Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.42 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC

I- Thông tin chung về LVTN
1- Tên đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn,
Thanh Hóa”
2- Giáo viên hướng dẫn:
3- Học viên thực hiện:
4- Lớp: K20A4
5- Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
6- Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Thanh Hóa
II- Nội dung đề cương LVTN

ĐẶT VẤN ĐỀ


1 - Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Trong thời buổi hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh
tế thế giới cũng như Việt Nam nói riêng biến đổi mạnh mẽ. Nhiều mô hình kinh tế khác
nhau đã ra đời.
Tại Việt Nam, theo tổng cục thống kê vừa công bố kết quả rà soát số lượng DN đến
cuối năm 2012 cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, chiếm 83,7%
số doanh nghiệp hiện có. Cũng theo công bố của Tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm
2013, số lượng Doanh nghiệp được thành lập mới ước đạt 36.000, cùng thời gian có hơn
26.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất kinh doanh. Như vậy, chỉ tính trong 6 tháng
đầu năm 2013 số lượng đăng ký mới giảm 12,5% và số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng
hoạt động tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong số các doanh nghiệp hiện có, thì doanh nghiệp
nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn đến trên 90% và giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng các doanh nghiệp này đang gặp rất


nhiều khó khăn do phải chịu những tổn thương của thị trường cũng như các vấn đề vĩ mô
của nền kinh tế đặc biệt là nguồn vốn để phát triển. Làm thế nào để doanh nghiệp vừa và
nhỏ trụ vững là câu hỏi đặt ra không dễ trả lời.
Tại Thanh Hóa, cả tỉnh có gần 8.000 DN đăng ký hoạt động kinh doanh, nhưng hiện
nay còn gần 6.000 DN hoạt động, riêng từ đầu năm đến nay có gần 300 doanh nghiệp giải
thể chủ yếu là do khó khăn trong vấn đề về vốn.
Nắm bắt được thực tế, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương – Chi nhánh
Sầm Sơn – Thanh Hóa đã mở rộng quy mô, hướng tới khách hàng tiềm năng là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng bước đầu đã đạt được những kết quả,
nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Vì thế việc tìm ra giải pháp để nâng cao hoạt động tín
dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là mối quan tâm đặc biệt đối với các ngân
hàng thương mại. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
hiện nay , đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa” đã
được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát


Phân tích, dánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng và đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV tại NHTM Cổ phần Công thương –
Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV
của NHTM Cổ phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân
hàng Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
DNNVV tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV của NHTM Cổ phần Công thương – Chi
nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTM Cổ
phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
+ Phạm vi về không gian: Hiệu quả tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa tại NHTM Cổ phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian đánh giá thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại
NHTM Cổ phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa được thu thập trong 3 năm
từ 2010 đến 2012. Số liệu khảo sát điều tra năm 2013.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu


Đề tài đã nêu ra các khái niệm về DNNVV; vai trò và đặc điểm của DNNVV; khái
niệm, vai trò về hoạt động tín dụng; các hình thức tín dụng và quy trình cấp tín dụng; hiệu
quả hoạt động tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
DNNVV trong NHTM; Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đối với các NHTM ở Việt nam và
trên thế giới.
4.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại
NHTM Cổ phần Công thương Sầm Sơn, trong đó đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quy trình
cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng và thủ tục phê duyệt cấp tín dụng đối với DNNVV tại
Ngân hàng Công thương Sầm Sơn trong 3 năm từ 2010 đến 2012.
4.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại
NHTM Cổ phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy trình và giám sát chặt chẽ quá trình cấp tín
dụng đối với DNNVV; tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định từ đó nâng cao
chất lượng thẩm định khách hàng trong hoạt động cho vay của DNNVV; thường xuyên phân

loại khách hàng, phân loại nhóm nợ để từ đó xác định nguyên nhân gây ra nợ xấu; Hoàn
thiện và hiện đại hóa hệ thống cung cấp xử lý thông tin tín dụng; nâng cao chất lượng cán
bộ tín dụng; tăng cường khả năng sinh lời từ các khoản cho vay đối với DNNVV và n hững
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Công
thương – Chi nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỂ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương
mại
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
1.1.2. Hoạt động tín dụng đối với các DNNVV trong NHTM
- Khái niệm về hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong THTM
- Vai trò của của hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong THTM
- Các hình thức tín dụng của NHTM đối với DNNVV trong THTM
- Quy trình cấp tín dụng đối với DNNVV trong THTM
1.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV của NHTM
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV của NHTM
đứng trên góc độ DN và trên góc độ Ngân hàng
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng đối với
DNNVV
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan:
Quy trình tín dung; Công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định khách hàng; Sự

phát triển của công nghệ ngân hàng, hệ tống thông tin tín dụng; Chất lượng cán bộ tín
dụng…
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan:
Các nhân tố thuộc về phía khách hàng như năng như năng lực quản lý, năng


lực tài chính,tính khả thi của phương án, sự minh bạch trong hệ thống tài chính kế
toán. Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, môi
trường pháp lý và các điều kiện tự nhiên.
1.4. Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong NHTM
1.4.1. Kinh nghiệm hoạt động tín dụng đối với DNNVV của các NHTM trên thế giới
- Kinh nghiệp của Trung Quốc
- Kinh nghiệm của Indonesia
1.4.2. Một số kinh nghiệm về hoạt động tín dụng đối với DNNVV của một số
NHTM ở Việt Nam
- Ngân hàng Dầu tư và phát triển
- Ngân hàng ACB
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của
NHTM ở trong nước và trên thế giới.


CHƯƠNG II:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Khí hậu – thủy văn
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa
- Tình hình dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa
- Tình hình phát triển kinh tế của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.1.3. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của Ngân hàng Công thương – Chi
nhánh Sầm Sơn, Thanh Hóa.
- Khái quát về Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn
- Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn
- Kết quả hoạt động
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát (mục này có cần viết về Thanh Hóa
hay viết điểm nghiên cứu là Sầm Sơn được không cô?)
Thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hóa. Với thế mạnh có đường bờ biển dài
thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản, có bãi biển du lịch Sầm Sơn và các danh
lam thắng cảnh, kinh tế nơi đây ngày càng phát triển. Các DNNVV ra đời ngày càng nhiều
với ngành nghề kinh doanh đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu là chế biến hải sản và dịch vụ
du lịch. Nhìn thấy tiềm năng của DNNVV, NHTM Cổ phần Công thương Sầm Sơn đã có


nhiều cơ chế ưu đãi hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp này, đưa thị xã Sầm Sơn ngày
càng lớn mạnh cả về kinh tế lẫn văn hóa.
Căn cứ vào những đặc điểm đó, đề tài sẽ tiến hành khảo sát tại Ngân hàng Công
thương Sầm Sơn và các DNNVV trên địa bàn Sầm Sơn.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tìm hiểu, sàng lọc những nội dung qua sách
báo, các thông tin trên truyền thông đại chúng, các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên
cứu đã được công bố, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sầm Sơn
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Là phương pháp thống kê kết hợp với phương
pháp xử lý thông tin định tính. Lập bảng câu hỏi, tập trung vào các câu hỏi định tính, đối
tượng phỏng vấn là các DNNVV vay vốn trực tiếp tại NHTM Cổ phần công thương Sầm

Sơn, phỏng vấn cán bộ liên quan tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Hệ thống hóa các tài liệu sách báo, thông tin thu thập được, sau đó tiến hành xử lý,
phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết
- Kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp, phân tích, so
sánh, thống kê…
- Các chỉ tiêu tổng hợp bao gồm: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát
triển
- Công cụ sử dụng trong việc xử lý số liệu sau khi thu thập, là phần mềm Excel trên
PC…
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện KTXH của địa bàn nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kết quả điều tra
- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động tín dụng


CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH
SẦM SƠN, THANH HÓA.
3.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn
3.1.1. Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHTM Cổ phần
Công thương Sầm Sơn
3.1.1.1. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng Công thương Sầm Sơn.
3.1.1.2. Phân tích thực trạng hiệu quả Hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân
hàng Công thương Sầm Sơn.
3.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTM Cổ phần Công
thương Sầm Sơn
3.1.2.1. Những kết quả đạt được

3.1.2.2. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng Công
thương Sầm Sơn.
3.1.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTM Cổ
phần Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn.
3.2.1. Định hướng phát triển của NHTMCP Công thương Sầm Sơn trong thời gian tới.
3.2.1.1 Định hướng phát triển tổng thể
3.2.2.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTM
Cổ phần Công thương Sầm Sơn


3.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại
NHTM Cổ phần Công thương Sầm Sơn
- Thực hiện công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng đối với
DNNVV
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định từ đó nâng cao chất lượng thẩm
định khách hàng trong hoạt động cho vay của DNNVV
- Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống cung cấp xử lý thông tin tín dụng
- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
- Thường xuyên phân loại khách hàng, phân loại nhóm nợ để từ đó xác định nguyên
nhân gây ra nợ xấu.
- Tăng cường khả năng sinh lời từ các khoản cho vay đối với DNNVV
3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại
NHTMCP Công thương Sầm Sơn
3.3.1. Kiến nghị với NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam
3.3.2. Kiến nghị với NH Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động và khó khăn như hiện nay, việc phát triển
hoạt động tín dụng đối với các DNNVV là việc làm cấp thiết đối với các NHTM, đòi hỏi các
NH phải hết sức nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng và Ngân hàng
TMCP Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Trước tình hình thực tế, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng và đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Thương
mại Công thương – Chi nhánh Sầm Sơn.


III. Kế hoạch tiến độ thực hiện LVTN
T
T

Thời gian
Hoạt động

Bắt đầu

Kết thúc

06/2013

07/2013

1

Xây dựng đề cương

2


Bảo vệ đề cương

08/2013

3

Hoàn thiện đề cương

09/2013

Địa điểm thực

Kết quả

hiện

dự kiến

Thực tập,
4

9/2013

12/2013

Tỉnh Thanh Hóa

Viết luận văn
5


Bảo vệ tốt nghiệp

12/2013
Thanh Hóa, Ngày

Trưởng tiêu ban

Giáo viên hướng dẫn

tháng 7 năm 2013

Học viên thực hiện



×