Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hợp đồng mua bán điện theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

TẠ VĂN TUYÊN

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

TẠ VĂN TUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ PHƯƠNG ĐÔNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG

NGƯỜI CAM ĐOAN

DẪN KHOA HỌC

TS. Vũ Phương Đông

Tạ Văn Tuyên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Phương Đông là người đã hướng dẫn tận
tâm và nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô khoa Sau Đại học - Viện Đại
học Mở Hà Nội đã giảng dạy và truyền thụ những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian tôi học tập làm nền tảng tri thức cho tôi thực hiện luận vănnày.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của các công trình nghiên cứu
khoa học, các bài viết bổ ích làm nguồn tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng trong
luận văn củamình.
Hà Nội, Ngày 11 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tạ Văn Tuyên



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục những từ viết tắt
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

5

1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán điện

5

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp đồng mua bán điện ở
Việt Nam

5

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán điện

7


1.1.3. Phân loại hợp đồng mua bán điện

12

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua
bán điện

14

1.2.1. Những đặc thù của điện năng - một loại hàng hóa đặc biệt

14

1.2.2. Chính sách quản lý và phát triển năng lượng điện ở Việt Nam

15

1.3. Pháp luật về hợp đồng mua bán điện

19

1.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng mua bán điện

22

1.5. Pháp luật về hợp đồng mua bán điện ở một số nước trên thế giới

22

1.5.1. Indonesia


23

1.5.2. Vương quốc Campuchia

24

1.5.3. Bungari

26

1.5.4. Hungary

29

1.5.5. Singapo

30

Chương 2: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN Ở
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

32

2.1. Giao kết hợp đồng mua bán điện

32

2.1.1. Chuẩn bị giao kết hợp đồng mua bán điện


32


2.1.2. Thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện

33

2.1.3. Đại diện kí kết hợp đồng mua bán điện

41

2.1.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán điện

41

2.2. Các quy định về thực hiện hợp đồng mua bán điện

45

2.2.1. Những yêu cầu đối với việc thực hiện hợp đồng mua bán điện

46

2.2.2. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán điện

47

2.2.3. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng mua bán điện

54


2.3. Các quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

56

2.3.1. Các tranh chấp thường gặp trong quá trình thực hiện hợp đồng
mua bán điện
2.3.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

56
57

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

63

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán điện

63

3.1.1. Nhu cầu bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia hợp đồng mua bán điện

63

3.1.2. Nhu cầu xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh, hướng tới thị
trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

65


3.1.3. Khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư phát triển điện lực, đảm
bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội

66

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
mua bán điện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này

67

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thị
trường điện cạnh tranh tại Việt Nam

67

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng
mua bán điện

69

3.2.3. Một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật
trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam

78

KẾT LUẬN

82


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

EDC

(Electricite Du Cambodge)

Tổng Công ty Điện lựcCampuchia

EPTC

(Electricity Power Trading

Công ty Mua bánđiện

Company)
ERAV

(Electricity Regulatory


Cục Điều tiết điệnlực

Authority of Vietnam)
EVN

(Vietnam Electricity)

BOT

(Build - Operation - transfer)

BT
BTO

(Build - Transfer)
(Build - Transfer - Operation)

HĐMBĐ
IPP

Tập đoàn Điện lực ViệtNam
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
Xây dựng - Chuyểngiao
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
Hợp đồng mua bán điện

(Independence Power Project)

Dự án điện độclập



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Năng lượng nói chung, điện năng nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà hầu hết các
thiết bị hiện đại phục vụ đời sống con người và sản xuất đều sử dụng điện. Điện
năng được coi là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng, luôn phải đi trước một
bước để tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển. Có
thể nói phải có điện mới có công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, phát
triển điện năng là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trước khi có Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam), vai trò của hợp đồng mua bán điện hết sức mờ nhạt, các nhà máy
điện, các Công ty truyền tải hay phân phối điệnđều thuộc Bộ Năng lượng và quan
hệ với nhau chủ yếu là mệnh lệnh hành chính mà không ký kết, thực hiện hợp đồng.
Khi Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ra đời, cùng với quá trình tái cơ cấu ngành
điện, hợp đồng mua bán điện ngày càng phát triển và giữ vai trò quan trọng, là công
cụ chủ yếu để điều tiết mối quan hệ của các bên tham gia mua bán điện.
Sovớicáchợpđồngmuabánhànghóathôngthườngkhác,hợpđồngmuabán điện có
nhiều đặc thù về đối tượng, chủ thể, nội dung cũng như phương thức thực hiện.
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế
bất cập, chưa đầy đủ trong các quy định của pháp luật gây không ít khó khăn cho
các bên tham gia hợp đồng. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay loại hợp đồng
này vẫn chưa được nghiên cứu sâu về mặt lýluận.
Pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định chung về hợp đồng trong Bộ
luật Dân sự, Luật Thương mại. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ quy định những
nguyên tắc về hợp đồng, chưa phản ảnh những đặc thù riêng có của hợp đồng mua
bán điện. Trong khi đó, pháp luật về điện lực quy định về HĐMBĐ còn sơ sài, có
nhiều bất cập, do đó thực tiễn ký kết và thực hiện loại hợp đồng này đang gặp nhiều

1



vướng mắc, nhất là trong bối cảnh cơ cấu lại ngành điện, từng bước xây dựng thị
trường điện cạnh tranh hoạt động lành mạnh, hiệu quả.
Vì những lý do trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hợp đồng mua bán điện
theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học với mong muốn
góp phần hoàn thiện lý luận hợp đồng mua bán điện, tăng cường hiệu quả của hoạt
động soạn thảo, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán điện trong
thực tiễn.
2.Tình hình nghiên cứu đềtài
Trong khoa học pháp lý, hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa
nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, ở các cấp
độkhác nhau, từ các đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên,
đến các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hay các bài báo chuyên khảo... Tuy nhiên,
nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về một loại hợp đồng mua bán cụ thể với loại
hàng hóa đặc biệt là điện năng thì luận văn là công trình đầu tiên.
3. Mụcđích,nhiệmvụ,đối tượng, phạmvinghiêncứuđềtài
3.1. Mụcđích
Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ những khía cạnh pháp lý của hợp
đồng mua bán điện, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về loại hợp
đồng này, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng
mua bán điện, đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả cho hoạt động
đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng mua bán điện.
3.2. Nhiệmvụnghiêncứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Làmrõbảnchấtvàcácđặctrưngpháplýcủahợpđồngmuabánđiệnso với hợp đồng
mua bán thông thường khác, nhất là trong bối cảnh thực hiện chính sách quản lý
năng lượng và tái cấu trúc ngành Điện của Việt Nam hiện nay;


2


- Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm và các quy định của pháp luật nước
ngoài để vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn Việt Nam hiệnnay;
- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng
mua bán điện trong việc đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán điện ở Việt
Nam trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành điện,
xã hội hóa các hoạt động điệnlực.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, các biện pháp
tăng cường hiệu quả của hoạt động soạn thảo, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp
đồng mua bán điện, góp phần xây dựng thị trường năng lượng lành mạnh ở Việt Nam.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đềtài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về hợp đồng mua bán
điện theo pháp luật Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng
mua bán điện.
Hợp đồng mua bán điện có nhiều loại như: hợp đồng mua điện giữa tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với các chủ đầu tư các dự án điện độc lập
(Independent Power Producer, IPP); hợp đồng bán điện giữa Tập đoàn Điện lực
Việt Nam với các Công ty kinh doanh điện lực; hợp đồng bán điện của các Công
ty kinh doanh điện lực với khách hàng... Nhưng trong khuôn khổ luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ luật học, đề tài này chỉ nghiên cứu về hợp đồng mua bán điện,
giữa chủ đầu tư các dự án điện độc lập và EVN/các Công ty điện lực, giữa EVN
với các Công ty điện lực và hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện nước
ngoài áp dụng theo pháp luật Việt Nam. Còn Hợp đồng mua bán điện giữa các
Công ty điện lực và khách hàng sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, hợp đồng mua
bán điện các dự án điện đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao (Build - Operation - Transfer - BOT) nước ngoài áp dụng luật nước ngoài
không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận văn.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đềtài


3


Để thực hiện đề tài, Luận văn sẽ vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chính sách hội nhập với kinh tế
khu vực và thế giới, chính sách phát triển thị trường điện của Việt Nam.
Để giải quyết các vấn đề cụ thể mà đề tài đặt ra, luận văn sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó phổ biến là phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, đối chiếu, khảo sát thực tiễn.
5. Những kết quả mới của luận văn
Luận văn đạt được những kết quả mới sau đây:
-

Tiếp tục góp phần làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán

điện tại Việt Nam hiện nay, đánh giá những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội,
chính sách quản lý năng lượng nói chung, chính sách phát triển điện năng nói riêng
của Nhà nước ta tới hợp đồng mua bánđiện.
-

Chỉ ra những bất cập trong các quy định pháp luật về hợp đồng này, cũng

như những khó khăn, vướng mắc mà EVN gặp phải trong thực tiễn đàm phán, soạn
thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán điện với các đốitác.
-

Đề xuất những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật cũng


như cơ chế áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán điện và các quy định nội bộcủa
EVN về loại hợp đồngnày.
6. Cơcấucủaluậnvăn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán điện và pháp luật về
hợp đồng mua bánđiện.
Chương 2: Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán điện ở Việt Nam và thực
tiễn ápdụng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bánđiện.

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
ĐIỆN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN

1.1. Kháiniệmvềhợpđồngmuabánđiện
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp đồng mua bán điện ở Việt Nam
Trước kia, đa số các nước việc phát triển điện lực chủ yếu do Nhà nước đảm
nhiệm. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặcbiệt là ở
các nước đang phát triển do nhu cầu sử dụng điện tăng làm cho Nhà nước không
còn đủ tiềm lực tài chính để đầu tư đủ các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế. Việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tư vào phát triển điện lực
vừa giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế vừa không làm tăng nợ
công của Nhà nước. Ở các nước châu Âu vào thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20,
HĐMBĐ (Power Purchase Agreement - PPA) với thời hạn dài (long-term PPA)
được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước còn duy trì cấu trúc thị trường người
mua duy nhất (single buyer), ví dụ như ở Hungary, Bungary, Ba Lan, Cộng hòa
Séc... Đặc biệt theo số liệu thống kê năm 2016 thì ở Ba Lan khoảng 2/3 lượng điện

tiêu thụ được đảm bảo từ cácPPA1.
Ở Việt Nam, PPA chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thập niên 90 của thế kỉ 20
cùng với sự ra đời của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực
Việt Nam) và quá trình mở cửa ngành Điện, khuyến khích các nguồn đầu tư ngoài
Nhà nước để phát triển ngành Điện. Theo các số liệu thống kê hiện nay của Công ty
Mua bán điện (Electric Power Trading Company - EPTC) thì HĐMBĐ đầu tiên
được kí kết giữa Tổng Công ty Điện lực Việt Nam với các chủ đầu tư các dự án điện
1

Theo báo cáo tại cuộc họp lần thứ 4 cảu Energy Regulators Regional Asociation (tổ chức tự nguyện của các
cơ quan quản lý năng lượng độc lập từ các nước Trung Âu, có liên kết với các nước Trung Đông và Hoa Kỳ
(4th meeting ERA từ trang web chính thức của ERRA ).

5


độc lập là HĐMBĐ dự án Nhà máy thủy điện BOT Cần Đơn, công suất 72 MW với
Tổng Công ty Sông Đà kí vào ngày 05/10/1999, thời hạn hợp đồng là 25 năm
từngày nhà máy vận hành thương mại. Tiếp theo, vào năm 2001 Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam tiếp tục kí kết các HĐMBĐ dự án Nhiệt điện khí BOT Phú Mỹ 3,
công suất 715 MW, thời hạn 20; HĐMBĐ dự án Nhiệt điện khí BOT Phú Mỹ 2 giai
đoạn 2, tiếpđến là các HĐMBĐ các dự án điệnđộc lập2Formosa, HiệpPhước, Na
Dương vào năm 2001. Tính đến thời điểm tháng 6/2016 Tập đoàn Điện lực Việt
Nam đã kí kết hàng trăm HĐMBĐ với các chủ đầu tư các dự án điện độc lập. Theo
Quy chế phân cấp, ủy quyền thỏa thuận giá điện, ký kết hợp đồng mua bán điện
giữa Tập đoàn Công ty Điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư các dự án điện độc lập
thì các Công ty Điện lực thành viên của Tập đoàn sẽ kí kết các HĐMBĐ với các
chủ đầu tư dự án điện độc lập (IPP) với các dự án có công suất dưới 30MW, hiện
nay chưa có số liệu thống kê cụ thể số lượng các hợp đồng này nhưng số lượng
cũng tương đốilớn.

Cùng với quá trình tái cơ cấu ngành điện và từng bước xây dựng thị trường
điện tại Việt Nam, EVN đã tiến hành cổ phần hóa hoặc chuyển đổi hình thức pháp
lý của các nhà máy điện từ hạch toán phụ thuộc sang cácCông ty cổ phần hoặc trách
nhiệm hữu hạn. Các đơn vị thành viên này của EVN là các thực thể pháp lý độc lập,
có tư cách pháp nhân. Vì vậy, quan hệ giữa EVN và các đơn vị này, theo quy định
của pháp luật, phải thực hiện thông qua cácHĐMBĐ.
Về các hợp đồng bán buôn điện: Từ ki thực hiện theo cơ chế mới, các Công ty
Điện lực thành viên trong Tập đoàn là các đơn vị hạch toán độc lập, EVN đã tiến
hành kí kết các hợp đồng mua điện với các Công ty Điện lực (hiện nay bao gồm 11
Công ty Điện lực, Thủ tướng đã chấp thuận phương án nhóm 11 công ty này thành
5 Tổng Công ty phân phối điện, vì vậy trong tương lai gần các HĐMBĐ loại này sẽ
được kí kết lại với các Tổng Công ty mới được thành lập).
2

Điều 2 Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập ban hành kèm theo Quyết định
30/2006/QĐ-BCN: Dự án điện tộc lập (IPP) là dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân
sách nhà nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực, được đầu tư theo
hình thức BOT hoặc BOO hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

6


1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán điện
1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng mua bánđiện
Trong một dự án điện sẽ có nhiều hợp đồng khác nhau như hợp đồng mua bán
điện kí kết giữa chủ đầu tư và bên mua điện, các hợp đồng liên quan trong quá trình
xây dựng nhà máy (hợp đồng tổng thầu, EPC...), hợp đồng vay vốn, thuê đất, thuê
vận hành và bảo dưỡng, hợp đồng cung cấp nhiên liệu (ở các dự án nhiệt điện), cấp
nước xây dựng và nước vận hành... Tuy nhiên hợp đồng mua bán điện luôn được
coi là hợp đồng quan trọng, là trung tâm của các dự án điện đầu tư theo các hình

thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build - Operation - Transfer, BOT), xây
dựng - chuyển giao - kinh doanh (Build - Transfer - Operation, BTO), xây dựng chuyển giao (Build - Transfer, BT) hay xây dựng - sở hữu - kinh doanh (Build
- Own - Operation, BOO) (gọi chung là các nhà máy diện/dự án điện độc lập
IPP - Independent Power Plant). Sở dĩ hợp đồng mua bán điện luôn có vai trò quan
trọng như vậy vì nó quy định đầu ra cho sản phẩm mà các dự án điện độc lập này
sản xuất ra. Nếu như các nhà máy sản xuất khác thường có nhiều hợp đồng để bán
sản phẩm của mình thì các dự án điện độc lập thường chỉ kí một hợp đồng với một
chủ thể để bán sản phẩm của họ, trong HĐMBĐ cũng thường có điều khoản bên
bán điện không được bán điện cho bên thứ 3, trừ khi có sự đồng ý của bên mua
điện. Đặc điểm này lại càng làm cho các HĐMBĐ trở nên quan trọng đối với mỗi
dự án điện độclập.
Trong thực tế ngành điện, có nhiều cách hiểu khác nhau về hợp đồng mua bán
điện. Thông thường trên thế giới thuật ngữ Hợp đồng mua bán điện được dùng theo
nghĩa hẹp là Power Purchase Agreement (PPA) hoặc Energy PurchaseAgreement
hay Energy Service Agreement thường chỉ bao gồm hợp đồng giữa các Công ty
phát điện độc lập (independent power producer - IPP) và các đơn vị điện lực
(electric utility/power utility) mà thôi. Hiện nay PPA được sử dụng rộng rãi cho các
dự án sử dụng năng lượng tái tạo (renewable resources) như năng lượng mặt trời,
gió hay địa nhiệt tại Mỹ, Canada, các nước châu Âu... Tại Glossary Legal (ERRA

7


Issue

Paper
3

2004)doERRALegalRegulationWorkingGroup biênsoạnthìhợpđồngmuabán


điện

được hiểu là “hợp đồng được kí giữa một bên phát điện độc lập và đơn vị điện lực.
Hợp đồng mua bán điện quy định các điều khoản và điều kiện mà theo đó
điệnnăngsẽđượcsảnxuấtvàbánra.Hợpđồngmuabánđiệnyêucầubênphát điện độc lập
cung cấp điện với giá xác định trong thời hạn hợp đồng. Nội dung chính của hợp
đồng mua bán điện bao gồm: xác định quy mô và các thông số vận hành nhà máy;
các mốc chính cung cấp điện, các điều khoản hợp đồng; cơ chế giá, các dịch vụ và
quy định thực hiện các nghĩa vụ; quyền điều độ; điều kiện chấm dứt hợp đồng và vi
phạm hợpđồng”.
Trong khi đó theo Glossary of Project Finance Terms and Acronyms trên
cổng thông tin điện tử Project Finance Portal (trang web cung cấp các chỉ dẫn cho
các luật sư, nhà nghiên cứu, sinh viên tìm hiểu thông tin về tài trợ dự án, tài chính
cho cơ sở hạ tầng và cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân (public-private
partnerships. PPP) thuộc Trường Kinh doanh Harvard (HarvardBusinessSchool) thì
“HĐMBĐ (Power Purchase Agreement) là hợp đồng áp dụng đối với khách hàng
lớn để mua điện từ một dự án điện. Đây thường là hợp đồng quan trọng nhất trong
suốt quá trình xây dựng và vận hành dự án điện”4.
Ở Việt Nam khái niệm hợp đồng mua bán điện (và trong trường hợp sử dụng
tiếng Anh vẫn dùng thuật ngữ Power Purchase Agreement) thường được hiểu với
nghĩa rộng hơn, không chỉ bao gồm các hợp đồng mua bán điện được kí kết với các
chủ đầu tư dự án điện độc lập mà còn dùng cho cả trường hợp bán buôn điện, bán lẻ
điện, xuất nhập khẩu điện như trình bày ở phần dưới đây về các loại hợp đồng mua
bán điện.
Như vậy, HĐMBĐ có thể hiểu là hợp đồng được ký kết giữa bên bán và bên
mua, bao gồm các điều khoản và điều kiện mà theo đó việc mua bán điện được thực
3

Nguồn (Energy Regulations Regional Association) là tổ chức tự nguyện
của các cơ quan quản lý năng lượng độc lập từ các nước Trung Âu, có liên kết với các nước trung Đông và

Hoa Kỳ.
4
Nguồn />
8


hiện. Nội dung chính của hợp đồng mua bán điện bao gồm: xác định các mốc chính
cung cấp điện, các điều khoản hợp đồng; cơ chế giá, các dịch vụ và quy định thực hiện
các nghĩa vụ; quyền điều độ; điều kiện chấm dứt hợp đồng và vi phạm hợp đồng.
1.1.2.2. Đặc điểm hợp đồng mua bánđiện
HĐMBĐ là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa, vì vậy nó mang đầy đủ các
đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Cụ thể là về chủ thể chủ
yếu được ký kết giữa các thương nhân; về đối tượng HĐMBĐ có đối tượng là hàng
hóa; về nội dung HĐMBĐ cũng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ mua bán như bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu, bên mua có
nghĩa vụ thanh toán, nhận quyền sở hữu... Bên cạnh đó, do đặc thù của đối tượng
của HĐMBĐ là loại hàng hóa đặc biệt - điện năng nên loại hợp đồng này mang một
số đặc điểm riêng biệt nhưsau:
+ Chủ thể HĐMBĐ
Cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam, chủ thể của HĐMBĐ khá đặc biệt và
có số lượng tương đối hạn chế nếu so sánh với các hợp đồng mua bán hàng hóa
thông thường khác. Chủ thể của HĐMBĐ bao gồm bên bán điện và bên mua điện.
Đối với HĐMBĐ từ các đơn vị phát điện thì bên bán là chủ đầu tư các nhà
máy điện, bên mua là EVN hoặc các đơn vị thành viên tùy theo phân cấp của EVN.
Theo Quy chế phân cấp, ủy quyền thỏa thuận giá điện, ký kết hợp đồng mua bán
điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư các dự án điện độc lập
hiện hành của EVN thì các HĐMBĐ ở các nhà máy điện có công suất dưới 30MW
với chủ đầu tư các dự án điện độc lập EVN phân cấp cho các đơn vị thành viên là
các Công ty điện lực (hiện nay là các Tổng Công ty điện lực) đàm phán, ký kết và
thực hiện hợp đồng. Đối với các nhà máy điện có công suất trên 30MW, các dự án

năng lượng mới, các dự án xuất khẩu, nhập khẩu điện thuộc thẩm quyền của EVN.
Đối với các hợp đồng bán buôn điện thì bên bán điện là EVN, bên mua điện là các
tổng Công ty điện lực thành viên.

9


Điện lực là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, vì vậy các bên khi tham gia vào
hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối điện đều phải có giấy phép hoạt động điện
phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động như phát điện, phân phối điện, truyền tải điện
theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN
ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (naylà Bộ Công
Thương) về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ
sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực và Quyết định số
15/2008/QĐ-BCT ngày 1/7/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng
giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo quyết định số 32/2006/QĐ-BCN
ngày 06/9/2006 thì để được bán điện chủ đầu tư các dự án điện phải có giấy phép
phát điện, bên mua điện phải có giấy phép bán buôn/bán lẻđiện.
Cùng với quá trình xây dựng thị trường điện tại Việt Nam thì chủ thể
HĐMBĐ sẽ có thay đổi phù hợp với các cấp độ phát triển của thị trường và cấu trúc
thị trường được phê duyệt. Cụ thể là ở thị trường phát điện cạnh tranh sẽ vẫn duy trì
chế độ một người mua, tức là chỉ có một chủ thể trong thị trường chịu trách nhiệm
mua điện từ nhà máy và bán lại cho các đơn vị phân phối điện. Đến giai đoạn thị
trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ có nhiều chủ thể cùng cạnh tranh mua buôn điện,
các đơn vị phát điện (bên bán điện) có thể lựa chọn nhiều đối tác mua điện của mình.
Như vậy, chủ thể HĐMBĐ trước hết bị giới hạn bởi yêu cầu về giấy phép
hoạt động điện lực. Bất cứ chủ thể nào muốn tham gia vào hoạt động mua bán điện
đều phải có giấy phép hoạt động điện lực phù hợp. Do điều kiện thực tế ở Việt Nam
hiện nay mà chủ thể này còn đặc biệt ở chỗ một bên của hợp đồng luôn là EVN

và/hoặc các đơn vị thành viên của EVN. Tuy nhiên giới hạn này sẽ nhanh chóng
được thay đổi cùng với quá trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.
+ Tính phức tạp của HĐMBĐ: Hợp đồng mua bán điện là một trong những
loại hợp đồng phức tạp nhất cả về mặt nội dung cũng như thủ tục đàm phán, kí kết
và thực hiện hợp đồng. Thực tế không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước khác trên
thế giới quá trình đàm phán thường kéo dài 1 - 2 năm hoặc lâu hơn, ở nhiều nước

10


sau khi kí kết hợp đồng mua bán điện, các bên còn phải trình, báo cáo các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
+ Đối tượng của HĐMBĐ là điện năng, một loại hàng hóa đặc biệt, ở nhiều
loại nguồn điện như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời... việc sản xuất
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết vì vậy không phải lúc nào cũng có thể
đảm bảo sản xuất ổn định, luôn phải kết hợp các loại nguồn điện khác nhau để đảm
bảo lượng điện năng ổn định cung cấp cho nền kinh tế - xã hội. Ngoài ra do điện
năng là loại hàng hóa không thể dự trữ, quá trình sản xuất và sử dụng phải diễn ra
đồng thời nên cần phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa bán điện và
mua điện. Do tính đặc thù của đối tượng mà HĐMBĐ phải bao gồm nhiều điều
khoản khác nhau như pháp lý, thương mại và kỹ thuật để bao quát được tất cả các
khía cạnh của quan hệ mua bán điện; ngoài phần chính của hợp đồng, mỗi hợp đồng
mua bán điện thường bao gồm khoảng trên dưới 10 phụ lục kèm theo quy định chi
tiết về các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng điện năng, đo đếm lượng điện năng giao
nhận, tính toán tiền điện, điều độ... Đối với những trường hợp đồng mua bán điện từ
các IPP, để đảm bảo khả năng sẵn sàng cung cấp điện, chất lượng điện năng, các
hợp đồng này luôn có phần Phụ lục về các thông số kỹ thuật, thử nghiệm, nghiệm
thu nhàmáy.
+ Thời hạn HĐMBĐ
Thông thường thời hạn hợp đồng mua bán điện tương đối dài, nhất là đối với

các HĐMBĐ từ các IPP. Bằng việc xác định thời hạn mua bán điện, chủ đầutư có
thể nhìn nhận được nguồn tiền thu được từ nhà máy, xác định lợi nhuận mà mình có
thể đạt được, bởi vậy thời hạn này thường phải đảm bảo đủ dài để các chủ đầu tư
thu hồi được vốn đã bỏ ra và người mua điện có giá điện hợp lý. Nếu thời hạn hợp
đồng ngắn, giá điện sẽ cao hơn thời hạn dài bởi chủ đầu tư phải thu hồi vốn nhanh
hơn. Ở Việt Nam hiện nay thường kí HĐMBĐ với thời hạn từ 20 - 25 năm. Riêng
đối với các đơn vị phát điện thuộc EVN đang tiến hành cổ phần hóa và hợp đồng
bán buôn điện được kí hàngnăm.
+ HĐMBĐ thường bị quản lý về giá.

11


Ở Việt Nam hiện nay các HĐMBĐ ở Việt Nam có hai cơ chế giá: giá một
thành phần và giá hai thành phần.
Giá một thành phần thường được áp dụng đối với các nhà máy thủy điện và
nhiệt điện 100% vốn của EVN (ở các trường hợp này giá điện được Hội đồng Quản
trị EVN phê duyệt theo từng năm dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của nhà
máy) hoặc các hợp đồng bán buôn điện giữa EVN và các Công ty điện lực.
Giá điện hai thành phần chủ yếu được áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện.
Hai thành phần của giá điện bao gồm: phí công suất (Capacity Charge) và phí năng
lượng (Energy Charge). Phí công suất thông thường bao gồm các thành phần chi
phí cố định đảm bảo để bên bán duy trì việc vận hành nhà máy và trả lãi vay. Phí
năng lượng bao gồm các chi phí biến đổi và dựa trên sản lượng điện thực tế cung
cấp. Chiphínhiênliệuthườngđượcthutừphínănglượng(vìvậyđốivớicácdựánhầu như
không phải trả chi phí nhiên liệu như các dự án thủy điện,giá điện là giá toàn phần).
Tại Việt Nam hiện nay pháp luật quy định HĐMBĐ phải thực hiện theo biểu
giá hoặc khung giá do Nhà nước ban hành. Khi thị trường phát điện đi vào vận hành
phần điện năng mua bán trên thị trường sẽ thực hiện theo cơ chế xác định giá phát
điện, giá bán buôn điện theo quy định của thị trường, phần điện năng mua bán theo

hợp đồng có thời hạn vẫn phải tuân thủ về khung giá, biểu giá do cơ quan có thẩm
quyền ban hành.
1.1.3. Phân loại hợp đồng mua bánđiện
HĐMBĐ rất phong phú, đa dạng trong thực tế. Về mặt khoa học, người ta có thể
phân chia HĐ thành những loại khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau như:
- Dựa trên yếu tố lãnh thổ có thể phân loại Hợp đồng mua bán điện thành hai
loại là Hợp đồng mua bán điện trong nước và Hợp đồng mua bán điện với nước
ngoài. Do đặc thù của điện năng là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng
thời và luôn cần có hệ thống đường dây truyền tải, phân phối đến bên mua,
người tiêu dùng, vì vậy các hợp đồng mua bán điện với nước ngoài thường được

12


kí kết với các nước lân cận mà đối với Việt Nam chủ yếu là mua bán điện với
Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Hiện nay cùng với quá trình hợp tác phát triển ngành điện trong khu vực
ĐôngNam Á, ngànhđiệncácnước ASEAN, trongkhuôn khổ hợp tácHAPUA (Heads
of ASEAN Power Utilities/Autortities) đang tiến hành xây dựng mẫu Hợp đồng đấu
nối song phương (Bilateral Interconnection Arangement Model) để thuận tiện cho
các bên trong quá trình mua bán điện qua biên giới. HAPUA đang cố gắng xây
dựng mẫu cho cả hai phương thức mua bán điện thời hạn dài (long term model) và
mẫu cho phương thức mua bán ngày tới (day-ahead model). Điểm khác biệt lớn
nhất giữa hai mẫu này là với long-term model sẽ xác định rõ bên bán và bên mua
điện trong suốt thời hạn hợp đồng còn đối với day-ahead model thì bên bán điện và
bên mua điện có thể thay đổi từng ngày, cụ thể là bên nào có nhu cầu mua điện/bán
điện sẽ gửi thông báo cho bên kia theo một chương trình xác định để các bên cùng
thỏa thuận thống nhất về sản lượng diện mua bán. Day-ahead model là dạng hợp
đồng hết sức linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho các bên trong hợp tác mua bán điện
và trợ giúp lẫn nhau nhất là khi xảy ra sự cố của hệ thống cần có nguồn điện bổ

sung kịpthời5.
Dựa trên các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng, có thể phân
loại hợp đồng mua bán điện thành:
+ Hợp đồng mua điện từ các đơn vị phát điện (Power Purchase Agreement PPA). Loại hợp đồng này được kí kết giữa đơn vị phát điện và Tập đoàn Điện lực
Việt Nam hoặc các đơn vị phân phối điện trong EVN (tùy theo mức công suất và
nguồn nhiên liệu theo phân cấp giữa Tập đoàn và các đơn vị).
+ Hợp đồng bán buôn điện: được kí kết giữa EVN và các đơn vị phân phối
điện (bao gồm 11 Công ty điện lực hạch toán độc lập là thành viên của Tập đoàn
Điện lực Quốc gia Việt Nam. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phương

5

HAPUA Group No5 Project No6 Report on Model Bilateral Interconnection Arangement, Hanoi, 02-04 Nov
2009

13


án tái cơ cấu các Công ty phân phối này để hình thành 5 Tổng Công ty phân phối
điện. Khi các Tổng Công ty này được thành lập thì các hợp đồng bán buôn điện sẽ
được chuyển giao cho các Tổng Công ty này thực hiện).
+ Hợp đồng mua bán điện đối với các khách hàng trực tiếp sử dụng điện được
kí kết giữa các Công ty phân phối điện và khách hàng sử dụng điện (bao gồm cả
khách hàng dùng điện để sản xuất và sinh hoạt).
-

Dựa trên luật áp dụng hiện nay ở Việt Nam có hai loại hợp đồng mua bán

điện là hợp đồng mua bán điện áp dụng pháp luật Việt Nam và hợp đồng mua bán
điện áp dụng pháp luật nước ngoài. Hợp đồng mua bán điện kí kết với các đối tác

nước ngoài hoặc đối với các dự án điện được đầu tư theo hình thức BOT mà nhà
đầu tư nước ngoài thông thường áp dụng pháp luật nước ngoài, chủ yếu là luật
Singapore hoặc luậtAnh.
-

Theo phương án tính tiền điện có hai loại là hợp đồng giá toàn phần và giá

hai thành phần (bao gồm chi phí điện năng và phí công suất). Sự khác nhau giữa giá
điện toàn phần và hai thành phần sẽ được phân tích kỹ ở phần dưới đây về giá điện.
Trong phạm vi luận văn thạc sĩ của chuyên ngành Luật Kinh tế, luận văn này
chỉ tập trung nghiên cứu hợp đồng mua bán điện từ các đơn vị phát điện và hợp
đồng bán buôn điện áp dụng pháp luật Việt Nam.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện
1.2.1. Những đặc thù của điện năng - một loại hàng hóa đặc biệt
Điện năng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, không chỉ
trong đời sống hàng ngày mà cả trong sản xuất kinh doanh. Điện cùng với các yếu
tốkháctrongcơsởhạtầng thường phảiđượcđầutưpháttriểntrướcmộtbướcđể tạo điều
kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên do đặc thù của điện năng nên
việc sản xuất, truyền tải, phân phối, mua bán hay sử dụng điện đều rất khác biệt so
với các loại hàng hóa thông thường khác. Điểm tạo nên sự khác biệt của điện năng,
như đã được nhắc đến ở phần trên, chính là đặc điểm điện năng hầu như không dự
trữ được, quá trình sản xuất và tiêu dùng phải diễn ra đồng thời, do đó cần có hệ

14


thống đường dây truyền tải và phân phối thống nhất từ nơi sản xuất
đếnnơitiêuthụ.Cũngvìđặcđiểmnàymàquyhoạchpháttriểnđiệnlựcrấtquan trọng, việc
xây dựng các nhà máy mới không những cần khai thác triệt để lợi thế tự nhiên mà
còn phải phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng lân cận. Việc

sản xuất của các nhà máy và tiêu thụ điện của các khách hàng cần được điều phối
nhịp nhàng và thống nhất, vì vậy cần có cơ quan điều hành việc đưa điện lên lưới và
sử dụng điện - trong ngôn ngữ ngành điện gọi là điều độ hệ thống điện. Bởi vậy
trong HĐMBĐ luôn phải có các điều khoản về điều độ vận hành để đảm bảo nhà
máy tuân thủ mệnh lệnh điều độ của Trung tâm điều độ đưa ra. Theo một lộ trình
xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên bán điện và bên mua điện phải công
bố sản lượng điện có thể bán và có thể mua để Trung tâm điều độ có cơ sở vận
hành, điều độ toàn bộ hệ thốngđiện.
Một đặc điểm nữa của điện năng cũng cần được nhắc đến là tuy điện năng rất
quan trọng trong đời sống nhưng cũng nguy hiểm đối với sức khỏe con người hoặc
các loài vật khi tiếp xúc. Bởi thế sử dụng điện an toàn luôn được ưu tiên, và vì thế
trong HĐMBĐ các bên cần thỏa thuận về cách thức xác định tình trạng khẩn cấp,
hành động kịp thời khi tình trạng khẩn cấp xảy ra và hậu quả của tình trạng này.
Đồng thời, bên bán là các nhà máy điện luôn phải cam kết vận hành và bảo dưỡng
nhà máy theo quy định của pháp luật và thông lệ ứng dụng cẩn trọng ngành điện
(Prudent UtilitiesPractices).
1.2.2. Chính sách quản lý và phát triển năng lượng điện ở Việt Nam
Chính sách quản lý và phát triển điện năng ở Việt Nam thể hiện qua một số
điển chính như: quy hoạch, chiến lược phát triển điện lực; quy định các điều kiện
kinh doanh các hoạt động điện lực; khuyến khích việc hợp tác phát triển điện lực
với nước ngoài; yêu cầu phát triển nguồn điện, lưới điện phải đảm bảo bền vững,
tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường,
khuyến khích phát triển điện năng đi đôi với thủy lợi, chống úng, chống hạn, bảo
đảm mục tiêu phát triển nông nghiệp.

15


1.2.2.1. Nhà nước quản lý về quy hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp
điệnnăng

Theo quy định tại Điều 9 Luật Điện lực thì Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương) tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực
địa phương trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công
Thương phê duyệt và phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia, đến lần thứ 6 năm 2004 sử dụng tên gọi Chiến lược
phát triển điện lực, mỗi văn bản quy định về quy hoạch, chiến lược phát triển ngành
điện trong 5 năm, có định hướng cho 10 năm tiếp theo, chuẩn bị hai phương án: phụ tải
cao và phụ tải cơ sở. Hiện nay ngành điện đang thực hiện theo Chiến lược phát triển
ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến năm 2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004
(Quy hoạch điện VI). Khoản 1 Điều 11 Luật Điện lực và Điều 3 Quy định quản lý đầu
tư xây dựng các dự án điện độc lập ban hành kèm theo Quyết định 30/2006/QĐ-BCN
(sau đây gọi tắt là Quyết định 30/2006/QĐ-BCN) thì việc đầu tư xây dựng các dự án
điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Đối với các dự án không có trong quy hoạch phải được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt quy hoạch đồng ý trước khi chuẩn bị đầu tư. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia hoặc quy hoạch phát triển điện lực địa phương được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố, nhà đầu tư đăng kí tham gia đầu tư các dự
án điện. Nhà đầu tư muốn đầu tư dự án ngoài danh mục phải xin phép cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực trước khi thực hiện.
Tại các quy hoạch phát triển điện lực ngoài việc công bố danh mục các dự án
nguồn điện, lưới điện đầu tư xây dựng trong thời hạn 5 năm, định hướng cho 10
năm tiếp theo còn quy định về mục tiêu, định hướng phát triển nguồn điện, lưới
điện, cơ khí điện lực, tư vấn chuyên ngành điện... thể hiện rõ quan điểm phát triển,

16



chính sách của Nhà nước đối với công nghiệp điện, cấp dịch vụ điện đảm bảo chất
lượng, liên tục, an toàn, hiệuquả.
1.2.2.2. Nhà nước quản lý về điều kiện kinh doanh các hoạt động điệnlực
Pháp luật Việt Nam, từ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của
Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện đến Luật Điện lực năm 2004 và
các văn bản khác đều quy định điện năng là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Các
chủ thể tham gia kinh doanh các khâu trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân
phối điện đều phải có Giấy phép hoạt động điện lực phù hợp. Một số trường hợp
đặc biệt do phát điện hoặc mua bán điện với các nước láng giềng với quy mô nhỏ
theo quy định của Bộ Công Thương, đầu tư xây dựng cơ sở phát điện tự sử dụng mà
không bán cho tổ chức, cá nhân khác; kinh doanh điện vùng nông thôn, miền núi,
hải đảo với công suất dưới 50kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp cho
khách hàng sử dụng thì được miễn giấy phép hoạt động điện lực.
Để có được giấy phép hoạt động điện lực, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng
các yêu cầu cụ thể về nhân lực, kinh nghiệm... tùy thuộc vào hoạt động điện lực mà
các chủ thể này đăng kí thực hiện. Hiện nay quy định cụ thể về trình tự thủ tục, điều
kiện cấp, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Quyết
định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ
sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực và Quyết định số
15/2008/QĐ-BCT ngày 01/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ
sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm teo
quyết định số32/2006/QĐ-BCN.
1.2.2.3. Khuyến khích, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển điệnlực
Điều 5 Luật Điện lực quy định rõ:
"Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế về hoạt động điện lực
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Nhà nước

17



khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
hoạt động điện lực tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân ở trong nước hợp tác với tổ chức,
cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong hoạt động điệnlực".
Mục 2 trong phần Giải pháp đầu tư phát triển tại Quyết định số 110/2007/QĐTTg ngày 18/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển
điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI)
cũng nhắc đến việc hợp tác quốc tế trong phát triển điện năng, cụ thể là "Tính toán
xây dựng phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc
hợp lý".
Như vậy, việc mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động điện lực không chỉ
đơn thuần là khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện lực mà còn cả việc
tăng cường quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với các nước láng giềng trên cơ sở đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia.
1.2.2.4. Từng bước xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam, thực hiện giá
điện theo cơ chế thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu
tư vào lĩnh vực điệnnăng
Để khuyến khích được các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực điện lực thì
cần có cơ chế giá phù hợp, đảm bảo nhà đầu tư thu được lợi nhuận hợp lý, Quy
hoạch điện VI đã chỉ rõ: "Tiếp tục thực hiện cải cách giá điện theo lộ trình đã được
duyệt và nghiên cứu điều tra biểu giá điện theo hướng giảm bù chéo quá lớn giữa
các nhóm khách hàng. Cho phép Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn
Điện lực Việt Nam) thực hiện hạch toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích".
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và
phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam theo Quyết định số
26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 theo đó các đơn vị liên quan đang tích cực thực
hiện các nhiệm vụ được đề ra để hoàn thiện các điều kiện tiên quyết phục vụ cho
việc xây dựng và vận hành thị trường điện tại Việt Nam.
1.2.2.5. Khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng sạch


18


×