Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và sự nội luật hóa trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.29 KB, 92 trang )

NGUYN HNG QUN

B GIO DC V O TO
TRNG I HC M H NI

LUN VN THC S
CHUYấN NGNH: LUT KINH T

LUT KINH T

Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ
bản
và sự nội luật hóa trong pháp luật
Việt Nam

NGUYN HNG QUN

2017 - 2019


H NI - 2019

B GIO DC V O TO
TRNG I HC M H NI

LUN VN THC S
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ
bản
và sự nội luật hóa trong pháp luật
Việt Nam


NGUYN HNG QUN

Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s

: 8 38 01 07

Ngi hng dn khoa hc: TS. PHM TRNG NGHA


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Quân


LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Trọng Nghĩa về đề tài luận văn: "Các
tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và sự nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam".
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động

viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường
Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học
tập, nghiên cứu tại Trường.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Phạm Trọng Nghĩa
đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không
thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động
viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hồng Quân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu: .............................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................8
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ............................................................................8
4.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: ...................................................................................9
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ
TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CƠ BẢN ...............................................10
1.1. Tiêu chuẩn lao động quốc tế ..............................................................................10
1.1.1. Sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế đối với vấn đề lao động và sự ra đời của
các tiêu chuẩn lao động quốc tế ................................................................................10
1.1.2. Mục đích và vai trò của các tiêu chuẩn lao động quốc tế ...............................17
1.1.3. Hình thức cơ bản của các tiêu chuẩn lao động quốc tế ...................................20
1.1.4. Đối tượng điều chỉnh của các tiêu chuẩn lao động quốc tế ............................22
1.2. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản .............................................................23
1.2.1. Nhu cầu xác định các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản .............................24
1.2.2. Tại sao những tiêu chuẩn lao động quốc tế nêu trên lại là tiêu chuẩn lao động
quốc tế "cơ bản"? ......................................................................................................26
1.2.3. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và khả năng cạnh tranh của quốc gia
...................................................................................................................................28
1.3. Một số vấn đề cơ bản về nội luật hóa: ...............................................................31


Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC NỘI LUẬT HÓA CÁC TIÊU CHUẨN LAO
ĐỘNG QUỐC TẾ CƠ BẢN VÀO VIỆT NAM ....................................................34
2.1. Tiêu chuẩn về phòng, chống lao động cưỡng bức .............................................34
2.1.1. Quy định của ILO về phòng chống lao động cưỡng bức ................................34

2.1.2. Nội luật hóa quy định về phòng, chống lao động cưỡng bức vào pháp luật
Việt Nam ...................................................................................................................36
2.2. Tiêu chuẩn về xóa bỏ lao động trẻ em ...............................................................40
2.2.1. Quy định của ILO về xóa bỏ lao động trẻ em .................................................40
3.2.2. Nội luật hóa quy định về xóa bỏ lao động trẻ em vào pháp luật Việt Nam ....43
2.3. Tiêu chuẩn về xóa bỏ phân biệt, đối xử tại nơi làm việc ...................................46
2.3.1. Quy định của ILO về xóa bỏ phân biệt đối xử tại nơi làm việc ......................46
2.3.2. Nội luật hóa quy định về xóa bỏ phân biệt đối xử tại nơi làm việc vào pháp
luật Việt Nam ............................................................................................................49
2.4. Tiêu chuẩn về quyền lập hội và thương lượng tập thể .......................................52
2.4.1. Quy định của ILO về quyền lập hội và thương lượng tập thể ........................52
2.4.2. Nội luật hóa các quy định về quyền lập hội và thương lượng tập thể vào pháp
luật Việt Nam ............................................................................................................53
Chương 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................69
3.1. Về xây dựng pháp luật .......................................................................................69
3.1.1. Về phòng, chống lao động cưỡng bức ............................................................69
3.1.2. Về xóa bỏ lao động trẻ em ..............................................................................72
3.1.3. Về xóa bỏ phân biệt, đối xử tại nơi làm việc ..................................................73
3.1.4. Về quyền lập hội và thương lượng tập thể ......................................................73
3.2. Về việc tiếp tục phê chuẩn các Công ước cơ bản ..............................................75
3.2.1. Đối với Công ước 87 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được
tổ chức .......................................................................................................................75
3.2.2. Đối với Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức ..................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLLĐ


: Bộ luật Lao động

CĐCS

: Công đoàn cơ sở

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

: Khu vực mậu dịch tự do

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế

LĐCB

: Lao động cưỡng bức

LĐLĐVN

: Liên đoàn Lao động Việt Nam

LĐTBXH

: Lao động, thương binh và xã hội


NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

TCLĐQTCB : Tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản
TLTT

: Thương lượng tập thể

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề lao động cũng như đến
pháp luật lao động. Chính những ảnh hưởng này đã dẫn đến nhiều quan điểm khác
nhau về vai trò của các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như xác định như thế nào
là tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản (TCLĐQTCB). Các quan điểm này bắt đầu
xuất hiện từ khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt. Khi đó, cuộc đối đầu giữa hai hệ
chính trị khác nhau được thay thế bằng cuộc chiến giữa những người ủng hộ toàn
cầu hóa tự do hoàn toàn với đặc trưng là tự do thương mại, tự do đầu tư, quyền sở
hữu trí tuệ và một bên là những người ủng hộ việc lập ra các quy định toàn cầu để

bảo vệ người lao động (NLĐ) cũng như bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng
tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa.
Quan điểm thứ nhất phủ nhận vai trò của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
trong quá trình toàn cầu hóa. Những người theo quan điểm này cho rằng ILO có
cách tiếp cận không lạc quan đối với quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm của
họ, thay vì thúc đẩy phát triển kinh tế để có thể đem lại lợi ích cho mọi người, ILO
vẫn duy trì cách thức tiếp cận cũ, cách thức lập quy theo lối suy nghĩ của thế kỷ
trước mà không thể hiện vai trò tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội cũng như
thách thức mới của nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa. Những người theo
quan điểm này, căn cứ vào chủ thuyết thương mại tự do (neo-liberal), họ coi các
tiêu chuẩn lao động là rào cản đối với thị trường, và theo họ, điều kiện lao động sẽ
được cải thiện từ quá trình phát triển kinh tế, và tất cả mọi người (trong đó tất nhiên
có NLĐ) sẽ được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa. Quan điểm này cho rằng, nếu
như các tiêu chuẩn lao động được sử dụng để điều chỉnh những khuyết tật của thị
trường lao động ở các quốc gia khác nhau, thì không có lý do gì để xây dựng các
tiêu chuẩn lao động ở cấp độ quốc tế. Nhóm quan điểm này đi đến kết luận rằng,

1


việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế là không cần thiết và vai
trò của ILO cũng không cần thiết.
Quan điểm thứ hai đến từ những người theo trường phái thương mại công
bằng (fair-trade); những tổ chức dân sự và nhóm những nhà hoạt động về quyền của
NLĐ. Những người theo quan điểm này cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực,
toàn cầu hóa cũng bộc lộ những mặt tiêu cực của mình. Trong quá trình toàn cầu
hóa, nhiều vấn đề lao động bức xúc vẫn xảy ra. Tình trạng lao động trẻ em, lao động
cưỡng bức (LĐCB), bóc lột, tình trạng phân biệt đối xử trong lao động, điều kiện
lao động tồi tàn, NLĐ bị bóc lột vẫn diễn ra nhiều và có xu hướng phức tạp hơn. Họ
khẳng định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tiêu chuẩn lao động quốc tế càng

đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những người theo quan điểm
này cho rằng, ILO đã thất bại trong việc bảo đảm thi hành các tiêu chuẩn do chính
mình ban hành và việc vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế vẫn rất phổ biến.
Phương pháp bảo đảm thi hành các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO dựa trên
việc thuyết phục là chính cho nên không hiệu quả. Từ đó, họ đề xuất đưa các tiêu
chuẩn lao động quốc tế vào trong các hiệp định thương mại và sử dụng chế tài
thương mại đối với những quốc gia vi phạm pháp luật lao động quốc tế.
Qua nhiều tranh luận gay gắt, nhóm quan điểm thứ hai chiếm ưu thế hơn và
vấn đề tiêu chuẩn lao động đã được đưa vào Chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ
trưởng WTO, tổ chức tại Singapore vào năm 1996. Về vấn đề tiêu chuẩn lao động,
Hội nghị đi đến nhất trí rằng, các tiêu chuẩn lao động quốc tế là cần thiết trong bối
cảnh toàn cầu hóa, và cần phải xác định đâu là các TCLĐQTCB để áp dụng trên
phạm vi toàn cầu. Đối với đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động vào trong khuôn khổ
WTO, có hai luồng ý kiến trái chiều nhau diễn ra tại Hội nghị. Các đại biểu đến từ
các nước phát triển ủng hộ đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động vào trong khuôn khổ
WTO, đồng thời sử dụng chế tài thương mại đối với những quốc gia vi phạm các
tiêu chuẩn lao động đó. Nhưng ý kiến này bị phản đối kịch liệt bởi các đại biểu đến
từ những nước đang phát triển, những đại biểu này cho rằng việc đưa các quy định

2


về tiêu chuẩn lao động vào trong khuôn khổ WTO chính là sự ngụy trang của chủ
nghĩa bảo hộ, thể hiện sự lo lắng của các nước phát triển đối với sự thành công
trong hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển. Cuối cùng, Hội nghị bác bỏ
đề xuất đưa các tiêu chuẩn lao động quốc tế vào trong khuôn khổ WTO đồng thời,
Hội nghị cũng khẳng định ILO là tổ chức phù hợp để giải quyết các vấn đề lao động
ở phạm vi toàn cầu.
Tại Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 86 họp ở Geneva tháng 6 năm 1998,
các nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong đó có Việt Nam, thông

qua Tuyên bố về những Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động và cơ chế
theo dõi thực hiện Tuyên bố. Hai chương đầu của ấn phẩm xoay quanh Tuyên bố
1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, cụ thể là: (a) tự do liên kết
và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể (TLTT); (b) loại bỏ
mọi hình thức LĐCB hoặc bắt buộc; (c) xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ
em; và (d) loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Phần còn lại sẽ
tập trung vào 8 Công ước cơ bản thể hiện những nguyên tắc và quyền trên: Công
ước số 87 và 98 về tự do liên kết và TLTT; Công ước số 29 và 105 về xóa bỏ
LĐCB và bắt buộc; Công ước số 138 và 182 về xóa bỏ lao động trẻ em; Công ước
số 100 và 111 về xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Tính đến
nay, Việt Nam đã phê chuẩn 6/8 Công ước cơ bản này.
Ở Việt Nam, quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ) và Luật Công
đoàn 2012 đã có nhiều thay đổi, tạo ra khuôn khổ pháp lý và thể chế được cải thiện
đối với quy định về thị trường lao động và quan hệ lao động ở Việt Nam và cải
thiện việc tuân thủ tiêu chuẩn lao động quốc tế. Mặc dù có những thay đổi đáng kể
nêu trên, tuy nhiên còn những tiêu chuẩn có những hạn chế trong nội luật hóa cần
được nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu:
Liên quan đến quá trình luật hóa và các tiêu chuẩn lao động quốc tế có thể

3


tham khảo một số công trình nghiên cứu dưới đây:
- ILO (2013), Sửa đổi Luật Lao động năm 2006 của Bangladesh phù hợp với
tiêu chuẩn lao động quốc tế, đăng tại: />statements-and-speeches/WCMS_218067/lang--en/index.htm. Bài viết nêu rõ việc sửa
đổi luật lao động Bangladesh 2006, được thông qua vào ngày 15 tháng 7 năm 2013,
chứng minh được là bước đầu tiên để hoàn thành nghĩa vụ của Chính phủ phải tôn
trọng đầy đủ các quyền cơ bản đối với tự do hiệp hội và đàm phán tập thể và giải quyết
nhu cầu quan trọng để thúc đẩy nghề nghiệp an toàn va khỏe mạnh. Bangladesh đã

phê chuẩn các Công ước ILO 87 và 98 về tự do hiệp hội và TLTT và do đó cần phải
bảo vệ các quyền. Sự phù hợp của luật sửa đổi với các tiêu chuẩn lao động quốc tế
được Bangladesh phê duyệt sẽ được cơ quan giám sát của ILO xem xét lại trong năm.
- Pham Trong Nghia (2015) "The Implementation of Ratified ILO Fundamental
Conventions in Vietnam: Successes and Challenges", State Practice and International
Law Journal, vol.2 Issue 1 (2015), p. 143. Đây là một trong các công trình công bố
quốc tế đầu tiên đánh giá về việc nội luật hóa các TCLĐQTCB vào một quốc gia
đặc thù như Việt Nam. Công trình này phân tích sâu những yêu cầu cảu các
TCLĐQTCB mà Việt Nam đã cam kết thông qua việc phê chuẩn các Công ước của
ILO. Từ đó, đánh giá việc nội luật hóa các tiêu chuẩn này vào hệ thống pháp luật
quốc gia và đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn đã được nội luật hóa trong thực
tiễn. Trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, công trình có những đề xuất có ý nghĩa cho
ILO trong việc thực hiện sứ mệnh của mình và bảo đảm thúc đẩy, thực thi các
TCLĐQTCB ở phạm vi toàn cầu.
- Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(LĐTBXH) (2016), Thực hiện quyền tự do liên kết trong bối cảnh gia nhập các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghiên cứu đã khẳng định Trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang tiếp cận với bốn tiêu chuẩn lao động
cơ bản được nêu trong Tuyên bố ILO 1998 thông qua các hiệp định thương mại tự
do FTA thế hệ mới, việc đưa bốn tiêu chuẩn lao động cơ bản vào các hiệp định

4


thương mại tự do đang trở thành một xu hướng trên thế giới. Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định FTA Việt Nam - EU mà Việt Nam kết thúc
đàm phán đều bao gồm những cam kết chặt chẽ về việc thực hiện bốn tiêu chuẩn lao
động cơ bản này. Đồng thời, nghiên cứu này đã nêu ra một số hàm ý chính sách
như: Quan điểm về thiết chế đại diện: Khi cho phép hình thành tổ chức đại diện cho
NLĐ khác hoạt động song song và cạnh tranh trực tiếp với Tổng liên đoàn Lao

động Việt Nam (LĐLĐVN). Nhà nước cần có sự hỗ trợ các tổ chức đại diện NLĐ
đảm bảo đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ. Về sửa đổi
luật pháp cần chú ý hơn tới các quy định đảm bảo quyền tự chủ, tự quản của tổ chức
đại diện NLĐ; quy định nhằm bảo vệ công đoàn trước sự can thiệp, thao túng của
người sử dụng lao động (NSDLĐ). Các tiêu chí xác định tổ chức công đoàn đại diện
cũng cần làm rõ tránh khả năng thiên vị hoặc lạm dụng, các tiêu chí cần phải vừa có
tính định lượng vừa có yếu tố định tính để đảm bảo lựa chọn được những tổ chức
công đoàn đại diện nhất đứng ra thay mặt tập thể NLĐ tiến hành thương lượng với
NSDLĐ, giám sát thực hiện thỏa ước. Các nghiên cứu về các hình thái quan hệ lao
động, vai trò của các bên có liên quan, và vị trí của Công đoàn Việt Nam, do vậy,
cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm bảo đảm NLĐ được hưởng lợi nhiều nhất của
quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mối quan hệ lao động.
- Trung tâm Hỗ trợ quan hệ lao động - Bộ LĐTBXH (2015), Tiêu chuẩn
lao động quốc tế và hoàn thiện pháp luật lao động của Việt Nam, đăng tại:
Mục đích chương trình nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho
các cán bộ, công chức về các tiêu chuẩn lao động quốc tế và kỹ thuật soạn thảo
trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật lao động của Việt
Nam. Có các nội dung: (1) Các tiêu chuẩn của ILO, pháp luật lao động và quá trình
hoàn thiện: Hệ thống tiêu chuẩn của ILO và việc áp dụng vào Việt Nam; Mục đích
và tác động của luật lao động; Những thách thức của thị trường lao động và định
hướng chính sách của Việt Nam; Thiết kế một quy trình cải cách luật lao động hiệu

5


quả; (2) Tự do liên kết, TLTT và giải quyết tranh chấp: Luật pháp Việt Nam về tự
do liên kết và TLTT; Các tiêu chuẩn của ILO về tự do liên kết, TLTT và việc áp
dụng vào Việt Nam; Các biện pháp thúc đẩy TLTT; (3) TLTT, đình công và giải
quyết tranh chấp: Luật pháp Việt Nam về đình công và giải quyết tranh chấp lao
động tập thể; Tiêu chuẩn của ILO về đình công và giải quyết tranh chấp lao động

tập thể; (4) Các quyền cơ bản: LĐCB, lao động trẻ em và không phân biệt đối xử:;
Tiêu chuẩn của ILO về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Tiêu chuẩn
của ILO về lao động trẻ em; Tiêu chuẩn của ILO và LĐCB; (5) Quan hệ việc làm
và chấm dứt việc làm: Pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động; Các tiêu chuẩn
của ILO và quan điểm so sánh giữa hợp đồng lao động và chấm dứt lao động.
- ThS Phạm Thị Thu Lan (2016), Thúc đẩy các Tiêu chuẩn Lao động Quốc
tế ở Việt Nam: Yêu cầu của nội tại và hội nhập, đăng tại: Tác giả bài viết nhấn mạnh: Tiêu chuẩn lao
động quốc té là những tiêu chuẩn lao động tối thiểu được quốc tế công nhận, được chia
thành ba nhóm:tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn ưu tiên và tiêu chuẩn kỹ thuật;được ban
hành dưới hình thức các Công ước và Khuyến nghị của ILO do chính các quốc gia
thành viên ILO bao gồm các đối tác ba bên là chính phủ, tổ chức đại diện của người sử
dụng lao động và tổ chức đại diện của người lao động tham gia xây dựng tại Hội nghị
ILO (ILC) thường niên tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ. Thúc đẩy TCLĐQT, đặc biệt là các
tiêu chuẩn cơ bản của ILO chính là nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên
của ILO kể từ khi Việt Nam tham gia trở lại ILO từ năm 1992 sau một thời gian
gián đoạn. Trong giai đoạn tới, tuân thủ TCLĐQT là yêu cầu bắt buộc đối với Việt
Nam khi tham gia Hiệp định TPP và EVFTA, đòi hỏi Việt Nam nghĩa vụ tôn trọng,
thúc đẩy và thực thi nếu muốn được hưởng lợi ích thương mại của các hiệp định này.
- ILO (2015), Rà soát pháp luật Việt Nam với các Tiêu chuẩn Lao động
Quốc tế. Bài viết nêu rõ sau gần 30 năm chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng thị
trường, thị trường lao động của Việt Nam đã trở nên phức tạp hơn. Sở hữu doanh

6


nghiệp, quan hệ lao động và quan hệ việc làm trở nên đa dạng hơn. Do trong một
nền kinh tế thị trường, lợi ích của NLĐ và người giữ vị trí quản lý có thể khác biệt
và đôi khi mâu thuẫn với nhau nên tranh chấp và đình công xảy ra. Quan hệ lao
động lành mạnh ở nơi làm việc đem lại lợi ích về mặt tăng hiệu quả, tăng năng suất,
giảm xung đột và tranh chấp, cải thiện sự hài lòng với công việc và ra quyết định về

những vấn đề cùng quan tâm đối với người quản lý và NLĐ. Thúc đẩy quan hệ lao
động lành mạnh tại nơi làm việc là một trong những nhiệm vụ cơ bản của ILO và
được thể hiện trong Điều lệ của ILO và mục III (e) Tuyên bố Philadelphia. Các tiêu
chuẩn lao động quốc tế đưa ra những nguyên tắc định hướng về quan hệ lao động
lành mạnh tại nơi làm việc.
- TS. Phạm Trọng Nghĩa (2009), Tác động của các tiêu chuẩn lao động
quốc tế cơ bản, đăng tại: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Tác giả phân tích các
TCLĐQTCB được chia thành 22 nhóm khác nhau (2). Trong 22 nhóm tiêu chuẩn
đó, có những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi như: (i) gắn chặt với quyền của
NLĐ; (ii) làm nền tảng cho việc bảo đảm, thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế
khác; (iii) mọi quốc gia thành viên của ILO phải tôn trọng và thúc đẩy thực
hiện…việc thi hành các TCLĐQTCB là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ
cũng như của NSDLĐ, từ đó xây dựng hệ thống quan hệ lao động hài hòa, ổn định
từ cấp cá nhân đến cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia. Thực hiện các TCLĐQTCB
làm tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trên cả phương diện thu hút FDI
và xuất khẩu. Đồng thời, thực hiện các TCLĐQTCB, về lâu về dài, góp phần xây
dựng lực lượng lao động chất lượng cao. Lực lượng lao động có chất lượng là tài
sản, là nguồn vốn quý giá nhất của mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.
- Vụ Pháp chế - Bộ LĐTBXH (2004), Một số công ước quốc tế và khuyến
nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Cuốn sách đã nêu đầy đủ nội dung của
75 công ước, 5 Nghị định thư và 70 khuyến nghị của ILO đã cung cấp nội dung đầy
đủ các công ước, nghị định thư và khuyến nghị của ILO là một cẩm nang khá toàn
diện và đầy đủ về việc tham gia và lộ trình tham gia của Việt Nam vào các công

7


ước quốc tế.
Trong bối cảnh như vậy, học viên lựa chọn đề tài "Các tiêu chuẩn lao động
quốc tế cơ bản và sự nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam" làm Luận văn Thạc

sĩ của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những điểm chưa tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp
luật quốc tế trong quy định của các TCLĐQTCB. Đồng thời chỉ ra những tồn tại,
bất cập, hạn chế trong quá trình nội luật hóa các quy định trên. Từ đó đề xuất, kiến
nghị hoàn thiện pháp luật và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nội
luật hóa các TCLĐQTCB trên thực tiễn, góp phần đảm bảo hiện thực hóa các cam
kết quốc tế của Việt Nam về các TCLĐQTCB với tư cách là một quốc gia thành
viên của Tổ chức lao động quốc tế.
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, vai trò, giá trị của các TCLĐQTCB trong bối cảnh
toàn cầu hóa và mối quan hệ giữa quy định của tổ chức lao động quốc tế và
TCLĐQTCB với pháp luật Việt Nam.
- Sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế đối với vấn đề lao động và sự ra đời
của các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nghiên cứu mục đích, vai trò, hình thức cơ bản
và đối tượng điều chỉnh của các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Phân tích các
TCLĐQTCB, vai trò và nhu cầu xác định của TCLĐQTCB.
- Thực trạng việc nội luật hóa các TCLĐQTCB vào Việt Nam.
- Đề xuất và kiến nghi về xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được đặt trong phạm vi những nội dung
của bốn các TCLĐQTCB được ghi nhận tại tám công ước của Tổ chức lao động
quốc tế về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.

8


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư

tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp
luật, về quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi của công dân; những luận điểm khoa
học trong các công trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các tạp chí của một số
nhà nghiên cứu pháp luật.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp,
thống kê…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Đáp ứng mục đích, nhiệm vụ đề ra, Luận văn có những ý nghĩa khoa học
cũng như thực tiễn sau:
- Thứ nhất, Luận văn nêu và phân tích đặc điểm, vai trò, giá trị của các
TCLĐQTCB, phân tích các TCLĐQTCB, vai trò và nhu cầu xác định của
TCLĐQTCB.
- Thứ hai, Luận văn đánh giá thực trạng việc nội luật hóa các TCLĐQTCB vào
Việt Nam. Từ đó, đề xuất và kiến nghi về xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện.
- Thứ ba, kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà hoạch định chính sách, pháp luật, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và
sinh viên chuyên ngành luật.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về tiêu chuẩn lao động quốc tế và tiêu chuẩn lao
động quốc tế cơ bản.
Chương 2: Thực trạng việc nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ
bản vào Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị.

9



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
VÀ TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CƠ BẢN

1.1. Tiêu chuẩn lao động quốc tế
1.1.1. Sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế đối với vấn đề lao động và sự ra đời
của các tiêu chuẩn lao động quốc tế
Vào những năm đầu của thế kỷ 19, những đòi hỏi đầu tiên về yêu cầu hợp
tác ở cấp quốc tế để đưa ra các quy định về điều kiện lao động xuất hiện. Tuy nhiên,
các yêu cầu này không xuất phát từ chính những NLĐ, hay tổ chức đại diện của họ
(công đoàn) - những người có quyền lợi trực tiếp đến điều kiện lao động - mà từ
phía các chủ thể khác: Các bác sĩ, người quản giáo và chính các chủ sử dụng lao
động. Giải thích cho vấn đề này, Lammy Betten (1993) cho rằng "bởi vì trong giai
đoạn này, NLĐ thì chưa đủ điều kiện để thực hiện còn tổ chức công đoàn thì mới
được thành lập và đang phải tập trung vào việc đấu tranh để đảm bảo cho sự tồn tại
của tổ chức của mình - do đó, việc đòi hỏi phải xây dựng các quy định về điều kiện
lao động mang tính toàn cầu vượt ra khỏi phạm vi của họ".
Ban đầu, yêu cầu xây dựng luật lao động quốc tế căn cứ vào sự đòi hỏi
mang tính nhân văn - đảm bảo điều kiện cho NLĐ. Các bác sĩ, người quản giáo lo
ngại về điều kiện sức khỏe của NLĐ, của tù nhân (vì phần lớn tù nhân trong giai
đoạn này phải tham gia lao động); tiếp đó, vấn đề lao động nhận được sự quan tâm
của giới chủ. Đại diện tiêu biểu cho các quan điểm này có thể kể đến Robert Owen,
một chủ xưởng ở Anh quốc, J.A. Blanqui và Louis Rene - hai bác sĩ người Pháp và
Edouard Ducpetieux - Thanh tra trại giam của Bỉ [11, tr. 51-59]. Owen cho rằng tất
cả các quốc gia cần phải bảo vệ tầng lớp lao động tránh khỏi các "nguyên nhân có
thể đem lại sự bất hạnh, nghèo khổ trong xã hội loài người". Owen mơ ước một thế
giới được xây dựng trên mô hình các cộng đồng giống như New Lanark quê hương

10



ông - nơi điều kiện lao động được quan tâm và cải tiến, nơi đời sống của NLĐ được
chăm lo. Năm 1918, Owen gửi hai Bản ghi nhớ (Memorials) đến Hội nghị Châu Âu
tổ chức tại Aix - la - Chapelle, trong đó đề nghị Hội nghị lập một phái đoàn công
tác đến thăm Lanark, xem xét mô hình của Lanark để "áp dụng trên toàn thế giới".
Lời đề nghị của Owen không được chấp nhận. Tuy nhiên, sau đó Anh quốc đã ban
hành một đạo luật giới hạn thời giờ làm việc của trẻ em trong các nhà máy dệt cơ
bản dựa trên các đề xuất của Owen - "đây là sự khởi đầu cho quá trình lập pháp về
lao động của Anh quốc" [49, tr. 2].
Các quan điểm của Owen được tiếp tục củng cố bởi Jacques Necker, một
nhân viên ngân hàng tại Thụy Sĩ. Necker không đòi hỏi phải xây dựng các quy định
pháp luật lao động quốc tế nhưng đề xuất rằng "việc bảo vệ NLĐ cần phải là một
câu hỏi cấp quốc tế". Mặc dù, mục đích của Owen cũng như các nhà tư tưởng trong
giai đoạn này đều dựa trên các yêu cầu mang tính nhân nhân văn nhưng họ đã
không phát hiện ra và dựa trên căn cứ rằng "các vấn đề xã hội đòi hỏi một giải pháp
toàn cầu và thương mại tự do đã khiến các quốc gia lệ thuộc lẫn nhau". Nhưng
chính những quan điểm này là động lực cho sự phát triển của các yêu cầu nâng cao
điều kiện lao động, sự đòi hỏi phải xây dựng các quy định về điều kiện lao động ở
cấp toàn cầu do các tổ chức của công nhân (công đoàn) trong các giai đoạn sau.
Một nhóm quan điểm thứ hai yêu cầu phải xây dựng các quy định pháp
luật lao động quốc tế đến từ những chủ sử dụng lao động với mục đích đảm bảo
cạnh tranh công bằng - đảm bảo các doanh nghiệp có điều kiện để cạnh tranh bình
đẳng với nhau trên phương diện yếu tố lao động. Ở góc độ này, chính chủ sử dụng
lao động là những người nhận thức được rằng việc tăng cường cải tiến điều kiện
lao động về lâu về dài không thể gây bất lợi cho họ. Mà ngược lại, sự suy yếu của
lực lượng lao động, về lâu về dài, sẽ không đảm bảo cho lợi ích của chủ sử dụng
lao động. Nếu họ tăng cường điều kiện lao động, điều đó có nghĩa chi phí lao động
trong sản phẩm sẽ tăng và giá cả của sản phẩm sẽ tăng. Khả năng cạnh tranh của
họ sẽ bị ảnh hưởng nhưng về cơ bản lợi nhuận của họ trên một đơn vị sản phẩm sẽ


11


không thay đổi. Để làm được điều này cần phải có quy định pháp lý để đảm bảo
các doanh nghiệp khác nhau phải chấp hành các quy định như nhau về điều kiện
lao động. Khi đó, yêu cầu xây dựng các quy định về lao động ban đầu được đặt ra
ở cấp quốc gia - để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với
nhau. Khi thương mại toàn cầu phát triển nhanh chóng, sự giao thương, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra
trên toàn thế giới, kéo theo đó, các yếu tố lao động với tư cách là đầu vào của sản
phẩm, là yếu tố có ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với
doanh nghiệp nước ngoài. Nếu như điều kiện lao động trong nước cao hơn - chi
phí sản phẩm cao hơn - doanh nghiệp sẽ mất tình cạnh tranh. Để tránh tình trạng
này, các quốc gia khác nhau phải đồng thuận với nhau (ở một mức độ nhất định)
việc cải tiến các điều kiện lao động. Hay nói một cách khác để đảm bảo cho sự
cạnh tranh công bằng các quy định về việc cải tiến điều kiện lao động cần được
xác lập trên phạm vi toàn cầu.
Đại diện tiêu biểu cho trường phái này có thể kể đến Daniel Legrand, một
nhà công nghiệp ở vùng Alsace (Pháp). Trong suốt giai đoạn 1840 - 1850 Legrand
đã đưa ra quan điểm của mình rằng "các quy định pháp luật lao động quốc tế là con
đường thực tế để vượt qua những khó khăn mà các nước công nghiệp gặp phải, nếu
như họ đưa ra các biện pháp mang tính nhân văn để bảo vệ NLĐ của mình, từ sự
cạnh tranh của nước ngoài". Theo quan điểm của Legrand vị trí cạnh tranh của các
nước có điều kiện xã hội phát triển có thể bị hủy hoại. Theo lý thuyết tự do cạnh
tranh, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và thương mại tự do, việc giảm giờ làm
việc và cấm lao động trẻ em sẽ làm tăng giá của sản phẩm nội địa. Khi đó, các sản
phẩm nước ngoài - nơi không có các quy định về lao động như vậy - có giá cả rẻ
mạt hơn sẽ được nhập khẩu và điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước.
Trong khi hàng rào bảo vệ chống lại ‘sự xâm lược" của hàng hóa rẻ mạt từ nước
ngoài thông qua các phương tiện như thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật đã,


12


đang và sẽ không còn được chấp nhận thì việc xác lập một điều kiện tối thiểu chung
về lao động giữa các quốc gia là phương thức hợp lý nhất.
Những tư tưởng lập pháp này dần được các tổ chức hiệp hội đón nhận và
phát triển. Những Hội nghị đầu tiên bàn về vấn đề luật lao động quốc tế được tổ
chức tại Brusel (Bỉ) năm 1856 và Frankfurt (Đức) năm 1857. Tại Hội nghị ở Đức
năm 1857, Hội nghị đã kêu gọi xây dựng các công ước quốc tế về điều kiện lao động.
Cũng trong giai đoạn này, các tổ chức của NLĐ bắt đầu lớn mạnh và bắt
đầu tăng cường áp lực và trọng lượng trong các yêu sách của mình. Vào năm 1864,
một Hội nghị để thành lập Hiệp hội lao động quốc tế (International Workers’
Association) được tổ chức. Karl Mark chính là người dự thảo Hiến chương của tổ
chức này, trong Hiến chương khẳng định rằng việc giải phóng NLĐ không chỉ là
vấn đề của một địa phương hay của một quốc gia mà là vấn đề cần tất cả các quốc
gia văn minh quan tâm . Mark ủng hộ quan điểm ngày làm việc 8 giờ và ngăn cấm
việc sử dụng lao động chưa thành niên, lao động trẻ em [14].
Sau đó, hàng loạt các đề xuất nhằm thúc đẩy các quy định lao động quốc
tế được gửi đến Quốc hội Pháp, Đức và một số quốc gia châu Âu khác. Hội nghị
chính thức đầu tiên được tổ chức ở Thụy Sĩ, theo các đề xuất từ năm 1876 đến
năm 1881 và sau khi tham khảo các quốc gia châu Âu khác, Thụy Sĩ tổ chức một
Hội nghị ở Bern vào ngày 5/5/1890 để thảo luận về vấn đề xây dựng luật lao động
quốc tế. Tuy nhiên, nhà vua Đức - Wilhelm II - vì muốn tăng cường ảnh hưởng
của mình đã tổ chức một hội nghị ở Berlin vào ngày 8/2/1890 cũng để bàn về nội
dung tương tự. Tại Hội nghị tổ chức ở Đức, chính phủ Đức đề xuất thành lập một
nhóm gồm những cá nhân độc lập để giám sát việc thực hiện các quy định về cải
thiện điều kiện lao động. Và đề xuất này được chấp nhận. Bên cạnh đó, hội nghị
cũng đi đến thống nhất hàng loạt vấn đề mang tính chất nguyên tắc của luật quốc
tế "phản ánh mô hình của Châu Âu" như về tuổi tối thiểu của lao động trẻ em, thời

giờ làm việc tối đa, cấm làm đêm đối với lao động trẻ em và lao động nữ, về thanh
tra lao động.

13


Hai hội nghị tiếp theo được tổ chức vào năm 1897 tại Brusel (Bỉ) và Zuzich
(Áo). Tại Hội nghị tổ chức ở Brusel, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ pháp lý cho NLĐ
(International Association for the Legal Protection of Workers) đã được thành lập.
Hiệp hội thành lập 2 nhóm công tác, một Nhóm về việc cấm sử dụng lao động nữ
làm đêm và một về việc cấm sử dụng phốtpho trắng trong ngành công nghiệp sản
xuất diêm. Thông qua các hoạt động của mình Hiệp hội đã dự thảo hai công ước
quốc tế và trình ra Hội nghị được tổ chức tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1905 để xem xét.
Năm 1906, Hội nghị lần thứ hai lại được tổ chức tại Bern và đã thông qua hai công
ước này - đây là những công ước quốc tế đầu tiên chứa đựng các tiêu chuẩn lao
động quốc tế. Hai công ước này có hiệu lực từ năm 1912. Sau đó, chính phủ Thụy
Sĩ đề xuất tổ chức nhiều hội nghị để xem xét nhiều nội dung khác nhau liên quan tới
điều kiện lao động nhưng mọi hoạt động tiếp theo bị gián đoạn vì tháng 8/1914
chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Trong suốt giai đoạn chiến tranh thế giới lần I, tổ chức công đoàn của hai
phía tham chiến (đồng minh và phát xít) cũng như tổ chức công đoàn của các quốc
gia trung lập luôn mong muốn đưa ra quan điểm của mình khi bàn thảo về vân đề
hòa bình, và họ đề xuất đưa vào trong Hiệp ước hòa bình các quy định về điều kiện
lao động. Hàng loạt các Hội nghị của NLĐ thể hiện cùng quan điểm được tổ chức ở
nhiều nơi như ở Leeds năm 1916, ở Stockholm năm 1917, ở London năm 1918 và ở
Berlin các năm 1917, 1918 . Để đáp lại yêu cầu này, các chính phủ liên minh, đặc
biệt là Anh quốc và Pháp đã đề xuất trong dự thảo Hiệp ước hòa bình (Peace
Treaty), có chứa đựng các nội dung về điều kiện lao động. Hội nghị hòa bình đã
thành lập Ủy ban đặc biệt về vấn đề này gọi là Ủy ban về Luật lao động quốc tế
(Commission on International Labour Legislation) [11, tr. 51-59].

Qua quá trình nghiên cứu, các thành viên Ủy ban nhận định "hòa bình chỉ
có thể được thiết lập dựa trên công bằng xã hội. Trong khi đó điều kiện lao động
hiện nay, với những đặc điểm như bất công, nặng nhọc và khổ hạnh có liên quan
đến một số lượng lớn NLĐ sẽ tạo ra sự nguy hiểm cho hòa bình và ổn định của thế

14


giới. Sự thất bại của bất cứ quốc gia nào trong việc thông qua các điều kiện lao
động mang tính nhân văn sẽ là trở ngại cho các quốc gia khác trong việc cải thiện
điều kiện lao động ở nước mình" - điều này được ghi nhận trong Hiệp ước hoà bình
(Hiệp ước hoà bình được ký ngày 28/6/1919 tại Versailles (Pháp) (có tài liệu gọi là
Hoà ước Versailles) giữa bên Đồng minh và phát xít để chấm dứt Chiến tranh thế
giới thứ nhất. Hiệp ước gồm 440 điều chia thành 16 phần. Xem thêm Lời nói đầu
phần XIII Hiệp ước hoà bình). Như vậy, để đảm bảo hòa bình thế giới cần phải đảm
bảo công bằng xã hội, để đảm bảo công bằng xã hội thì một trong những điều kiện
tiên quyết là phải đảm bảo và cải thiện điều kiện lao động, để cải thiện điều kiện lao
động phải có được các quy định về điều kiện lao động ở cấp độ quốc tế.
Kết quả hoạt động của Ủy ban này đã dẫn đến việc trong nội dung Hiệp ước
Hòa bình có phần thứ XIII về vấn đề lao động - phần này gồm 12 điều (từ Điều 387
đến Điều 399). Điều 387, 388 của Hiệp ước hòa bình quy định việc thành lập một tổ
chức hoạt động dựa trên hai thiết chế: Hội nghị đại biểu các quốc gia thành viên và
Văn phòng lao động quốc tế thuộc Hội quốc liên (League of Nations) - Đây chính là
Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Với chức năng chính là thông qua các Công ước và
khuyến nghị về vấn đề lao động - nguồn cơ bản của luật lao động quốc tế, sự ra đời
của ILO đã đưa luật lao động quốc tế nói chung và các Công ước quốc tế về lao
động lên một bước phát triển mới.
Tập hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế tạo nên thống pháp luật lao động
quốc tế. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra khái niệm luật lao động quốc
tế: Tiếp cận từ khái cạnh nội dung dựa trên các quyền lao động cơ bản hay tiếp cận

từ khái cạnh nguồn luật. Tuy nhiên, dù ở cách tiếp cận nào, khái niệm về Luật lao
động quốc tế nhận được sự đồng thuận cao giữa các học giả. Valticos (1995) cho
rằng "Luật lao động quốc tế được hiểu trong bối cảnh hiện nay là một bộ phận của
luật lao động có nguồn quốc tế. Do đó, nó bao gồm các nguyên tắc pháp luật cơ bản
được xây dựng ở cấp quốc tế cũng như các nguyên tắc về trình tự, thủ tục liên quan
đến việc thông qua và thực hiện chúng". Hay "Luật lao động quốc tế bao gồm cả

15


các nguyên tắc pháp lý được thiết lập ở cấp quốc tế và các quy định về trình tự, thủ
tục liên quan đến việc thông qua và thực hiện chúng".
Theo quan điểm của ILO, luật lao động quốc tế là một bộ phận/loại của luật
quốc tế. Luật quốc tế là các nguyên tắc pháp lý áp dụng giữa các quốc gia có chủ
quyền và các thực thể khác được các quốc gia có chủ quyền chấp nhận. Giống như
luật quốc tế, luật lao động quốc tế chứa đựng các nguyên tắc xử xử chung. Nhưng
khác với những nguyên tắc đạo đức, các nguyên tắc của luật lao động quốc tế được
đảm bảo thực hiện bằng cơ quan tài phán độc lập.
Cũng theo quan điểm của ILO, luật lao động quốc tế là một bộ phận của
công pháp quốc tế được sử dụng để áp dụng để giải quyết mối quan hệ giữa các
quốc gia. Điều này cho phép phân biệt luât lao động quốc tế với phần lao động
trong tư pháp quốc tế. Luật lao động quốc tế cũng khác với luật lao động của quốc
gia. Trong khi luật lao động quốc gia áp dụng đối với các chủ thể thuộc phạm vi tài
phán của quốc gia thì luật lao động quốc tế áp dụng với các quốc gia và các chủ thể
có năng lực pháp luật quốc tế.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế được giám sát thông qua các
hình thức cơ bản như:
- Giám sát thông quá các bản báo cáo định kỳ: Phần lớn các báo cáo quốc
gia về việc thực hiện các Công ước của ILO đều được Ủy ban chuyên gia về áp
dụng công ước và khuyến nghị xem xét. Ủy ban sẽ đưa ra lời bình luận, đánh giá về

nội dung báo cáo, có thể yêu cầu chính phủ báo cáo cung cấp thêm thông tin và
cũng có thể tiến hành các cuộc khảo sát thực tế nếu thấy cần thiết;
- Giám sát thông qua việc điều tra các khiếu nại: Theo quy định của Hiến
chương ILO có hai khả năng khiếu nại xảy ra: Điều 24 Hiến chương cho phép đại
diện giới chủ hoặc giới thợ của quốc gia thành viên có quyền khiếu nại khi cho rằng
chính phủ của họ đã không thực hiện đúng nội dung công ước đã cam kết. Điều 26
Hiến chương cho phép một chính phủ thành viên có thể kiện chính phủ thành viên
khác về việc áp dụng công ước mà cả hai nước đã phê chuẩn;

16


- Ngoài ra, còn có giám sát thông qua cơ chế đặc biệt trong lĩnh vực quyền
tự do hiệp hội.
1.1.2. Mục đích và vai trò của các tiêu chuẩn lao động quốc tế
Nghiên cứu quá trình ra đời và sự phát triển của các tiêu chuẩn lao động
quốc tế có thể nhận thấy các tiêu chuẩn lao động quốc tế là nguồn cơ bản của Luật
lao động quốc tế và có các mục đích cũng như vai trò cơ bản như sau:
- Các tiêu chuẩn lao động quốc tế đảm bảo cạnh tranh công bằng. Như đã
phân tích ở trên, một trong nhưng tư tưởng nền tảng cho việc xây dựng luật lao
động quốc tế đó là để đảm bảo sự bình đẳng về mặt lập pháp giữa các doanh nghiệp
khác nhau ở những nước khác nhau về điều kiện lao động - đảm bảo cạnh tranh
công bằng. Bên cạnh đó, luật lao động quốc tế ra đời để bảo vệ NLĐ tránh khỏi tình
trạng bị bóc lột do giới chủ muốn tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
quốc tế.
- Các tiêu chuẩn lao động quốc tế góp phần đảm bảo hòa bình thế giới.
Hiệp ước Hòa bình đã khẳng định "hòa bình chỉ có thể được thiết lập dựa trên công
bằng xã hội, và các hành động chống lại sự bất công trong xã hội chính là nguyên
nhân, là nền tảng cho hòa bình". Thực tiễn cho thấy với việc mở rộng và củng cố
quyền của NLĐ, trong đó có quyền của công đoàn, luật lao động quốc tế đã thúc

đẩy các tiết chế dân chủ, chính các thiết chế dân chủ này là nhân tố làm cho các
quốc gia trở nên "hòa bình" hơn trong khi đưa ra các chính sách và quyết định của
mình. Hòa bình trong một quốc gia có liên quan đến hòa bình thế giới vì nếu trong
nước có xung đột thì áp lực trong nước có thể dẫn đến ảnh hưởng đối với bên ngoài.
Luật lao động quốc tế với chức năng tăng cường và củng cố điều kiện lao động đã
phát huy một nhận thức chung về đoàn kết trên phạm vi toàn cầu cũng như thúc đẩy
môi trường hợp tác giữa các quốc gia khác nhau, xuyên qua các nền văn hóa tôn giáo
và địa chính trị khác nhau. Năm 1969 ILO được nhận giải Nobel hòa bình, chính giải

17


×