Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tính cách quan điểm của triết học Mác Lenin về con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.24 KB, 31 trang )

TÍNH CÁCH
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON
NGƯỜI
1 Con người là một thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội
C.Mác và Ph.Ănghen chưa có tác phẩm riêng nào viết về con người,
mục tiêu giải phóng giai cấp vô sản chi phối sự phát triển lý luận của các
ông. Nhưng nếu ta đi tìm hiểu các tác phẩm của C.Mác từ năm 1844 đến
những tác phẩm cuối đời của ông, thì ta sẽ nhận thấy rằng phạm trù con
người luôn là vấn đề xuất phát của các ông. Con người trong triết học Mác
đã vượt lên những hạn chế về con người của các nhà triết học trước đó. Để
rồi từ đó, các ông đi đến quan niệm duy vật biện chứng và lịch sử về con
người. Phạm trù con người trong triết học Mác là con người hiện thực trong
sự phát triển lịch sử, chứ không phải con người chung chung trừu tượng “
chúng ta không xuất phát từ những điều con người nói, tưởng tượng, hình
dung, chúng ta không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói,
trong suy nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ
đó mà đi tới những con người bằng xương, bằng thịt; không, chúng ta xuất
phát từ những con người đang hoạt động hiện thực, và cũng chính là xuất
phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ” (C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, t3, tr37,38). Và ở đây con người
hiện thực mà các nhà triết học Mác nghiên cứu chính là những người vô sản.
Các ông không chỉ nhìn nhận những con người này đơn thuần là những
người nghèo khổ, mà các ông còn thấy rằng đó là những con người đại diện


cho phương thức sản xuất mới đầy tiến bộ. Theo các ông thì chính những
con người này sẽ có sứ mệnh là giải phóng họ và toàn thể những người lao
động khác. Đây chính là một cách nhìn hoàn toàn mới của các nhà triết học
Mác so với những quan điểm của các nhà triết học trước. Vậy con người của
các nhà triết học Mác là con người hiện thực, nhưng không phải chỉ dừng lại


để hiểu về con người không, mà mục đích của việc nghiên cứu về con người
luôn gắn với sự nghiệp giải phóng con người, cụ thể là giải phóng giai cấp
vô sản, người lao động. Để giúp họ trở thành chủ nhân của lịch sử, đó là
nhiệm vụ quan trọng mà các nhà triết học Mác muốn làm. Vì thế mà ngay ở
phương pháp nghiên cứu về con người, các nhà triết học cũng xem xét trong
mối liên hệ của cả ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác. Triết học thì chỉ ra
con người hiểu thế nào, bản chất, mối quan hệ con người- tự nhiên- xã hội.
Kinh tế chính trị thì chỉ ra nguyên nhân căn bản chi phối sự vận động phát
triển của xã hội loài người, luận chứng sự tiêu vong của xã hội bóc lột
người. Chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường, biện pháp để giai cấp vô
sản giành chính quyền, và xây dựng chính quyền mới. Vậy là có thể khẳng
định rằng ở các bộ phận của chủ nghĩa Mác đã đều đề cập tới vấn đề con
người. Cho nên khi nghiên cứu về con người trong triết học Mác ta sẽ thấy
sự khoa học về nội dung và logic về kết cấu của vấn đề. Đây chính là tính
cách mạng của triết học Mác về học thuyết con người. Và sự tiến bộ, cách
mạng của học thuyết con người được thể hiện rõ ràng trong các luận điểm về
con người trong triết học Mác Lênin.
Vậy con người là gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều các nhà triết học ở
các thời kì đặt ra. Chính điều đó đã tạo ra sự đối lập của các quan điểm khác
nhau về con người trong lịch sử. Ví như: chủ nghĩa duy tâm thì cho nó là sản
phẩm của thượng đế. Trong đó duy tâm khách quan, mà đại biểu là Hêghen
thì cho con người và động lực trong hoạt động của con người là do ý niệm


tuyệt đối. Còn bên phía duy vật cũng đã nhìn nhận con người là bộ phận của
giới tự nhiên, là sinh vật có tư duy và có quan hệ với người khác. Nhưng họ
mới chỉ dừng ở cái mặt sinh học của con ngưòi, mà không thấy được mặt xã
hội của con người, đại biểu của quan điểm này là Phoi ơ bắc.
Triết học Mác thì khác, trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và
phát triển những tư tuởng triết học hợp lý về con người của các nhà triết học

trong lịch sử nhân loại từ triết học Trung quốc, Ấn độ, Hy lạp cổ đại cho tới
triết học cổ điển Đức, Triết học Mác đã khắc phục những hạn chế mà các
nhà triết học thời kì trước mắc phải. Cùng với đó là việc vận dụng chủ nghĩa
duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội, lịch sử, và sử dụng các thành tựu
của khoa học lúc bấy giờ. Từ đó, các ông đã đưa quan điểm thực tiễn vào
xem xét vấn đề con người. Tất cả những điều đó đã giúp các ông xây dựng
nên học thuyết về con người đầy tiến bộ và khoa học. Nếu các nhà triết học
trước Mác, chỉ thấy được mặt sinh học của con người, thì triết học Mác đã
khẳng định: con người là một thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội. Theo đó tiền đề đầu tiên quy định sự tồn tại của con người chính là giới
tự nhiên. “ con người đựơc coi là một thực thể tự nhiên có tính người”
( C.Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, t42,
tr234) Do đó mà bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó cả bản
tính sinh học, tính loài của nó, “ con người là một sinh vật có tính loài” “ con
người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang sống, con người
đối xử với bản thân mình như với thực thể phổ biến và do đó là một thực thể
tự do” ( sđd, t42, tr134) Điều đó chứng minh rằng con người mà triết học
Mác muốn nói tới là con nguời hiện thực, tồn tại hiện thực khách quan chính
là con người trong thực tiễn, gắn với hoạt động thực tiễn chứ không phải ở
đâu khác. Nó cũng thể hiện rằng con người và giới tự nhiên gắn bó chặt chẽ
với nhau. Để tồn tại con người cần phải ăn mặc, ở, đi lại…điều đó lấy từ


đâu, chỉ có thể lấy từ chính trong giới tự nhiên. Do đó, giới tự nhiên chính là
tiền đề đầu tiên để con người tồn tại. Có thể nói rằng giới tự nhiên chính là
thân thể vô cơ của con người, và con người chính là một bộ phận của giới tự
nhiên. Ở đây khi C.Mác cho rằng giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con
người là vì hai lý do: thứ nhất, giới tự nhiên là tư liệu sống trực tiếp đối với
con người; thứ hai, giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt
động sinh sống của con người.


“Con người sống bằng giới tự nhiên. Như

thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con
người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng
đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói
như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân tự
nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên” (sđd, t42, tr135).
Như vậy là rõ ràng ở đây trong quan niệm của triết học Mác, sự tồn tại
của con người bao giờ cũng gắn với những điều kiện tự nhiên nhất định.
C.Mác đã khẳng định rằng: đời sống con người không những được duy trì
bởi giới tự nhiên mà hơn thế, giới tự nhiên còn là nguồn gốc của đời sống
con người. Nếu con người không tự nó sáng tạo ra bản thân nó, thì tất nhiên
kẻ sáng tạo ra nó phải ở bên ngoài. Và kẻ sáng tạo đó, C.Mác cho rằng chính
là giới tự nhiên.
Quan điểm cho rằng giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người của
các nhà triết học Mác, là quan điểm tiến bộ. Bởi vì từ trước tới nay chưa có
tư tuởng nào coi giới tự nhiên chính là thân thể của con người. Có một số
trường phái triết học phương đông đề cao triết lý con người hoà hợp với tự
nhiên “ thiên nhân hợp nhất” nhưng chưa tới mức cho rằng giới tự nhiên là
thân thể của con người. Ở triết học Mác sự gắn kết giữa con người và giới tự
nhiên được phát triển lên cao. Tới mức cho giới tự nhiên là “thân thể vô cơ”
để phân biệt với thân thể bằng xương bằng thịt của con người. Dường như


C.Mác đã hiểu được sự phụ thuộc và khẳ năng tác động của con người vào
tự nhiên. Đây cũng chính là sự mới và tinh tế của C.Mác về mối quan hệ tác
động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên, mà các nhà triết học trước đó
không nhận ra. Trước đây các nhà triết học hoặc là đề cao vai trò của tự
nhiên mà không thấy sự tác động trở lại của con người vào tự nhiên, và

ngược lại có những người quá đề cao vai trò ý thức của con người mà không
thấy được vai trò của tự nhiên với cuộc sống của con người. Vậy là thời kì
đó C.Mác đã sớm nhắc tới và hiểu mọi tác động của con người vào giới tự
nhiên cũng chính là tác động vào thân thể vô cơ của mình. Nó đặt ra rằng
nếu làm hại tới giới tự nhiên cũng chính là làm hại tới thân thể của chính
mình. Nhưng không phải vì thế mà không cải tạo giới tự nhiên. Chính
C.Mác cũng đã nói “ các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều
cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” (C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, t3, tr12) Vấn đề là cải tạo như thế
nào? Cải tạo nhưng vẫn phải để cho tự nhiên tiếp tục phát triển, chứ không
phải giết chết giới tự nhiên, tự nhiên có những quy luật vận động phát triển
khách quan của nó. Vì thế mà con người khi chinh phục, cải tạo giới tự
nhiên thì phải tôn trọng và tuân theo những quy luật đó: “Nhờ có thiên tài
sáng tạo của mình, con người đã biến đổi giới tự nhiên, nhưng hãy nhớ rằng
giới tự nhiên có quy luật của nó, nó sẵn sàng trả thù con người bằng cách
bắt con người phục tùng quyền uy của nó bất chấp chế độ chính trị xã hội
nào… chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ
xâm lược thống trị dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự
nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ, và đầu óc
chúng ta là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và
tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta khác
với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự


nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác”
(C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994, t20,
tr 655)
Khi nói tới “con người là một thực thể tự nhiên” là triết học Mác
muốn nhắc tới mặt sinh học, tiền đề vật chất quy định sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên có phải chỉ có yếu tố đó mà đã là con người không. Vâng

không chỉ dừng ở đây, mà triết học Mác cũng đã nói rằng con người là thực
thể tự nhiên nhưng nó có “ tính người” vậy tính người ở đây là gì? Nó có
ảnh hưởng gì tới quá trình hình thành một con người. Tại sao lại có tính
người? Đây chính là điểm tiến bộ mà triết học Mác có được trong quá trình
tìm hiểu và xây dựng học thuyết về con người. C.Mác đã từng nói “ có thể
phân biệt con người với súc vật , bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng
bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với
súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuẩt ra những tư liệu sinh hoạt của
mình- đó là bược tiến do tổ chức cơ thể con người quy định. Sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra
chính đời sống vật chất của mình” (C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, t3, tr29)
Ở đây các ông muốn nói tới sự phân biệt giữa con người và con vật.
Dĩ nhiên cả con vật và con người đều phải sự dụng tới giới tự nhiên để tồn
tại. Nhưng con vật thì chỉ biết lợi dụng giới tự nhiên, sử dụng những thứ có
sẵn trong giới tự nhiên, và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên chỉ đơn
thuần do sự có mặt của nó. Còn con người đã tạo ra những biến đổi, và sử
dụng những biến đổi trong giới tự nhiên để bắt giới tự nhiên phải phục vụ
những mục đích của mình.
Phương thức hoạt động của con người hoàn toàn khác với phương
thức hoạt động của động vật nói chung. Hoạt động của con vật hoàn toàn


mang tính bản năng, trước hết là vì miếng ăn, sau đó là bảo vệ nòi giống, cao
hơn là bảo vệ tìm kiếm lãnh thổ sống. Nghĩa là con vật chỉ hoạt động cho sự
tồn tại của chính nó, không có thêm ý nghĩa nào khác. Còn con người thì
khác, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, hoạt động có ý thức
này là hoạt động riêng có ở con người. Đó chính là điểm khác nhau cơ bản
và quan trọng giữa con vật và con người, hoạt động sống và cách kiếm sống
khác nhau. Chính điều đó đã làm nên tính người của con người, về điều này

C.Mác cũng đã từng nói “ Cố nhiên là con vật cũng sản xuất. Nó xây dựng
tổ, chỗ ở của nó, như con ong, con hải ly, con kiến…Nhưng nó chỉ sản xuất
cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến, nó sản xuất một cách
phiến diện; còn con người thì sản xuất một cách toàn diện, con vật chỉ sản
xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp; còn con người sản xuất
ngay cả khi được giải phóng khỏi nhu cầu bị chi phối bởi nhu cầu thể xác
trực tiếp; còn con người sản xuất ngay cả khi được giải phóng khỏi nhu cầu
thể xác” (C.Mác - Ph.Ăngghen: tuyển tập, Nxb sự thật, Hà Nội, 1980, t1, tr
120)
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi và
cải biến giới tự nhiên “ con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người
thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” (C.Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, t42, tr 137)
Cái tính người của con người ở đây chính là thể hiện mặt xã hội, mà
chỉ có ở con người. Đồng thời tính xã hội ấy của con người được biểu hiện
trong hoạt động sản xuất vật chất.
Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người,
sáng tạo ra con người “lao động là một điều kiện tồn tại của con người
không phụ thuộc vào bất kì hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên


vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức
là cho bản thân sự sống của con người” ( sđd, t23, tr73)
Chính nhờ quá trình lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới
động vật “người là giống vật duy nhất có thể lao động mà thoát khỏi trạng
thái thuần tuý của loài vật; trạng thái bình thường của con người là trạng thái
tương ứng với ý thức của họ và là trạng thái mà bản thân họ phải sáng tạo
ra” (sđd, 1994, t20, tr673)
Triết học Mác đã tìm ra vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người, mà các nhà triết học trước đó thường xem nhẹ và bỏ

qua. C.Mác đã thấy được rằng nhờ có lao động mà bộ óc vượn dần dần
thành bộ óc người, C.Mác đã viết thế này “ trước hết là lao động; sau lao
động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu
đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến
chuyển thành bộ óc người” (sđd, t20, tr646) Vì chính trong quá trình lao
động bàn tay và bàn chân vượn đã phân biệt với nhau, giúp con người có
dáng đi thẳng, hình thành và phát triển tiếng nói có âm tiết, và tạo điều kiện
cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ óc người. Và khi bộ óc con người phát
triển, nó sẽ tạo điều kiện để cho các giác quan của con người phát triển hoàn
thiện theo “ mắt chim đại bàng nhìn xa hơn mắt người rất nhiều, nhưng mắt
người nhận thấy trong sự vật nhiều hơn mắt đại bàng rất nhiều. Con chó
thính mũi hơn loài người rất nhiều, nhưng nó không mảy may phân biệt
được nhưng mùi đã giúp cho con người đoán chắc được nhiếu sự vật khác
nhau. Và xúc giác mà con vượn chỉ mới có dưới hình thức thô sơ nhất, thì
nhờ lao động đã phát triển song song với sự phát triển của bàn tay con
người” ( sđd, t20, tr646- 647) Cùng với sự phát triển của bộ óc và các giác
quan phụ thuộc, mà năng lực tư duy, ý thức ngày càng được tăng lên “ con
người khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình,


đã làm cho biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm
của tư duy” ( sđd, 1995, t2, tr38)
Để tồn tại con người cần được thoả mãn những nhu cầu như: ăn, ở,
mặc… rồi mới có thể tiến tới làm chính trị, tôn giáo, nghệ thuật… và để có
những tiền đề vật chất ấy, thì chỉ có thông qua những hoạt động xã hội để tạo
ra. Mà chủ yếu ở đây, là hoạt động sản xuất vật chất. Vì vậy mà chỉ thông
qua hoạt động sản xuất, con người mới tạo ra của cải vật chất để nuôi sống
mình. Đồng thời qua đó con người sẽ tác động vào giới tự nhiên để phục vụ
mục đích của bản thân, cải tạo và phát triển giới tự nhiên. Con người cần
được thoả mãn các tiền đề vật chất để tồn tại, nhưng sự thoả mãn ấy không

phải mang tính bản năng như loài vật. Lúc này thông qua lao động con
người đã làm cho cái mặt sinh học của mình được người hoá hơn. Vì thế
trong hoạt động thực tiễn, con người càng sáng tạo nhiều, thì càng xã hội
hoá được những tiền đề tồn tại có tính bản năng của mình.
Như vậy có thể nói lao động cũng là tiêu chuẩn để phân biệt con
người với loài vật. Và cái điểm quan trọng để dánh dấu quá trình chuyển hoá
từ vượn thành người, là quá trình ngày càng hoàn thiện của bản thân con
người về bộ óc, các giác quan, cơ thể người, năng lực tư duy, đồng thời làm
xã hội hoá cái mặt sinh học của con người cho nó có “ tính người” là nhờ lao
động. Vì thế mà con người của các nhà triết học Mác là con người đang tồn
tại hiện thực trong đời sống, chứ không phải từ lực lượng thần bí đẻ ra. Con
nguời hiện thực đó gắn với lao động, đó là con người lao động trong chính
giới tự nhiên và gắn bó mật thiết với giới tự nhiên.
Nếu các nhà triết học trước đó không thấy mối quan hệ của con người
trong xã hội liên hệ với nhau là do lao động, thì các nhà triết học Mác đã
nhận thấy được điều đó. Rằng con người không thể tự một mình mà có thể
chinh phục được tự nhiên to lớn, mà con người ta cần phải liên kết với nhau


và quá trình gắn kết con người là nhờ lao động. Chính trong quá trình lao
động của con người, ngôn ngữ sẽ hình thành và phát triển để con người giao
tiếp. Cũng từ đó, các quan hệ xã hội sẽ hình thành trong xã hội người. “
muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liện hệ và quan hệ nhất
định với nhau; và sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là việc sản xuất,
chỉ diễn ra trong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ đó” ( C.Mác Ph.Ăngghen: tuyển tập, Nxb sự thật, hà nội, 1980, t1, tr 745)
Vậy thông qua họat động sản xuất vật chất, cải tạo giới tự nhiên, Con
nguời đã chứng minh mình là một sinh vật có tính loài, có ý thức. Con người
không thể tách rời với giới tự nhiên, xã hội. Nhưng khác với các sinh vật
thuần tuý bản năng, con người thực sự là một sinh vật xã hội, đứng trên đỉnh
cao của sự tiến hoá giống loài. Là một sinh vật nên con người cũng có bản

năng như các sinh vật khác. Song, là một sinh vật xã hội, con người có ý
thức, năng lực tư duy, mọi hoạt động cuả con người đều có mục đích, mang
tính năng động sáng tạo. Đó là hành vi lịch sử xã hội của con người, nó đựơc
tạo ra thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do đó con người đối với
C.Mác là sản phẩm phát triển cao nhất của tự nhiên, gắn bó với tự nhiên, là
thân thể vô cơ của nó. Bằng các hoạt động thực tiễn của mình, đặc biệt là
hoạt động sản xuất vật chất, con người đã biến thuộc tính tự nhiên của mình
thành thuộc tính xã hội. Chỉ có trong xã hội, con người mới thể hiện bản
chất tự nhiên và xã hội của mình. Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau
trong bản chất người. Con người là một tổng thể, tồn tại với cả hai mặt tự
nhiên và xã hội. Do vậy con người chịu sự tác động của ba hệ thống quy luật
khác nhau, nhưng lại có sự thống nhất với nhau. Đó là hệ thống quy luật tự
nhiên ( phù hợp với môi trường, trao đổi chất, biến dị, di truyền…), quy luật
tâm lý ý thức ( tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí..) và hệ thống quy luật xã
hội quy định những quan hệ xã hội của con người.


2 Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể
Khái niệm chủ thể và khách thể: hai khái niệm này, lúc đầu được
Aristos dùng theo nghĩa rộng, có nghĩa là cái mang đặc tính, trạng thái, hoạt
động, và về mặt này thì đồng nghĩa với khái niệm thực thể
Từ thế kỷ 17 khái niệm “chủ thể” tương quan với “khái niệm” khách
thể. Bắt đầu được dùng với ý nghĩa nhận thức luận. Theo nghĩa rộng trong lý
luận phản ánh, vật chất là chủ thể của mọi biến đổi. Theo nghĩa hẹp, chủ thể
là cá nhân, con người tiến hành hoạt động nhận thức, cải tạo hoạt động thực
tiễn. Khách thể là đối tượng của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo
thực tiễn của chủ thể. Khách thể không phải toàn bộ thế giới hiện thực, mà
chỉ là bộ phận tác động qua lại với chủ thể.
Một trong những hạn chế lớn trong quan niệm về con người của các
nhà triết học trước Mác, là không thấy được vị trí của con người trong những

mối quan hệ với tự nhiên, lịch sử xã hội. Rằng trong những mỗi quan hệ ấy,
con người vừa đứng ở vị trí chủ thể, vừa ở vị trí khách thể.
Triết học Mác cho rằng con người là những con người hoạt động thực
tiễn, năng động sáng tạo, con người có khả năng nhận thức được các quy
luật khách quan của tự nhiên, xã hội. Hiện thực khách quan có phong phú
bao nhiêu, thì con người cũng đều có thể nhận thức được, chỉ có những cái
con người chưa nhận thức được ngay, chứ không có cái con người không thể
nhận thức được. Bằng việc nắm bắt, nhận thức được tự nhiên xã hội và vận
dụng những hiểu biết của con người vào tái tạo tự nhiên xã hội, con người đã
làm chủ được giới tự nhiên, xã hội. Đây cũng là một điểm khác nhau giữa
con người và con vật. Con vật chỉ biết sử dụng những thứ có sẵn trong giới
tự nhiên, và nếu có gây ra những biến đổi trong tự nhiên thì cũng chỉ là vô
tình, chứ không phải hoạt động có mục đích. Còn ngược lại, con người tác
động vào giới tự nhiên gây ra những biến đổi, để bắt giới tự nhiên phục vụ


những mục đích của mình, không chỉ sử dụng giới tự nhiên có sẵn, mà con
người còn tạo ra thiên nhiên thứ hai phục vụ nhu cầu sống của mình, đồng
thời con người còn cải tạo cả giới tự nhiên. Con người cũng không ngừng
nhận thức lịch sử xã hội của mình, khi nhận thức được con người cũng tiến
hành cải tạo lịch sử xã hội của bản thân con người. Con người bằng việc
nhận thức, hoạt động thực tiễn của mình mà đã tạo ra lịch sử xã hội của
chính mình, thúc đẩy sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội.
Điều đó cho thấy con người là chủ thể của tự nhiên: Con người thông
qua việc nhận thức được các quy luật khách quan của tự nhiên, lịch sử xã
hội…và sử dụng những nhận thức đó vào cải tạo, tái tạo tự nhiên, lịch sử xã
hội của mình.
Trong quá trình con người nhận thức, cải tạo giới tự nhiên và lịch sử
xã hội, thì con người cũng tiến hành việc nhận thức chính bản thân mình.
Con người luôn muốn khám phả, tìm hiểu bản thân mình, để nhằm hoàn

thiện và phát triển con người ở nhiều mặt. Từ việc nhận thức được chính bản
thân mình, con người đi vào cải tạo chính bản thân mình theo hướng phát
triển lên cao hơn, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn. Như vậy
con người cũng chính là khách thể trong hoạt động thực tiễn của mình, hoạt
động nhận thức và cải tạo chính bản thân mình. Thông qua lao động sản
xuất, con người ngày càng hoàn thiện hơn cả về thể lực, trí lực cho mình, và
ngược lại khi con người càng hoàn thiện mình, thì con người quay lại nhận
thức tự nhiên, xã hội ở mức độ cao hơn
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, lịch sử xã hội, với những
mối quan hệ xã hội, và chính bản thân con người luôn có sự biện chứng với
nhau. Con người nhận thức giới tự nhiên, lịch sử xã hội của mình và nhận
thức chính bản thân con người. Điều đó đã chứng minh rằng, con người vừa
ở vị trí chủ thể, vừa ở vị trí khách thể, thể hiện quan niệm biện chứng sâu sắc


của các nhà triết học Mác trong việc nhìn nhận mối quan hệ của con người,
mà điều này các nhà triết học trước đó chưa hề nhận thấy. Họ chỉ cho rằng
con người là sản phẩm đơn thuần của tự nhiên, của tinh thần, ý niệm, hay
đơn giản con người tạo ra lịch sử, chứ không thấy rằng con người có mối
quan hệ biện chứng với tự nhiên, xã hội, lịch sử của mình. Những điều này
chỉ có triết học Mác mới nhận thấy, và đưa ra những luận điểm khoa học về
vị trí của con người trong các mối quan hệ hình thành con người.
3 Con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể của
hoàn cảnh.
“ Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào, thì hoàn cảnh cũng tạo ra
con người tới mức ấy” ( C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb chính trị quốc
gia , Hà Nội, 1995, t3, tr55). Luận điểm trên của các nhà triết học Mác, đã
cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh. Rằng con
người tạo ra hoàn cảnh sống của con người tới một mức nào đó, với tư cách
là chủ thể, thì hoàn cảnh sống đó cũng sẽ lại tạo ra con người cũng tới chừng

mực nào đó, với tư cách là sản phẩm của nó.
Các nhà triết học Mác cho rằng: con người trước hết là con người sinh
vật, rồi sau đó mới là con người xã hội. Con người bước từ thế giới động vật
sang thế giới con người. Con người vốn thoát thai từ động vật. Khi trình bày
nguồn gốc của con người, các ông đã phân tích rất kỹ nguồn gốc tự nhiên
của con người, con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của tự nhiên.
Trong giới tự nhiên bao la, vô cùng, vô tận, phong phú, đa dạng thì con
người tồn tại với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên. Sự vận động phát
triển, sinh tồn của con người, không hề tách rời sự vận động của giới tự
nhiên. Đúng như C.Mác nói, tự nhiên là môi trường tồn tại và hoạt động của
con người. Tự nhiên là thân thể của con người và con người là thực thể của


tự nhiên. Với tư cách là thực thể tự nhiên, con người biểu hiện bản chất song
trùng của mình: thống nhất giữa cái sinh vật với cái xã hội.
Trong quá trình tiến hoá của tự nhiên nói chung và của bản thân giới
động vật nói riêng, nhờ có lao động và ngôn ngữ mà con người đã thực hiện
bước chuyển về chất từ động vật sang con người. Lao động là nguyên nhân
sâu xa dẫn tới sự chuyển hoá từ vượn thành người. Lao động cũng chính là
tiền đề cho sự tồn tại của con người. Bởi vì con người muốn tồn tại thì cần
phải: ăn, ở, mặc… theo đó mà hành vi lịch sử đầu tiên của con người là lao
động sản xuất, để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình.
Chính trong quá trình lao động, con người không chỉ tác động vào
giới tự nhiên, mà còn tác động lẫn nhau giữa người với người và hình thành
những mối quan hệ xã hội. Bằng hoạt động thực tiễn là lao động sản xuất,
con người đã cải tạo được giới tự nhiên. Điều đó thể hiện con người là một
sinh vật có tình loài, ý thức. Với tư cách là sinh vật có tính loài, con người
không hề tách khỏi môi trường tự nhiên, và môi truờng xã hội lịch sử của
mình. Khác với các loài sinh vật thuần tuý bản năng, con người thực sự là
một sinh vật xã hội. Nó đứng trên đỉnh cao của sự tiến hoá giống loài. Là

một sinh vật tự nhiên, con nguời cũng có những bản năng như sinh vật khác.
Nhưng là một sinh vật xã hội, thì con người lại có những cái mà sinh vật
khác không có. Thậm chí cái bản năng của con người cũng mang tính người,
xã hội hoá cao. Cái năng lực hoạt động tự giác có mục đích của con người,
là cái hành vi lịch sử đầu tiên của con người. Là kết quả được tạo ra trong
môi trường thực tiễn xã hội.
Vậy là ở đây con người đúng là sản phẩm của tự nhiên, của xã hội, tức
là sản phẩm của chính hoàn cảnh. Chính tự nhiên đã sinh ra con người, Con
người chúng ta tồn tại và phát triển trong giới tự nhiên. Tự nhiên là môi
trường sống, tạo ra các tiền đề sinh vật cho sự xuất hiện của con người


chúng ta. Tự nhiên cũng tạo ra những tiền đề vật chất cho sự sinh tồn của
chúng ta. Con người chúng ta vận động, tiến hoá trong sự vận động tiến hoá
nói chung của giới tự nhiên. Ngay cả việc ý thức, tư duy của chúng ta bắt
nguồn, là sản phẩm của tổ chức vật chất cao nhất, đó là bộ óc người, thì xét
tới cùng, tư duy ý thức của chúng ta cũng chính là bắt nguồn từ giới tự
nhiên. Và sở dĩ con người có tư duy ý thức, cũng chính là nhờ có sự tồn tại
của giới tự nhiên khách quan tác động vào các giác quan của con người.
Không chỉ thế, mà con người còn là sản phẩm của xã hội, của lao động sản
xuất “ hoạt động sống của họ như thế nào thì họ như thế ấy. Do đó, họ là như
thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng
như với cách mà họ sản xuất” Con người chúng ta còn mang bản tính xã hội,
chỉ có ở trong xã hội thì con người mới có thể phát triển hoàn chỉnh mang
tính người. Chính những quan hệ xã hội, chính quá trình lao động sản xuất
mới hình thành nên nhân cách, làm cho bản tính sinh học mang tính người
hơn. Vì thế mà con người cũng chính là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội.
Tuy nhiên con người chúng ta không phải là phụ thuộc một cách thụ
động vào giới tự nhiên và xã hội. Trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn, con
người chúng ta không ngừng tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự

nhiên. Đồng thời thúc đẩy sự vận động của lịch sử xã hội. Khác với loài vật,
con ngưòi trao đổi chất với giới tự nhiên, là hoạt động có mục đích của
mình. Hơn nữa con người không chỉ có khai thác giới tự nhiên, mà chúng ta
còn làm biến đổi bộ mặt của nó. Thậm chí con người chúng ta còn tạo ra
được một thiên nhiên thứ hai như tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Con
người sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Đó chính là quá trình biến một tự
nhiên thuần túy thành tự nhiên xã hội. Con người không chỉ là sản phẩm của
hoàn cảnh mà còn là chủ thể, là người chiếm lĩnh lấy hoàn cảnh ấy. Vậy là
thông qua hoạt động có mục đích, ý thức của mình, con người ngày càng


thống trị giới tự nhiên. Thông qua lao động sản xuất, con người đã không
ngừng cải biến tự nhiên thành những sản phẩm của mình, những tư liệu sinh
hoạt cho mình. Bằng lao động, con người đã tái tạo ra giới tự nhiên, tạo ra
đối tượng lao động và hoàn cảnh mới cho mình. Và cũng chính trong quá
trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của chính mình. Trong
qua trình hoạt động thực tiễn, với tư cách là chủ thể có ý thức, tự hành động.
Con người chúng ta ngày càng nắm bắt được những quy luật khách quan của
tự nhiên và biết vận dụng nó vào hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Con
người càng nắm bắt được quy luật bao nhiêu, thì khẳ năng thống trị tự nhiên
và xã hội của con người càng lớn bấy nhiêu. Chính điều đó, đã giúp con
người sáng tạo ra hoàn cảnh sống của mình lớn hơn. Như vậy là con người
làm nên lịch sử của bản thân mình, lịch sử của con người xuất hiện cùng với
quá trình xuất hiện con người trên trái đất. Những lịch sử đó, cùng với hoàn
cảnh tự nhiên và xã hội của con người, ngày càng được tái tạo mới lên. Điều
này là do tác động của con người vào giới tự nhiên và xã hội của loài người.
Và khi hoàn cảnh mới, cái hoàn cảnh do con người ngày càng tác động làm
mới lên ấy, lại quay trở lại tác động vào con người. Nó giúp con người ngày
càng hoàn thiện bản thân mình hơn cả về thể chất và tinh thần. Và con người
ngày càng nắm bắt được đúng hơn nữa những quy luật khách quan của tự

nhiên và xã hội. Từ đó mà con người chúng ta sẽ vận dụng vào thực tiễn,
tiếp tục tác động vào giới tự nhiên, xã hội, con người, làm cho nó ngày càng
phát triển hơn. Như vậy là con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến tự
nhiên xã hội, thì đồng thời con người cũng đã cải biến chính bản thân con
người. Điều đó đã thể hiện luận điểm nổỉ tiếng “ Con người tạo ra hoàn cảnh
tới mức nào, thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới chừng ấy”
Như vậy ở triết học Mác: tự nhiên, con người, lịch sử xã hội có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Giới tự nhiên là nguồn gốc vật chất sinh ra


con người, con người là sản phẩm của tự nhiên. Đồng thời con người cũng là
sản phẩm của lịch sử xã hội. Tuy vậy con người không hề là một sản phẩm
thụ động, mà con người còn tác động trở lại đối với giới tự nhiên. Cũng
chính con người là những người làm nên lịch sử xã hội của chính mình. Nói
cách khác, con người đã tác động trở lại hoàn cảnh, làm chủ và chiếm lĩnh
nó. Đó chính là kết quả hoạt động thực tiễn của con người, thể hiện sự thống
nhất giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người. Chính những
điều này, các nhà triết học trước Mác chưa nhận thấy được. Rằng con người
và tự nhiên xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Các nhà triết học Mác cho rằng con người là sản phẩm cuả hoàn cảnh,
hoàn cảnh càng có tính người bao nhiêu thì nhân cách của con người càng
phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu. Trái lại, con người sẽ bị tha hoá, đánh
mất bản thân mình nếu hoàn cảnh ấy không có tính người. C.Mác cũng đã
phát hiện ra và đưa phạm trù tha hóa vào hoạt động thực tiễn. Ông đã phân
tích rõ ràng và khoa học về biểu hiện của tha hoá của con người và trong
chính bản chất người của con người. Trong xã hội tư bản thì “ người công
nhân càng sản xuất ra nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng; anh ta càng
tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, càng bị mất phẩm
cách; sản phẩm của anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi; vật do anh ta tạo
ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống người dã man; lao động

càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực; lao động của anh ta càng
có tinh thần thì bản thân anh ta càng mất hết trí óc và càng bị nô lệ vào giới
tự nhiên” ( C.Mác - Ph.Ăngghen: tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t1,
tr113,)
Ông đã chỉ ra nguyên nhân của sự tha hoá con người lúc bấy giờ, là do
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, là sự áp bức về kinh
tế và sự nô dịch về tinh thần con người. Chính hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ


như vậy, mà đã làm con người tha hoá, xa lạ với chính bản thân con người.
“con người chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những
chức năng động vật của mình…còn trong những chức năng con người của
anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ là con vật” ( sđd, t1, tr115 )
Như vậy là trong những hoàn cảnh không có tính người, thì bản thân
con người sẽ bị tha hoá. Điều đó cũng thể hiện rõ rằng con người là sản
phẩm của hoàn cảnh. Và muốn xoá bỏ sự tha hoá do chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa tạo ra, thì phải xoá bỏ luôn chế độ đó. Tức là chúng ta
cải tạo hoàn cảnh sống của chúng ta theo hướng tích cực tiến bộ hơn. Chính
điều này sẽ làm cho bản tính con người không bị tha hoá, không bị đánh mất
đi cái tính người của mình.
Ngoài ra khi bàn tới con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng
đồng thời cũng chính là chủ thể của hoàn cảnh, các nhà triết học Mác muốn
nhắc nhở chúng ta rằng: Khi con người tiến hành chinh phục, chiếm hữu,
làm chủ giới tự nhiên, thì chúng ta chớ vội say sưa với những chiến thắng
mà mình đạt được. Con người hãy cẩn thận với sự trả thù lại của giới tự
nhiên. Nếu chúng ta nắm bắt được đúng những quy luật và vận dụng nó vào
giới tự nhiên, thì tự nhiên sẽ ngoan ngoãn phục tùng ta như một cô hầu gái.
Ngược lại nếu chúng ta không nhận thức đúng, hay cố tình làm trái với
những quy luật của giới tự nhiên, thì chúng ta sẽ bị tự nhiên trả lại gấp bội.
Sự trả thù của tự nhiên rất ghê ghớm, nó có thể tiêu diệt và phá huỷ luôn sự

tồn tại của chính con người. Chính vì thế con người phải nhận thực được
giới tự nhiên và vận dụng cũng như tôn trọng, cải tạo và bảo vệ tự nhiên.
Không những thế con người chúng ta còn là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội.
Vì thế mà con người cũng phải nhận thức đúng quy luật vận động và phát
triển khách quan của lịch sử xã hội. Như vậy là các nhà triết học Mác khi
bàn tới luận điểm con người là sản phẩm và là chủ thể của hoàn cảnh, cũng


đồng thời để lại những lời cảnh tỉnh đối với chúng ta về việc chinh phục và
bảo vệ hoàn cảnh sống của mình. Đó là bảo vệ chính bản thân con người
chúng ta. Bởi vì con người càng muốn có được tự do bao nhiêu, thì con
người càng phải cải tạo hoàn cảnh sống một cách sâu sắc và triệt để bấy
nhiêu. Làm cho hoàn cảnh ấy, ngày càng có tính người hơn, như thế con
người mới đạt tới dần sự tự do tuyệt đối. Đó cũng chính là vấn đề trọng đại
đặt ra cho lịch sử xã hội chúng ta.
4 Bản chất con người
Triết học Mác cho rằng con người không chỉ là sản phẩm cao nhất
trong sự phát triển lâu dài của tự nhiên, mà còn là một thực thể xã hội phức
tạp, do vậy con người từ khi hình thành đã không ngừng tìm kiếm, khám phá
bản thân mình. Chính vì thế mà trong lịch sử tư tưởng nhân loại, con người
đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau.
Trong đó khoa học tự nhiên thì tập trung vào mặt sinh học của con người,
còn khoa học xã hội thì tập trung vào mặt tinh thần của con người. Các công
trình nghiên cứu của các ngành khoa học về con người đã có những thành
công nhất định của nó như: sinh học đã chỉ ra được tương đối về cấu trúc vi
mô của cơ thể người, của bộ não người… Những nghiên cứu đó đã đem lại
cho chúng ta những hiểu biết lớn về bản thân con người. Nhưng khi hỏi đến
bản chất của con ngươì là gì thì vẫn chưa có được câu trả lời hoàn chỉnh và
thuyết phục từ các ngành khoa học.
Ngay cả trước khi học thuyết về con người của triết học Mác ra đời,

thì cũng có rất nhiều các dòng triết học trước đó cố gắng tư duy để đi tìm
hiểu về bản chất con người. Tuy nhiên họ vẫn chưa có đủ khả năng đưa lại
một cách nhìn toàn diện về con người. Do đó họ hoặc đã tìm bản chất con
người trong tính chất siêu nhiên , hoặc vô tình hạ thấp con người xuống hàng
động vật sống trong trần thế, hay con người chỉ là cỗ máy. Nhìn chung thì


các quan điểm về con người của họ vẫn bị chủ nghĩa duy tâm ngự trị, hay có
tiến bộ hơn thì cũng chỉ nhìn nhận con người một cách chung chung trừu
tượng, hay thừa nhận tính sinh học trong con người mà không thấy được mặt
xã hội của con người
Khắc phục những sai lầm trong nhận thức của các dòng triết học trước
Mác về con người, đồng thời cũng chỉ ra những điểm mà các ngành khoa
học khác không tìm được khi nghiên cứu về con người, triết học Mác đã đi
tìm và làm rõ cho chúng ta một cách khoa học về bản chất người.
Để đi tìm ra bản chất con người, và nhận thức được con người, theo
các nhà triết học Mác thì phải nhận thức đúng đời sống con người. Các ông
đã khẳng định rằng cần phải nghiên cứu cụ thể đời sống sinh hoạt của con
người. Vì theo các ông, chỉ bằng nghiên cứu cụ thể đời sống sinh hoạt hiện
thực của con người, mới biết được những hoạt động của con người ấy. Do đó
khi nghiên cứu về bản chất con người các ông đã đứng trên quan niệm duy
vật lịch sử. Điều đó được thể hiện rất rõ trong bức thư mà Ph.Ăngghen gửu
C.Mác ngày 19/11/1844, trong đó Ph.Ăngghen có chỉ ra “ “con người” của
Phoi ơ bắc là cái phát sinh từ thượng đế, Phoi ơ bắc đi từ thượng đế tới con
người, vì vậy con người của ông vẫn còn được phủ lên trên một lớp hào
quang trừu tượng thần thánh” ( sđd, 1996, t27, tr22). Ngược lại với điều đó,
Ph.Ăngghen cho rằng “chúng ta phải xuất phát từ cái “tôi”, từ cá nhân mang
tính kinh nghiệm, có thể xác. Nhưng không phải dẫm chân ở điểm này như
Stiếc- nơ, mà phải từ cá nhân đó vươn tới “con ngươi”. Con người sẽ mãi chỉ
là nhân vật hư ảo nếu cơ sở của nó không phải là những con người mang

tính kinh nghiệm” (sđd, 1996, t27, tr22) Do vậy theo các nhà triết học Mác
thì phải đi từ chủ nghĩa kinh nghiệm, duy vật biện chứng, thì mới có thể làm
cho con người chúng ta trở thành hiện thực. Đồng thời với các nhà triết học
Mác thì việc nghiên cứu đó là đi đến với con người, và mục đích là giải


phóng con người. Chính vì thế mà Ph.Ăngghen đã coi phạm trù con người là
phạm trù tối cao của nhận thức. Theo ông, con người chỉ được hiểu đúng
nghĩa, khi xuất phát từ các cá nhân bằng xương bằng thịt. Và chỉ trên cơ sở
ấy, các cá nhận mới là những con người tồn tại hiện thực, chứ không phải là
những tên gọi trừu tượng nữa.
Nhưng để hiểu hơn nữa về con người, bản chất con người trong triết
học Mác, chúng ta cũng phải hiểu rõ điểm sau, lịch sử nhân loại là sự cải
biến không ngừng bản tính con người, và cái bản tính nội tại của con người
bao giờ cũng là sản phẩm của lịch sử. Chỉ khi nhận thức như vậy, thì ta mới
hiểu sâu sắc về bản chất con người trong triết học Mác .
Ngoài ra khi đi tìm hiểu về bản chất con người của các nhà triết học
Mác. Chúng ta cũng cần phải rõ thêm một điểm nữa, để thấy được sự tiến bộ
cách mạng trong quan niệm về bản chất con người của các ông. Thời điểm
mà các nhà triết học Mác xây dựng những quan niệm về bản chất con người,
thì các nhà triết học tư biện Đức cũng đã sử dụng nhiều thuật ngữ bản chất
con người hay bản tính con người. Nhưng do việc quá lạm dụng câu chữ,
không đi luận giải được đúng nội dung và ý nghĩa của vấn đề, đã khiến cho
những quan niệm của các nhà triết học này trở thành những câu nói sáo
rỗng, thiếu trí tuệ. Đối lập với những triết lý tư biện đó, các nhà triết học
Mác đã cố gắng hạn chế sử dụng những thuật ngữ nêu trên một cách không
cần thiết. Điều này thể hiện lập trường duy vật, tính biện chứng của các ông
khi xây dựng các quan niệm về con người. Vì thế các ông mới có một thế
giới quan mới về bản chất con người, mà các nhà triết học trước đó không
thể có được. Thật vậy các nhà triết học Mác luôn nhấn mạnh sự mới mẻ

trong cách tiếp cận của mình. Việc các ông sử dụng những thuật ngữ về con
người của các nhà cổ điển Đức, không phải để khoa trương hình thức, mà
các ông muốn xây dựng sự phê phán cho hệ thống triết học duy tâm tư biện


và chủ nghĩa duy vật nhân bản, để từ đó luận chứng cho các quan niệm duy
vật lịch sử của các ông. Theo các ông, các khái niệm đó dẫu là những khái
niệm trừu tượng tư biện, nhưng nó lại phản ánh đời sống sinh hoạt hiện thực,
hoạt động sản xuất vật chất của con người, do đó nó mang tính khách quan.
Điều đó cho thấy đối với các nhà chủ nghĩa Mác khi bàn tới bản chất con
người, thì đó là những con người hiện thực, và con người ấy luôn nằm trong
mối quan hệ với tự nhiên và xã hội cụ thể thông qua hoạt động sản xuất vật
chất.
Có thể nói từ những nghiên cứu về xã hội tư bản với tư cách là hệ
thống xã hội đặc thù với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất… Các nhà triết học của chúng ta đã thấy được những đặc trưng phổ
biến trong đời sống sinh hoạt của con người. Trong xã hội tư bản những đặc
trưng tồn tại của con người phát triển cao. Chính vì thế mà các ông đã nhìn
nhận con người trong tính chỉnh thể của nó, trong hiện thực, trong sự phát
triển của lịch sử. Vấn đề nhận thức bản chất con người gắn với những điều
kiện sinh hoạt và phát triển của con người trong khuôn khổ xã hội tư bản,
gắn với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản. Nếu trước kia khi chưa
phân tích và hiểu sâu về chủ nghĩa tư bản các ông vẫn chịu ảnh hưởng của
quan niệm nhân bản trừu tượng. Thì nay với quan niệm duy vật về lịch sử
các ông đã có cơ sở vững chắc cho hệ thống lý luận của mình. Khi các ông
xuất phát từ con người hiện thực để nghiên cứu đời sống sinh hoạt của con
người, các ông đã luôn luôn nhấn mạnh và khẳng định rõ ràng là: cần phải
tìm hiểu trong hoàn cảnh sinh hoạt cụ thể và hiện thực của con người.
Những tiền đề của quan niệm duy vật về lịch sử ấy, theo ông là những con
người không phải con người trong tình trạng biệt lập và cố định tưởng

tưởng, mà là những con người trong quá trình phát triển, và quá trình phát
triển đó có thể thấy được bằng kinh nghiệm. Các ông đã từng nói rằng:


những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải những tiền đề tuỳ tiện,
không phải giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà ta chỉ có thể bỏ qua
trong trí tưởng tượng. Chính vì vậy mà khi nói tới các tiền đề quá trình sống
của con người, các ông luôn nhấn mạnh tới yếu tố hoạt động cụ thể của con
người. Hay có thể nói đó chính là những hoạt động sản xuất vật chất của con
người, quá trình lao động để con người có thể tồn tại và phát triển. Như ở
phần 2.1 tôi đã trình bày, thì các nhà triết học của chúng ta khẳng định con
người là một thể thống nhất giưã mặt sinh học và mặt xã hội. Trong đó mặt
sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng
bản chất để phân biệt con người với con vật. Thật vậy, chúng ta phải xác
định tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của con người và tiền đề cho mọi lịch sử
đó là, con người phải có khả năng sống rồi mới làm ra được lịch sử. Hành vi
lịch sử đầu tiên của con người chính là sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt để
thoả mãn cho nhu cầu tồn tại của con người. Và cũng chính trong quá trình
con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cho bản thân mình, thì con
người cũng đã xác lập nên cho mình mối quan hệ với tự nhiên và với người
khác. Và mối quan hệ đó đã đánh dấu sự khác nhau giữa con người và con
vật, đồng thời chính là cơ sở để tạo nên bản chất cho con người. Chính lao
động đã giúp con người tồn tại, phát triển, và khẳng định cái bản chất người
của con người. Khi nói đến lao động, các nhà triết học Mác cũng đã sớm đề
cập đến lao động bị tha hoá. Và lao động bị tha hoá đã làm cho thân thể của
bản thân con người cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như
bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người trở thành
xa lạ với con người. Có lẽ trong quá trình phân tích sự tích luỹ tư bản, các
nhà triết học đã thấy được sự bần cùng hoá của người công nhân. Và theo
các ông thì máy móc có sức mạnh trong việc giảm bớt sức lao động của con

người và làm cho kết qua của lao động cao hơn, thì cũng đem lại sự đói và


kiệt quệ cho con người. Những nguồn của cải dồi dào mà con người ta từ
trước tới nay chưa biết tới, dường như nay lại trở thành nguồn gốc của sự
nghèo đói. Rằng con người càng phát triển khoa học kỹ thuật, chinh phục tự
nhiên bao nhiêu thì lại ngày càng trở thành nô lệ của người khác và nô lệ cho
sự đê tiện của chính mình.
Tất cả những phát minh của chúng ta và tất cả sự tiến bộ của chúng ta
tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là những thắng lợi vật chất thì được ban cho
một đời sống tinh thần, còn đời sống con người vốn đã bị tước mất các mặt
tinh thần rồi

thì nay lại bị hạ xuống trình độ của những vật chất đơn thuần.

Có lẽ Mác đã nhìn thấy sớm điều đó, nên mục đích của ông khi trình bày
quan niệm về con người là hướng tới giải phóng con người khỏi sự nô lệ, áp
bức bất công. Đó là lý tưởng lớn lao của các ông, mà suốt đời theo đuổi.
Điều này của triết học Mác cũng như các nền triết học trước đây có điểm
tương đồng. Đều mong muốn con người thoát khỏi sự bần cùng hoá, khổ
cực. Nhưng điểm này trong triết học Mác tiến bộ hơn rất nhiều so với các
quan niệm trước ở chỗ: giải phóng là giải phóng hoàn toàn và mục tiêu phải
đưa những con người đó trở thành chủ nhân thật sự của lịch sử xã hội. Đồng
thời con đường, cách thức để tiến hành giải phóng con người cũng rất khác.
Điều này được thể hiện trong hệ thống lý luận khác của ông, như trong “
Bản thảo kinh tế triết họ năm 1844”, với phạm trù “lao động bị tha hoá”
C.Mác đã xây dựng nên một hệ thống lý thuyết có khẳ năng soi sáng con
đường giải phóng nhân loại, khắc phục tình trạng tha hoá bản chất con
người. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ muốn tập trung đi vào tìm hiểu về bản chất
con người của C.Mác, nên sẽ không đề cập nhiều tới con đường cách thức

giải phóng con người của triết học Mác. Trong tác phẩm góp phần phê phán
triết học pháp quyền của Hêghen, ở lời nói đầu, C.Mác đã khẳng định: con
người không phải tồn tại trừu tượng ẩn náu đâu đó ngoài thế giới. Con người


là thế giới những con người, là nhà nước, là xã hội. Nếu nói về con người
gắn với chính trị xã hội, thì Aristos cũng đã từng cho rằng” con người là
động vật chính trị”. Nhưng cái mặt xã hội ấy của con người ấy, thì chủ yếu
gắn với chính trị và nó chỉ có ở tầng lớp chủ nô, chứ nó không phải cái gắn
với toàn bộ loài người, vì thế nó không được coi là cái vốn có của con
người. Còn con người ở mặt xã hội của chủ nghĩa Mác lại hoàn toàn khác
về chất với con người xã hội của Aristos. Tiếp tục tìm hiểu về bản chất con
người trong triết học Mác, chúng ta cũng sẽ thấy rằng: C.Mác cũng đã sớm
phê phán con người của Phoi ơ bắc và Hêghen. Khi phê phán Phoi ơ bắc đã
hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trầ n tục của nó, hoà tan bản chất tôn giáo
vào bản chất con người. Đối với Phoi ơ bắc thì bản chất con người được ông
đồng nhất với tính sinh học, ông đã không thấy được mặt xã hội của con
người, cũng như không thấy hoạt động cao đẹp nhất của con người là lao
động thực tiễn. C.Mác cho rằng tôn giáo biến bản chất con người thành hiện
thực ảo tưởng, vì bản chất con người có tính hiện thực. Tôn giáo không thể
đem lại sự giải phóng cho con người, mà là thuốc phiện của nhân dân. Tôn
giáo là sự tha hoá của con người, vì thế mà đối với C.Mác thì phê phán tôn
giáo, phê phán tính ảo tưởng của con người phải gắn với giải phóng con
người về tinh thần. Từ đó mới có thể giúp con người trở về sự tồn tại của
chính mình, trở về với các quan hệ xã hội. Khi nói tới bản chất con người
của Hêghen, cho rằng bản chất con người đồng nhất với tự ý thức, cho nên
bản chất người tha hoá là sự tha hoá của tự ý thức. Vì thế mà bản chất người
của Hêghen là biểu hiện của “ ý niệm tuyệt đối”. Nhận thấy những sai lầm
mà hai nhà triết học trên mắc phải, các nhà triết học Mác đã sớm phê phán
và đưa ra những luận điểm về bản chất người khoa học của mình. Do vậy

trong “ luận cương về Phoi ơ bắc” C.Mác đã nêu lên một luận điểm nổi
tiếng, và sau này nó trở thành cở sở lý luận để nghiên cứu về vấn đề bản chất


×