Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ôn tập Đường Lối Cách Mạng chương I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.49 KB, 7 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
* Câu hỏi:
1. Tính chất xã hội và mâu thuẫn của xã hội Việt Nam khi Thực dân Pháp xâm lược là gì?
2. Những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX – đầu TK XX?
3. Nêu ý nghĩa của các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX – đầu TK XX?
4. Khi Thực dân Pháp xâm lược, nước ta có những giai cấp mới nào xuất hiện? Vì sao giai cấp công nhân ra
đời trước giai cấp tư sản Việt Nam?
5 Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường giải phóng dân tộc và đến với CN Mác –
Lênin? Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
6. Một phong trào do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức vào cuối năm 1928 có tên là gì? Mục
đích, tác dụng?
7. Tại sao khi nói về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thêm nhân tố “phong trào yêu
nước”?
8. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cách mạng Tư sản dân quyền kiểu mới và kiểu cũ?
9. Tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp” được viết trong khoảng thời gian nào?
10. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng Cách mạng như thế nào?
* Trả lời:
1.
- Tính chất XH: XH thuộc địa nửa phong kiến
- Mâu thuẫn: Nhân dân Việt Nam & tay sai Pháp phản động, nông dân & địa chủ phong kiến
2.
- Hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị
- Hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ


- Chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là 2 lực lượng xã hội cơ bản: công nhân và nông
dân
3.
- Là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam
- Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin & quan điểm Cách mạng Hồ Chí Minh.


- Trở thành 1 trong 3 nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.
- Có 2 giai cấp mới xuất hiện: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
- Nguyên nhân:
+ Giai cấp tư sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã bị cạnh tranh, chèn ép nên lực lượng nhỏ bé, yếu ớt.
+ Không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
5.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.
- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp.
6.
- Năm 1928, Hội chủ trương "vô sản hóa", tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho
giai cấp công nhân.
- Mục đích, tác dụng:
+ Gột rửa tư tưởng phi vô sản cho giai cấp công nhân.
+ Công nhân nhận thức được vai trò của Cách mạng, phát triển phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát
sang tự giác.
+ Thành lập được chính Đảng.
7.
- Phong trào yêu nước chiếm vị trí to lớn trong lịch sử Cách mạng Việt Nam.
- Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì có chung mục đích (đánh Pháp).
- Phong trào nông nhân kết hợp được với phong trào yêu nước.
- Phong trào yêu nước của bộ phận trí thức có vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng.
8.


Trong CM DCTS mới, giai cấp vô sản lãnh đạo CM lật đổ chế độ PK, làm thay nhiệm vụ của giai cấp TS. Sứ
mệnh của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ TBCN, thiết lập nên chuyên chính vô sản. Vì thế, sau khi lật đổ chế
độ PK, giai cấp vô sản đưa cách mạng phát triển lên một giai đoạn mới – CMXHCN.

9.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Française) là tác phẩm của Hồ Chủ tịch viết
bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921-1925, đăng tải lần đầu tiên năm 1925 tại Paris (thủ đô
nước Pháp) trên báo Imprékor của Quốc tế Cộng sản.
10.
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư
sản thì lợi dụng hoặc trung lập…
- Đó là chủ trương tập hợp mọi lực lượng có mâu thuẫn với đế quốc Pháp về quyền lợi dân tộc, phù hợp với
thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam; huy động lực
lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
* Câu hỏi:
1. So sánh giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên với Luận cương chính trị tháng 10-1930?
2. Vì sao cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh 1930-1931 được coi là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên cho Cách mạng
tháng Tám?
3. Đại hội lần thứ nhất của Đảng tại Macao đã nêu những nhiệm vụ gì?
4. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù như thế nào?
5. Thời kì 1936-1939, Đảng nhận thức về kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của Cách mạng như thế nào?
6. Vì sao nói Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương là hình thức tập hợp sáng tạo của Đảng?
7. Vì sao nói cuộc vận động Dân chủ Đông Dương là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho Cách mạng tháng
Tám?
8. Mẫu thuẫn chủ yếu của nước ta thời kì 1939-1945 là gì?
9. Tại sao nói Hội nghị Trung ương lần thứ VIII đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Cách
mạng giải phóng dân tộc?
10. Chỉ thị Nhật-Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta đã xác định kẻ thù và dự kiến điều kiện khởi
nghĩa như thế nào?
11. Thời cơ Ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám là lúc nào?
12. Trong các nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
13. Trong Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã lợi dụng được những mâu thuẫn nào trong hàng ngũ địch? Tác
dụng của chúng?



14. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh nói “Trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật” là
vào những thời điểm nào?
15. Có ý kiến cho rằng, “Cách mạng tháng Tám thành công là một sự ăn may” là đúng hay sai? Tại sao?
* Trả lời:
1.
- Giống nhau:
+ Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân
tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế
quốc và phong kiến.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công –
nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
- Khác nhau:
Nội dung

Cương lĩnh chính trị

Luận cương chính trị

Phạm vi phản ánh

Việt Nam

Ba nước Đông

Mâu thuẫn chủ yếu

Mâu thuẫn dân tộc


Dương Không chỉ ra

Nhiệm vụ chủ yếu

Đánh đế quốc và tay sai

Đánh phong kiến và cách mạng
ruộng đất

Mục tiêu cách mạng

Đánh đế quốc, đánh phong kiến để
đi tới xã hội cộng sản

Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ qua
thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến
thẳng lên con đường XHCN

Lực lượng cách mạng

Ngoài công – nông, Đảng lôi kéo
thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc,
địa chủ vừa và nhỏ

Chỉ đề cập đến công – nông, không
lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư
sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và
nhỏ

- Nhận xét:

+ Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin…. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của
Cương lĩnh.
+ Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,… Tư tưởng nóng vội, tả khuynh…Chưa
đoàn kết dân tộc rộng rãi…
2.
- Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh là một phong trào quần chúng tự giác và
rộng lớn chưa từng có ở Đông Dương.
- Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo , là bước cần thiết chuẩn bị cho thắng lợi Cách
mạng Tháng 8/1945.
+ Cao trào cách mạng 1930-1931 khẳng định những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam.


+ Trước hết, cao trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Đó là
đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , là đường lối cách mạng chống đế quốc
và chống phong kiến triệt để.
+ Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường
lối cách mạng giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo .
+ Cao trào đã “Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo , năng lực lao động cách mạng của giai cấp công
nhân mà đại biểu là Đảng ta”.
+ Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát
cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến , thành lập chính quyền Xô Viết.
+ Cao trào cách mạng 1930-1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững
chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.
+ Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt
Nam, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.
3.
- Củng cố và phát triển Đảng.
- Đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng.
- Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ cách mạng Trung Quốc.
4.

Đại hộ xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa
phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.
5. Kẻ thù trước mắt nguy hại của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa
và bè lũ tay sai của chúng.
6.
- Mặt trận này lúc đầu có tên là Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương, được hình thành và phát triển
theo chương trình 12 điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương: Đòi thả tù chính trị, thực hiện chế độ ngày làm
8 giờ, giảm thuế, tăng lương, tự do dân chủ... Tháng 3 năm 1938, Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương
đổi tên thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương (thường được gọi là Mặt trận Dân chủ Đông
Dương). Mặt trận phát triển mạnh và thường tổ chức các cuộc bãi công của giai cấp công nhân (đặc biệt là
mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1938 tại khu Đấu Xảo, Hà Nội)...
- Mặt trận Dân chủ Đông Dương là một hình thức đặc biệt của mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc rộng rãi,
là một bộ phận của mặt trận dân chủ thế giới chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh trong thập niên
1930.
7.
- Uy tín và ảnh hướng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.
- Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.


- Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp chung
quanh Đảng.
8.
Mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn
đế quốc, phát xít Pháp - Nhật.
9.
- Hội nghị đã hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của Đảng đề ra từ hội nghị trung ương lần 6:
kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
chiến lược chống đế quốc, chống phong kiến và đề ra phương pháp CM cụ thể.
- Việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của hội nghị có tác dụng quyết định trong việc động viên toàn
Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám. Với chủ trương của Hội nghị, Mặt trận

Việt Minh ra đời và các tổ chức quần chúng của mặt trận phát triển nhanh chóng. Qua đó Đảng ta đã xây
dựng được khối đoàn kết toàn dân vững chắc, lực lượng CM được nuôi dưỡng từ các giai đoạn trước đến
lúc này ngày càng phát triển. Lực lượng chính trị của quần chúng lớn mạnh rồi lực lượng vũ trang lần lượt ra
đời. Các căn cứ địa CM được thành lập phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ rộng khắp nông thôn và
đô thị.
10.
- Xác định kẻ thù: Phát xít Nhật
- Dự kiến: thời cơ thuận lợi để thực hiện Tổng khởi nghĩa là khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh
Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở; Cách mạng Nhật bùng nổ và
chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập; Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân
đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.
11.
- Khách quan: Ngày 9/8/1945 , Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân quan đông của nhật ở đông bắc TQ .
Ngày 15/8/1945 , Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ
bù nhìn Trần Trọng Kim cùng bọn tay sai của Nhật hoang mang, quân đồng minh chưa vào Đông Dương.
- Chủ quan:
+ Sự chuẩn bị của Đảng ta qua 15 năm lãnh đạo quần chúng đấu tranh với các lần diễn tập với phong trào
cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945 và đặc biệt là trong thời kì cách mạng 1941 - 1945.
+ Qua cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến trước tháng 8/1945 , quần chúng đã chuẩn bị về tư
tưởng và tổ chức , chỉ chờ có cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa.
12.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945: Đảng
có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ,
chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm lãnh đạo
quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.


13.
- Mâu thuẫn:
+ Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát xít.

+ Chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến.
+ Trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và của Nhật.
- Tác dụng:
+ Cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc, phát xít và bọn tay sai phản động.
+ Tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng.
14.
- Ngày 23/9/1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn
thực dân Pháp quz gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.
- Ngày 9/3/1945, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu
hàng.
15.
Ý
kiến đó là sai, vì: Cách mạng tháng Tám thành công chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đảng đã
chuẩn bị sẵn sàng các mặt về chủ trương, lực lượng và tập dượt qua Cao trào kháng Nhật, cứu nước. Đó là
những
điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước thắng lợi.



×