Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

lich su triet hoc mac le nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.48 KB, 18 trang )

Lời mở đầu
Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì
vậy nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp
công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại mới. Triết học Mác – Lênin đã kế
thừa những tinh hoa xuyên suốt lịch sử triết học từ triết học thời kỳ cổ đai,
trung cổ, triết học cổ điển Đức… Đồng thời, triết học Mác – Lênin còn là sự
thấm nhuần những giá trị từ các tiền đề tư tưởng, khoa học kỹ thuật; dưới sự tác
động của hoàn cảnh xã hội thời kỳ đó để cho ra đời một học thuyết bao gồm
những hệ tư tưởng mang tính Cách mạng sâu sắc, hướng con người tới một xã
hội tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, những giá trị của triết học Mác - Lênin vẫn như
những chân lý sáng mãi cho tới tận thời đại hôm nay.
Triết học Mác – Lênin chính là triết học duy vật biện chứng triệt để. Nó
đã khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước đó. Đồng thời,
trong cả một hệ thống triết học Mác – Lênin, các quan điểm duy vật biện chứng
về tự nhiên và xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép
biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống
nhất. Có thể nói, phép biện chứng duy vật đã trở thành phương pháp tư duy chủ
đạo, chi phối toàn bộ hệ thống triết học Mác – Lênin. . Những giá trị mà triết
học Mác – Lênin để lại cho tới tận ngày hôm nay không thể thiếu phương
pháp biện chứng. Đồng thời, phép biện chứng đã làm nên tính khoa học,
cách mạng sâu sắc của triết học Mác – Lênin.
Xây dựng nên phép biện chứng duy vật là quá trình lâu dài, bằng sự
khởi nguồn của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sau đó được V.I.Lênin kế thừa và
phát triển lên một tầm cao mới. Sự hoàn thiện của quan điểm duy vật biện
chứng được thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Bút kí triết học” của V.I.Lênin.

1

1



Phần nội dung
Chương 1: Sơ lược về phép biện chứng duy vật
1.1.

Phép biện chứng duy vật là gì?
Phép bi ện ch ứng duy v ật do Mác và Ăng-ghen xây d ựng,

Lênin phát triển phép biện chứng mà ngày nay chúng ta học, đó là đ ỉnh
cao, là phương pháp tư duy cao nhất trong lịch sử nhận th ức nhân lo ại.
Khái niệm về “Biện chứng”: là dùng để chỉ đặc tính vốn có của th ề
giới,đó là mối liên hệ tương tác,chuyển hóa, sự vận đ ộng, phát tri ển
theo quy luật của sự vận, hiện tượng, trong tự nhiên, xã h ội t ư duy.
Phép biện chứng ra đời cùng với sự ra đời của triết học và được
coi là “khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi sự vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người”. Phép biện
chứng có ba hình thức cơ bản đó là phép biện chứng chất phác, phép biện
chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật, trong đó phép biện chứng duy
vật là đỉnh cao nhất của sự phát triển phép biện chứng voi phương pháp tư
duy khoa học và tiến bộ được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng
hiện thực....đã đưa phép biện chứng duy vật trở thành khoa học, như lời
Ph.Ăng-ghen đã từng kết luận trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”: “Phép
biện chứng chẳng qua chỉ là bộ môn khoa học nghiên cứu những quy luật
phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy”.
Khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến,
Ph.Ăng-ghen còn đưa ra một ý nghĩa khác về phép biện chứng duy vật:
2

2



“phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”. khi nhấn mạnh vai trò
của nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa
từ triết học của Hêghen V.I.Lênin cho rằng: trong số những thành quả đó thì
thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển,
dươí hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện,học thuyết về
tính tương đối của nhận thức của con ngươì, nhận thức này phản ánh vật
chất luôn luôn phát triển không ngừng.
1.2.

Sự ra đời của phép biện chứng duy vật

1.2.1.

Phép biện chứng tự phát ngây thơ thời cổ đại
Thời cổ đại, với trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa

phát triển, nên các nhà triết học chủ yeu dựa trên những quan sát trực tiếp,
mang tính trực quan, cảm tính để khái quát thế giới. Chính vì thế phép biện
chứng thời cổ đại nó mang tính ngây thơ, chất phác mà đỉnh cao là phép biện
chứng cổ đại Hy Lạp.
Phép biện chứng thơì cổ đại được Ăng-ghen viết: khi chúng ta dùng tư
duy để xem xét giơí tự nhiên, lịch sử loài ngươì hay hoạt động tinh thần của
bản thân chúng ta thì trước nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng
chịt vô tận của những mối liên hệ và những tác động qua lại trong đó không
có cái gì là đứng nguyên, không thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến đổi,
phát triển và mất đi. Cái thê giới quan ban đầu, ngây thơ nhưng xét về thực
chất thì đúng đó là thế giơí quan của các nhà triết học hy lạp cổ đại và lần
đầu tiên đã được Hêraclit trình bày một cách rõ ràng: Hêraclit đã nhấn mạnh

nhiều đến tính biến đổi của vạn vật, Hêraclit coi sự biến đổi của thề giới như
một dòng chảy: “tất cả đều trôi chảy,không có gì đứng im”, “mặt trời mỗi
3

3


ngày mỗi mới” “bạn không thể lội hai lần dưới một dòng sông,vì luôn có
những dong nước khác luôn chảy về phía bạn”. Hêraclit còn cho rằng bất cứ
sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối lập: “trong mỗi
người chúng ta có cả sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già”. Tuy nhiên, trong
tư tưởng của Hêraclit vẫn chưa nhắc tới thuật ngữ “biện chứng”.
Xem xét biện chứng thời cổ đại, Hê-ghen – nhà triết học duy tâm
lớn nhất thời kì trước Mác cũng cho rằng nhà triết học Dê-nông ở trường
phái Ê-lê là “người khởi xướng phép biện chứng” và “ở Dê-nông, chúng ta
tìm thấy một phép biện chứng thật sự khách quan”. Đó là nhà triết học đã
phân tích những mâu thuẫn nảy sinh khi thử suy nghĩ về những khái niệm
vận động và số nhiều.
Bên cạnh đó,nhà triết học A-ri-xtốt đã phân biệt phép “biện chứng”
với “phân tích”, coi phép biện chứng là khoa học về những ý kiến có tính
chất xác suất khác với khoa học về chứng minh. A-ri-xtốt còn đồng nhất
phép biện chứng với lôgic học. Ăng-ghen đã viết trong “Chống Đuy-rinh”
rằng: “Những nhà triết học Hy Lạp thời cổ, đều là những nhà biện chứng
bẩm sinh, tự phát, và người có bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học
ấy là A-rit-xtốt đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện
chứng”.
Đồng thời, Pla-tôn cho rằng tồn tại bao hàm những mâu thuẫn, nó là
duy nhất và nhiều, vĩnh viễn và tạm thời, bất biến và khả biến, đứng im và
vận động. Mâu thuẫn là điều kiện cẩn thiết để kích thích linh hồn suy tư.
Nghệ thuật đó, theo Pla-tôn, chính là nghệ thuật biện chứng.

Như vậy, phép biện chứng từ thời cổ đại đã được phát triển dựa trên tư
tưởng của nhiều nhà triết học thuộc các trường phái khác nhau, những tư
tưởng đó rất đa dạng và phong phú. Đánh giá mặt tích cực và sự hạn chế của
quan điểm biện chứng chất phác thời cổ đại, Ph.Ăng-ghen cho rằng, trong
4

4


quan điểm đó người ta thấy được sự liên hệ, sự vận động và phát triển,
nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại
của sự vận động và phát triển.
1.2.2. Phép biện chứng trong thời kỳ Trung cổ,Phục hưng và Khai sáng

Đến thời kỳ triết học trong xã hội phong kiến – chủ nghĩa kinh viện,
người ta bắt đầu coi logic hình thức, một bộ phận đối lập với tu từ học, là
phép biện chứng.
Trong thời kỳ Phục hưng, Ni-cô-lai Cu-da và Bru-nô đã nêu lên những
tư tưởng biện chứng về “sự trùng hợp của những mặt đối lập”.
Trong thời cận đại, bất chấp sự thống trị của siêu hình học, Đềcáctơ và
Xpi-nô-da đã đem lại những hình mẫu về tư duy biện chứng.
Vào thế kỷ XVIII ở Pháp, Rút-xô và Đi-đơ-rô nổi bật lên nhờ những
tư tưởng biện chứng phong phú. Rút-xô khảo cứu những mâu thuẫn, coi đó
là điều kiện của sự phát triển lịch sử. Đi-đơ-rô ngoài ra còn nghiên cứu
những mâu thuẫn trong ý thức xã hội đương thời.
Thời kỳ này, việc phát triển phép biện chứng không có nhiều bước đột
phá. Tuy nhiên, thông qua tư tưởng của các nhà triết học đã có những mầm
mống để phát triển phép biện chứng trong giai đoạn tiếp theo được hình
thành.
1.2.3. Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức


Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng tâm
sang việc nghiên cứu các quá trình trong sự liên hệ, trong sự vận động và
phát triển của chúng. Những thành quả do nó mang lại đã chứng minh rằng
5

5


bản thân thế giới tồn tại một cách biện chứng. Quan điểm siêu hình bị chính
khoa học tự nhiên làm mất đi cơ sở tồn tại của nó. Những việc phủ định
quan điểm siêu hình lúc này lại dẫn tới việc xác lập vị trí ưu trội của phép
biện chứng duy tâm khách quan.
Kan-tơ là ngươì sáng lập ra trường phái triết học cổ điển Đức. Kan-tơ
là người đầu tiên đã kịch liệt đả kích siêu hình học. Ông đã chỉ ra ý nghĩa
của những lực lượng đối lập trong các quá trình vật ký và tinh nguyên, ông
cũng là người đầu tiên sau Đềcáctơ đã đưa tư tưởng phát triển và sự nhận
thức tự nhiên. Trong lý luận nhận thức, Can-tơ phát triển những tư tưởng
biện chứng trong học thuyết “an-ti-nô-mi”. Tuy nhiên, phép biện chứng của
lý tình, theo Can-tơ, là một loạt ảo tưởng và nó bị loại trừ ngay khi tư tưởng
quay trở lại những giới hạn của nó, những giới hạn bị hạn chế bởi việc chỉ
nhận thức các hiện tượng.
Theo sau Can-tơ, Sê-linh phát triển quan niệm biện chứng về những
quá trình của tự nhiên.
Triết học biện chứng duy tâm xuất hiện nhiều trong triết học Can-tơ
và hoàn thiện trong triết học Hê-ghen, một đại biểu xuất sắc của triết học cổ
điển Đức ở cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Phép biện chứng của ông là
một tiền đề quan trọng của triết học Mácxit, với một hệ thống khái niệm,
phạm trù và quy luật cơ bản, Hê-ghen đã là người đầu tiên xây dựng và hoàn
chỉnh phép biện chứng duy tâm. Đồng thời, phép biện chứng duy tâm của

ông chính là đỉnh cao trong sự phát triển phép biện chứng trước Mác. Tính
chất duy tâm trong phép biện chứng của Hê-ghen thể hiện ở chỗ ông coi “ý
niệm tuyệt đối” có trước và trong quá trình vận động phát triển, “ý niệm
tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với
chính mình trong tinh thần. Bên cạnh đó, Hê-ghen “lần đầu tiên đã quan
niệm toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dưới hình thức một quá
6

6


trình, tức là trong sự vận động không ngừng, biến đổi và phát triển, và đã cố
gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển đó”
(C.Mác và Ph.Ăng-ghen, tiếng Nga, t.20, t.23). Kết quả của phép biện chứng
của Hê-ghen đã vượt xa cái ý nghĩa mà chính ông đã dành cho nó. Học
thuyết của Hê-ghen về việc mọi cái đều tất yếu dẫn đến sự phủ định bản thân
mình, bao hàm cả nhân tố cách mạng hóa cuộc sống và tư tưởng, do đó, các
nhà tư tưởng tiên tiến đã coi phép biện chứng của Hê-ghen là “đại số học
của cách mạng” (Ghéc-xten).
Có thể nói, trước Mác, chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức là một giai
đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển phép biện chứng, khác với chủ
nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy tâm ấy không chỉ coi hiện thực là đối
tượng của nhận thức mà còn coi hiện thực là đối tượng của hoạt động. Đồng
thời, việc không hiểu rõ cơ sở chân chính, vật chất của nhận thức và của hoạt
động của chủ thể đã làm cho những tư tưởng của các nhà duy tâm Đức bị
hạn chế và sai lầm.
1.2.4. Ra đời phép biện chứng duy vật

Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó,
mà trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hê-ghen và quan điểm duy vật của

Phoi-ơ-bách, dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa
học thời ấy và thực tiễn lịch sử xã hội vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và
Ph.Ăng-ghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp
luận biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lê-nin phát triển.
C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã kế thừa và chọn lọc những yếu tố biện
chứng trong triết học của Hêghen để rồi xây dựng phép biện chứng trên cơ
sở quan niệm duy vật chủ nghĩa về quá trình hiện thực đang xảy ra trong xã
7

7


hội và tư duy. Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện
chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau trong phép biện chứng ấy. Phép
biện chứng duy vật đã được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên
lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng hiện
thực.
Phép biện chứng duy vật đã khắc phục được những hạn chế của phép
biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng
duy tâm khách quan thời cận đại, từ đó đã khái quát đúng đắn những duy
luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện
chứng duy vật, vì thế, đã trở thành một khoa học.
Kết luận:
Qua đó, có thể nhận thấy rất rõ phép biện chứng có một quá
trình hình thành và phát triển thông qua các tư tưởng triết học từ thời cổ đại
cho đến giai đoạn Mác - Lênin. Đó là một quá trình liên tục mà ở đó, sự kế
thừa và phát triển tư tưởng biện chứng từ tư tưởng của các nhà triết học từ
thời kỳ này sang thời kỳ khác và đạt đến giai đoạn hoàn thiện ở giai đoạn
Mác - Lênin.


Chương 2: Tư tưởng của V.I.Lênin về phép biện chứng
qua tác phẩm “ Bút kí triết học”.
2.1 Tác phẩm : “ Bút kí triết học ”
Tác phẩm : “ bút kí triết học” bao gồm những cuốn sách ghi chép
những nhận xét, nhưng tư tưởng riêng biệt khi nghiên cứu các công trình
triết học khác nhau.Tác phẩm được ra đời sớm nhất vào từ năm 1895, nhưng
phần tập chung nhất viết vào những năm 1914-1916. Trong tác phẩm Lênin
8

8


nghiên cứu nội dung nổi bật nhất phép biện chứng, lý luận nhận thức và
lôgic học.
“Bút kí triết học” của V.I.Lênin là sự tổng hợp những đoạn trích,
những tóm tắt nội dung các cuốn sách Lênin đã đọc, cả những nhận xét phê
phán, những kết luận và những khái quát của Lênin. Trong những ghi chép
đó, đoạn viết "Về vấn đề phép biện chứng" có tính chất một bài văn hoàn
chỉnh, trong đó Lênin trình bày sâu sắc, dưới hình thức thu gọn, về bản chất
của phép biện chứng duy vật.
Khi tóm tắt "Gia đình thần thánh" của C.Mác và Ăng-ghen, nghiên
cứu về thế giới quan của hai ông, Lênin nêu rõ chủ nghĩa cộng sản là kết
luận lôgic rút ra từ toàn bộ sự phát triển lịch sử của triết học duy vật.
Khi đọc "Những bài giảng về bản chất của tôn giáo" của
Phoiơbắc(L. A. Feuerbach), Lênin nêu bật lên khác nhau giữa chủ nghĩa duy
vật trực quan của Phoiơbăc và chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác.
Cùng với sự phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen, khi đọc
những tác phẩm của Hêghen như "Khoa học lôgic", "Những bài giảng về
lịch sử triết học", Lênin tỏ ra rất trân trọng và nhấn mạnh đến tất cả những gì
có giá trị trong triết học Hêghen, đồng thời đặt ra nhiệm vụ phải giải thích

chúng theo quan điểm duy vật, phải cải tạo chúng như C.Mác đã làm.
Trong "Bút kí triết học" những tư tưởng của Lênin về phép biện
chứng chiếm một vị trí quan trọng. Lênin đã đưa ra một định nghĩa sâu sắc
về phép biện chứng, nêu rõ bản chất của nó, những yếu tố của nó và nhấn
mạnh đến học thuyết về mâu thuẫn, hạt nhân của phép biện chứng. Một luận
điểm quan trọng của Lênin, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của triết
học Macxit đã được trình bày sáng tỏ trong "Bút kí triết học" đó là luận điểm
về sự đồng nhất, sự thống nhất, sự phù hợp của phép biện chứng, lôgic học
và lí luận nhận thức. Những tư tưởng của Lênin về sự trùng hợp trong lôgic
9

9


học giữa lịch sử tư tưởng với những quy luật của tư duy, về sự cần thiết phải
khái quát - theo quan điểm triết học - lịch sử của kĩ thuật, của khoa học tự
nhiên, của sự phát triển trí lực của trẻ em, của loài vật... là đặc biệt quan
trọng để xây dựng một lí luận nhận thức đúng đắn.
2.2 Một số vấn đề về phép biện chứng duy vật trong tác phẩm
“Bút kí triết học”
2.2.1 Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
Trong “Bút ký triết học”, từ những thành tựu mà C.Mác và Ăng-ghen
đã xây dựng lên, đặc biệt trong xây dựng ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng, Lênin đã tiếp thu, phát triển và hoàn thiện ba quy luật cơ bản đó: Quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật lượng đổi dẫn đến
chất đổi và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định. Ba quy luật này có mối
liên hệ mật thiết với nhau.
a. Quy luật mâu thuẫn
Lênin coi quy luật mâu thuẫn là hạt nhân và thực chất của phép biện
chứng duy vật. Lênin cho quy luật mâu thuẫn đã giải thích được căn nguyên

của sự vận động. Trong tác phẩm “ Bút ký triết học”, Lênin quan tâm và giải
thích một cách sâu sắc về căn nguyên của sự vận động đó là mâu thuẫn của sự
vật và hiện tượng, là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Lênin trích dẫn một
đoạn của Hêghen nói về mối quan hệ giữa vận động và mâu thuẫn: Mâu
thuẫn, "nó là cái phủ định trong sự quy định bản chất của nó, là nguyên tắc
của mọi sự tự vận động, mà sự tự vận động này không phải là cái gì khác mà
10

10


chỉ là sự biểu hiện nào đấy của mâu thuẫn... Vận động là bản thân mâu
thuẫn đang tồn tại" .
Trong tác phẩm, Lênin đã chỉ ra chỉ có tư duy biện chứng mới nắm
được mâu thuẫn, do đó mà giải thích được quá trình vận động tự thân của
mọi sự vật, hiện tượng. Ông viết: "Lý tính (trí tuệ) đang tư duy mài sắc sự
khác nhau đã cùn đi của cái khác nhau, tính nhiều vẻ đơn giản của những
biểu tượng thành một sự khác nhau bản chất, một sự đối lập. Chỉ khi nâng
lên đến chóp đỉnh của mâu thuẫn thì những cái nhiều hình nhiều vẻ mới trở
nên động và sống đối với nhau, - và mới chứa đựng một tính phủ định, tức
là sự phốc động bên trong của tự vận động và của sức sống" .
Tiếp đến, trong bài “Về vấn đề phép biện chứng”, Lênin đã nói về quy
luật mâu thuẫn như sau: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các
bộ phận mâu thuẫn của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng".
Lênin khẳng định, quy luật mâu thuẫn là thực chất và hạt nhân của
phép biện chứng duy vật. Sở dĩ như vậy là vì, quy luật mâu thuẫn là chìa khoá
để hiểu biết về các quy luật khác của phép biện chứng duy vật.Sau khi trình
bày 16 yếu tố của phép biện chứng, Lênin nói: "Có thể định nghĩa vắn tắt
phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế
là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có

những sự giải thích và một sự phát triển thêm".
b. Quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại (gọi tắt là quy luật
lượng đổi, chất đổi).
Trong “Bút ký triết học”, Lênin nói về quy luật này cũng không
nhiều. Lênin đã viết về quy luật này như sau: "Phân biệt bằng cách nào một
sự chuyển hoá biện chứng với một sự chuyển hoá không biện chứng? Bằng
11

11


bước nhảy vọt. Bằng tính mâu thuẫn. Bằng sự gián đoạn của tính tiệm tiến.
Bằng tính thống nhất (đồng nhất) của tồn tại và không tồn tại".
Lênin nhận xét sự trình bày quy luật này trong "Lôgích học" của
Hêghen như sau: "Sự chuyển hoá lượng thành chất, trong bản trình bày lý
luận - trừu tượng, thì tối nghĩa đến nỗi người ta không hiểu gì cả".
Trong khi nói về những yếu tố của phép biện chứng, Lênin đã nêu ra
quy luật này. Yếu tố thứ chín của phép biện chứng là: "Không phải chỉ là sự
thống nhất của các mặt đối lập, mà còn là những chuyển hoá của mỗi quy định,
chất, đặc trưng, mặt, thuộc tính sang mỗi cái khác, tức là sang mặt đối lập của
nó". Và yếu tố thứ 15, Lênin nói đến sự biển đổi về chất là: "Đấu tranh của nội
dung với hình thức và ngược lại. Vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung".
c. Quy luật phủ định của phủ định
Lênin quan tâm đến khái niệm phủ định biện chứng. Lênin đã nhận
xét về Hêghen khi Hêghen đánh giá Hêraclít: "Rất đúng và rất quan trọng:
"cái khác" như là cái khác của nó, sự phát triển thành cái đối lập của nó".
Ở đây, Lênin nhấn mạnh phát triển là chuyển hoá sang mặt đối lập
của nó. Chuyển hoá sang mặt đối lập đó là quá trình phủ định, quá trình phủ
định của phủ định diễn ra thông qua hai lần phủ định, lần phủ định thứ nhất sẽ
dẫn đến tạo điều kiện cho sự phủ định lần thứ hai. Sự phủ định biện chứng

được Lênin giải thích là: "Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự
phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do
dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép
biện chứng, - dĩ nhiên, phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định,
và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó, - không, mà là
sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển,
12

12


với sự duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự do dự nào, không có
một sự chiết trung nào". Trong các yếu tố của phép biện chứng, yếu tố thứ 13
và 14 đã nói về quy luật phủ định của phủ định: yếu tố thứ 13: sự lặp lại, ở
giai đoạn cao, của một số đặc trưng, đặc tính etc. của giai đoạn thấp và... yếu
tố thứ 14: sự quay trở lại dường như với cái cũ.
2.2.2 Những yếu tố của phép biện chứng
Lênin có ý định xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cho phép biện
chứng duy vật. Khi đọc "Khoa học lôgíc" của Hêghen nói về phân tích và
"tổng hợp" của phương pháp nhận thức, Lênin đã vạch ra vấn đề "yếu tố"
trong phép biện chứng. Lênin nêu lên ba yếu tố như sau:
“1) Định nghĩa của khái niệm từ bản thân khái niệm;
2) Tính mâu thuẫn trong bản thân sự vật,những lực lượng và những
khuynh hướng mâu thuẫn trong mọi hiện tượng;
3) Sự kết hợp phân tích và tổng hợp".
Sau khi nghiên cứu lôgích học của Hêghen, Lênin đã tổng kết lại và
nêu lên 16 yếu tố của phép biện chứng.
Yếu tố 1: Tính khách quan của sự xem
Đây là nguyên tắc của phép biện chứng duy vật khi quan sát sự
vật và hiện tượng, đòi hỏi chủ thể không được thêm bớt vào khách thể.

Trong khi quan sát nếu chỉ dựa vào những sự vật, hiện tượng riêng lẻ để làm
ví dụ là không đủ, vẫn là không có tính khách quan, tính khách quan đòi hỏi
phải để bản thân sự vật tự nó thể hiện đầy đủ những mặt, những thuộc tính
của nó.
Yếu tố 2: Tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những
sự vật khác.

13

13


Đòi hỏi khi quan sát sự vật phải đặt sự vật ấy trong mối liên hệ với
các sự vật khác, phải xem xét nó một cách toàn diện, trong một chỉnh thể.
Yếu tố 3: Sự phát triển của sự vật ấy (cũng như của hiện tượng), sự
vận động của chính nó, đời sống của chính nó.
Đòi hỏi phải quan sát sự vật trong quá trình vận động và phát triển của
nó, như thế mới tìm ra bản chất, quy luật của sự vật.
Yếu tố 4: Những khuynh hướng (và những mặt) mâu thuẫn bên trong
của sự vật ấy.
Yếu tố 5: Sự vật (hiện tượng etc.) coi là tổng số và sự thống nhất của
các mặt đối lập.
Yếu tố 6: Sự đấu tranh cũng như sự triển khai của các mặt đối lập ấy,
của những khuynh hướng mâu thuẫn etc..
Yếu tố 7: Sự kết hợp phân tích và tổng hợp, - sự phân tích những bộ
phận riêng biệt và tổng hoà, tổng của những bộ phận ấy.
Yếu tố này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu không chỉ phân tích
thành những bộ phận riêng lẻ mà còn phải biết tổng hợp những bộ phận đó
lại để nhận thức sự vật, hiện tượng một cách hoàn chỉnh. Bảy yếu tố trên đây
đã phát triển mở rộng ba yếu tố sơ lược ban đầu.

Yếu tố 8: Những quan hệ của mỗi sự vật (hiện tượng etc.) không
những là muôn vẻ, mà còn là phổ biến, toàn diện. Mỗi sự vật (hiện tượng,
quá trình etc.) đều liên hệ với mỗi sự vật khác. Lênin nêu lên mỗi sự vật có
mối liên hệ phổ biến với các sự vật khác, trong mỗi sự vật riêng lẻ đều có
quy luật chung.
Yếu tố 9: Không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập, mà còn
là những chuyển hoá của mỗi quy định chất, đặc trưng, thuộc tính
sang mỗi cái khác (sang cái đối lập với nó).

14

14


Ở đây Lênin muốn nói không chỉ toàn bộ hiện tượng chuyển hoá
sang mặt đối lập trong quá trình phát triển mà là mỗi quy định, chất, đặc
trưng, mặt sang cái đối lập với nó, tức là yêu cầu phải nắm được toàn bộ
những sự chuyển hoá có tính biện chứng trong quá trình phát triển.
Yếu tố 10: Quá trình vô hạn của việc tìm ra những mặt mới, những
quan hệ mới etc.. Điều này nói lên sự phát triển của vật chất là một quá trình
vô hạn tạo ra những mặt mới, đặc trưng mới của sự vật, cũng có nghĩa là sự
phát triển của vật chất là không có giới hạn, là có tính đa dạng.
Yếu tố 11: Quá trình vô hạn của sự đi sâu của nhận thức của con người
về các sự vật, hiện tượng, quá trình v.v., nhận thức đi từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
Yếu tố 12: Từ sự cùng tồn tại đến tính nhân quả và từ một hình thức
liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau này đến một hình thức khác, sâu sắc hơn,
chung hơn.
Yếu tố 13 và yếu tố 14: Sự lặp lại, ở giai đoạn cao của một số đặc
trưng, đặc tính etc. của giai đoạn thấp và sự quay trở lại dường như với cái

cũ (phủ định của phủ định). Hai yếu tố 13 và 14 đòi hỏi phải khảo sát quy
luật phủ định của phủ định.
Yếu tố 15: Đấu tranh của nội dung với hình thức và ngược lại. Vứt bỏ
hình thức, cải tạo nội dung và yếu tố 16: Sự chuyển hoá lượng thành chất và
những thí dụ của 9. Hai yếu tố này đòi hỏi phải chú ý đến quy luật lượng đổi
dẫn đến chất đổi và ngược lại.
Qua từng bước như trên, Lênin đã phát triển và làm sâu sắc thêm ba
yếu tố ban đầu còn sơ lược của phép biện chứng duy vật. Từ đó hình thành 16
yếu tố, tạo nên một nội dung phong phú của phép biện chứng duy vật
Tóm lại qua tác phẩm “bút kí triết học” V.I.Lênin đã kế thừa và phát
triển tư tưởng của mình về phép biện chứng, đưa nó lên một tầm cao mới, lý
15

15


luận sắc bén hơn, chặt chẽ hơn, bao quát hơn và hoàn thiện hơn. Có thể nói
đây là một tác phẩm quan trọng nhất của Lênin, nó chưá đựng những luận
điểm quan trọng về phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học. Tác
phẩm là mẫu mức về cách đọc, cách ghi chép, cách tiếp nhận di sản tư tưởng
của những người đi trước, cải tạo phép biện biện chứng theo lối duy vật.

KẾT LUẬN

16

16


Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỉ hình thành và phát triển từ

phép biện chứng tự phát thô sơ cổ đại cho đến phép biện chứng duy tâm
Hêghen của triết học cổ điển đức và đạt đến đỉnh cao, là chìa khóa giúp con
ngươì nhận thức và cải tạo thế giơí để phục vụ nhu cầu chính bản thân con
người.
Triết học Mác – Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan
trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng
trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người.
Thông qua các tác phẩm của mình, C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin đã
hình thành và phát triển phép biện chứng duy vật, tạo nên một phương pháp
tiến bộ, cách mạng.
Qua tác phẩm, phép biện chứng đã được thể hiện rất sinh động trong
những tư tưởng ấy. Những nguyên lý, những quy luật và những cặp phạm trù
của phép biện chứng duy vật được trình bày rõ ràng. Điều đó thể hiện sự kế
thừa và phát triển thông qua cái nhìn biện chứng và một tư duy sâu sắc.
Phép biện chứng là một phát hiện lớn của nhân loại trong quá trình
nhận thức tự nhiên và tư duy. Nghiên cưú lịch sử của phép biện chứng trong
triết học là một vấn đề rất lớn trong triết học, đòi hỏi có nhiều công sức của
các nhà triết học vơí nhiều công trình khảo cưú sâu sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

17


1.

Tập bài giảng triết học dành học viên cao học và nghiên cứu
sinh không thuộc chuyên ngành triết học.Nhà xuất bản chính

trị quốc gia 1997

2.

Lịch sử phép biện chứng(tập 1,2,3).Viện triết học Liên Xô
(cũ)

3.

Tác phẩm “ Bút kí triết học” của V.I.Lênin, V.I.Lênin toàn
tập- Tập 29

18

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×