Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THĂNG LONG PHÚ THỌ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.84 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỤC 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường đã và đang có bước phát triển nhanh chóng, hội nhập kinh tế
quốc tế là xu hướng của toàn cầu và Việt Nam là một thành viên trong số đó. Ngành
dịch vụ thương mại đã trở thành một trong những ngành kinh tế chính thức đóng góp
vào sự tăng trưởng của đất nước. Trước xu thế phát triển của các ngành dịch vụ các tổ
chức, nhà đầu tư đã chớp lấy thời cơ mở ra các công ty, doanh nghiệp… kinh doanh
các dịch vụ du lịch, thương mại trong đó có công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú
Thọ.
Sau khoảng thời gian học tập và nghiên cứu các môn chuyên ngành tại trường
Đại Học Thương Mại, sinh viên năm cuối sẽ có một khoảng thời gian để đi tìm hiểu và
thực tập những kiến thức đã học tại cơ sở. Đây là khoảng thời gian quý báu để sinh
viên có cơ hội củng cố và hệ thống lại những kiến thức mà mình đã được học tại
trường, bổ sung những kiến thức còn thiếu, đối chiếu, cũng như so sánh những lý
thuyết cơ bản tại trường với những trường hợp xảy ra trong thực tế để từ đó tích lũy
cho mình những kinh nghiệp làm việc phục vụ cho các hoạt động sau này.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thương Mại và Ban lãnh đạo của
công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ đã tạo điều kiện cho em có khoảng thời
gian thực tập bổ ích trước khi ra trường, đối mặt với công việc thực tế. Em xin cảm ơn
các Thầy Cô trong khoa Đào tạo quốc tế, Cô Hoàng Thị Hải Yến - người đã nhiệt tình
giúp đỡ, hướng dẫn em làm báo cáo thực tập cùng các anh chị trong công ty đã hết
lòng chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Kính mong được sự
góp ý của thầy cô để bản báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Ký tên

1

1


1


I.

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ THĂNG LONG PHÚ THỌ
1. SGiới thiệu khái quát về công ty cổ phân đầu tư Thăng Long Phú Thọ.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Thông tin chung về công ty
Đại diện pháp luật: Dương Mạnh Tuấn
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THĂNG
LONG PHÚ THỌ
Tên công ty viết bằng tên nước ngoài: THANG LONG PHU THO
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: THANG LONG PHU THO INVEST., JSC
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài quốc doanh (100% vốn tư nhân)
Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, dịch vụ
Địa chỉ trụ sở chính: Khu Vườn Vua, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ
Tel : 0210.3878464 / Fax : 0210.3878464
Website: www:vuonvua.vn
Giấy chứng nhận đầu tư số 181021000464 do UBND tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu
ngày 28/07/2011, điều chỉnh lần thứ tư ngày 05/9/2014.
Vốn điều lệ đăng ký: 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng)
Giấy phép kinh doanh số: 181021000464, Cấp ngày: 03/02/2012
Email:

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2010, Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư Thăng Long chính thức hoạt động
theo mô hình Tập đoàn sau khi đầu tư, thành lập, sát nhập và hợp nhất các pháp nhân:
Công ty Cổ phần đầu tư Thăng Long, Công ty cổ phần đầu tư Xây Dựng và quản lý
Bất động sản Thăng Long, Công ty cổ phần Tòa nhà Công nghệ thông tin - Truyền
Thông Hà Nội,… và trong đó có Công ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ.
Ngày 28/07/2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư
số 181 021 000 464 cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long và Công ty Cổ
phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ (thuộc TIG) là Pháp nhân chủ đầu tư triển khai thực
hiện dự án Khu du lịch, biệt thự sinh thái – nghỉ dưỡng Vườn Vua tại đầm Bạch Thuỷ,
thuộc địa bàn 3 xã Đồng Luận, Trung Nghĩa và Trung Thịnh, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh

2


Phú Thọ. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận
đầu tư
Dự án có tổng diện tích 849.249 m2. Dự án đã hoàn thành đền bù GPMB, sở hữu
đất sạch 100%, đã được cấp GCN QSĐ (Sổ đỏ). Dự án đã hoàn thành đưa vào khai
thác kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, lưu trú, vui chơi giải trí . Hiện dự án đang
phát triển và thực hiện chào bán các khu biệt thự nghỉ dưỡng, tổ hợp công viên giải trí
ngoài trời.
Thanglong Phu Tho Invest đang tiếp tục xúc tiến mở rộng phát triển dự án mới
tại địa bàn như: Tổ hợp sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng, khu khai thác mỏ khoáng nóng
Bảo Yên, khu Trung tâm thương mại và chợ truyền thống… cùng với quần thể dự án
Vuon Vua Resort & Villas.

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
1.2.1. Chức năng
Công ty chuyên kinh doanh các dịch vụ du lịch, lưu trú, nghỉ dưỡng ngắn hạn,
các dịch vụ vận tải, nông nghiệp và khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, công ty cần

phải quản lý tốt các hoạt động sản xuất, hoạt động bán và các bộ phận lao động nhằm
mục đích thu lợi nhuận.
Thông qua các hoạt động kinh doanh, công ty góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, đảm bảo đời sống cho người lao động.

1.2.2. Nhiệm vụ
Cung cấp và tổ chức phục vụ các dịch vụ lưu trú, ăn uống, bổ sung theo nhu cầu
của khách và trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng các chiến lược kinh doanh và chiến lược maketing phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường du lịch nhằm thu hút khách không
ngừng nâng hiệu quả kinh doanh.
Quản lý tốt các khâu tài chính, vật tư, tổ chức, lao động đảm bảo bộ máy kinh
doanh của doanh nghiệp vận hành tốt, Thực hiện các chính sách lao đông, khen thưởng
và lương bổng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thu nhập và chế độ nghỉ
ngơi cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp.
Tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, thực
hiện đầy đủ các khoản nộp thuế cho nhà nước.

1.3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3


Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ

Hội đồng
quản trị
Tổng giám

đốc

Phòng
hành
chính

Phòng
kế
toán-tài
chính

Phòng
kinh
doanh

Bộ
phận lễ
tân

Bộ phận
nhà
hàng

Bộ
phận
buồng

Bộ
phận
bảo trì


Bộ
phận
bảo vệ

- Hội đồng quản trị: Là cơ quản quản lý công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề
-

liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu đại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám
đốc là người chịu trách nhiệm chung, là người quyết định điều hành và định hướng

-

phương án sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, chính sách pháp luật.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm toàn bộ kế hoạch kinh doanh của công ty, lập kế
hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng chiến lược kinh doanh và phương án

-

đầu tư, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.
Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập hợp, xử lý và cung

-

cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin tài chính – kế toán cho cấp trên.
Phòng hành chính: Tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý
và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách,... Phối hợp với các bộ phận

1.4.


trong công ty xây dựng và tổng hợp kế hoạch của công ty theo định kỳ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Dịch vụ khách sạn, Nhà hàng, dịch vụ ăn uống; Hoạt động của các đại lý du
lịch, kinh doanh tour du lịch; Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại;
- Vận tải hành khách đường bộ; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Đại lý ký gửi
hàng hóa; Kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải;
- Tư vấn, quảng cáo bất động sản;
- Xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
- Trồng và kinh doanh các loại cây lương thực, cây ăn quả; thực vật dùng làm gia
vị( Không nằm trong danh mục nhà nước cấm); hoa, cây cảnh; nhân giống, kinh doanh
các loại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; chế biến hàng nông sản thực phẩm.

4


- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng dùng nguyên liệu từ đất sét, gỗ,
tre, rơm, vật liệu tết bện; khai thác khoáng sản( không nằm trong danh mục nhà nước
cấm).

2. Tình hình sử dụng lao động của công ty CP đầu tư Thăng Long Phú Thọ.
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi đã tìm hiểu được số lượng và trình độ lao
động của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ được thể hiện như sau:
Bảng 1.1. Số lượng lao động của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ
Phòng ban
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng hành chính
Phòng tài chính-kế toán

Phòng kinh doanh
Bộ phận lễ tân
Bộ phận nhà hàng
Bộ phận buồng
Bộ phận bảo trì
Bộ phận bảo vệ
Tổng

2015
3
1
4
4
3
10
25
8
5
10
73

2016
2017
3
3
1
1
5
5
4

5
3
5
10
11
25
27
8
8
5
5
10
12
74
82
( Nguồn: Phòng hành chính)

Bảng 1.2: Trình độ lao động của công ty năm 2017
Trình độ
Trên đại học( Thạc sĩ)
Đại học, cao đẳng
Lao động là sinh viên
Lao động phổ thông
Tổng

Số lượng( người)
8
45
2
27

82

Tỷ lệ( %)
9.76
54.88
2.44
32.92
100
(Nguồn: Phòng hành chính)

Nhận xét: Công ty đang tập trung đầu tư cho dự án nhà hàng, khu nghỉ dưỡng tại
vườn vua nên từ bảng 1.1 ta thấy số lượng nhân viên tập trung chủ yếu tại bổ phận lễ
tân, buồng và nhà hàng ( năm 2017: 40/82 nhân viên). Từ bảng 1.2 ta có thể thấy trình
độ học vấn của nhân viên và cộng tác viên trong công ty tương đối tốt( chiếm
64.64%), nhiều nhân viên từng đi du học thạc sĩ ở các nước Anh và Pháp nên khả năng
ngoại ngữ rất chuyên nghiệp, đều được đào tạo nghiệp vụ và dày dặn kinh nghiệm, có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhân viên có trình độ trên đại học chiếm
64,64%, điều này cho thấy rằng công ty khá quan tâm đến chất lượng nhân sự ở những
bộ phận chủ chốt trong công ty. Bên cạnh đó, công ty còn tạo công việc cho lao động
địa phương.

5


2.2.

Cơ cấu lao động của công ty
Qua thời gian thực tập, tôi được cung cấp thông tin cơ cấu lao động của công ty
cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ trong 3 năm 2015,2016,2017 như sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính, các phòng chức năng năm 2015,

năm 2016, năm 2017
Tiêu chí phân loại
Tổng lao động
• Độ tuổi
18-30
>31

Năm 2015
Số người
Tỷ
lệ(%)
73
100

Năm 2016
Năm 2017
Số người
Tỷ Số người
Tỷ
lệ(%)
lệ(%)
74
100
82
100

42
31

57.53

42.47

43
31

58.11
41.8
9

49
33

59.76
40.24

Nam

26

35.62

26

29

35.37

Nữ

47


64.38

48

35.1
4
64.8
6

53

64.63

Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phòng hành chính
Phòng tài chính-Kế toán
Phòng kinh doanh
Bộ phận lễ tân

3
1
4
4
3
10

4.11
1.37

5.48
5.48
4.11
13.70

3
1
5
4
3
10

Bộ phận nhà hàng

25

34.24

Bộ phận buồng

8

10.96

Bộ phận bảo trì
Bộ phận bảo vệ

5
10


6.85
13.70

• Giới tính

• Chức năng

4.05
3
3.66
1.35
1
1.22
6.76
5
6.10
5.41
5
6.10
4.05
5
6.10
13.5
11
13.41
1
25
33.7
27
32.93

9
8
10.8
8
9.75
1
5
6.76
5
6.10
10
13.5
12
14.63
1
(Nguồn: Phòng hành chính)

Nhận xét: Từ bảng 1.3 ta thấy, độ tuổi của nhân viên của công ty không có sự
chênh lệch quá lớn, ở độ tuổi 18-30 nhân viên năng động, trẻ trung, nhiệt huyết của
tuổi trẻ,ở độ tuổi >31 thì nhân viên lại chín chắn và dày dặn kinh nghiệm. Tuy nhiên,
sự chênh lệch nam nữ khá nhiều do công ty hoạt động nhiều trong lĩnh vực du lịch nên
tỷ lệ nữ giới chiếm cao hơn. Vì công ty đang tập trung đầu tư cho dự án Khu Du lịch –

6


Biệt thự Sinh thái Nghỉ dưỡng Vườn Vua nên bộ phận nhân sự nhà hàng, lễ tân…
chiếm tỷ lệ tương đối lớn.

3. Quy mô vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ

3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của CT CP đầu tư Thăng Long
Phú Thọ
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
Vốn cố
định
Vốn lưu
động
Vốn kinh
doanh

Năm 2015
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
8.765.389.167
23.60

22.374.184.552
31.139.573.719

Năm 2016
Số tiền
11.376.727.404

Tỷ
lệ(%)
27.54


Năm 2017
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
13.529.822.343 28.11

76.40

29.927.144.836

72.46

34.607.230.027

71.89

100

41.303.872.240

100

48.137.052.370

100

(Nguồn: Phòng tài chính- Kế toán)
Nhận xét: Từ bảng 1.4 ta thấy cơ cấu vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua
từng năm. Nhìn chúng vốn lưu động của công ty luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn, tốc độ quay
vòng vốn của công ty khá nhanh. Cho thấy, điều này đảm bảo cho công ty năng động

trong việc huy động vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh.

3.2.

Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 1.5: Bảng cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015,2016,2017
Chỉ tiêu
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

2015
13.116.074.895
18.023.498.824
31.139.573.719

2016
13.894.239.043
27.409.633.197
41.303.872.240

2017
13.021.137.914
35.115.914.456
48.137.052.370

( Nguồn: Phòng tài chính- Kế toán)
Nhận xét: Từ bảng 1.5 ta thấy nợ phải trả đã giảm qua các năm( từ 2015-2017
giảm 94.936.981đồng. Tình hình vốn chủ sở hữu lại tăng khá mạnh qua các năm cho
thấy mức tự chủ tài chính của công ty khác tốt. Tuy nhiên, trong tương lai công ty cần

huy động thêm vốn để tăng vốn chủ sở hữu.

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP đầu tư Thăng Long Phú Thọ
Trong 3 năm vừa qua, công ty không ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh
để quảng bá thương hiệu, xây dựng công ty ngày càng phát triển. Sự nỗ lực đó được

7


thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm
2015,2016,2017 như sau:
Bảng 1.6: Bảng kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ 2015-2017
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và
cung cấp DV
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần (1)-(2)

4

Giá vốn hàng bán

5

Lợi nhuận gộp (3)-(4)


6

Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Chi phí quản lí kinh
doanh
Lợi nhuận từ hoạt động
KD (5)+(6)-(7)-(8)
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
(10)-(11)

7
8
9
10
11
12

Năm 2015
51.534.950.27
3
0
51.534.950.27
3
41.175.228.07

0
10.359.722.20
3
7.851.095

Năm 2016
57.853.009.80
5
0
57.853.009.80
5
49.650.387.19
6
8.202.622.609
7.094.516

Năm 2017
69.862.089.68
8
0
69.862.089.68
8
54.160.846.01
7
15.701.243.67
1
5.948.018

650.748.013
6.844.510.266


627.289.110
6.189.221.753

571.294.372
10.549.114.587

2.872.315.019

1.393.206.262

4.586.782.730

2.872.315.019
631.909.304

1.393.206.262
306.505.378

4.586.782.730
1.009.092.201

2.240.405.715

1.086.700.884

3.577.690.529

(Đơn vị : đồng ; Nguồn: Phòng tài chính- Kế toán)
Nhận xét: Từ bảng 1.6 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty càng

ngày càng phát triển. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức tăng ổn
định( 2015: 51.534.950.273 đến năm 2017: 69.862.089.688). Đồng thời với sự quản lí
tài giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm của giám đốc thì công ty mặc dù chi phí quản lí
kinh doanh có tăng lên nhưng đổi lại doanh thu lại đạt tỷ lệ cao.
Nhìn chung, Công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng
về doanh thu và lợi nhuận khá nhanh. Tuy nhiên để đạt được tăng trưởng cao và ổn
định hơn công ty cần phải có kế hoạh chi tiêu hợp lý và quản lý chặt chẽ các loại chi
phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

8


II.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH
CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THĂNG LONG PHÚ THỌ.
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của công
ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ.
Theo kết quả đã điều tra thì tình hình thực hiện chức năng quản trị và hoạt động
quản trị chung của công ty được thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 2.1: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung
( Nguồn: Sinh viên điều tra)

1.1.

Chức năng hoạch định
Nhìn và biểu đồ ta thấy, chức năng hoạch định của công ty được thực hiện khá tốt
(3.55/4), công tác hoạch định do Tổng giám đốc cùng với trưởng các phòng ban luôn
bám sát thị trường để đưa ra những kế hoạch kinh doanh rõ ràng, hợp lí để tạo nên chất

lượng, uy tín, tạo lòng tin cho khách hàng. Thông qua công tác hoạch định công ty đã
đạt được khá nhiều thành công trong việc quảng bá thương hiệu, thu hút lượng khách
đông đảo.
Hạn chế: Công ty hoạch định theo hình thức hoạch định từ trên xuống nên trong
một vài dự án kế hoạch không sát với thực tế nên khó thực hiện.

1.2.

Chức năng tổ chức.
Đối với chức năng tổ chức, hoạch định hữu hiệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân chia các bộ phận. Nhìn vào sơ đồ 1.1 ta có thể thấy sơ đồ cấu trúc tổ chức
của công ty được thể hiện một cách khá chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một
cách khoa học và hợp lý. Công ty được chia thành các phòng ban, thực hiện theo
chuyên môn của mình. Nhờ phòng kinh doanh nắm bắt được nhu cầu thị trường mà
các dự án của công ty được hoàn thành xuất sắc, đáp ứng nhu cầu khách hàng và mang
lại lợi nhuận cho công ty. Cũng từ việc nắm bắt nhu cầu đó mà phòng kế toán – tài
chính có thể chuẩn bị vốn để phục vụ kịp thời cho các dự án. Căn cứ vào từng nhiệm
vụ cụ thể ở mỗi phòng ban mà phòng hành chính sẽ tuyển dụng nhân sự phù hợp.
Chính vì điều đó mà chức năng tổ chức được nhân viên trong công ty đánh giá với số
điểm khá cao (3.45/4).
Hạn chế: Phức tạp trong phối hợp giữa các phòng ban và ra các quyết định liên
quan đến nhiều phòng ban.

9


1.3.

Chức năng lãnh đạo
Dưới sự lãnh đạo xuất sắc của giám đốc Dương Mạnh Tuấn đã đưa công ty ngày

càng phát triển trong những năm vừa qua dù chức năng tổ chức chưa thực sự hoàn hảo.
Sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, giám đốc luôn lắng nghe, thu thập thông tin,
lắng nghe ý tưởng của nhân viên đi trước sau đó mới đưa ra quyêt định. Bên cạnh đó,
chính sách đãi ngộ nhân viên của công ty rất tốt, luôn khen thưởng hàng tháng để nhân
viên có mục tiêu phấn đấu. Tuy nhiên, công ty vẫn đặt ra những chỉ tiêu, yêu cầu trong
công việc. Vì thế chức năng lãnh đạo được nhân viên đánh giá đạt 3.7/4.
Hạn chế: Trình độ quản lý của một số trưởng bộ phận có đôi chỗ chưa thỏa đáng.

1.4.

Chức năng kiểm soát
Với sự đánh giá 3.4/4 cho thấy mọi quá trình hoạt động của công ty đều được

giám đốc kiểm soát khá chặt chẽ. Công ty tiến hành kiểm soát trên cơ sở xác định kết
quả kinh doanh so với mục tiêu đã đặt ra cũng như tìm các nguyên nhân sai lệch để
điều chỉnh và mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

- Kiểm soát đơn hàng, khách hàng: các phòng ban liên quan kiểm soát đơn hàng hàng
-

quý để đảm bảo lượng khách sử dụng dịch vụ của công ty ngày càng tăng.
Kiểm soát hành chính: Phòng hành chính sẽ chịu trách nhiệm quản lí nhân sự báo cáo
kịp thời lên Ban giám đốc về những trường hợp nghỉ tạm thời hay ngỉ hẳn của nhân

-

viên để điều chỉnh nhân sự.
Kiểm soát tài chính- kế toán: Đây là khâu rất quan trọng trong công ty kinh doanh, đây
là công cụ đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu, chính sách của công ty, cho thấy
công ty lãi hay lỗ qua các năm.

Hạn chế: Trong quá trình thực hiện kiểm soát vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa
phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng làm việc.

• Đánh giá chung: Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng công tác thực hiện chức năng quản
trị của công ty thực hiện khá tốt.
2. Công tác quản trị chiến lược của công ty CP đầu tư Thăng Long Phú Thọ
2.1. Tình thế môi trường chiến lược
2.1.1. Môi trường vĩ mô
- Kinh tế: Các yêu tố kinh tế các tác động rất lớn tới kinh doanh du lịch và thương mại:
Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập… kéo theo thu
nhập của dân cư và dẫn đến sự tác động vào nhu cầu du lịch. Thanglong Phu Tho
invest đang hướng tới dòng khách hàng trước hết là có thu nhập cao. Lượng khách

10


hàng của công ty ngày càng tăng, điều này được thể hiện ở doanh thu của công ty:
Năm 2015 công ty đạt doanh thu là 51.534.950.273 đồng nhưng đến năm 2017 doanh
thu đạt gần 70 tỷ.
Những biến động của tình hình kinh tế có thể tạo ra những cơ hội và thách thức
cho công ty. Để đảm bảo thành công của dự án công ty cần đưa ra những giải pháp và

-

chính sách phù hợp với từng giai đoạn.
Chính trị - pháp luật: Chính trị là yếu tố vừa mang lại cơ hội cũng như thách thức đối
với công ty du lịch dịch vụ bao gồm sự ổn định của tình hình an ninh chính trị, trật tự
xã hội, đảm bảo an ninh cho dân cư cũng như khách hàng, các chính sách và cơ chế
của Nhà nước đối với ngành kinh doanh. Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách hoặc là

nâng cao hoặc là hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch dịch vụ.
Hệ thống pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của doanh
nghiệp du lịch. Bởi ngành du lịch dịch vụ là ngành rất nhạy cảm vì vậy, pháp luật ảnh

-

hưởng rất lớn tới sự phát triển của nó.
Văn hóa – xã hội: Là cơ sở để tìm hiểu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Môi
trường văn hóa xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của nhóm dân cư từ đó hình
thành nên thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường.
Thanglong Phu Tho invest được xây dựng tại vùng đất có nhiều khu di tích lịch
sử: vua Hùng, Núi Tản... Dự án King Garden Resort & Villas của công ty nằm gần
ranh giới giữa Hà nội và Phú Thọ, cách trung tâm Hà Nội 65km theo đường Láng Hoà
Lạc và qua cầu Đồng Quang. Theo truyền thuyết đây là khu vườn và bến thuyền mà
Vua Hùng thường ghé chơi du ngoạn, thưởng thức phong cảnh. Đây chỉnh là điểm thu
hút lượng khách hàng lớn cho công ty.
Theo nghiên cứu cho thấy lượng tiêu thụ dịch vụ ở thành phố lớn hơn rất nhiều

-

so với nông thôn do mật độ và số lượng.
Môi trường tự nhiên: Yếu tố tự nhiên của mỗi quốc gia là tài sản vô giá đối với sự phát
triển của quốc gia đó, đó là các danh lam thắng cảnh, các cảnh quan môi trường. Thực
tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mức báo động.
Tuy nhiên, Thanglong Phu Tho invest lại nằm ở vị trí đắc địa xung quanh là đầm sen
tự nhiên thơm ngát. Đây chính là điểm cốt lõi, là sức hút mạnh mẽ thu hút tập khách

hàng.
2.1.2. Môi trường ngành
Du lịch và thương mại đã và đang được xã hội ngày càng quan tâm, ngày nay có

rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Cải tiến chất lượng dịch vụ là vấn
đề cần thiết và cấp bách nhất hiện nay.

11


Khách hàng: Yêu cầu của khách hàng về uy tín thái độ làm việc, cũng như chất
lượng của các dịch vụ lưu trú, tham quan của công ty ngày càng cao. Khách hàng hiện
nay thường quan tâm tới những vấn đề này hơn là giá cả. Thấy rõ được nhu cầu này
của khách hàng, công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và thương mại.
Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động du lịch thương mại vốn bị cạnh tranh khá gay gắt
bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Thanglong Phu Tho invest vẫn đạt
mức tăng trưởng cao. Để đạt được những thành quả kinh doanh vượt trội công ty cần
đưa ra một chiến lược cạnh tranh hiểu quả, phát huy những điểm mạnh của mình.

2.1.3. Hạn chế
Công ty chưa chú trọng vào hoạt động truyền thông: Truyền thông chính là
phương tiện gần nhất để đưa PR về những dịch vụ của công ty đến khách hàng nhanh
nhất.
Công ty có đội ngũ kinh doanh trẻ năng động, sáng tạo, tuy nhiên kinh nghiệm
trong việc theo dõi và đánh giá môi trường kinh doanh còn non yếu. Bởi vậy việc phân
tích môi trường chiến lược của công ty còn nhiều khó khăn.

12


2.2.

Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường.
Biểu đồ 2.2. Đánh giá công tác thực hiện hoạch định chiến lược

( Nguồn: Sinh viên điều tra)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy công tác thực hiện hoạch định chiến lược của công ty ở
mức khá. Trong đó ta thấy, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và triển khai
phát triển thị trường được đánh giá khá thấp ( 2.55 và 2.6). Nguyên nhân là Thanglong
Phu Tho invest đang tập trung đầu tư cho dự án resort Vườn Vua mà tập khách hàng
mục tiêu là những người có thu nhập khá và cao nên giá cả của các dịch vụ không phù

hợp với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp.
2.2.1. Chiến lược thị trường
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường du lịch thương mại ngày càng được
mở rộng và gay gắt. Vì vậy, để duy trì và phát triển công ty cần có những chiến lược
đúng đắn để tìm hiểu, khám phát và kiểm soát thị trường và phụ vụ tốt hơn nhu cầu
của thị trường.
Vì thị trường thị rất rộng lớn nên để kinh doanh đạt hiệu quả cao, công ty đã
chọn cho mình thì trường mục tiêu và đưa ra các chiếc lược để hướng tới mục tiêu đó.

2.2.2. Chiến lược cạnh tranh
Sự thành công của công ty được thể hiện một cách rõ nét nhất thông qua vị trí mà
công ty đạt được trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình hoạt động
kinh doanh, công ty đã thực hiện chiến lược chi phí cao, nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ. Khi áp dụng chiến lược này, giá của các dịch vụ tương đối cao, vì vậy để hoạt
động kinh doanh có hiệu quả thì công ty phải dựa vào uy tín và thương hiệu của mình
để thu hút khách hàng ( doanh thu đạt gần 70 tỷ năm 2017)

2.3.

Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ
Lợi thế cạnh tranh của công ty chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao.
Đây là lợi thế mà công ty cần phát huy và đẩy mạnh quy mô và vị thế trên thị trường.
Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ nhân viên trẻ năng động và cố trình độ cao.

Nguồn lực tài chính là một trong những thế mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh
tranh. Công ty tham gia nhiều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng,
dịch vụ lưu trú,khai thác khoáng sản… vì vậy năng lực tài chính của công ty tương đối
tốt.
Tuy nhiên, công ty còn có một số hạn chế như sau:

13


- Việc phân bổ đầu tư của công ty còn nhiều hạn chế, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn
vẫn chưa có giải pháp khả thi.
- Hoạch định chiến lược công ty còn chưa tốt.
- Hoạt động trong nhiều ngành nên có nhiều đối thủ cạnh tranh.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
Quản trị bán:

- Xây dựng kế hoạch bán hàng: Sản phẩm dịch vụ là vô hình , vì vậy công ty rất coi
trọng và đưa ra các kế hoạch cho người bán hàng, những người trực tiếp giao tiếp với
khách hàng nhằm thỏa mãn sự hài lòng của họ. Công ty có nhiều chính sách thu hút

-

khách hàng.
Kiểm soát bán hàng: Công ty kiemr soát dựa vào doanh thu, số lượng khách hàng mỗi
năm và mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên qua các cuộc khảo sát. Từ
kết quả đó, công ty nên đưa ra những điều chỉnh về mục tiêu, chất lượng bán và điều
chỉnh nguồn nhân lực phù hợp.

- Hạn chế:
Kiểm soát bán hàng vẫn chưa thường xuyên và chặt chẽ.

Chưa có phương pháp dự báo bán hàng phù hợp.
Tại vườn Vua công ty có xây dựng 2 nhà hàng lớn vào mùa lễ hội hay vào dịp
cuối tuần lượng khách hàng khá đông nhưng nguồn lực của công ty khá ít( Bộ phận
nhà hàng vào năm 2017 có 27 nhân viên: bếp, order, phục vụ, thu ngân..) dẫn đến tình
trạng phục vụ không chu đáo, gây ra tình trạng chồng chất công việc cho nhân viên.

4. Công tác quản trị nhân lực của Công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực của công ty
Mô tả công việc là định hướng quan trọng nhằm giúp nhân viên nắm rõ được
chức năng cũng như trách nhiệm và quyền hạn của bản thân. Bản mô tả công việc là
cơ sở để cho doanh nghiệp tiến hành công tác tuyển chọn nhân viên và bố trí công việc
cho nhân viên trong công ty. Đối với những nhân viên gắn bó lâu năm cũng như có
năng lực sẽ được ưu tiên đảm nhiệm vị trí chủ chốt và phân công công việc phù hợp
với khả năng của từng người.
Vào các dịp lễ hay cuối tuần nhân viên trong công ty phải hạn chế nghỉ hơn so
với các ngàng khách bởi đây là dịp các hoạt động trong công ty được diễn ra mạnh mẽ
hơn.

14


Hạn chế: Tuy nhiên, việc bố trí nhân viên trong công ty cũng chưa hợp lí lắm vì
nhiều nhân viên phải đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò.

4.2. Tuyển dụng nhân lực
4.2.1. Mục đích và nguyên tắc tuyển dụng
Đáp ứng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty. Đội ngũ nhân viên phải có
năng lực để thực hiện và hoàn thành tốt công việc được giao.
Nguyên tăc tuyển dụng: Ưu tiên từ nguồn nội bộ sau đó mới tính tuyển dụng từ
nguồn bên ngoài. Mỗi nguồn sẽ có điểm mạnh điểm yếu riêng tuy nhiên nguồn nội bộ

sẽ bớt được gánh nặng cho người đào tạo và áp lực học hỏi của nhân vien mới sẽ cao
hơn.
Khi tuyển dụng mỗi công việc sẽ có những yêu cầu riêng, tuy nhiên có kinh
nghiệm sẽ là một lợi thế.

4.2.2. Nguồn tuyển dụng
Nguồn nội bộ, lao động thời vụ, sinh viên hiện đang thực tập tại công ty.
Tuyển dụng qua các nguồn bên ngoài thông qua phương tiện thông tin: Website,
mạng xã hội…

15


4.2.3. Thủ tục
Phòng hành chính có trách nhiệm đảm bảo đầy giấy tờ cần thiết, nhận hồ sơ,
chọn lọc và tiến hành phỏng vấn, quyết định tiếp nhận và cho thử việc.

4.3.

Đào tạo và phát triển nhân lực
Nhân viên trong công ty được đào tạo chủ yếu bằng cách người đi trước giàu
kinh nghiệm thì truyền đạt lại cho người đi sau. Những nhân vien trải qua quá trình
tuyển dụng nghiêm ngặt và chặt chẽ sẽ được sắp xếp vào các vị trí phù hợp với năng
lực trong công ty. Do đó, trong quá trình làm việc công ty ít chú trọng trong việc
training, đào tạo và phát triển kĩ năng cho nhân viên. Vì không được đào tạo một cách
bài bản nên việc phát triển nhân lực diễn ra chậm gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc
của công ty.

4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
4.4.1. Công tác đánh giá

Nhân viên làm việc được đánh giá theo kết quả thực hiện công việc. Nếu nhân
viên đảm bảo công việc có chất lượng tốt, được khách hàng và đồng nghiệp đánh giá
cao hoàn thành công việc trước thời hạn sẽ được đánh giá cao để cuối tháng nhận
thưởng. Nếu không đảm bảo theo yêu cầu đã được đặt ra thì sẽ bị khiển trách và đánh
giá thấp.

4.4.2. Công tác đãi ngộ
Tiền lương: Tùy vào vị trí đảm nhận, năng lực làm việc. Lương sẽ được chuyển
khoản vào ngày 15 hàng tháng.
Tiền thưởng: Thưởng theo doanh thu và doanh số mà nhân viên đó đã làm việc
với khách hàng: ngoài ra còn có thưởng các ngày lễ tết.
Phúc lợi: Nhân viên được hưởng chế đảo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo
quy định.
Ngoài ra công ty còn có các chính sách đãi ngộ: có lương tháng thứ 13, phụ cấp
ăn trưa ( 25000 đồng/ người), phụ cấp đi lại ( 300000 đồng/ người) và có xe đưa đón
đối với nhân viên ở xa.

4.4.3. Hạn chế
Công ty ít khi tổ chức các chuyến du lịch để tạo tinh thần đoàn kết và sự nỗ lực
của nhân viên

16


Mức thưởng của công ty chưa phân rõ ràng theo các mức độ hoàn thành công
việc của nhân viên, dẫn đến tình trạng đố kị nhau ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long
5.1.


Phú Thọ.
Quản trị dự án
Công ty đang tập trung đầu tư cho dự án khu Du lịch, biệt thự sinh thái nghỉ
dưỡng Vườn Vua. Đây là một dự án khá hấp dẫn với quy hoạch tái hiện hình ảnh kiến
trúc phong cách Pháp, những dãy phố cổ Hà Nội, những villas nhà vườn truyền thống
Bắc Bộ… Dự án được hoàn thành và mang lại cho công ty nhiều nguồn lợi bởi lượng
khách hàng đổ bộ ngày càng tăng. Qua quá trình kinh doanh công ty đã chứng tỏ được
tiềm năng và khả năng của mình.

5.2.

Quản trị rủi ro
Trong quá trình kinh doanh khi gặp các rủi ro thì các bộ phận phải liên hệ với
nhau để có biện pháp kịp thời xử lý. Luôn coi trong việc tuyển dụng và liên tục đào tạo
nhân lực để tránh trường hợp thiếu nhân viên hay không có nhân viên thay thế.
Tuy nhiên, công ty còn có hạnh chế đó là chưa có quỹ tài trợ rủi ro và biện pháp
tải trợ rủi ro cụ thể.

5.3.

Quản trị chất lượng dịch vụ
Xuyên suốt quá trình sử dụng dịch vụ của công ty khách hàng luôn nhận được sự
chăm sóc nhiệt tình của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm để cho
khách hàng luôn đặt lòng tin và an tâm ở mọi thời điểm. Công ty luôn tìm cách làm
cho khách hàng cảm thấy thoải mãi và không phải chờ đợi quá lâu.
Những câu hỏi và thắc mắc của khách hàng sẽ được nhân vien giải đáp nhanh
chóng và kịp thời. Hơn nữa, mỗi lần khách hàng kết thúc dịch vụ luôn có các nhân
vien chăm sóc khách hàng để lắng nghe những đóng góp nhận xét về dịch vụ của công
ty
Hạn chế: Công tác quản trị chất lượng dịch vụ chưa có sự nổi bật đối với đối thủ

cạnh tranh.

17


III.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu
kém và cần có những giải pháp khắc phục. Qua quá trình phân tích ở trên ta có thể
tháy rằng công ty gặp khá nhiều vấn đề về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
thêm vào nữa đó những vấn đề trong công tác cung ứng dịch vụ thương mại. Trên cơ
sở đó, em xin được đề xuất một số đề tài như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ
phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ
Đề tài 2: Giải pháp hoàn thiện công tác cung ứng dịch vụ thương mại cho công
ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
3
4

Website công ty: www:vuonvua.vn
Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú Thọ

Các bảng biểu, tài liệu từ phòng Hành chính, Phòng tài chính – kế toán.
Tham khảo các tài liệu trên trang: />PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông( Bà)!
Tôi là:………………………… Sinh viên khoa: Đào tạo Quốc tế, trường Đại học
Thương Mại. Hiện nay tôi đang thực tập tại công ty cổ phần đầu tư Thăng Long Phú
Thọ. Để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề của công ty, mong ông( bà) dành ít thời
gian cung cấp một số thông tin thực tế tại công ty.
Ông( bà) hãy cho biết về mức độ đáp ứng các chức năng cơ bản trong hoạt động quản
trị của công ty bằng việc tích vào ô phù hợp, phản ánh đúng mức độ đáp ứng của chức
năng đó tại công ty:

1. Tình hình thực hiện các chức năng cơ bản của công ty:
STT

Chức năng
Tốt

Mức độ đáp ứng
Khá
Trung bình

Kém

1
Hoạch định
2
Tổ chức
3
Lãnh đạo
4

Kiểm soát
Ông( bà) vui lòng mô tả cụ thể yếu kém:…….
2. Tình hình công tác quản trị chiến lược tại Công ty:
STT

Chức năng
Tốt

I
II

Công tác hoạch định CLKD
Công tác hoạch định chiến lược thâm nhập

III

thị trường
Công tác Hoạch định CL phát triển thị

Mức độ đáp ứng
Khá Trung bình

Kém

trường
IV
Công tác triển khai thâm nhập thị trường
V
Công tác triển khai CL phát triển thị trường
Ông ( bà) vui lòng mô tả cụ thể yếu kém…

Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Số lượng người tham gia phỏng vấn: 20 người


Mức độ đáng giá:
Tốt
( 4 điểm)

Khá
(3 điểm)

Trung bình
(2 điểm)

Yếu
( 1 điểm)

1 Kết quả đánh giá tình hình thực hiện các chức năng cơ bản của công ty:
STT

Chức năng

Kết quả mức độ đánh giá( số người)
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

1

2
3
4

Hoạch định
Tổ chức
Lãnh đạo
Kiểm soát

12
10
14
10

7
9
6
8

1
1
0
2

Điểm TB

0
0
0
0


3.55
3.45
3.7
3.4

2 Kết quả đánh giá tình hình công tác quản trị chiến lược tại Công ty:
ST
T
1
2
3
4
5

Chức năng

Công tác hoạch định CLKD
Công tác hoạch định chiến
lược thâm nhập thị trường
Công tác Hoạch định CL
phát triển thị trường
Công tác triển khai thâm
nhập thị trường
Công tác triển khai CL phát
triển thị trường

Kết quả mức độ đánh giá( số người)

Điểm TB


Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

2
3

7
8

11
9

0
0

2.55
2.7

5

7

8


0

2.85

2

8

10

0

2.6

3

7

10

0

2.65



×