Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP DUY TRÌVÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘICHỨNG CAO HUYẾT ÁP TẠI CÂU LẠC BỘ NGƯỜI CAO TUỔIPHƯỜNG AN CỰU - THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.43 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP DUY TRÌ
VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI
CHỨNG CAO HUYẾT ÁP TẠI CÂU LẠC BỘ NGƯỜI CAO TUỔI
PHƯỜNG AN CỰU - THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP DUY TRÌ
VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI
CHỨNG CAO HUYẾT ÁP TẠI CÂU LẠC BỘ NGƯỜI CAO TUỔI
PHƯỜNG AN CỰU - THÀNH PHỐ HUẾ


Chuyên ngành:
Mã số:

Giáo dục thể chất
60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Trần Kim Tuyến

BẮC NINH – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN TUẤN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cm

: Centimét


Kg

: Kilôgam

L/P

: Lần/phút

mmHg

: Milimét thủy ngân

NCT

: Người cao tuổi

NXB

: Nhà xuất bản

S

: Giây

TDTT

: Thể dục thể thao

TSHH


: Tần số hô hấp

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Thể
loại

Số thứ tự và tiêu đề

Trang

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số hình thái
chức năng cơ thể cho người cao tuổi mắc hội chứng bệnh cao

22

huyết áp
Bảng 3.2: Phân nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra hình thái của đối tượng nghiên

23

cứu mắc hội chứng bệnh cao huyết áp
Bảng 3.4: Thực trạng chức năng tim mạch và thần kinh - cơ
của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5: Thực trạng chức năng hô hấp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về tố chất thể lực của nhóm nghiên
cứu trước thời điểm thực nghiệm
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá trạng thái sức khoẻ tâm thần của
Bảng

đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn xác định động cơ tập luyện của
người cao tuổi mắc hội chứng bệnh cao huyết áp
Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn về nội dung tập luyện ưa thích
Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn xác định nguyên nhân lựa
chọn hình thức tập luyện
Bảng 3.11: Kết quả điều tra về việc lựa chọn số buổi tập
luyện trong 1 tuần (n = 50)
Bảng 3.12: Kết quả điều tra số thời gian tập luyện trong một
buổi (n = 50)
Bảng 3.13: Kết quả phỏng vấn các chuyên gia lựa chọn các
bài tập thể chất nhằm nâng cao sức khoẻ cho người cao tuổi

Bảng

mắc hội chứng bệnh cao huyết áp
Bảng 3.14a: Kế hoạch tập luyện tháng thứ nhất (Từ 01/12 đến
30/01)
Bảng 3.14b: Kế hoạch tập luyện tháng thứ hai (Từ 01/01 đến
30/02)
Bảng 3.14c: Kế hoạch tập luyện tháng thứ ba (Từ 01/02 đến

24
26
27

29
29
31
32
32
33
33

36

39
40
41


30/3)
Bảng 3.15: Kết quả nghiên cứu các chỉ số hình thái cơ thể
người cao tuổi mắc hội chứng cao huyết áp sau 3 tháng thực
nghiệm
Bảng 3.16: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về tố chất thể
lực của nhóm nghiên cứu thời điểm trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.17: Kết quả nghiên cứu các chức năng cơ thể của
người cao tuổi mắc hội chứng cao huyết áp sau 3 tháng thực
nghiệm
Bảng 3.18: Kết quả nghiên cứu các chức năng hô hấp của
người cao tuổi mắc hội chứng cao huyết áp
Bảng 3.19: Kết quả tự đánh giá về sức khoẻ của người bệnh
trước và sau khi tham gia thực nghiệm

43


44

45

46
49


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................4
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với vị trí và sức khỏe của người cao tuổi...........4
1.2. Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội tới sức khỏe con người.............................4
1.3. Hiện trạng cao huyết áp trên thế giới và trong nước........................................................6
1.4. Huyết áp – cao huyết áp...................................................................................................7
1.5. Đặc điểm cao huyết áp ở người cao tuổi........................................................................10
1.6. Đặc điểm hình thái chức năng, tâm sinh lý của người cao tuổi mắc hội chứng bệnh cao
huyết áp.................................................................................................................................10
1.7. Vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT đối với trạng thái chức năng tim mạch, hô hấp và
sức khỏe của người cao tuổi..................................................................................................14
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.........................................................15
2.1. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................................15
2.1.1. Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu..................................................................15
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn..........................................................................................15
2.1.3. Phương pháp kiểm tra y học...................................................................................16
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:.............................................................................16
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................................18
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê..............................................................................18
2.2. Tổ chức nghiên cứu........................................................................................................19

2.3. Tổ chức thực hiện và dụng cụ đo...................................................................................20
2.3.1. Tổ chức thực hiện:...................................................................................................20
2.3.2. Dụng cụ đo:.............................................................................................................21
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..........................................................22
3.1. Đánh giá thực trạng sức khỏe và đặc điểm hoạt động vận động của người cao tuổi mắc
hội chứng Cao huyết áp tại phường An Cựu – Thành phố Huế............................................22
3.1.1. Lựa chọn tiêu chí hình thái, chức năng đặc trưng cho nguời cao tuổi mắc hội
chứng bệnh cao huyết áp...................................................................................................22
3.1.2. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu:..........................................................................23
3.1.3. Đặc điểm hình thái của đối tượng nghiên cứu:.......................................................23
3.1.4. Đánh giá đặc điểm chức năng của đối tượng nghiên cứu mắc hội chứng bệnh cao
huyết áp.............................................................................................................................25
3.1.4.1. Đặc điểm chức năng tim mạch và thần kinh – cơ của đối tượng nghiên cứu.. 25
3.1.4.2. Đánh giá chức năng hô hấp của người cao tuổi mắc hội chứng bệnh cao huyết
áp...................................................................................................................................27
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập thể chất nhằm duy trì nâng cao sức khỏe cho người cao
tuổi bị mắc hội chứng bệnh cao huyết áp..............................................................................30
3.2.1. Xác định cơ sở lựa chọn bài tập thể chất cho người bệnh......................................30
3.2.2. Xác định nhu cầu và nội dung tập luyện của đối tượng nghiên cứu.......................30
3.2.3.Tổ chức thực nghiệm:..............................................................................................41
3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các bài tập thể chất đến các hình thái chức năng cơ thể
của người cao tuổi mắc hội chứng bệnh cao huyết áp sau 3 tháng thực nghiệm..............41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................50



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay vấn đề người cao tuổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều
quốc gia tiến bộ trên phạm vi toàn cầu. Cuộc sống của Người cao tuổi ở nước ta
hiện nay được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hết
sức quan tâm. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đã ghi nhận: “...Vì công lao
to lớn của tầng lớp người đi trước, Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm thích
đáng để học cùng con cháu xây dựng một nước Việt Nam XHCH giàu mạnh...”
Khoa học và thực tiễn đã cho thấy tuổi càng cao thì sức khoẻ càng giảm và
có sự gia tăng về bệnh tật. ở lứa tuổi này có nhiều biến đổi về tâm sinh lý dẫn
đến nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm là hội chứng
cao huyết áp diễn ra ngày càng có xu hướng tăng ở người cao tuổi.
Cao huyết áp là một chứng bệnh phổ biến có xu hướng phát triển ngày càng
nhiều ở các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển và đã được các
nhà khoa học nghiên cứu. ở Việt Nam, Cao huyết áp chiếm khoảng 4.5 - 6% dân
số, chủ yếu là ở người lớn tuổi. Cao huyết áp có 2 loại: Cao huyết áp do các
tuyến nội tiết là sự mất cân bằng chức năng hoạt động của hormone và Cao
huyết áp không rõ nguyên nhân có liên quan đến toàn bộ chức năng của cơ thể.
80 - 90% các trường hợp người chết đột ngột là do huyết áp cao không rõ
nguyên nhân (khảo sát của Bộ y tế năm 2009).
Đó là bệnh dễ gây đột tử hoặc tai biến của nó để lại hậu quả nặng nề. Tuy
chưa biết nguyên nhân thật rõ ràng nhưng cho đến nay người ta nhận thấy các
nguyên nhân chính sau: Đời sống gia đình và xã hội gây nên căng thẳng, ăn
nhiều chất Lipit, bị béo phì, ăn quá mặn, dùng nhiều chất kích thích như rượu,
bia, thuốc lá, ít vận động...
Đặc điểm chung của Người cao tuổi là thời gian nhàn rỗi nhiều sau khi đã
nghỉ hưu do vậy cần phải có những hoạt động để tránh lãng phí thời gian, tạo
cho tinh thần thoải mái, giảm bớt sự cô đơn, tăng hứng khởi và tạo lạc quan để
khắc phục mọi bệnh tật do tuổi già đưa đến. Sống lâu và sống khoẻ ở mỗi người
sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt của



2

từng cá nhân. Vấn đề y tế dự phòng bệnh tật, văn hoá xã hội giúp cho tâm hồn
con người luôn thoải mái, môi trường sống sẽ là cơ sở cho việc tăng cường sức
khoẻ của con người dẫn đến kéo dài tuổi thọ.
Từ lâu các nhà khoa học: Phan Hồng Minh, Nguyễn Khắc Viện, Tô Như
Khuê, Vũ Quang Thiệp... và thực tế cuộc sống đã chứng ming rằng : TDTT là
phương pháp phòng chữa bệnh cho người già rất đáng tin cậy. Nó làm tăng
cường quá trình chuyển hoá năng lượng, giúp tế bào trẻ lâu, làm cho cơ thể thích
ứng với diễn biến của môi sinh và tạo điều kiện cho người già một cuộc sống
lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với
những người cao tuổi nói chung, đối với những người mắc bệnh Cao huyết áp
nói riêng, mức độ gây biến đổi của nó phụ thuộc vào trạng thái thể chất của con
người đó, phụ thuộc vào điều kiện xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, môi
trường, sự chịu đựng vất vả trong cuộc sống cá nhân. ở Việt Nam theo dự báo
của Viện nghiên cứu Người cao tuổi đến năm 2029, tỷ lệ Người cao tuổi
chiếm 16.8% và là một trong những nước có tỷ lệ dân số già cao.
Vì vậy, nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập nhằm nâng cao sức khoẻ
cho Người cao tuổi luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm, điển hình
trong số đó là: Dương Đình Tiến (năm 2005), Thang Văn Minh (2006), Nguyễn
Thị Hà (2010), Phạm Anh Vũ (2011)... ở góc độ y sinh học, phát triển bệnh và
phòng chống bệnh bằng phương pháp y học, ngành TDTT cũng tham gia tích
cực vào việc phòng chống ngăn ngừa bệnh tật, hồi phục chức năng, nâng cao
sức khoẻ cho người cao tuổi bằng phương pháp tập luyện TDTT với lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập duy trì và nâng cao sức khoẻ người cao
tuổi mắc hội chứng Cao huyết áp tại Câu lạc bộ Người cao tuổi phường An
Cựu - Thành phố Huế”
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng trạng thái

thể chất người cao tuổi mắc hội chứng Cao huyết áp, trên cơ sở đó tìm ra
phương pháp đánh giá, lựa chọn ứng dụng bài tập thể chất nâng cao sức khoẻ
cho người cao tuổi.


3

* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài đã đề ra các nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể chất và đặc điểm hoạt động vận động của
người cao tuổi mắc hội chứng Cao huyết áp tại phường An Cựu - Thành phố Huế.
+ Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu.
+ Đánh giá thực trạng việc sử dụng các phương pháp, các bài tập thể chất
nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ cho đối tượng nghiên cứu.
+ Lựa chọn test đánh giá tình trạng sức khoẻ cho đối tượng nghiên cứu .
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập duy trì và nâng cao
sức khoẻ cho người cao tuổi mắc hội chứng Cao huyết áp tại phường An Cựu Thành phố Huế.
+ Lựa chọn bài tập duy trì và nâng cao sức khoẻ phù hợp với người cao
tuổi mắc hội chứng Cao huyết áp tại phường An Cựu - Thành phố Huế.
+ Ứng dụng bài tập đã lựa chọn (xây dựng kế hoạch thực nghiệm).
+ Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Là bài tập thể chất nâng cao sức khoẻ người cao tuổi mắc hội chứng Cao
huyết áp
* Phạm vi nghiên cứu:
Là người cao tuổi mắc hội chứng Cao huyết áp, tại đối tượng khảo sát chia
thành hai nhóm tuổi:
+ Nhóm 1: Từ 60 - 70 tuổi gồm cả Nam - Nữ.
+ Nhóm 2: Từ 71 tuổi trở lên gồm cả Nam - Nữ.
+ Số lượng: 24 người.



4

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với vị trí và sức khỏe của người
cao tuổi.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi: “Thể dục thể thao là một công tác cách mạng” nhằm khắc phục tình trạng sa
sút sức khỏe của nhân dân. Như vậy, vấn đề sức khỏe không còn là vấn đề của
riêng mỗi người mà còn là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên động lực
phát triển đất nước.
Người cao tuổi là người duy trì những nét đẹp truyền thống của dân tộc,
những kinh nghiệm sống cho lớp người đi sau. Họ trực tiếp truyền lại cho con
cháu những tinh hoa của dân tộc và luôn giữ vai trò to lớn đối với gia đình, đất
nước và xã hội. Người già là “một viên ngọc cổ”, là vốn quí mà mỗi chúng ta
phải có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ và nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ. Các hiến pháp từ năm 1945 cho đến nay đều ghi rõ Nhà
nước và xã hội có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Tùy theo từng giai đoạn cụ thể của đất nước, Đảng và chính phủ đều có
những chỉ thị cụ thể chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Việc
chăm sóc sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho họ đã trở thành đường lối, chủ trương,
chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được bổ sung hoàn
thiện trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
1.2. Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội tới sức khỏe con người.
Trước kia con người ít chú ý đến việc rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập
thể chất. Hoạt động hàng ngày trên cánh đồng, trong công xưởng…với việc sử
dụng cơ bắp là chủ yếu đã đảm bảo tương đối đầy đủ nhu cầu vận động của con
người. Ngày nay, cùng với sựn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với khoa

học và công nghệ phát triển, mức độ cơ khí hóa tự động hóa cao, phần lớn
những việc mà trước kia con người phải dùng cơ bắp nay đã do máy móc đảm
nhiệm, mức sống người dân đã được nâng lên một cách đáng kể.


5

Tuy nhiên, những tiến bộ đó cũng bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực tới
trạng thái sức khỏe của con người. Cuộc sống tĩnh tại ít vận động, căng thẳng
thần kinh, tâm lí và chế độ ăn uống thừa calo…Tất cả những điều đó đã làm
thay đổi cuộc sống của con người và đã làm tăng nhanh số lượng bệnh nhân mắc
bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim; Các bệnh
về đường hô hấp, vận động..v..v..Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cao nhất là
ở người cao tuổi
Người cao tuổi có biểu hiện thiếu vận động, cuộc sống thiếu vận động làm
giảm khả năng thích nghi của hệ thống tuần hoàn với những tác động khác nhau,
làm yếu đi các phản xạ vận động nội tạng ước định vai trò điều hòa của hệ thần
kinh trung ương lên các chức năng của các nội quan trong cơ thể, trong đó có hệ
thống ttim mạch.
Sự già nua gõ cửa đầu tiên vào hệ tim mạch, tuổi càng cao thì khả năng co
bóp của tim càng giảm dần, điều này biểu hiện khi lao động chân tay chóng mệt
mỏi, “ đánh trống ngực”, thở hổn hển….
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều ngành khoa học quan tâm đến
vấn đề kéo dài tuổi thọ của con người và các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những
kết luận khoa học về mối liên quan giữa hoạt động và sức khỏe. Hoạt động thể
chất mang lại hiệu quả trực tiếp cho sức khỏe giúp mọi người dân nói chung và
đặc biệt là người cao tuổi duy trì khả năng vận động, nâng cao sức khỏe, kéo dài
tuổi thọ, phòng chống các loại bệnh khác nhau.
Trạng thái sức khỏe là một quá trình vận động, nó có thể xấu đi hoặc tốt lên
vì có mối liên quan chặt chẽ với những khả năng dự trữ chức năng của cơ thể.

Các khả năng chức năng của cơ thể và sự bền vững của chúng với những yếu tố
bất lợi của môi trường thường bị thay đổi một cách đáng kể trong quá trình
sống. Những cố gắng của bác sĩ và cán bộ y tế không thể đảm bảo cho chúng ta
một sức khỏe tốt, không ai có thể tập luyện nghỉ ngơi thay cho chúng ta, tránh
rượu bia – thuốc lá thay cho chúng ta, mà sức khỏe và sự bình yên của cơ thể là
do chính chúng ta giữ gìn và phát triển.


6

1.3. Hiện trạng cao huyết áp trên thế giới và trong nước
Đặc điểm nổi bật của thế kỷ XX là sự thay đổi về cấu trúc bệnh tật và tỷ lệ
tử vong. Nếu ở thế kỷ XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX, nguyên nhân
gây chết người và giảm tuổi thọ cộng đồng là những bệnh truyền nhiễm thì trong
thế kỷ XX, nguyên nhân này lại do các bệnh tim mạch – hiện tượng này vẫn tồn
tại và phát triển co đến ngày nay.
* Trên thế giới:
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh tăng
huyết áp chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tăng
huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn một tỷ người trên toàn thế giới. Năm
2011, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp
là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Tăng huyết áp là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%)
cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường
máu (5,8%).
Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước
phát triển và 32% ở các nước đang phát triển.
Tại nhiều vùng ở Ấn Độ 1/3 dân cư thị bị cao huyết áp. Ở Trung Quốc hơn
1/4 người lớn bị cao huyết áp. Mức độ tương tự như thế ghi nhận ở Ghana và
Nam Phi. Ở Mĩ cao huyết áp đang ảnh hưởng đến gần 1/3 người lớn ở nước này

tức khoảng 7,2 triệu người.
* Tình hình trong nước
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch
Việt Nam cho thấy tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng, trong
những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp khoảng 1%, năm 1992 là 11,1%, năm 2001
là 16,3%, năm 2005 là 18,3% và tới năm 2015 ước tính lên tới 30,3%.
Trong một cuộc điều tra do Viện tim mạch Việt Nam và sở y tế Hà Nội
cùng tiến hành năm 1999 cho thấy tỷ lệ cao huyết áp tăng dần theo tuổi, ở lứa
tuổi 25 – 34 tỷ lệ này là 6,68% nhưng nếu xem tuổi già hơn từ 65 - 74 tuổi thì tỷ lệ
cao huyết áp là 47,4%, nghĩa là cứ hai người già lại có một người cao huyết áp.


7

Những con số của giáo sư Phạm Gia Khải và các cộng sự đưa ra năm 2000
trong “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh cao huyết áp tại Hà Nội” cho thấy
trong số 7610 người lớn được điều tra tuổi từ 16 đến trên 75 tuổi có đến 1225
người bị cao huyết áp. Các cháu từ 16 – 24 tuổi chỉ có 3% mắc bệnh, trong khi
đó các cụ từ 75 tuổi trở lên mắc đến 65,5% nghĩa là cứ ba người già thì lại có hai
cụ bị cao huyết áp.
Theo một điều tra gần đây nhất (2011) của Viện tim mạch Việt Nam tiến
hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy
tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì
có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số ở Việt Nam là khoảng 90 triệu dân thì
ước tính sẽ có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp.
Như vậy, nguyên nhân nổi trội dẫn đến tử vong ở người cao tuổi là bệnh
tim mạch, trong đó hội chứng cao huyết áp đóng vai trò chủ đạo. Hội chứng
bệnh cao huyết áp là vấn đề y tế cộng đồng quan trọng nhất tại các nước phát
triển và đang có xu hướng phát triển nhanh tại Việt Nam.
1.4. Huyết áp – cao huyết áp

* Huyết áp:
Huyết áp là áp lực của máu trong động mạch. Khi tim bóp vào gọi là thời
tâm thu, áp lực máu lúc đó rất lớn, huyết áp động mạch của người thường lên tới
khoảng 100 – 120 mmHg. Khi tim giãn nghỉ gọi là thời tâm trương, huyết áp
tĩnh mạch hạ thấp rõ rệt, chỉ còn 60 – 80 mmHg.
Khi đo huyết áp động mạch bằng huyết áp kế, người ta thấy rõ hai áp lực
tâm thu và tâm trương. Vì vậy, huyết áp động mạch bao giờ cũng gồm hai con
số: con số lớn huyết áp tâm thu ( huyết áp tối đa), con số nhỏ - huyết áp tâm
trương (huyết áp tối thiểu). Cả hai con số này đều có giá trị đánh giá bệnh nặng
hay nhẹ.
* Cao huyết áp:
Cao huyết áp là trạng thái áp lực tăng cao trong động mạch máu. Bệnh có
thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan như: Tim mạch, não, thận và mắt.


8

Có hai loại cao huyết áp: Cao huyết áp thứ phát và nguyên phát. Cao huyết
áp nguyên phát thường gặp chủ yếu hầu hết ở lứa tuổi trung niên và già do
những cơ chế gây co hoặc giãn mạch, loại này chiếm khoảng 90%. Cao huyết áp
thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em.
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới:
- Đối với huyết áp tâm thu được coi là bình thường từ 90 – 139 mmHg.
Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên là cao huyết áp.
Huyết áp tâm thu từ 140 – 159 mmHg là cao huyết áp độ I (nhẹ)
Huyết áp tâm thu từ 160 – 179 mmHg là cao huyết áp độ II (trung bình)
Huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên là cao huyết áp độ III (nặng)
- Đối với huyết áp tâm trương, con số được coi là bình thường: dưới 90
mmHg, huyết áp lớn hơn 90 mmHg là cao huyết áp.
Huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg là cao huyết áp độ I

Huyết áp tâm trương từ 100 –109 mmHg là cao huyết áp độ II
Huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên là cao huyết áp độ III
Để có số liệu chính xác hơn, tổ chức y tế Thế giới đã quy định rõ: Huyết áp
dưới 130 – 85 mmHg là bình thường và dưới 120 – 80 mmHg là tối ưu nhất.
Những con số này áp dụng cho tất cả mọi đối tượng (người già, người lớn, trẻ em).
* Nguyên nhân:
Trong số những người mắc bệnh cao huyết áp chỉ có một số rất nhỏ, vài
phần trăm người bệnh biết nguyên nhân rõ ràng, còn lại là số đông khoảng 95 –
97% không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là huyết áp “ vô căn”.
Tuy nhiên qua nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân
gây bệnh. Có hai nguyên nhân chủ yếu đó là nguyên nhân bên trong và ảnh
hưởng của những yếu tố tác động bên ngoài:
* Nguyên nhân bên trong dẫn đến bệnh cao huyết áp là do sự co thắt các
mao mạch.

- Những yếu tố tác động bên ngoài:
+ Do tuổi tác: Ở lứa tuổi từ 60 trở lên, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp chiếm
khoảng 1/3.


9

+ Do xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn ở nông thôn do nhịp sống
căng thẳng, khẩn trương.
+ Do béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép.
+ Do nghiện rượu và thuốc lá.
+ Do ăn mặn: Lượng muối quá 5 gram / ngày.
+ Do rối loạn Lipit trong máu và tiểu đường.
* Triệu chứng:
Giai đoạn sớm của cao huyết áp đặc trưng cho sự co các mao mạch, vì co

hẹp lại khiến mao mạch trở nên cứng sau đó dẫn đến não, tim, thận sẽ bị rối loạn
và biểu hiện bằng các triệu chứng như: Đau đầu, hay quên, mất khả năng tập
trung, tê bì chân tay…
Các mao mạch bị hẹp cứng lại cản trở tuần hoàn của máu, tim phải làm
việc quá sức để bơm máu đi khắp cơ thể do đó áp lực tăng, tim trở nên to và yếu
đi kèm theo các triệu chứng: Đoản khí, hồi hộp, loạn nhịp tim, cảm thấy khó
chịu và nặng ở tim. Chức năng thận cũng giảm do các mao mạch bị co cứng lại
dẫn đến teo thận, dấu hiệu thận yếu được đặc trưng bởi protein trong nước tiểu
tăng, phù ở chân và những dấu hiệu về tiêu hóa như : táo bón.
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp biểu hiện theo 3 giai đoạn tiến triển của bệnh:
- Giai đoạn 1: Huyết áp khoảng 140/90 – 159/99 mmHg:
Người bệnh không có dấu hiệu tổn thương thực thể.
- Giai đoạn 2: Huyết áp khoảng 160/100 – 179/109 mmHg:
Người bệnh có ít nhất một trong những dấu hiệu thực tổn sau: Dầy thất trái,
thấy được sau khi chụp X quang, điện tâm đồ; Hẹp các động mạch, võng mạc
lan rộng hay khu trú, protein niệu hoặc creatin huyết tăng nhẹ.
- Giai đoạn 3: Huyết áp từ 180/110 mmHg trở lên
Bệnh đã gây tổn thương ở tim, suy thất trái. Ở não có xuất huyết não, ở đáy
mắt có xuất huyết võng mạc và xuất tiết, có thể có hoặc không phù gai thị. Các
dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn tiến triển nhanh, ngoài ra ở giai đoạn này
còn có các biểu hiện khác nhưng không rõ rệt, hậu quả trực tiếp của bệnh cao
huyết áp là những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, ở não có huyết khối động
mạch trong sọ.


10

1.5. Đặc điểm cao huyết áp ở người cao tuổi
Cao huyết áp ở người cao tuổi có đặc điểm là huyết áp tối đa thường tăng
cao, áp lực mạnh lớn, rất nhạy cảm với muối, biến động huyết áp lớn, dễ bị xơ

hóa thận.
Huyết áp tối đa thường tăng cao nhưng huyết áp tối thiểu tuổi càng cao thì
lại càng giảm khiến áp lực với mạch ngày càng lớn. Do vậy, người già có huyết
áp tối đa tăng cao còn nguy hiểm hơn là huyết áp tối thiểu tăng cao.
Huyết áp rất nhạy cảm với muối, ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng lên
cao. Biến động về huyết áp rất lớn, năng lực thích nghi môi trường bị giảm sút.
Người bệnh cần chú ý đến thận vì thông thường con người cùng với sự tăng
lên của tuổi tác thì công năng thận cũng giảm xuống rõ rệt và cao huyết lại càng
làm nhanh thêm sự sơ hóa của thận. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên theo
dõi nước tiểu và bảo vệ tốt thận của mình thì mới khống chế được cao huyết áp.
Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến hiện tượng dao động huyết áp.
1.6. Đặc điểm hình thái chức năng, tâm sinh lý của người cao tuổi mắc hội
chứng bệnh cao huyết áp.
Già là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển, là kết quả của sự lão hóa. Lão hóa
là quá trình sinh học tự nhiên xuất hiện bằng sự thay đổi hình thái chức năng cơ thể,
giảm khả năng thích nghi, không đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống.
Đặc tính chung của sự lão hóa là không đồng đều trong các tế bào, các mô,
các cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể, nghĩa là có bộ phận già trước, có
bộ phận già sau, có bộ phận diễn ra nhanh, có bộ phận diễn ra chậm.
* Đặc điểm hình thái chức năng:
Hệ thần kinh:
Tuổi càng tăng lên thì cảm xúc trí nhớ và chức năng của hệ cảm giác giảm
sút. Khối lượng não giảm dần và xuất hiện các mảng xơ cứng. Quá trình hưng
phấn, ức chế, tính linh hoạt dần kém đi.
Để hệ thần kinh được củng cố và bảo vệ thì trong quá trình tập luyện TDTT
cho người bệnh ngoài việc tập luyện cần phải chú ý đến những bài tập thở, không


11


chỉ trong hoạt động TDTT mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày việc cung cấp
đầy đủ oxy cho não đảm bảo giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt. Đây là một biện
pháp quan trọng trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Hệ tuần hoàn:
Ở các động mạch bắt đầu lắng đọng cholesterol dẫn đến xơ vữa động mạch
tại các động mạch chủ. Tính chất đàn hồi của động mach chủ khi tuổi già đến sẽ
bị giảm, bị xơ hóa và các mạch vành bị thu hẹp dẫn đến sự biến đổi cung cấp
máu của tim. Áp xuất động mạch tăng lên do xơ vữa các động mạch làm tăng
gánh nặng cơ tim phải làm việc căng thẳng hơn làm cho sức mạnh dự trữ của
tim giảm xuống.
Người bệnh cần chú ý kiểm tra thường xuyên huyết áp của mình trong cuộc
sống hàng ngày và trong khi quyết định lựa chọn cho bản thân hình thức tập luyện
phù hợp để tránh được nguy cơ xuất huyết não. Ngoài việc tập luyện hàng ngày, các
bài tập thở sâu và sự xoa bóp có tác dụng rất tốt đối với người cao tuổi mắc hội
chứng bệnh cao huyết áp. Thở sâu và tự xoa bóp có tác dungjgiamr gánh nặng cho
tim, tăng cường lượng máu lưu thông, phòng bệnh xơ vữa, xơ cứng động mạch, điều
đó rất tốt cho người bệnh tránh được nguy cơ xuất huyết não.
Hệ hô hấp:
Do nhiều yếu tố khác nhau, ở người già độ giãn nở lồng ngực giảm, các tế
bào của bình hô hấp bị sơ hóa, các phế nang bị giảm mức đàn hồi và nhạy cảm
với việc thiếu oxy trong hoạt động giảm xuống. Khả năng nợ dưỡng giảm nên
người già chịu đựng sự thiếu dưỡng kém.
Vì vậy, do những đặc điểm trên, việc tập luyện TDTT ở người bệnh càng
cần phải gắn liền với các bài tập thở. Khi thở sâu giúp cho các phế nang được
giãn nở do đó hít được nhiều không khí, khi thở ra các phế nang co lại tống được
nhiều thán khí ra ngoài làm cho lượng khí lưu thông tăng rõ rệt. Khí huyết lưu
thông ngoài việc giúp bồi dưỡng cơ thể còn giúp tăng cường khả năng chống đỡ
với bệnh tật, nhất là các căn bệnh về tim mạch, huyết áp ở người cao tuổi.



12

Cơ quan vận động:
Đặc tính lão hóa, loạn dưỡng xuất hiện ở các khớp , các đĩa đệm giữa các
đốt sống, ở dây chằng, gân, ở các cơ, xương tương đối sớm. Do vậy xuất hiện
đau ở các khớp, cột sống, hạn chế khối lượng các cử động, mệt mỏi tăng, các
khớp bị biến dạng, độ linh hoạt ở các khớp kém.
Do vậy, trong quá trình tập luyện người bệnh cần chú ý đến các động tác
linh hoạt khớp, tránh hoạt động mạnh, kết hợp các bài tập thể chất với xoa bóp
và thở sâu. Xoa bóp và thở có thể tham gia tích cực vào việc chữa bệnh về khớp,
điều hòa huyết áp, khi khớp không còn đau nữa đi lại vận động tốt sẽ giúp cho
hệ thống tuần hoàn tốt hơn, huyết áp ổn định.
Quá trình trao đổi chất:
Cường độ trao đổi chất giảm xuống dẫn đến biến đổi sự trao đổi chất các
chất lipit, protit, nước và chất khoáng của các cơ quan bị mất và thay vào đó là
bằng mô liên kết và mô mỡ. Ở tuổi già, sự phân giải đường yếm khí giảm làm
lượng đường dự trữ trong cơ thể và gan giảm đi do sự điều hòa cơ thể bằng thể
dịch mất cân đối (adrenalin và insulin) dẫn đến hàm lượng đường trong máu
không ổn định.
Hệ tiết niệu:
Thận là một trong những cơ quan chủ yếu đảm bảo sự thanh lọc các chất
cặn bã ra khỏi cơ thể. Ở người cao tuổi bị cao huyết áp thận dễ bị xơ hóa, thận bị
xơ hóa khiến huyết áp tăng cao và khi huyết áp tăng cao thì lại làm nhanh thêm
sự xơ hóa của thận. Chức năng mức lọc cầu thận giảm dần ở người 80 – 90 tuổi.
Người bệnh nên thường xuyên đi khám xem trong máu, cơ, gan và nước
tiểu có albumin không, có protein không. Chỉ có bảo vệ tốt thận thì mới có thể
khống chế huyết áp tốt được.
Hệ tiêu hóa:
Khả năng hấp thụ thức ăn, tiêu hóa các chất bị giảm nhiều ở người cao tuổi.
Biến đổi ống tiêu hóa làm giảm khối lượng của dạ dày, ruột và có hiện tượng thu

teo ở mức độ nhẹ. Người già hay bị rối loạn tiêu hóa.


13

Tóm lại, ở người cao tuổi việc rèn luyện thân thể và hạn chế bệnh tật,
người bệnh nên chú ý đến vấn đề ăn uống hợp lý để vừa có thể đáp ứng được
nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể vừa dễ hấp thụ.
* Đặc điểm tâm lý ở người cao tuổi mắc hội chứng bệnh cao huyết áp:
Đặc điểm chung của những người già khỏe mạnh vẫn thích tiếp xúc với
mọi người, vẫn tha thiết lao động, vẫn yêu cuộc sống và luôn gắn bó với mọi
tiến triển của đất nước. Còn ở những người già không đạt được mức độ hoạt
động tâm lý, tinh thần bình thường là do nguyên nhân của quá trình lão hóa,
bệnh tật và sức khỏe gây nên.
Như vậy, vấn đề bệnh tật tác động rất lớn tới tâm lý người già, họ thường bi
quan, chán nản, hay tự ti, mặc cảm cho mình là gánh nặng của gia đình và con
cháu, ở một số người có sức khỏe yếu thường có hiện tượng thu mình lại, ngại
cái mới, ngại sự thay đổi nếp sống, cảm xúc, tình cảm có những nét khác lúc
còn trẻ, đôi khi chỉ cần một kích thích nhỏ, khó chịu cũng làm cho họ phản
ứng quá mức.
Điểm khác nhau giữa người bình thường với bệnh nhân cao huyết áp là do
chức năng điều tiết thần kinh của người bệnh không cân bằng nên họ dễ bị kích
động, nhất là khi không ngủ được huyết áp sẽ tăng và dao động nhiều. Người
bệnh cần phải tạo tâm thái lạc quan cho bản thân, an hưởng tuổi già, cố gắng
nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe, quý trọng hiện tại, nếu được
như thế thì người bệnh nào cũng cảm thấy thư thái trong lòng, quên hết mọi
chuyên không vui, huyết áp có thể giảm thậm chí có thể kéo dài được tuổi thọ.
Thực tế cho thấy các hoạt động xã hội như: TDTT và các hình thức hoạt
động khác nhau giúp họ giải tỏa được cô đơn, trống trải lúc tuổi già, tạo điều
kiện cho họ dễ hòa nhập với gia đình và xã hội.

Do những đặc điểm tâm lý của người bệnh nên những hoạt động xã hội,
TDTT giúp cho họ có được sức khỏe và thể lực, hạn chế bệnh tật, tạo điều kiện
cho họ có cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh và sống có ích lúc tuổi già.


14

Các tố chất vận động:
Theo nghiên cứu về sinh lý TDTT của tác giả Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị
Uyên cho thấy: Các tố chất thể lực của con người đều bị giảm sút theo tuổi tác.
Các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo đều giảm sút. Những
cơ ít tham gia vận động thì sức nhanh, sức mạnh giảm đi rất nhanh, tốc độ phản
ứng giảm đi hai lần ở độ tuổi 60.
1.7. Vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT đối với trạng thái chức năng tim
mạch, hô hấp và sức khỏe của người cao tuổi.
Tập luyện TDTT là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì
sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Điều này có được nhờ việc rèn luyện
các động tác và bài tập thể dục.
Tập luyện thường xuyên là thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa bênh
tật và các bệnh người giàu như: ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường
loại 2, béo phì, các bênh hô hấp và đặc biệt là bệnh cao huyết áp.
Tập luyện TDTT được xem như là liều thuốc có tác dụng to lớn đối với con
người mà không có loại thuốc nào thay thế được nó không chỉ giúp con người
phòng chống được bệnh tât khó chữa như bệnh tim, cao huyết áp, các bệnh về
hô hấp, … mà còn giúp cho ta có được sức khỏe tốt để học tập và lao động.
Tập luyện TDTT làm giảm được nguy cơ các bệnh lý tim mạch như điều
hòa huyết áp, điều hòa lượng mỡ trong máu, điều hòa lượng đường trong máu
cũng như loãng xương.
+ Giảm thiểu những tác động của tuổi tác.
+ Giúp giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

+ Giúp ăn ngủ tốt hơn.
+ Giúp giảm cân và giữ vững trọng lượng có lợi cho cơ thể.


15

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành giải quyết nhiệm vụ, đề tài tiến hành sử dụng các phương
pháp sau:
2.1.1. Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu.
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu
mang tính lý luận, sư phạm. Từ đó, hình thành giả định khoa học, phương pháp
này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu, đề xuất giả thiết khoa học. Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình
nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho giải quyết nhiệm vụ 1 và 2 của đề tài. Đây là
sự tiếp nối bổ xung luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những vấn đề
liên quan đến bài tập duy trì và nâng cao sức khỏe cho đối tượng nghiên cứu .
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
Đề tài sử dụng phương pháp này để tham khảo ý kiến của các nhà chuyên
gia có kinh nghiệm. Qua đó lựa chọn được các bài tập có hiệu quả tốt nhất đối
với đối tượng nghiên cứu.
- Tình trạng sức khoẻ như: Giấc ngủ, bệnh tật, tinh thần sảng khoái,... của
đối tượng nghiên cứu.
- Xác định nội dung tập luyện, thời điểm, thời lượng và cảm giác lượng vận
động của đối tượng nghiên cứu.
Đề tài sử dụng 2 phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp
để thu thập thông tin
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Được sử dụng nhằm nắm bắt nội dung

chương trình tập luyện cho người bệnh để áp dụng vào thực tiễn .
- Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi: ở 45 đối tượng: 15 chuyên gia
và 30 đối tượng được nghiên cứu nhằm phỏng vấn về cảm giác chủ quan, ăn
ngủ… có được ngon giấc không. Qua đó đánh giá trạng thái tinh thần của đối
tượng được nghiên cứu.


16

2.1.3. Phương pháp kiểm tra y học.
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá diễn biến tình trạng bệnh
lý, huyết áp tối đa và tối thiểu của đối tượng nghiên cứu.
* Kiểm tra huyết áp lúc yên tĩnh và sau khi vận động:
Nhằm đánh giá tình trạng bệnh lý và chức năng hoạt động của hệ tim mạch
thông qua đó đánh giá tình trạng tập luyện của người cao tuổi.
* Kiểm tra mạch đập lúc yên tĩnh và sau vận động trong thời gian 10 giây (s).
Nhằm xác định tình trạng sức khoẻ của người bệnh, đồng thời đánh giá ảnh
hưởng của bài tập thể chất đối với hệ tim mạch của người bệnh.
* Kiểm tra cân nặng, chiều cao (cm) cơ thể nhằm đánh giá đặc điểm hình
thái người cao tuổi.
* Đo vòng ngực trung bình (đơn vị là cm): Nhằm xác định hình thái lồng
ngực của cơ thể. Người được đo khi không hít vào và không thở ra.
* Hiệu số vòng ngực: Là chỉ số đo chức năng của bộ máy hô hấp thông qua
độ giản nở lồng ngực của người cao tuổi thông qua đó đánh giá trạng thái thể
chất của người bệnh.
* Test Rombeger (Đơn vị tính là giây).
Nhằm đánh giá khả năng thăng bằng của cơ quan tiền đình thuộc hệ thần
kinh trong trạng thái tĩnh.
* Tepping test:
Đơn vị tính bằng (số chấm/10 giây): Nhằm đánh giá độ linh hoạt cơ năng

thông qua độ linh hoạt cổ tay.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm để đo các chỉ số chức năng hoạt
động của người bệnh.
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm để đo các chỉ số, chức năng hoạt
động và đánh giá mức độ thể chất phát triển thể chất dưới dạng sử dụng các test
sau để đánh giá hiệu quả của giải pháp đã được lựa chọn:
- Lực bóp tay (kg)
- Test ném bóng trúng đích.


17

- Xác định sức nhanh bằng phương pháp “8 foot up and go test” của Jones
và Riki (Mỹ). Thành tích tính theo số giây.
+ Mục đích: Kiểm tra sức nhanh.
+ Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng ở tư thế xuất phát cao, khi có
tín hiệu xuất phát, lập tức đồng hồ bấm giây làm việc cho đến khi hoàn tất động
tác. Người được kiểm tra hoàn thành đoạn đường 8 bước giữa 2 chiếc ghế ngồi.
+ Kết quả được đánh giá bằng giây.
+ Dụng cụ đo: Đồng hồ Casio, chính xác đến 1% giây.
- Phương pháp xác định sức mạnh chân bằng Stair test hay (Margaria
staircase test):
+ Mục đích: Kiểm tra sức mạnh chân.
+ Cách tiến hành: tương tự như mô tả ở sơ đồ người được kiểm tra xuất phát.
ở tư thế cao từ vạch 2m của cầu thang và sau đó tiến hành chạy nước rút
với tốc độ cao nhất (tùy theo sức) lên cầu thang, hai bước tại một thời điểm, mỗi
bước là 175 mm cao. Miếng đệm áp lực trên cầu thang bước thứ 2 và 6 là thời
gian ghi âm thiết bị chuyển mạch được thực hiện để chạy giữa các tấm lót. Nó
được giả định rằng tất cả các công việc bên ngoài của đối tượng được sử dụng

để nâng cao trong tâm của khối lượng của cơ thể, và sự gia tăng này là tương tự
như khoảng cách thẳng đứng giữa bước thứ 2 và 6. Sản lượng điện (P) của đối
tượng được tính như sau: P = (W × 9,8 × H) / t, trong đó W là trọng lượng cơ thể
của đối tượng trong kg: 9.8 tăng tốc bình thường do trọng lực trong ms

-2

H là

chiều cao tính bằng mét giữa các bước thứ 2 và 6 và t là thời gian thực hiện từ
các pad (Miếng đệm) áp lực đầu tiên đến pad thứ hai. Thí nghiệm này còn được
gọi là thử nghiệm bước Margaria.
+ Kết quả được đánh giá được tính bằng watt.
+ Dụng cụ đo: Miếng đệm áp lực.


×