Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.36 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
………………….

ĐẶNG THANH TÂM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI , NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
………………….

ĐẶNG THANH TÂM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ


: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HÓA

HÀ NỘI , NĂM 2017


1

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và
được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.
Tác giả

Đặng Thanh Tâm


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ...........................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài..............................................................1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu...........................................................2
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.........................................................3
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
6. Kết cấu của đề tài..........................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...........................................................................7
1.1. Gian lận thương mại và sự cần thiết của quản lý nhà nước về gian lận
thương mại.........................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại....................................................7
1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại...................................................9
1.1.3. Tác động của gian lận thương mại và sự cần thiết của quản lý nhà
nước về gian lận thương mại.....................................................................11
1.2. Quản lý nhà nước về gian lận thương mại...............................................16
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại và gian lận thương mại
...................................................................................................................16
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về gian lận thương mại....................18
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về gian lận thương mại.......................20
1.2.4. Các công cụ quản lý nhà nước về gian lận thương mại..................24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về gian lận thương mại.....26


3

1.3.1. Nhân tố khách quan........................................................................26
1.3.2. Nhân tố chủ quan............................................................................27
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại tại một số địa
phương.............................................................................................................29
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại tại tỉnh
Sơn La.......................................................................................................29

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại tại tỉnh
Bắc Ninh....................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN..............34
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế thương mại của tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
.........................................................................................................................36
2.2.1. Tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......36
2.2.2. Một số vụ việc gian lận thương mại điển hình trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2016......................................................................................39
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.............................................................................................41
2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh gian lận thương mại trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên..........................................................................41
2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch nhằm phòng chống
gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.................................44
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực
thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................45


4

2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm các hoạt
động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên........................53
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................63
2.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................63
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN............................................................................................72
3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..............................72
3.1.1. Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..................................................................72
3.1.2. Nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận thương
mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...........................................................72
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020..............................74
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nhà nước
đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.....................74
3.2.2. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đối với
gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh......................................................76
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong và
ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................83
3.2.4. Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước đối
với gian lận thương mại............................................................................85


5

3.2.5. Tổ chức và triển khai hoạt động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm
...................................................................................................................86
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động quản lý
nhà nước đối với gian lận thương mại......................................................88
3.2.7. Tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức của
người dân và thương nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................89
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận

thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên......................................................91
KẾT LUẬN....................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................93


6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP
BCĐ 389
GD
GRDP
QLTT
VSATTP
UBND

Gross Regional Domestic Product

An toàn thực phẩm
Ban chỉ đạo 389
Giám đốc
Tổng sản phẩm trong tỉnh
Quản lý thị trường
Vệ sinh an toàn thực
phẩm
Ủy ban nhân dân


7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả công tác phòng chống gian lận thương mại của Sở Công thương
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016
Bảng 2.2. Kết quả công tác phòng chống gian lận thương mại của Cục thuế tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016
Bảng 2.3. Kết quả công tác phòng chống gian lận thương mại của Công an tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013-2016
Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra, kiểm soát của Ban chỉ đạo 127 (nay là 389 tỉnh Thái
Nguyên) năm 2016

BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1. Tổng số vụ gian lận thương mại kiểm tra và xử lý của Sở công thương
Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016
Biểu 2.2. Tiền phạt vi phạm hành chính, trị giá hàng tịch thu và trị giá hàng tiêu hủy
do Sở công thương tỉnh Thái Nguyên xử lý giai đoạn 2013-2016
Biểu 2.3. Tổng tiền truy hoàn, truy thu, tiền phạt kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang
dần phục hồi và đứng trước những vận hội mới với những cơ hội đặc biệt thuận lợi
từ những chính sách của Nhà nước. Số lượng cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào
hoạt động thương mại ngày càng tăng lên cả về số lượng và đa dạng hình thức kinh
doanh. Sự phát triển đó đã mang lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế

Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát
triển năng động. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển mạnh này là vấn đề gian lận
thương mại diễn biến phực tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Thái Nguyên là một Tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, là cầu nối giữa các
tỉnh trung du miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm
qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền Tỉnh và nhân dân, Thái Nguyên đã thu
được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong
tỉnh năm 2016 ước tính tăng 15,2% so với năm 2015, tổng sản phẩm trong tỉnh bình
quân đầu người năm 2016 ước tính đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu
đồng/người/năm so với năm 2015.Tổng vốn đầu tư trong tỉnh ước tính cả năm 2016
đạt 45,8 nghìn tỉ đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo nhiều công
ăn việc làm không chỉ cho người dân trong tỉnh mà cho cả các tỉnh lân cận.
Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, vấn đề gian lận thương mại
tại Tỉnh Thái Nguyên có những diễn biến phức tạp trong những năm qua. Gian lận
thương mại trong năm 2015 tăng so với năm 2014; các hành vi vi phạm đã phát hiện
và xử lý chủ yếu là gian lận về hóa đơn, chứng từ, đo lường, về nguồn gốc, xuất xứ
hàng hoá, kinh doanh hàng hóa đóng gói sẵn không đủ định lượng ghi trên bao
bì, không niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định. Hoạt động sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong
năm 2015 đã tăng về số vụ vi phạm so với năm 2014; những vụ việc được phát
hiện, xử lý đều có phương thức, thủ đoạn tinh vi mang nhiều yếu tố nước ngoài và


2

được tổ chức chặt chẽ hơn từ khâu sản xuất đến khâu phân phối với nhiều chủng
loại, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm
tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng khó phát hiện khi lựa
chọn hàng hóa. Kết quả, các lực lượng toàn tỉnh phát hiện, bắt giữ, xử lý 4.427 vụ
việc vi phạm; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế, bán hàng tịch

thu và trị giá hàng tiêu hủy 86.355 triệu đồng; khởi tố 368 vụ, với 462 đối tượng.
Hoạt động gian lận có xu hướng ngày càng tăng lên trên phạm vi tỉnh trong
khi công tác quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại của Tỉnh Thái Nguyên
còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về lĩnh vực này chưa
đồng bộ, còn chồng chéo, bộc lộ nhiều bất cập; số vụ việc bị khởi tố về tội danh này
còn quá ít, chưa tạo được sức răn đe; công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong đấu
tranh giữa các địa phương, ngành chức năng chưa thường xuyên, trang thiết bị,
phương tiện phục vụ cho công tác phòng chống gian lận thương mại còn thiếu, lạc
hậu, lực lượng chống gian lận thương mại còn mỏng... Đứng trước thực trạng nói
trên, lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cần thiết.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về gian lận thương
mại nói chung và quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại nói riêng. Có thể kể
đến những công trình nghiên cứu như sau:
- Ngô Minh Hoàn (2014), “Tăng cường quản lý nhằm chống gian lận thương
mại tại cục hải quan Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Thương mại. Đề tài
nghiên cứu cơ sở lý luận về chống gian lận thương mại, thực trạng công tác quản lý
nhằm chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề
xuất những giải pháp tăng cường quản lý nhằm chống gian lận thương mại tại cục
hải quan Quảng Ninh. Đề tài mang tính tham khảo cơ sở lý luận về gian lận thương
mại làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.


3

- Trần Anh Tuấn (2013), “Tăng cường phòng chống gian buôn lậu và gian lận
thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nôi”, Luận văn
Thạc sỹ, ĐH Kinh tế quốc dân. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích

thực trạng về chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội,
tập trung phân tích đối với nhóm hàng nhập khẩu. Đề tài mang tính tham khảo các
cơ sở lý luận về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và thành công
cũng như hạn chế của công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên
địa bàn thành phố Hà Nội làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu
“Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
- Nguyễn Thị Thủy (2008), “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt
động nhập khẩu của Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia
Hà Nội.Luận văn đã tổng hợp các vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn chống gian
lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam. Đề tài có phạm vi
nghiên cứu khá rộng trên cả nước Việt Nam cũng như đối tượng nghiên cứu chỉ giới
hạn đối với gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. Đề tài mang
tính tham khảo để tác giả phân tích thêm về các hành vi gian lận thương mại trong
kinh doanh hàng hóa tại địa phương.
Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề gian lận
thương mại và quản lý đối với gian lận thương mại đối với các mặt hàng khác nhau
và phạm vi khác nhau. Có những công trình nghiên cứu khái quát, có những công
trình nghiên cứu cụ thể tại một khía cạnh. Những công trình nghiên cứu nói trên,
tác giả đều kế thừa những thành tựu làm cơ sở nghiên cứu.Tuy nhiên hiện nay chưa
có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Vì vậy, nội dung của đề tài luận văn “Quản lý nhà
nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” sẽ không trùng
lặp, đảm bảo tính lý luận và thực tiễn.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên” nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với gian


4


lận thương mại, tập trung phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với
gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn
đó nhằm đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối
với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh định hướng đến năm 2020. Để hoàn thành
mục tiêu trên, đề tài luận văn hướng đến những vấn đề cụ thể như sau:
- Gian lận thương mại và quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại là gì?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại?
- Nội dung của quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại?
- Thực trạng gian lận thương mại và quản lý nhà nước đối với gian lận thương
mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
- Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn hướng đến đối tượng nghiên cứu là hệ thống lý luận về quản lý nhà
nước về gian lận thương mại, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động gian
lận thương mại tại Tỉnh Thái Nguyên và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại này tại Tỉnh Thái
Nguyên trong thời gian tới.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên” hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại
- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên



5

4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nói
chung và gian lận thương mại nói riêng có nhiều cách tiếp cận. Luận văn tập trung
nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên góc độ quản
lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn của một tỉnh (cụ thể là tỉnh
Thái Nguyên).
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với
hoạt động gian lận thương mại tại tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt
động gian lận thương mại tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 và đề xuất giải
pháp đến năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thông qua hai phương pháp chính là phương
pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với đề tài này, nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp, là
các dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nguồn dữ liệu
phục vụ chính cho thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên được thu thập từ Báo cáo tổng kết, văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo
389/Tỉnh Thái Nguyên; Các văn bản pháp lý liên quan của Chính phủ, UBND Tỉnh
Thái Nguyên về công tác phòng chống gian lận thương mại; Báo cáo tổng kết
phòng chống gian lận của Sở công thương Thái Nguyên, Công an kinh tế Tỉnh Thái
Nguyên và các nguồn dữ liệu thứ cấp khác bao gồm: sách, báo, tạp chí, Internet...
Đây là những tài liệu rất cần thiết cho việc phân tích quản lý nhà nước đối với gian
lận trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. Việc
thu thập dữ liệu là hết sức cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đối tượng mà đề
tài hướng tới.

- Phương pháp xử lý dữ liệu : Đề tài luận văn sử dụng 2 phương pháp xử lý dữ
liệu chính như sau :


6

+ Phương pháp mô hình hóa : sử dụng bảng và biểu đồ giúp cho hệ thống hóa
dữ liệu sinh động và logic
+ Phương pháp lượng hóa : Sử dụng phần mềm excel, word… để tổng hợp,
phân tích các dữ liệu thu thập được
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với gian lận
thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với gian
lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Gian lận thương mại và sự cần thiết của quản lý nhà nước về gian lận
thương mại
1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại
Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất
hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mùa, người

bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại
cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở
rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu
chuẩn và chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thì gian lận thương mại
cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngày nay, gian lận thương mại mang tính
toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước, quốc gia độc lập.Khi luận bàn về khái
niệm gian lận thương mại, tổ chức, định chế kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt
Nam chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về gian lận thương mại.
Theo Từ điển tiếng Việt, “gian lận là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc”
(GS. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt,Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa). Từ
khái niệm gian lận nói trên có thể hiểu gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh
khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh xoanh,
xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Chủ thể tham
gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người
mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Hành vi này trong dân gian
thường gắn liền với thành ngữ “buôn gian, bán lận”, thể hiện qua một giố thủ đoạn
đơn giản như: hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng
hóa cấm, lén lút, giấu diếm, lậu thuế,…
Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có một định nghĩa tổng quát, đầy đủ
nhất về gian lận thương mại. Tại một số văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn của
từng Bộ, ngành, các nhà quản lý đã nhận diện những hành vi khác nhau của gian lận
thương mại trên từng lĩnh vực cụ thể, như gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải


8

quan, trong lĩnh vực tài chính, lĩnh vực bảo hiểm… với các chế tài xử phạt khác
nhau. Theo Luật thương mại 2005 mà Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua, gian lận thương mại thông qua sàn giao dịch bao gồm
những hành vi như sau:

“Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc
hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa
dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng
quyền chọn;
- Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua
Sở giao dịch hàng hóa;
- Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở
giao dịch hàng hoá;
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật” (Luật thương mại
2005, Khoản 2, Điều 71, Mục 3, Chương II).
Trong quan niệm của xã hội, buôn lậu và gian lận thương mại là hai khái niệm
đi đôi và gắn liền với nhau.Để phân biệt hai khái niệm nằm trong nhau nhưng
không bao hàm tất cả. Gian lận thương mại ngoài mang một số yếu tố của buôn lậu
còn bao hàm các yếu tố khác của buôn bán hàng giả, vi phạm chất lượng, tem nhãn
hàng hóa, khai báo sai thông tin hàng hóa…
Trong pháp luật Viện Nam, nếu buôn lậu được đưa vào tội danh trong Bộ luật
hình sự, thì gian lận vẫn chưa được xét vào bộ luật, tại mỗi một văn bản, Nghị định
của các Bộ, ban ngành khác nhau, hành vi gian lận thương mại vẫn chỉ được xét
trong các quy định xử phạt vi phạm hành chính.
Việc phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại một cách rõ ràng, tác biệt chỉ
mang tính tương đối. Tại Việt Nam và các nước trên thế giới, hai khái niệm này
chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước lại coi hành vi buôn lậu cũng là hành vi
gian lận thương mại. Có thể thấu sự khác nhau cơ bản của 2 hành vi này ở chỗ:
- Buôn lậu là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất
phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nó là trường nợp đặc biệt của gian lận thương mại,


9

nó bao hàm các hành vi giấu diếm để trốn tránh hoàn toàn hoặc một phần kiểm tra

hải quan bằng mọi thủ đoạn và phương tiện khác nhau để thu lợi. Trong khi gian lận
thương mại là việc làm trái quy định của pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng sự sơ
hở, không rõ ràng không chính xác và đầy đủ của pháp luật, chính sách và việc quản
lý của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu, qua
việc buôn bán hàng hóa, dịch vụ nhằm thu lợi bất chính. Như vật phạm vi khái niệm
gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu.
- Hành vi buôn lậu được xét vào tội phạm hình sự, được nêu trong Bộ luật
hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn hành vi gian lận thương
mại được xử lý ở từng mức độ khác nhau, từng hành vi vi phạm cụ thể, tuy nhiên
vẫn chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính.
- Xét ở góc độ nhận biết, buôn lậu dễ thấy hơn còn gian lận thương mại thông
thường núp dưới những bỏ bọc hợp háp.
Dù phân biệt theo khía cạnh nào, trong lĩnh vực nào thì có thể nói buôn lậu và
gian lận thương mại đều mang lại những tổn thất lớn cho nền kinh tế và xã hội. Vì
vậy việc này đỏi hỏi các cơ quan làm luật pháp cần có những bộ luật, nghị định, các
văn bản quy phạm pháp luật đi sâu cụ thể hơn trong việc phát hiện và xử phạt rõ
ràng đối với các hành vi vi phạm này.
1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại
Các hành vi trong gian lận thương mại hiện nay tồn tại dưới nhiều hình thức,
với thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi, phức tạp. Có nhiều cách để xác định nhím
các hành vi là gian lận thương mại trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên
hiện nay có một số hình thức gian lận thương mại phổ biến trong lĩnh vực thương
mại trên địa bàn Quận/huyện của các thành phố như sau:
- Gian lận thương mại về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm:
Đây là hành vi gian lận ngày càng phổ biến hiện nay trên địa bàn thành phố.
Các hành vi như gian lận trong kinh doanh xăng dầu; công bố chất lượng sản phẩm
trên phương tiện thông tin sai với thực tế; sản phẩm không có hoặc giả mạo hợp
chuẩn, hợp quy, kinh doanh hàng thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, chứ



10

thành phần độc hại… Bên cạnh đó, vấn nạn đối với nhưng sản phẩm thực phẩm
hiện đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, như thịt lợn, thịt gà bị bơm nước, oa
quả ngâm thuốc bảo quản, nơi chế biến, các lò giết mổ mất vệ sinh nghiêm trọng…
Tất cả các hành vi vi phạm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi và sức
khỏe tiêu dùng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn uy tín trên thị trường.
- Gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí:
Đây là loại hình gian lận thương mại khá phổ biến và đặc thù ở Việt Nam.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam có nhiều loại, trong đó nhiều mặt hàng có
thuế suất cao như ô tô, rượu bia, hàng điện tử…, do thuế suất cao nên sự chênh lệch
về giá phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền so với lợi nhuận kiếm được do gian lận thương mại là rất lớn. các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực này có thể kể đến như: lập hồ sơ khai thuế nhưng
ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hóa đơn mua vào, hợp đồng kinh tế và các chứng
từ liên quan đến nghĩa vụ thuế, kê khai thiếu nhằm giảm số tiền thuế phải nộp;
Cung cấp thông tin sai lệch, không cung cấp hóa đơn chứng từ hợp pháp của lô
hàng vận chuyển; Sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp để hoạch toán giá trị
hàng hóa, không xuất hóa đơn hoặc ghi giá hóa đơn chênh lệch với thực tế…
- Gian lận thương mại qua giá hàng hóa:
Những hành vi gian lận thương mại qua giá không chỉ gây thất thu thuế cho
nhà nước mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Các
hành vi thường thấy như đầu cơ, găm hàng, tự ý tăng giá bán, không kê khai giá
hàng hóa với cơ quan quản lý, không niêm yết giá gây nhầm lẫn cho khách hàng…
vẫn đang tồn tại phổ biến tren thị trường hiện nay. Ngoài ra, những doanh nghiệp, tổ
chức lớn có thể tự thỏa thuận với nhau nhằm khống chế giá, thay đổi giá nhằm hạn
chế tối đa cạnh tranh trên thị trường để thu lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế
xã hội. Bở vậy, chống gian lận thương mại qua giá ở nước ta cũng như trên thế giới
đang alf vấn đề được cơ quan như Hải quan, quản lý thị trường đặc biệt quan tâm.



11

- Gian lận thương mại về thông tin, xuất xứ hàng hóa:
Xuất xứ hàng hóa liên quan đến hai vấn đề chính: Thuế suất nhập khẩu và
chính sách ưu đã thuế giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau hưởng
quy chế tối huệ quốc. Hiện nay, các đối tượng vi phạm thường làm giấy tờ chứng
nhận xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu để trốn thuế.
Các hành vi làm giả, bán hàng kém chất lượng nhưng ghi xuất xứ hàng hóa nước
ngoài nhằm đánh lừa người tiêu dùng vẫn còn xảy ra. Đây là vấn đề khá phức tạp
liên quan đến chủ quyền quốc gia và vấn đề sở hữu trí tuệ.
1.1.3. Tác động của gian lận thương mại và sự cần thiết của quản lý nhà
nước về gian lận thương mại
1.1.3.1. Tác động của gian lận thương mại
a. Tác động đến nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường khó có thể tránh khỏi sự xuất hiện của gian lận
thương mại.Tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng làm cho tệ nạn gian lận
thương mại ngày một gia tăng. Các cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng sự yếu kém
trong quản lý, thiếu sót của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm này. Gian lận
thương mạigây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước, gây mất ổn
định nền kinh tế, không khuyến khích đầu tư, ảnh hưởng đến chính trị, văn hóa xã
hội của nước ta
Mục đích cơ bản của gian lận thương mại là nhằm trốn tránh việc nộp thuế và
gia tăng lợi nhuận một cách bất hợp pháp. Vì vậy có thể thấy hậu quả đầu tiên của
tệ nạn này là làm thất thu nguồn ngân sách Nhà nước, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến chính sách quản lý kinh tế, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu nộp thuế
của cơ quan Nhà nước.
Bên cạnh đó, gian lận thương mại sẽ tác động đến môi trường kinh doanh
thương mại trong nước.Một điều dễ thấy là hàng hóa gian lận thương mại, trốn thuế
sẽ có giá thành rẻ hơn so với các hàng hóa được sản xuất, nhập khẩu chính ngạch.

Với giá thành thấp, đánh vào tâm lý ham giá rẻ của phần lớn người tiêu dùng, hàng
hóa nhập lậu sẽ phá hoại tính cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm và tác động xất đến


12

nền sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các hành vi gian lận thương mại khác như
giả mạo nhãn hiệu, vi phạm bản quyền hàng hóa, gian lận về số lượng và chất
lượng…sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi, tâm lý và sức khỏe của người tiêu
dùng, làm rối ren môi trường kinh doanh và điêu đứng cho các nhà sản xuất, kinh
doanh chân chính. Một số ví dụ như ngành trồng trọt, sản xuất đường ăn, xi măng,
của nước ta đã rất lao đao không phát triển được vì sự cạnh tranh gay gắt của hàng
hóa nhập lậu không bảo đảm chất lượng.
Hàng hóa gian lận chủ yếu có nguồn gốc nước ngoài, từ hàng cao cấp đến
hàng bình dân, giá thành lại cạnh tranh so với hàng chính hãng.Bởi vậy, việc hàng
ngoại tràn ngập thị trường với giá thành rẻ đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng
vốn ham rẻ lại ưa dùng hàng ngoại.Những sản phẩm như vậy sẽ gây ra sự bất bình
ổn trong giá cả thị trường, khiến những sản phẩm vốn được nhập khẩu chính ngạch
phải tìm cách giảm giá bán để phù hợp với thị trường.Về lâu dài những doanh
nghiệp này sẽ bị giảm lợi nhuận, không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh và
đứng trên bờ vực phá sản.
b. Tác động đến sự phát triển xã hội
Bên cạnh những hậu quả không nhỏ gây ra cho nền kinh tế, gian lận thương
mại còn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội của quốc gia.
Trước hết, một số doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận mải mê làm giàu
thông qua gian lận thương mại.Từ đó, họ đánh mất đi lương tâm, đạo đức của một
số doanh nhân, làm giàu trên sự lừa lọc, dối trá, không cần quan tâm tới lợi ích của
cộng đồng. Về lâu dài sẽ tạo nền tảng cho một xã hội mà hoạt động kinh doanh đều
dựa trên sự “buôn bán gian lận”, đạo đức nghề nghiệp sẽ dần dần trở thành một khái
niệm xa vời. Đây là hậu quả vô cùng to lớn nếu các cơ quan quản lý không kịp thời

có những biện pháp răn đe, trừng trị thích đáng với những doanh nghiệp có hành vi
vi phạm này.
Ngoài những doanh nghiệp, cá nhân chủ động vi phạm, còn có một bộ phận
không nhỏ khác thuộc các thành phần lao động, trong đó có những trẻ em, đang trực
tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho gian lận thương mại. Phần lớn các em vẫn còn đang


13

ở độ tuổi đi học để tham gia vác hàng qua biên giới cho bọn buôn lậu và gian lận
thương mại, coi đó là một nghề kiếm sống. Tương lai của những người lao động và
các em nhỏ sẽ đi về đâu với đồng tiền bập bõm thu được, hàng ngày thấp thỏm lo âu
khi đang làm việc trái pháp luật? Tệ hơn nữa là một bộ phận lớn trong họ không
nhận thức được điều này.
Mặc dù có nhiều đối tượng là doanh nhân, người lao động đang ngày ngày làm
lợi cho bản thân thông qua những hành vi vi phạm này, nhưng cũng có không ít
những đối tượng làm việc trong cơ quan nhà nước, các công chức thoái hóa, biến
chất cố tình tiếp tay cho gian lận thương mại, làm tăng tệ nạn tham nhũng. Hậu quả
của những hành vi này thực sự nguy hiểm vì nó làm mất uy tín của cấc cơ quan nhà
nước, làm lung lay bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương, gây mất lòng tin
của người daann vào một bộ phận các nhà quản lý, nơi lẽ ra bảo vệ lợi ích chính
đáng của họ.
Gian lận thương mại là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đạo đức
xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân
tộc.Đồng tiền bất chính làm hại ngay từ những người gian lận thương mại, làm nảy
sinh các thói xấu như rượu chè, cờ bạc, tham ô và những tệ nạn xã hội làm suy kiệt
giống nòi. Khi cha mẹ là những người gian lận thương mại với những mánh khóe
thủ đoạn thì con cái không có gương sáng để soi bởi kẻ xấu không thể dạy được
những điều tốt, họ không thể giáo dục về lẽ sống đúng đắn, về đạo lý nhân, lễ, tri
tín, trung hiếu… rất cần thiết cho người chân chính trong xã hội sau này.

Nói tóm lại, gian lận thương mại gây tổn hại rất lớn đến mọi mặt của đời sống
văn hóa xã hội, nó gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, các cơ quản nhà nước, đến
lối sống của một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là đối với trẻ em còn trong
tuổi đến trường, là tương lai của đất nước, làm thất thoát không nhỏ đến nguồn thu
ngân sách, làm giảm các khoản chi cho các quỹ phúc lợi xã hội, làm cho tệ nạn xã
hội phát triển. Tuy vậy hoạt động của các cơ quan chức năng hiện nay còn bộc lộ
nhiều yếu kém khiến việc kiểm soát tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại còn gặp
nhiều khó khăn.


14

1.1.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về gian lận thương mại
Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại từ lâu đã nằm trong định
hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, trong các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước, là hoạt động quan trọng, thường xuyên và liên tục cùa các
bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương. Đây là hoạt động nhằm bảo vệ và góp
phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và tác động tích cực đến quá trình
hội nhập kinh tế Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại có quan hệ biện
chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh phát triển và đến lượt nó – hoạt động phát triển sẽ góp phần vào cuộc
đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại có hiệu quả sẽ tạo ra sự thống
nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại, giúp cho lưu thông thương mại thông suốt trong phạm vi thị trường nội
địa, mở rộng trao đổi thương mại giữa các địa phương, vừa khai thác thế mạnh của
từng vùng, vừa phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển thương mại
quốc tế.
Có thể thấy trong tình hình hiện nay, với những tác động tiêu cực của nạn
buôn lậu và gian lận thương mại, thì việc quản lý nhà nước đối với tệ nạn này càng

trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tính chất của các hoạt động buôn lậu hiện nay ở
nước ta không chỉ là những hoạt động thông thường của bọn gian thương mà ngày
càng lộ rõ là một âm mưu rất nguy hiểm của địch phá hoại ta về mặt kinh tế, là một
bộ phận trong kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch đối với nước ta. Trong
những năm gần đây, nhận thức về việc quản lý nhà nước đối với gian lận thương
mại đang được các cơ quan quản lý từ Trung Uơng đến địa phương ngày một coi
trọng, coi đây là một vấn nạn quốc gia cần được xử lý tận gốc và triệt để. Cuộc đấu
tranh của ta chống địch phá hoại là rất phức tạp, gay go và quyết liệt, đòi hỏi phải
có thái độ kiên quyết, biện pháp đồng bộ và có hiệu lực, cần có sự vào cuộc đồng bộ
của các cấp, các ngành, tạo sức mạnh tổng hợp của cả xã hội mới mong đẩy lùi
được tệ nạn này.


15

Những tác hại của gian lận thương mại như trên đòi hỏi công tác quản lý nhà
nước từ cấp trung ương cho đến địa phương là cần thiết hơn bao giờ hết. Việc kiểm
tra, kiểm soát hoạt động gian lận thương mại phải tiến hành chặt chẽ, thường xuyên,
liên tục, là nhiệm vụ không chỉ của cơ quan nhà nước mà còn từng cá nhân, hộ kinh
doanh, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Đối với sự phát triển kinh tế:
Việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn trong hoạt động đấu
tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại sẽ góp phần nâng cao nhận thức
của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại, đẩy lùi hành vi tiếp
tay cho các vi phạm này. Từ đó, nếu những hành vi gian lận, hàng hóa buôn lậu kém
chất lượng được loại bỏ dần dần sẽ thúc đẩy việc chi tiêu tiêu dùng hàng hóa nội địa
của người dân, giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước có được thị trường, có
chỗ đứng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, chúng ta đều biết gian lận thương mại gây thất thu lớn cho ngân
sách nhà nước hàng năm. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng to lớn

đến nền kinh tế quốc dân. Khi nhà nước bị thất thu một khoản ngân sách lớn để đầu
tư cho các hoạt động công ích, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nền kinh tế
trong nước bị trì trệ, trong khi người dân hàng ngày đang phải tiêu dùng những sản
phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng, bị những gian thương “móc túi” khi
tham gia hoạt động mua bán. Lợi ích kinh tế lúc này rơi vào tay một nhóm người,
trong khi nền kinh tế quốc dân bị đe dọa nếu các nhà quản lý không ra tay quyết liệt
loại bỏ những vi phạm này.
Ở cấp cao hơn, trong hoạt động hợp tác kinh tế, khuyến khích đầu tư nước
ngoài, nếu một quốc gia không kiểm soát được hoạt động xuất nhập khẩu của mình,
để hàng hóa nhập lậu, hành vi gian lận thương mại phát triển trên thị trường, sẽ làm
giảm đi uy tín và niềm tin của các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài muốn đầu tư
sản xuất, kinh doanh tại thị trường. Bởi vậy sự quản lý của nhà nước trong phòng
chống buôn lậu và gian lận thương mại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để tạp lập
và duy trì được uy tín trong hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài, phát triển
kinh tế đất nước.


×