Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nghiên cứu hệ sinh thái san hô trên biển đông bài viết v1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 11 trang )

Đề tài: NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI SAN HÔ TRÊN BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:

1


PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông là một vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nói
riêng và các nước giáp Biển Đông nói chung. Biển Đông đối với những tài nguyên
dồi dào đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong các tài
nguyên mà biển mang lại thì một trong các loại tài nguyên cần được bảo vệ và khai
thác một các hiệu quả đó là hệ sinh thái San Hô.
Các bãi san hô là lớp bảo vệ vùng biển, cung cấp protein, các chất có thể chế
tạo dược phẩm, thuốc men, quan trọng hơn là đóng góp cho ngành du lịch. Khoảng
1/3 tất cả các chủng loại sống ở đại dương có liên hệ tới san hô.
Những mối đe doạ chính là đánh bắt huỷ diệt (dùng chất độc, thuốc nổ, xung
điện), đánh bắt quá mức, ô nhiễm từ đất liền ... Các rạn san hô bị suy thoái và huỷ
diệt kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học cũng như nguồn lợi hải sản do nhiều
loài cá không còn bãi đẻ. Cũng theo WRI (2013), ước tính Việt Nam có khoảng
1.122 km2 rạn san hô và khoảng 300 loài san hô. Tuy nhiên, chỉ 1% rạn san hô có
thể được phân loại là ở trong tình trạng tốt. Các vấn đề tổng quan bao gồm phân bố
rạn san hô, hình thái và cấu trúc, phân vùng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác,
sử dụng và những mối đe dọa đối với hệ sinh thái rạn san hô, hiện trạng bảo tồn
thiên nhiên rạn san hô.
Với những lợi ích mà san hô mang lại cho con người, hiện trạng các rạn san
hô hiện nay đang đứng rất nhiều vấn đề: khai thác sao cho hợp lý, phát triển nó theo
đúng tiềm năng sẵn có, bảo vệ và giữ gìn các rạn san hô. Với những lý do trên việc
chọn đề tài “Nghiên cứu hệ sinh thái San hô trên Biển Đông” có ý nghĩa thiết thực,


góp phần nhỏ vào chiến lược bảo vệ và phát triển hợp lý san hô trên biển Đông.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hệ sinh thái biển nói chung và hệ sinh thái San hô nói riêng là một trong
những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay trên toàn thế giới, với nhiều
các công trình nghiên cứu vệ sự hình thành phát triển của hệ sinh thái này. Việt Nam

2


cũng không là một trường hợp ngoại lệ. Với 3260 km đường bờ biển, với nhiều dải
san hô đẹp hàng đầu Châu Á thích hợp cho du lịch, cùng nhiều tài nguyên khoáng
sản quan trọng đã nói lên vai trò của biển đối với Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề khai
thác tài nguyên biển đang trong tình trạng báo động, bởi sự không có kiến thức sâu
về các dải san hô nên việc khai thác và bảo vệ còn rất nhiều hạn chế. Có nhiều đề
tài nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này như:
Trong cuốn sách của tác giả Phùng Ngọc Đĩnh (1999), Tài nguyên Biển
Đông Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, có đề cập đến vấn đề khai thác và
bảo vệ các nguồn tài nguyên biển ở khu vực biển Đông. Tác giả cũng phân tích rất
kĩ về hiện trạng tài nguyên, vấn đề ô nhiễm biển cũng như các nguồn tài nguyên
dưới lòng biển các hoạt động liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam. Tuy nhiên
cuốn sách cũng chưa đề cập đến vấn đề nghiên cứu các hệ sinh thái biển của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong báo cáo khoa học của tác giả Ngô Doãn Vịnh vàTrương Văn Tuyên
(2004), Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt
Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm, Báo cáo
tổng kết khoa học và công nghệ, Hà Nội, đã đề cập đến vấn đề phát triển cho hệ
sinh thái và bảo vệ hệ sinh thái ven biển Việt Nam. Tác giải đưa ra cơ sở và các
nghiên cứu của mình trong sự phát triển của hệ sinh thái ven biển Việt Nam. Tuy
nhiên báo cáo cũng chỉ đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường cho hệ sinh thái
biển chứ chưa phân tích về sự hình thành và cơ cấu của các hệ sinh thái biển.

Nhằm nghiên cứu đề xuất phương pháp quản lý môi trường biển tác giả Lưu
Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2007), Quản lí môi trường cho sự phát triển bền
vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia. Tác giả đã đánh giá được tác động của ô
nhiễm môi trường biển đến các hệ sinh thái tiêu biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển,
rạn san hô…Tuy nhiên việc đánh giá vẫn chỉ mang tính đại diện chưa đi vào nghiên
cứu cụ thể và chưa đánh giá được những tác động của môi trường lên sự phát triển
của rạn San hô.

3


Trong báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ về đề tài “Cơ sở khoa học
cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát
triển cho một số khu vực trọng điểm” nhóm tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, TS
Trương Văn Tuyên, Hà Nội, 2004, đã trình bày một cách cặn kẽ về vai trò của biển
và ven biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của dải ven biển trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã
đưa ra được cái nhìn toàn diện về quy mô phát triển cũng như mô hình phát triển
cho một số khu vực trọng điểm như khu vực đô thị cảng Hải Phòng, mô hình phát
triển kinh tế - xã hội xã Phú Đa, tỉnh Thừa Thiên Huế…
Bên cạnh đó, cũng còn một số đề tài nghiên cứu khác về dự trữ sinh quyển
của hệ sinh thái và dải ven biển Việt Nam như đề tài “Nghiên cứu sinh khối dà
quánh và cóc trắng tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ,” TS Viên
Ngọc Nam (2009), ĐH Nông lâm TP HCM. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả
đưa ra các nghiên cứu về các hệ sinh thái ven biển và sinh quyển rừng ngập mặn tại
biển Cần Giờ. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến việc bảo vệ hệ sinh thái biển
tại khu vực này.
Nói đến bảo vệ hệ sinh thái biển, phải nhắc đến Đề án của tác giả Nguyễn
Hồng Thao(2004), Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong đề án này tác giả đã đưa ra các giải pháp để bảo

vệ hệ sinh thái Biển Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên đề án này vẫn chưa đề cập
đến việc bảo vệ rạn san hô biển của Việt Nam.
Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề hệ sinh thái biển,
các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái biển tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng của hoạt
động kinh tế biển đến kinh tế - xã hội tới hệ sinh thái biển này. Tuy nhiên, chưa có
một đề tài cụ thể nào đề cập đến việc nghiên cứu sinh thái San Hô của biển Đông.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tham khảo ý kiến thầy hướng dẫn, em đã bắt
tay vào việc thực hiện đề tài này.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích

4


- Đưa ra được những nét khái quát, những kiến thức sơ lược cơ bản về san hô
trên biển Đông.

- Nêu ra được thực trạng san hô trên biển Đông hiện nay.
- Kiến nghị một số giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững các rạn san hô trên
biển Đông.
3.2. Nhiệm vụ

- Xác định phương pháp luận nghiên cứu và tổng quan khu vực nghiên cứu về
san hô mà cụ thể ở đây là Biển Đông

- Thu thập, xử lý, phân tích tài liệu, so sánh có lựa chọn để làm rõ hiện trạng khai
thác và sử dụng san hô biển Đông hiện nay.

- Đề xuất kiến nghị một số giải pháp bảo vệ và phát triển các rạn san hô hiện nay.
4. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1. Địa điểm nghiên cứu
Biển đông của Việt Nam.
4.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trong tháng 1 năm 2017
4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hệ sinh thái san hô của biển đông
trong thời gian vừa qua (2010 - 2016).
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong thư viện, tìm hiểu các
sách báo, tạp chí và các nghiên cứu vấn đề hệ sinh thái san hô biển, sự hình thành
phát triển của rạn san hô biển và các biện pháp khai thác bảo vệ tài nguyên biển
hiện nay để tổng hợp các lý luận về hệ sinh thái san hô biển Đông.

5


Thu thập các số liệu về sự ảnh hưởng của việc các hoạt động của con người
đến sự phát triển của rạn San Hô biển và tiến hành phân tích,Tìm hiểu thực trạng
của rạn San Hô tại khu vực biển đông Việt Nam.
Tìm hiểu cách thức sinh sản, kiếm ăn cấu tạo và quá trình phát triển của rạn
biển đông Việt Nam và thực trạng khai thác san hô tại biển Đông.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Phạm vi không gian
Do phạm sự hình thành phát triển của các rạn San Hô diễn ra ở nhiều khía
cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khía cạnh nổi bật nhất cấu tạo, sinh sản phát
triển và ảnh hưởng của các tác nhân lên sự phát triển của rạn San Hô biển Đông.
6.2. Phạm vi thời gian
Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu sơ bộ sự hình thành phát
triển và các tác nhân tới rạn San Hô biển đông trong giai đoạn 2010 – 2016.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1.

Phương pháp thu thập số liệu
Các nguồn tài liệu nghiên cứu, những thông tin dựa được tác giả thu thập từ

các nguồn như sách, tạp chí, báo chuyên ngành, các website chuyên ngành về môi
trường biển giúp cho việc phân tích được cặn kẽ hơn.
7.2.

Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Từ các số liệu sau khi đã được tác giả sàng lọc các thông tin cần thiết để

phục vụ cho nghiên cứu thống kê tác giả sự dụng phương pháp phân tích, lập bảng
biểu so sánh ngang các số liệu qua các thời kỳ, để đưa ra những nhận định, đánh
giá chính xác về thực trạng sự phát triển của rạn San Hô biển hiện nay.
8. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
8.1. Tổng quan về San Hô
8.1.1. Khái niệm San Hô

6


San hô là các động vật biển thuộc ngành ruột khoang, lớp san hô
(Anthozoa),dài từ 2 milimet cho đến vài centimet, tồn tại dưới dạng các thể polip
nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt
nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonnat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn
san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
San hô sống trong biển nông, ở độ sâu khoảng 30m, có thể sinh sống ở
những vùng biển lạnh nhưng sinh trưởng nhanh ở những vùng nước biển ấm có
dòng nước chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch.

8.1.2. Phân loại và cách kiếm ăn
Chủng loại

Cấu tạo

Số lượng

Đồng Hới
Nha Trang
Đà Nẵng
Quảng Ninh
Vũng Tàu
Tổng

8.1.3. Cấu tạo san hô
Tuy một đầu san hô trông như một cơ thể sống, nhưng nó thực ra là đầu của
nhiều cá thể giống nhau hoàn toàn về di truyền, đó là các polip. Các polip là các
sinh vật đa bào với nguồn thức ăn là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn, từ sinh vật phù du
tới các loài cá nhỏ.
Polip thường có đường kính một vài milimet, cấu tạo bởi một lớp biểu mô
bên ngoài và một lớp mô bên trong giống như sứa được gọi là ngoại chất. Polip có
hình dạng đối xứng trục với các xúc tu mọc quanh một cái miệng ở giữa - cửa duy
nhất tới xoang vị (hay dạ dày), cả thức ăn và bã thải đều đi qua cái miệng này.

7


8.1.4. Đặc điểm sinh sản
a. Hữu tính
San hô chủ yếu sinh sản hữu tính, với 25% san hô phụ thuộctảo (san hô đá)

tạo thành các quần thể đơn tính trong khi phần còn lại là lưỡng tính. Khoảng 75%
san hô phụ thuộc tảo "phát tán con giống" bằng cách phóng các giao tử (trứng và
tinh trùng) vào trong nước để phát tán các quần thể san hô ra xa. Các giao tử kết
hợp với nhau khi thụ tinh để hình thành một ấu trùng rất nhỏ gọi là planula,
thường có mầu hồng và hình ôvan; một quần thể san hô cỡ trung bình mỗi năm có
thể tạo vài nghìn ấu trùng này để vượt qua xác suất rất nhỏ của việc ấu trùng tạo
được một quần thể mới.
b. Vô tính

Tại các đầu san hô, các polip giống hệt nhau về di truyền sinh sản vô
tính để phát triển quần thể. Điều này được thực hiện bằng nảy mầm hay mọc
chồi (khi một polip mới mọc ra từ một polip trưởng thành), hoặc phân chia
(thành 2 polip lớn bằng polip ban đầu), cả hai được minh họa trong hình về
Orbicella annularis.
T

Yếu tố

T1

Hữu Tính

2

Cơ cấu

201

2013


2

2014

201
5


Tính

8.1.5. Thực trạng khai thác san hô tại Biển Đông
a. Từ hoạt động khai thác đánh bắt hải sản

8

2016


Mối đe dọa lớn nhất đối với rạn san hô là hoạt động đánh cá không bền
vững. Các hoạt động đánh bắt cá quá mức làm thay đổi kích cỡ, số lượng cá, và
thành phần loài trong quần xã rạn san hô. Điều này đã làm cho hệ sinh thái san
hô mất cân bằng, tạo điều kiện cho các sinh vật khác như tảo biển phát triển.
b. Từ hoạt động du lịch sinh hoạt của người dân
San hô cũng là vật trang trí được con người ưa thích. Thường khi đi nghỉ tại
các vùng biển nhiệt đới có những rạn san hô đẹp, một số người muốn mua một
số đồ lưu niệm bằng san hô mang về nhà. Để thoả mãn nhu cầu của du khách, dân
địa phương đã khai thác san hô với quy mô thương mại và chọn san hô sao cho có
thể kiếm được nhiều tiền nhất .
8.2. Tác động của các nhân tố đến rạn San Hô
+ Yếu tố khách quan

San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường tự nhiên; do đó,
chúng thường được các luật môi trường bảo vệ. Một rạn san hô có thể dễ dàng bị
ngập trong tảo nếu trong nước có quá nhiều dinh dưỡng. San hô cũng sẽ chết nếu
nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 1-2 độ ra ngoài khoảng bình thường, hoặc nếu độ
mặn trong nước giảm.
+ Yếu tố chủ quan
Hoạt động khai thác đánh bắt sự không hiểu biết trong việc bảo vệ tài nguyên
biển là nguyên nhân làm hủy hoại các rạn San Hô, nhiều nơi có nguy cơ các rạn San
Hô biến mất hoàn toàn và không thể khôi phục.

9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện trong tháng 1 /2017
Nội dung
Xây dựng đề cương chi tiết

Tuần 1

Tuần 2

X

9

Tuần 3

Tuần 4


Thu thập số liệu về rạn San


X

Hô tại Biển Đông
Phân tích số liệu nghiên cứu

X

về số lượng loại rạn San Hô
Viết báo cáo

X

Nộp báo cáo

X
X

(Ghi chú, X : Thực hiện nội dung)
10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc phục hồi các rạn san hô ở Việt Nam có giá trị to lớn đối với sinh kế của
cộng đồng ven biển và toàn quốc, đặc biệt là tăng năng suất nghề cá, giảm xói mòn
vùng bờ và làm lợi cho ngành giải trí và du lịch. Điều này chỉ xảy ra khi những lợi
ích của việc thay đổi được định lượng cụ thể và rõ ràng, được công bố tới khắp các
bên liên quan – từ địa phương tới quốc gia và quốc tế.
Vì mức độ tổn hại nghiêm trọng của các rạn san hô ở Việt Nam, vì sự phân
bố rộng khắp của chúng dọc theo bờ biển và nhiều đảo, vì số lượng lớn các cộng
đồng ven biển phụ thuộc vào các vùng rạn và vì chi phí can thiệp cao, cần có những
chương trình phối hợp nhịp nhàng. Các chương trình đó nên bao gồm, nhưng không
nhất thiết chỉ là, các khu bảo tồn biển và quản lý tổng hợp vùng bờ
KIẾN NGHỊ TỚI ĐỊA PHƯƠNG VEN BIỂN

Nâng cao ý thức cho người dân trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên
biển nói chung và rạn San Hô nói riêng. Có các chính sách biện pháp tuyên truyền
hỗ trợ đào tạo cho các ngư dân về kiến thức và tầm quan trọng của tài nguyen San
Hô.
KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ người dân trong việc khai thác và bạo
vệ nguồn tài nguyên biển.

10


Hỗ trợ đầu tư cho người dân ven biển nuôi trồng thủy sản và khai thác một
cách có khoa học, không để tình trạng khai thác tràn lan không có quy hoạch dẫn tới
cạn kiệt.
11. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Ngọc Đĩnh (1999), Tài nguyên Biển Đông Việt Nam, Nhà xuất bản

giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Hồng Thao (chủ biên), Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai,

Nguyễn Thị Hường (2008), Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009),

Quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, Hà
Nội.
5. Tổng cục địa chính (2005), Tập bản đồ địa danh – địa giới các tỉnh Đông
Nam Bộ, nhà xuất bản Bản đồ, TP.HCM.

6. Tổng cục thống kê, Vụ tổng hợp và thông tin (1999), Tư liệu kinh tế - xã hội
61 tỉnh và thành phố, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Hoàng Trí (2006), Sinh quyển và các khu dự trữ sinh quyển, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Lê Trình, Vương Quang Việt và cộng tác viên (1995), Ô nhiễm biển do sông

Đồng Nai và Sài Gòn đưa ra, Báo cáo đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.
9. Ngô Doãn Vịnh, TS Trương Văn Tuyên (2004), Cơ sở khoa học cho việc
phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát
triển cho một số khu vực trọng điểm, Báo cáo tổng kết khoa học và công
nghệ, Hà Nội.
10. Ngô Doãn Vịnh vàTrương Văn Tuyên (2004), Cơ sở khoa học cho việc
phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình
phát triển cho một số khu vực trọng điểm, Báo cáo tổng kết khoa học và
công nghệ, Hà Nội
PHỤ LỤC

11



×