Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đình công trong các công ước quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

ĐÌNH CÔNG TRONG CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ UYÊN PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2018
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
ĐÌNH CÔNG TRONG CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ UYÊN PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: LUẬT KINH TẾ
: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S PHAN THỊ THANH HUYỀN



HÀ NỘI – 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được
sử dụng trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào. Những kết quả nêu trong luận văn chưa được sử dụng trong bất kỳ
công trình nào khác. Những thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn
cụ thể nguồn sử dụng.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Uyên Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phan Thị Thanh
Huyền đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận
văn này. Những gợi ý, định hướng và nhận xét, đánh giá của cô đã giúp tôi hoàn
thiện công trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Luật, các thầy cô trong
Khoa đào tạo sau Đại học Viện Đại học mở Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn của mình.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, hỗ trợ về tài liệu cũng
như động viên tinh thần cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nội dung luận văn có thể còn tồn tại, rất mong nhận được sự góp ý hoàn
thiện để tiếp tục nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Uyên Phương

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG ................................................................................ 8
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của đình công ..................................... 8
1.2. Phân loại đình công ............................................................................... 14
1.3. Ý nghĩa của việc ghi nhận và đảm bảo quyền đình công........................ 18
1.4. Điều chỉnh pháp luật lao động đối với đình công ................................... 18
1.4.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật lao động đối với đình công ............. 18
1.4.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật lao động đối với đình công .......... 20
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ ĐÌNH CÔNG ..................................... 29
2.1. Quy định của các Công ước quốc tế về đình công ................................. 29
2.1.1. Mục đích của cuộc đình công ............................................................. 30

2.1.2. Đối tượng có quyền đình công ............................................................ 32
2.1.3. Thực hiện quyền đình công ................................................................. 34
2.2. Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về đình công ...................... 44

iii


2.2.1. Mục đích của cuộc đình công ............................................................ 45
2.2.2. Đối tượng được phép đình công ......................................................... 46
2.2.3. Thực hiện quyền đình công ................................................................. 47
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐÌNH CÔNG .................. 56
3.1 Những vấn đề đặt ra cần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đình công
nhằm đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế .................................. 56
3.1.1. Mục đích của cuộc đình công ............................................................. 57
3.1.2. Đối tượng có quyền đình công ............................................................ 58
3.1.3. Thực hiện quyền đình công ................................................................. 58
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Việt Nam về đình công................................................................................. 63
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đình công ..... 63
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về đình
công ............................................................................................................. 72
3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, tư vấn pháp luật về đình
công ............................................................................................................. 72
3.2.2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo đình công của tổ chức công đoàn ....... 74
3.2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi
phạm liên quan đến đình công ...................................................................... 75
KẾT LUẬN.................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ILO

Tổ chức lao động quốc tế (Internation Labour Organization)

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

CPTPP

(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans – Pacific
Partership)

Công ước

Công ước về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ

số 87

chức, năm 1948


Công ước

Công ước về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương

số 98

lượng tập thể, năm 1949

QHLĐ

Quan hệ lao động

BHCĐCS

Ban chấp hành công đoàn cơ sở

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đình công là một trong những quyền cơ bản của NLĐ được ghi nhận trong
Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của Liên Hiệp Quốc,
Công ước số 87 về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức
(năm 1948 - Công ước số 87) và Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc
của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (năm 1949 - Công ước số 98) của Tổ
chức lao động quốc tế (ILO). Quyền đình công cũng được ghi nhận trong pháp
luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và toàn cầu
hóa, đảm bảo thực chất quyền đình công của NLĐ cũng là một trong những vấn đề

được nhấn mạnh trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới giữa các quốc gia.
NLĐ sử dụng quyền đình công như một vũ khí đấu tranh với NSDLĐ để đạt
được những yêu sách về quyền và lợi ích trong QHLĐ. Tuy nhiên khi đình công
xảy ra có thể gây bất lợi không chỉ cho NSDLĐ, cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp mà còn gây bất lợi cho cả NLĐ và thậm chí tác động xấu tới cả
nền chính trị, kinh tế, an ninh xã hội và môi trường đầu tư quốc gia. Do vậy, bên
cạnh ghi nhận quyền đình công của NLĐ, vai trò điều chỉnh của pháp luật nhằm
hướng việc thực hiện quyền đình công của NLĐ vào khuôn khổ pháp luật, đảm bảo
sự phát triển hài hòa, ổn định của QHLĐ, hạn chế các ảnh hưởng xấu của đình công
có một vai trò hết sức quan trọng.
Ở Việt Nam, đình công xuất hiện cùng sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây, đình công ở Việt Nam có những
diễn biến hết sức phức tạp, bắt đầu xuất hiện các loại hình đình công mới như đình
công chính trị, đình công hưởng ứng, kèm theo đó là các hành vi vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong quá trình đình công gia tăng. Trước xu thế hội nhập và toàn cầu
hóa, Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, trong đó có cam
kết ghi nhận và thực thi quyền đình công của NLĐ. Việt Nam là thành viên của ILO

1


và chúng ta cũng đang trong lộ trình xem xét, phê chuẩn công ước số 87 và công
ước số 98 của ILO. Việc đảm bảo thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản là một tất
yếu khách quan. Trong khi thực trạng hiện nay cho thấy hầu như các cuộc đình
công diễn ra ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại là trái pháp luật. Một trong
những nguyên nhân cơ bản được xác định là quy định của pháp luật lao động Việt
Nam điều chỉnh về đình công còn thiếu tính khả thi, nhiều bất cập và đặc biệt là
thiếu sự tương thích với pháp luật quốc tế. Vậy thực trạng và phương hướng hoàn
thiện pháp luật lao động hiện hành ra sao để có thể phát huy hiệu quả trong thực tiễn,
qua đó quyền đình công của NLĐ được đảm bảo một cách đầy đủ và thực chất, đáp

ứng được yêu cầu của hội nhập? Vấn đề này đang là sự quan tâm của Chính phủ Việt
Nam, các nhà làm luật, NSDLĐ và cả NLĐ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tiến
hành sửa đổi Bộ luật lao động 2012. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật
Việt Nam đặt trong sự so sánh với các quy định pháp luật quốc tế về đình công để
xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và
toàn cầu hóa là một vấn đề cần thiết, mang tính thời sự sâu sắc và có ý nghĩa cả về
bình diện lý luận lẫn thực tiễn. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Đình công
trong các Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về
đình công. Có thể kể đến một số các công trình tiêu biểu: Luận án tiến sĩ của tác
giả Đỗ Ngân Bình với đề tài “Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế năm 2005; Đề tài
khoa học cấp Bộ “Đình công của công nhân - thực trạng và những giải pháp xử lý
ở tỉnh Đồng Nai” (năm 2006 – 2007) do GS. TS. Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm đề
tài; Đề tài “Khảo sát về tình hình tranh chấp lao động và đình công ở một số khu
vực trọng điểm trên cả nước” của Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Bộ Lao động - năm 2005; Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đình công ở Việt Nam

2


và các giải pháp của công đoàn” (năm 2008) do Viện Công nhân và Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện, TS. Dương Văn Sao làm chủ nhiệm
đề tài… Bên cạnh đó, thời gian qua có khá nhiều luận văn, khóa luận, các bài
nghiên cứu trên các tạp chí khoa học pháp lý nghiên cứu về đình công và pháp luật
về đình công như luận văn thạc sỹ “Đình công và giải quyết đình công theo Bộ luật
lao động năm 2012” (2013) của tác giả Hà Thị Hoa Phượng; luận văn thạc sỹ “Pháp
luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam” của nhóm tác giả Đào Mộng
Điệp và Tạ Thò Hà (2014), đề tài “Những điểm mới về tranh chấp lao động và đình

công trong Bộ luật lao động 2012” (2013) của tác giả Chử Thị Xuyên…
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước có thể thấy các công trình
chủ yếu nghiên cứu đình công dưới góc độ là một vấn đề xã hội hoặc một vấn đề
của thị trường lao động mà ít có các đề tài nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ luật
pháp. Đối với các công trình nghiên cứu dưới góc độ luật pháp về đình công ở các
mức độ khác nhau, có thể từ nghiên cứu một cách có hệ thống hay mới chỉ đề cập
đến một số khía cạnh của pháp luật về đình công, nhìn chung chủ yếu được thực
hiện trên cơ sở Bộ luật lao động năm 1994 hoặc Bộ luật lao động năm 2012 khi
chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành. Mặt khác, nghiên cứu dưới góc độ
pháp luật so sánh để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đình công
trong sự tương thích với pháp luật quốc tế, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện
pháp luật trước yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa thì hầu như chưa có một công
trình nghiên cứu nào thực hiện.
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Có thể nói, đình công trong các công ước của ILO và trong pháp luật một số
nước là đề tài nghiên cứu không mới và tương đối phổ biến, được nhiều học giả trên
thế giới quan tâm, đặc biệt là trong các công trình nghiên cứu của ILO trong nhiều
thập kỷ qua. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu mà tác giả tiếp cận được như:
“Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể” của Văn phòng lao động quốc tế
Giơnevơ, năm 1083; “Các nguyên tắc của ILO về quyền đình công” (ILO priciples

3


concerning the right to strike) của Bernard Gernigon, Alberto Odero và Horacio
Guido, năm 2000; “360th Report of the Committee on Freedom of Association, 311th
Session” của ILO, năm 2011; Nghiên cứu của nhóm tác giả Bernard Gernigon,
Alberto Odero, Horacio Guido “Quan điểm của ILO về quyền đình công” (ILO
principles concerning the Right to Strike), ILO, 2002; Nghiên cứu của James A.
Gross “Quyền của NLĐ cũng là Nhân quyền” (Workers’ rights as human’s rights);

Nghiên cứu của Tonia Novitz “Châu Âu và quốc tế với việc bảo hộ quyền đình công”
(International and European protection of the right to strike); Nghiên cứu của Erika
Kovács “Quyền đình công theo Hiến chương xã hội Châu Âu” (The Right to Strike in
the European social Charter; Nghiên cứu của Sophia Lim “Những tác động nhiều mặt
của đình công đến quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Malaysia” (Multi
impacts from strike, industrial reaction, to foreign investment attract into
Malaysia)…Do những đặc thù trong tranh chấp lao động và đình công ở Việt Nam,
trong những năm qua nhiều tổ chức quốc tế như ILO, Viện Friedrich Elbert của Đức
(FES), Tổ chức Oxfam Bỉ ... và một số tổ chức phi chính phủ khác đã có những
nghiên cứu về đình công ở Việt Nam như: Dự án VIE/01/52M/USA về “Khuyến trợ
QHLĐ lành mạnh tại nơi làm việc và tăng cường năng lực của các bên trong QHLĐ
tại Việt Nam” do ILO thực hiện năm 2001; Dự án “Xây dựng QHLĐ ở Việt Nam” do
ILO thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009 đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra đánh
giá, nhận định về tình hình QHLĐ ở Việt Nam giai đoạn này; Một số nghiên cứu của
TS. Chang-Hee Lee (chuyên gia cao cấp của ILO) từ năm 2006 - 2008: “QHLĐ và
giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam”; “Từ QHLĐ mang đậm nét đình công tự
phát đến QHLĐ hài hòa dựa trên thương lượng tập thể tại Việt Nam - Xác định các
vấn đề và thử tìm kiếm những giải pháp khả thi”; “Hướng tới một hệ thống QHLĐ
lành mạnh ở Việt Nam” ...
Qua các nghiên cứu này, có thể thấy các học giả nước ngoài đã nghiên cứu
về đình công dưới nhiều góc độ khác nhau như: quản lý nhà nước, pháp luật lao
động, an ninh xã hội, xã hội học, kinh tế, triết học... Các nghiên cứu này đã mô tả,
phản ánh, phân tích bản chất của tranh chấp lao động và đình công trong nền kinh tế

4


thị trường, nội dung các công ước quốc tế, đặc biệt là các công ước của ILO liên
quan đến đình công và đảm bảo thực thi quyền đình công của NLĐ được phân tích
khá đầy đủ, chi tiết; bức tranh về đình công của NLĐ trên toàn thế giới được phản

ánh một cách tương đối toàn diện, quyền đình công của NLĐ dưới góc độ là quyền
con người hay quyền cơ bản của NLĐ tại nơi làm việc được phân tích một cách sâu
sắc. Đây là những kết quả nghiên cứu mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình. Bước đầu, trong một số nghiên cứu đã có sự so
sánh quyền đình công trong pháp luật Việt Nam và trong các công ước quốc tế, tuy
nhiên sự so sánh đó mới chỉ dừng lại là sự so sánh về kỹ thuật mà không phải là sự
so sánh dưới góc độ và phương pháp của luật học so sánh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về đình công và thực trạng pháp
luật Việt Nam đặt trong sự so sánh với các quy định pháp luật quốc tế về đình công để
xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, qua đó quyền đình công của NLĐ
được đảm bảo một cách đầy đủ và thực chất, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đình công;
+ Phân tích và làm rõ nội dung của pháp luật quốc tế, đặc biệt là các công
ước của ILO liên quan đến quyền đình công của NLĐ;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành
về đình công trong sự so sánh với pháp luật quốc tế để làm rõ tính tương thích giữa
pháp luật lao động Việt Nam và pháp luật quốc tế, từ đó xây dựng các giải pháp
hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam nhằm vừa đảm bảo tính phù hợp với tình
hình thực tiễn Việt Nam vừa đảm bảo được yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa.
4. Câu hỏi nghiên cứu

5


- Đình công là gì? Khái niệm đình công theo quy định của pháp luật lao động
Việt Nam hiện hành về nội hàm có đảm bảo tính tương thích với cách hiểu trên thế
giới hay không? Các dấu hiệu để nhận diện đúng về bản chất của đình công?

- Có mấy loại đình công và sự khác nhau giữa chúng?
- Tại sao pháp luật lao động phải điều chỉnh về đình công và nội dung điều
chỉnh của pháp luật lao động về đình công?
- Nội dung điều chỉnh của các công ước quốc tế và pháp luật lao động Việt
Nam về đình công? Pháp luật lao động Việt Nam đã đảm bảo được tính tương thích
với các công ước quốc tế về đình công trước yêu cầu của hội nhập hay chưa?
- Các giải pháp nhằm đảm bảo tính tương thích của pháp luật lao động Việt
Nam với các công ước quốc tế về đình công trước yêu cầu của hội nhập?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động Việt Nam
hiện hành về đình công đặt trong sự so sánh với quy định của pháp luật quốc tế.
- Về phạm vi nghiên cứu:
Điều chỉnh của pháp luật lao động và các công ước quốc tế về đình công bao
gồm các quy định về cả đình công và giải quyết đình công. Trong giới hạn của một
đề tài Luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về đình công trong pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành và trong các công ước quốc tế mà không nghiên cứu đến
vấn đề giải quyết đình công.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của triết học Mác-Lênin như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, dự báo khoa học…đồng thời dựa trên

6


cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế, xã
hội và phát triển con người. Trong đó:
- Chương 1 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn
giải, so sánh.

- Chương 2 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bình luận, kết
hợp lý luận với thực tiễn.
- Chương 3 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so
sánh, dự báo khoa học.
7. Nội dung của Luận văn
Kết cấu của đề tài bao gồm lời nói đầu, nội dung và kết luận. Nội dung của
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đình công và pháp luật về đình công
Chương 2: Quy định của các công ước quốc tế và pháp luật lao động Việt
Nam về đình công
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật Việt Nam về đình công.

7


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH
CÔNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của đình công
Đình công có thể nói là một hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế
thị trường. Khi hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội có sự gắn kết tự nhiên
trong chuỗi sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng đã làm nảy sinh những lợi ích
chung, những quan hệ phụ thuộc, gắn chặt, ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi và
nghĩa vụ pháp lý. Trong QHLĐ, “khi lợi ích của NLĐ tăng lên thì lợi nhuận của
người chủ tư liệu sản xuất giảm xuống và ngược lại” [6, tr.41]. Tuy nhiên, QHLĐ
vừa là quan hệ đối lập cục bộ về lợi ích, nhưng cũng là quan hệ hợp tác lâu dài giữa
các bên chủ thể. Chính vì hướng tới sự hợp tác bền vững trong QHLĐ nên khi tiến
hành các biện pháp có tính chất ôn hòa như thương lượng, hòa giải, trọng tài…
không thể đem lại lợi ích như mong muốn, NLĐ sẽ tiến hành ngừng việc nhằm gây
sức ép đối với NSDLĐ mà không làm chấm dứt QHLĐ của mình. Căn cứ vào biểu

hiện của hành vi ngừng việc trong từng trường hợp cụ thể, hiện tượng này có thể
gọi là đình công, lãn công hay phản ứng tập thể. Do vậy, khi nghiên cứu về đình
công, trước hết cần làm sáng tỏ khái niệm đình công.
Khái niệm đình công được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện
bởi những NLĐ, nhằm gây sức ép để đạt những yêu sách nhất định gắn với lợi ích
kinh tế hoặc lợi ích nghề nghiệp. Theo đó, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế
bởi nó có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về kinh tế và còn bởi đình
công luôn gắn với các yêu sách, các lợi ích về kinh tế. Chính vì vậy, bên cạnh việc
đình công được nhìn nhận như một biện pháp mà tập thể lao động sử dụng gây sức ép
đối với NSDLĐ nhằm đạt những yêu sách có lợi cho chính họ, đình công còn được
nhìn nhận là hiện tượng gây ra những thiệt hại về kinh tế đối với các chủ thể khác và

8


thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia cần
có những giải pháp phù hợp nhằm kiềm chế ảnh hưởng tiêu cực của đình công.
Dưới góc độ xã hội, đình công là sự kiện quá trình lao động ngừng lại do rất
nhiều công nhân từ chối tiếp tục làm việc. Cuộc đình công thường diễn ra vì các
công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương… Đôi
khi các cuộc đình công còn được sử dụng để ép chính quyền thay đổi các chính sách
hay có thể làm cho một đảng chính trị mất quyền lực. Như vậy, dưới góc độ xã hội,
nội hàm khái niệm đình công được hiểu rất rộng bởi hầu như không có giới hạn về
mục đích của cuộc đình công.
Dưới góc độ pháp lý, đình công được thừa nhận là một trong những quyền
cơ bản của NLĐ trong QHLĐ. Tuy nhiên dưới góc độ này vẫn tồn tại các quan
điểm khác nhau về đình công.
Theo ILO, đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà NLĐ và các
tổ chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của

mình, không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu
cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà còn nhằm tìm ra những giải pháp cho các
vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và bất kỳ vấn đề lao động nào mà NLĐ trực tiếp
quan tâm [14, tr.13]. Quan niệm này mặc dù đã chỉ ra được bản chất của đình công
là một loại quyền kinh tế - xã hội và mục đích của việc thực hiện quyền này không
chỉ nhằm xác lập và bảo vệ các lợi ích của NLĐ trong QHLĐ tốt hơn mà còn nhằm
đạt các mục đích kinh tế - xã hội hay bất kỳ vấn đề lao động nào mà NLĐ trực tiếp
quan tâm. Tuy nhiên, quan điểm này lại chưa chỉ ra được các dấu hiệu, đặc trưng
riêng để nhận diện về đình công cũng như để phân biệt đình công với các hiện
tượng xã hội gần giống với đình công như lãn công, bãi công, ngừng việc tập thể…
Ở một số nước phát triển như Đức, Anh, Úc…, đình công được xem như
những hiện tượng xã hội bình thường, chỉ cần điều chỉnh bằng các án lệ. Ở Pháp,
mặc dù quyền đình công của NLĐ được thừa nhận từ năm 1946 và được cả Hiến
pháp và Bộ luật Lao động quy định, song trong các văn bản quy phạm pháp luật

9


liên quan vẫn chưa có khái niệm chính thức, đầy đủ và thống nhất về đình công.
Cuốn bách khoa toàn thư của Cộng hòa Pháp giải thích: “Đình công là ngừng
việc có bàn tính, nhằm nhấn mạnh những yêu sách mà NSDLĐ không muốn làm
thỏa mãn” [22]. Có thể thấy, khái niệm này chưa phản ánh được đầy đủ và chi
tiết những yếu tố thuộc về bản chất và đặc trưng của đình công. Chỉ với dấu hiệu
cơ bản của đình công là sự ngừng việc có mục đích, nhằm gây sức ép với NSDLĐ
để đạt được các yêu sách nhất định thì chưa đủ để nhận diện về đình công và phân
biệt đình công với các hiện tượng xã hội gần giống với nó.
Ở một số nước đang phát triển, đặc biệt là các nước thuộc khối ASEAN, pháp
luật khi điều chỉnh về quyền đình công đã xây dựng khái niệm đình công trong các
văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn... Chẳng hạn,
trong pháp luật Campuchia: “Một cuộc đình công là ngừng làm việc phối hợp bởi

một nhóm NLĐ diễn ra trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc một cơ sở nhằm thỏa
mãn nhu cầu của họ từ NSDLĐ như một điều kiện để họ trở lại làm việc” [4]. Hay
pháp luật Philippines cho rằng: “Đình công không chỉ bao gồm sự ngừng việc có phối
hợp, mà gồm cả lãn công, nghỉ việc hàng loạt, bãi công ngồi, có ý đồ hủy hoại, tiêu
hủy hoặc phá hoại thiết bị, cơ sở sản xuất và những hoạt động tương tự” [10]. Những
quan điểm như vậy vừa thu hẹp nội hàm khái niệm đình công, vừa đồng nhất đình
công với hầu hết các hình thức phản ứng, đấu tranh kinh tế mà tập thể lao động có
thể sử dụng trên thực tế. Nhìn chung, một số khái niệm được nêu trong pháp luật
các nước không nhằm khái quát về mặt khoa học thuật ngữ đình công mà chủ yếu
thể hiện mục đích điều chỉnh của pháp luật [17, tr.520].
Đình công dưới góc độ pháp lý ở Việt Nam, theo Tiến sĩ Đỗ Ngân Bình,
“Đình công là hiện tượng ngừng việc hoàn toàn (ngừng việc triệt để), có tổ chức
của tập thể lao động nhằm buộc NSDLĐ hay một chủ thể khác phải thỏa mãn
những yêu sách gắn với lợi ích của tập thể lao động” [1, tr.20]. Khái niệm này đã
nêu được bản chất cũng như các dấu hiệu cơ bản để nhận diện về đình công, tuy
nhiên đã không chỉ ra được tính chất của sự ngừng việc trong đình công, đó phải là
sự ngừng việc có tính chất tự nguyện. Tính chất này mang ý nghĩa hết sức quan

10


trọng bởi đây là dấu hiệu để phân biệt ngừng việc trong đình công khác với các
trường hợp ngừng việc khác do pháp luật lao động điều chỉnh.
Dù có những cách hiểu khác nhau về đình công và cũng rất khó đưa ra quan
điểm nhất quán về đình công. Tuy nhiên, từ bản chất vấn đề và từ thực tế tồn tại của
hiện tượng đình công, có thể nhận diện được đầy đủ, chi tiết về đình công qua
những dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của nhiều NLĐ
Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của những NLĐ bằng
cách không thực hiện nghĩa vụ lao động, không xin phép, không quan tâm đến sự

đồng ý của NSDLĐ. Khác với các trường hợp ngừng việc thông thường do những
nguyên nhân nằm ngoài ý chí chủ quan của NLĐ (như ngừng việc do nguyên nhân
bất khả kháng, do lỗi khách quan, lỗi của NSDLĐ hoặc do lỗi của những NLĐ khác
mà bản thân NLĐ ngừng việc không mong muốn), ngừng việc trong đình công hoàn
toàn xuất phát từ ý chí chủ quan của tập thể lao động. Sự ngừng việc này là hợp
pháp hay bất hợp pháp phải căn cứ vào quy định và điều chỉnh của pháp luật. Đây là
dấu hiệu đầu tiên cũng là thuộc tính cơ bản phản ánh bản chất của đình công.
Ngừng việc trong đình công là hành vi ngừng việc tạm thời nhưng có tính
chất triệt để. Nghĩa là, NLĐ tham gia đình công hoàn toàn không thực hiện bất kỳ
một nghĩa vụ lao động nào thuộc về QHLĐ trong thời gian diễn ra đình công, trừ
trường hợp phải đảm bảo công việc tối thiểu trong phạm vi luật định vì lý do an
toàn xã hội. Đây là dấu hiệu phân biệt đình công với các hành vi ngừng việc khác
được coi là bất hợp pháp như lãn công, làm việc cầm chừng. Các hành vi ngừng
việc tạm thời khác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của
NSDLĐ có thể dẫn đến QHLĐ bị chấm dứt hoặc NLĐ phải gánh chịu các hình thức
kỷ luật lao động. Đơn cử như trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong
một tháng hoặc hai mươi ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính
đáng có thể bị sa thải. Ngừng việc trong đình công không làm chấm dứt QHLĐ dù
sự ngừng việc này là hợp pháp hay trái pháp luật. Những NLĐ khi tiến hành đình

11


công chỉ muốn thông qua hành vi ngừng việc tạm thời của mình với mục đích gây
thiệt hại với chủ thể cần thiết để tạo sức ép về kinh tế nhằm đạt được những yêu
sách về quyền và lợi ích mà họ quan tâm và họ sẽ trở lại làm việc nếu những quyền
và lợi ích đó đạt được hay khi có lệnh quay trở lại làm việc của nghiệp đoàn lãnh
đạo đình công hoặc lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, đình công là hành vi ngừng việc tự nguyện
Tự nguyện là dấu hiệu về mặt ý chí của NLĐ thể hiện ở việc họ tự mình

quyết định ngừng việc, tham gia đình công, hoàn toàn không bị cưỡng ép, bắt buộc.
Trên thực tế, những người tham gia đình công thường có xu hướng tìm cách vận
động, thuyết phục, thậm chí ép buộc những NLĐ khác tham gia đình công để tăng
sức ép với NSDLĐ hoặc chủ thể khác nhằm đạt được những yêu sách, lợi ích nhất
định. Tuy nhiên, hành vi ép buộc hoặc ngăn cản NLĐ ngừng việc tham gia đình
công thực chất đã vi phạm nguyên tắc tự do ý chí trong việc thực hiện quyền đình
công nên pháp luật của đa số các quốc gia đều quy định cấm các hành vi này. Nếu
NLĐ ngừng việc không phải do tự nguyện thì hoàn toàn không phải là NLĐ đang
sử dụng quyền đình công của họ. Nếu tập thể NLĐ bị những thế lực khác lôi kéo,
lừa dối, mua chuộc phải ngừng việc, đó tuyệt nhiên không phải là đình công.
Thứ ba, đình công là hiện tượng phản ứng có tính tập thể, được tiến hành
bởi những NLĐ
Tính tập thể là một trong những dấu hiệu không thể thiếu, luôn gắn với hiện
tượng đình công. Tính tập thể của một cuộc đình công được thể hiện ở hai yếu tố:
có sự tham gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùng ngừng việc
vì mục đích chung. Nếu hành vi ngừng việc chỉ là của một hoặc một nhóm cá nhân
đơn lẻ hoặc hành vi ngừng việc đó là của đông đảo NLĐ nhưng giữa họ không có
sự liên kết với nhau và không vì mục đích chung cũng không được coi là đình công.
Trong hai yếu tố thể hiện tính chất tập thể của đình công, yếu tố thứ nhất được coi
là yếu tố định lượng, là yếu tố thuộc về biểu hiện bên ngoài của một cuộc đình

12


công. Yếu tố thứ hai được coi là yếu tố định tính và là yếu tố phản ánh bản chất bên
trong của đình công.
Tính tập thể là dấu hiệu cho thấy sự khác biệt giữa đình công với sự ngừng
việc của cá nhân NLĐ. Nếu cá nhân NLĐ tự ý ngừng việc gây sức ép với NSDLĐ
sẽ bị coi là vi phạm kỷ luật lao động. Nhưng nếu ngừng việc được thực hiện bởi tập
thể lao động cùng chung động cơ và mục đích, phối hợp với nhau một cách chặt

chẽ, đồng bộ và có hiệu quả thì được coi là đình công. Tính tập thể của đình công
không chỉ là một trong những điều kiện đảm bảo cho tính hợp pháp của cuộc đình
công mà nó còn là sự đảm bảo chủ yếu cho thắng lợi của cuộc đình công.
Thứ tư, đình công được thực hiện một cách có tổ chức
Tính tổ chức của đình công biểu hiện bằng sự có chủ định phối hợp thống
nhất về ý chí, mục đích, hành động trong phạm vi những NLĐ ngừng việc. Điều
này được thể hiện ra bên ngoài thông qua vai trò của người lãnh đạo đình công, có
khả năng tập hợp NLĐ, định hướng hành động, tiến hành chỉ đạo quá trình đình
công và sự chấp hành, thống nhất hành động của những NLĐ trong phạm vi đình
công. Có thể ví người lãnh đạo đình công như chất keo gắn kết các cá nhân NLĐ
tham gia đình công, tạo nên sức mạnh tập thể. Thành phần lãnh đạo đình công
thông thường là tổ chức đại diện của NLĐ. Cũng có thể là một người hay một nhóm
người do tập thể lao động bầu ra, đóng vai trò đại diện cho ý chí tập thể lao động và
tập thể sẽ tuân thủ sự chỉ đạo của họ trong quá trình đình công.
Tính tổ chức là dấu hiệu phân biệt đình công với những hành vi ngừng việc
khác như trường hợp NLĐ ngẫu nhiên ngừng việc vì những lý do khách quan (bảo
lũ, thiên tai, dịch bệnh, vì các sự cố hỏa hoạn, điện, nước) hay hành vi ngừng việc
tự phát của NLĐ. Thực tế có thể nảy sinh trường hợp nhiều NLĐ nghỉ việc do tác
động của tranh chấp, nhưng mỗi NLĐ hoàn toàn tự mình hành động mà không có
sự liên hệ với những NLĐ nghỉ việc khác thì đó cũng không phải là đình công.
Thứ năm, mục đích đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền
và lợi ích của tập thể lao động trong QHLĐ

13


Như đã phân tích ở trên, việc tập thể NLĐ ngừng việc chỉ là hình thức biểu
hiện, là cách thức gây áp lực để đạt được mục đích của cuộc đình công. Trong quá
trình ngừng việc, QHLĐ vẫn tồn tại và NLĐ đình công sẽ sẵn sàng trở lại làm việc
khi đạt được mục đích. Mục đích cuối cùng mà những NLĐ đình công hướng tới là

những yêu sách về quyền và lợi ích nhất định của họ trong QHLĐ. Quyền và lợi ích
của NLĐ trong QHLĐ không chỉ phụ thuộc vào sự thương lượng giữa các bên chủ
thể mà nó còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan khác nữa. Cụ thể,
nó có thể bị chi phối bởi ý chí chủ quan của NSDLĐ, bởi ý chí của nhà nước thông
qua các chế độ, chính sách pháp luật, bởi tác động của các hiện tượng trong nền
kinh tế thị trường như cung - cầu lao động, lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp, giá
cả sinh hoạt… Khi những yếu tố chi phối này tác động và làm giảm hoặc ảnh hưởng
tới sự hài hòa về quyền và lợi ích của NLĐ trong QHLĐ với NSDLĐ mà nhà nước
hoặc NSDLĐ không có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của NLĐ, NLĐ sẽ phản ứng bằng cách ngừng việc tập thể
gây sức ép nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích đó. Như vậy, mục đích của các
cuộc đình công luôn gắn với các quyền và lợi ích của tập thể lao động. Đó có thể là
các quyền và lợi ích đang tranh chấp với NSDLĐ hoặc các tổ chức, hiệp hội của
những NSDLĐ hoặc các quyền và lợi ích trong các chế độ, chính sách pháp luật của
nhà nước có liên quan trực tiếp đến NLĐ. Nếu ngừng việc không gắn với bất cứ
một yêu sách nào về quyền và lợi ích của tập thể NLĐ trong QHLĐ, chắc chắn đó
không phải là một cuộc đình công.
Trên cơ sở phân tích, nhận diện các dấu hiệu cơ bản về đình công, có thể đưa
ra khái niệm đình công như sau: Đình công là sự ngừng việc tạm thời, triệt để, tự
nguyện, có tổ chức của tập thể lao động nhằm gây áp lực buộc NSDLĐ hoặc chủ
thể khác phải thỏa mãn các yêu sách gắn với quyền và lợi ích của tập thể lao động.
1.2. Phân loại đình công
Việc phân loại đình công không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp
giải quyết hợp lý các cuộc đình công trên thực tế. Đình công diễn ra rất đa dạng với

14


những biểu hiện khác nhau về tính chất, phạm vi, mục đích. Do vậy, trong khoa học
pháp lý có nhiều tiêu chí phân loại đình công:

- Căn cứ vào tính chất của cuộc đình công, đình công bao gồm đình công
kinh tế, đình công chính trị và đình công hỗn hợp
Đình công kinh tế là những cuộc đình công nhằm gây sức ép với NSDLĐ
hoặc với chủ thể khác để đạt được những mức độ lớn hơn về quyền và lợi ích của
tập thể lao động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nghề nghiệp như việc làm, tiền
lương, điều kiện lao động và các quyền lợi khác liên quan đến QHLĐ. Đây là loại
đình công phổ biến nhất, phản ánh rõ nét nhất bản chất của đình công là một biện
pháp đấu tranh kinh tế [9, tr13]. Pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật của
hầu hết các nước đều ghi nhận đình công kinh tế là đình công hợp pháp.
Đình công chính trị là những cuộc đình công nhằm gây sức ép để phản đối
chính quyền nhà nước hoặc các đảng phái chính trị nhằm đạt được các mục đích
chính trị mà người đình công quan tâm, thường là nhằm phản đối những chính sách
và quy định liên quan đến quyền lợi của giới lao động và xảy ra trên quy mô lớn. Ví
dụ như các cuộc đình công ở Hy Lạp xảy ra liên tiếp từ cuối năm 2011 cho đến nay
(mới nhất là cuộc đình công vào ngày 12/11/2015) khi những NLĐ ở cả khối nhà
nước và tư nhân đã ngừng việc tập thể để phản đối chính sách tăng thuế và thắt lưng
buộc bụng của chính phủ, làm tê liệt nền kinh tế Hy Lạp. Từ đó có thể thấy đình
công chính trị có ảnh hưởng lớn đến trật tự, an ninh xã hội và sự tồn tại của chế độ
cầm quyền trong phạm vi quốc gia. Do đó pháp luật của hầu hết các nước đều coi
những cuộc đình công chính trị là bất hợp pháp. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt mục
đích chính trị của đình công với những phương tiện chính trị mà đình công sử dụng
hoặc những hậu quả chính trị mà đình công gây ra. Quan điểm của ILO cũng cho
rằng nếu đình công có tính chất thuần túy chính trị thì không nằm trong nguyên tắc
của tự do giao kết [18].
Đình công hỗn hợp là hình thức đình công mà trong đó yêu sách của NLĐ
đưa ra ngoài các lợi ích kinh tế còn kèm theo các lợi ích xã hội hay chính trị. Quy

15



mô của hình thức đình công này thường ở phạm vi một hay vài doanh nghiệp liên
quan. Và trong các cuộc đình công hỗn hợp, NLĐ tham gia đình công thường có
những hành động quá khích có nguy cơ gây mất ổn định trật tự xã hội, vì vậy cần có
các biện pháp kiềm chế những hậu quả xấu của nó [16].
- Căn cứ vào mục đích đình công, đình công bao gồm đình công yêu sách
và đình công hưởng ứng
Đình công yêu sách là những cuộc đình công nhằm đạt được một hoặc một
số yêu sách về quyền và lợi ích cho chính những NLĐ tham gia đình công. Các
cuộc đình công xảy ra trên thực tế hiện nay đa số thuộc loại đình công này.
Đình công hưởng ứng là những cuộc đình công nhằm ủng hộ, tỏ thái độ đồng
tình để hỗ trợ cho cuộc đình công khác trong khi những NLĐ tham gia đình công
hưởng ứng không có yêu sách về lợi ích cho mình. Chẳng hạn như cuộc đình công
trong khuôn khổ giải Vô địch bóng đá Tây Ban Nha xảy ra vào tháng 8/2011 do các
cầu thủ tiến hành dưới sự phát động của Hiệp hội cầu thủ AFE nhằm ủng hộ cho
những đồng nghiệp của mình bị nợ lương.
- Căn cứ vào phạm vi đình công, đình công bao gồm đình công doanh
nghiệp, đình công bộ phận, đình công ngành, khu vực và tổng đình công
Đình công doanh nghiệp là những cuộc đình công do tập thể lao động trong
phạm vi một doanh nghiệp tiến hành. Mô hình doanh nghiệp ở đây được hiểu chung
là một đơn vị sử dụng lao động, dù tên gọi có thể khác nhau.
Đình công bộ phận là những cuộc đình công do tập thể lao động trong một
bộ phận thuộc cơ cấu của đơn vị sử dụng lao động tiến hành.
Đình công ngành, khu vực là cuộc đình công của những NLĐ trong phạm vi
một ngành, một khu vực tiến hành.
Tổng đình công là cuộc đình công của những NLĐ trong phạm vi nhiều
ngành hoặc nhiều khu vực trên phạm vi toàn lãnh thổ tiến hành.

16



Pháp luật mỗi quốc gia sẽ căn cứ vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, hệ
tư tưởng, tập quán QHLĐ… ở nước mình để quy định cuộc đình công nào trong số
các loại đình công trên là hợp pháp. Thông thường, phạm vi đình công được thừa
nhận cũng tương đương với phạm vi hoạt động công đoàn và phạm vi ký kết thỏa
ước lao động tập thể trong mỗi nước.
- Căn cứ vào quy định của pháp luật về đình công, đình công bao gồm
đình công hợp pháp và đình công trái pháp luật
Đình công là quyền cơ bản của NLĐ, là vũ khí để NLĐ bảo vệ và đòi hỏi
quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực
của đình công, pháp luật các nước quy định các yếu tố đảm bảo cho một cuộc đình
công là hợp pháp nhằm hạn chế một cách tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của đình
công lên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hầu hết mục đích điều chỉnh của pháp luật các nước đối với đình công đều
nhằm làm sáng tỏ về tính hợp pháp của cuộc đình công với các yếu tố: điều kiện về
nguyên tắc đình công, điều kiện về mục đích của cuộc đình công, các điều kiện thực
hiện quyền đình công (đối tượng được phép đình công, thời điểm có quyền đình
công, thủ tục chuẩn bị đình công, chủ thể lãnh đạo đình công, phạm vi đình công,
cách thức tiến hành đình công, các hành vi bị cấm trước, trong và sau đình công),
lãn công, bế xưởng. Chính vì vậy, đình công hợp pháp là cuộc đình công tuân thủ
đầy đủ các quy định của pháp luật về tính hợp pháp của cuộc đình công. Và đình
công trái pháp luật là cuộc đình công không thực hiện đúng, đầy đủ, chính xác các
quy định của pháp luật về tính hợp pháp của cuộc đình công.
Ngoài các cách phân loại trên, đình công còn có thể được phân loại dựa vào
phương thức tiến hành đình công (gồm đình công cổ điển và đình công hiện đại),
dựa vào cách thức thực hiện (gồm đình công ngồi, đình công đứng tập trung, đình
công chiếm xưởng, đình công diễu hành, đình công đi ra đi vào), dựa vào người
lãnh đạo đình công (gồm đình công do công đoàn lãnh đạo, đình công không do
công đoàn lãnh đạo) …

17



1.3. Ý nghĩa của việc ghi nhận và đảm bảo quyền đình công
Việc quy định quyền đình công cho NLĐ không chỉ đơn thuần có ý nghĩa
nhằm bảo vệ NLĐ mà còn có ý nghĩa với NSDLĐ và ngay cả với nhà nước trong
việc duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của đất nước
nói chung.
Trước hết, NLĐ luôn là bên yếu thế trong QHLĐ so với NSDLĐ, đặc biệt là
trong bối cảnh mất cân đối về cung - cầu lao động như hiện nay. NSDLĐ luôn có xu
hướng o ép, chèn lấn, xâm phạm đến lợi ích của NLĐ. Chính vì vậy, quyền đình
công là vũ khí để NLĐ bảo vệ chính mình. Đình công sẽ gây sức ép đối với
NSDLĐ hoặc chủ thể khác buộc họ phải giải quyết các yêu sách liên quan đến lợi
ích của NLĐ.
Đối với NSDLĐ, thông qua đình công, NSDLĐ có cơ hội nhìn nhận lại các
chính sách đãi ngộ, tính hợp lý và hợp pháp trong công tác quản lý lao động, trong
xử sự đối với NLĐ và việc thực thi các chính sách, chế độ đối với NLĐ. Từ đó,
NSDLĐ có những điều chỉnh đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên nhằm giữ
gìn mối QHLĐ giữa hai bên tồn tại một cách hài hòa, ổn định và phát triển.
Đối với nhà nước, việc ghi nhận quyền đình công cho NLĐ là vấn đề có ý
nghĩa lớn về mặt pháp lý cũng như về mặt kinh tế - xã hội. Quyền đình công là một
quyền cơ bản của NLĐ. Ghi nhận và đảm bảo thực thi quyền đình công cho NLĐ
góp phần tạo ra cơ chế pháp lý đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ, NSDLĐ, đảm
bảo sự quản lý nhà nước về lao động, duy trì ổn định và thúc đẩy đất nước phát triển
cả về kinh tế xã hội lẫn an ninh chính trị.
1.4. Điều chỉnh pháp luật lao động đối với đình công
1.4.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật lao động đối với đình công
Trong bất kỳ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước bằng
pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không giải quyết
được [12, tr.35]. Khi điều chỉnh vấn đề đình công, pháp luật bảo vệ và định hướng


18


×