Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Văn hóa doanh nghiệp của Samsung Việt Nam Mobile R&D Center

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.17 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TÔ BẢO NGỌC

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
SAMSUNG VIETNAM R&D CENTER

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TÔ BẢO NGỌC

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
SAMSUNG VIETNAM R&D CENTER

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Đỗ Minh Cương



Hà Nội - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Văn hóa doanh nghiệp của Samsung Việt Nam
Mobile R&D Center” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Minh
Cương thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thông tin và
số liệu sử dụng trong Luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu. Luận văn
không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Hà nội, ngày 7 tháng 8 năm 2016
Học viên

Tô Bảo Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo, thầy giáo ở Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời
gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Đỗ Minh Cương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn của tôi đang làm việc tại
Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Samsung; các bạn đã giúp đỡ, cung cấp cho
tôi những tham khảo quý giá liên quan đến lĩnh vực văn hóa của Samsung trong
suốt quá trình nhằm giúp tôi thực hiện luận văn này.
Mặc dù luận văn này đã được hoàn thành với tất cả sự cố gắng của bản thân,
nhưng luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong nhận được
sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để tôi có thể khắc phục những
thiếu sót của mình.


Hà nội, ngày 7 tháng 8 năm 2016
Học viên

Tô Bảo Ngọc


TÓM TẮT
Luận văn này bao gồm bốn phần chính.
Phần thứ nhất tác giả giới thiệu tổng quan tình hình các nghiên cứu có liên
quan đồng thời khẳng định nội dung nghiên cứu trong luận văn này là không trùng
lặp. Sau đó là cơ sở lý luận, trình bày về khái niệm VHDN và các tác động của
VHDN đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó tác giả giới thiệu 03 mô
hình nghiên cứu VHDN phổ biến là: Mô hình ba lớp VHDN của Edgar H.Schein;
Mô hình văn hóa đa chiều của Geert Hofstede; Mô hình nghiên cứu các phương
diện văn hóa của Trompenaars, thêm vào đó là các dấu hiệu đặc trưng của VHDN
của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân. Từ đó tác giả lựa chọn mô hình của Edgar
H.Schein kết hợp với các dấu hiệu đặc trưng của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân cho
việc nghiên cứu văn hóa của SVMC trong khuôn khổ luận văn này.
Phần thứ hai trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng và cách
thức thu thập để có được dữ liệu về VHDN theo các tiêu chí trong mô hình cấu trúc
VHDN của Edgar H.Schein. Trong nội dung chương, tác giả đặt ra các nhân tố cần
được khảo sát và trình bày cách thức, công cụ, phương pháp để thu thập được kết
quả đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu.
Phần thứ ba tác giả đã giới thiệu các nét khái quát chung về SVMC. Trọng
tâm của phần này là trình bày các dữ liệu thu được từ cuộc nghiên cứu, dữ liệu này
được đưa vào phần mềm Excel để xử lý. Từ kết quả khảo sát tác xác định được các
nhân tố mấu chốt nhằm đưa ra đánh giá thực trạng VHDN tại SVMC.
Phần thứ tư tác giả đã đưa ra định hướng triển khai VHDN Samsung để hoàn
thiện văn hóa doanh nghiệp tại SVMC. Từ định hướng này kết hợp với các khuyến

nghị theo mô hình của Edgar H. Schein, tác giả đề xuất các giải pháp văn hóa theo
từng khía cạnh văn hóa để giúp cho các cấp lãnh đạo của SVMC có thêm để tham
khảo phát triển và hoàn thiện hơn VHDN tại SVMC.


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt .....................................................................................i
Danh mục bảng ..........................................................................................................ii
Danh mục hình ..........................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Từ tính cấp thiết trên, tác giả nhận thấy cần làm rõ ba câu hỏi sau:.........................3
Một là, sự chuyển giao văn hóa doanh nghiệp của Samsung Hàn Quốc cho SVMC
đã triển khai như thế nào?.........................................................................................3
Hai là, đặc điểm và việc quản trị VHDN tại SVMC đến nay đạt được đến đâu?.......3
Ba là, để hoàn thiện và phát triển bền vững yếu tố văn hóa cần những định hướng,
giải pháp gì................................................................................................................ 3
2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................3
Mục đích:..................................................................................................................3
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về VHDN, luận văn thực hiện khảo
sát VHDN của SVMC, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống VHDN, làm
cơ sở cho sự phát triển bền vững của Trung tâm.......................................................3
Nhiệm vụ:.................................................................................................................. 3
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của VHDN.........................................3
Hai là, nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng VHDN của SVMC, tìm ra các
hạn chế và nguyên nhân của nó.................................................................................3
Ba là, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện VHDN của
SVMC....................................................................................................................... 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................3
Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................3

Luận văn nghiên cứu về việc xây dựng, quản trị quá trình hoàn thiện văn hóa doanh
nghiệp của SVMC.....................................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................................3


Về nội dung: tìm hiểu, phân tích thực trạng VHDN, xác định được những điểm
mạnh và yếu, nhằm đưa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện VHDN của SVMC............3
Về mặt không gian: Nghiên cứu các nội dung trên tại SVMC có trụ sở tại Hà Nội.. 3
Về mặt thời gian: Nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2012 đến năm 2015, đưa ra ý
kiến đề xuất cho những năm tới.................................................................................4
4.Những dự kiến đóng góp của luận văn:..................................................................4
Về lý thuyết: tổng hợp và đề xuất được các tiêu chí khảo sát khía cạnh....................4
VHDN tại SVMC theo mô hình các cấp độ VHDN của Edgar H.Shein....................4
Về thực tiễn:Đề tài LV có tính mới, lần đầu nghiên cứu việc xây dựng, quản trị
VHDN của …thông qua việc đầu tư trực tiếp của Tập đoàn SS tại HQ. Có thể coi
đây là một sự chuyển giao và tiếp biến về VHDN của SS từ HQ sang VN. Những
thông tin, bài học trong xây dựng VHDN của TT SS mà LV sưu tầm được sẽ có ích
lợi cho công tác nghiên cứu, đào tạo và thực hành quản trị VHDN tại VN...............4
luận văn nhằm đưa ra một hướng mới trong vấn đề phân tích,.................................4
đánh giá thực trạng VHDN tại SVMC bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và
mô hình hóa các yếu tố một cách khoa học, giúp cho các cấp lãnh đạo của công ty
nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Luận văn là một tham khảo bổ ích từ
kinh nghiệm của một DN thành đạt của Hàn Quốc đối với các DN Việt Nam đang
xây dựng và quản trị VHDN của mình......................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP............................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................5
1.2.Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp...............................................................8
1.2.1. Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp...................................................................8

1.2.2. Một số mô hình và cách nhận dạng văn hóa doanh nghiệp:...........................13
1.2.2.2. Mô hình văn hóa đa chiều của Geert Hofstede...........................................22
1.2.2.3. Mô hình nghiên cứu các phương diện văn hoá của Trompenaars...............23
1.2.3. Lựa chọn mô hình để nghiên cứu cho Luận văn............................................31


1.3. Tóm tắt chương................................................................................................32
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................33
2.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................34
2.2. Xác định vấn đề................................................................................................35
Trong thời gian qua SVMC phát triển rất mạnh với đội ngũ tăng lên nhanh chóng,
trong quá trình ấy các nhóm và các thành viên có những sự xung đột văn hóa nhất
định, điều này dẫn tới yêu cầu cao hơn về văn hóa tại SVMC. Vậy đâu là giải pháp
của SVMC ? Chính vì vậy nghiên cứu đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp của Samsung
Vietnam Mobile R&D Center” nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Một là, sự chuyển
giao văn hóa doanh nghiệp của Samsung Hàn Quốc cho SVMC đã được diễn ra như
thế nào? Hai là, đặc điểm và việc quản trị VHDN tại SVMC đến nay đạt được đến
đâu? Ba là, để hoàn thiện và phát triển bền vững yếu tố văn hóa cần những định
hướng, giải pháp gì.” là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.......35
2.3.Lý thuyết áp dụng..............................................................................................35
2.4.Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................35
Trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp
nghiên cứu định lượng.............................................................................................35
2.4.1. Nghiên cứu định tính.....................................................................................35
2.4.2.Nghiên cứu định lượng...................................................................................36
2.5.Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu................................................36
2.5.1. Các nguồn dữ liệu..........................................................................................36
Dữ liệu sơ cấp: Ý kiến, quan điểm của nhân viên, quản lý, lãnh đạo làm................36
việc ở SVMC về các khía cạnh văn hóa trong doanh nghiệp mình..........................36
Dữ liệu thứ cấp: Là nguồn thông tin tham khảo liên quan đến các chủ đề..............36

về văn hóa công ty; hành vi tổ chức của các nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới. 36
2.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................36
2.6. Mô tả quá trình điều tra, xử lý và phân tích số liệu:.........................................38
2.6.1. Thiết kế bảng hỏi và thang đo:.......................................................................38
2.6.2. Phương pháp chọn và lấy mẫu.......................................................................41


2.6.2.1 . Tổng thể mẫu.............................................................................................41
2.6.2.2. Phương pháp chọn mẫu..............................................................................41
2.6.2.3. Kích thước mẫu..........................................................................................43
2.6.2.4. Địa điểm, thời gian và cách thức lấy mẫu...................................................43
2.6.3. Thu thập xử lý và phân tích dữ liệu:..............................................................44
2.7. Tóm tắt chương................................................................................................44
Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI SAMSUNG
VIETNAM MOBILE R&D CENTER.....................................................................45
3.1. Tổng quan về SVMC........................................................................................45
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về SVMC :.......................................................................45
3.1.2. Các mảng hoạt động chính và tình hình nhân sự...........................................45
3.1.2.1 Các mảng hoạt động chính..........................................................................45
3.1.3. Tóm tắt hoạt động dự án................................................................................47
3.1.4 Các cấp độ văn hóa.........................................................................................48
3.1.5. Quá trình triển khai văn hóa Samsung tại SVMC..........................................54
3.2. Kết quả nghiên cứu khía cạnh văn hóa doanh nghiệp tại SVMC......................60
3.2.1. Mô tả khảo sát...............................................................................................60
3.2.2. Mô tả mẫu......................................................................................................61
3.2.3. Kết quả khảo sát về cảm nhận, đánh giá của nhân viên về VHDN của SVMC
61
3.3.Đánh giá chung về VHDN của SVMC hiện nay................................................67
3.4.Tóm tắt chương 3..............................................................................................74
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH

NGHIỆP TẠI SAMSUNG VIETNAM R&D CENTER..........................................75
4.1. Quan điểm định hướng giải pháp cho VHDN tại SVMC :...............................75
4.2. Đề xuất các giải pháp.......................................................................................76
4.2.1. Cấu trúc hữu hình, niềm tin và các giá trị được tuyên bố : tiêu đề đặt thế này
chưa rõ nghĩa câu. Có thể cân nhắc đặt là : hoàn thiện/phát triển/nâng cao chất


lượng, hiệu quả truyền thông nội bộ….Thêm nữa, không nên ghép các cấp độ, cấu
phần khác nhau của VHDN trong 1 câu, dễ lộn xộn…............................................77
4.2.3. Các ngầm định nền tảng : Ở đây không nhắc lại lý thuyết, hạn chế vì dụ của
nước ngoài, mà cần trả lời thẳng vào câu hỏi SVMC cần làm gì, ai làm, làm như thế
nào, đạt mục tiêu gì, thời hạn… ?............................................................................82
4.3. Tóm tắt chương................................................................................................86
KẾT LUẬN.............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................89


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NXB

Nhà xuất bản


2

SVMC

Samsung Vietnam Mobile R&D Center

3

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

i


DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
Bảng 1.1

Nội dung
Các giả định trong văn hóa bộ phận giới

Trang
24

2


Bảng 2.1

kỹ sư
Danh sách các cấp độ VHDN được khảo

36

Bảng 3.1

sát
Báo cáo tóm tắt của SVMC dự án

37

3

phần mềm đến 2015
4
5
6

37
38
39

\
DANH MỤC HÌNH
STT
1


Hình
Hình 1.1

Nội dung
Mô hình ba cấp độ của VHDN

ii

Trang
14


2

Hình 1.2

Quá trình nhận thức

iii

40


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Samsung đã xây dựng khu phức
hợp Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Khu công nghiệp (KCN) Yên Phong
1, tỉnh Bắc Ninh với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đi vào hoạt động từ tháng 4/2009,

hiện nay được đánh giá là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động
lớn nhất và hiện đại nhất của Samsung trên toàn cầu. Đến nay vốn thực hiện của
nhà máy đạt 95,6%; hằng năm cho doanh số xuất khẩu đạt hàng chục tỷ USD.
Từ những thành tích có được tại SEV Bắc Ninh, Tập đoàn Samsung đã quyết định
tiếp tục đầu tư thêm một tổ hợp công nghệ mới tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái
Nguyên (SEVT) với vốn đầu tư là 5 tỷ USD. Nhà máy này vừa đi vào vận hành
đầu tháng 3/2014. Chỉ sau 20 ngày đi vào hoạt động, SEVT đã xuất khẩu được
90 triệu USD, đến nay vốn thực hiện của nhà máy đạt 95,7%. Cũng tại KCN
Yên Bình, tháng 10/2014 Samsung Electro-Mechanics Co., Ltd đưa vào vận hành
một nhà máy sản xuất bảng mạch in với số vốn đầu tư 1,23 tỷ USD. Đến nay vốn
thực hiện của Nhà máy đạt 24,3%.(1) Với hai tổ hợp sản xuất tại Bắc Ninh và Thái
Nguyên, Việt Nam đang làm cứ điểm sản xuất hơn 30% điện thoại di động của
Samsung trên toàn cầu. Nhưng ít ai biết rằng, 10% thị phần phần mềm của Samsung
toàn cầu cũng đang do các kỹ sư của VN đảm nhiệm ngay tại Hà Nội. Nếu như coi
việc sản xuất ra chiếc điện thoại tại hai nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên và
Bắc Ninh là tạo ra phần xác, thì hoạt động của SVMC là hoạt động tạo ra phần hồn
của chiếc điện thoại.(2) Theo một chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu kinh tế
Samsung, yếu tố mang lại thành công cho Tập đoàn đó là sự đầu tư nghiêm túc và
chiến lược cho các Trung nghiên cứu - phát triển (R&D Centers). Nằm trong

(1) (NguyễnHằng,
17/08/2015).
(2) (Ngọc Linh, ngày 16/10/2015).

1


số 25 trung tâm nghiên cứu phát triển mà Samsung đặt tại khắp các châu lục trên thế
giới, SVMC là Trung tâm nghiên cứu - phát triển điện thoại di động lớn nhất ở Việt
Nam đồng thời là trung tâm nghiên cứu và phát triển đầu tiên của Samsung tại khu

vực Đông Nam Á. SVMC bắt đầu tuyển dụng từ đầu năm 2012 với gần 20 nhân
viên cốt lõi, sau đó là một loạt tuyển dụng, cho đến hiện tại có khoảng 1600 nhân
viên và tỉ lệ nghỉ việc luôn dưới 5%. Hướng phát triển của SVMC từ khi được thành
lập năm 2012 đến năm 2020 sẽ thu hút khoảng 1.500 – 2.000 kĩ sư tay nghề cao để
phát triển các sản phẩm mới tại Việt Nam. SVMC là một phần trong dự án đầu tư
đến năm 2015 trị giá khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ để đưa Việt Nam thành một trong
những trung tâm sản xuất lớn nhất của Samsung trên toàn cầu.
Phát triển mở rộng là xu hướng tất yếu, tuy nhiên trong một doanh nghiệp,
đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người
khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ
xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một
môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt
của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn
tại và phát triển bền vững phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi
cho phù hợp với thực tế. Và thành công của hầu hết các doanh nghiệp ngày nay phụ
thuộc chủ yếu vào tài sản con người hơn là tài sản vật chất. Nhà cửa, thiết bị, cơ sở
sản xuất và công nghệ đều có thể mua được, nhưng tài năng của con người để thực
hiện công việc thì khó tìm hơn nhiều, và không phải lúc nào cũng có thể mua được
bằng tiền. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tập hợp giá trị của từng nguồn
lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều
này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát
huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được
mục tiêu chung của tổ chức - đó là Văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt đối với một
công ty có quy mô lớn như Samsung, việc xây dựng, hoàn thiện VHDN lại là một
đòi hỏi khắc khe hơn. Vì vậy tác giả thực hiện đề tài “Văn hóa doanh nghiệp của
Samsung Vietnam Mobile R&D Center” làm luận văn thạc sĩ cho mình.
2


Từ tính cấp thiết trên, tác giả nhận thấy cần làm rõ ba câu hỏi sau:

Một là, sự chuyển giao văn hóa doanh nghiệp của Samsung Hàn Quốc cho SVMC
đã triển khai như thế nào?
Hai là, đặc điểm và việc quản trị VHDN tại SVMC đến nay đạt được đến đâu?
Ba là, để hoàn thiện và phát triển bền vững yếu tố văn hóa cần những định hướng,
giải pháp gì.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mục đích:
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về VHDN, luận văn thực hiện khảo
sát VHDN của SVMC, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống
VHDN, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của Trung tâm.
 Nhiệm vụ:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của VHDN.
Hai là, nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng VHDN của SVMC, tìm ra các
hạn chế và nguyên nhân của nó.
Ba là, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện VHDN của
SVMC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về việc xây dựng, quản trị quá trình hoàn thiện văn hóa doanh
nghiệp của SVMC.
 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: tìm hiểu, phân tích thực trạng VHDN, xác định được những điểm
mạnh và yếu, nhằm đưa ra đề xuất giải pháp hoàn thiện VHDN của SVMC.
Về mặt không gian: Nghiên cứu các nội dung trên tại SVMC có trụ sở tại Hà Nội.

3


Về mặt thời gian: Nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2012 đến năm 2015, đưa ra ý
kiến đề xuất cho những năm tới.

4. Những dự kiến đóng góp của luận văn:
 Về lý thuyết: tổng hợp và đề xuất được các tiêu chí khảo sát khía cạnh
VHDN tại SVMC theo mô hình các cấp độ VHDN của Edgar H.Shein.
 Về thực tiễn:Đề tài LV có tính mới, lần đầu nghiên cứu việc xây dựng, quản
trị VHDN của …thông qua việc đầu tư trực tiếp của Tập đoàn SS tại HQ. Có
thể coi đây là một sự chuyển giao và tiếp biến về VHDN của SS từ HQ sang
VN. Những thông tin, bài học trong xây dựng VHDN của TT SS mà LV sưu
tầm được sẽ có ích lợi cho công tác nghiên cứu, đào tạo và thực hành quản trị
VHDN tại VN.
 luận văn nhằm đưa ra một hướng mới trong vấn đề phân tích,
đánh giá thực trạng VHDN tại SVMC bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và
mô hình hóa các yếu tố một cách khoa học, giúp cho các cấp lãnh đạo của
công ty nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Luận văn là một
tham khảo bổ ích từ kinh nghiệm của một DN thành đạt của Hàn Quốc đối với
các DN Việt Nam đang xây dựng và quản trị VHDN của mình.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về văn hóa doanh
nghiệp.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của SVMC.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của SVMC.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP



1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa tổ chức, văn hóa doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quan
trọng với sự hình thành và phát triển của các tổ chức. Chính vì vậy, văn hóa doanh
nghiệp đã luôn thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà quản lý, các
nhà khoa học trong nước và quốc tế. Trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu
như: “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo’’ của Edgar H.Shein, ‘’Đạo đức trong
kinh doanh” của Verne E.Hederson; “Bản sắc văn hóa doanh nghiệp” của David
H.Maister hay “Chinh phục các làn sóng văn hóa” của Fons Trompenaars và
Charles Turner, “Những thách thức của quản lý trong trong thế kỷ 21” của Peter
Drucker, “Văn hóa và tổ chức : Phần mềm tư duy” của Greert Hofstede, “Tư duy
lại tương lai” của R.Gibson biên tập, … Các tác phẩm đã đề cập đến vấn đề văn
hóa khá sâu sắc và toàn diện, đặc biệt trong các tác phẩm đều nhấn mạnh rằng việc
xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp tồn tại
và phát triển. [19] Bên cạnh đó, có một số mô hình được nghiên cứu gần đây như:
Mô hình nghiên cứu của Yu-Shan Chen (2011) nhằm mục đích phát triển một khuôn
khổ ban đầu của tổ chức nhận dạng màu xanh để khám phá những tác động tích cực
5


của môi trường văn hoá doanh nghiệp và môi trường lãnh đạo trên lợi thế cạnh
tranh màu xanh thông qua các trung gian.
Nghiên cứu của Jim Sellner (2009) phân loại doanh nghiệp dựa trên sáu tiêu chí
khác nhau để nhận diện văn hoá doanh nghiệp: Giá trị và cách cư xử; yếu tố bên
trong và bên ngoài; tầm nhìn; đổi mới; sứ mệnh; diện mạo mới.
Mô hình nghiên cứu của Seth J. Schwartz, Byron L. Zamboanga, Liliana Rodriguez,
Sherry C. Wang (2007) được thiết kế để kiểm tra cấu trúc của bản sắc văn hóa trong
Hoa Kỳ. Một mẫu sắc tộc đa dạng của 349 sinh viên đại học đã hoàn thành đo
lường các xu hướng đối với Mỹ và các di sản văn hóa, chiến lược thâm nhập văn
hóa, chủ nghĩa cá nhân tập thể, độc lập, phụ thuộc lẫn nhau, bản sắc dân tộc, và gia
đình. [17]

Đối với các nghiên cứu trong nước, có thể kể ra một số cuốn sách như :“Văn
hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” của PGS.TS Đỗ Minh Cương; “Tinh thần
doanh nghiệp – Giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam” của tác giả
Trần Quốc Dân; “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm;
khái niệm và biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp được đề cập rõ hơn trong tác
phẩm “Văn hóa doanh nghiệp” của tác giả Đỗ Thị Phi Hoài.
Ngoài ra, đã có một số luận văn cao học như: Văn hóa doanh nghiệp của
Prudential Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của Trần Văn Đôn (2015),
“Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hoa
(2013), “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Dịch vụ Viễn thông
Vinaphone” của tác giả Trần Thị Thu Hà (2013), Văn hóa doanh nghiệp của Viettel
trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế. Quách Thị Ngọc Hà, 2015.… Văn hóa
doanh nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank của tác giả Phạm
Đình Chính, 2015. Các công trình trên đã đề cập và thành công trong việc hệ thống
hóa các lý thuyết và các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của một tổ chức
đồng thời áp dụng các lý thuyết đó vào nghiên cứu cho một tổ chức cụ thể nhằm xác

6


định các bất cập và đề xuất việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cải tiến cho tổ
chức đó.[19]
Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu dưới đây được tác giả sử dụng làm
nền tảng cho luận văn này:
 Nghiên cứu của Edgar.H Schein:
Nghiên cứu của Edgar H. Schein là một trong những nghiên cứu kinh điển được
công nhận và ứng dụng một cách rộng rãi, là một phương thức đánh giá VHDN
được xem là mang tính thực tiễn nhiều hơn so với tính lý thuyết của phương pháp
khung giá trị cạnh tranh. Ba cấp độ văn hóa gồm: thực tiễn hữu hình (Artifacts);
các niềm tin và giá trị được tuyên bố (Espoused Beliefs and Values); ngầm định nền

tảng (Underlying Assumption). Bằng thực tiễn tư vấn cho các doanh nghiệp của
mình, tác giả đã tổng hợp thành những bài học giá trị trong việc xây dựng, phát
triển và hoàn thiện VHDN. [13]
 Nghiên cứu của Đỗ Hữu Hải:
Nghiên cứu với mục đích góp phần phát triển hệ thống thang đo các yếu tố tổ chức,
quản lý, lãnh đạo bằng việc xây dựng bộ tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp
tại Việt Nam. Tác giả đã tổng kết, phân tích và đánh giá các lý thuyết, các kết quả
nghiên cứu về tiêu chí nhận diện văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.
Phần nào giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị chiến lược có cách nhìn
đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường các yếu tố tạo
nên văn hóa cho doanh nghiệp của mình. Nghiên cứu này đề xuất một hệ thống tiêu
chí có thể sử dụng làm chuẩn mực cho việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng và phát
triển VHDN cho các doanh nghiệp Việt Nam. [17]
 Nghiên cứu của Quách Thị Ngọc Hà:
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích chính là tiếp tục hoàn thiện và phát triển
văn hóa Viettel trong giai đoạn chủ động và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tác giả đã
xây dựng các câu hỏi dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Shein
7


với ba cấp độ là: thực thể hữu hình, các niềm tin giá trị được tuyên bố và các ngầm
định nền tảng. Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp phát triển VHDN của Viettel đó là
hoàn thiện cơ chế quản trị trong giai đoạn tái cấu trúc, phát huy bản chất anh bộ đội
cụ hồ, đẩy mạnh vai trò của các cấp lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các đơn vị.
[20]
Tổng kết các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào đề cập
đến việc dựa trên mô hình ba lớp VHDN của Edgar H.Shein để nghiên cứu các khía
cạnh VHDN tại SVMC và đưa ra các giải pháp về VHDN phù hợp, đặc thù cho
trung tâm nghiên cứu này.
1.2.


Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp

1.2.1. Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Bởi vậy, cho
đến nay, có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Việc cùng tồn tại nhiều
khái niệm văn hóa khác nhau càng làm vấn đề được hiểu biết một cách phong phú
và toàn diện hơn. [19]
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [1,tr.19].
Năm 2002, UNESCO phát triển định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài
văn học nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin”.
Theo E. Herriot: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái
vẫn còn thiếu khi người ta đã học tất cả” [1,tr.27].
8


Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương: “Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người,
là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá
trị chân - thiện - mỹ” [1,tr.28].
Nói một cách khái quát thì văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và
tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với
con người, với tự nhiên và xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực
xã hội. [19] Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản

phẩm của người thông minh. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư
cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời
truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói tới văn hóa là nói tới con người,
nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người. Việc cùng có chung
một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. [13]
1.2.1.2.

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Trong một xã hội rộng lớn với nền văn hóa biểu trưng cho xã hội và doanh
nghiệp là một bộ phận của xã hội nên yếu tố văn hóa luôn hình thành song song với
quá trình phát triển của doanh nghiệp. Khái niệm được sử dụng để phản ánh những
hệ thống này được gọi với nhiều tên khác nhau như văn hóa doanh nghiệp, văn hóa
công ty, văn hóa tập đoàn, hay văn hóa tổ chức. Có rất nhiều quan điểm xung quanh
khái niệm này, mỗi nền văn hóa khác nhau có các quan điểm khác nhau, mỗi doanh
nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Có một vài quan
điểm về VHDN như sau:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn
đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng
xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. [3,tr259]
Một định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi do chuyên gia nghiên cứu
các tổ chức Edgar Schein đưa ra: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan
niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết
các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”. [3,tr259]
9


Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân: “Văn hóa công ty được định nghĩa là một
hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy
được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi

rộng đến cách thức hành động của các thành viên”. [2,tr249]
Theo PGS.TS Dương Thị Liễu: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các
giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt
động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng
của doanh nghiệp”. [3,tr260]
Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương: “Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân
tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là văn hoá mà các chủ thể
tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định
và đặc thù của nó”. [1,tr69]
Như vậy, VHDN là văn hoá của một tổ chức nó không đơn thuần là văn hoá
giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải chỉ là những khẩu hiệu của
ban lãnh đạo, mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm
tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên
doanh nghiệp và được doanh nghiệp tôn trọng, truyền từ thành viên này sang thành
viên khác, từ lớp cũ đến lớp mới, trở thành những giá trị, những quan niệm và tập
quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy, có thể chi phối tình
cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo
đuổi và thực hiện các mục đích. VHDN là yêu cầu tất yếu của sự phát triển thương
hiệu - một tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó có tác động sâu sắc tới động cơ
hành động của doanh nghiệp, tạo thành định hướng có tính chất chiến lược cho bản
thân doanh nghiệp. VHDN luôn đóng vai trò như một lực lượng hướng dẫn, một sức
mạnh cố hữu trong doanh nghiệp, là ý chí thống nhất toàn thể lãnh đạo và nhân viên
của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu
lôgic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp có thể rút ra được
10


định nghĩa như sau: “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố và sản phẩm
văn hoá (vật thể và phi vật thể) được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và

biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp đó”.
1.2.1.3.

Một số đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp

Thứ nhất, VHDN liên quan đến nhận thức. Các cá nhân nhận thức được văn
hóa của tổ chức thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe được trong phạm vi tổ chức.
Cho dù các thành viên có thể có trình độ hiểu biết khác nhau, vị trí công tác khác
nhau, họ vẫn luôn có xu hướng mô tả VHDN theo cách thức tương tự. Đó chính là
“sự chia sẻ” VHDN.
Thứ hai, VHDN có tính thực chứng. VHDN đề cập đến cách thức các thành
viên nhận thức về tổ chức có nghĩa là chúng mô tả chứ không đánh giá hệ thống các
ý nghĩa và giá trị của tổ chức.
Thứ ba, VHDN có tính cá biệt. Mỗi tổ chức, đơn vị đều có những điều kiện
hoạt động, quy mô và mục tiêu hoạt động khác nhau và được điều hành bởi đội ngũ
nhân sự có tính cách và triết lý kinh doanh khác nhau. Hơn nữa lợi ích của việc
xây dựng VHDN là để tạo ra tính đặc thù, bản sắc riêng cho doanh nghiệp giúp
phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Do đó VHDN ở mỗi
đơn vị có đặc trưng khác nhau, có tính chất mạnh yếu khác nhau, phong phú và
đa dạng.
Thứ tư, VHDN có đặc điểm thống nhất hành vi giao tiếp, ứng xử của tất cả
mọi người trong cùng một tổ chức. Chính sự thống nhất được hành vi ứng xử của
mọi người đối với mọi hoạt động bên trong và ngoài doanh nghiệp đã đem lại
kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thứ năm, VHDN không phải có được trong ngày một ngày hai mà là qua cả
một quá trình gây dựng và vun đắp, quá trình xây dựng VHDN không có điểm đầu
và điểm cuối mà VHDN phải được xây dựng trải qua một thời gian dài vun đắp nên.
Tuy nhiên VHDN không phải là bất biến mà qua thời gian, VHDN vẫn được các
nhà quản lý thay đổi sao cho phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp.
11



1.2.1.4.

Tác động của VHDN tới sự phát triển của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là tài sản vô hình của doanh nghiệp là
nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
thể hiện trên các mặt sau:
a. Văn hoá doanh nghiệp tạo nên phong thái, bản sắc của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chứa đựng trong nó rất nhiều bộ phận và yếu tố như kiến
trúc, sản phẩm, tập tục, nghi lễ, thói quen, cách họp hành, chiến lược kinh doanh,
logo, ấn phẩm điển hình, giai thoại về người sáng lập doanh nghiệp…Và chính
những yếu tố đó đã làm nên một phong thái, một nét riêng, đặc trưng của doanh
nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào. Những yếu tố này có
ảnh hưởng cực lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
VHDN giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn
hoá đặc trưng của doanh nghiệp đó. Và nó cũng gây ấn tượng mạnh cho người
ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.
Để nhận ra phong thái riêng của một doanh nghiệp không phải là quá khó khăn. Đặc
biệt là một doanh nghiệp thành công, bởi ấn tượng của doanh nghiệp đó với công
chúng là hết sức mạnh và nó trở thành niềm tự hào của các thành viên trong doanh
nghiệp. Và phong thái riêng của mỗi doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và bản sắc
của mỗi doanh nghiệp.
b. Văn hóa doanh nghiệp tạo lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có nền văn hoá tốt ắt sẽ thu hút được nhân tài và củng cố lòng tin
của công chúng, lòng trung thành của các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là
điều hết sức quan trọng mà không dễ đánh đổi bằng các giá trị vật chất bình thường.
Để có được một văn hóa doanh nghiệp đi vào lòng công chúng là cả một quá trình
với sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đó.

Mỗi một cá nhân trong doanh nghiệp mang trong mình nét văn hoá riêng góp phần
tạo nên nét văn hoá chung cho toàn doanh nghiệp đó. Trong một nền văn hóa doanh
12


×