Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LÊ KHANHLUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở
VIỆT NAM

2015 - 2017

LÊ KHANH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
Ở VIỆT NAM

LÊ KHANH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS BÙI NGUYÊN
KHÁNH
HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Sau Đại học Viện Đại Học Mở Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Khanh


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giáo viên
hướng dẫn của em – PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh. Thầy đã có những sự hướng dẫn
rất tận tình và tỉ mỉ để giúp em hoàn thiện bài luận văn tốt nghiệp với chất lượng tốt
nhất.
Ngoài ra, em muốn cảm ơn tất các giảng viên của Khoa Sau Đại học Viện
Đại Học Mở Hà Nội, những người đã cung cấp cho em những kiến thức rất hữu ích
trong suốt 2 năm học..
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ em trong

suốt thời gian em theo học tại Viện Đại học Mở Hà Nội cũng như trong thời gian
em làm luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do sự hạn chế về mặt thời gian, trình độ
cũng như nguồn tài liệu tham khảo nên luận văn của em khó tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô và bạn bè đểluận văn của em sẽ được hoàn thiện hơn nữa.
TÁC GIẢ

LÊ KHANH


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ....................................... 7
1.1. Khái quát chung về CTCP .............................................................................. 7
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần .......................... 7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của CTCP .......................................................... 9
1.1.2.1 Khái niệm CTCP .............................................................................. 9
1.1.2.2. Đặc điểm của CTCP ...................................................................... 10
1.1.3. Những lợi thế của loại hình doanh nghiệp CTCP ................................. 13
1.2. Quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần ................ 17
1.2.1 Khái quát về quản trị công ty cổ phần ................................................... 17
1.2.1.1. Khái niệm về quản trị công ty........................................................ 17
1.2.1.2 Khái niệm về quản trị công ty cổ phần ........................................... 20
1.2.1.3 Vai trò của quản trị công ty cổ phần ............................................... 22
1.2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị công ty cổ phần ................... 23
1.2.2. Pháp luật về quản trị công ty cổ phần ................................................... 24
1.2.2.1 Quản trị công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014

.................................................................................................................. 24
1.2.2.2 Nội dung pháp luật về quản trị công ty cổ phần và nguồn luật điều
chỉnh việc quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam ......................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 52


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG
TY CỔ PHẦN ....................................................................................................... 52
2.1. Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay ........ 52
2.1.1. Mô hình quản trị công ty cổ phần ......................................................... 55
2.1.2 Về quyền của cổ đông và đại hội cổ đông ............................................. 57
2.1.3. Về hội đồng quản trị của công ty cổ phần ............................................. 61
2.1.4. Về Giám đốc(Tổng giám đốc) điều hành trong công ty cổ phần ........... 69
2.1.5 Về Ban Kiểm Soát trong công ty cổ phần .............................................. 73
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Công Ty Cổ Phần
TM&DV Song Hằng ........................................................................................... 74
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP TM&DV Song Hằng ...... 74
2.2.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 75
2.2.3 Quy chế quản trị theo điều lệ công ty .................................................... 76
2.2.4 Các lĩnh vực hoạt động ......................................................................... 81
2.2.5 Một số vấn đề bất cập trong quản trị Công ty Cổ phần TM&DV Song
Hằng .............................................................................................................. 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 83
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀQUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................... 84
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật.............................................................. 84
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ...................................................................... 85
3.2.1 Nâng cao nhận thức và ý nghĩa của pháp luật về QTCT, trách nhiệm tuân
thủ pháp luật .................................................................................................. 85



3.2.2 Giải pháp hoàn thiện liên quan đến ĐHĐCĐ và về quyền dự họp
ĐHĐCĐ ........................................................................................................ 86
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐQT................... 87
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tổng giám đốc, Giám
đốc ................................................................................................................. 90
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm xác định rõ vai trò của BKS ........ 91
3.2.6 Giải pháp hoàn thiện các quy định về việc minh bạch hóa các thỏa thuận
giữa các cổ đông với nhau và giữa các cổ đông với công ty ........................... 93
3.3 Giải pháp thực hiện hoàn thiện pháp luật ....................................................... 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 97
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKS:

Ban kiểm soát

CTCP:

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ:

Đại hội đồng cổ đông

GCN ĐKKD:


Giấy chứng nhận đăng ký KD

GĐ:

Giám đốc

HĐQT:

Hội đồng quản trị

QTCP:

Quản trị cổ phần

QTCT:
SGDCK:

Quản trị công ty
Sở giao dịch chứng khoán

SGDCK:
TGĐ:

Sở giao dịch chứng khoán
Tổng giám đốc

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


TTGDCK:

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTGDCK:

Trung tâm Giao dịch chứng khoán

UBCKNN:

Ủy ban chứng khoán nhà nước


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 2.1: Mô hình công ty cổ phần (phải) có Ban kiểm soát
Hình 2.2:

Trang
54

Mô hình công ty cổ phần không có (không bắt buộc) Ban
kiểm soát

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần TM&DV Song Hằng


54
72


LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài :
Trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập và phát triển, các loại hình doanh
nghiệp, công ty ngày càng đa dạng. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt
Nam đã có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, có rất nhiều các loại hình công ty ra
đời, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn còn yếu. Vấn đề quản
trị công ty là một trong những vấn đề hạn chế mà các doanh nghiệp Việt Nam cần
lưu ý. Trong đó nội dung pháp luật về quản trị công ty cổ phần có nhiều vấn đề,
khía cạnh cần bàn bạc. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả nhận thấy vai trò rất quan
trọng của việc quản trị công ty. Quản trị công ty nói chung và việc quản trị công ty
cổ phần nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan
hệ trong Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông, Ban giám đốc và các bên có quyền
lợi liên quan đến công ty. Nó còn tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động và tăng cường
khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực
vào việc tăng cường giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững
cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Cho đến nay khung pháp Luật về vấn đề quản trị công ty nói chung và quản trị
công ty cổ phần nói riêng đã từng bước được đẩy mạnh bổ sung và hoàn thiện. Tuy
nhiên trên thực tế vẫn còn khá nhiều những bất cập mà tác giả muốn đề cập đến
thông qua việc thi hành các quy định pháp luật trên thực tế và thực trạng ở Việt
Nam. Qua đó tác giả cũng muốn đưa ra một số những kiến nghị để khung pháp luật
về quản trị về công ty cổ phần được hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn hoạt
động. Cùng với yếu tố con người có ý nghĩa quyết định, vấn đề lựa chọn hình thức
hoạt động của công ty có vai trò hết sức trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
trong việc quản trị công ty. Lựa chọn hình thức doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn

cần huy động lớn thì việc thành lập công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà
nhiều nhà đầu tư nghĩ tới. Bằng những ưu thế của công ty cổ phần về phương thức
huy động vốn, đặt biệt qua hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng chỉ

1


trong một thời gian ngắn, công ty cổ phần đã vượt xa các hình thức về khả năng tận
dụng các nguồn vốn trong xã hội. Công ty cổ phần là loại hình công ty phổ biến ở
những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ưu điểm nổi bật của công ty cổ
phần là khả năng công khai huy động vốn, tạo lập nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào
kinh doanh và sự mềm dẻo trong việc sử dụng vốn phù hợp với hoạt động kinh
doanh.
Tuy nhiên, pháp luật về công ty cổ phần phải có những quy định chặt chẽ cần
thiết để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Việc tìm hiểu và vận dụng những
quy định pháp luật về quản trị của công ty cổ phần có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc. Với mục đích phân tích và đánh giá một số quy định của pháp luật về quản
trị công ty nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và lợi ích của các chủ thể tham gia quan
hệ. Em đã chọn đề tài : "Pháp luật về quản trị của công ty cổ phần ở Việt
Nam"làm luận văn thạc sỹ .
2/ Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần; phân tích, đánh
giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng Việt Nam;
để từ đó đề xuất các phuơng huớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công
ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần
và pháp luật về quản trị công ty cổ phần;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt
Nam hiện nay
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị
công ty cổ phần ở Việt Nam.

2


3/ Tình hình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đến nay, các kết quả nghiên cứu về pháp luật về quản trị công ty nói
chung và pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói riêng đã đạt đuợc các kết quả rất
đáng trân trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm luận văn tốt nghiệp đại
học, luận văn thạc sỹ, sách chuyên khảo về vấn đề quản trị Công ty cổ phần như:
Những khiếm khuyết lớn của Pháp luật Việt Nam liên quan tới quản trị công ty của
PGS.TS. Ngô Huy Cương (2005), Luận văn thạc sỹ về luật học “Pháp luật về CBTT
của công ty niêm yết trên TTCK Việt nam, thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn
thiện” của Phạm Thị Hồng Nhung, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia HN năm 2011,
hay “Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Quy định của Pháp luật, hiệu lực thực tế
và vấn đề” của CIEM (2008) ... Mặc dù vậy, quản trị công ty đặc biệt là quản trị
công ty cổ phần vẫn là một khái niệm khá mới mẻ và xa lạ trên thực tiễn với nhiều
doanh nghiệp. Vấn đề quản trị công ty cổ phần trong các công trình nghiên cứu
chưa có một công trình nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về vấn đề này.
Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần, trong đó có hoạt động của Công ty Cổ phần TM&DV Song Hằng đã và đang
diễn ra hiện nay, nghiên cứu đề tài để đảm bảo một cách có hệ thống việc quản trị
công ty cổ phần mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý
luận cho việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật đảm bảo sự thuận lợi, hợp lý trong
việc quản trị công ty cổ phần giúp cho các doanh nghiệp hoạt động heo hình thức
công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả.

Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc
hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về pháp luật về quản trị công ty cổ
phần, góp phần phát triển lành mạnh, hoàn thiện việc quản trị công ty cổ phần, thúc
đẩy kinh tế phát triển.

3


4/ Câu hỏi nghiên cứu
- Công ty cổ phần là gì? Quản trị công ty cổ phần là gì? Pháp luật quản trị
công ty cổ phần tại Việt Nam ntn?
- Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay như
thế nào?
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phân tại Việt Nam ra sao
- Tại sao phải hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam?
- Làm thế nào để hoàn thiện phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam ?
5/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin về nhà nước và pháp luật, đường lối quan điểm, định hướng quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường trong
điều kiện kinh tế hội nhập.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, logic... tham khảo các tài liệu, sách
báo liên quan đến vấn đề quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam.
6/ Ý nghĩa của Luận văn
-

về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ các


vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại Công
ty Cổ phần TM&DV Song Hằng, nơi tác giả đang công tác.
-

về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng trong

việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, nâng cao nhận thức đối với
các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty cổ phần để áp dụng hiệu quả vào việc quản
trị công ty cổ phần, góp phần vào ổn định phát triển bền vững công ty tại Việt Nam.

4


7/ Nội dung của luận văn
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về
quản trị công ty cổ phần.
Chương 2:Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam và
thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty
cổ phần ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái quát chung về CTCP
1.2. Quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN

TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1. Thực trạng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam
2.1.1. Mô hình quản trị CTCP
2.1.2 Về quyền của cổ đông và đại hội cổ đông
2.1.3 Về Hội đồng quản trị
2.1.4 Về GĐ hoặc TGĐ
2.1.5 Về Ban kiểm soát
2.2. Thưc tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần
2.2.1 Tình hình thực hiện pháp luật quản trị công ty cổ phần tại CTCP TM&DV
Song Hằng
5


2.2.2. Những bất cập còn tồn tại trong vấn đề áp dụng pháp luật về quản trị công ty
cổ phần
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Phương hướng chung nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP
3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP
3.3 Giải pháp thực hiện hoàn thiện pháp luật

6


CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ
PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát chung về CTCP
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần
Trên thế giới, CTCP đã ra đời và phát triển từ rất sớm, góp phần quan trọng cho sự
nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một số học giả cho rằng, Công ty Đông

Ấn Anh Quốc thành lập ngày 31/10/1600 và Công ty Đông Ấn Hà Lan là tổ tiên của
CTCP hiện đại. Theo khảo cứu, Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận
CTCP về mặt pháp lý. Chế độ CTCP được quy định trong Bộ Luật Thương mại
Pháp năm 1807 (Bộ Luật Napoleon), theo đó CTCP tồn tại dưới loại hình société en
commandite par actions (Công ty giao vốn), cho phép những người không tham gia
vào việc quản lý công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Ở Mỹ, CTCP
cũng ra đời từ sớm và phát triển rất mạnh. Lúc đầu là để phục vụ cho việc xây dựng
đường sắt, sau là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ Mỹ.
Chính từ yêu cầu tài trợ cho các công ty xây dựng đường sắt mà thị trường chứng
khoán ở New York đã phát triển. Năm 1811, bang New York đã ban hành luật về
tính trách nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Nhờ có luật này, tiền ùn ùn
đổ về New York và tính hữu hạn đó trở thành phổ biến bởi vì bang nào không dùng
đến nó thì không thu hút được vốn. Từ sự phát triển kinh tế của Mỹ, các nước Châu
Âu thấy cần phải đuổi theo; vì vậy, họ đã giảm bớt sự kiểm soát đối với các công ty.
Tại Anh, Luật CTCP được ban hành vào năm 1844, theo đó các CTCP muốn được
thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng ký. Quy định này đã tạo động lực
mạnh mẽ cho các CTCP ở Anh phát triển, góp phần đáng kể đưa nước Anh trong
thời kỳ đó trở thành bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế giới.
Trải qua hàng trăm năm phát triển, cho đến nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa,
hình thức CTCP đã có sức bật mới với sự xuất hiện của các loại hình CTCP “đa
quốc gia”, “xuyên quốc gia” có tầm hoạt động rộng lớn và khả năng cạnh tranh cao.

7


Ở Việt Nam, so với các nước trên thế giới, loại hình CTCP ra đời muộn và chậm
phát triển hơn. Cột mốc đánh dấu sự ra đời của CTCP ở Việt Nam là vào ngày
21/12/1990 khi Quốc hội khóa VIII thông qua hai đạo luật quan trọng là: Luật công
ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Việc ban hành hai đạo luật này đã đặt cơ sở pháp
lý cho việc hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt

Nam như: CTCP, CTTNHH, DNTN. Tuy nhiên, sau gần mười năm thực hiện, nhiều
nội dung của hai đạo luật trên đã tỏ ra bất cập, không đáp ứng được nhu cầu điều
chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nên rất cần phải sửa đổi bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.
Đáp ứng nhu cầu đó, trên cơ sở hợp nhất có sửa đổi, bổ sung Luật Công ty và Luật
doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh Nghiệp Việt Nam (LDNVN) năm 1999 đã ra đời
và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000. LDN năm 2000 là nền tảng
quan trọng nhất cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là sự phát
triển của CTCP tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển Doanh
nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm 2000 đến hết năm 2006, số
lượng các CTCP ở Việt Nam đã liên tục tăng lên, tăng từ khoảng 7% tổng số các
doanh nghiệp thành lập năm 2000 lên trên 20% năm 2006.
Vào năm 2005-2006 dưới áp lực và nhu cầu mạnh mẽ của việc gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO, hàng loạt các luật có liên quan phải ban hành mới hoặc
sửa đổi, bổ sung; trong đó có các luật về đầu tư và doanh nghiệp. LDN 2005 đã ra
đời trong hoàn cảnh đó, nó thay thế cho LDN 2000, Luật DNNN năm 2003, các quy
định về doanh nghiệp của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và bắt đầu có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Kể từ khi LDN 2005 có hiệu lực, lần đầu tiên
chúng ta có một LDN duy nhất, áp dụng thống nhất và không phân biệt đối xử đối
với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu, người trong
nước cũng như người nước ngoài có quyền tự chủ lựa chọn bất kỳ loại hình nào
trong bốn loại hình doanh nghiệp do luật quy định (bao gồm: DNTN, công ty hợp
danh, CTTNHH và CTCP). Ngoài ra, LDN 2005 đã xác định thời hạn bốn năm kể

8


từ khi Luật này có hiệu lực để các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành
CTTNHH hay CTCP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Như vậy, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, CTCP ở Việt Nam ra đời khá
muộn so với các nước trên thế giới, được hình thành và phát triển cùng với sự thừa
nhận nền kinh tế thị trường có điều tiết, thể hiện sự thay đổi sâu sắc trong tư duy
lãnh đạo kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của CTCP
1.1.2.1 Khái niệm CTCP
CTCP là một trong bốn loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cho nên để tìm
hiểu khái niệm CTCP trước tiên cần tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của một doanh
nghiệp nói chung.
Theo khoản 7 Điều 4 LDN 2014, Doanh nghiệp được định nghĩa là “tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như
vậy, một doanh nghiệp nói chung có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây:


Thứ nhất, là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập;



Thứ hai, được xác lập tư cách (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo thủ tục

do pháp luật quy định;


Thứ ba, có ngành nghề kinh doanh.

Do CTCP là một trong bốn loại hình doanh nghiệp theo LDN 2014 nên ngoài mang
các đặc điểm nói chung của một doanh nghiệp thì trên cơ sở các dấu hiệu đặc trưng
về số lượng thành viên, cơ cấu góp vốn, trách nhiệm pháp lý của cổ đông, tư cách
pháp nhân của công ty, việc chuyển nhượng vốn và phát hành chứng khoán, CTCP

theo điều 110 LDN 2014 còn được định nghĩa như sau:
“CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
9


-

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

-

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không

hạn chế số lượng tối đa;
-

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,

trừ trường hợp đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được
chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và hạn chế quyền tự do chuyển nhượng
cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm kể từ ngày CTCP được cấp GCNĐKKD
đối với các cổ đông sáng lập theo quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 3 Điều
116 của LDN 2015;
-


Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh
-

Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn”.

1.1.2.2. Đặc điểm của CTCP
Thứ nhất, CTCP là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập: Tức là sự tồn tại của
công ty không phụ thuộc vào một người chủ sở hữu hay một số cổ đông nào. Với tư
cách chủ thể là pháp nhân độc lập, CTCP có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy
định, và thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật, CTCP có thể trở
thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án. Trong
quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng chính tài sản
của mình. Khi mua sắm các tài sản mới thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty còn
các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở
hữu nào đối với tài sản của công ty.
Thứ hai, Các cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn: Khi một tổ chức hay
cá nhân mua cổ phiếu của CTCP tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo những
phương thức nhất định vào công ty và phần vốn đó trở thành tài sản thuộc sở hữu
10


công ty, đồng thời cổ đông sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân độc lập, các quyền và nghĩa vụ của CTCP
hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Vốn thuộc sở hữu của
CTCP chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã
đầu tư vào CTCP nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công
ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu. Xét trên phương diện
sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của CTCP

nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của CTCP; CTCP chịu trách nhiệm
bằng chính tài sản của mình. Cả CTCP lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền
kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ
tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty số tiền mua cổ phiếu phát hành.
Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh giữa
CTCP với các loại hình công ty đối nhân. Đối với công ty hợp danh hay doanh
nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và đối với công ty đối nhân
hay doanh nghiệp một chủ theo quy định của hầu hết các nước thì các thành viên
hợp danh và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa
vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình bất kể tài sản đó có liên
quan đến hoạt động kinh doanh hay không.
Thứ ba, về số lượng thành viên: Hầu hết pháp luật các nước đều quy định số lượng
thành viên tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa đối với CTCP. Ở nước ta,
Luật Công ty năm 1990 quy định số lượng thành viên tối thiểu trong suốt quá trình
hoạt động của CTCP là 7 và theo LDN năm 1999, LDN năm 2005 và LDN năm
2014thì số lượng này là 3. Đặc điểm này thể hiện đặc trưng cơ bản của CTCP là loại
hình công ty đối vốn nên có sự liên kết của nhiều thành viên tham gia góp vốn vào
CTCP.
Thứ bốn, về hình thức góp vốn: Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu, người
mua cổ phiếu gọi là cổ đông, lợi nhuận có được hàng năm từ cổ phần gọi là cổ tức.

11


Việc góp vốn vào CTCP được thực hiện bằng cách mua cổ phiếu, mỗi cổ đông có
thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. Đăc điểm này cũng thể hiện đặc trưng cơ bản của
CTCP là loại hình công ty đối vốn, nghĩa là khi thành lập và trong suốt quá trình
hoạt động, các thành viên công ty hoàn toàn không quan tâm đến nhân thân người
góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của họ. Bởi vì đối với loại hình công ty

này tư cách thành viên công ty và các quyền của cổ đông trong việc quyết định các
vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty được quyết định trước
hết bởi số lượng các cổ phiếu của công ty mà người đó nắm giữ.
Thứ năm, về huy động vốn: Trong quá trình hoạt động của mình, CTCP được quyền
phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn theo qui định của pháp luật
về phát hành chứng khoán. Luật Công ty năm 1990, LDN năm 1999, LDN năm
2005 và mới nhất là LDN năm 2014 đều qui định rõ: đối với CTTNHH khi muốn
tăng vốn điều lệ của mình thì chỉ được thực hiện bằng cách hoặc tăng thêm phần
vốn góp của các thành viên, hoặc kết nạp thêm thành viên mới. Trong khi đó khả
năng huy động vốn để tăng thêm vốn điều lệ của CTCP là rất lớn, bất cứ lúc nào khi
hội đủ các điều kiện theo luật định thì CTCP cũng có quyền phát hành cổ phiếu mới
để kêu gọi vốn đầu tư từ các cổ đông mới. Với tính chất này, CTCP là một hình
thức tổ chức đặc biệt, năng động có thể sử dụng để huy động vốn thông qua các
giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Thứ sáu, về chuyển nhượng phần vốn góp: Trong CTCP, phần vốn góp của các cổ
đông được thể hiện dưới hình thức cổ phần. Các cổ phần do CTCP được coi là
“hàng hóa” nên người sở hữu các “hàng hóa” này có thể tự do chuyển nhượng một
cách dễ dàng mà không bị ràng buộc bất kỳ điều kiện nào. Các cổ đông muốn
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số cổ phần của mình trong CTCP cho các cổ
đông khác đều được thực hiện một cách dễ dàng theo quy định của điều lệ công ty,
trừ trường hợp đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được
chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và hạn chế quyền tự do chuyển nhượng
cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm kể từ ngày CTCP được cấp GCNĐKKD

12


đối với các cổ đông sáng lập. Đối với CTTNHH, việc chuyển nhượng phần vốn góp
bị hạn chế hơn, tức là nếu thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình thì trước tiên phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành

viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng
điều kiện.
Như vậy, so sánh với các loại hình công ty khác thì CTCP có nhiều ưu điểm hơn,
khắc phục được những hạn chế của loại hình công ty đối nhân và CTTNHH, phù
hợp với nền kinh tế thị trường. Với loại hình CTCP, công ty có thể huy động được
nguồn vốn lớn thỏa mãn nhu cầu kinh doanh miễn là sản xuất kinh doanh của công
ty có hiệu quả, mức cổ tức đủ sức hấp dẫn những người có vốn, đồng thời chia sẻ
rủi ro cho các thành viên. Tuy vậy, do CTCP thường có quy mô kinh doanh lớn, số
lượng thành viên đông nên việc quản lý, điều hành sẽ gặp nhiều phức tạp. Kết quả
hoạt động của công ty ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định xã hội vì công ty được công
khai phát hành cổ phiếu huy động vốn trong xã hội và số đông các thành viên góp
vốn có thể là người lao động. Mặc dù công ty chịu trách nhiệm hữu hạn nhưng để
bảo đảm an toàn cho xã hội và hoạt động của công ty có hiệu quả nhà nước phải có
nhiều ràng buộc chặt chẽ về tổ chức, hoạt động của loại hình công ty này.
1.1.3. Những lợi thế của loại hình doanh nghiệp CTCP
So với các loại hình doanh nghiệp khác ở nước ta hiện nay thì CTCP có nhiều ưu
thế hơn. Những ưu thế này xuất phát từ chính đặc điểm của CTCP và được thể hiện
ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, CTCP là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập: Tức là sự tồn tại của
công ty không phụ thuộc vào một người chủ sở hữu hay một số cổ đông nào. Với tư
cách chủ thể là pháp nhân độc lập, CTCP có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy
định, và thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật, CTCP có thể trở
thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án. Trong
quá trình hoạt động, công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng chính tài sản
của mình. Khi mua sắm các tài sản mới thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty còn

13


các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở

hữu nào đối với tài sản của công ty.
Thứ hai, Các cổ đông trong CTCP chịu trách nhiệm hữu hạn: Khi một tổ chức hay
cá nhân mua cổ phiếu của CTCP tức là họ đã chuyển dịch vốn của mình theo những
phương thức nhất định vào công ty và phần vốn đó trở thành tài sản thuộc sở hữu
công ty, đồng thời cổ đông sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
góp vốn. Với tư cách là một pháp nhân độc lập, các quyền và nghĩa vụ của CTCP
hoàn toàn tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Vốn thuộc sở hữu của
CTCP chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã
đầu tư vào CTCP nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công
ty được hạn chế trong phạm vi mà họ đã đầu tư vào cổ phiếu. Xét trên phương diện
sự tách bạch về tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản của CTCP
nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của CTCP; CTCP chịu trách nhiệm
bằng chính tài sản của mình. Cả CTCP lẫn chủ nợ của công ty đều không có quyền
kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ
tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty số tiền mua cổ phiếu phát hành.
Đây là điểm khác nhau cơ bản về trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh giữa
CTCP với các loại hình công ty đối nhân. Đối với công ty hợp danh hay doanh
nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và đối với công ty đối nhân
hay doanh nghiệp một chủ theo quy định của hầu hết các nước thì các thành viên
hợp danh và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn về các nghĩa
vụ của công ty hay của doanh nghiệp bằng tài sản của mình bất kể tài sản đó có liên
quan đến hoạt động kinh doanh hay không.
Như vậy, khi đầu tư vào CTCP nếu mức độ rủi ro chỉ giới hạn trong số lượng giá trị
cổ phiếu mà các cổ đông đã đầu tư, thì ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh
hay doanh nghiệp tư nhân mức độ rủi ro là vô hạn. Với tính chất chịu trách nhiệm
hữu hạn như trên, CTCP thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn so với các loại hình
doanh nghiệp khác mà ở đó nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm vô hạn. Chính nhờ lợi

14



thế này nên các CTCP có khả năng huy động lớn các nguồn vốn đầu tư của xã hội
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Thứ ba, Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do: Hầu
hết pháp luật về công ty của các nước trên thế giới đều quy định và cho phép
chuyển nhượng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do CTCP phát hành từ
cổ đông sang chủ sở hữu mới. Vì khác với các loại hình công ty khác, vốn điều lệ
của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ
phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Việc góp vốn vào CTCP được thực hiện bằng cách
mua cổ phiếu nên cổ phiếu được xem là hình thức thể hiện phần vốn góp của các cổ
đông. Các cổ phiếu do CTCP phát hành là “hàng hóa” nên các cổ đông khi sở hữu
cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ
giới hạn trong phạm vi giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui
khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình cho người khác thì họ
thực hiện rất dễ dàng. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều người muốn đầu tư
vào CTCP chứ không muốn đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng
là một trong những yếu tố cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán.
Thứ tư, CTCP có cơ cấu vốn và tài chính linh hoạt, có thể huy động được vốn theo
yêu cầu kinh doanh: CTCP không thể được thành lập và không thể hoạt động nếu
không có vốn. Vốn quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động, quan hệ nội bộ cũng
như quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trong quan hệ nội bộ, vốn của công ty được
xem là cội nguồn của quyền lực. Với đặc trưng là loại hình công ty đối vốn, quyền
lực trong CTCP sẽ thuộc về những ai nắm giữ phần lớn số vốn trong công ty. Trong
quan hệ với bên ngoài, vốn của CTCP là một dấu hiệu chỉ rõ thực lực tài chính của
công ty. Tuy nhiên, khác với nhiều yếu tố khác, vốn trong CTCP là yếu tố năng
động nhất. Các quy luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng
hóa là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển của
CTCP tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế. Sự vận động


15


×