Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

chuyên đề: Một số dạng bài tập về hợp chất chứa C, H, O, N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.3 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

Page 1


1. MỞ ĐẦU

Trong quá trình dạy học và ôn thi đại học, tôi nhận thấy việc giải các bài tập về hợp
chất của C, H, N, O học sinh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là bài tập biện luận và xác
định công thức cấu tạo (CTCT) của hợp chất.
Hợp chất chứa C, H, O, N có thể là amino axit, muối,... Do đó để giải được bài
toán dạng này, học sinh cần có kiến thức tổng quát của các nhóm chức: amin, axit
cacboxylic, este, peptit. Đồng thời học sinh cũng cần có kĩ năng, kinh nghiệm khi giải
toán.
Học sinh trường THPT …………. đa số ở mức độ trung bình và khá, vì vậy gặp
những dạng bài trên thường có tâm lí “buông xuôi”; “khoanh bừa”. Giáo viên dạy nội
dung này, vì thế gặp nhiều bối rối trong cách truyền tải kiến thức.
Trước thực trạng trên, năm học 2019- 2020, dựa trên kinh nghiệm của các khóa
học trước, tôi đã xây dựng chuyên đề:
“Một số dạng bài tập về hợp chất chứa C, H, O, N”
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
…………………..
3. SỐ TIẾT DỰ KIẾN
Dự kiến 07 tiết. Trong đó:
Với lớp 12A1 dự kiến:
+ 01 tiết: tổng hợp kiến thức
+ 01 tiết: cho dạng bài tập mức độ nhận biết.
+ 01 tiết: cho dạng bài tập mức độ thông hiểu.
+ 02 tiết: cho dạng bài tập vận dụng thấp.
+ 01 tiết: cho dạng bài tập vận dụng.
+ 01 tiết: Kiểm tra đánh giá.


Với lớp 12A2 dự kiến:
+ 01 tiết: tổng hợp kiến thức
+ 01 tiết: cho dạng bài tập mức độ nhận biết.
+ 02 tiết: cho dạng bài tập mức độ thông hiểu.
+ 02 tiết: cho dạng bài tập vận dụng thấp.
+ 01 tiết: Kiểm tra đánh giá.
Với lớp 12A3 dự kiến:
+ 1,5 tiết: tổng hợp kiến thức
+ 1,5 tiết: cho dạng bài tập mức độ nhận biết.
+ 2 tiết: cho dạng bài tập mức độ thông hiểu.
+ 01 tiết: cho dạng bài tập vận dụng thấp.
+ 1 tiết: Kiểm tra đánh giá.

Page 2


4. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
4.1. Amin
Khái niệm :
Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro
trong phân tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon.
Tính chất vật lí đặc trưng của amin:
Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khó
chịu, độc , dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn,
Tính chất hóa học
- Tính bazơ
+ Tác dụng với nước: Dung dịch các amin mạch hở trong nước làm quỳ tím hoá xanh,
phenolphtalein hoá hồng.
[CH3NH3]+ +OH-


CH3NH2 + H
2O

Anilin và các amin thơm phản ứng rất kém với nước.
+ Tác dụng với axit
C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl−
anilin
phenylamoni clorua
Nhận xét:
+ Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,…có khả năng làm xanh giấy
quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng
của nhóm ankyl.
+ Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng
không làm hồng phenolphtalein vì tính bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là
ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol).
Ví dụ Tính bazơ: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2
- Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
:NH2

+ 3Br2

H2O

Br

NH2

Br
+ 3HBr


Br

(2,4,6-tribromanilin)

 Nhận biết anilin
4.2. Amino axit.
Khái niệm:
Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm
amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
CTTQ: (H2N)x−R−(COOH)y (x ≥ 1, y ≥ 1)
Cấu tạo phân tử:
Nhóm COOH và nhóm NH2 trong amino axit tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực,
ion này nằm cân bằng với dạng phân tử.

R - CH - COO+

NH3

Dạng ion lưỡng cực

R - CH - COOH
NH2
Dạng phân tử
Page 3


Danh pháp
- Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.
Ví dụ:
H2N–CH2–COOH

axit aminoetanoic
HOOC–[CH2]–CH2(NH2)–COOH axit 2-aminopentanđioic
-Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông
thường của axit cacboxylic tương ứng.
CH3–CH(NH2)–COOH
axit α-minopropionic
Ví dụ:
H2N–[CH2]5–COOH
axit ε-aminocaproic
H2N–[CH2]6–COOH
axit ω-aminoenantoic
- Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường được
đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng.
Bảng tổng hợp tên gọi của một số α- aminoaxit
Công thức
Tên thay thế
Tên bán hệ thống
Tên

thường hiệu
H2N–CH2–COOH
Axit aminoetanoic
Axit aminoaxetic
Glyxin
Gly
CH3–CH–COOH
Axit
Axit α-aminopropionic Alanin
Ala
NH2

2-aminopropanoic
CH3–CH–CH–COOH
Axit 2-amino-3Axit αValin
Val
CH3 NH2
- metylbutanoic
aminoisovaleric
HO–C6H4–CH2–CH–COOH Axit 2-amino-3(4Axit α-amino-βTyrosin Tyr
NH2
-hiđroxiphenyl)
-(ρ-iđroxiphenyl)
Propanoic
propionic
HOOC–(CH2)2–CH–COOH Axit
Axit
Axit
Glu
NH2
2-aminopentanđioic α-aminoglutric
glutamic
H2N–(CH2)4–CH–COOH
Axit
Axit α,εLysin
Lys
NH2
2,6-điaminohexanoic -điaminocaproic
Để học sinh có thể nhớ được cả bảng trên là một điều khó khăn, nên có thể thu gọn lại
theo bảng sau:
Bảng một số giá trị của α -aminoaxit
Tên thường

Số nhóm –NH2
Số nhóm –COOH
Phân tử khối
Glyxin
1
1
75
Alanin
1
1
89
Valin
1
1
117
Tyrosin
1
1*
181
Axit glutamic
1
2
147
Lysin
2
1
146
* Lưu ý: Tyrosin có 2 H linh động, 1 ở nhóm -COOH, 1 ở nhóm -OH gắn vào vòng
benzen.
Tính chất vật lí

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại
ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao vì là hợp chất ion.
Tính chất hóa học
- Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit
+ Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi:
 x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu
 x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh
Page 4


 x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

- Tính chất lưỡng tính:
+ Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O
Hoặc: H3N+–CH2–COO– + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O
+ Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH
hoặc: H3N+–CH2–COO– + HCl → ClH3N–CH2–COOH
- Phản ứng este hóa nhóm COOH
H2N–CH2–COOH + C2H5OH
ClH3N–CH2–COOC2H5 + H2O
- Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2
H2N–CH2–COOH + HNO2 → HO–CH2 –COOH (axit hiđroxiaxetic) + N2 + H2O
- Phản ứng trùng ngưng
+ Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành
polime thuộc loại poliamit
nH2N–(CH2)5–COOH→ (–NH–(CH2)5–CO–)n + nH2O
axit ε-aminocaproic
nilon-6 (tơ capron)

+Trong phản ứng này, -OH của nhóm -COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm
NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime.
ứng dụng
- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại
protein của cơ thể sống.
- Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)
- Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp
(nilon– 6 và nilon – 7)
- Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin
(CH3–S–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH) là thuốc bổ gan
4.3. Peptit và protein
Peptit:
- Khái niệm
Liên kết của nhóm –CO- với nhóm -NH -giữa hai đơn vị

α

-aminoaxit được gọi là liên
α
kết peptit ( - CO- NH- ). Peptit là những hợp chất có từ 2- 50 gốc - aminoaxit liên kết
với nhau bằng các liên kết peptit.
- Cấu tạo.
α
Phân tử peptit gồm nhiều gốc -aminoaxit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật
tự nhất định:
Một đầu còn nhóm NH2 một đầu còn có nhóm COOH
- Tính chất hóa học
+ Phản ứng thủy phân

Page 5



H2N-CH-CO--NH-CH-CO-...-NH-CH-COOH
R1

R2

Rn

+ n H2O
H 2NCH(R1)COOH + ...H2NCH(Rn)COOH

H2N-CH-CO--NH-CH-CO-...-NH-CH-COOH
R1

R2

Rn

+ NaOH
H2NCH(R1)COONa + ...H2NCH(Rn)COONa +

H2 O
+ Phản ứng màu biure
Peptit, protein tác dụng với Cu(OH)2/OH- (trừ đipeptit), có hiện tượng xuất hiện
màu tím.
4.4. Nội dung kiến thức mở rộng
Các hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N
- Amino axit
- Este của amino axit

- Muối amoni:
+ Muối của axit cacboxylic; amino axit với amoniac
+ Muối của axit cacboxylic; amino axit với amin
+ Muối của amin; amino axit với HNO3
+ Muối của amin; amino axit với H2CO3
+ Peptit, protein (Không trình bày trong chuyên đề này)
+ Muối được hình thành giữa CO2 và NH3
Các phản ứng hóa học liên quan
- Phản ứng cháy
- Phản ứng axit- bazơ
- Phản ứng thủy phân
Công thức liên quan
- CxHyOzNt
- Klt = (2.x+ t- y +2)/2
+ Nếu hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị thì:
Klt = K tt = π + Số vòng
+ Nếu có liên kết ion
-Klt + K tt= i
Với i là số liên kết ion.
Ktt = lk π + Số vòng.
Thường tính ktt
5. HỆ THỐNG (PHÂN LOẠI, DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG) CÁC DẠNG BÀI TẬP
ĐẶC TRƯNG
5.1. Dạng 1: Từ CTPT chỉ ra CTCT của hợp chất
Con đường tư duy
- CxHyOzNt
- Klt = (2.x+ t- y +2)/2
+ Nếu hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị thì:
Page 6



Klt = K tt = π + Số vòng
+ Nếu có liên kết ion
Klt = K tt - i
Với i là số liên kết ion.
Ktt = lk π + Số vòng.
Thường tính - i ( số nguyên)
Các ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho chất X có CTPT là C 2H7O2N, biết X tác dụng được với dung dịch NaOH,
chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k= (2.2+ 2+1-7)/2 =0
- Do k= 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
i nên ktt =1, i=1. Chứa một nhóm muối amoni.
 Vậy CT của hợp chất là: HCOONH3CH3; CH3COONH4.
Ví dụ 2: Cho chất X có CTPT là C2H8N2O4, biết X tác dụng được với dung dịch NaOH,
chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k= 0.
- Do k= 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
I , i= 2; π= 2. Chứa hai nhóm muối amoni.
 Vậy CT của hợp chất là: NH4OOC-COONH4;
Ví dụ 3: Cho chất X có CTPT là C 3H9O2N, biết X tác dụng được với dung dịch NaOH,
chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k=0
- Do k= 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
i nên ktt =1, i=1. Chứa một nhóm muối amoni.
 Vậy Công thức là
CH3CH2COONH4

CH 3COONH3CH3
HCOONH 3CH2CH3
HCOONH 2(CH3)2
Ví dụ 4: Cho chất X có CTPT là C2H8N2O3 , biết X tác dụng được với dung dịch NaOH,
chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k=0
Do k= 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
i nên ktt =1, i=1.Chứa một nhóm muối amoni
 TH1: muối của cacbonat : NH2CH2NH3 HCO3; CH2(NH3)2CO3
 TH2: muối của gốc nitrat CH3CH2NH3NO3; (CH3)2NH2NO3
Ví dụ 5: Cho chất X có CTPT là C3H12N2O3 , biết X tác dụng được với dung dịch NaOH,
chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k= -1
Do k< 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
i nên ktt =1, i=2. Nên chứa hai nhóm muối amoni và có gốc cacbonat.
 Vậy Công thức là
NH4CO3H3NCH2CH3
NH 4CO3NH2(CH3)2.
Page 7


CH 3NH3CO3H3NCH3
Ví dụ 6: Cho chất X có CTPT là C6H8N2O3, chứa vòng benzen, biết X tác dụng được với
dung dịch NaOH, chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k=4
Do k< 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
i nên ktt =5, i=1. Nên chứa một nhóm muối amoni

 Vậy Công thức là
C6H5NH3NO3.
Ví dụ 7: Cho chất X có CTPT là C3H10N2O3 , biết X tác dụng được với dung dịch NaOH,
chỉ ra các CTCT của X.
Con đường tư duy
- k=0.
Do k= 0, nên hợp chất là muối amoni, hợp chất có liên kết ion.
i nên ktt =1, i=1. Nên chứa một nhóm muối amoni.
 Vậy CT của hợp chất là: CH3CH2CH2NH3NO3
(CH3)3NHNO3
(CH3)2CHNH3NO3
5.2. Dạng 2: Bài tập xác định công thức phân tử dựa vào phản ứng đốt cháy
Con đường tư duy
nCO2 – nH2O = (k – 1 + ) nX
với t là số nguyên tử N.
nx = nN2
Số nguyên tử C =
Số nguyên tử H =
Số nguyên tử N =
Bảo toàn khối lượng:
mX= mC + mH+ mO + mN
mX + mO2 = m CO2 + m H2O + m N2
Bảo toàn nguyên tố với oxi: nO(X) + nO(O2) = nO(CO2) + nO(H2O)
(H2O)
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít
khí N2 (cáckhí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu
được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOC3H7
B. H2NCH2COOCH3.

C. H2NCH2CH2COOH.
D. H2NCH2COOC2H5.
Con đường tư duy
= 0,15 mol; = 0,175 mol; = 0,025 mol.
Ta có nX = nN2 = 0,05 mol.
Số nguyên tử C = = 3.
 Công thức cấu tạo thu gọn của A là H2NCH2COOCH3, đáp án B
5.3. Dạng 3: Bài tập sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng, bảo toàn khối
lượng
- Tăng giảm khối lượng:
Con đường tư duy 1:
-COOH – COOM
1mol
1mol khối lượng tăng (M -1) gam
Page 8


x mol
Con đường tư duy 2:

khối lượng tăng m muối - mx

-NH2 – NH3Cl
1mol
1mol
x mol

khối lượng tăng 36,5 gam
khối lượng tăng m muối - mx


- Bảo toàn khối lượng:
Con đường tư duy
+ =+.
- COOH + OH- COO- + H2O. Số mol OH- = số mol H2O.
+ =
Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 1: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho
15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. H2NC2H4COOH.
D. H2NC4H8COOH.
Con đường tư duy 1: Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
-COOH – COONa
1mol
1mol
khối lượng tăng 23-1 = 22 gam
x mol
khối lượng tăng 19,4- 15 gam = 4,4
gam
x = 0,2 mol. Nên MX =75.
 Vậy X có CTCT là: H2NCH2COOH, đáp án B.
Con đường tư duy 2: Sử dụng bảo toàn khối lượng
Số mol NaOH = số mol H2O = x mol.
+ =+
15 + 40 x = 19,4 + 18 x. Nên x= 0,2 mol. MX =75.
 Vậy X có CTCT là: H2NCH2COOH, đáp án B.
Ví dụ 2: α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl
(dư), thu được 13,95gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CH(NH2) CH2 COOH
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2 CH(NH2)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Con đường tư duy 1: Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
-NH2 – NH3Cl
1mol
1mol
khối lượng tăng 36,5 gam
x mol
khối lượng tăng 13,95- 10,3 gam = 3,65
gam
x = 0,1 mol. Nên MX =103.
 Vậy CTCT của X là CH3CH2 CH(NH2)COOH, đáp án C
Con đường tư duy 2: Sử dụng bảo toàn khối lượng
+ =
10,3 + 36,5 x = 13,95. Nên x= 0,1 mol. MX = 103.
 Vậy CTCT của X là CH3CH2 CH(NH2)COOH, đáp án C
Ví dụ 3: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m 1 gam
muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m 2 gam
muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5 gam. Công thức phân tử của X là
Page 9


A. C5H9O4N.
B. C4H10O2N2.
C. C5H11O2N.
D. C4H8O4N2.
Giả sử aminoaxit X có b nhóm NH2 và a nhóm COOH, sử dụng tăng giảm
Con đường tư duy

- (COOH)a – (COONa)a
1mol
1mol khối lượng tăng 22a gam
Con đường tư duy
-(NH2)b – (NH3Cl)b
1mol
1mol khối lượng tăng 36,5b
Ta có m2 – m1 = 22a- 36,5b = 7,5. Lập bảng xét, có a = 1; b =2 là thỏa mãn.
 Vậy CTCT của X là C4H10O2N2, Đáp án là A
5.4. Dạng 4: Bài tập về phản ứng trao đổi giữa các amino axit, muối với dung dịch
axit, bazơ
Con đường tư duy 1: Trả lời câu hỏi: gốc cation kim loại hoặc anion gốc axit “chạy” đi
đâu?
Con đường tư duy 2: Thực chất là phản ứng của H+ với OH- H2N- R- COOH + H+ NH3+ R COOH
- H2N- R- COOH + OH- H2N- R- COO- + H2O
Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 1: Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin phản ứng với 200 ml dung dịch
HCl 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 450 ml dung dịch
NaOH 1M. Thành phần % về khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là
A. 55,83%.
B. 53,58%.
C. 44,17%.
D. 47,41%.
Con đường tư duy 1: Na đi vào đâu? Na đi vào muối -COONa và NaCl
Gly: a mol H2NCH2COOH a mol H2NCH2COONa
Ala: b mol H2NCH(CH3)COOH b mol H2NCH(CH3)COONa
nNaCl= nHCl= 0,2 mol.
Gly:a 75a + 89b = 20,15
a = 0,15
75.0,15

→
→
→ %Gly =
= 55,83%

20,15
 Ala: b a + b = 0,45− 0,2 = 0,25 b = 0,1

Con đường tư duy 2: Đơn giản hóa: Coi NaOH phản ứng với HCl, và phản ứng với
COOH của hỗn hợp X.
OH- + H+ H2O
0,2 0,2
OH- + COOH COO- + H2O.
0,25
0,25
Gly:a 75a + 89b = 20,15
a = 0,15
75.0,15
→
→
→ %Gly =
= 55,83%

20,15
 Ala: b a + b = 0,45− 0,2 = 0,25 b = 0,1

 Đáp án B

Ví dụ 2: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol alanin và 0,2 mol glyxin tác dụng với 0,5 lít dung
dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với

dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A.68,3.
B. 49,2.
C. 70,6.
D. 64,1
Con đường tư duy 1: Vì HCl dư nên “Clo” đi đâu ?
NaCl; NH3ClCH2COOH;
CH3CH(NH3Cl)COOH.

Page 10


NaCl :0,5(mol)

→ m = 64,1NH3Cl − CH2 − COOH :0,2(mol)

CH3 − CH ( NH3Cl ) − COOH :0,1(mol)

Con đường tư duy 2: Do HCl dư, coi HCl phản ứng với NaOH, với glyxin và alanin
Áp dụng bảo toàn khối lượng:
0,1.89 + 0,2. 75 + 0,5.40 + 0,8. 36,5= m + 0,5.18. Vậy m= 64,1 gam.
 Đáp án D
Ví dụ 3: Cho 0,15 mol H2NCH2COOH vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung
dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol
NaOH đã phản ứng là
A. 0,40.
B. 0,50.
C. 0,35.
D. 0,55.
Con đường tư duy 1: Na đi vào đâu Na đi vào muối COONa và NaCl

H2NCH2COONa:0,15 BTNT.Na

→ nNaOH = 0,5(mol)

NaCl :0,35

Nó vào
Con đường tư duy 2: Coi NaOH phản ứng với HCl và với glyxin
tính nH+ + nCOOH = 0,15+ 0,175. 2= 0,5 mol
Nên nNaOH= nH+ + nCOOH = 0,5 mol.
 Đáp án B
5.5. Dạng 5: Biện luận xác định CTCT của hợp chất
Con đường tư duy:
- Dựa vào việc xác định k, chỉ ra ktt; i
- Căn cứ vào đề bài, các dấu hiệu để biện luận và tìm CTCT đúng của hợp chất
- Một số đặc điểm nhận biết nhanh
+ Sơ đồ tạo muối chứa C, H, N, O

- Tương tự, sẽ thiết kế được muối của amino axit với amin, amoniac hoặc với axit
H2CO3, HNO3.
+ Tính k:
 Nếu k ≤ 0 thì X là muối.
 Nếu k > 0 thì X có thể là X là este, amino axit, muối chứa gốc không no, peptit.
Page 11


+ Từ sơ đồ hình thành các muối amino, ta có thể nhìn nhanh ra dạng tổng quát của công
thức cần tìm.
• Nếu hợp chất X tác dụng với dung dịch bazơ, sản phẩm tạo ra chất khí, làm xanh
giấy quỳ ẩm thì

 Chất X là muối được hình thành từ amin ở thể khí với axit
 Hoặc chất X là muối được hình thành từ amoniac Nếu chất X tác dụng với cả
dung dịch bazo và dung dịch axit
• Nếu hợp chất X tác dụng với dung dịch bazơ, sản phẩm chỉ tạo ra muối thì X là
amino axit, là este có gốc R’ là gốc của phenol.
• Nếu hợp chất X tác dụng với dung dịch bazơ, sản phẩm có ancol R ’OH, thì X là
este.
• Nếu hợp chất X tác dụng với dung dịch axit, sản phẩm tạo ra khí làm hồng giấy quỳ
ẩm, X là muối của axit cacbonic với amoniac hoặc amin.
• Từ công thức phân tử X, lưu ý đến số lượng nguyên tử Oxi
 Nếu có 2 nguyên tử Oxi thì X có thể là este, muối amino của amoniac,
amino axit.
 Nếu có 3 nguyên tử Oxi thì X có thể là muối của axit cacbonic, hoặc axit
nitric, đipeptit (không xét ở chuyên đề này).
Các ví dụ mẫu:
Ví dụ 1: Xác định công thức cấu tạo và tên của A(C 3H7O2N). Biết rằng A có tính chất
lưỡng tính, phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ; với ancol etylic có axit làm xúc tác
tạo thành hợp chất có công thức C5H11O2N. A có trong tự nhiên. Hãy viết đầy đủ các
phương trình phản ứng xảy ra và ghi điều kiện (nếu có).
a) Công thức cấu tạo của A :
Con đường tư duy: C3H7O2N , k=1
- Theo đề A lưỡng tính và A phản ứng với ancol etylic tạo C5H11O2N

A
chứa nhóm -COOH nên ktt =1; i=0.
- A phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ ⇒
A chứa nhóm -NH2
- A có trong tự nhiên ⇒ A là α-aminoaxit
 Công thức cấu tạo của A : CH3CH(NH2)COOH (alanin)
b) Phương trình phản ứng :

CH3 CH COOH + HONO

CH3 CH COOH + N2 + H2O

NH2
CH3 CH COOH

OH
+ C2H5OH

HCl

CH3 CH COOC2H5 + H2O

NH2

NH3Cl

Ví dụ 2: Cho 0,1 mol X C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng
thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y, cô cạn Y được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m là
A.5,7
B.12,5
C.15,5
D.21,8
Con đường tư duy:
C2H8N2O3 ;k=0
Page 12



Do X + NaOH thu được chất làm xanh giấy quỳ, nên A là muối amoni. k tt = 1; i=1, A có
thể là
TH1: muối của cacbonat : NH2CH2NH3 HCO3; CH2(NH3)2CO3
TH2: muối của gốc nitrat CH3CH2NH3NO3; (CH3)2NH2NO3
- X tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí làm xanh quì ẩm. Nên TH2 thỏa
mãn
X +NaOH= NaNO3 + Sản phẩm hữu cơ
0,1 0,2
0,1 mol
Chất rắn gồm: NaNO3 (0,1mol) và NaOH dư (0,1mol).
 Khối lượng chất rắn: 12,5 gam
Ví dụ 3: Hợp chất X: C5H13NO2 phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng sinh ra khí Y
nhẹ hơn không khí và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn:
A. 6
B. 4
C. 8
D.10
Con đường tư duy:
C5H13NO2 (k=0)
Do X + NaOH, sinh ra Y làm xanh quỳ tím, nên X là muối ktt = 1; i=1.
RCOOH3NR’. Theo đề khí Y nhẹ hơn không khí suy ra H2NR’< 29. Nên R’=1, khí
là NH3 (amoniac).
Vậy X có dạng C4H9COONH4.
 CTCT của X là:
+ CH3 CH2 CH2 CH2 COONH4
+ CH3 CH(CH3) CH2 COO NH4
+ CH3 CH2 CH(CH3) COONH4
+ CH3 C(CH3 )2 COONH4
Đáp án là B
Ví dụ 4: Hợp chất X có công thức phân tử là C 2H8O3N2. Cho 16,2 gam X phản ứng hết

với 400ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn thu được phần hơi và phần rắn. Trong phần hơi
có chứa amin đa chức, trong phần rắn chỉ chứa chất vô cơ. Khối lượng phần rắn là
A. 26,75 gam
B. 12,75 gam
C. 20,7 gam
D. 26,3 gam.
Con đường tư duy:
C2H8N2O3 (k=0; ktt = 1; i=1), vì có 2 nguyên tử nitơ, nên có thể là
TH1: muối của cacbonat: NH2CH2NH3 HCO3, CH2(NH3)2CO3
TH2: muối của gốc nitrat CH3CH2NH3NO3, (CH3)2NH2NO3
Theo đề X+ KOH cô cạn sản phẩm thu được phần rắn chỉ chứa muối vô cơ, phần hơi là
amin đa chức. Nên TH1 thỏa mãn
- Vậy:
X +2KOH= K2CO3 + Sản phẩm hữu cơ
0,15 0,4
0,15
Chất rắn gồm: K2CO3 (0,15 mol) và KOH dư (0,1 mol).
 Khối lượng chất rắn: 26,3 gam
Đáp án là D
Ví dụ 5: Hợp chất có công thức phân tử là C 4H14O3N2 . Lấy 0.2 mol A tác dụng với
250ml dung dịch NaOH 2M đun nóng thu đựơc dung dịch B chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn
dung dịch B, khối lượng chất rắn thu được là
A.29,2 gam
B.33,2 gam
C.21,2 gam
D.25,2 gam.
Con đường tư duy:
Page 13



C4H14N2O3 (k=; π= 3; i=2), là muối, có hai liên kết ion nên chỉ có thể là muối cacbonat
trung hòa.
CH3CH2CH2 NH3CO3NH4
CH3CH2NH3CO3H3NCH3
(CH3)2NH2CO3H3NCH3
A + 2NaOH= Na2CO3 + 2 amin
0,2 0,5
0,2
Chất rắn gồm: Na2CO3 (0,2 mol) và NaOH dư (0,1 mol).
Khối lượng chất rắn: 25,2 gam
Đáp án: D

Page 14


6. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
6.1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Công thức tổng quát của aminoaxit no chứa hai nhóm amino và một nhóm
cacboxyl, mạch hở là
A.CnH2n+ 2O2N2.
B. CnH2n+ 1O2N2.
C. Cn+1 H2n+ 1O2N2.
D. CnH2n+ 3O2N2.
Câu 2: Amino axit là những hợp chất hữu cơ chứa các nhóm chức :
A. cacboxyl và hidroxyl

B. hidroxyl và amino

C. cacboxyl và amino
D. cacbonyl và amino

Câu 3: Hợp chất nào sau đây không phải là Amino axit
A. H2NCH2COOH
B. CH3CH2CONH2
C. CH3NHCH2COOH
D. HCOOCCH2CH(NH2)COOH
Câu 4: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. CH3COOC2H5
B. HCOONH4
C. C2H5NH2 D. H2NCH2COOH
Câu 5: Hợp chất nào sau đây không thuộc loại đipeptit ?
A. H2N-CH(CH3)CONH-CH2COOH. B. H2N-CH2CH2CONH-CH2-CH2COOH.
C. H2N-CH2CONH-CH2COOH.
D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X có công thức: H2N – CH2 – COOH. X có tên gọi là
A. Glyxin.
B. Lysin.
C. Valin.
D. Alanin.
Câu 7: Glyxin là tên gọi của chất nào sau đây?
A. C6H5NH2.
B. CH3NH2.
C. H2N-CH2-COOH.
D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 8: Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit, cần cho tác dụng với
A. NaOH
B. HCl
C. CH3OH/HCl D. HCl và NaOH
Câu 9: Axit glutamic HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH là chất
A. Chỉ có tính axit
B. Chỉ có tính bazơ

C Lưỡng tính
D. Trung tính.
Câu 10 Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3
B. H2N – CH2 – COOH
C. CH3COONH4
D. NaCl.
Câu 11: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl?
A. C2H5O
B. C6H5NH2
C. NH2-CH2-COOH
D. CH3COOH
Câu 12: Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với
C2H5NH2?
A. CH3OH.
B. NaOH.
C. HCl.
D. NaCl.
Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây không làm chuyển màu quỳ tím.?
A. H2N(CH2)2CH(NH2)COOH.
B. CH3CH(OH)COOH
C. H2NCH2COOH
D. C6H5NH3Cl
Câu 14: Hợp chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ ẩm?
A. NH3.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3COOH.
D. CH3NH2.
Câu 15: X là một là α-amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo
của X là:

A. H2NCH(CH3)COOH
B. H2NCH2CH2COOH
Page 15


C. H2NCH2COOCH3
D. CH2=CH–COONH4
Câu 16: Từ H2N[CH2]6NH2 và một chất hữu cơ X có thể điều chế tơ Nilon-6,6. CTCT
của X là:
A. HOOC(CH2)4COOH
B. HOOC(CH2)5COOH
C. HOOC(CH2)6COOH
D. CHO(CH2)4CHO
Câu 17: Công thức phân tử tổng quát của các amino axit no, mạch hở, phân tử chứa một
nhóm chức amino và hai nhóm chức cacboxyl là
A. Cn+1H2n+3O4N.
B. CnH2n+3O4N.
C. CnH2n -1O4N.
D. CnH2n+1O4N.
Câu 18: Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng
nhau là:
A. Gly, Ala, Glu
B. Gly, Val, Lys.
C. Gly, Ala, Glu
D. Gly, Val, Ala.
Câu 19: Alanin có công thức là
A. C6H5-NH2.
B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 20: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo

A. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.
B.NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
C. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
D.NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

Page 16


6.2. Mức độ thông hiểu
6.2.1. Dạng lí thuyết
Câu 1: Hợp chất có CTPT là CnH2n+1O2N có thể thuộc những loại hợp chất nào
sau đây ?
A. Aminoaxit.
B. Este của aminoaxit.
C. Muối amoni của axit hữu cơ ( n ≥ 3).
D. Cả A, B, C.
Câu 2:Hợp chất có CTPT là CnH2n+3O2N có thể thuộc những loại hợp chất nào sau đây
?
A. Aminoaxit.
B. Este của aminoaxit.
C. Muối amoni của axit hữu cơ.
D. Cả A, B, C
Câu 3: Hợp chất có CTPT là CnH2n+4O3N2 có thể thuộc những loại hợp chất nào sau đây?
A. Aminoaxit.
B. Este của aminoaxit.
C. Cả A, B, D.
D. Muối amoni của axit nitric và amin no đơn chức
Câu 4: Cho các chất sau: HOOC-[CH 2]2-CH(NH2)COOH (1), H2N-CH2-COOCH3 (2),

H2N-CH2-COOH (3), H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4), HCOONH 4 (5). Có bao nhiêu
chất là α -amino axit ?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 5: Cho các loại hợp chất: amino axit(X), muối amoni của axit cacboxylic(Y),
amin(Z), este của amino axit(T), dãy gồm các hợp chất đều phản ứng với NaOH và dung
dịch HCl là
A. X, Y, Z , T
B. X, Y, T
C. X, Y, Z
D. Y, Z, T.
Câu 6: Cho quỳ tím vào dung dịch mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào sẽ làm quỳ tím
hoá đỏ: (1) H2NCH2COOH;
(2) ClNH3CH2COOH;
(3) H2NCH2COONa
(4) H2N(CH2)2CH(NH2)-COOH;
(5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH;
A. (2), (5)
B. (1), (4)
C. (1), (5)
D. (2)
Câu 7: Cho dãy các dung dịch sau:
C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH 2]2CH(NH2)COOH, C2H5NH2,
NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3

Câu 8: Cho từng chất : NH2-CH2-COOH; CH 3COOH; CH 3COOCH3 lần lượt tác dụng
với dung dịch NaOH (đun nóng) và với dung dịch HCl (đun nóng). Số trường hợp xảy
ra phản ứng là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 9: Chất X có công thức là C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất
màu dung dịch Brôm. Công thức của X là
A. CH2 = CH COONH4
B. CH3CH(NH2)COOH
C. H2NCH2CH2COOH
D. CH3CH2CH2NO2
Câu 10: Một este có CT C3H7O2N, biết este đó được điều chế từ amino axit X và rượu
metylic. Công thức cấu tạo của amino axit X là:
A. CH3 – CH2 – COOH
B. H2N – CH2 – COOH
C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH
D. CH3 – CH(NH2) – COOH
Câu 11: Chất X có CTPT C 2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây ?
A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic.
B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic.
C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit.
Page 17


D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni.
Câu 12: Chất hữu cơ X có CTPT là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1
có CTPT là C2H4O2NNa. Vậy công thức của X là

A. H2NCH2COOCH2CH3.
B. H2NCH2COOCH3.
D. CH3CH2COONH4.
C. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 13: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun
nóng thu được muối Y có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của X. X không thể là chất
nào ?
A. CH3CH2COONH4.
B. CH3COONH3CH3.
C. HCOONH2(CH3)2.
D. HCOONH3CH2CH3.
Câu 14: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi
của X là
A. amoni acrylat.
B. metyl aminoaxetat.
C. axit β-aminopropionic
D. axit α-aminopropionic
Câu 15: Phân biệt 3 dung dịch : H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một
thuốc thử là
A. dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH
C. Natri kim loại
D. Quì tím.
Câu 16: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol : (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH,
(3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là
A. (3), (1), (2)
B. (1), (2), (3)
C. (2) , (3) , (1)
D. (2), (1), (3)
Câu 17: Phát biểu không đúng là:

A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COOB. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.
C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
ε
A. axit α-aminoglutaric.
B. Axit α, -điaminocaproic.
C. Axit α-aminopropionic.
D. Axit aminoaxetic.
Câu 19: Cho các chất sau: HOOC-[CH 2]2-CH(NH2)COOH (1), H2N-CH2-COOCH3 (2),
ClH3N-CH2-COOH (3), H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (4), HCOONH 4 (5). Số chất vừa
tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH là.
A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

6.2.2. Bài tập
Câu 1: α-aminoaxit X có phần trăm khối lượng của nitơ là 15,7303%, X có 1 nguyên tử
nitơ. Tên gọi của X là
A. glyxin.
B. alanin.
C. axit glutamic.
D. Lysin
Câu 2: 1 mol α -amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm
lượng clo là 28,287%. CTCT của X là

A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
Page 18


C. H2NCH2 COOH.
D. H2NCH2CH(NH2)COOH.
Câu 3: Aminoaxit X (CnH2n+1O2N), trong đó phần trăm khối lượng cacbon chiếm
51,28%. Giá trị của n là
A.
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol một amino axit X thu được 2a mol CO 2. Amino axit X có
CTCT thu gọn là
A. H2NCH2 COOH.
B. H2NCH2CH2 COOH.
C. CH3(CH2)3COOH.
D. H2NCH(COOH)2 .
Câu 5: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89. Khi đốt cháy
hoàn toàn 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO 2 và 0,5 mol N2 . Biết rằng X là hợp chất
lưỡng tính và tác dụng được với nước brom. X có CTCT là
A. H2NCH= CHCOOH.
B. CH2 = CH(NH2)COOH.
C. CH2 = CHCOONH4 .
D. CH3 CH(NH2)COOH.
Câu 6: Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –
COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử
khối của X bằng ?
A. 117.

B. 89.
C. 97.
D. 75.
Câu 7: Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H 2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với
lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 21,90.
B. 18,25.
C. 16,43.
D. 10,95.
Câu 8: X là một α -amino axit chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Cho 14,5 gam
X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 18,15 gam muối clorua của X. CTCT của X có
thể là
A. CH3CH(NH2 )COOH.
B. H2NCH2 CH2 COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH.
D. CH3 (CH2)4 CH(NH2)COOH.
Câu 9: Hợp chất X là một α -amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung
dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối. Phân tử khối của
X là.
A. 174.
B. 147.
C. 197.
D. 187.
Câu 10: X là a–amino axit trong phân tử có có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH.
Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65
gam muối. Công thức của X là
A. H2N–CH2–COOH.

B. H2N–(CH2)3–COOH.


C. H2N–(CH2)2–COOH.
D. H2N–CH(CH3)–COOH.
Câu 11 : Để trung hoà 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch
NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 gam muối khan. X có CTCT là
A. H2NCH2CH2COOH.
B. H2NCH(COOH)2 .
C. (H2N)2CHCOOH.
D. H2NCH2CH(COOH)2 .
Câu 12 (CĐ-2008): Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm
cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. H2NC2H4COOH.
D. H2NC4H8COOH.

Page 19


6.3. Dạng bài tập vận dụng thấp
6.3.1. Dạng Lí thuyết
Câu 1 : Đun nóng chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH, thu được Ancol etylic, NaCl,
H2O và muối natri của alanin. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH(CH3)COOC2H5.
B. ClH3NCH2COOC2H5.
C. H2NC(CH3)2COOC2H5.
D. ClH3NCH(CH3)COOC2H5.
Câu 2: X là hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu
được một hỗn hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y, cho hơi Y đi qua
CuO/to thu được chất hữu cơ Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của

X là
A. H2NCH2COOCH(CH3)2.
B. CH3(CH2)4NO2.
C. H2NCH2COOCH2CH2CH3.
D. H2NCH2CH2COOCH2CH3.
Câu 3: Chất X có CTPT là C4H9O2N, biết: X + NaOH → Y + CH4O (1) ;
Y + HCldư → Z + NaCl (2).
Biết Y có nguồn gốc thiên nhiên, CTCT của X, Z lần lượt là
A. CH3CH(NH2)COOCH3; CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. H2NCH2CH2COOCH3; CH3CH(NH3Cl)COOH.
C. CH3CH2CH2(NH2)COOH ; CH3CH2CH2(NH3Cl)COOH.
D. H2NCH2CH2COOCH3; ClH3NCH2CH2COOH
Câu 4: Chất X có công thức phân tử C8H15O4N. Từ X, thực hiện biến hóa sau:
C8H15O4 N + dung dịch NaOH dư, to → Natri glutamat + CH4O+
C2H6O
Hãy cho biết, X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
+ HCl
+ NaOH
→ X → Y
Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Alanin 
Chất Y là chất nào sau đây?
A. H2N-CH2-CH2-COOH.
B. CH3-CH(NH3Cl)-COONa.
C. CH3-CH(NH3Cl)-COOH.
D. CH3-CH(NH2)-COONa.
HCl

+
→

0

NaOHdac,du,t
+
  →

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: axit glutamic
X
Y.
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng, Y là chất nào sau đây?
A. NaOOCCH2CH(NH3Cl)COONa.
B. NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.
C. NaCOOCCH2CH2CH(NH3Cl)COONa.
D. NaOOCCH2CH(NH2)COONa.
Câu 7: Chất A có công thức phân tử là C 4H9O2N, biết :
0

0

t



t




A + NaOH
B + CH 3OH (1)
B + HCl dư
C + NaCl (2)
Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là :
A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH
Câu 8: Cho sơ đồ sau :
0

X (C4H9O2N)
CH2COOK

NaOH,t



X1

HCl (d )



X2

Page 20

CH3OH,HCl (khan)




X3

KOH



H2N-


Vậy X2 là :
A. ClH3N-CH2COOH
B. H2N-CH2-COOH
C. H2N-CH2-COONa
D. H2N-CH2COOC2H5
Câu 9: Chất A có công thức phân tử là C3H12N2O3.Chất B có công thức phân tử là
CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cùng cho ra 1 khí Z.Mặt khác khi
cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào
sau đây là đúng
A. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH
B. MZ >MY >MX
C. X,Y làm quỳ ẩm hóa xanh
D. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl
Câu 10: Chất hữu cơ A (mạch không phân nhánh) có công thức phân tử là C 3H10O2N2. A
tác dụng với NaOH giải phóng khí NH3; mặt khác A tác dụng với axit tạo thành muối của
amin bậc một. Có mấy công thức cấu tạo của A thỏa mãn?
A. 3.
B. 1.

C. 4.
D. 2.
Câu 11: Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
C7H18O2N2 (X) + NaOH




X1 + X2 + H2O




X1 + 2HCl






X3 + NaCl

X4 + HCl
X3
X4
tơ nilon-6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng
A. X2 làm quỳ tím hóa hồng.
B. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính.
C. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3. D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4.

Câu 12: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: C 2H8O3N2,
C3H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc một
thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên
A. Chúng đều là chất lưỡng tính. B. Chúng đều tác dụng với dung dịch Brom.
C. Phân tư của chúng đều có liên kết ion. D. Chúng đều tác dụng với H2(xúc tác Ni,to)
Câu 13: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C 2H8O3N2 và
C3H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc
1tương ứng là X,Y thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên?
A. Chúng đều tác dụng với dung dịch brom.
B. Lực bazơ của X lớn hơn Y.
C. Chúng đều là chất lưỡng tính. D. Chúng đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 14 : Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với
dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl ?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 15: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch
NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo
đvC) của Y là
A. 85.
B. 68
C. 45
D. 46.
6.3.2. Bài tập
6.3.2.1. Bài tập về phản ứng đốt cháy.
Câu 1: Tỉ lệ thể tích CO2: H2O (hơi) khi đốt cháy hoàn toàn đồng đẳng X của axit
aminoaxetic là 6: 7. Trong phản ứng cháy sinh ra nitơ. Các CTCT thu gọn có thể có của
X là
A. CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2 CH2 COOH.

B. H2N(CH2)3COOH, CH3CH(NH2)CH2 COOH.
C. H2N(CH2)4 COOH, H2NCH(NH2)(CH2)2COOH.
Page 21


D. H2N(CH2)5COOH, H2NCH(NH2)(CH2)4 COOH.
Câu 2: Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản
nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố
C, H, N lần lượt là 40,449%; 7,865%; 15,73%. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn
với NaOH (đun nóng) được 4,85 gam muối khan. Nhận định nào về X sau đây không
đúng
A. X vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH
B. Phân tử X chứa 1 nhóm este
C. X dễ tan trong nước hơn Alanin
D. X là hợp chất no, tạp chức.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no (chỉ có nhóm chức –COOH và NH 2 trong phân
tử) trong đó tỷ lệ m O: mN = 80: 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30
ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít
oxi ở đktc. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO 2, H2O và N2 vào dung dịch nước vôi
trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam B. 13 gam
C. 10 gam
D. 20 gam
Câu 4: Hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát C xHyOzNt. Thành phần % khối lượng
của N và O trong X lần lượt là 15,730% và 35,955%. Khi X tác dụng với HCl chỉ tạo ra
muối R(Oz)NH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Biết X có trong thiên nhiên và tham gia phản
ứng trùng ngưng. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2 = CHCOONH4
B. H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH

D. H2NCH2COOCH3.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít
khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu
được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-C3H7.

B. H2N-CH2-COO-CH3.

C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COO-C2H5.
6.3.2.2. Bài tập áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng
Câu 1: Cho 22,02 gam muối HOOC-[CH 2]2-CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 200 ml
dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m
gam chất rắn. Giá trị của m là.
A. 34,74 gam
B. 36,90 gam
C. 34,02 gam.
D.
39,06
gam
Câu 2: Hỗn hợp X gồm H2NCH2COOH (7,5 gam) và CH3COOC2H5 (4,4 gam). Cho toàn
bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 13,8 gam

B. 15,8 gam

C. 19,9 gam
Page 22

D. 18,1 gam



Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng
320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan

A. 36,32 gam
B. 30,68 gam
C. 35,68 gam
D. 41,44 gam
Câu 4: Hợp chất X chứa 2 loại nhóm chức amino và cacboxyl. Cho 100ml dung dịch X
0,3M phản ứng vừa đủ với 48ml dung dịch NaOH 1,25M. Sau đó đem cô cạn dung dịch
thì thu được 5,31gam muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh và có một
nhóm amino ở vị trí α. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH(NH2)-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-(COOH
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-COOH
Câu 5: Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch
NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung
dịch HCl 0,5M. Biết X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức của X là
A. (H2N)2C2H2 (COOH)2 .
B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (H2N)2 C2H3COOH.
D . H2NC2H3(COOH)2.
Câu 6(B-2010): Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn
toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt
khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z
chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2.
B. 165,6. C. 123,8.

D. 171,0.
Câu 7: Đun nóng 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2 M tác dụng vừa đủ với 80ml dung
dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta cô cạn dung dịch thu được 2,5 gam muối
khan. Mặt khác, lấy 100 gam dung dịch aminoaxit trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa
đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. Công thức phân tử của aminoaxit là
A. H2NCH2COOH
B.CH3CH(NH2)COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH
D. CH3COONH4
Câu 8 (B-2009): Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl
0,1M thu được 3,67gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam
dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC2H3(COOH)2.
B. H2NC3H5(COOH)2.
C. (H2N)2C3H5COOH.
D. H2NC3H6COOH.
Câu 9: Cho 0,01 mol α - amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH
0,1M hay 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Nếu cho 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung
dịch NaOH 7,05%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,15 gam chất rắn. Công
thức của X là.
A. (H2N)2C3H5COOH.
B. H2NC4H7(COOH)2.
C. H2NC2H3(COOH)2.
D. H2NC3H5(COOH)2
Câu 10: Cho 0,02 mol chất X (X là một α-aminoaxit) phản ứng vừa hết với 160ml dung
dịch HCl 0,125M thì tạo ra 3,67gam muối. Mặt khác, 4,41gam X khi tác dụng với một
lượng NaOH vừa đủ thì tạo ra 5,73gam muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân
nhánh. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. HOOC-CH(NH2)-CH(NH2)-COOH.
B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
6.3.2.3. Bài tập về phản ứng axit- bazơ

Page 23


Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic tác dụng với 0,4 mol HCl thu
được dung dịch Y, Y phản ứng tối đa với 0,8 mol NaOH thu được 61,9 gam hỗn hợp
muối. % Khối lượng glyxin có trong X là
A. 50,51%.
B. 25,25%. C. 43,26%.
D. 37,42%.
Câu 2: Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào
400 ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800 ml
dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m là:
A. 61,9 gam
B. 28,8 gam
C. 52,2 gam
D. 55,2 gam
Câu 3: X là α -amino axit trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy
0,01 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Cho 400
ml dung dịch KOH 0,1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 2,995 gam
rắn khan. Công thức cấu tạo của X là.
A. H2N-CH2-CH2-COOH
B. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)2-COOH
Câu 4(A-2012): Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với

dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung
dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 44,65 gam
B. 50,65 gam
C. 22,35 gam
D. 33,50 gam
Câu 5(A-2010): Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch
HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A.0,70.
B. 0,50.
C. 0,65.
D. 0,55.
Câu 6: Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml
dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung
dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 32,75 gam
B. 33,48 gam
C. 27,64 gam
D. 33,91 gam
Câu 7: Cho 7,12g một aminoaxit X là đồng đẳng của axit aminoaxetic vào 300ml dung
dịch HCl 0,4M. Để tác dụng hoàn toàn với các chất có trong dung dịch sau phản ứng,
phải dùng 0,2mol KOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A.C2H5-CH(NH2)-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH
Câu 8: Chất A là một α-aminoaxit mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,1 mol A vào
dung dịch chứa 0,25 mol HCl dư, thu được dung dịch B. Để phản ứng hết với dung dịch
B cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch

D. Nếu cô cạn dung dịch D, thì thu được 33,725 gam chất rắn khan. Tên của A là
A. Glyxin
B. Alanin
C. Axit glutamic
D. Axit αaminobutyric
Câu 9: Amino axit X có công thức H2N- CxHy -(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung
dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm
NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng
của nitơ trong X là :
A. 11,966%.
B. 10,687%.
C. 10,526%
D. 9,524%.
Câu 10: X gồm hai α – aminoaxxit no, hở (chứa một nhóm -NH 2, một nhóm –COOH)
là Y và Z (Biết MZ = 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20%
thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung
dịch KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được sản phẩm cháy gồm
Page 24


CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng
32,8 gam. Phân tử khối của Z là :
A. 117
B. 139
C. 147
D. 123
6.3.2.4. Bài tập biện luận và tìm CTCT
Câu 1: Hợp chất A có công thức phân tử C4H11O2N. Khi cho A vào dung dịch NaOH
loãng, đun nhẹ thấy khí B bay ra làm xanh giấy quỳ ẩm. Axit hoá dung dịch còn lại sau
phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi chưng cất được axit hữu cơ C có M = 74. Tên

của A, B, C lần lượt là
A. Metylamoni axetat, metylamin, axit axetic.
B. Metylamoni propionat, metylamin, axit propionic.
C. Amoni propionat, amoniac, axit propionic.
D. Etylamoni axetat, etylamin, axit propionic.
Câu 2: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C 2H8O3N2 tác dụng với dung dịch
NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo
đvC) của Y là
A. 85
B. 68
C. 45.
D. 46.
Câu 3: Cho 18,6 gam hợp chất X: C 3H8O3N2 phản ứng hoàn toàn với 400ml NaOH 1M .
Cô cạn thu được m gam chất rắn, giá trị của m là
A. 19,9 gam
B. 15,9 gam
C. 21,9 gam
D. 26,3 gam
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C 2H7NO2 tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí
(đều làm xanh quỳ tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với hiđro bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y
thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam.
C. 8,9 gam.
D. 15,7 gam.
Câu 5: Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2, M = 108) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol
NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Hãy chọn giá trị đúng của m
A.5,7 gam.
B. 12,5 gam.

C. 15 gam.
D. 21,8 gam
Câu 6: Hỗn hợp A chứa 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C 3H9O2N thủy phân
hoàn toàn hỗn hợp A bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được hỗn hợp X gồm 2
muối và hỗn hợp Y gồm 2 amin. Biết phân tử khối trung bình X bằng 73,6 đvc, phân tử
khối trung bình Y có giá trị
A.38,4.
B. 36,4.
C. 42,4.
D. 39,4.
Câu 7. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C 4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản
ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn
không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất
màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,4 gam
B. 9,6 gam
C. 8,2 gam
D. 10,8 gam
Câu 8: Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dung
dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn,
trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất
rắn là
A. 9,42 gam. B. 6,90 gam. C. 11,52 gam.
D. 6,06 gam.
Câu 9: A có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho 7,7 gam A tác dụng với 200 ml dung dịch
NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối của Y so với H 2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,2 gam.
B. 14,6 gam. C. 18,45 gam.
D. 10,7 gam.

Page 25


×