế phẩm được chế tạo
bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1. Quá trình
pha chế EM thứ cấp như sau:
Nguyên liệu
Nước: 18 lít
EM gốc: 1 lít
Rỉ đường: 1 lít
(hoặc 1kg đường nâu)
Pha chế:
1. Trộn đều rỉ đường với nước và EM1.
2. Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa
bằng nhựa có nút đậy chặt (không nên dùng chai
thuỷ tinh đựng hỗn hợp trên) và bảo quản ở nhiệt
độ bình thường, đặt nơi mát tránh ánh sáng mặt
trời chiếu trực tiếp.
3. EM thứ cấp có thể dùng được khi độ pH < 4,0
sau khi lên men kỵ khí từ 5-10 ngày (tuỳ nhiệt độ
môi trường).
Sử dụng EM thứ cấp:
EM thứ cấp được sử dụng càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên theo yêu cầu có thể bảo quản EM thứ
cấp trong can nhựa kín, đặt nơi mát trong vòng
30 ngày.
5. Phòng bệnh sinh học (EM F.P.E):
Áp dụng EM F.P.E được bắt đầu ngay từ đầu vụ,


trước khi có dịch bệnh như là một biện pháp
phòng ngừa bệnh.
EM F.P.E bao gồm axit hữu cơ, chất hoạt động
sinh học, khoáng chất và các chất hữu cơ có lợi
khác từ thực vật. Chi phí sản xuất của EM F.P.E là
rất thấp bởi vì chỉ cần sử dụng các loại thực vật
trong quá trình này.
Công thức cơ bản pha chế EM F.P.E:
Nguyên liệu :
Các loại thực vật (chặt đoạn)*1 (2-3kg)
Nước: 14 lít
Rỉ đường: 420ml
EM1: 420ml
Lưu ý:
- Sử dụng cỏ có mùi hương mạnh như cây ngải
cứu, bạc hà và một số loại cây có giá trị y học để
tăng hiệu quả. Quả còn xanh khi tỉa cành và cành
non có thể kết hợp sử dụng. Sử dụng các loại cây
cỏ khác nhau cần được khuyến khích để tăng
chất hoạt động sinh học và đa dạng vi sinh vật.
Cỏ nên cắt vào buổi sáng.
- Nước dùng chất lượng tốt. Có thể dùng một
lượng nhỏ nước biển với tỷ lệ 0,1% rất có ích để

cung cấp thêm khoáng chất cho cây trồng.
- Rỉ đường chiếm 3% tổng lượng nước.
- EM chiếm 3% tổng lượng nước.
Quá trình pha chế EM F.P.E như sau:
- Cỏ được chặt nhỏ thành đoạn (từ 2-5cm) rồi cho
vào thùng.
- Hoà EM1 và rỉ đường vào nước sau đó đổ dung


dịch vào thùng chứa cỏ.
- Đậy thùng chứa bằng túi nilon đen.
- Đặt lên nilon một vật nặng để nén cỏ xuống.
Trong thời gian đó cẩn thận không cho không khí
vào thùng chứa và đậy nắp thùng lại.
- Bảo quản thùng chứa ở nơi ấm (từ 25-300C) và
tránh ánh nắng mặt trời.
- Quá trình lên men bắt đầu và gas sẽ hình thành
trong khoảng từ 5-10 ngày. Quá trình này phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Đảo trộn cỏ trong thùng thường xuyên để xả
gas.
Bảo quản EM F.P.E
EM F.P.E có thể sử dụng được khi độ pH của dung
dịch < 4,0. Lọc EM F.P.E bằng vải lọc sau đó đóng
vào chai hoặc can nhựa đậy kín.
EM F.P.E cần được bảo quản ở nơi tối, mát, có
nhiệt độ ổn định. Không nên bảo quản trong tủ
lạnh hoặc nơi có ánh nắng xuyên vào. EM F.P.E có
thể sử dụng trong vòng 3 tháng.
Sử dụng EM F.P.E:

Có nhiều cách sử dụng EM F.P.E:
1. Tưới vào đất theo tỷ lệ pha loãng 1/1.000 bằng
can, bình bơm hoặc nhỏ giọt vào hệ thống tưới
tiêu thuỷ lợi.
2. Phun ướt cây trồng với tỷ lệ pha loãng 1/ 500.
Hiệu quả của EM F.P.E còn được tăng cường hơn
nếu dùng phối hợp với EM5 theo tỷ lệ 50/50.
6. Ngăn ngừa côn trùng (EM5)
EM5 là chất ngăn ngừa, xua đuổi côn trùng, sâu


hại, không phải hoá chất độc. Thông thường nó
được phun lên cây với nồng độ 1/500-1/1000 pha
loãng với nước.
Chuẩn bị EM5:
Để tăng hiệu quả của EM, cần cho thêm nhiều
chất hữu cơ có hàm lượng chất chống ôxy hoá (ví
dụ: tỏi, ớt, cây lô hội, lá nêm, hoa quả xanh, cỏ
hoà thảo và các cây có giá trị y học cao....). Khi
sử dụng các loại vật liệu này cần phải băm nhỏ
hoặc xay nghiền trước khi điều chế.
Nguyên liệu:
Nước: 600ml
Rỉ đường: 100ml
Dấm: 100ml
Rượu: 100ml
EM1: 100ml
Lưu ý:
- Nước tốt nhất là nước sạch, nước ngầm, hoặc
nước máy khử clo.

- Dấm tự nhiên tốt hơn là dấm hoá học.
- Rượu Whiskey hoặc cồn.
Phương pháp pha chế:
Trộn rỉ đường với nước, chú ý để hoà tan rỉ đường
hoàn toàn. Có thể sử dụng nước ấm để hoà tan
nhanh rỉ đường.
Đổ dấm, rượu (hoặc cồn pha loãng), sau đó cho
EM1.
Rót dung dịch hỗn hợp vào can nhựa (hoặc
thùng) đậy nút kín. Đổ đầy can để duy trì điều
kiện kỵ khí. Các cây, cỏ, quả được xay nghiền


nhỏ cho vào can nhựa (nếu muốn).
Bảo quản ở nơi ấm (25-300C), tránh ánh sáng
mặt trời chiếu vào.
Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, thường
xuyên mở nắp để xả gas, sau đó đóng chặt lại
như cũ.
EM5 có thể sử dụng khi gas không còn sinh ra
nữa. EM5 có chất lượng tốt khi cho mùi thơm,
ngọt (mùi ester/rượu).
Bảo quản:
EM5 cần được bảo quản ở nơi tối, mát, có nhiệt
độ ổn định, đồng nhất. Nếu sử dụng cây cỏ thì
phải lọc trước khi cho vào bảo quản. Không được
bảo quản trong tủ lạnh hoặc dưới ánh nắng mặt
trời. EM5 sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi pha
chế.
Sử dụng EM5:

EM5 được pha loãng trong nước theo tỷ lệ 1/5001/1000 để phun ướt cây. Bắt đầu phun sau khi
nảy mầm, trước khi sâu bệnh xuất hiện, nên
phun EM5 thường xuyên, tốt nhất là vào buổi
sáng hoặc sau khi mưa to. (Lưu ý tiêu đang ra
hoa không được phun buổi sáng).
7. Xử lý phân hữa cơ
Đối với phân chuồng tiến hành xử lý theo các
bước sau:
- Rải phân thành lớp dầy 20-30cm, rộng 1-2m,
chiều dài tuỳ ý.
- Dùng chế phẩm EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ
1/100 phun ướt đều đống phân


- Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống phân cao 11,2m.
- Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
- Sau 5-7ngày tiến hành đảo đống ủ và phun EM
thứ cấp lần 2 (tỉ lệ liều lượng như lần 1).
- Tiếp tục ủ sau 1 tháng đem bón.
Đối với phế phụ phẩm nông nghiệp tiến hành
theo các bước xử lý sau:
- Trộn đều phân với các chất hữu cơ khác như vỏ
cà phê, rơm rạ, vỏ trấu..sau đó rải thành lớp cao
20cm.
- Dùng chế phẩm EM1 pha trộn cùng rỉ đường
(hoặc đường) và nước theo tỷ lệ 1.1.18 (1 lít chế
phẩm pha với 1 lít rỉ mật hoặc đường cộng với 18
lít nước), (05 lít EM1/01tấn nguyên vật liệu), sau
đó phun đều hỗn hợp lên.
- Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống ủ cao 1m1m2/

- Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
- Sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn lần 1.
- Đảo trộn lần 2 cách 10 ngày sau khi tiến hành
đảo trộn lần 1.
- Đảo trộn lần 3 cách 10 ngày sau khi tiến hành
đảo trộn lần 2. Sau 30 ngày đ-em sử dụng.
Chú ý: Duy trì nhiệt độ đống ủ trong khoảng 35450C. Nếu nhiệt cao quá phải tiến hành đảo để
giảm nhiệt.
Một số bạn ủ đậu nành, bánh dầu, phân cá
có thể tham khảo thêm tại: Ủ phân cá giá thành
rẻ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×