Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kiểm tra việc tự học của học sinh thông qua mạng xã hội zalo messenge

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.75 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số : ..............................................
1. Tên sáng kiến: Kiểm tra việc tự học của học sinh thông qua mạng xã
hội Zalo-Messenger (Facebook).
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy, kiểm tra đánh giá môn Toán,
Lịch sử ở trường THPT.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Theo Nghị Quyết số: 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 4
tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” một
trong những nội dung quan trọng là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy và học tập.
Theo tinh thần Chị thị số 03/CT-UBND tỉnh Bến Tre ngày 23 tháng 8 năm
2017 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, đã nhắc đến Kế hoạch số
1970/KH-UBND tỉnh Bến Tre ngày 11/05/2017 về việc tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020 định hướng đến 2025,
theo Công văn số 1685/SGD&ĐT – GDTrH ngày 24/8/2017 về việc thực hiện dạy
học môn toán THCS-THPT năm học 2017-2018 “ Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt các nội dung giảng dạy cần minh họa trực
quan sinh động. Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm Toán như Cabri, Sketchpad,
GeoGebra...”. Công văn số 2231/ SGDĐT-KTQLCLDG&CNTT, ngày 31/10/2017
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao
hiệu quả trong quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2017-2018.

Trang 1



Ngày 28 tháng 09 năm 2016 Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức chốt
phương án thi THPT Quốc gia năm 2017. Trong đó các môn ( trừ môn Ngữ Văn)
sẽ thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và năm học 2017-2018
tiếp tục thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn như trên, nội dung
kiến thức tiếp tục được cho ở các năm học lớp 11 và 12. Qua một năm giảng dạy
thi dưới hình thức trắc nghiệm chúng tôi có một vài ghi nhận như sau đây:
- Giáo viên khi giảng dạy trên lớp không đủ thời gian để giải các bài tập trắc
nghiệm cũng như kiểm tra hết lượng kiến thức của học sinh trong lớp vì phải đảm
bảo nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng và khả năng tư duy logic của học sinh thông
qua bài tập tự luận.
- Câu hỏi trắc nghiệm rất phong phú và đa dạng, học sinh không thể học một
cách máy móc, “đúng dạng” như các câu hỏi tự luận.
-Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để người giáo viên tạo điều kiện cho học sinh
của mình tự học tập ở nhà thông qua các câu hỏi học tập cũng như những yêu cầu
của giáo viên mà học sinh có thể thực hiện tốt những yêu cầu đó.
Trước đây, khi kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh như là làm bài tập
học bài của học sinh giáo viên thường dành một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút
trên lớp để làm việc này như vậy số học sinh được kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà
sẽ ít. Khi học ở nhà học sinh gặp khó khăn là không thể biết trao đổi với ai nhờ ai
giải đáp thắc mắc khi gặp khó khăn (vì chỉ học một mình), các bài tập khó hoặc
chưa hiểu học sinh cần một gợi ý hoặc một hướng dẫn, không có hướng dẫn gợi ý
dễ đưa đến sự chán nản trong khi học hoặc bỏ qua không làm như vậy mất đi cơ
hội để tiếp thu những kiến thức mới trong khi làm bài tập. Cũng có những học sinh
đối phó việc tự học ở nhà bằng cách chép những yêu cầu của giáo viên như bài tập,
soạn bài bằng những tài liệu tham khảo.
Qua tìm hiểu, trao đổi với các đồng nghiệp trong trường chúng tôi nhận thấy
giáo viên và học sinh gặp những khó khăn trên, đây thực sự là những khó khăn
trong việc nâng cao chất lượng bộ môn trong trường

Trang 2



Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi “ Có cách nào để tận dụng những phương tiện
thiết bị có sẵn của học sinh và những tài nguyên miễn phí trên internet cụ thể là
trên mạng xã hội như Zalo hay Facebook để hỗ trợ kiểm tra việc học tập ở nhà
của các em học sinh có hiệu quả cũng như tận dụng được những thời gian rãnh rỗi,
mọi lúc mọi nơi của giáo viên trong việc kiểm tra quá trình học tập của học sinh?”.
Hiện nay, có hơn 90% học sinh có điện thoại thông minh (smartphone) và
các em học sinh đều có tài khoản trên Zalo và Messenger Facebook. Giải pháp để
tận dụng được những thiết bị có sẵn và những tài nguyên miễn phí đó giúp cho học
sinh có thể tự học tại nhà mà vẫn đạt kết quả của mình đồng thời giáo viên cũng
theo dõi được công việc học sinh thực hiện và đánh giá được, kết quả cũng như
quá trình tiến bộ của học sinh qua Zalo và Messenger thông qua công nghệ thông
tin Internet.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: Giáo viên tận dụng trang Zalo và
messenger của Facebook trong việc hướng dẫn cũng như kiểm tra việc học tại
nhà của học sinh một cách có hiệu quả hơn. Giáo viên có thể kiểm tra đánh giá
năng lực tự học và mức độ siêng năng chăm chỉ của học sinh không chỉ trong các
tiết học tra bất kì thời điểm nào thông qua hình thức kiểm tra tra “trực tuyến” mà
giáo viên giao cho học sinh, hạn chế bớt việc sử dụng mạng xã hội vào những việc
không có ích, mất thời gian của học sinh
3.2.2. Nội dung giải pháp:
a. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Với cách làm cũ thì giáo viên cho bài tập để học sinh làm ở nhà để kiểm tra
việc học bài và làm bài của học sinh thì giáo viên phải giải quyết trên lớp hoặc thu
tập học sinh sau đó giáo viên kiểm tra, điều này gây nhiều bất tiện như là thời gian
trên lớp không cho phép; khi kiểm tra tập sau giờ học cần phải làm kiểm tra ngay
để trả lại tập cho học sinh khi đó giáo viên có thể không có thời gian để làm công
việc này vì phải có tiết dạy trên lớp; số học sinh được kiểm tra không nhiều.

Đối với cách làm mới thì có những ưu điểm như sau
Trang 3


Ưu điểm:
- Đối với giáo viên chuẩn bị kế hoạch và nội dung công việc giao cho học
sinh ở nhà; kiểm tra những công việc giao cho học sinh trước đó trong thời gian ở
nhà hoặc trong những khoảng thời gian rãnh rỗi nào đó thông qua điện thoại hoặc
máy tính có kết nối internet giảm được thời gian kiểm tra của giáo viên trong tiết
dạy; như vậy giáo viên có thể tranh thủ và chủ động trong việc sắp xếp thời gian để
kiểm tra việc học của học sinh ở nhà.
- Đối với học sinh giảm hiện tượng học đối phó với giáo viên khi kiểm tra
trên lớp; tạo hứng thú trong việc học ở nhà thông qua sự tương tác giữa giáo viên
và học sinh, tính tự giác học tập của học sinh tăng lên; có sự giao lưu trao đổi giữa
các học sinh trong lớp học. Học sinh có thể được giáo viên hướng dẫn những nội
dung kiến thức hay bài tập gặp khó khăn cần được giải quyết. Học sinh nhận được
nhận xét từ giáo viên sau khi đã nộp bài bằng một lời khen hay một câu nhắc nhở,
góp ý giúp học sinh tự tin hơn hay rút kinh nghiệm cho lần sau.
Bước đầu có nâng cao được chất lượng bộ môn.
Hạn chế của giải pháp:
- Với giải pháp trên có thể còn một số nhỏ học sinh có thể chép bài tập của
bạn để gửi cho giáo viên. Tuy nhiên, số này không đáng kể vì đây là bài tập về nhà
nên học sinh ít có cơ hội chép bài đối phó vì khả năng học sinh ở gần nhau để
mượn tập chép lại là khó khăn.
- Một một số em học sinh không có điều kiện kết nối Internet sẽ gặp khó
khăn trong việc tham gia các hoạt động của giáo viên yêu cầu.
- Để khắc phục những hạn chế trên chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra những
trường hợp đó trong tiết dạy đồng thời kiểm chứng những trường hợp đối phó bằng
cách kiểm tra trực tiếp.
b. Thực hiện giải pháp:

Bước 1: Tạo tài khoản Zalo – Facebook ( messenger)
Mỗi học sinh tạo một tài khoản Zalo và kết bạn với giáo viên sau đó tạo một
nhóm kết nối với nhau.
Trang 4


Bước 2: Giao nhiệm vụ để học sinh thực hiện
Sau khi tạo nhóm trên Zalo giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh để các em
thực hiện những công việc giáo viên giao như là làm các bài tập ở nhà sau khi đã
học xong một bài nào đó hoặc yêu cầu các em tìm hiểu một vấn đề nào đó liên
quan đến bài học và sự tương tác giữa giáo viên với học sinh trong quá trình học
sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao như tư vấn hay hướng dẫn các em giải
quyết các vấn đề mà các em đang gặp chướng ngại cản trở, những động viên chia
sẻ với học sinh trong quá trình học tập; thông qua đó giáo viên tìm hiểu luôn tâm
tư; tình cảm; nguyện vọng của học sinh để kịp thời điều chỉnh những suy nghỉ lệch
lạc trong học tập của học sinh.

Trang 5


Hướng dẫn học sinh làm bài và trao đổi

Trang 6


Học sinh nộp bài tập

Trang 7



Học sinh nộp bài tập

Trang 8


Tương tác giao lưu của học sinh “Chúc mừng sinh nhật”
Trang 9


Bước 3: Nhận kết quả và nhận xét cho học sinh
Sau khi học sinh đã làm xong bài tập và chụp hình bài tập gửi lên nhóm hoặc
làm trực tiếp trên nhóm của mà giáo viên đã tạo sẵn. Phần tiếp theo là giáo viên
nhận bài và kiểm tra đánh giá; nhận xét phần công việc mà học sinh đã thực hiện,
kịp thời động viên các em học sinh thực hiện tốt cũng như nhắc nhở các em học
sinh làm bài chưa tốt. Ghi công thực hiện bài tập tốt cho học sinh bằng các điểm
cộng(+) là điểm tích lũy cộng vào điểm học tập của học sinh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Kinh nghiệm này có khả năng ứng dụng trong học sinh và giáo viên trung
học phổ thông.
Việc áp dụng có hiệu quả sáng kiến này trong thực tế giảng dạy sẽ làm cho
học sinh có thêm tự tin, hứng thú, chủ động, hoạt động tích cực trong việc giải
quyết các bài toán.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Học sinh không nhàm chán khi làm bài, giúp rèn luyện kỹ năng làm bài tập
của mình. Học sinh hứng thú hơn khi làm các bài tập và tích cực rèn luyện nhiều
hơn. Giúp giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian trên lớp và tranh thủ được thời
gian trong việc kiểm tra đánh giá việc học của học sinh ở nhà.
Các lớp đã áp dung SKKN này đã có các kết quả tốt hơn so với khi chưa
thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này

Lớp

Đầu năm học
Giữa học kì 2
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
12B5 11,6% 21%
18,6% 33,3% 15,5% 12,2% 48,78% 39.02%
11B11 80%
20%
83,72% 19,38%
3.4. Tài liệu kèm theo gồm:

K

Bến Tre, ngày 12 tháng 03 năm 2018
Nhóm tác giả:Trần Văn Dũng, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Thị Bích Loan,
Lê Vĩnh Phúc, Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại

Trang 10




×