Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phòng tránh những đồ vật có thể gây nguy hiểm và phân biệt hành vi đúngsai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.05 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC THỊNH
-----šš&šš-----

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ điểm
: Bản thân
Lĩnh vực
: Kĩ năng sống
Hoạt động
: Phòng tránh những đồ vật có
thể gây nguy hiểm và phân biệt hành vi đúng/sai
Lớp
: 5-6 tuổi A
Thời gian
: 30-35 phút
Người thực hiện: Lê Hoàng Thị Tồn Ngân
Ngày thực hiện : 17/10/2018

Năm học : 2018-2019
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm và cách phòng tránh các đồ
dùng, đồ chơi nguy hiểm cho bản thân.
- Trẻ rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, phân biệt hành vi đúng sai
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Video kĩ năng sống
- Bài giảng trình chiếu powerpoint
- Bài tập gạch bỏ hành vi sai


- Hình các đồ vật nguy hiểm/ không nguy hiểm sưu tầm từ họa báo
- Rổ, hồ dán, bút màu. Bảng phân loại đồ dùng
- Sáng tác bài vè về đồ vật nguy hiểm
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé khám phá về một số đồ dùng đồ chơi nguy
hiểm và hành vi đúng/sai
Xem video1 bạn đang cầm bút để chơi đùa với bạn
- Xem video
- Bạn nhỏ trong video gặp phải tai nạn gì?
- Trẻ thảo luận, trả
- Vì sao?
lời
- Cô cho trẻ nhận xét chiếc đầu bút.
- Vậy hằng ngày các con lấy bút vẽ hay viết xong chú ý không
được dùng bút để đùa nghịch, dùng xong con cho vào hộp cất vì
bút có thể chọc vào mắt bạn, vào người bạn
- Cô cho trẻ nhận biết một số đồ dùng gây nguy hiểm trên
powerpoint
* Nhóm đồ vật sắc nhọn (hình em bé gọt táo và các đồ vật như - Trẻ lắng nghe và
dao, kéo, bút chì, tăm)
quan sát tranh
- Hình ảnh gì?
- Trẻ thảo luận, trả
- Bạn làm như vậy có đúng không?
lời
- Theo các con đã được phép sử dụng dao chưa?
- Vậy dao nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nguy hiểm gì?
* Nhóm đồ vật sử dụng điện ( hình ảnh em nhỏ nghịch quạt, coi

điện thoại khi cắm sạt, nghịch ổ điện)
- Trẻ quan sát
- Các bạn nhìn xem cô có cái gì đây?
- Trả lời
- Bạn nào có thể giúp cô lên bật quạt nào? (cho trẻ lên thực hiện)
- Trẻ thực hành bật
- Trong lúc quạt đang quay nếu các con thò tay vào quạt thì điều gì quạt


sẽ xảy ra.
- Vậy các con có biết tắt quạt và bật ở chỗ nào không?
- Khi sử dụng cần chú ý gì?
- Cô giáo dục trẻ
* Nhóm đồ vật gây bỏng: phích nước nóng, bếp ga, bật lửa
- Ngoài những đồ dùng trên thì còn có những đồ dùng nào gây
nguy hiểm nữa?
- Đồ dùng đó gây guy hiểm như thế nào?
- Cơ thể các con rất dễ bị tổn thương. Các vật hàng ngày mà ta sử
dụng không đúng cách, sử dụng sai có thể gây ta bị thương, thậm
chí ảnh hưởng đến tính mạng nữa đấy
* Mở rộng: Cô cho trẻ nêu thêm các đồ dùng, một số hành vi có
thể gây nguy hiểm mà trẻ biết. Cho trẻ xem lại hình ảnh
* Giáo dục: Cô khái quat tất cả các nhóm đồ vật có thể gây nguy
hiểm cho bản thân như: đồ sắt nhọn, đồ điện, đồ gây bỏng...Vì vậy
phải chú ý tránh xa những đồ vật nguy hiểm khi chưa đến tuổi sử
dụng. Đối với những đồ vật, dụng cụ học tập như kéo, bút chì, màu
tô, đồ chơi...thì phải sử dụng cẩn thận đúng cách, đúng chức năng
2. Hoạt động 2: Trò chơi Gạch bỏ hành vi sai có thể nguy
hiểm.
- Cô giới thiệu trò chơi

* Cách chơi: Trẻ tự lấy rổ đồ dùng. Mỗi bạn có một tờ tranh về các
hành vi đúng/ sai. Trẻ chọn những hành vi sai có thể gây nguy
hiểm và gạch bỏ. Trong vòng một đoạn nhạc ngắn trẻ hoàn thành
bài và giơ tranh lên
- Trẻ cùng nhau quan sát và nhận xét lẫn nhau. Chú ý nhận xét về
cách sử dụng bút màu của bạn
3. Hoạt động 3: Lập bảng phân loại đồ vật nguy hiểm/ không
nguy hiểm
- Cho trẻ chia thành 2 nhóm lấy đồ dùng về nhóm của mình. Cùng
thảo luận để dán các đồ vật thành 2 nhóm: nguy hiểm/ không nguy
hiểm. Trong vòng một bản nhạc đội nào dán nhiều và dán chính
xác sẽ là đội chiến thằng
- Cô quan sát trẻ trang trí thêm cho bảng phân loại thêm đẹp
- Cho trẻ nhận xét kết quả của hai đội

- Trẻ quan sát
- Trả lời

- Lắng nghe cô

- Trẻ nghe cô phổ
biến cách chơi
- Trẻ tự lấy đồ dùng
và làm theo yêu cầu
- Trẻ quan sát lẫn
nhau

- Trẻ lên lấy đồ
dùng và cùng nhau
cắt dán vào bảng

phân loại
- Đọc vè


* Kết thúc: Trẻ đọc bài vè ( tự sáng tác)

VÈ ĐỒ VẬT GÂY NGUY HIỂM
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè tôi nói:
Đồ vật sắt nhọn
Như kéo, như dao
Sử dụng làm sao
Để không chảy máu
Đồ điện quanh bé
Hữu ích vô cùng
Bàn ủi, quạt hơi
Cũng nên chú ý
Đồ dùng gây bỏng
Có rất là nhiều!
Phích nước, nồi đun
Lò than, lò nướng.
Vì vậy hãy nhớ!
Tránh xa xa nào.
Chớ có sờ vào !
Kẻo gây nguy hiểm
Cho bản thân mình!




×