Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tổ chức đại diện người lao động trong các công ước quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 88 trang )

NGUYỄN QUANG TUẤN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG
ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG TUẤN

2016 - 2018

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG
ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG TUẤN

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số



: 60 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quang Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội và sự
đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Phan Thị Thanh Huyền về đề tài luận văn: "Tổ
chức đại diện người lao động trong các công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam".
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động
viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Viện Đại
học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập,
nghiên cứu tại Viện.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Phan Thị Thanh Huyền
đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại

học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không
thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động
viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quang Tuấn


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

1.1.


Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức đại diện người lao động

9
9

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức đại diện người lao động

9

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của tổ chức đại diện người lao động

17

1.2.

20

Tổ chức đại diện người lao động trong các công ước quốc tế

1.2.1. Quyền tự do thành lập, gia nhập và hoạt động tổ chức đại diện
1.2.2

người lao động

21

Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động

26


1.2.3. Đảm bảo cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động

30

Chương 2: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

37

2.1.

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động

37

2.2.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn

38

2.2.1. Quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động

39

2.2.2. Quyền và trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

41


2.2.3. Quyền và trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động

33

2.2.4. Quyền tự do liên kết của tổ chức công đoàn

44

2.3.

45

Đảm bảo cho hoạt động của tổ chức công đoàn

2.3.1. Đảm bảo cho hoạt động của công đoàn trước sự can thiệp từ phía
người sử dụng lao động

45

2.3.2. Đảm bảo cho điều kiện hoạt động của công đoàn

46

2.3.3. Xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn

50


Chương 3: TÍNH TƯƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI CÁC

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO
ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

3.1.

54

Tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các công ước quốc
tế về tổ chức đại diện người lao động

54

3.1.1. Các quy định về quyền tự do thành lập, gia nhập và hoạt động
công đoàn của người lao động
3.1.2. Các quy định về quyền, trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động

55
57

2.1.3. Các quy định về các đảm bảo cho tổ chức, hoạt động của tổ chức
đại diện người lao động
3.2.

58

Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật Việt Nam về tổ chức
đại diện người lao động

61


3.2.1. Sửa đổi bổ sung các quy định về quyền tự do thành lập, gia nhập
và hoạt động công đoàn của người lao động

61

3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền và trách nhiệm của tổ
chức đại diện người lao động

65

3.2.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế đảm bảo tổ chức và hoạt
động công đoàn

69

KẾT LUẬN

77

TÀI L IỆU THAM KHẢO

79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NLĐ

: Người lao động


NSDLĐ : Người sử dụng lao động
QHLĐ

: Quan hệ lao động


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều
rộng, trở thành một xu thế khách quan, Việt Nam không là ngoại lệ. Là một trong
những tổ chức chính trị - xã hội quan trọng, tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng
đang chịu ảnh hưởng, tác động đa chiều của quá trình toàn cầu hóa, trong đó có vấn
đề tổ chức và hoạt động của công đoàn. Những quy định pháp luật trong nước cũng
đang dần phù hợp với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm, phù hợp với điều kiện, môi trường, đặc điểm chính trị - kinh
tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Để hội nhập tốt, cần phải có
một lực lượng lao động, một tổ chức đại diện người lao động (NLĐ) và những quy
chế pháp lý phù hợp. Đặc biệt, có thể thấy tổ chức đại diện NLĐ giữ một vị trí, vai
trò quan trọng đối với tập thể lao động nói riêng và quan hệ lao động (QHLĐ) nói
chung. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng thì xuất hiện khá nhiều điểm
khác biệt giữa những quy định về đại diện NLĐ ở Việt Nam với nhiều nước, đặc
biệt là so với những công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour
Orgnaization - viết tắt là ILO) và một số các hiệp định thương mại thế hệ mới mà
Việt Nam đã tham gia, ký kết. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho tiến
trình hội nhập và hợp tác phát triển giữa Việt Nam và quốc tế. Vì vậy, tổ chức đại diện
NLĐ trở thành một vấn đề quan trọng cần được quan tâm và nghiên cứu hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình hiện thực hóa các hiệp định song phương và
đa phương. Điều đó càng như động lực để chúng ta xem xét và điều chỉnh sớm các

quy định về tổ chức công đoàn. Một trong những hiệp định có sức ảnh hưởng nhất
hiện nay là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (viết tắt
là CPTPP). Ngày 8/3/2018, 11 nước thành viên đã hoàn tất việc ký kết hiệp định
CPTPP. Thứ trưởng Bộ công thương Trần Quốc Khánh đã phát biểu: "Sau khi kết
thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước rà soát pháp lý". Trong những năm qua,

1


Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia đàm phán và ký kết nhiều FTA thế
hệ mới. Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình tiếp tục đàm
phán nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương và khu vực như: RCEP
(ASEAN+6), ASEAN - EU, Việt Nam - Hàn Quốc, ASEAN - Canada... Nhận định
về các cơ hội mà CPTPP và EVFTA mang lại, các chuyên gia tính toán: Các nước
tham gia CPTPP và khối EU chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tức là
hơn 50 tỉ USD/năm. Hơn nữa, các nước này cũng là các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt
Nam hiện nay. Các hiệp định này một khi được ký kết sẽ tạo ra thị trường xuất khẩu
rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam với mức thuế dần về 0% trong thời gian rất ngắn
với khoảng 90% các dòng thuế. Đồng thời sẽ tác động toàn diện tới tất cả các
ngành, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp. Điều này tác động trực
tiếp tới vấn đề việc làm của NLĐ. Đặc biệt hơn nữa, trong số các FTA mới thì
CPTPP có chứa đựng nhiều nội dung không trực tiếp mang tính thương mại nhưng
có liên quan đến thương mại như quyền của NLĐ, các tổ chức xã hội dân sự, tiêu
chuẩn lao động, tự do liên kết - tự do công đoàn… Đây là những hiệp định đòi hỏi
các quốc gia khi tham gia còn phải có những điều chỉnh chính sách lao động - công
đoàn phù hợp, đặc biệt là sửa đổi hệ thống chính sách, pháp luật lao động - công
đoàn trong nước. Do vậy, dù muốn hay không, với xu thế hội nhập, Việt Nam tiếp
tục tham gia vào nhiều FTA mới, trong đó đặc biệt là CPTPP, vấn đề lao động công đoàn đòi hỏi Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải có các
sáng kiến, giải pháp và đối sách phù hợp với những đòi hỏi của hội nhập và điều
kiện, đặc thù thực tế kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam.

Mặc dù pháp luật về lao động - công đoàn nói chung, về tổ chức và hoạt
động công đoàn nói riêng không ngừng được hoàn thiện, như mới đây chúng ta đã
ban hành một số quy định như Điều 10 Hiến pháp 2013, Bộ luật Lao động 2012,
Luật Công đoàn 2012. Song thực tế những quy định về đại diện NLĐ theo pháp luật
Việt Nam có những điểm khác biệt về các khía cạnh như các quy định về xác lập
hình thức; địa vị pháp lý, thẩm quyền; về tổ chức và hoạt động. Việt Nam cũng

2


đang tích cực nghiên cứu, xem xét để sớm phê chuẩn Công ước số 87 và số 98 của
ILO. Đây là 2 công ước liên quan trực tiếp tới thành lập và hoạt động của tổ chức
đại diện NLĐ. Việc tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung pháp luật trong nước để
đảm bảo sự tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế là một vấn đề cấp thiết để
chúng ta có thể dễ dàng hoạt động trong đời sống quốc tế.
Đây là những vấn đề không mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đã
nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, xây dựng chính sách, các nhà chính
trị, làm luật. Song nghiên cứu trong trường hợp cụ thể và bối cảnh hiện nay của Việt
Nam thì chưa có nhiều công trình đề cập tới - đó là nghiên cứu so sánh các Công
ước quốc tế và pháp luật Việt Nam trong điều kiện cần sớm xem xét để phê chuẩn
và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
Từ nhu cầu thực tiễn và dựa trên cơ sở lý luận, có thể thấy việc xem xét,
phân tích, đánh giá các quy định về thiết chế đại diện NLĐ theo pháp luật Việt Nam
đặt trong sự so sánh với các Công ước quốc tế, từ đó xây dựng các kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam là việc cấp thiết và cần cho sự hội nhập, phát triển
của đất nước. Do vậy, tôi chọn đề tài: "Tổ chức đại diện người lao động trong các
công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Đã có nhiều học giả, các chuyên gia ngoài nước quan tâm, nghiên cứu về tổ

chức đại diện NLĐ trên các khía cạnh khác nhau như:
+ Ủy ban các chuyên gia của ILO - bản tổng khảo sát về quyền tự do liên
kết và thương lượng tập thể, Giơnevơ 1963
+ Dự án "Nâng cao vai trò của công nhân và công đoàn ở Việt Nam" do
Liên minh châu Âu phối hợp với Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam) thực hiện năm 2009 - 2011.
+ José Manuel Salazar-Xirinachs (Tổ chức Lao động Quốc tế) (2004):
"Tầm nhìn".

3


+ Mirko Herberg (FES, Cộng hòa liên bang Đức): "Cải cách kinh tế - xã hội
và vai trò của công đoàn".
+ John Stuart Mill - Tác phẩm "Chính thể đại diện" (Nxb Tri thức, Hà Nội,
tái bản năm 2013)
+ Youngmo Yoon (chuyên gia tư vấn quốc tế ILO) và các cộng sự (2009),
Công đoàn Việt Nam - hoạt động và triển vọng sửa đổi Luật Công đoàn.
+ Dự án VIE/01/52M/USA (2001): "Khuyến trợ quan hệ lao động lành
mạnh tại nơi làm việc và tăng cường năng lực của các bên trong quan hệ lao động
tại Việt Nam" do ILO thực hiện từ năm 2001.
+ Nghiên cứu của James A. Gross (2004): "Quyền của người lao động cũng
là Nhân quyền" (Workers’ rights as human’s rights)
+ Tôn Trung Phạm, An Miêu, Phùng Đồng Khánh, Trần Ký (Trung Quốc)
(2005): Lý luận công đoàn trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
+ Dự án "Xây dựng quan hệ lao động ở Việt Nam" do Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) thực hiện năm 2007 - 2009.
Mặc dù các nghiên cứu trên không đề cập cụ thể về tổ chức đại diện NLĐ
Việt Nam khi so sánh với quốc tế nhưng cũng có những nội dung liên quan. Các
nhận định và phân tích cũng góp phần làm cơ sở để đánh giá và so sánh. Ngoài ra,

tổ chức và hoạt động của công đoàn các nước có nhiều điểm khác biệt so với với tổ
chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Do đó, kết quả nghiên cứu nêu trên
chủ yếu có tính chất gợi ý để tham khảo trong quá trình nghiên cứu của đề tài này.
Tình hình nghiên cứu trong nước:
+ TS. Đặng Quang Điều - Nguyên Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn:
Cơ sở pháp lý về vai trò đại diện cho người lao động của Công đoàn Việt Nam.
+ TS. Nguyễn Văn Bình: Kinh nghiệm một số quốc gia về nâng cao vai trò
của công đoàn cấp trên.
+ TS. Vũ Minh Tiến - Vấn đề thực thi quyền đại diện, thương lượng của
người lao động Việt Nam.

4


+ Nguyễn Mạnh Cường - Báo cáo Tọa đàm khoa học "Công đoàn độc
lập ở Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động - Những mặt tác động tích cực (có lợi)
và tiêu cực (có hại); giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực, vượt qua
thách thức".
+ PGS.TS Vũ Quang Thọ - Tham luận hội thảo của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam: "Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới".
+ Viện Công nhân công đoàn - Tọa đàm chuyên gia (6/2016) - Quyền tự do
liên kết và thiết chế đại diện.
+ Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hòa, Vũ Công Giao (2015): "Hội và tự do hiệp
hội, một cách tiếp cận dựa trên quyền", Nhà xuất bản Hồng Đức.
+ ThS. Nguyễn Mạnh Cường (thành viên đoàn đàm phán TPP, Giám đốc
Trung tâm CIRD, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội): "Vai trò của công đoàn
cấp trên trực tiếp cơ sở trong quan hệ lao động" (3/2014).
+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - báo cáo tổng kết đề tài: "Dự báo
tác động tới việc làm, quan hệ lao động và hoạt động công đoàn khi việt nam gia
nhập các hiệp định thương mại tự do"

+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: "Kinh nghiệm phê chuẩn và thực
hiện công ước 87 và 98 ở một số quốc gia".
+ TS. Nguyễn Văn Bình, TS. Vũ Minh Tiến (2016): "Tác động của việc
phê chuẩn và thực hiện công ước ILO số 87, 98 đối với Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam", Báo cáo của ILO, Hà Nội.
+ Đào Mộng Điệp (2014): "Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam thực trạng và hướng hoàn thiện", Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
Nghiên cứu trong và ngoài nước đã giải quyết một số nội dung, trên các
khía cạnh:
+ Về thiết chế đại diện;
+ Vai trò và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của công đoàn trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

5


+ Giải pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của
công đoàn.
+ Các vấn đề về tổ chức Công đoàn khi Việt Nam gia nhập TPP
Các nghiên cứu trong nước đã đề cập cơ sở lý luận về tổ chức công đoàn
trong các quy định của Bộ Luật lao động cũng như các văn bản liên quan qua các
thời kỳ; phân tích được các quy định về thành lập, hình thức tổ chức, địa vị pháp lý
và các hoạt động của tổ chức công đoàn. Đặc biệt là những nghiên cứu liên quan
đến TPP. Đây là những tài liệu có giá trị tham khảo cho nghiên cứu.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ như
việc so sánh các quy định về thiết chế đại diện NLĐ theo các công ước quốc tế, đặc
biệt là CPTPP (thay thế cho TPP) và pháp luật Việt Nam, đưa ra được những đề
xuất để đảm bảo sự tương thích, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ban hành nhiều
văn bản mới liên quan tới lao động - công đoàn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Từ nghiên cứu so sánh giữa các quy định trong công

ước của ILO, thông lệ quốc tế với các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng ở Việt
Nam về tổ chức đại diện NLĐ để đề xuất những kiến nghị tiếp tục sửa đổi, hoàn
thiện pháp luật trong nước cho phù hợp với đòi hỏi của quá trình hội nhập hiện nay, tạo
điều kiện tương thích về mặt luật pháp liên quan đến các quy định về đại diện NLĐ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tổ chức đại diện
NLĐ; Phân tích, làm sáng rõ quy định của các công ước quốc tế và pháp luật Việt
Nam hiện hành về tổ chức đại diện NLĐ; đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam
hiện hành về tổ chức đại diện NLĐ đặt trong sự so sánh với các công ước quốc tế
liên quan; xác định các phương hướng và xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hiện hành về tổ chức đại diện NLĐ.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình ra đời của tổ chức đại diện NLĐ?
- Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tổ chức đại diện NLĐ?

6


- Cấu trúc và nội dung điều chỉnh của các công ước quốc tế về tổ chức đại
diện NLĐ?
- Thực trạng và tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam hiện hành với các
công ước quốc tế về tổ chức đại diện NLĐ?
- Những nội dung và hướng sửa đổi pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ
chức đại diện NLĐ nhằm đảm bảo tính tương thích với các công ước quốc tế trong
xu thế hội nhập?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện
hành về Tổ chức đại diện NLĐ
- Phạm vi nghiên cứu: Ngoài việc phân tích thực trạng các Công ước quốc
tế, Luận văn chỉ tập trung phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện
hành (đang duy trì hiệu lực) về tổ chức đại diện NLĐ.

6. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng kiến thức chung về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ. Đồng
thời sử dụng lý thuyết về đại diện NLĐ trong các công ước của ILO đóng vai trò là
nền tảng khoa học cho cách tiếp cận, phân tích, đánh giá, nhận định và đề xuất của
nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp cụ thể, bao gồm:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước
đó. Một khối lượng lớn các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã
được tham khảo, làm cơ sở cho việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận, pháp lý thuộc
phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận quy nạp, diễn giải,
suy luận logic. Đây là những phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài, các
phương pháp được sử dụng kết hợp với nhau, đặc biệt là trong việc so sánh những
quy định, tạo cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp có tính khả thi.

7


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài xây dựng hệ thống lý luận khoa học và các phân
tích các quy định về tổ chức đại diện NLĐ. Đưa ra được tính tương thích giữa pháp
luật trong nước và điều ước quốc tế, từ đó làm cơ sở khoa học để có định hướng
hoàn thiện pháp luật trong nước về tổ chức công đoàn.
- Ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội: Có những ý kiến mang tính đóng góp xây
dựng, hướng tới hoàn thiện pháp luật về tổ chức công đoàn trong nước, đảm bảo tốt
hơn cho quyền lợi NLĐ và xa hơn là góp phần xây dựng đất nước trong quá trình
hội nhập sâu rộng hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức đại diện người lao động
và tổ chức đại diện người lao động trong các công ước quốc tế.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về tổ chức đại diện người lao động.
Chương 3: Một số kiến hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức đại diện
người lao động nhằm đảm bảo tính tương thích với các công ước quốc tế trong xu
thế hội nhập.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức đại diện người lao động
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức đại diện người lao động

- Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn trên thế giới
Sự ra đời của tổ chức đại diện NLĐ là một quá trình dài và là thành quả của
phong trào giai cấp công nhân và tiến bộ xã hội, khi các điều kiện đã được hội đủ.
Cuối thế kỷ XVIII, tại các quốc gia châu Âu có những biến đổi nhất định
ảnh hưởng đến sự ra đời của giai cấp vô sản. Kinh tế có dấu hiệu sa sút, mầm móng
của quan hệ sản xuất phong kiến tư bản chủ nghĩa dần hình thành đã dẫn tới những
mâu thuẫn với phương thức sản xuất cũ - phương thức sản xuất phong kiến. Bên
cạnh đó, chế độ phong kiến lúc bấy giờ đang trong đà khủng hoảng nghiêm trọng.
Các mâu thuẫn trong xã hội được đẩy lên cao trào, từ đó dẫn đến các cuộc cách
mạng tư sản trong xã hội châu Âu, điển hình là các cuộc cách mạng tư sản Anh

(1640 - 1646); cách mạng tư sản Mỹ (1770 - 1776); cách mạng tư sản Đức (1841 1870); cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794)... Khi các cuộc cách mạng tư sản thành
công, cùng với sự tập trung về tài chính, vốn sản xuất, sự phân công về kỹ thuật, lực
lượng sản xuất phát triển, thị trường mở rộng, sự ra đời của các loại máy móc mới...
Tất cả đã dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Sự thành công
trong cách mạng tư sản và cuộc cách mạng công nghiệp là điều kiện để dẫn đến sự
ra đời của giai cấp vô sản trên thế giới. Giai cấp vô sản có nguồn gốc từ nông dân bị
mất ruộng đất hoặc thợ thủ công bị phá sản. Họ là con đẻ của xã hội tư bản, gắn liền
với nền sản xuất đại công nghiệp. Tuy nhiên họ hoàn toàn không có tư liệu sản xuất,
phải đi làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột thâm tệ. Do nhu cầu kết hợp lại để
tập hợp sức mạnh đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp công nhân đã thành lập
ra tổ chức riêng của mình.

9


Những tổ chức công đoàn đầu tiên xuất hiện cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Năm 1800, chính phủ Anh ban hành Luật cấm chỉ các cuộc bãi công và hoạt động
công đoàn. Đến năm 1824, Nghị viện thu hồi đạo luật trên và cho tới năm 1834,
công đoàn thống nhất toàn quốc Anh thành lập nhưng nhanh chóng đi vào hữu
khuynh do bị giai cấp tư sản chia rẽ, mua chuộc người lãnh đạo. Tới năm 1868, Đại
hội Công đoàn toàn quốc Anh đã thành lập tổ chức Công đoàn toàn quốc Anh
(T.U.C). Ở một quốc gia khác là Mỹ, năm 1824, công nhân đã đấu tranh đòi thành
lập tổ chức công đoàn; đến năm 1827, các Hội đồng Công đoàn địa phương và các
Đảng lao động địa phương được thành lập. Tuy nhiên cũng chỉ tới năm 1840, các
công đoàn địa phương lần lượt bị tan rã. Vào năm 1866, Liên đoàn Lao động toàn
quốc Mỹ (AFL) thành lập và tồn tại đến năm 1872. Tại Pháp, sau cuộc cách mạng
tư sản Pháp, xuất hiện những tổ chức mầm mống như Hội thợ bạn, Hội tương tế,
Hội ái hữu… Trong thời gian từ 1830 - 1848, những tổ chức công đoàn ở pháp chịu
ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Cho tới năm 1864, chính phủ Pháp
thừa nhận quyền hoạt động hợp pháp của tổ chức công đoàn. Năm 1871, thành lập

ba tổ chức công đoàn toàn quốc ở Pháp. Ở Đức, thành lập Hội đồng nghiệp công
nghiệp Đức vào năm 1848, tuy nhiên đến năm 1854 thì bị Chính phủ ra lệnh giải
tán. Đến năm 1863, phái xã hội thành lập Tổng hội công nhân Đức nhưng tổ chức
này bị chia làm 2 nhánh.
Giai đoạn từ năm 1919 đến 1943, xuất hiện hai tổ chức của giai cấp công
nhân. Thứ nhất, đó là Quốc tế thứ III được thành lập vào ngày 2 - 3-1919, gắn với
vai trò của V.I. Lênin, với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa MácLênin vào phong trào cách mạng các nước, nhất là các nước phương Đông và tham
mưu cho phong trào công nhân, công đoàn, phong trào cộng sản quốc tế. Đến năm
1943, quốc tế thứ III giải tán. Thứ hai, tổ chức Quốc tế Công hội đỏ, được thành lập
vào tháng 7/1921, tiền thân của tổ chức này là Hội đồng quốc tế công thương
nghiệp. Đây là đại diện của chín triệu công nhân Liên Xô, Tây Ban Nha, Bulgari và
một số ít công đoàn Pháp, công nhân ở các Hội đồng phân xưởng Anh, Hà Lan,

10


Nghiệp đoàn Đức, Na Uy. Hoạt động của Quốc tế Công hội đỏ là đấu tranh chống
lại sự hợp tác giai cấp của bọn cơ hội, xây dựng một tổ chức mới của công đoàn thế
giới ngoài Liên hiệp Công đoàn Quốc tế. Đến năm 1934, tổ chức này giải tán.
Như vậy, tổ chức công đoàn ở Liên xô và những nước ảnh hưởng bởi tư
tưởng Mác - Lênin không chỉ xem tổ chức công đoàn là một tổ chức xã hội bình
thường mà ở đó còn mang tính chính trị sâu sắc, tính chính trị thể hiện ở đường lối,
chính sách và chủ trương hoạt động của công đoàn. Không đơn thuần như các nước
phương tây cùng thời điểm, tổ chức công đoàn ở các nước xã hội chủ nghĩa lúc bây
giờ còn mang trọng trách cách mạng to lớn, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin,
tham mưu cho phong trào công nhân quốc tế. Và sau này, khi công đoàn Việt Nam
được thành lập, cũng chịu chi phối bởi tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là lý
do tại sao công đoàn của chúng ta được quy định là một tổ chức chính trị - xã hội.
Chung quy lại, các tổ chức công đoàn này hoạt động và có những hướng
phát triển khác nhau, thậm chí công đoàn của Đức còn phát triển thành hai nhánh, ở

Pháp có tới ba tổ chức công đoàn, công đoàn AFL của Mỹ cũng tan rã vào sau một
thời gian hoạt động. Tuy nhiên, những tổ chức công đoàn đầu tiên này đã đặc nền
móng cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức công đoàn sau này. Nó được xem
như giai đoàn "thai nghén" trong sự phát triển của tổ chức công đoàn trên thế giới.
Trên thế giới hiện nay tồn tại 3 tổ chức quốc tế của Công đoàn, đó là Liên
hiệp Công đoàn thế giới, Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do, Tổng liên đoàn lao
động quốc tế.
Liên hiệp Công đoàn thế giới (WFTU) được thành lập vào ngày 3/10/1945
tại Hội nghị tuyên bố thành lập Liên hiệp Công đoàn thế giới. Sự thành lập của
WFTU dựa trên sự liên kết của các nước các nước đồng minh (Liên Xô, Anh, Pháp)
chống phát xít trong Chiến tranh thế chiến thứ II. Đến năm 1975, WFTU đã có 210
triệu đoàn viên công đoàn với 99 tổ chức công đoàn ở 81 nước tham gia. Từ 1975
đến 1991, WFTU trở thành trung tâm công đoàn quốc tế lớn nhất, là lực lượng nòng
cốt của phong trào dân chủ thế giới với mục tiêu là đoàn kết đấu tranh cho lợi ích

11


của NLĐ, bảo vệ hòa bình thế giới, tiếp tục phát triển về số lượng đoàn viên. Hiện
nay WFTU là thành viên của Liên hiệp quốc và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Từ 1991 đến nay, WFTU có sự thay đổi về bộ máy lãnh đạo, cơ cấu tổ chức cho
phù hợp với tình hình mới của thế giới. Hiện WFTU có 106 nước với tổng số đoàn
viên khoảng 120 triệu người tham gia, trụ sở đặt tại Aten (Hy Lạp) [7, tr. 28].
Tổ chức Liên hợp quốc tế các công đoàn tự do (ICFTU) được thành lập tại
Luân đôn vào ngày 28/11/1949. Xuất phát điểm của sự ra đời tổ chức này là do sự
bất đồng về quan điểm trong WFTU dẫn đến sự ly khai của nhiều tổ chức công
đoàn thuộc các nước tư bản chủ nghĩa. Đến năm 1975, tổ chức này đã có khoảng 80
triệu đoàn viên, 100 trung tâm công đoàn ở 75 nước. Từ 1975 - 1991, ICFTU hoạt
động với mục tiêu đấu tranh chống thất nghiệp, nghèo khổ, bất công, vì lợi ích của
NLĐ, vì quyền công đoàn, vì hòa bình, vì sự phát triển, đồng thời thúc đẩy mở rộng

quan hệ với Liên hiệp Công đoàn thế giới, khắc phục sự bất đồng về quan điểm ở
một số vấn đề về mục tiêu, phương hướng hoạt động. Từ 1991 đến nay, ICFTU tiếp
tục mở rộng quan hệ và điều chỉnh mục tiêu hoạt động cho phù hợp với tình hình
mới. Hiện ICFTU có khoảng 140 triệu đoàn viên, thuộc 160 trung tâm công đoàn ở
120 nước tham gia, trụ sở đặt tại Brucxen (Bỉ) [7, tr. 29].
Tổng liên đoàn lao động quốc tế có nguồn gốc từ Nghiệp đoàn công giáo
quốc tế - Liên đoàn lao động thế giới (WCL). Nói đến sự hình thành của WCL phải
nói đến sự kiện vào tháng 6/1920, Nghiệp đoàn công giáo quốc tế thành lập tại La
Hay (Hà Lan), chịu ảnh hưởng của Tòa thánh Vatican, cương lĩnh hành động phụ
thuộc vào giáo lý của đạo Kitô. Đến tháng 10/1968 đổi tên thành Liên đoàn lao
động thế giới do có sự thay đổi về mục tiêu, phương hướng hoạt động. Đến 1975,
WCL có khoảng 12 triệu đoàn viên với phạm vi hoạt động chủ yếu là các nước có
nhiều người công giáo như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Philippin… Từ
1975- 1991, phạm vi ảnh hưởng của WCL chủ yếu đến công nhân, nhân dân lao
động ở các nước Công giáo với mục tiêu là vì hòa bình, công lý và việc làm cho
NLĐ. Từ 1991 đến nay, WCL tăng cường mở rộng mối quan hệ và phạm vi ảnh

12


hưởng với số lượng đoàn viên lên tới 25 triệu người, 80 tổ chức công đoàn ở 60
quốc gia và vùng lãnh thổ. WCL có quan hệ với Liên hiệp quốc và Tổng liên đoàn
lao động nhiều nước trên thế giới. Tháng 10/2006, Liên hiệp quốc tế các công đoàn
tự do và Liên đoàn lao động thế giới đã sáp nhập với nhau, lấy tên là Tổng Liên
đoàn Lao công quốc tế.
- Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam chưa có giai cấp công nhân
theo đúng nghĩa. Đội ngũ công nhân Việt Nam bắt đầu xuất hiện khi thực dân Pháp
tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (từ năm 1897 đến năm 1914). Sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc

địa lần thứ hai (1919-1929), tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù
đắp những tổn thất trong chiến tranh. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp,
khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến,… dẫn đến số lượng công nhân tăng
nhanh. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của
tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân
các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công
nghiệp… Sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn tới sự ra đời của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt nam và là điều kiện xuất hiện một giai cấp
mới - giai cấp công nhân Việt Nam.
Tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm của phong trào công nhân thế giới, năm
1921, đồng chí Tôn Đức Thắng bắt đầu vận động thành lập Công hội ở Ba Son.
Công hội đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài
Gòn - Chợ Lớn những năm 1920-1925. Ngoài tổ chức Công hội do đồng chí Tôn
Đức Thắng sáng lập, còn có Liên đoàn công nhân lái tàu trên các bến Viễn Đông và
tổ chức Hội ái hữu của thủy thủ Việt Nam trên các hãng tàu biển của Pháp được
thành lập từ năm 1922.
Quá trình hình thành, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam gắn
liền với hoạt ðộng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người đặt nền móng, cơ sở lý luận

13


cho sự ra đời các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong
cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã xác định tính chất, nhiệm vụ của
Công hội: "Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm
tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân
cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho
quốc dân, giúp cho thế giới". Các chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi qua lớp học ở Quảng
Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và huấn luyện đã tham gia phong trào "vô sản
hóa", giác ngộ giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

Tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công
nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng. Ngày 28-7-1929, Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời của Đảng tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ
lần thứ nhất tại trụ sở Tổng Công hội Bắc Kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội.
Tham dự Đại hội có đại biểu các Tổng Công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam
Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê... Đại hội đã bầu Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu; thông qua chương
trình điều lệ của Công hội đỏ… Việc thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ thể hiện
sự trưởng thành của phong trào công nhân nước ta, kết quả của đường lối vận động
công nhân của Đảng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của giai cấp công nhân
Việt Nam.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với
lợi ích cua giai cấp công nhân và dân tộc, luôn tổ chức, vận động công nhân viên
chức, lao động đi đầu trong tư nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trải qua 80 năm, Công đoàn Việt
Nam đã có những tên gọi khác nhau: Công hội đỏ (thời kỳ 1929-1935), Nghiệp
đoàn ái hữu (1936-1939), Hội công nhân phản đế (1939-1941), Hội công nhân cứu
quốc (1941-1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946-1961), Tổng Công
đoàn Việt Nam (1961-1988), và từ năm 1988 đến nay là Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam.

14


Ngay từ khi mới ra đời, bất chấp sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp,
cán bộ công hội vẫn bám sát nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, tuyên truyền, vận động, tổ
chức công nhân lao động kiên cường, liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột, đòi
độc lập dân tộc. Trải qua các cao trào cách mạng 1930-1931; 1936-1939, 1939-1945,
giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn luôn là lực lượng nòng cốt
của phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì sự nghiệp giải

phóng dân tộc. Tháng 8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai
cấp công nhân đã cùng với giai cấp nông dân và nhân dân cả nước tiến hành Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam
Á - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay sau khi giành chính quyền, Công đoàn Việt Nam đã vận động, tổ chức
giai cấp công nhân tiên phong trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố và
bảo vệ chính quyền non trẻ, tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, diệt "giặc dốt,
giặc đói", bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh.
Trong kháng chiến chống Pháp, Công đoàn Việt Nam đã động viên công
nhân, viên chức và lao động cả nước di chuyển máy móc, vật liệu từ thành phố, đô
thị ra vùng căn cứ. Được Đảng, Chính phủ giao, Công đoàn Việt Nam đã trực tiếp
xây dựng, tổ chức sản xuất và quản lý một số nhà máy, công xưởng ở Chiến khu
Việt Bắc. Điển hình là các Nhà máy TK1, TK2, TK3... sản xuất ra nhiều vũ khí, khí
tài phục vụ chiến đấu lâu dài; vận động ủng hộ và tích cực tham gia trên mặt trận
giao thông vận tải, sản xuất lương thực, thực phẩm, thực hành tiết kiệm, phục vụ
đắc lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, giai cấp
công nhân, viên chức và lao động miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa
xã hội, tiến hành đấu tranh thống nhất đất nước. Với khẩu hiệu "Mỗi người làm việc
bằng hai vì miền Nam ruột thịt", Công đoàn Việt Nam đã tổ chức, vận động công
nhân, viên chức và lao động ra sức thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu,
đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, huy động sức người, tập trung chi

15


viện cho chiến trường miền Nam. Hàng vạn công nhân, viên chức và lao động, đoàn
viên công đoàn đã tham gia quân đội, thanh niên xung phong và phục vụ chiến đấu.
Ở miền Nam, ngày 27-4-1961, Hội Lao động giải phóng ra đời và đến ngày
01-5-1965 đổi tên thành Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Liên hiệp đã vận động, tập hợp NLĐ đấu tranh chống Mỹ - ngụy, tham gia các
phong trào cách mạng trên tất cả các mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại
giao…, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Sau ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn, để thống nhất phong trào công
nhân và công đoàn cả nước, ngày 6-6-1976, Hội nghị Công đoàn toàn quốc đã quyết
định hợp nhất Công đoàn hai miền Nam, Bắc thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
Giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn cùng quân dân cả nước bước vào thời kỳ
mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Công đoàn đã
chú trọng đổi một tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội,
tuyên truyền, giáo dục trong công nhân; tổ chức các phong trào hành động cách
mạng, thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo,
phong trào xanh - sạch - đẹp, an toàn vệ sinh lao động, xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở đã thu hút và tạo động lực mạnh mẽ khơi dậy tiềm năng trí tuệ của đông đảo
công nhân, viên chức và lao động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, ổn
định chính trị và tiến bộ xã hội.
Các cấp công đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng hàng chục ngàn công nhân ưu tú
giới thiệu cho Đảng để Đảng xem xét, kết nạp. Công đoàn luôn kịp thời chú trọng
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tập hợp ý kiến của công nhân viên chức, lao động,
tham mưu, đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng các chủ trương, chính
sách pháp luật; đoàn kết với đội ngũ trí thức, giai cấp nông dân góp phần quan trọng

16


xây dựng, củng cố khối liên minh công - nông - trí làm nền tảng vững chắc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công đoàn Việt
Nam đã thực hiện tốt vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công
nhân và NLĐ, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động thực hiện đường lối
của Đảng, tạo cơ sở xã hội vững chắc cho Đảng, Nhà nước. Vai trò to lớn đó của
Công đoàn Việt Nam đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của tổ chức đại diện người lao động

- Tổ chức đại diện NLĐ là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước và quần
chúng, là trường học của giai cấp công nhân
Theo V.I. Lênin, sự ra đời của tổ chức công đoàn là một tất yếu khách
quan, đặc biệt tổ chức này còn tồn tại lâu dài, kể cả khi giai cấp vô sản đã giành
được chính quyền và lãnh đạo chính quyền. V.I. Lênin khẳng định: "Công đoàn
nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, là tổ chức rộng lớn của giai cấp công
nhân, là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan nhà nước, là sợi
dây chuyền nối liền giữa Đảng với quần chúng, tuyệt đối không thể nói đến tính
trung lập của tổ chức Công đoàn" [6, tr. 46]. Như vậy có thể khẳng định Công đoàn
chính là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, là trường học của giai
cấp công nhân, có nhiệm vụ dạy cho giai cấp công nhân biết liên hợp lại, đoàn kết
chặt chẽ, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, là nơi dạy cho công nhân
biết quản lý.
Về vị trí của công đoàn, V.I. Lênin cũng chỉ rõ: "Trong hệ thống chuyên
chính vô sản, công đoàn có một vị trí giữa Đảng, chính quyền nhà nước, công đoàn
tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng"; "Công đoàn gần gũi sản
xuất hơn cả và công đoàn là sự tập hợp tất yếu của công nhân để làm cho việc quản
lí toàn bộ nền kinh tế trong nước tuần tự chuyển trước hết sang tay giai cấp
công nhân và sau sang tay toàn thể những người lao động". Ngày nay, tư tưởng và

17



những luận điểm cơ bản về công đoàn của Mác và Lênin vẫn mang ý nghĩa thời sự
và giá trị thực tiễn. Trong điều kiện mới, công đoàn có thể sử dụng nhiều phương
pháp và hình thức hoạt động; trong đó phương pháp tham gia quản lí (bao hàm cả
đấu tranh) là rất quan trọng. Tuy nhiên giáo dục, thuyết phục tức là vận động vẫn là
phương pháp cơ bản của công đoàn. Muốn thế thì công đoàn phải liên hệ với quần
chúng, đi sâu vào quần chúng như Lênin nói: "Liên hệ với quần chúng là điều quan
trọng nhất, căn bản nhất cho mọi hoạt động công đoàn thành công. Cán bộ công
đoàn phải sống lâu vào đời sống công nhân, biết tường tận vào đời sống công nhân,
xác định một cách chắc chắn tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, ý nghĩ thực sự của
họ" và "Chủ nghĩa quan liêu là một điều hết sức nhục nhã" đối với công đoàn.
- Tổ chức đại diện NLĐ được thành lập trên cơ sở quyền tự do hiệp hội và
bảo vệ quyền được tổ chức của chính NLĐ
Theo Điều 2, Điều 3 Công ước về quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền
được tổ chức (Công ước số 87, năm 1948 của ILO) quy định: "Người lao động và
người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải
xin phép trước mà vẫn có quyền hợp thành các tổ chức theo sự lựa chọn của mình,
với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó". Và "Các
tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ,
những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và
soạn thảo chương trình hoạt động của mình". Theo đó, tổ chức đại diện NLĐ phải
do chính NLĐ bầu nên trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc hoặc không bị cản
trở. Tuy nhiên, quyền tự do thành lập tổ chức đại diện NLĐ phải được thực hiện
trong khung khổ pháp luật. Pháp luật vừa ghi nhận, nhưng đồng thời cũng quy định
cơ chế pháp lý để đảm bảo thực thi quyền tự do thành lập tổ chức đại diện NLĐ một
cách thực chất và đầy đủ. Pháp luật không can thiệp vào quyền tự do thành lập tổ
chức đại diện NLĐ mà chỉ quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền đó một
cách hiệu quả cũng như thừa nhận sự ra đời và tồn tại hợp pháp tổ chức đại diện
NLĐ mà thôi. Tại Công ước về việc bảo vệ và những thuận lợi dành cho đại diện


18


×