Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thiết kế các trò chơi và sử dụng các tình huống nhằm giáo dục ý thức cư xử có văn hóa trong học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.01 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………...............................................
1. Tên sáng kiến:
“Thiết kế các trò chơi và sử dụng các tình huống nhằm giáo dục ý thức cư
xử có văn hóa trong học sinh ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn
phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Giao tiếp
ứng xử có văn hóa chính là cơ sở để tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Thế nhưng,
trong cuộc sống hiện nay không khó để bắt gặp cảnh tượng một bạn trẻ có những
hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, cha mẹ và mọi người xung quanh.
Một số trường hợp nổi bật có thể kể đến như chuyện học sinh vô lễ với thầy cô; con
cái lên facebook chửi cha mẹ, ông bà; chỉ vì một va quẹt nhỏ khi tham gia giao
thông mà các bạn trẻ sẵn sàng lao vào đánh đấm nhau đến nhập viện hay chuyện
một số bạn trẻ sẵn sàng văn tục chửi bới một người không quen biết khi tham gia
bình luận trên facebook, ... mà chúng ta vẫn thường thường nghe thấy trong các bản
tin thời sự hoặc các trang báo mạng.
Tuy nhiên việc giáo dục hành vi cư xử có văn hóa cho học sinh hiện nay chủ
yếu chỉ dừng lại ở những lời nói suông nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Từ đó, tôi
nhận thấy rằng cần tổ chức lại cách giáo dục nhằm giảm bớt sự nhàm chán, khắc
sâu vấn đề một cách nhẹ nhàng. Vì vậy, tôi bắt đầu tiến hành thiết kế các trò chơi từ
đầu năm học và tiến hành thực hiện khi ổn định lớp chủ nhiệm.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:


MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP
Với mong muốn nâng cao hiệu quả và làm mới phương pháp giáo dục hành vi


cư xử có văn hóa góp phần đa dạng hóa hình thức giáo dục trong công tác chủ
nhiệm.
Nhằm khắc sâu vấn đề cần giáo dục một cách nhẹ nhàng, để các em tự trải
nghiệm, giải quyết các vấn đề qua đó giáo viên sẽ đạt được mục tiêu giáo dục.
Khắc phục hiện tượng " ngán nghe giảng đạo" của học sinh.
NỘI DUNG GIẢI PHÁP
 Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Các trò chơi, các tình huống được giáo viên chuẩn bị sẵn đơn giản, có thể áp
dụng linh động tùy thời gian còn lại của giờ sinh hoat lớp nhưng vẫn đảm bảo nội
dung phong phú, đa dạng, kích thích sự tò mò, mong đợi của học sinh, không mất
thời gian chuẩn bị, không gây áp lực cho các em.
Qua mỗi trò chơi, mỗi tình huống các em sẽ tự trải nghiệm và rút ra những
thông điệp mà giáo viên gửi vào trong đó.
 Cách thức thực hiện
Điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tìm hiểu
đặc điểm, sở trường của các em thông qua quan sát, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, ... ;
tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng chung của các em thông qua tiếp xúc hằng ngày, ...
Nghiên cứu vấn đề: Thiết kế các trò chơi, các tình huống và tổ chức thực hiện
trong giờ sinh hoạt lớp phù hợp với đặc điểm lớp học.
Quy trình thực hiện gồm các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi hoặc giải quyết tình huống.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và nêu thông điệp truyền tải.
 Giải pháp thực hiện nhằm giáo dục các kỹ năng:
Các kỹ năng
1. Kỹ năng 1: Lịch thiệp trong

Hình thức giáo dục
 Trò chơi 1: Trò chơi làm quen.


lời ăn tiếng nói

 Trò chơi 2: Xếp đồ vật


 Trò chơi 3: Đối đáp xác định những
ngôn từ xưng hô thiếu lịch sự.
 Giải quyết tình huống: "Ứng xử với
2. Kỹ năng 2: Văn hóa khi

mọi người".
 Giải quyết tình huống: "Đánh nhau

tham gia giao thông

khi va chạm giao thông có giành được
phần đúng?"
 Trò chơi 1: Gameshow chung sức
 Trò chơi 2: Thiết kế tấm Panô kêu gọi
mọi người cử xử có văn hóa khi tham gia

giao thông.
3. Kỹ năng 3: Văn hóa trong sử  Tình huống : " Nữ sinh lớp 86 Trường
dụng facebook

THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng
Nam) vừa bị buộc thôi học một năm vì lý
do dùng Facebook ra lời kêu gọi “Tuyên
ngôn học sinh...” kèm lời lẽ thoá mạ, xúc

phạm thầy cô giáo "
 Trò chơi: Giải ô chữ

 Các bước thực hiện cụ thể của giải pháp mới:
1. Kỹ năng 1: Lịch thiệp trong lời ăn tiếng nói (Thực hiện khoảng 20
phút cuối giờ sinh hoạt lớp)
 Trò chơi 1: Trò chơi làm quen
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Rèn kỹ năng đánh giá, nhìn nhận sự việc.
- Giáo dục những nghi thức căn bản trong giao tiếp.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi
+ Luật chơi:
- Chọn 5 học sinh (hoặc để học sinh xung phong).


- Phát cho mỗi học sinh 1 tờ giấy, 1 cây viết.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: "trong vòng 3 phút, mỗi học sinh bắt chuyện
làm quen với càng nhiều người càng tốt".
- Mời học sinh phát biểu về thông tin đã thu thập được.
+ Lưu ý: Khi làm nhiệm vụ phải thực hiện: bắt tay, hỏi tên đầy đủ - nơi ở - sơ
thích.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Câu 1: Em có nhận xét gì về cách tiến hành làm quen, bắt tay, hỏi thông tin.
Câu 2: Trong những người làm quen, bạn ấn tượng với ai? Lý do tại sao?
Bước 4: Tổng kết trò chơi và nêu thông điệp truyền tải.
 Thông qua câu trả lời của học sinh giáo viên nêu kết luận vấn đề:
- Các nghi thức xã giao là bước đầu tiên và quan trọng để tạo ấn tượng, cảm
tình đối với đối phương.
- Lời chào hỏi, cách bắt tay, nụ cười, ánh mắt, cái gật đầu, ... là những nghi

thức căn bản, tùy đối tượng, độ tuổi ta có những cách thức thể hiện cho phù hợp.
 Trò chơi 2: Xếp đồ vật
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Phát triển năng lực giao tiếp, làm việc nhóm.
- Hình thành tác phong nhanh nhẹn, tự tin, quyết đoán, ...
- Giáo dục ý thức giao tiếp lịch thiệp qua cách xưng hô.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi
+ Luật chơi:
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Giao nhiệm vụ: "Mỗi nhóm suy nghĩ tìm ra 10 đồ vật. Sau đó, sắp xếp các
đồ vật đó theo giá trị từ nhỏ đến lớn. Cuối cùng, cử một đại diện lên bảng viết ra tên
các đồ vật theo thứ tự do nhóm sắp xếp."
- Nhóm hoàn thành trước là nhóm chiến thắng.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Câu hỏi 1: Trong giao tiếp, nếu ta không xưng hô theo đúng thứ bậc thì người
đối diện sẽ cảm thấy như thế nào?


Câu hỏi 2: Để xưng hô đúng, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Bước 4: Tổng kết trò chơi và thông điệp truyền tải.
 Thông qua trò chơi giáo viên đi đến kết luận:
- Trong tự nhiên, vạn vật đều có thứ bậc, có trật tự, có lớn nhỏ, có trước, có
sau. Trong giao tiếp cũng vậy, khi ta xưng hô đúng thứ bậc, người giao tiếp sẽ cảm
thấy hài lòng vì được tôn trọng.
- Để xưng hô đúng, cần biết quan sát: độ tuổi, giới tính, ...
- Việc xưng hô đúng là thể hiện văn hóa trong xã giao.
 Trò chơi 3: Đối đáp xác định những ngôn từ xưng hô thiếu lịch sự
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt qua mỗi trò chơi
- Phát triển năng lực giao tiếp, làm việc nhóm.
- Hình thành tác phong nhanh nhẹn, tự tin, quyết đoán, ...

- Giáo dục ý thức giao tiếp lịch thiệp qua cách xưng hô.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi
+ Luật chơi:
- Chia lớp thành hai đội.
- Cho hai đội bắt thăm giành quyền thi trước.
- Đội thi trước sẽ nêu một ngôn từ xưng hô bị xem là thiếu lịch sự trong giao
tiếp. Sau đó đến lượt đội còn lại cũng nêu một ngôn từ xưng hô bị xem là thiếu lịch
sự trong giao tiếp. Trật tự cứ như thế cho đến khi các đội không tìm được ngôn từ
xưng hô thiếu lịch sự.
- Đội nào nêu ra được nhiều ngôn từ xưng hô thiếu lịch sự là đội chiến thắng.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Câu hỏi 1: Khi được gọi bằng những ngôn từ xưng hô thiếu lịch sự em sẽ cảm
thấy như thế nào?
Câu hỏi 2: Cách xưng hô của đối phương như thế nào làm em cảm thấy được
tôn trọng?
Bước 4: Tổng kết trò chơi và thông điệp truyền tải.
 Thông qua trò chơi giáo viên kết luận:


- Những ngôn từ như mày, tao, ... là ngôn từ thiếu lịch sự không nên sử dụng
trong giao tiếp.
- Ta nên thay bằng những từ ngữ lịch sự khác như bạn, tôi, anh, chị, em, ...
những từ này thể hiện sự trân trọng của ta đối với người nghe.
 Tình huống : "Ứng xử với mọi người"
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Phát huy chức năng của các giác quan (thính giác, thị giác).
- Rèn kỹ năng tập trung, ghi nhớ, suy nghĩ và xử lý tình huống.
- Giáo dục ý thức ứng xử có văn hóa với mọi người.
Bước 2: Xác định phương pháp giải quyết tình huống
Cho học sinh xem video " Học cách làm người 05: Ứng xử với mọi người"

( ) Sau đó, đặt câu hỏi cho học sinh thảo
luận.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Câu 1: Tại sao mọi người không muốn chơi chung với Hải?
Câu 2: Nếu em là Hải, em sẽ cư xử như thế nào để không mất lòng mọi người?
Bước 4: Tổng kết và nêu thông điệp truyền tải.
 Giáo viên kết luận:
- Đối với những người còn khiếm khuyết về mặt nào đó, ta không nên nói
những lời chê bai thay vào đó phải nói những lời động viên, chia sẻ.
- Không nên tự ý bình luận về chuyện gia đình người khác khi chúng ta không
rõ nguyên nhân. Đồng thời cũng không nên đem chuyện gia đình khoe khoang với
người khác vì không phải ai cũng thích nghe.
- Khi giao tiếp ta cũng cần chú ý đến giọng nói, cao độ, cường độ, ngữ điệu, ...
sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
 Giáo viên có lời khen, động viên những bạn giải quyết tình huống tốt.
2. Kỹ năng 2: Văn hóa khi tham gia giao thông (Thực hiện khoảng 30
phút cuối giờ sinh hoạt lớp)
 Tình huống: "Đánh nhau khi va chạm giao thông có giành được phần
đúng?"


Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Phát huy chức năng của các giác quan (thính giác, thị giác).
- Rèn kỹ năng tập trung, ghi nhớ, suy nghĩ.
- Giáo dục ý thức ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Bước 2: Xác định phương pháp giải quyết tình huống
Cho học sinh xem đoạn video: "Đánh nhau khi va chạm giao thông có giành
được phần đúng được phát trên truyền hình Đồng Tháp 1" Sau đó, đặt câu hỏi cho
học sinh thảo luận. ( />Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Câu 1: Điều gì dễ gây nên xung đột giữa những người tham gia giao thông?

Câu 2: Để tránh những va chạm, xung đột mỗi người tham gia giao thông cần
phải làm gì?
Bước 4: Tổng kết và nêu thông điệp truyền tải.
 Thông qua câu trả lời của học sinh giáo viên nêu kết luận:
- Lượng người tham gia giao thông cao trong cùng thời điểm, sự thiếu ý thức
của người tham giam gia giao thông như chạy xe cắt mặt, chạy sai luật, phóng
nhanh, vượt ẩu, gây cọ quẹt, đánh võng, lạng lách, nẹt Pô, ... là những nguyên nhân
gây xung đột giữa những người tham gia giao thông. Do đó, mỗi người cần ý thức,
khi tham gia giao thông, giúp giao thông được thông suốt, an toàn, tránh những va
chạm, xung đột đáng tiếc.
 Trò chơi 1: Gameshow chung sức
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt qua mỗi trò chơi
- Phát triển năng lực giao tiếp, làm việc nhóm.
- Hình thành tác phong nhanh nhẹn, tự tin, quyết đoán, ...
- Giúp học sinh phân biệt các hành vi cư xử "có văn hóa" và hành vi cư xử
"thiếu văn hóa" từ đó giáo dục ý thức cư xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi
+Luật chơi:
- Chia lớp thành 2 đội cùng thực hiện 2 vòng thi.
- Mỗi vòng có một câu hỏi gợi ý.


- Đáp án của mỗi câu hỏi do hai đội đưa ra phải trùng khớp với một trong số
các đáp án trên bảng khảo sát mới được chấp nhận.
- Đối với mỗi câu hỏi, đội nào giành được quyền đi trước sẽ được ưu tiên trả
lời trước. Sau đó đến lượt đội còn lại. Trật tự cứ như thế cho đến khi các đội không
tìm được đáp án hoặc hết đáp án trên bảng khảo sát.
- Qua hai vòng, đội nào có nhiều đáp án được nhiều người đồng tình nhất sẽ
được phần quà.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục

Câu hỏi vòng 1: Theo em những hành vi nào được coi là "thiếu văn hóa" của
người tham gia giao thông?
Câu hỏi này đã được khảo sát qua 100 người, những kết quả khảo sát cao nhất
nằm trên bảng sau:
Stt
1

Nội dung
Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng

Kết quả
24

2

lạng lách trên đường, ...
Chạy xe lấn tuyến, ngược chiều, dàn hàng ngang, chở

18

3
4

quá quy định.
Đậu xe gây cản trở giao thông.
Cười cợt, nói chuyện gây mất trật tự trên đường.

15
12


5
6

Khạc nhổ, phóng uế, xả rác trên đường.
9
Nói chuyện điện thoại khi lái xe,…
6
Câu hỏi vòng 2: Theo em những hành vi nào được coi là "có văn hóa" của

người tham gia giao thông?
Câu hỏi này đã được khảo sát qua 100 người, những kết quả khảo sát cao nhất
nằm trên bảng sau:
Stt
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Chạy đúng tốc độ quy định.
Đi đúng đường, dừng đứng vạch.
Giúp đỡ người già, trẻ em qua đường.
Chấp hành tín hiệu của đèn giao thông.
Đội nón bảo hiểm khi ngồi trên xe ô tô, xe gắn máy.
Ý thức giữ vệ sinh đường phố.
Bước 4: Tổng kết trò chơi và nêu thông điệp truyền tải.

Số lượng học sinh

chọn
20
19
16
12
10
5


 Thông qua trò chơi giáo viên kết luận:
- Giáo viên nhận xét kết quả mỗi đội, tuyên dương đội cho nhiều đáp án hợp
lý nhất.
- Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, để tránh những sự cố đáng
tiếc mỗi chúng ta cần nói không với những hành vi được coi là "thiếu văn hóa" và
thực hiện tốt những hành vi được coi là "có văn hóa" khi tham gia giao thông.
 Trò chơi 2: Thiết kế tấm Panô kêu gọi mọi người cử xử có văn hóa khi
tham gia giao thông.
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Phát huy khả năng sáng tạo và rèn kỹ năng vẽ.
- Phát triển kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tự tin trước đám đông
- Giáo dục ý thức ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi
+ Luật chơi:
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3, các dụng cụ cần thiết và yêu cầu mỗi nhóm
thiết kế một tấm Panô gồm hình ảnh và khẩu hiệu kêu gọi mọi người hành động có
văn hóa khi tham gia giao thông.
- Sau 10 phút, các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về tấm Panô của nhóm
mình.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục

Câu hỏi 1: Giữ gìn trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của ai?
Câu hỏi 2: Giả sử khi xảy ra sự cố hai xe gắn máy va quẹt nhau trên đường,
theo em nên ứng xử như thế nào là có văn hóa?
Bước 4: Tổng kết trò chơi và nêu thông điệp truyền tải.
- Ý thức vì sự an toàn của bản thân, vì sự an toàn của mọi người là nghĩa vụ,
trách nhiệm của tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh hãy hưởng ứng bằng việc chấp hành luật giao thông. Không
tham gia cổ vũ cho những hoạt động trái pháp luật như đua xe, đánh võng, lạng
lách, ... gây nguy hiểm cho bản thân và người đi đường.


- Mỗi người cần thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông như đi đúng đường,
dừng đúng vạch, không dàn hàng ngang, không ồn ào gây mất trật tự khi tham gia
giao thông, không khạc nhổ bừa bãi, ...
- Khi xảy ra sự cố mọi người phải biết làm chủ cơn giận, biết nhường nhịn và
có những hành xử phù hợp.
- Hỗ trợ những người bị nạn khi lưu thông là nét đẹp mà mỗi người phải thực
hiện.
3. Kỹ năng 3: Văn hóa trong sử dụng facebook (Thực hiện khoảng 30
phút cuối giờ sinh họat lớp)
 Tình huống : " Nữ sinh lớp 86 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ,
Quảng Nam) vừa bị buộc thôi học một năm vì lý do dùng Facebook ra lời kêu gọi
“Tuyên ngôn học sinh...” kèm lời lẽ thoá mạ, xúc phạm thầy cô giáo " được đăng
trên báo tuổi trẻ online ngày 7/1/2013.
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm. Hình thành kỹ năng phân tích và xử lý tình
huống.
- Giáo dục học sinh ý thức cư xử có văn hóa khi sử dụng facebook.
Bước 2: Xác định phương pháp giải quyết vấn đề
Giáo viên nêu tình huống: " Nữ sinh lớp 86 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP

Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa bị buộc thôi học một năm vì lý do dùng Facebook ra lời
kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh...” kèm lời lẽ thoá mạ, xúc phạm thầy cô giáo " được
đăng trên báo tuổi trẻ online ngày 7/1/2013. Sau đó, đặt câu hỏi cho học sinh thảo
luận.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Câu 1: Bạn nghĩ gì về hành động của bạn V trên facebook?
Câu 2: Theo em việc nói xấu xấu người khác trên facebook sẽ gây nên những
hậu quả đáng tiếc nào?
Câu 3: Theo em việc nói xấu người khác trên facebook có phải là hành vi vi
phạm pháp luật?
Bước 4: Tổng kết và nêu thông điệp truyền tải.


 Thông qua câu trả lời của học sinh giáo viên nêu kết luận:
- Hành vi nói xấu người khác dù dưới bất kì hình thức nào cũng là không tốt.
- Về phía người nói xấu, việc nói xấu người khác thể hiện hành vi không đúng
đắn, thiếu văn hóa.
- Về phía người bị nói xấu: họ cảm thấy bị xúc phạm, bị bôi nhọ, ... làm ảnh
hưởng đến tinh thần của họ.
- Pháp luật cũng quy định việc xử phạt những trường hợp làm nhục và vu
khống người khác.
Do vậy, chúng ta không nên sử dụng facebook như một phương tiện để bôi nhọ
người khác.
 Trò chơi: Giải ô chữ
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt được
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm, suy luận, ...
- Giúp học sinh nhận biết các hành vi thiếu văn hóa khi sử dụng facebook từ
đó giáo dục ý thức cư xử có văn hóa khi sử dụng facebook cho học sinh.
Bước 2: Xác định phương pháp tổ chức trò chơi
+ Luật chơi: Giáo viên nêu gợi ý để học sinh đoán từ hàng ngang và từ khóa.

+ Nội dung các ô chữ:
Ả N

H N H Ạ Y C Ả M

Đ E

D O Ạ

X

U Y

Ê N T Ạ C

C

H Ử I

T H Ề

N Ó

X Ấ U

I

P H Ả N C Ả M
B Ị
A


A Đ Ặ T

S Ố

N G Ả O

N H

H Ù N G B À N P

V

I

Ế T S A I

V

U K H Ố N G

H Í

C H Í

M

N H T Ả



P H Á T N

G Ô
P

N G Â Y S Ố C
H À N N À N

+ Gợi ý:
Hàng ngang số 1: Từ dùng để chỉ những hình ảnh thầm kín, riêng tư trên cơ thể.
Hàng ngang số 2: Từ dùng để chỉ hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc
thông báo trước bằng những cách khác nhau.
Hàng ngang số 3: Từ dùng để chỉ hành động nói sai sự thật.
Hàng ngang số 4: Từ chỉ hành động phát ra những lời lẻ thô tục.
Hàng ngang số 5: Từ dùng để chỉ hành động nói những điều không hay về người
khác nhằm bôi nhọ, danh dự của của họ.
Hàng ngang số 6: Tính từ dùng để chỉ những hành động, hình ảnh ảnh khiến người
xem cảm thấy khó chịu.
Hàng ngang số 7: Từ dùng để chỉ hành động tung tin thất thiệt.
Hàng ngang số 8: Từ dùng để chỉ hành động đăng hình ảnh khoe mẻ về những điều
không có thật.
Hàng ngang số 9: Từ dùng để chỉ những người chỉ giỏi bình luận mà không làm
được gì có ích cho xã hội.
Hàng ngang số 10: Từ dùng để chỉ lỗi mà giới trẻ thường mắc phải khi sử dụng
facebook.
Hàng ngang số 11: Từ dùng để chỉ hành động đổ oan cho người khác.
Hàng ngang số 12: Từ dùng để chỉ những phát biểu mà giới trẻ thường đăng tải
nhằm mục đích câu "like".
Hàng ngang số 13: Từ dùng để chỉ hành động của một người, nó thể hiện sự không
hài lòng với một việc gì đó về một người nào đó.

Hàng dọc : Từ dùng để chỉ hành động làm giảm giá trị của người khác cũng là
giảm giá trị của chính mình.
Bước 3: Đặt câu hỏi hướng đến mục tiêu giáo dục
Đối với trò chơi này các yêu cầu đã thể hiện qua các gợi ý.
Bước 4: Tổng kết trò chơi và nêu thông điệp truyền tải.
 Thông qua trò chơi giáo viên kết luận:


- Mạng xã hội là ảo nhưng hậu quả của nó là thật. Đừng để những hành vi
thiếu văn hóa của mình làm ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống, tính mạng, ... của
người khác. Khi bạn thực hiện hành vi thiếu văn hóa trên facebook cũng đồng nghĩa
với việc bạn đang hạ thấp giá trị của chính bản thân mình.
- Đồng thời, sử dụng facebook để hạ nhục, xúc phạm danh dự người khác là
điều sai trái và bị pháp luật cấm.
- Mỗi người cần cảnh giác để không bị lôi kéo tham gia vào việc nói xấu người
khác trên facebook.
- Khi sử dụng facebook mọi người cần tránh sử dụng ngôn từ tục tĩu, thô thiển
làm giảm giá trị con người.
- Hãy dùng phương tiện này như công cụ để chia sẻ, giao lưu, kết bạn và học
hỏi những điều tốt.
- Cuối cùng giáo viên cho học sinh coi video "cách dùng mạng xã hội một
cách khôn ngoan" />3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Các trò chơi, các tình huống của
giải pháp có thể áp dụng nhân rộng (lặp lại được hằng năm) ở cả 3 khối lớp 10, 11,
12.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Các trò chơi, các tình huống nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm lớp học nên
hiệu quả giáo dục tăng lên đáng kể.
Bảng so sánh kết quả giáo dục cụ thể như sau:`
Nội dung khảo sát

Phương pháp mới
Phương pháp cũ
Trò chơi, tình huống được áp dụng trong Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
giờ sinh hoạt lớp
Sự yêu thích

40/47

85,1%

15/47

31,9%

Khả năng áp dụng những gì được giáo
dục vào thực tiễn cuộc sống
3.5. Tài liệu đính kèm:

42/47

89,4%

10/47

21,3%

+ Tài liệu tham khảo

+ Phiếu thăm dò ý kiến học sinh


+ Hình ảnh minh họa
Bến Tre, ngày 15 tháng 03 năm 2018
Phụ lục tài liệu, hình ảnh kèm theo:
+ Tài liệu tham khảo:
1. />2. />3. />+ Nội dung phiếu thăm dò ý kiến học sinh (Trước khi áp dụng sáng kiến)
(Học sinh không cần ghi tên)
Các em vui lòng khoanh tròn đáp án đúng với suy nghĩ của bản thân để giáo viên có
cơ sở tham khảo. Xin cảm ơn!
Câu 1: Khi tham dự tham dự một buổi giáo dục đạo đức học sinh dưới hình thức
diễn giải, bản thân em cảm thấy như thế nào ?
A. Thích vì ............................................................................................................
B. Bình thường ....................................................................................................
C. Nhàm chán, mất thời gian...............................................................................
D. Đáp án khác ......................................................................................................
Câu 2: Ấn tượng của em về các nội dung giáo dục đạo đức mà giáo viên đã truyền
tải thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, ... ?
A. Dài dòng

B. Ngắn gọn

C. Lý thuyết suông

D. Thực tế

E. Khó nhớ

D. Dễ nhớ


Câu 3: Em sẽ vận dụng những điều được dạy vào thực tiễn.
A. Có

B. Không

Câu 3: Theo em cần làm gì để tăng sự hứng thú của học sinh khi tham dự những
buổi giáo dục đạo đức học sinh?
......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 4: Giờ sinh hoạt lớp, ngoài thông báo tuyên tuyền các nội dung các em có được
chơi trò chơi không?
+ Nội dung phiếu thăm dò ý kiến học sinh (Sau khi áp dụng sáng kiến)


(Học sinh không cần ghi tên)
Các em vui lòng khoanh tròn đáp án đúng với suy nghĩ của bản thân để giáo viên có
cơ sở tham khảo. Xin cảm ơn!
Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các trò chơi, xử li tình huống trong
những tiết sinh hoạt lớp vừa qua?
A. Thích vì ..........................................................................................................
B. Bình thường....................................................................................................
C. Nhàm chán, mất thời gian..............................................................................
D. Đáp án khác ..................................................................................................
Câu 2: Em nghĩ gì về những thông điệp được truyền tải thông qua các trò chơi, các
tình huống?
A. Dài dòng

B. Ngắn gọn


C. Lý thuyết suông

D. Thực tế

E. Khó nhớ

D. Dễ nhớ

Câu 3: Em sẽ vận dụng những thông điệp này vào thực tiễn.
A. Có vì…………………………………………………………………….… ……
B. Không ……………………………………………………………………………
Câu 4: Trong các tình huống và trò chơi được áp dụng từ đầu năm đến nay, trong
quá trình tham gia xử lý, em ấn tượng nhất nội dung nào? Nội dung đó có ý nghĩa gì
cho em?
+ Hình ảnh minh họa:
- Một số tấm Panô do học sinh thiết kế




×