Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vận Dụng Kết Hợp Các Phương Pháp Thảo Luận Nhóm, Tổ Chức Trò Chơi Và Sử Dụng Sơ Đồ Để Dạy Mục 3 Bài 2 Giáo Dục Công Dân 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.12 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHÓM, TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ SỬ DỤNG
SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY MỤC 3 BÀI 2 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân

THANH HÓA NĂM 2014
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU

Chương trình môn Giáo dục công dân được xây dựng trên các môn học cơ
bản như: Triết học, Đạo đức học, Luật học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã
hội khoa học và các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Môn GDCD còn tích hợp nhiều nội dung
giáo dục cần thiết cho các công dân trẻ tuổi như giáo dục quyền trẻ em, giáo dục
kỹ năng sống giáo dục văn hoá, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính, sức
khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục an toàn giao thông....giảng dạy môn
GDCD là quá trình khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực học sinh, phát triển
tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực hoàn thiện của học sinh. Giúp các
em định hướng đúng đắn cho cuộc đời, sống có hoài bão,có mục đích. Nhưng
thực tế môn GDCD trong nhà trường hiện nay đang bị xem nhẹ, phụ huynh và


học sinh đều cho rằng đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp, không thi đại
học nên chỉ học để đối phó.Từ tâm lý đó nên người học và người dạy đều có
cảm giác không hướng thú. Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm
trung tâm. Để tạo hứng thú cho giờ học tôi đã vận dụng kết hợp các phương
pháp: “Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi và sử dụng sơ đồ dạy học” vào
giảng dạy trong những năm qua nhằm hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức một
cách dễ dàng nhất, từ đó hướng học sinh tới những giá trị cơ bản của công dân
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đề tài này phù hợp với chương trình lớn của Bộ GD& ĐT: “ Đổi mới phương
pháp dạy học”. Chọn đề tài này sẽ giúp học sinh từ chỗ thụ động nghe giảng đến
chỗ chủ động, sáng tạo và vai trò của người dạy, người học được xác định rõ ràng
đáp ứng được nhu cầu đổi mới của Bộ và Sở giáo dục Thanh Hoá trong lần tập
huấn đầu năm.

2


Bài học này tôi đã dạy thể nghiệm trong lần thao giảng dự giờ toàn cụm Tĩnh
Gia vừa rồi và nhận được sự đánh giá cao từ phía chuyên viên Sở cũng như anh chị
em đồng nghiệp.
II- THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1. Thuận lợi:
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên được sự ủng hộ từ các
cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh....
- Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 có nhiều nội dung không
những phù hợp với :Phương pháp thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, sử dụng sơ
đồ mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành
những hoạt động trên…
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động: Phòng

CNTT, đèn chiếu, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho HS...
- Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương
pháp dạy học.
- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp
cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.
- HS đã tiếp cạn với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới
ở hầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà HS là chủ thể hoạt
động. Một số HS có kỹ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc… đã hỗ
trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công.
- Phương pháp thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, sử dụng sơ đồ phù hợp tâm
sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học
truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy
tích cực.
2. Khó khăn:
- Đây là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều công phu chuẩn bị nên GV và
HS không tránh khỏi lúng túng trong một số kỹ năng, nội dung kiến thức...
3


- Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kỹ năng sư phạm.
- Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng
HS.
- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp với phương pháp
thảo luận nhóm: Số HS, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời
gian tiết học...
- Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc thảo luận nhóm là sự máy
móc không hiệu quả.
- Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 11 không phong phú,
chưa phổ biến....

- Quan niệm của xã hội, gia đình và đặc biệt là HS đối với bộ môn này còn
khá lệch lạc: Không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho
xong.....
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Căn cứ về mặt lý luận:
Để thực hiện đề tài, bản thân tôi nghiên cứu rất kỹ bài dạy, các phương pháp
dạy học (kể cả truyền thống và hiện đại) rồi trao đổi với đồng nghiệp trong sinh
hoạt chuyên môn Về thực chất, phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học
sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi
nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ
hội cho HS có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vắn
đề có liên quan đến nội dung bài học
Jean Piaget (1896 - 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho
rằng: Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã
tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra
liên tục và được giải quyết. Trong quá trình đó, những lý lẽ, lập luận chưa đầy
đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong
quá trình đó, con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức.
4


Hay như PGS.TS. Nguyễn Hữu Châu khái quát, học là quá trình cá nhân tự
kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác
với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ quan niệm về học, quan
niệm về hoạt động và phương pháp dạy học cũng thay đổi. Hoạt động dạy là
hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người
học, để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. Học tập chịu sự tác động
của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách do vậy dạy học phải
tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho HS tham gia; Phải tạo ra các tác động
dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi, tự lĩnh

hội); tác động xã hội, văn hoá ( như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối
cảnh văn hoá và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lý (sự hợp tác,
gắn kết, chia sẽ trách nhiệm và lợi ích).
II. Thực trạng của vấn đề:
Trong số PPDH đang được sử dụng, không PPDH được xem là tối ưu nên
việc vận dụng kết hợp các phương pháp: Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi và sử
dụng sơ đồ sẽ có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện
nay và đặc biệt là dạy: “ Mục 3, Bài 2, GDCD 11”
Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thì
những phương pháp này lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá
nhân có tính tích cực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không
phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều
con người thu nhận được thông qua quá trình cọ xát, chia sẻ, hợp tác để tạo nên
động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lý của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt
động để tự khẳng định mình.
Việc vận dụng các Phương pháp dạy học một mặt vừa chú trọng phát huy
tính tích cực cao, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng sự phối
hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể trong quá trình học tập.
II. Các biện pháp thực hiện:

5


1. Đánh giá giờ học sử dụng kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm,
tổ chức trò chơi và sử dụng sơ đồ:
- Ưu điểm: Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẽ
ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các
nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các
thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo
nhóm.

- Khuyết điểm: Trong quá trình thảo luận nhóm có thể có một vài thành
viên trong nhóm nổi trội hơn nhưng cũng có một vài thành viên khác trong
nhóm cũng có thể bị co lại và ít tham gia vào hoạt động nhóm hơn. Đối với
phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn để có thể cho tất cả các thành viên đều
tham gia. Phương pháp này cũng không phù hợp với lớp đông.
2. Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận nhóm, tổ chức
trò chơi và sử dụng sơ đồ:
Để tổ chức hoạt động nhóm nhỏ có hiệu quả, có nhiều phương tiện giúp
giáo viên kích thích học sinh tham gia thảo luận. Do đó, tuỳ theo nhu cầu và
mục tiêu của mình, giáo viên có thể chọn các phương tiện phù hợp. Sau đây là
một số gợi ý về phương tiện khuyến khích sự thảo luận của học sinh mà giáo
viên có thể dùng:
- Bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn (về các nội dung còn chưa rõ ràng....)
- Giải quyết bằng một tình huống.
- Các tài liệu trực quan như hình ảnh....
- Băng ghi âm hoặc hình (một cuộc phỏng vấn, âm thanh....)
- Các tài liệu thu thập trên mạng Internet.
- Các bản tóm tắt về một nội dung chủ đề theo trọng tâm bài học...
Tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh, CSVC của nhà trường... mà giáo viên có
thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của nhóm, tạo hứng khởi cho
thành viên trong mỗi nhóm tham gia thảo luận (Phải có định hướng thì học sinh
mới có thể đi vào thảo luận nhóm hiệu quả).
6


Giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp thảo luận khác nhau trong các
tiết học khác nhau để tránh trùng lặp dễ gây nhàm chán ở học sinh.
3. Cách thức thực hiện
3.1. Đồ dùng dạy học:
- Bìa cứng: hai bìa khổ rộng.

Bìa 1: Vẽ sẵn sơ đồ, không điền nội dung Học sinh thực hiện trò chơi
Bìa 2: Sơ đồ hoàn chỉnh nội dung dể so sánh.
Bìa cứng: 4 bìa nhỏ (dùng thảo luận nhóm). Bút dạ, keo dán,3 tập giấy cắt mẩu
(5x 8cm) để điền nội dung của cả 3 nhóm dùng làm trò chơi.
-

Sưu tầm, trình chiếu các hình ảnh về thị trường.
Bìa 1:

Các chức năng của thị trường.

Bìa 2:
Thực hiện
(Thừa nhận)

Thông tin

Điều tiết, kích
thích, hạn chế.

Bìa 2:

Các chức năng của thị trường.

Thực hiện
(Thừa nhận)
Hàng bán được
 SX phát triển
Hàng không bán
được

 Thua lỗ

Thông tin
Quy mô: cung- cầu
Giá cả, chất lượng, cơ
cấu, chủng loại.
Điều kiện mua- bán

Điều tiết, kích thích,
hạn chế.
+) Với sản xuất; Giá cao:
Kích thích SX; Giá thấp:
hạn chế SX
+) Với lưu thông; Giá cao:
mở rộng KD Giá thấp: Thu
hẹp, chuyển hướng
+) Với người tiêu dùng; Giá
cao: mua ít, thấp: mua
nhiều.

7


3.2. Thiết kế bài dạy:
a. Cấu trúc Mục 3 Bài 2 Giáo dục công dân 11.
Bài 2: Hàng hoá- Tiền tệ -Thị trường.
Mục 3: Thị trường.
+) Khái niện thị trường
+) Các chức năng cơ bản của thị trường (10’)
Thực hiện (thừa nhận) giá trị hàng hoá và giá trị sử dụng

Thông tin.
Điều tiết, kích thích, hạn chế sản suất, tiêu dùng.
b. Cách làm cũ:
Để dạy mục 3, bài 2 có thể tiến hành theo hai cách:
Cách1: Mục 3a: Khái niệm thị trường: Sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm,kết hợp với việc trình chiếu hình ảnh minh hoạ.
Mục 3b: Thảo luận lớp: Giáo viên đưa câu hỏi để cả lớp nghiên cứu trả lời.
Hạn chế của cách dạy này là; thời gian cho Mục a sẽ nhiều mà trọng tâm là Mục
b sẽ còn lại ít thời gian nên bài học sẽ hời hợt,không sâu.
Cách 2: Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải để dạy cả hai
mục a và b.
Ở cách này kiến thức sẽ sâu hơn nhưng không khí lớp không sôi nổi, không gây
được hứng thú cho học sinhtrong học tập.
c. Cách làm mới: (vận dụng các phương pháp: Thảo luận nhóm, tổ chức trò
chơi và sử dụng sơ đồ).
Thực hiện cách làm này, bản thân tôi xác định;
Mục a: chỉ cần dành thời gian 10 phút và sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng
giải để dạy.
Mục tiêu: Học sinh hiểu thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua
bán ( xác định giá, số lượng hàng hoá,dịch vụ) giữa các chủ thể kinh tế.

8


Mục b: mục trọng tâm nên tôi dành 25 phút, khi dạy sử dụng kết hợp hai phương
pháp; Thảo luận nhóm và trò chơi, bên cạnh đó sử dụng một số tư liêu là những
đoạn clip về thị trường để làm rõ chức năng của thị trường. Sau đó dùng sơ đồ
để củng cố kiến thức.
Thảo luận nhóm: 5 phút
Trò chơi: 3 phút

Quan sát hình ảnh: 2 phút
Trình bày nội dung: 4 phút/ nhóm.
Giáo viên củng cố kiến thức mục b và dùng sơ đồ so sánh, kết luận (3- 5 phút)
Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò.
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1: Giáo viên dùng phương pháp đàm 3. Thị trường.
thoại, giảng giải kết hợp với băng hình tư liệu để a. Khái niệm:
làm rõ khái niệm thị trường và các loại thị trường.

Thị trường là lĩnh vực

(10 phút).

trao đổi, mua bán ở đó

Ví dụ: các loại thị trường

các chủ thể kinh tế tác

Thị trường vô hình; Tư vấn, môi giới, ytế…

động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả, số

Thị trường hữu hình; Nhà đất, hàng điện tử,điện lượng hàng hoá, dịch
lạnh, hàng tiêu dùng….
vụ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi và b. Các chức năng cơ
dùng sơ đồ để làm rõ 3 chức năng cơ bản của thị bản của thị trường.

trường (25 phút). Có sử dụng thêm hình ảnh minh
hoạ.
Bước 1: Thảo luận nhóm: (5 phút)
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Chia lớp thành 3 nhóm bất kỳ; phân công chỗ ngồi,
thời gian phù hợp và giao câu hỏi.
Câu hỏi:

9


Nhóm 1: Nêu và làm rõ nội dung, chức năng thứ
nhất của thị trường?
Nhóm 2: Nêu và làm rõ nội dung, chức năng thứ
hai của thị trường?
Nhóm 3: Nêu và làm rõ nội dung, chức năng thứ ba
của thị trường?
Học sinh tiến hành thảo luận.
HS cử thi ký ghi ý kiến (ngắn, gọn) thảo luận vào
bìa nhỏ. Trong thời gian học sinh thảo luận,giáo
viên dạy bao quát lớp và có thể gợi ý cách làm.
Người dự giờ có thể ghi lại hoạt động của HS bằng
những phương tiện ghi âm, ghi hình…
Bước 2:

(thời gian 3 phút)

Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi:
“ nhanh tay, nhanh mắt ”.
Yêu cầu: mỗi nhóm cử 3 người.

Nhiệm vụ: 2 người trong vòng 3 phút phải tìm được
nội dungcủa nhóm mình trong tập giấycho sẵnvà
người còn lại sẽ gián nội dung đó lên ô đã chuẩn
bỉơ bìa thứ nhất sao cho đúng nhất.
( Lưu ý: tập giấy đã chuẩn bị sẵn nội dung, có cả
nội dung của nhóm khác. Mục đích làm nhiễu
thông tin).
Hết thời gian 3 phút, các đội dừng tay.
Giáo viên nhận xét về các đội chơi, có khen, chê
(về thời gian, đúng sai trong kết quả của các đội)
Bước 3:

( thời gian 4 phút)

Các nhóm cử đại diện trình bày nội dung của nhóm *)Thừa nhận (thực hiện)
mình.

Giá trị sử dụng, giá trị
10


Hs trả lời nội dung thảo luận đã trình bày ở sơ đồ hàng hoá.:
mà nhóm thực hiện trong trò chơi.

Hàng bán chạy  Sản

Dự kiến câu hỏi:

xuất phát triển.


Nói rõ giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá được thừa Hàng không bán chạy
nhận như thế nào thông qua chức năng thị trường.

 SX thua lỗ, phá sản.

(Hàng hoá bán chạy: Tức là người tiêu dùng chấp *) Thông tin:
nhận giá trị sử dụng của hàng hoá. Cũng có nghĩa Cung cấp quy mô cunggiá trị hàng hoá sẽ được thực hiện bán hàng: Thu cầu.
tiền).

Giá cả, chất lượng, cơ

Các thông tin mà thị trường cung cấp nhằm mục cấu, chủng loại…
đích gì?

Điều kiện mua bán.

(Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời để thu *) Điều tiết, kích thích,
lợi nhuận. Người mua điều chỉnh để mua có lợi hạn chế sản xuất, tiêu
nhất).

dùng.

( Cho HS xem băng hình về điều tiết giá xăng dầu, Với sản xuất:
giá nhà đất .. )

Giá cao: Sản xuất mở

Hãy làm rõ: Thị trường điều tiết, kích thích sản rộng
xuất như thế nào?


Giá thấp: sản xuất thu

Hàng bán chạy mở rộng sản và ngược lại. Như hẹp, chuyển hướng.
vậy: do thị trường mà nghành sản xuất này phát
triển, nghành khác bị thu hẹp.
Lấy ví dụ để làm rõ: Thị trường đã hạn chế tiêu
dùng.
(Ví dụ: Thịt giá cao thì người tiêu dùng mua cá,
đậu phụ… và ngược lại).
Bước 4: Giáo viên nhận xét và củng cố lại toàn bộ
kiến thức của mục 3b trong vòng (3- 5 phút)
Giáo viên nhận xét về các nhóm.
(Có thể cho điểm đối với nhóm làm tốt, trả lời
11


chính ác câu hỏi phản chứng).
Giáo viên dùng sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ ở bìa 2) để
học sinh đối chiếu kết quả.
Hoạt động 3: Củng cố luyện tập (3- 5 phút).
Sử dụng phiếu học tập để trả lời trắc nghiệm.

Củng cố: Giáo viên hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ và câu
hỏi yêu cầu học sinh trả lời nhanh.
+) Sơ đồ:

Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá
Chức năng của
thị trường
Cung cấp TT cho người sản xuất và tiêu dùng


Điều tiết, kích thích, hạn chế SX và tiêu dùng

+) Câu hỏi 1: a. Thị trường là gì? Em hãy nêu một số ví
dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hoá và thị trường ở địa phương mình?
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động
qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
Tuỳ theo từng địa phương, HS lấy ví dụ cụ thể.
Câu hỏi 2:
b. Chọn phương án Đúng, Sai để điền vào ô trống:
Phương án lựa chọn

Đúng Sai

1. Chức năng giao dịch
2. Chức năng thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
3. Chức năng thông tin.

12


4. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

4. Những lưu ý của đề tài:
+) Để thực hiện tốt bài dạy giáo viên cần:
+) Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
+) Đảm bảo về mặt thời gian trước khi thực hiện các bước.
+) Bao quát giờ học, nhắc nhở học sinh khi hoạt động phải giữa trật tự lớp học.
+) Người dự giờ cần chuẩn bị các phương tiện; máy ảnh, máy quay phim, máy
ghi âm theo dõi các hoạt động của học sinh.

5. Điểm mới của sáng kiến:
Tôi khẳng định về phương pháp dạy học ở đề tài không mới. Tất cả các phương
pháp này đã được sử dụng ở các bộ môn ( kể cả Giáo dục công dân).
Điểm mới: Đó là sự kết linh hoạt các phương trong một tiết dạy trong một tiết
dạy để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học để tránh sự giáo điều, khô khan,
căng thẳng cho các em.
6. Kết quả nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu đã chứng minh rằng: Nhờ việc thảo luận
trong nhóm, sử dụng sơ đồ, tổ chức trò chơi mà việc tiếp thu kiến thức của học
sinh dễ dàng hơn, bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học,
kiến thức trở nên sâu sắc bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn
Khi làm việc theo nhóm nhỏ, học sinh và giáo viên đều gặp những khó
khăn nhất định, để dung hoà giáo viên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách
làm việc tốt nhất.
Trong khi nhóm thảo luận, nhóm trưởng có vai trò rất quan trọng, giáo viên phải
quan sát và nhạy cảm với thái độ của nhóm trưởng và cách cử xử của từng thành viên
trong nhóm. Cụ thể:
- Xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ.
- Cân bằng tâm lý, khả năng hoà nhập, kỹ năng giao tiếp và tính tự trọng tốt hơn.
- Kết quả và thành tích học tập cao hơn:

13


+ Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính
khách quan khoa học.
+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được
giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
+ Nhờ không khí thảo luận, tổ chức trò chơi giúp HS thoải mái, tự tin hơn
trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của

những thành viên khác.
* Số liệu thống kê
a) Nhóm lớp GV thường xuyên áp dụng những phương pháp này :
LỚP

11A8
11A9
11A10
11A11
11A12

SỐ HS

44
45
43
40
45

GIỎI

15
14
8
9
19

KHÁ

34.0%

31.0%
19.0%
22.0%
42.0%

27
25
30
27
25

TRUNG BÌNH

61.0%
56.0%
69.0%
68.0%
56.0%

2
6
5
4
1

5.0%
13.0%
12.0%
10.0%
2.0%


b) Nhóm lớp giáo viên không thường xuyên áp dụng phương pháp này.
LỚP

11A1
11A2
11A6
11A7

SỐ HS

42
41
46
45

GIỎI

2
5
3
4

5.0%
12.0%
7.0%
9.0%

KHÁ


38
29
37
32

TRUNG BÌNH

90.0%
71.0%
80.0%
71.0%

2
7
6
9

5.0%
17.0%
13.0%
20.0%

c) Nhóm lớp giáo viên không áp dụng phương pháp này:
LỚP

11A3
11A4
11A5

SỐ HS


43
44
46

GIỎI

1
2
0

2.0%
5.0%
0.0%

KHÁ

25
26
35

TRUNG BÌNH

58.0%
59.0%
76.0%

17
16
11


40.0%
36.0%
24.0%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.Kết luận:

14


Phng phap day hoc mụn Giỏo dc cụng dõn phai theo hng phat huy
tinh tich cc, t giac, chu ụng, sang tao cua hoc sinh. Trong qua trinh day hoc
giỏo viờn phai huy ụng, khai thac tụi a vụn hiờu biờt va kinh nghiờm sụng cua
hoc sinh tao c hụi va ụng viờn khuyờn khich hoc sinh bay to quan iờm, y
kiờn ca nhõn vờ võn ờ ang hoc.Thụng qua thao luõn, tranh luõn trong tõp thờ y
kiờn ca nhõn c bục lụ khng inh, hoc tõp hp tac lam tng hiờu qua hoc tõp.
S hp tac trong hoc tõp se giup hoc sinh quen dõn vi s phõn cụnng hp tac
trong lao ụng xa hụi va hinh thanh nng lc hp tac rõt cõn thiờt cho ngi
cụng dõn trong mụt thờ gii phat triờn vi s hp tac song phng gia cac
quục gia va xu hng quục tờ hoa, toan cõu hoa. Mụi phng phap va hinh thc
giang day mụn Giao duc cụng dõn ờu co mt manh va han chờ riờng, phu hp
vi tng loai bai riờng, tng khõu riờng va tng tiờt day.
2. xut:
1. Cỏc cp lónh o cn phi quan tõm hn na i mụn hc ny.Tng cng
c s vt cht, phng tin dy hc hot ng trao i nhúm, s dng s ,
v t chc trũ chi din ra thun li.
2. Ph huynh, hc sinh v xó hi cn cú cỏch nhỡn nhn ỳng hn vi b mụn
Giỏo dc cụng dõn trỏnh tỡnh trng xem õy l mt mụn hc ph nh nhiu
ngi vn quan nim hin nay

3. Cn cú nhng chuyờn , hi tho v phng phỏp dy hc mụn Giỏo dc
cụng dõn trong nh trng tỡm ra phng phỏp ging dy ti u nht
4. Vi giỏo viờn c phõn cụng ging dy cn phi cú trỏch nhim, lũng yờu
ngh, luụn tỡm tũi hc hi trau di chuyờn mụn nghip v to hng thỳ cho
mụn hc
Tôi hy vọng với những gì đã trình bày ở trên sẽ là những kinh nghiệm
tham khảo hữu ích, góp phần hỗ trợ cho các thầy cô dạy môn Giáo dục công dân
11 trong việc năng cao hiệu quả bài giảng của mình. V rất mong nhận đợc
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để phơng pháp thảo luận theo nhóm
sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong việc giảng dạy môn Giáo dục công dân 11.
15


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm

2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Lan

16



×