Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Giáo án học kì I địa lí 12 mới nhất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.63 KB, 103 trang )

TIẾT 1
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Phân tích được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu
đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Trình bày được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Về kĩ năng
- Khai thác được các thông tin kinh tế – xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.
- Liên hệ SGK với các vấn đề thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.
3. Về phẩm chất
- Phẩm chất: trách nhiệm – kỉ luật
4. Về năng lực:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác
- Năng lực đặc thù: sử dụng bảng số liệu, biểu đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam
- Hình ảnh, tư liệu, video về các thành tựu của công cuộc đổi mới
- Tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Các kiến thức đã học về ASEAN, WTO, AFTA; những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Nội
Dung
Việt Nam -



Nhận biết

Thông hiểu

Trình bày được tác -

Phân

tích

Vận dụng
thấp
được - Giải tích được -

trên đường động của bối cảnh quốc nguyên nhân dẫn đến nguyên

Vận dụng cao

nhân được

Phân tích
nguyên

đổi mới và tế và khu vực đối với việc đổi mới của nước dẫn đến việc nhân dẫn đến
hội nhập

công cuộc Đổi mới của ta.
nước ta.


đổi

mới

- Dựa vào kiến thức nước ta.

- Trình bày được 3 xu thế kinh tế - xã hội Thế

của việc cần thiết
phải hội nhập
trong quá trình


phát triển của nền kinh tế giới để phân tích được

phát triển của

xã hội nước ta trong thời những cơ hội và thách

nước ta.

kì đổi mới

thức của bối cảnh

- Trình bày được 5 thành quốc tế và khu vực
tựu kinh tế - xã hội nước đối với công cuộc Đổi
ta đạt được trong quá mới của nước ta.
trình đổi mới.
-


Liệt kê được 6 định

hướng

chính

để

đẩy

mạnh công cuộc Đổi mới
và hội nhập của nước ta.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. Tình huống xuất phát ( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp cho HS gợi nhớ lại những kiến thức về lịch sử Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng xử lí thông tin của HS, thông qua đó tìm hiểu được một số đặc điểm về quá trình đổi
mới và hội nhập của Việt Nam.
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Sử dụng phương tiện trực quan: sơ đồ
3. Phương tiện
Trục thời gian lịch sử
4. Tiến trình hoạt động (Ví dụ HS làm việc theo cặp...)
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV vẽ trục biểu diễn và yêu cầu HS điền các sử kiện lịch sử của nước ta vào
các năm tương ứng (1945, 1975, 1986, 1995)
1945

1975


1986

1995

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong vòng 1 phút
- Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: HS so sánh kết quả với các bạn bên cạnh để chỉnh sửa và
bổ sung cho nhau. GV gọi HS lên bảng ghi kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào
bài học
- Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về công cuộc Đổi mới ( 10 phút)
1. Mục tiêu


- Trình bày được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới của nước ta.
- Trình bày được 3 xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời kì đổi mới
- Trình bày được thành tựu kinh tế - xã hội nước ta đạt được trong quá trình đổi mới.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: biểu đồ, sơ đồ.
3. Phương tiện
Các số liệu, biểu đồ về Kinh tế Việt Nam qua các thời kì
4. Tiến trình hoạt động
-Bước 1. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận theo cặp
+ Vì sao nói Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội?
+ Vì sao nước ta cần đổi mới?
+ Nước ta tiến hành đổi mớ vào những lĩnh vực, thời gian nào?
+ Kết quả, thành tựu đạt được là gì?
- Bước 2. HS nghiên cứu SGK, GV yêu cầu một số HS trả lời

- Bước 3. GV: Quan sát H1.1, nêu thành công trong việc kiềm chế lạm phát, hạn chế tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng?
HS: Tốc độ tăng giảm, từ gần 500% xuống mức 1 con số, nhiều năm tốc độ tăng âm
- Bước 4. GV: Phân tích bảng 1. Tỉ lệ nghèo của cả nước qua các cuộc điều tra mức sống dân cư
HS: Tỉ lệ nghèo chung và nghèo lương thực giảm dần qua các năm
1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội
a, Bối cảnh
- Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh
- Bối cảnh trong nước và quốc tế hết sức phức tạp
- Nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát trầm trọng.
b, Diễn biến
- Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979
- Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986
- Ba xu thế
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội
+ Phát triển nền kinh tế hoàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới
c, Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội kéo dài; lạm phát được kiềm chế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao


- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét
- Xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực( 10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta
- Trình bày được thành tựu đạt được nhờ công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh.
3. Phương tiện
Các số liệu, biểu đồ về Kinh tế Việt Nam qua các thời kì
4. Tiến trình hoạt động
Chuyển y: Bên cạnh thành công trong phát triển kinh tế xã hội đất nước, nước ta cũng đã tham gia tích
cực vào xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới. Sự đổi mới kinh tế xã hội đất nước không
tách rời việc hội nhập quốc tế và khu vực
- Bước 1. GV: Vì sao nói toàn cầu hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế – xã hội của các nước trong
khu vực và thế giới
HS nghiên cứu SGK trả lời
- Bước 2. GV: Phân tích thuận lợi và khó khăn do toàn cầu hóa mang lại cho nước ta
HS phân tích và đưa ra ví dụ cụ thể
+ Thuận lợi: tranh thủ được nguồn lực bên ngoài đặc biệt là vốn, công nghệ, thị trường
+ Khó khăn: bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn; việc giữ gìn bản sắc văn hóa,
truyền thống dân tộc,...
- Bước 3. GV chuẩn kiến thức
* Tích hợp GD địa lí địa phương
Vụ Bản hội nhập khu vực và quốc tế bằng việc các khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài xây dựng
nhiều: Khu cn Bảo Minh

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a, Bối cảnh
- Toàn cầu hóa là xu thế lớn
- Các cột mốc quan trọng của Việt Nam
+ Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì


+ Gia nhập ASEAN 7-1995

+ Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC
+ Trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO
b, Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn
- GDP tăng trưởng nhanh
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: ODA, FDI, FPU,...
- Hợp tác kinh tế – khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực,...
- Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội
nhập( 10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện
Tranh ảnh
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. GV: Các định hướng được đưa ra để đẩy mạnh công cuộc hội nhập là gì?
- Bước 2. HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời
- Bước 3. GV chuẩn kiến thức
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái
của kinh tế thị trường.
C. Hoạt động luyện tập (vận dụng) ( 5 phút)
1. Mục đích (Kiến thức, kĩ năng…)
- Củng cố kiến thức về công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta

- Rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin
2. Câu hỏi, bài tập
Câu 1. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là: A. Công –
nông nghiệp.

B. Công nghiệp.


C. Nông – công nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Câu 2. Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
A. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
B. Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
D. Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 3. Con đường đổi mới của Chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài do:
A. Đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu
B. Đường lối kinh tế hai miền trước đây khác biệt nhau, nay khó hoà nhập
C. Thiếu vốn, công nghệ và lao động có tay nghề cao

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Xu thế của quá trình đổi mới của nền kinh tế xã hội nước ta:
A. Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội
B. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo hướng xã hội chủ nghĩa
C. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới

D. Cả ba ý trên


Câu 5. Yếu tố nào không phải là chủ trương của xu thế dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội: A. Xoá bỏ
cơ chế tập trung bao cấp
B. Để người dân dược toàn quyền trong mọi sinh hoạt và sản xuất
C. Nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi nghĩa vụ
D. Trao dần cho dân quyền tự chủ trong sản xuất và đời sống
Câu 6. Yếu tố giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối Asean
A. Đường lối đổi mới của Việt Nam

B. Vị trí địa lý

C. Xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại của vùng

D. Tất cả đều đúng

Câu 7. Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế:
A. EEC, ASEAN, WTO

B. ASEAN, OPEC, WTO

C. ASEAN, WTO, APEC

D. OPEC, WTO, EEC

Câu 8. Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản
xuất: A. Công nghiệp

B. Công- nông nghiệp

C. Nông- công nghiệp


D. Nông nghiệp lạc hậu

Câu 9. Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu từ năm:
A. 1976

B. 1986

C. 1987

D. 1996

Câu 10. Đâu không phải là xu thế mà đại hội đảng cộng sản lần thứ VI (1986) đã khẳng định xu thế phát
triển kinh tế- xã hội nước ta:
A. Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội
B. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
C. Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới
D. Chăm lo cho đời sống nhân dân vùng biên giới, vùng sâu vùng sa


Câu 11: Xu thế phát triển kinh tế – xã hội nước ta trong Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) là gì?
Đáp án:
- Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hoàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng, hướng dẫn học tập ( 5 phút)
HS sưu tầm tranh ảnh, video về thành tựu đạt được của công cuộc Đổi mới, hội nhập của nước ta
sau hơn 30 năm.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC


TIẾT 2
BÀI 2 : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng trời, vùng biển)
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội và quốc
phòng
2. Kỹ năng:
- Xác định được trên bản đồ về phạm vi, vị trí lãnh thổ nước ta, xác định được toạ độ địa lí các điểm ở
cực Bắc, Nam, Đông, Tây.
3.Thái độ :
- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về tiềm năng của nước ta.
4. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học; năng lực giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực
sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh
ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ tự nhiên Việt nam
- Bản đồ các nước Đông Nam Á (hoặc Châu Á)
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật biển Quốc tế 1982
- Atlat Việt Nam
2. Chuẩn bị của học sinh

- Atlat Địa lí Việt Nam
- Các kiến thức đã học về ASEAN, WTO, AFTA; những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội

Nhận biết
dung
* Đặc điểm vị trí - Trình bày được

- So sánh vị trí địa lí - Đọc được bản đồ - Liên hệ được

địa lí * Phạm vi đặc điểm của vị trí

của nước ta với 1 số thấy được vị trí địa với

lãnh thổ nước ta.

nước cùng vĩ độ.

địa lí và phạm vi

Thông hiểu

Vận dụng thấp

lí nước ta .

Vận dụng cao


vấn

đề

phát triển kinh

* Ý nghĩa của vị lãnh thổ nước ta.

- Phân tích được ảnh - Nhận xét được các tế- xã hội Việt

trí địa lí nước ta.

- Ý nghĩa của vị trí

hưởng của vị trí địa lí bản đồ tranh ảnh Nam.

địa lí.

với tự nhiên, kinh tế - liên quan.
xã hội nước ta

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. Tình huống xuất phát( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp cho học sinh nhớ lại kiến thức đã biết về được học ở THCS về vị trí địa lí và phạm vi
lãnh thổ nước ta.
- Kĩ năng: khai thác tranh ảnh, bản đồ và atlat.
- Từ những nội dung chưa biết, bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh, định
hướng nội dung bài học.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Hình thức: cá nhân
3. Phương tiện: Atlat Địa lý Việt Nam
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 4, 5)
? Trình bày đặc điểm của vị trí địa lí nước ta.


- Bước 2. 1 – 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Bước 3. GV quan sát, đánh giá quá trình học sinh thực hiện và dẫn dắt vào bài.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm của vị trí địa lí nước ta ( 10 phút).
1. Mục tiêu
- Biết được các đặc điểm của ví địa lí nước ta .
- Sử dụng hình ảnh để trình bày được đặc điểm của vị trí địa lí nước ta.
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động cá nhân/ cặp đôi
- Phương pháp: đàm thoại
3. Phương tiện
Bản đồ châu Á và Atlat Địa lí Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK/13, Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của
bản thân, trả lời các câu hỏi:
+ Nêu các đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
+ Những khu vực nào cũng nằm trong múi giờ số 7?
+ Giải thích tại sao Việt Nam nằm trong múi giờ này?
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 2 HS/bàn thảo luận trong 5 phút
- Báo cáo kết quả: Đại diện 2 - 3 bàn báo cáo kết quả-> nhận xét, bổ sung
- Bước 3. GV đánh giá quá trình hoạt động và sản phẩm của các bản-> chuẩn kiến thức.

1. Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Trên đất liền


Điểm cực Bắc vĩ độ 23023'B tại Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang



Điểm cực Nam vĩ độ 8034' B xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau



Điểm cực Đông kinh độ l09024'Đ xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

(kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)


Điểm cực Tây kinh độ: 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

+ Trên vùng biển


Điểm cực Nam 6050’B



Điểm cực Đông 117020’Đ).




Điểm cực Tây 1010Đ

- VN vừa gắn liền với lục địa Á-Âu vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn


- Đại bộ phậ lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ số 7
Hoạt động 2. Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ nước ta( 10 phút)
1. Mục tiêu
- Biết được các bộ phận hợp thành lãnh thổ nước ta.
- Sử dụng Atlat và bản đồ để khai tác kiến thức.
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động cá nhân/ nhóm
3. Phương tiện
Atlat Địa lí Việt Nam và bản đồ tự nhiên Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát Atlat, khai thác SGK, dựa vào kiến thức đã học,
hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm:
+ Nhóm 1, 2 tìm hiểu vùng đất
+ Nhóm 3, 4 tìm hiểu vùng biển
+ Nhóm 5, 6 tìm hiểu vùng trời
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm tìm hiểu kiến thức
+ Trao đổi thảo luận theo nhóm: Cả nhóm thảo luận và hoàn thiện
+ Đại diện các nhóm báo cáo, thảo luận
- Bước 3: GV đánh giá quá trình hoạt động và sản phẩm của các nhóm -> chuẩn kiến thức.
* tích hợp GD biển đảo
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất

- Tổng diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 (niên giàm thống kê 2006)
- Biên giới: Tổng chiều dài hơn 4600km
+ phía Bắc giáp Trung Quốc 1300km
+ phía Tây giáp Lào 2100km
+ phía Tây Nam Campuchia hơn 1100km
+ phía Đông và Nam giáp biển 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh
Hoà).
b. Vùng biển:
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời:


- Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
Hoạt động 3. Tìm hiểu y nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam( 10 phút)
1.Mục tiêu
- Trình bày được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn tới các ý nghĩa trên
- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động cá nhân
- Phương pháp: đàm thoại
3. Phương tiện
Atlat Địa lí Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát Atlat Địa lí Việt Nam hiểu biết của bản thân, trả lời các
câu hỏi:
+ Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
+ Nguyên nhân dẫn tới các ý nghĩ đó.

- Bước 2: Báo cáo kết quả: 1 – 2 học sinh trả lời câu hỏi-> nhận xét, bổ sung
- Bước31: GV đánh giá quá trình hoạt động -> chuẩn kiến thức.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động – thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên ( Bắc – Nam, Đông – Tây, đai cao)
- Khó khăn: bão, lũ lụt.
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế: Thuận lợi để phát triển đầy đủ các loại hình giao thông với các nước trên thế giới tạo điều
kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển tổng
hợp kinh tế biển.
- Về văn hóa – xã hội: tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các
nước láng giềng.
- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý
nghĩa chiến lược trong an ninh quốc phòng khu vực.
C. Hoạt động luyện tập (vận dụng) ( 5 phút)


1. Mục đích (Kiến thức, kĩ năng…)
+ Kiến thức: củng cố lại kiến thức về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
+ Kĩ năng: Liên hệ thực tiễn.
2. Câu hỏi, bài tập
NHẬN BIẾT (Từ câu 1 đến 17)
Câu 1: Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta nằm ở vĩ độ
A. 22023’B.

B. 22027’B.


C. 23023’B.

D. 23027’B.

Câu 2: Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Phú Yên.

B. Khánh Hòa.

C. Bà Rịa-Vũng Tàu.

D. Bình Thuận.

Câu 3: Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Hà Giang.

B. Lạng Sơn.

C. Lào Cai.

D. Cao Bằng.

Câu 4: Điểm cực Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Lào Cai.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Lai Châu.


Câu 5: Điểm cực Nam trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Cà Mau.

B. Tiền Giang.

C. Kiên Giang.

D. Cần Thơ.

Câu 6: Quốc gia không có chung đường biên giới trên đất liền với Việt Nam là
A. Trung Quốc.

B. Cam –pu –chia.

C. Lào.

D. Mi- an- ma.

Câu 7: Được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng biển nào?
A. Lãnh hải..

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Nội thủy.

D. Tiếp giáp lãnh hải.

THÔNG HIỂU
Câu 8: Khoảng cách về vĩ độ giữa điểm cực Bắc và điểm cực Nam trên đất liền của nước ta là: A.13040’.

B.14039’.

C.14049’.

D.15049’.

Câu 9: Khoảng cách về kinh độ giữa điểm cực Đông và điểm cực Tây trên đất liền của nước ta là :
A.7015’.

B.7029’.

C.10018’.

D.12019’.

Câu 10. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường A. nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B. nối các điểm có độ sâu 200 m.
C. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D. tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
Câu 11. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú không phải do
A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B, thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. nằm ở trên các vành đai sinh khoáng của thế giới như Địa Trung Hải, Thái Bình Dương
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 12. Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho việc
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.



C. phát triển các ngành kinh tế biển.

D. phát triển nền nông nghiệp ôn đới.

VẬN DỤNG
Câu 13: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 4, 5 hãy cho biết, nước ta có bao nhiêu tỉnh nằm trên
đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc?
A. 5 tỉnh.

B. 6 tỉnh.

C. 7 tỉnh.

D. 8 tỉnh.

Câu 14: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 23 hãy cho biết, cửa khẩu quốc tế nằm ở ngã ba biên
giới giữa Việt Nam- Lào-Cam-pu-chia là gì?
A. Lệ Thanh.

B. Bờ Y.

C. Tây Trang.

D. Lao Bảo.

Câu 15: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 4, 5 hãy cho biết, nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương tiếp giáp với biển Đông?
A.26.

B.27.


C.28.

D.29.

Câu 16: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 4, 5 hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào dưới đây không
giáp biển?
A. Thành phố Cần Thơ.

B.Thành phố Hồ Chí Minh.C. Quảng Ngãi. D. Ninh Bình.

Câu 17: Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam trang 23 hãy cho biết, các cửa khẩu từ Bắc vào Nam của nước
ta là gì?
A.Tây Trang, Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía.

B. Tây Trang, Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài.

C. Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía, Tây Trang.

D. Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài, Tây Trang.

Câu 18. Căn cứ vào Átlát Địa lý Việt Nam hãy cho biết, cửa khẩu nào dưới đây nằm trên biên giới Việt –
Lào?
A. Cầu Treo. B. Xà Xía.

C. Mộc Bài.

D. Lào Cai.

Câu 19. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với

A. Trung Quốc và Lào.

B. Lào và Cam-pu-chia.

C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia.

Câu 20. Để bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta
cần
A. đẩy mạnh sức mạnh về quân sự.
B. hiện đại hóa trang thiết bị và đàm phán với các nước láng giềng.
C. khai thác triệt để các tài nguyên ở đây như hải sản, khoáng sản…
D. đàm phán với các quốc gia láng giềng có chung biển Đông.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
C
B
A
C
A
D


Câu
11
12
13
14
15
16

Đáp án
A
C
C
C
D
A


7
8
9
10

C
B
C
B

17
18

19
20

B
C
C
B

D. Vận dụng và mở rộng( 5 phút)
Học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ ở nhà:
1. Trình bày đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
2. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
Kết quả được trình bày ra giấy, 2 HS/bàn trao đổi kết quả, thảo luận với nhau
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀY DẠY


TIẾT 3
Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến).
- Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2. Về kĩ năng
Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam và một số đối tượng địa lí.
3. Kiểm tra 15 phút
4. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống
kê, năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, vẽ bản đồ

II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Giấy A4 để vẽ lược đồ.
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội
Dung
Vẽ lược đồ VN

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- HS kẻ khung ô

HS từ các điểm chuẩn HS từ khung bản Điền

vuông gồm 40 ô

vẽ và nối thành khung đồ VN vẽ chi tiết danh quan trọng


- HS xác định được

lược đồ VN

các điểm chuẩn

các

địa

thành lược đồ trên lược đồ: Hà
VN

Nội,

TP

Đà

Nẵng, TPHCM...

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP


A. Tình huống xuất phát( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp cho học sinh nhớ lại hình ảnh lược đồ Việt Nam
- Kĩ năng: khai thác tranh ảnh, bản đồ và atlat.
- Từ những nội dung chưa biết, bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh, định

hướng nội dung bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Hình thức: cá nhân
3. Phương tiện: Hình ảnh, bản đồ trống
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội phát một bản đồ trống về các tỉnh ở VN yêu cầu điền tên các
tỉnh vào BĐ, độ nào điền nhiều tên nhất là độ chiến thắng
- Bước 2: Các đội suy nghĩ hoàn thành sản phẩm của mình
- Bước 3: GV nhận xét sản phẩm các đội, dẫn dắt vào bài
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu vẽ lược đồ VN( 10 phút).
1. Mục tiêu
- Biết vẽ lược đồ VN
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động cá nhân
3. Phương tiện
Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Vẽ khung ô vuông.
GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua
phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30
cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (2 cm).
- Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình
dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
- Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt - - -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển
để vẽ).
- Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô
E8).
- Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).

Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ.


1. Mục tiêu
Xác định các thành phố, tỉnh
2. Phương pháp/kĩ thuật
- Hoạt động cá nhân
3. Phương tiện
Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh.
+ Tên nước: chữ in đứng.
+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung
lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông.
- Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành
phố ven biển: Hải Phòng: gần 210B, Thanh Hoá: 19045'B, Vinh: 18045'B, Đà Nẵng: 160B, Thành phố Hồ
Chí Minh l0049'B...
Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:
+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến l08oĐ.
+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ.
+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B.
+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B.
- Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ.
IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
Nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi
cần phải sửa chữa.
2. Hướng dẫn HS học tập
- Về nhà xem trước bài mới.
- Vẽ lược đồ VN vào giấy A4 nộp cho gv.

V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
--------------------------------------------------------------


Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Biết được đặc điểm chung của địa hinh Việt Nam
- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau
giữa các khu vực đồi núi.
2. Về kĩ năng:
- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.
3. Thái độ:
- Thêm tin yêu đất nước các vùng miền của Việt nam ta.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, các hình vẽ tranh ảnh....
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- SGK, đồ dùng học tập.
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội

dung
Đất nước

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Trình bày được đặc

Phân tích được đặc

- So sánh được sự giống

- Lấy ví dụ về

nhiều đồi

điểm chung của địa

điểm của từng khu

và khác khác nhau của

tác động của

các khu vực đồi núi


con người tới

núi

hình nước ta

vực đồi núi

- Dựa vào Atlat, chỉ ra
được hướng của các dãy
núi, sông, độ cao của các
đỉnh núi ở mỗi khu vực

địa hình


đồi núi ...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. Tình huống xuất phát( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp cho HS gợi nhớ lại những kiến thức về địa hình Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng xử lí thông tin của HS, thông qua đó tìm hiểu được một số đặc điểm địa hình Việt
Nam.
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Hình thức: cá nhân
3. Phương tiện:
- Một số hình ảnh về các dạng địa hình nước ta như: dãy núi, dòng sông, hang động...

4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đưa ra một số hình ảnh đã chuẩn bị và nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên
gợi cho các em nhớ đến điều gì?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong vòng 1 phút
- Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: GV gọi HS lên trả lời, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn
vào bài học.
- Bước 4. Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về đặc điểm chung của địa hình nước ta( 10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình
- Dựa vào Atlat, chỉ ra hướng núi, sông, độ cao của địa hình qua màu sắc cột phân tầng địa hình
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: HS quan sát Atlat Địa lí VN để trả lời một số câu hỏi sau:
+ Cho biết các dạng địa hình chủ yếu của nước ta.
+ Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?
+ Hướng nghiêng chung của địa hình.
+ Hướng chính của các dãy núi.


+ Lấy VD về tác động của con người đến địa hình nước ta?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận
- Bước 3: Đại diện HS trả lời.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức
1. Đặc điểm chung địa hình nước ta
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng ¼ diện tích đất nước.
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao chỉ có 1%.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Cấu trúc gồm 2 địa hình chính
+ Hướng TB – ĐN: Từ hữu ngạn 20ad Hồng đến Bạch Mã
+ Hướng vòng cung: Vùng núi đông bắc và Trường Sơn Nam
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về khu vực đồi núi( 20 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm của địa hình đồi núi
- Dựa vào Atlat, so sánh được sự giống và khác nhau về hướng, độ cao của các khu vực địa hình
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Làm việc nhóm
3. Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
+ Nhóm l: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc.
+ Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
+ Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn.
+ Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn.
Lưu y: Với HS khá, giỏi GV có thể yêu cầu HS trình bày như một hướng dẫn viên du lịch (Mời bạn đến
thăm vùng núi Đông Bắc…)..
- Bước 2: GV cho HS trong các nhóm trao đổi, sau đó đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ
sung ý kiến.
- Bước 3: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS, và sau đó rút ra kết luận.



* GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Địa hình Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?
- Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật?
Vùng
Đông Bắc

Vị trí
- Nằm ở tả ngạn

Đặc điểm chính
- Hướng vòng cung

sông Hồng.

- Hướng nghiêng chung: Thấp dần từ TB xuống ĐN
- Chủ yếu là đồi núi thấp. Gồm 4 cánh cung chụm lại ở Tam
Đảo, mở rộng về phía Bắc, Đông.

Tây Bắc

- Nằm giữa sông

- Thung lũng: sông Cầu, Thương, Lục Nam.
- Địa hình cao nhất nước, hướng TB, ĐN.

Hồng và sông Cả.

- Có 3 dãi địa hình:
+ Phía Đông: dãi núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipang

cao 3143m).
+ Phía Tây: núi dọc biên giới với Lào (Pu đen đinh và Pu Sam
Sao)
+ Ở giữa: là các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi rộng lớn (Sơn La,

Trường Sơn

-Từ phía Nam

Lai Châu)
- Hướng địa hình: TB – ĐN.

Bắc

sông Cả đến dãy

- Các dãy núi chạy song song và so le nhau.

Trường Sơn

Bạch Mã.
-Từ dãy Bạch Mã

- Thấp, hẹp ngang và nâng cao 2 đầu
- Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông, Tây của Tây Trường

Nam

trở vào.


Sơn.
+ Địa hình núi ở phía Đông với nhữngđỉnh cao trên 2000m
(Ngọc Linh) nghiêng dần về phía Đông.
+ Cao nguyên badan tương đối bằng phẳng (Lâm Viên, Di Linh,
Play Ku,...) bán bình nguyên xen đồi phía Tây.

* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.
- Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bềmặt phủbadan.
- Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miền Trung): Phần lớn là
bậc thềm phù sa cổbịchia cắt do tác động của dòng chảy.
C. Hoạt động luyện tập (vận dụng) ( 5 phút)
1. Mục đích (Kiến thức, kĩ năng…)
+ Kiến thức: củng cố lại kiến thức về địa hình nước ta.
+ Kĩ năng: sử dụng Atlat, liên hệ thực tiễn.
2. Câu hỏi, bài tập
Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức
các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo bài học đã xây dựng.


Câu 1. So với diện tích đất đai của nước ta, địa hình đồi núi chiếm
A. 5/6.

B. 4/5.

C. 3/4

D. 2/3

Câu 2. So với tổng diện tích của cả nước địa hình đồi núi thấp chiếm
A. 40%.


B. 50%.

C. 60%.

D. 70%.

Câu 3. Tây bắc – đông nam là hướng núi chính của vùng
A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Nam.

D. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 4. Hướng vòng cung là hướng chính của
A. vùng núi Đông Bắc.

B. các hệ thống sông lớn.

C. dãy Hoàng Liên sơn.

D. vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 5. Đặc điểm của vùng núi Tây Bắc nước ta là
A. vùng cao nguyên rộng lớn, bề mặt phủ đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng.
B. vùng núi thấp, hai sườn bất đối xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang.
C. đồi núi thấp, có hình cánh cung lớn, địa hình cacxtơ, nhiều hang động đẹp.
D. cao nhất cả nước với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam.

Câu 6. Vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm gì?
A. Cao nhất cả nước với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam.
B. Đồi núi thấp, có hình cánh cung lớn, địa hình cacxtơ, nhiều đá “tai mèo”.
C. Vùng cao nguyên rộng lớn, mặt phủ đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng.
D. Vùng núi thấp, hẹp ngang, hai đầu nâng cao, gồm các dãy núi song song và so le.
Câu 7. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm gì?
A. Núi cao ở phía đông, cao nguyên ở phía tây.
B. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
C. Sườn đông dốc, sườn tây núi trung bình.
D. Gồm các dãy núi song song và so le nhau.
Câu 8. Vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm gì?
A. Nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song.
B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế, có 4 cánh cung lớn, có nhiều địa hình cacxtơ.
C. Vùng núi thấp, hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang.
D. Vùng cao nguyên rộng lớn, mặt phủ đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng.
Câu 9. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. có địa hình cao nhất nước ta.
B. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
D. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 10. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là


A. gồm các khối núi và cao nguyên.
B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. có bốn cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.
D. địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 11. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là
A. Tây Côn Lĩnh.


B. Phanxipăng.

C. Ngọc Linh.

D. Bạch Mã.

Câu 12. Vùng núi nào của nước ta có đặc điểm địa hình như sau: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây
là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc .

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 13. Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam là
A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Tây Bắc.

Câu 14. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.


C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 15. Thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là
A. Sông Chu.

B. Sông Mã.

C. Sông Cầu.

D. Sông Đà.

Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết ngọn núi nào dưới đây thuộc cánh cung Ngân
Sơn?
A. Tam Đảo.

B. Mẫu Sơn.

C. Phia Uắc.

D. Phu Tha Ca.

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào có độ cao dưới 2000m?
A. Kiều Liêu Ti.

B. Tây Côn Lĩnh.

C. Pha Tha Ca.


D. Tam Đảo.

Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết núi Yên Tử thuộc cánh cung nào?
A. Ngân Sơn.

B. Bắc Sơn.

C. Sông Gâm.

D. Đông Triều.

Câu 19. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

B. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.

C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.

D. có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Câu 20. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm
A. cấu tạo chủ yếu bởi đá vội.

B. gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.

C. có cấu trúc vòng cung.

D. chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 21. Cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng, thể hiện ở

A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. hướng núi tây bắc – đông nam chiếm ưu thế.
C. địa hình có nhiều kiểu khác nhau.

D. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 22. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam
A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam.
B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình.
C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m.


D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.
Câu 23. Đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên
khác là gì?
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

B. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

C. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

D. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

D. Vận dụng và mở rộng( 5 phút)
Học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ ở nhà:
1. Trình bày đặc điểm của địa hình nước ta.
2. So sánh khu vực tây bắc và đông bắc TS bắc và TS nam
Kết quả được trình bày ra giấy, 2 HS/bàn trao đổi kết quả, thảo luận với nhau
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀY DẠY



TIẾT 5
BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Phân tích được đặc điểm địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.
- Hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần của tự nhiên
- Phân tích được thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã
hội
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày đặc điểm nổi bật của địa
hình nước ta.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.
- Nhận thức được tiềm năng phát triển cũng như hạn chế của mỗi khu vực địa hình đối với việc phát triển
kinh tế.
- Luôn nêu cao tinh thần ứng phó với thiên tai tại nơi mình sinh sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: Tự học, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu, năng lực sử dụng bản đồ,
tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lý tự nhiên Việt Nam
- Át lát địa lý Việt Nam.
- Tranh ảnh về các dạng địa hình nước ta
- Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ.
2. Chuẩn bị của HS

Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh quan khu vực đồi núi
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG


×