Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quản lý nhà nước địa phương với hoạt động kinh doanh than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.36 KB, 105 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Các tài liệu được sử dụng
trong Luận văn đều có trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứ khoa học nào.
Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Duy


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
HỘP..................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iv
Hoạt động khoáng sản trên địa bàn Quảng Ninh Theo thống kê của Sở Tài
nguyên và Môi trường, hiện nay, toàn tỉnh có 243 mỏ và điểm quặng của 33
loại khoáng sản thuộc 6 nhóm khoáng sản bao gồm: Than đá; khoáng sản kim
loại; khoáng sản không kim loại; khoáng chất công nghiệp; khoáng sản. Sản
lượng khoáng sản nguyên khai một năm của đá vật liệu xây dựng là trên 1,4
triệu m3 , sét gạch ngói trên 474.000m3 , cát sỏi xây dựng pyrophilit trên
79.000 tấn, đá vôi xi măng trên 6,5 triệu tấn, sét xi măng trên 1,3 triệu tấn,
nước khoáng trên 76.000m3 , than là trên 40 triệu tấn, các loại khoáng sản
khác trên 2.000 tấn..........................................................................................55


iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH HỘP
BẢNG
Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá về công tác quy hoạch phát triển ngành công nghiệp than đá...47
Bảng 2.1: Đánh giá về khả năng tiếp cận các thông tin............................................................51
Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá về việc cấp phép hoạt động kinh doanh than đá trên địa bản tỉnh
Quảng Ninh.............................................................................................................................54
Hộp 2.1:Báo cáo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường.......................................................55
Bảng 2.4: Thống kê nước thải ngành than...............................................................................59
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ xử lý nước thải từ hoạt động khai thác than qua các...................................60
giai đoạn................................................................................................................................60
Bảng 2.5: Đánh giá về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than đá trên địa bản
tỉnh Quảng Ninh.....................................................................................................................70
Biều đồ 3.1: So sánh tình hình tiêu thụ than trong nước........................................................79
qua các giai đoạn....................................................................................................................80

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ xử lý nước thải từ hoạt động khai thác than qua các giai
đoạn...................................................................... Error: Reference source not found
Biều đồ 3.1: So sánh tình hình tiêu thụ than trong nước qua các giai đoạn Error:
Reference source not found

HỘP
Hộp 2.1:Báo cáo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường..........Error: Reference
source not found


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
QLNN

TKV
UBND
TNHH

Nội dung viết tắt
Quản lý nhà nước
Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Than đá là một trong số các nguyên liệu lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Trữ lượng than của cả thế giới vẫn còn cao so với các nguyên liệu năng lượng
khác (dầu mỏ, khí đốt...). Than đá được khai thác nhiều nhất ở Bắc bán cầu,
trong đó 4/5 thuộc các nước sau: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Đức, Ba
Lan, Canada....
Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các
khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về số lượng
tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn
cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức
tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có
thể gây hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không khí...), song nhu cầu
than không vì thế mà giảm đi.
Tại Việt Nam, có rất nhiều mỏ than tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía
Bắc nhất là tỉnh Quảng Ninh, mỗi năm khai thác khoảng 15 đến 20 triệu tấn.
Than được khai thác lộ thiên là chính còn lại là khai thác hầm lò, nhưng theo

sự chỉ đạo của Nhà nước thì đến 2020 sẽ chấm dứt tình trạng khai thác lộ
thiên để không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Than đá là nguồn tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho
Vinacomin quản lý khai thác và kinh doanh. Than đá được sử dụng chủ yếu
làm nhiên liệu chất đốt , cung cấp nhiệt chủ yếu trong các ngành công nghiêp
và đặc biệt làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
Quảng Ninh là trung tâm số 1 của Việt Nam về tài nguyên than đá, có
nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ
lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có
được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…


2

Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu
vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai
thác khoảng 40 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh…có trữ lượng
tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh và là nguồn
nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường
trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm qua ngành than đã có nhiều cố gắng thoả mãn nhu cầu
than trong nước, nâng cao chất lượng và tăng số lượng than xuất khẩu. Các cơ
sở sản xuất và kinh doanh của ngành than đã có những cố gắng nhất định,
từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong quá trình đổi mới,
hội nhập hiện nay. Thực hiện các chỉ thị của Nhà nước về quản lý và bảo vệ
than, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công Thương, Vinacomin... đã
có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập lại trật tự khai thác than và thu được
một số kết quả. Tuy nhiên còn nhiều diễn biến đáng lo ngại: tình hình khai
thác than bất chấp pháp luật vẫn tái diễn, có nơi, có lúc ở mức nghiêm trọng.
Tiêu thụ than trong nước giảm, xuất khẩu than tăng chậm dẫn đến sản xuất

than bị đình đốn gây khó khăn cho ngành than và cả môi trường xã hội trên
địa bàn.
Trong đợt mưa lũ cuối tháng 7 năm 2015, không chỉ người dân Quảng
Ninh mà cả nước gần như chưa hết bàng hoàng trước trận “đại hồng thủy” đã
nhấn chìm địa bàn Quảng Ninh trong biển nước mênh mông... Dưới sự tàn
phá của thiên tai làm 17 người chết; thiệt hại khoảng 2700 tỷ đồng, trong đó
ngành than khoảng 1500 tỷ đồng. Đó là những mất mát vô cùng to lớn.
Nhưng nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban ngành, tỉnh
Quảng Ninh, các đơn vị bạn trong và ngoài ngành than, các nhà hảo tâm đã
phần nào giúp tỉnh Quảng Ninh nói chung và TKV nói riêng vươn mình trở
lại mạnh mẽ hơn.


3

Việc khai thác và vận chuyển than về nơi tập kết hay đến các địa điểm
kinh doanh than đã tạo ra một sự thách thức không nhỏ đến môi trường sống.
Công tác khoa học công nghệ luôn được Tỉnh Quảng Ninh cũng như
Vinaconmin coi là nhiệm vụ hàng đầu và đã có lộ trình đầu tư phù hợp.
Nhưng bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn
tình trong khi sự khắc phục vẫn chỉ ở mức tàm tạm vẫn chưa thể tìm ra các
phương pháp tối ưu, giải quyết triệt để. Khai thác, kinh doanh làm giàu là một
nhẽ nhưng cần phải đảm bảo an toàn lao động cho các công nhân hầm mỏ
cũng như sức khỏe của người dân xung quanh phần nào chịu sự ảnh hưởng từ
môi trường liên quan đến than đá. Đã có rất nhiều sự phản ánh của cả người
trong cuộc lẫn bên ngoài về vấn đề ô nhiễm do than đá mang lại. Song song
với đẩy mạnh đổi mới công nghệ khai thác hiện đại vẫn cần phải đặt mục tiêu
phát triển công nghiệp than một cách hài hòa với địa phương và cộng đồng,
thân thiện với môi trường. Vì thế rất cần có sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước,
các bộ ngành có liên quan để có thể bảo vệ môi trường một cách tốt nhất.

Do lợi nhuận từ hòn than và cơ chế giá bán than cho các đối tượng sử
dụng còn chênh lệch, đã tạo kẽ hở để các tổ chức kinh doanh than lợi dụng,
không từ thủ đoạn nào để hợp thức hóa nguồn than kiếm lời, làm giàu bất
chính. Sau sự ra quân quyết liệt của cả hệ thống cơ quan chức năng tỉnh
Quảng Ninh tấn công, triệt phá các ổ nhóm than lậu, thanh lọc cán bộ, tình
hình khai thác, vận chuyển, chế biến than trên địa bàn tỉnh bước đầu đã được
cải thiện. Mới đây, sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TU của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh về tăng cường chỉ đạo các hoạt động quản lý
các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than, Tỉnh uỷ Quảng
Ninh nhận định: "Sang đầu năm 2015, việc tái diễn tình trạng khai thác, vận
chuyển, tiêu thụ than trái phép vẫn xảy ra".


4

Nghiêm trọng hơn, theo Tỉnh uỷ Quảng Ninh: "Tình hình tiêu cực,
thông đồng, móc ngoặc với cán bộ ngành than để đưa than từ trong khai
trường của các đơn vị Vinacomin bán ra ngoài cho tư nhân và hoạt động thu
gom, tiêu thụ than trái phép vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự trị
an tại địa bàn tỉnh". Đây là vấn đề nhức nhối mà bằng mọi biện pháp, Đảng
uỷ, chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh đã tốn bao nhiêu công sức để
lập lại trật tự. Đến nay, mặc dù chính quyền tỉnh đã ra quyết định thu hồi 5
giấy phép của các dự án trồng rừng, san lấp mặt bằng để khai thác than lộ vỉa,
nhưng vẫn còn âm ỉ nhiều khu vực tư nhân "dựng lều" khai thác trái
phép. Sau khi các cơ quan chức năng chỉ ra "kẽ hở" từ việc các đơn vị của
ngành than thuê tư nhân đem máy móc, phương tiện vào bốc xúc đất đá (kỳ
thực là bốc xúc than), hoạt động này đã được siết lại kỷ cương. Song theo
đánh giá của tỉnh, các đối tượng vẫn tìm cách móc ngoặc rồi vận chuyển than
đi tiêu thụ.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, để đánh giá đầy đủ thực trạng công tác

quản lý nhà nước địa phương đối với kinh doanh than đá, qua đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh than đá
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ:
“Quản lý nhà nước địa phương với hoạt động kinh doanh than đá trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh”.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Đã có một số đề tài và bài viết nghiên cứu công tác quản lý nhà nước địa
phương về các lĩnh vực trong đó có than đá, tiêu biểu một số công trình như sau:
(1) Nguyễn Cúc (2000), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế,
NXB Chính trị - Hành chính. Tập bài giảng đã trang bị cho sinh viên các
ngành kinh tế những nội dung kiến thức cơ bản, từ đó giúp sinh viên nhận
thức được những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước về kinh tế trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay .


5

(2) Lại Hồng Thanh(2008), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về khoáng
sản, Bộ tài nguyên môi trường – Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. Tập
bài giảng đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản đồ địa chất
và tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, những nội dung cơ bản về khai thác
khoáng sản ở Việt nam. Qua đó giúp sinh viên hiểu rõ những vấn đề đặt ra với
quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản, từ đó có những phương hướng
rõ ràng trong việc kinh doanh và khai thác khoáng sản.
(3) Sần Văn Chiến(2011), Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước địa
phương với hoạt động kinh doanh quặng apatit trên địa bàn tỉnh Lào Cai”
-Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã đánh giá tổng quan về thực trạng
quản lý Nhà nước đối với việc kinh doanh mặt hàng đặc biệt là quặng apatit.
Luận văn nêu lên một số chính sách của địa phương về quản lý Nhà nước đối
với quặng apatit tại Lào Cai và đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý nhà

nước đối với quặng apatit ở Lào Cai đó là: Hoàn thiện cơ chế chính sách; xây
dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động kinh doanh; tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn lực; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra đối với quằng apatit trên địa bàn tỉnh Lào Cai .
(4) Ngô Sỹ Bích(2009), Luận án tiến sỹ “Những quan điểm và kiến nghị
về cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế với nước ta
hiện nay” - Bộ Công Thương. Luận văn ngoài việc nêu bật được thực trạng
của cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế, tác giả
cũng đã nêu ra các quan điểm và kiến nghị về cơ chế thị trường ở Việt Nam
và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế của Việt Nam trong đó có
kiến nghị về hoạt động thương mại theo nền kinh tế thị trường của các doanh
nghiệp
(5) Thủ tướng chính phủ (26/08/2015), Chỉ thị số: 21/CT-TTg về việc
tăng cường công tác quản lý nước đôi với hoạt động sản xuất, kinh doanh
than.Văn bản này là sự chỉ đạo của thủ tướng chính phủ đến các Bộ, ngành,
địa phươnng có liên quan: Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ


6

Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các
tỉnh có liên quan, Tập đoàn Công nghiệp – Than khoáng sản Việt Nam.
(6) TKV (số 15+16 tháng 08.2015), tạp chí than khoáng sản Việt Nam
" Những điều rút ra từ trận lũ lịch sử tại Quảng Ninh 2015". Bài viết đã nêu
bật lên sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành than để khắc phục thiên tai, phục
hồi sản xuất, ổn định đời sống của người cán bộ công nhân ngành than.
(7) TKV (số 13+14 tháng 07.2015), tạp chí than khoáng sản Việt Nam
"Ngành kinh tế gương mẫu". Bài viết đã nêu rõ: TKV là nguồn sản xuất than
chính của đất nước; để đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân, tập
đoàn đã kiên trì mục tiêu đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện địa chất

các khoáng sàng than; bên cạnh đó TKV không ngừng đầu tư xử lý nước thải
đảm bảo giảm tối thiểu nước thải ra môi trường, đặt mục tiêu phát triển công
nghiệp than một cách hài hòa với địa phương và cộng đồng.
Các tạp chí của than khoáng sản việt nam là tổng hợp các bài viết về
tình hình hoạt động cũng như công việc của công nhân, cán bộ ngành than –
khoáng sản. Đưa ra các chủ trưởng của nhà nước, kế hoạch của Vinacomin và
số liệu thực hiện có liên quan.
Tuy nhiên, có thể thấy, những tài liệu, công trình đã được nghiên cứu chỉ
đáp ứng được một phần nào đó trong công tác quản lý nhà nước về kinh
doanh than đá hoặc công bố cách thời điểm hiện tại một khoảng thời gian khá
dài. Trong khi nền kinh tế luôn vận động và phát triển. Do đó, đã có nhiều vấn
đề về QLNN đối với các lĩnh vực trong đó có than đá đã được sửa đổi, hoàn
thiện, cũng như có những vấn đề mới phát sinh. Bởi vậy, luận văn với đề tài
“Quản lý nhà nước địa phương với hoạt động kinh doanh than đá trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh” sẽ là sự kế thừa và bổ sung, cập nhật một số nội dung mới
liên quan đến công tác QLNN đối với lĩnh vực kinh doanh than đá, cũng như
đưa ra những thực trạng và kiến nghị phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại
địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.


7

3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng việc quản lý kinh doanh than đá trên địa
bàn tỉnh Quảng NInh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý
kinh doanh than đá trên địa bàn.
Để giải quyết được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài cần phải thực
hiện được 3 nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về đặc điểm mặt hàng than đá, kinh
doanh mặt hàng than đá và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

doanh mặt hàng than đá.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
mặt hàng than đá, các ưu điểm nhược điểm và nguyên nhân của nó
- Đề suất một số giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh mặt hàng than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
•Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh than đá và quản lý nhà
nước với hoạt động kinh doanh than đá.
• Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung quản lý cơ bản thuộc
quyền hạn và trách nhiệm phân cấp cho địa phương về việc cấp phép kinh
doanh than đá, quản lý về công tác khác thác than tại các mỏ, quản lý về chất
lượng, kiểm tra các quy chuẩn và độ an toàn trong khai thác và sử dụng than
đá, thanh tra và xử lý các vi phạm, đánh giá các tác động của kinh doanh và
quản lý than đá về tài nguyên quốc gia, nhiên nguyên liêu và các khía cạnh
khác về văn hóa, xã hội và môi trường.
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý của
các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh (như Tỉnh ủy ,Quản lý thị trường,
thanh tra Sở Công Thương, Chi cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng Sở Khoa


8

học & Công nghệ, …Công an kinh tế) đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng
than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý của thành phố
đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng than đá giai đoạn 2013 – 2015 và đề
suất giải pháp tăng cường quản lý cho năm 2020 và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn thu thập dữ liệu từ việc tổng

hợp báo cáo định kỳ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan hoạt
động kinh doanh than đá: UBND , Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi
trường , Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công an tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra luận
văn còn thu thập dữ liệu thông qua sách, báo, đề tài nghiên cứu, luận văn thạc
sĩ, tạp chí, internet…
Phương pháp phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu: phương pháp
phân tích thống kê kinh tế, phân tích tương quan, so sánh, tổng hợp dữ liệu,
tổng quan tư liệu .
Phương pháp sử dụng dữ liệu: phân tích, luận giải, tổng hợp, tổng
quan và kế thừa nghiên cứu của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà kinh doanh
và nhà khoa học,…sử dụng trong chương 1 và chương 3 của luận văn, chương
2 dùng phương pháp thông kê mô tả, phân tích thống kê kinh tế, thương mại,
so sánh, … các công cụ và phương tiện tin học để hỗ trợ nghiên cứu, phân
tích các dữ liệu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh than đá
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó chỉ ra những ưu điểm
đã làm được và những điểm hạn chế trong vấn đề quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để có thể đưa ra
những đề xuất, giải pháp để hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .


9

Về khoa học: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa và sáng tỏ thêm một số
vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh doanh than đá; các chỉ tiêu phản ánh kết
quả hoạt động kinh doanh than đá và nội dung quản lý nhà nước về kinh
doanh than đá; đúc kết kinh nghiệm quản lý nhà nước với hoạt động kinh

doanh than đá và bài học kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý hoạt động
kinh doanh khoáng sản trên địa phương khác.
Về thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác
đào tạo của các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế và quản trị kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp kinh nghiệm cho các cơ quan
nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh doanh
than đá ở Quảng Ninh và các địa bàn khác.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, danh mục
bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, lời mở đầu, kết cấu luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước địa phương đối
với kinh doanh than đá;
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015;
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh than đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


10

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI KINH DOANH THAN ĐÁ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động
kinh doanh than đá
- Trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm của "Quản lý" rồi sau đó sẽ tiếp
cận khái niệm "Quản lý nhà nước".
Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có Nhà nước với tính chất là
một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn.

Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân
quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào đó mà được tiến hành trên quy mô tương đối lớn đều
cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá
nhân và thực hiện những chức năng chung.
- Quản lý nhà nước.
Với góc độ tiếp cận quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: là hoạt động của
toàn bộ bộ máy Nhà nước từ cơ quan quyền lực Nhà nước tới các cơ quan
hành chính Nhà nước. Do đó, có thể hiểu quản lý Nhà nước theo nghĩa bao
quát là nói chức năng tổng thể bộ máy Nhà nước với tư cách là một tổ chức
quyền lực và mang tính chất pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn
bộ xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Với góc độ tiếp cận quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp: chính là quản lý
hành chính nhà nước trong đó có quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
bao gồm: quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ,
quản lý nhà nước về xã hội và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về
văn hóa – giáo dục – y tế, quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo, quản lý
nhà nước về an ninh quốc phòng… Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,
tác giả tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh là
một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại.


11

Tóm lại có thể hiểu quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể
mang tính chất quyền lực Nhà nước, bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng
quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ
sở pháp luật.
- Theo TS. Thân Danh Phúc, Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại
– trường đại học Thương mại, "Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ

phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng
đích, có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đến các đối
tượng quản lý là chủ thể thương mại cùng với hoạt động trao đổi mua bán
của họ thông qua việc sử dụng các công cụ, chính sách và biện pháp quản lý
nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện hội nhập",[8].
- Theo GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế trường đại học Kinh tế quốc dân, "Quản lý về nhà nước về kinh tế là sự tác
động có tổ chức bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân
nhắm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước,
các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt
ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế",[16]. Quản lý kinh
tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các
hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện
thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước.
- Từ các khái niệm trên cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài là quản
lý nhà nước ở cấp địa phương, tác giả đưa ra khái niệm quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh than đá như sau:
Quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh doanh than đá là
một bộ phận của Quản lý nhà nước địa phương và được Nhà nước địa phương
sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh than đá của địa phương
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong phát triển ngành kinh doanh than
đá ở một thời kỳ nhất định.
1.1.2. Một số lý thuyết về quản lý nhà nước
1.1.2.1. Lý thuyết của Adam Smith (Bàn tay vô hình)
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, là


12

tiền bối lớn của Mác. Ông có rất nhiều lý luận rất có giá trị và nổi bật phải kể
đến lý thuyết ”Bàn tay vô hình” được đưa ra vào năm 1776.

Học thuyết này nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế thị trường
canh trạnh và nó cũng phản ánh điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển .
Thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có
sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế)
Adam Smith cho rằng "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: Trong nền kinh tế
thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng
muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích
cho cả cộng đồng. Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia không cần
can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh;
ông kết luận: "Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những
quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh" - Tư tưởng này
đã chế ngự trong suốt thể kỉ XIX.
Lý thuyết ”Bàn tay vô hình” mang ý nghĩa: tôn trọng quy luật kinh tế
khách quan; tôn trọng tư tưởng tự do kinh tế (tự do kinh doanh, tự do sản
xuất, tự do cạnh tranh, thị trường tự do...); Nhà nước cần tham gia vào điều
tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
1.1.2.2. Lý thuyết của Keynes (Bàn tay hữu hình)
So sánh cách nhìn của Keynes và cách nhìn của Tân cổ điển có thể thấy
sự khác biệt nhau căn bản trong quản niệm về vai trò của nhà nước. Nếu Tân
cổ điển cho rằng nhà nước không nên điều tiết mà chỉ dựng lại ở chức năng
tạo môi trường thì Keynes khẳng định, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất
nghiệp và suy thoái nhà nước phải trực tiếp điều tiết kinh tế. Cách thức điều
tiết là thông qua những chương trình công cộng và dùng những chương trình
này để can thiệp tích cực với hướng kích thích và duy trì tốc độ gia tăng ổn
định của tổng cầu.
Keneys chủ trương: Đối với giới chủ cần phải tăng tiền lương (chứ
không phải cắt giảm tiền lương) để tăng tổng cầu, việc tăng lương vẫn có thể


13


kéo theo sự gia tăng lợi nhuận cho giới chủ nếu có sự can thiệp tích cực của
chính quyền nhằm kích tăng trưởng năng suất lẫn sản lượng. Kenyes cho rằng
có thể tăng lương và tăng lợi nhuận (thặng dư) khi và chỉ khi ta nối kết được
mức tăng trưởng tiền lương với mức tăng trưởng về năng suất, (Năng suất ở
đây chính là năng suất lao động hay sản lượng sản phẩm trong một giờ làm
việc của công nhân). Nếu số lượng sản phẩm trong một giờ gia tăng, và nếu
số sản phẩm tiêu thụ đối với số sản phẩm thặng dư là một hằng số, thì sản
lượng tuyệt đối cho tiêu thụ (lương)và cho thặng dư (lợi nhuận) có thể đồng
loạt gia tăng.
Như vậy, lý thuyết kinh tế của J.M. Keneys đã phủ nhận chính sách kinh
tế tự do chủ nghĩa của tư bản chủ nghĩa: tự do thả nổi, không cần can thiệp
của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa tất sẽ không đủ
cầu có hiệu quả, từ đó không thể có đầy đủ công ăn việc làm, chủ trương mở
rộng chức năng của Nhà nước, can thiệp một cách toàn diện vào kinh tế, cho
rằng đây là con đường duy nhất để chế độ kinh tế hiện hành tránh được khủng
hoảng toàn diện. Về mặt vận dụng chính sách cụ thể chủ trương áp dụng
chính sách tài chính mở rộng, dùng chính sách lạm phát tiền tệ để thay thế
chính sách tiền tệ truyền thống.
1.1.2.3. Lý thuyết của Samuelson.
Theo Samuelson hay lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp, thị trường là quá
trình mà thông qua đó người bán, người mua cọ xát lẫn nhau để xác định giá
cả và khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Cơ chế thị trường là một hình thức tổ
chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác
động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức
kinh tế là: sản xuất cái gì? Như thế nào? Cho ai? Cơ chế thị trường "không
phải là một hỗn hợp mà là một trật tự kinh tế".
Theo ông, nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua:
người tiêu dùng và kĩ thuật. Người tiêu dùng thống trị thị trường vì họ tiêu
dùng các hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra, họ bỏ phiếu bằng đô la.



14

Đồng thời người tiêu dùng chịu sự hạn chế của kĩ thuật. Ông ủng hộ sự kết
hợp của cơ chế thị trường và sự điều tiết của nhà nước.
Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có
những khuyết tật nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi (độc
quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình
đẳng). Do đó theo Samuelson cần có sự can thiệp của chính phủ (Nhà nước)
để khắc phục các khuyết tật.
Chính phủ (nhà nước) có 4 chức năng:
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc mà doanh nghiệp,
người tiêu dùng và cả chính phủ cũng phải tuân theo.
- Sửa chữa,khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường.
- Can thiệp hạn chế độc quyền.
- Can thiệp vào các tác động bên ngoài.
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước địa phương
1.1.3.1. Vai trò định hướng, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh
Được thể hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, các chương trình
mục tiêu, các dự án, kế hoạch và chính sách.Nhà nước ban hành các văn bản
Luật, các quy phạm pháp luật, các thông tư quyết định chỉ thị các cấp từ
Trung Ương đến địa phương tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải bám sát các văn bản Luật, các
thông tư để kịp thời lựa chọn các quyết định đầu tư đúng đắn, liên kết với các
đối tác một cách hợp lý nhất
1.1.3.2 Vai trò quy hoạch
Nhà nước có vai trò định hướng, ra chủ trương cho sự phát triển của
ngành, đặt trong mối tương quan và tương ứng với chiến lược phát triển kinh

tế của một nền kinh tế lớn mạnh. Các quy hoạch tầm nhìn 5-10 năm, 10-20
năm, 50 năm giúp cơ quan nhà nước địa phương định hình xây dựng phát
triển cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp qua đó kịp thời nắm bắt định


15

hình phát triển của tỉnh, của ngành để có đường lối định hình rõ ràng cho
doanh nghiêp.Trên cơ sở đó các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương
sẽ quy hoạch, hoạch định chiến lược từng ngành kinh tế và đề ra tầm nhìn và
bước đi trong thời gian dài cho phù hợp với quy định của nhà nước.
1.1.3.3. Vai trò tạo lập môi trường thương mại và canh tranh bình đẳng
Môi trường thương mại và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chính sách
luật pháp và thủ tục hành chính. Các thông tin về kế hoạch hóa thương mại
nếu bị sai lệch trong quá trình phổ biến cho các doanh nghiệp. Các quy định
chính sách nếu phân biệt đối xử sẽ bóp méo cạnh tranh, thủ tục hành chính
rườm rà, khung khổ pháp lý nếu không đầy đủ, đồng bộ nhất quán và minh
bạch sẽ gây ra trở ngại cho thương mại trên nhiều mặt, dẫn đến cả tổn thật về
vật chất và tinh thần.
Việt Nam đã rất nỗ lực trong lĩnh vực thương mại, nên khung khổ pháp
lý đầy đủ hơn đồng bộ hơn sẽ rất thuận lợi cho các hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh than đá. Cũng thông qua đó nhà nước tránh được việc xung đột
giữa các doanh nghiệp tự nhân và doanh nghiệp Nhà nước đem lại sự ổn định
và lành mạnh trên thị trường
Thông qua các cơ chế điều tiết Nhà nước đã khuyên khích, tạo lập môi
trường đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh than đá. Cơ chế này có tác
động gián tiếp, có quan hệ mật thiết với lợi ích vật chất của các doanh nghiệp,
gắn liền với việc vận dụng các đòn bẩy kinh tế. Hiệu quả tác động của cơ chế
kích thích này phụ thuộc vào tính hợp lý của các công cụ chính sách điều tiết
kinh tế vĩ mô

1.1.3.4. Vai trò giám sát kiểm tra các họat động của các đơn vị liên
quan, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Nhà nước đóng vai trò là trọng tài mọi hoạt động kinh doanh trên các
lĩnh vực của nền kinh tế. Việc giám sát kiểm tra hoạt động kinh doanh bất kì
mặt hàng nào cũng đều cực kỳ quan trọng. Thông qua thực hiện các chức
năng quản lý, nhà nước địa phương sẽ giám sát và kiểm tra những biểu hiện


16

sai lệch, những mâu thuẫn bất hợp lý trong quả trình thực hiện mục tiêu để từ
đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nhà nước kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa, việc kinh doanh hợp
pháp và nộp thuế ... của các đơn vị có liên quan rất chặt chẽ. Vai trò kiểm tra,
giám sát đối với các doanh nghiệp này được thực hiện thông qua cơ chế kiểm
soát và cưỡng chế. Thông qua đó thể hiện được thiện chí của nhà nược và
cũng mang tính nghiêm minh của quản lý nhà nước địa phương về thương
mại.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THAN ĐÁ
1.2.1. Đặc điểm của mặt hàng than đá và hệ thống cơ quan quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than đá
1.2.1.1. Đặc điểm của mặt hàng than đá
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh
thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi
hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần chính của than đá
là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Than đá, là sản
phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể
đốt cháy được.
Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng

như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng
đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ
than lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò).
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại, bao gồm: than
biến chế thấp, than biến chất trung bình và than biến chất cao. Trong đó mỗi
loại than khoán được phân bổ ở các vùng riêng biệt.
Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông
Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn.
Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.


17

Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên,
vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài
nguyên gần 80 triệu tấn.
Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng
Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ
tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than
Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.
Ở nước ta, có rất nhiều mỏ than lớn nhỏ khác nhau nhưng tập trung
nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh, nơi có sản lượng khai thác mỗi năm khoảng 15
đến 20 triệu tấn.
Một số thuật ngữ, định nghĩa theo tiêu chuẩn việt nam 8910:2011 than
thương phẩm – yêu cầu kĩ thuật ,[3].
- Than thương phẩm (commercial coal ): là loại than sau quá trình khai
thác sàng tuyển hoặc chế biến đạt các chỉ tiêu chất lượng yêu cầu về kĩ thuật
đã qui định và được sử dụng trong các ngành kinh tế.
- Than cục (lump coal): là các loại than có kích thước lơn hơn kích thước

giới hạn dưới và nhỏ hơn kích thước giới hạn treen
- Than cám (fine coal): là cá loại than có kích thước nhỏ hơn giới hạn
trên (nhỏ hơn 25mm) và không có giới hạn dưới.
- Than không phân cấp (non classify coal): là các loại than có thước giới
hạn trên lớn (100mm đến 200mm) và không có giới hạn dưới.
- Than bùn tuyển (mud washing coal): là các loại than cấp hạt mịn phát
sinh trong quá trình tuyển ướt được cô đặc lọc tách bớt nước.
- Tỷ lệ dưới cỡ (undersized propotion): là tỷ lệ giữa khối lượng phần cỡ
hạt có kích thước nhỏ hơn kích thước giới hạn xác định so với tổng khối
lượng xác định, tính theo phần trăm khối lượng.
- Tỷ lệ trên cỡ (oversized propotion): là tỷ lệ giữa khối lượng phần cỡ hạt
có kích thước lớn hơn kích thước giới hạn xác định so với tổng khối lượng
xác định, tính theo phần trăm khối lượng.


18

- Độ tro khô (Ak), (ash, on dry basic): là phần khoáng không cháy được
sau khi đốt cháy hoàn toàn than ở điều kiện xác định, tính theo phần trăm so
với khối lượng than được quy định về trạng thái khô.
- Hàm lượng ẩm toàn phần (Wtb), (total moisture, as received): là số phần
trăm nước bên ngoài và nước trong mẫu khô bằng không khí so với mẫu xác
định hàm lượng ẩm. Nước bên ngoài là phần nước được giải phóng (thoát)
khỏi mẫu khi được sấy trong điều kiện theo tiêu chuẩn đến trạng thái cân bằng
với hàm lượng ẩm môi trường khí quyển. Nước trong khô bằng không khí là
lượng nước liên kết mao dẫn trong nhiên liệu còn tồn dư khi mẫu ở trạng thái
cân bằng với hàm lượng ẩm môi trường khí quyển.
- Chất bốc khô (Vk) , (volatile matter, on dry basic): là tỷ lệ phần trăm
theo khối lượng của lượng khí và hơi đã trừ đi hàm lượng ẩm được giải phóng
khỏi nhiên liệu khi được gia nhiệt trong môi trượng không có không khí ở

điều kiên tiêu chuẩn so với khối lượng nhiên liệu đã được quy khô.
- Trị số tỏa nhiệt (Qkgr), (gross calorific value, on dry basic): là giá trị
năng lượng riêng tuyệt đối của quá trình đốt, tính bằng cal, đối với đơn vị
khối lượng nhiên liêu rắn được quy về trạng thái khô, được đốt cháy với oxi
trong bom nhiệt lượng dưới các điều kiện tiêu chuẩn. Sản phẩm cháy thu
được bao gồm khí oxi, nito, cacbondioxit, lưu huỳnh dioxit, nước (tương
đương trạng thái bão hòa với cacbondioxit dưới điều kiện phản ứng trong
bom) và tro rắn.
- Lưu huỳnh chung khô (skch), (total sulphur, on dry basic): là tổng hợp
các dạng hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu than khô được xác định trong điều
kiện tiêu chuẩn.
Than gồm 3 loại chính là: Than cám, than cục và than bùn. Và để phân
chia thành từng loại than cụ thể chi tiết hơn, cần phải dựa vào các chỉ tiêu sau:
cỡ hạt mm, tỷ lệ dưới cỡ khi giao nhận ban đầu, độ tro khô (Ak), độ ẩm toàn
phần (Wtp), chất bốc khô (Vk), lưu huỳnh chung khô (S), trị số toả nhiệt toàn
phần khô (Q).


19

Phương pháp thử để phân loại các than đá:
- Lấy mẫu than và chuẩn bị mẫu theo TCVN 1693:1995 (ISO
18283:2006)
- Tính chuyển kết quả phân tích trên những cơ sở khác nhau theo TCVN
318:1997 (ISO 1170-1977)
- Xác định tỷ lệ dưới cỡ, trên cỡ khi giao nhận ban đầu theo TCVN 43072005
- Xác định độ tro khô Ak theo TCVN 173:1995 (ISO 1171-1999)
- Xác định độ ẩm toàn phần Wtp Theo TCVN 172:2007 (ISO 589-2003)
- Xác định hàm lượng chất bốc khô Vk theo TCVN 174:2007 (ISO 5621998)
- Xác định hàm lượng lưu huỳnh chung khô Sk theo TCVN 175:1995

(ISO 334-1992)
- Xác định hệ số toả nhiệt toàn phần khô Qk theo TCVN 200:1995 (ISO
1928-1995)
Mỗi một loại than khác nhau thì những chỉ tiêu trên sẽ thay đổi tùy thuộc
vào vùng miền và đặc trưng của từng mỏ. Ở Quảng Ninh than được chia ra ba
khu vực : than vùng Hòn Gai - Cẩm Phả, than vùng Vàng Danh – Uông Bí,
than vùng Mạo Khê – Tràng Bạch. Ba khu vực này loại than khác nhau tương
đối rõ rệt, ví dụ như :
Thứ nhất, than vùng Vàng Danh – Uông Bí là loại than nặng bền và khó
vỡ, trị số tỏa nhiệt Q vào loại trung bình, hàm lượng bốc Vk thấp dẫn tới bền
nhiệt
Thứ hai, than vùng Hòn Gai – Cẩm Phả là loại than nhẹ , trị số tỏa nhiệt
Q cao, hàm lượng chất bốc cao
Thứ ba, than vùng Mạo Khê Tràng Bạch là loại than độ bền kém nhất
trong ba khu vực kể trên, trị số tỏa nhiệt Q thấp, hàm lượng bốc trung bình
Than đá được chia theo 2 tiêu chuẩn : Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu
chuẩn cơ sở. Than tiêu chuẩn Việt Nam đa phần là những loại than có thể


20

phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.Than tiêu chuẩn cơ sở là những loại than chỉ
bán được trong nước không được xuất khẩu.
Than tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm các loại: cục 2,3,4,5 các loại; cám
1,2,3,4,5,6 các loại; bùn tuyển 1 các loại; than không phân cấp.
Than tiêu chuẩn cơ sở bao gồm các loại: cục xô 1 các loại; cục don 6,7,8
các loại; cám 7 các loại, bùn tuyển 2,3,4 các loại và các loại than khác.
1.2.1.2. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh than đá
Quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh doanh than đá là

việc Nhà nước bằng quyền lực thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, công
cụ quản lý tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh than đá nhằm đạt được
các mục tiêu đề ra. Để đạt được những mục tiêu đó nhà nước đã quản lý
ngành than thông qua hệ thống cơ quan quản lý riêng biệt phù hợp với từng
nội dung cụ thể.
Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than
đá bao gồm:
-Về cấp phép thành lập: Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò
và khảo sát khoáng sản trong đó có than đá. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Sở kế
hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép khai thác tận thu than
đá, giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp khi đủ điều kiện.
-Về hoạt động kinh doanh: Bộ Công Thương, Tổng cục Năng lượng, Sở
công thương các tỉnh thành phố là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động kinh
doanh than đá của các doanh nghiệp trên địa bàn (hướng dẫn việc thực hiện
theo đúng các văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch, chính sách của địa
phương...)
Ngoài các cơ quan trên thì việc quản lý Nhà nước địa phương đối với
hoạt động kinh doanh than đá là trách nhiệm của tất cả các Bộ, ngành và các
cơ quan chức năng địa phương chủ trì phối hợp thực hiện cùng nhau.


21

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh
doanh than đá
Quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh doanh than đá là
một bộ phận trong hệ thống quản lý nhà nước thống nhất từ trung ương đến
địa phương. Và được thể hiện bằng quyền lực thông qua việc cụ thể hóa chủ
trương chính sách của nhà nước trên cơ sở đặc thù của địa phương. Các cơ
quan quản lý nhà nước tổ chức ban hành các văn bản thề chế hóa các văn bản

quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
Nội dung của quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than đá
bao gồm:
1.2.2.1. Ban hành các bản pháp lý quy định quản lý Nhà nước địa
phương cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh than đá.
Các văn bản Quản lý nhà nước địa phương đối với hoạt động kinh doanh
than đá là công cụ quản trọng nhất của quản lý nhà nước đối với hoạt động
này. Nhà nước quản lý thông qua điều chỉnh các quan hệ pháp luật, sử dụng
luật để điều tiết, giám sát, khống chế hoạt động của các hoạt động kinh doanh
than đá theo đúng quỹ đạo nhằm đảo bảo giữ gìn an ninh trật từ và an ninh xã
hội. Pháp luật quy định chuẩn mực hành vi của các doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động kinh doanh than đá, do vậy nó xác lập hệ thống các quan hệ
quản lý cơ bản trong lĩnh vực này. Pháp luật cũng là công cụ tạo môi trường
kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể tham gia vào hoạt
động kinh doanh loại tài nguyên khoáng sản này. Pháp luật cũng là công cụ
cưỡng chế hành vi của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh than đá nếu có
hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước có vai trò giúp hoạt động kinh doanh
than đá phát triển, đồng thời đảm bảo điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh
doanh. Nói cách khác, Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra các dịch vụ công về môi
trường chính trị, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin
ngành than... phục vụ lĩnh vực thương mại nói chung và hoạt động kinh doanh
than đá nói riêng.


×