Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 7 – KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.94 KB, 122 trang )

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
PHẦN I: TẬP LÀM VĂN
I) LÍ THUYẾT
A – Để làm tốt bài văn nghị luận
I – Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận
Trong đời sống, người ta luôn phải bày tỏ ý kiến của mình về các hiện tượng tự
nhiên về các hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Một cuộc thảo luận tổ,
một cuộc họp, một vấn đề trong cuộc sống, một chính sách mới, một tác phẩm nghệ
thuật, ... đều đòi hỏi mọi người bày tỏ thái độ của mình. Khác với lối bày tỏ bằng
cảm xúc trong văn biểu cảm, việc bày tỏ ý kiến trong văn nghị luận nhằm giải
thích, chứng minh, thuyết phục người nghe, người đọc một tư tưởng, một quan
điểm nào đó
Muốn cho người đọc người nghe cũng hiểu như mình, đồng tình và ủng hộ quan
điểm của mình, người viết văn nghị luận phải có những luận điểm rõ ràng, có lí lẽ
đúng đắn, chặt chẽ rút từ sách vở, từ đời sống và có những dẫn chứng đáng tin cậy,
thuyết phục
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận để dẫn đến luận
điểm
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới
hình thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu
cầu thực tế thì mới có sức thuyết thục. Ví dụ trong bài “Chống nạn thất học”, luận
điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: Phải nâng cao dân trí, muốn nâng cao dân trí thì
phải chống nạn thất học, cụ thể là mỗi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết.
Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, luận điểm chính là: Tiếng Việt của chúng ta
là một thứ tiếng vừa giàu, vừa đẹp. Đó là quan niệm, là cách đánh giá của nhà
nghiên cứu Đặng Thai Mai



ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Luận điểm mà người viết nêu ra có tính thuyết phục phải có hai yếu tố quan trọng.
Đó là phải được đảm bảo bẳng luận cứ chắc chắn và lập luận chặt chẽ.
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cở sở cho luận điểm. Trong bài “Tinh thần
yêu nước” của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu luận điểm: “Dân ta có một
long nồng nàn yêu nước”. Luận điểm này được đảm bảo bằng luận cứ rút từ sự thực
lịch sử từ các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
được đảm bảo bởi lận cứ lấy từ cuộc kháng chiến chống Pháp ở mọi miền, mọi lứa
tuổi, mọi tầng lớp
Lập luận là cách đưa ra lí lẽ, cách xếp đặt các luận cứ để dẫn đến kết luận nêu trong
luận điểm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
đã nêu lên luận điểm: “Bác là nhà cách mạng có sự nhất quán giữa đời hoạt động
chính trị lay chuyển trời đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Để chứng
minh cho luận điểm này, tác giả đã nêu các luận cứ và trình bày theo trình tự: Bác
giản dị trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Mỗi luận cứ đều có các dẫn
chứng cụ thể có thể kiểm chứng được dễ dàng
II – Cách làm bài văn nghị luận
1, Quy trình làm bài văn nghị luận
Bài văn nghị luận cũng được làm theo quy trình chung của một bài tập làm văn
gồm bốn bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập văn bản (viết bài và sửa bài).
Muốn viết được bài văn nghị luận thành công thì phải tìm hiểu đề và tìm được các
ý cho đề bài đó. Sau khi tìm được ý (theo cách lập ý thường gặp dưới đây) sẽ lập
dàn ý và viết bài. Trong khi viết có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh.
Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2, Cách lập ý cho bài văn nghị luận
Muốn lập ý cho bài văn nghị luận, đầu tiên cần phải đọc kĩ đề bài để xác định luận
điểm. Người viết cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của nó. Luận điểm
chính đòi hỏi cần bàn bạc, cho ý kiến là gì? Tùy theo đề bài thuộc loại nào (giải

thích, ca ngợi, khuyên bảo, nhắn nhủ, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác, ...)
mà xác định luận điểm chính cho phù hợp


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Tiếp theo là tìm luận cứ cho luận điểm. Thông thường muốn tìm luận cứ phải đưa
ra câu hỏi: Vấn đề cần bàn bạc là gì? Định nghĩa như thế nào? Vì sao có nhận xét
như vậy? Điều đó có lợi hay có hại, lợi hại cụ thể như thế nào? Các lí lẽ và dẫn
chứng nào có thể phục vụ cho việc thuyết phục mọi người?
Sau khi tìm các luận cứ, phải xây dựng lập luận, tức là phải tổ chức, sắp xếp các lí
lẽ, luận cứ theo một trình tự nhất định để luận điểm của người viết có sức thuyết
phục.
B – Những kiểu bài thường gặp
Thật ra, đây là các thao tác lập luận chính khi làm bài văn nghị luận. Một bài văn
nghị luận có tính thuyết phục thì người viết bao giờ cũng kết hợp các thao tác như
giải thích, chứng minh, bình luận,... Tuy nhiên để phù hợp với việc rèn luyện các
thao tác, chúng ta tạm quy ước thành các kiểu bài làm văn nghị luận. Trong chương
trình Ngữ văn lớp 7 có ba kiểu bài phối hợp hai hình thức là lập luận giải thích kết
hợp chứng minh
I – Kiểu bài thứ nhất: Lập luận chứng minh
1, Lưu ý chung
a, Chứng minh trong văn nghị luận là phép lập luận dùng các lí lẽ, chứng cứ xác
thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để chứng tỏ một luận điểm nào đó
(một ý kiến, một nhận định, một đánh giá,...) là đúng hay sai, có lợi hay có hại,
đáng tin hay không đáng tin
Các lí lẽ trong khi chứng minh được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất
định. Có thể từ xưa đến nay , từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ khái quát đến cụ
thể (và ngược lại, tùy theo dụng ý của người nói hoặc viết). Trong bài Đừng sợ vấp
ngã (Ngữ văn 7, tập hai, trang 41), để thuyết phục người đọc không sợ vấp ngã, tác

giả đã lập luận rằng ai cũng từng vấp ngã, vấp ngã nhiều lần đến nỗi không nhớ
nữa. Nhưng có sao đâu. Để tăng tính thuyết phục về không sợ vấp ngã, người viết
đã đưa ra năm dẫn chứng cụ thể về những người thành công, nổi tiếng ở các châu
lục khác nhau, thuộc các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật khác nhau. Vấp ngã không
chỉ một lần, mà có khi còn “nhiều lần” (Oan Đi – xnay), tới năm lần (Hen – ri Pho).
Thế nhưng không vì vấp ngã mà những đó chùn bước, trái lại họ đạt đến thành


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
công rực rỡ. Kết luận và cũng là luận điểm chính của bài là: Không sợ vấp ngã,
không sợ thất bại
Các dẫn chứng đưa ra trong phép chứng minh (số liệu, sự kiện, hiện tượng, danh
ngôn, thơ văn,... ) cần phải có độ tin cậy, có tính chính xác, có tính chất tiêu biểu,
tính chất toàn diện. Tác giả Phạm Văn Đồng chứng minh Tiếng Việt giàu trên cơ sở
đời sống tư tưởng và tình cảm của ta giàu, trên cơ sở kinh nghiệm đấu tranh lâu đời
và phong phú của dân tộc, trên cơ sở kinh nghiệm sống giàu có của nhân dân ta
trong bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
b, Muốn làm bài văn nghị luận chứng minh phải nắm vững vấn đề cần chứng minh.
Đó là vấn đề gì? Phạm vi của nó đến đâu? Các dẫn chứng có thể tìm ở nguồn nào?
Vấn đề và yêu cầu chứng minh nằm ngay trong đề bài. Bởi vậy khâu tìm hiểu đề
bài rất quan trọng, quyết định phương hướng đúng đắn cho bài viết hay nói
Sau khi tìm hiểu, xác định vấn đề chứng minh, cần tìm các dẫn chứng, lí lẽ. Có thể
lấy từ trong đời sống, trong lịch sử, trong sách vở. Làm bài chứng minh một vấn đề
đạo đức, một vấn đề đạo đức, một vấn đề xã hội chủ yếu cần tìm dẫn chứng trong
đời sống. Làm bài chứng minh một nhận định về vấn đề văn học hay tác phẩm văn
học chủ yếu lấy dẫn chứng trong tác phẩm. Và cũng có vấn đề đòi hỏi lấy dẫn
chứng kết hợp từ nhiều nguồn ấy với nhau
Dẫn chứng phải đảm bảo tính đúng đắn, phải chính xác, căn cứ trên sách vở và
những nguồn thông tin đáng tin cậy

Vấn đề quan trọng khác là cách lập luận, trình bày dẫn chứng sao cho tập trung,
chặt chẽ. Điều này đòi hỏi nghệ thuật lập luận của người viết. Cách sắp xếp dẫn
chứng mạch lạc, lớp lang sẽ đạt hiểu quả chứng minh cao. Ngược lại, nếu không
biết sắp xếp, các dẫn chứng sẽ lộn xộn, rời rạc, không thể tập trung làm rõ vấn đề
cần chứng minh
2, Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản
Dàn bài chung
Mở bài:


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: một nhận định, một ý kiến, một kinh nghiệm,
một mệnh đề (xuất xứ từ đâu, ai nói, ai nhận định, ai viết, ...)
Thân bài:
Lần lượt chứng minh các vấn đề
- Vấn đề thứ nhất
Lập luận, dẫn dắt, đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1
+ Dẫn chứng 2
- Vấn đề thứ hai
Lập luận, dẫn dắt, đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1
+ Dẫn chứng 2
+ Dẫn chứng 3
Tổng hợp lại những vấn đề đã chứng minh, nhấn mạnh tính chặt chẽ, rõ ràng,
không thể bác bỏ được
Kết bài:
- Nhắc lại những điểm chính đã làm sáng tỏ
- Khẳng định lại một lần nữa vấn đề đã chứng minh từ nhiều góc độ khác nhau

II – Kiểu bài thứ 2: Lập luận giải thích
1, Lưu ý chung
a, Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo
lí, phẩm chất, quan hệ, ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ,
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Người ta thường giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so
sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân,
hậu quả của hiện tượng, vấn đề được giải thích. Ví dụ giải thích về lòng khiêm
tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người; liệt kê các biểu hiện
của khiêm tốn; Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn; Nêu
rõ lí do cần phải khiêm tốn.
Khi giải thích, lí lẽ phải rõ ràng, dẽ hiểu và chặt chẽ thì mới có sức thuyết phục.
Tất nhiên, trong một chừng mực, để đảm bảo cho lí lẽ có sức thuyết phục, người
giải thích cũng cần nêu dẫn chứng, nhưng phần chứng minh này chỉ có mục đích
làm sáng tỏ lí lẽ mà thôi.
b) Giải thích một quan niệm, một câu danh ngôn, một nhận định, nội dung một
câu ca dao, tục ngữ đòi hỏi phải hiểu rõ vấn đề cần giải thích chứa đựng trong
đó.
Người viết không chỉ đưa ra cách hiểu của riêng mình mà cần phải đưa ra cách
hiểu chung nhất, phổ biến nhất về vấn đề đó.
Để làm rõ vấn đề, người viết căn cứ vào yêu cầu của đề để tập hợp lí lẽ, sắp xếp
lí lẽ. Vận dụng các phương pháp giải thích một cách thích hợp( định nghĩa, diễn
giải, liệt kê, nêu ví dụ, đối sánh,..) để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện.
Trong quá trình giải thích, có khi cần lấy một vài dẫn chứng để chứng minh cho
lập luận, dẫn giải. Nhưng cần chú ý không lấy dẫn chứng tràn lan và không biến
việc giải thích thành việc chứng minh.

Với những vấn đề khó nên đưa ra nhận định ở mức cần thiết không to tát, cứng
nhắc và có thể giới thiệu còn có những cách hiểu khác nữa, nhưng cần tập trung
vào cách hiểu được trình bày.
2, Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý, tạo lập văn bản.
Dàn bài chung:
a) Mở bài


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích: một nhận xét, một đánh giá, một câu tục ngữ,
bài ca dao…
- Nêu phương hướng, phạm vi cần giải thích: những từ ngữ nào , nội dung gì…
b) Thân bài
- giải thích lần lượt các nội dung đã định hướng ở phần mở bài
- Lí lẽ của người giải thích
- Nội dung của những vấn đề cần giải thích( định nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng,
phạm vi tác động..)
- Cách hiểu đúng đắn, toàn diện đối với vấn đề, căn cứ vào điều kiện lịch sử, cụ
thể.
c) Kết bài
- Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc.
- Cũng có thể liên hệ với thực tế hay rút ra bài học cho bản thân.
III- Kiểu bài thứ 3- Lập luận giải thích, kết hợp với chứng minh
* Lưu ý chung
Đây là kiểu bài nghị luận hỗn hợp, yêu cầu kết hợp cả hai phương thức lập luận
giải thích và chứng minh. Yêu cầu kĩ năng của loại bài này cao hơn loại giải
thích và chứng minh biệt lập.
Cách làm như là đối với việc chứng minh và giải thích đã nêu bên trên. Điểm
khác biệt là kiểu bài này phải sử dụng giải thích để làm sáng tỏ vấn đề, sau đó

chứng minh tính chất của vấn đề hoặc ngược lại lần lượt giải thích hoặc chứng
minh. Tỉ lệ vận dụng cả hai kiểu lập luận tùy theo mức độ yêu cầu của đề bài.
Có ba kiểu kết hợp chính thường gặp là:
- Giải thích vấn đề nêu ra. Sau đó chứng minh vấn đề đó bằng dẫn chứng trong
lịch sử, trong văn học và trong đời sống.


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
- Chứng minh vấn đề. Sau đó dùng lí lẽ giải thích để làm sáng tỏ thêm điều đã
chứng minh.
- Lần lượt giải thích, chứng minh vấn đề xen kẽ nhau. Nêu lí lẽ, dẫn chứng, lập
luận như yêu cầu của hai kiểu: lập luận chứng minh và lập luận giải thích.
Tỉ lệ của phần giải thích, chứng minh tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đề bài.
Điều khó nhất là làm thế nào để phần giải thích và chứng minh gắn bó mật thiết,
thống nhất trong một bài viết, chứ không phải là ghép hai phần đó vào nhau tạo
ra văn bản rời rạc.

C) HỆ THỐNG CÁC CHÙM ĐỀ CƠ BẢN SAU:
Chùm đề 1: Tình yêu thương
Chùm đề 2: Lòng biết ơn
Chùm đề 3: Ý chí nghị lực
Chùm đề 4: Học tập, sách
Chùm đề 5: Đoàn kết
Chùm đề 6: Thiên nhiên, môi trường
Chùm đề 7: Ứng xử, giao tiếp
Chùm đề 8: Một số đề khác
Chùm đề 9: Viết đoạn văn
D) DÀN Ý, BÀI VIẾT THAM KHẢO CÁC CHÙM ĐỀ CƠ BẢN :
Chùm đề 1: Tình yêu thương

ĐỀ 1:

Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Lập dàn ý:


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
1) Mở bài
- Yêu thương con người là truyền thống quí báu của cha ông ta từ xưa đến nay
- Truyền thống ấy đã được đúc kết trong câu ca dao:
Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
2. Thân bài
* Trước hết, ta đi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu ca dao:
- Nhiễu điều là tấm vải lụa màu đỏ, phủ lên giá gương, giúp gương không bị bụi
bám bẩn, màu đỏ được sáng trong.
- “Giá gương” là giá đỡ trước gương
-> Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
* Vì sao vậy?
- Vì yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Nhờ có
tình yêu thương mà mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Con
người có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
* Thực tế cuộc sống đã chứng minh:
- Trong gia đình con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau
- Ngoài xã hội: yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn(
Ví dụ: quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, hạn hán)
- Trong trường lớp( quyên góp sách vở giúp đỡ những bạn học sinh nghèo)

- Một câu tục ngữ có nội dung tương tự: “ Lá lành đùm lá rách”
* Là một học sinh em phải yêu thương gia đình, giúp đỡ những người gặp khó
khăn, hoạn nạn, chia sẻ giúp đỡ những bạn học sinh trong trường, lớp có hoàn cảnh
khó khăn.


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
3, Kết bài
Yêu thương con người là truyền thống quí báu của ông cha ta. Mỗi chúng ta cần
duy trì điều đó.
** Bài viết tham khảo:
Yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta từ xưa đến
nay. Truyền thống ấy đã đi vào những cau ca dao, tục ngữ ngắn gọn, nhưng đầy ý
nghĩa. Một trong số đó là:
Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Trước hết, ta đi tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao. “ Nhiễu điều” là tấm lụa đỏ quý phủ
lên giá gương, khỏi bị bụi bẩn, giúp gương luôn trắng sáng mãi. “ Giá gương” là
giá đỡ chiếc gương nói chung, vật này nâng đỡ, che chở cho nhau. Đó là nghĩa đen.
Từ hai hình ảnh ẩn dụ trên, câu ca dao muốn đề cập đến ý nghãi sâu xa hơn. Cũng
giống như tấm lụa quý, biết chịu thiệt thòi bảo vệ cho tấm gương, con người phải
biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Vì sao vậy? Bởi đây là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Nhờ có tình thương mà quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội
trở nên văn minh hơn, con người có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Thật vậy, thực tế đã chứng minh khá rõ nét về điều đó. Trong mỗi gia đình, ta
không chỉ yêu bản thân chúng ta mà còn kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em. Đến
trường, ta phải kính thầy yêu bạn, giúp đỡ bạn mỗi khi bạn gặp gặp khó khăn trong
học tập. Ở mỗi xóm giềng, bà con lối xóm luôn quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi

buồn. Nhà ai có chuyện vui, bà con đến chúc mừng, gặp chuyện buồn bà con đến
thăm hỏi, động viên. Nhìn rộng ra ngoài xã hội, ta thấy nghìn năm nay, dân tộc Việt
Nam- những người con Lạc cháu Hồng yêu thương, gắn bó với nhau, cùng nhau
đánh giặc ngoại xâm. Hằng năm, trên các phương tiện truyền thông, cứ ở đâu có
thiên tai, lũ lụt, lập tức ở đó có hàng triệu tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ. Phong trào
quyên góp, ủng hộ dấy lên trong cả nước. Có những cụ già bớt những đồng tiền
lương ít ỏi, những em bé cẩn thận gấp những bộ quần áo cũ, tiết kiệm từng cái bút,
quyển sách để ủng hộ đồng bào gặp khó khăn, góp phần động viên họ vượt qua cơn


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
hoạn nạn. Rồi chiến dịch “ Mùa hè xanh”, có hàng ngàn thanh niên tình nguyện sẵn
lòng xông pha đến những nơi xa xôi, hẻo lánh giúp bà con dựng lại mái nhà, mảnh
vườn. Phong trào “ Trái tim cho em”, “ Ánh sáng cho người mù” mang niềm vui,
ánh sáng cho những người bất hạnh và còn rất nhiều người có lòng yêu thương
khác nữa.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều câu ca dao, tụ ngữ khác cũng gợi lòng yêu thương, đó là
“ Lá lành đùm lá rách”.
Trái lại, có những người lại bàng quang, lạnh lùng với nỗi đau của đồng bào, những
kẻ đó thật đáng lên án.
Hiểu được tính đúng đắn của câu ca dao, mỗi chúng ta phải rèn luyện lòng yêu
thương. Với bản thân, em kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, em thấy mình phải
yêu thương, giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia phong trào từ thiện do nhà trường
phát động để mang tình yêu đến mọi người.
Câu ca dao ngắn gọn nhưng rất sâu sắc, là lời khuyên, bài học quí giá đối với
mỗi chúng ta. Em mong mọi người hãy yêu thương lẫn nhau để xã hội mãi văn
minh, lịch sự và hạnh phúc.
Đề 2 : Em hãy giải thích câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân”
** Bài viết tham khảo:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau. Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta.
Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: “
Thương người như thể thương thân”
Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải
biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một
lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục
ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “ nhân loại”, một bên là bản thân bởi
cách so sánh “như thể”. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như
thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì phải
quí trong, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng
khiến cho ta phải quan tâm lo sợ…cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung
quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm
sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng : Là người sống sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi,
đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối
quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn
bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có
ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi “
máu chảy ruột mềm”
Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “ tối lửa tắt đèn”
có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng
với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta
bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm
chẳng khác gì anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó

khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm se
áo”, “ chị ngã em nâng” là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng
đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi
miền núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có
chung một mẹ Âu Cơ.. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân,
tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở
thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến
gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng
lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi
“ một miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và nhà nước ta để chung góp
từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên
tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “ thương người như thể
thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một
net đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Cho nên, mỗi chúng ta cần hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính
bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người noi theo. Ngày nay, câu
tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dụng rộng lớn,
nó trơt thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại.. Thấm
nhuần lời dạy ấy, bản thân mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện đạo đức.
Ngay từ nhỏ phải biết sống đoàn kết yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học
đến mọi người xung quanh. “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, không có gì lớn lao, chỉ cần
biết giúp đỡ bạn trong lớp, tham gia quyên góp giúp đỡ đồng bào thiên tai, giúp đỡ
gia đình neo đơn, người già, người tàn tật. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp giữa người
với người trong xã hội mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sống hằng
ngày.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy
mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết yêu thương mọi
người chung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền
thống tốt đẹp của ông cha là chúng ta vừa thể hiệ nhân cách làm người vừa góp
phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.
Đề bài 3: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn.
Em hãy chứng minh vấn đề nêu trong câu ca dao trên.
Bài văn chứng minh cần đảm bảo các ý cơ bản sau :
- Mở bài:
+ Dẫn vào đề : kho tàng ca dao Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả
về tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng.
+ Định hướng và phạm vi chứng minh : tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện
trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến
nay chứng minh là hùng hồn.
- Thân bài:
+ Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề : hình ảnh bầu - bí khác giống
nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ tượng trưng nhằm
thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau
của các dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
+ Luận chứng chứng minh theo ba luận điểm :
♦ Thương yêu giúp đỡ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả : Chị ngã em


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
nâng, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,...
♦ Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ

đồng bào lũ lụt, nhường cơm sẻ áo,...
• Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến.
- Kết bài:
+ Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công.
+ Rút ra bài học cho bản thân : khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ;
thực sự đoàn kết, hoà nhập và yêu thương các bạn trong lớp, làng
xóm.
***Bài làm tham khảo:
Nhân dân Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu thương đùm bọc, đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau. Điều đấy đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao đưa ra hai hình ảnh so sánh giáu sức biểu cảm là “ bầu” và “
bí”. Bầu và bí dù có khác nhau về tên gọi, về cay trái nhưng đều thuộc loại dây leo
cùng phát triển trưởng thành trên cái giàn, ngôi nhà quê hương của loài ấy.. Chúng
thương có chung một điều kiện sống, chính vì vậy chúng càng gần gũi thân thiết
với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển
được. Bí cũng như thế. Chung giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào
giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai nạn, bí cũng gặp tai nạn. Bầu và bí cùng chung một
phận. Vì sao bầu bí khác giống mà vẫn phải yêu thương nhau? Nhân dân đưa ra lí
do “ chung giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian.
Bầu và bí chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay
trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán.
Như vậy, cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu có thể tươi
xanh khi bí thì khô héo. Bầu thương bí cũng chính là thương mình. Bí có sống thì
bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng thể tươi xanh.
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cấy.
Hình ảnh bầu và bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng



ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
như cây bầu cây bí tuy khác giống nhưng lại sống chung một làng, một xã trên một
mảnh đất cùng dân tộc. Vì vậy phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Tại sao chúng ta phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Là người Việt Nam
cùng một mẹ Âu Cơ mang chùng dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền
ngược hay miền xuôi, đồng bằng hay rừng núi cũng đều là ruột thịt, đều là anh em.
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết, gắn bó của dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm.
Tình yêu thương trong những trận chiến đấu ấy đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh
để chiến thắng từ miền ngược đến miền xuôi, từ Bắc xuống Nam, từ người già đến
trẻ em, ai cũng đồng lòng bởi vì họ đều là dân của VN, cùng chịu chung ách nô lệ,
cùng chịu chung nỗi khổ đất nước . Chính vì vậy, nhân dân ta đã đoàn kết, yêu
thương nhau cùng nhau chiến thắng kẻ thù. Sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi
mà cần có sự giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi gặp hoạn nạn khó khăn, “ lá lành đùm lá
rách” đó là tình người. Những lúc gặp thiên tai lũ lụt: “ Một miếng khi đói bằng
một gói khi no” nên kẻ giàu người nghèo quyên góp lại tiếp ứng cho những nạn
nhân không may mắn chia sẻ phần nào nỗi mất mát đau thương của họ, đó là truyền
thống quí báu từ ngàn xưa.
Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là một nghĩa cử, một việc làm tốt không những
thể hiện đạo đức của con người mà nó còn là cơ sở của tình yêu quê hương. Bởi lẽ,
giúp đỡ cho những người bị thiên tai, dịch hoạn tức là góp phần trong việc “xóa đói
giảm nghèo”, góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
Tóm lại, đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công.
Để lời dạy của người xưa còn nguyên giá trị thì bản thân mỗi học sinh cần phải
khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ; thực sự đoàn kết, hoà nhập và yêu thương các
bạn trong lớp, làng xóm.
Đề 4: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”
***Lập dàn ý:
1, MỞ BÀI: Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích
2, THÂN BÀI



ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
- Nghĩa đen của từng thành phần trong câu tục ngữ: lá lành, lá rách, mối quan hệ
của hai loại lá: đùm ( bao bọc, bảo vệ, chở che). Lá lành lặn che bọc cho lá rách.
- Vì sao hai loại lá này cần che chở cho nhau, bảo vệ nhau?
+ Vì sự tồn tại và phát triển của bản thân chúng nói riêng và của cái cây nói chung.
+ Vì vẻ đẹp và sự bền chắc khi người ta dùng lá để gói (bánh, giò, nem…)
- Nghĩa bóng của lá lành, lá rách: người giàu, người nghèo; người bình an, người
gặp nạn; người tốt, người chưa tốt,…Con nguwoif cần yêu thương, đùm bọc, che
chở nhau.
- Vì sao con người phải yêu thương đùm bọc nhau?
+ Thế nào là yêu thương, giúp đỡ nhau?
+ Vì sao phải yêu thương nhau( trong gia đình, bạn bè, xã hội).
+ Tình yêu thương biểu hiện như thế nào trong đời sống xã hội ( trong lao động sản
xuất, chiến đấu, trong nhà trường và đời sống hiện đại,…)?
+ Tính tích cực của lòng yêu thương ( Sống không có tình yêu thương sẽ có tác hại
như thế nào?)
+ Khẳng định tình cảm đó chính là đạo lí tốt đẹp, là truyền thống quý báu của dân
tộc, xã hội ta.
3, KẾT BÀI
- Cảm nhận về sự sáng suốt và khôn ngoan của người xưa khi khuyên nhủ con
người đùm bọc, hỗ trợ nhau.
- Xác định thái độ đúng đắn về thái độ đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ trong cuộc sống.
*** Bài viết tham khảo:
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đỡ đần,
giúp đỡ lẫn nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng là những
lúc gặp khó khăn, gian khổ. Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con



ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
người và nó được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ .... mà ông
cha ta thường nhắc nhở:
“Lá lành đùm lá rách”
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài
học giáo dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần
gũi với những sự việc bình thường trong cuộc sống
“Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc
lá. “Lá lách” là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn
nguyên vẹn như trước. Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um
tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài, bao trùm che lấp một
vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng, bánh ú được gói bằng
nhiều lớp lá: Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ, xấu xí,
không nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên
ngoài nên nhìn vào ta không thấy được những chiếc lá xấu ở trong. Nhờ những
chiếc lá tốt ấy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người
có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may
mắn, có cuộc sống thếu thốn ...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc, che chở cho chiếc lá
rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không
biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,
ai cũng muốn có cuộc sống sung túc và đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của
mình. Có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may
khác. Trước hoàn cảnh đó, cũng là một anh em sống trong cùng một đất nước ta
phải hết lòng giúp đỡ họ
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào những
mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
là tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, cùng

nói một thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà.
Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con
người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người.


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững, vẫn
trường tồn. Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng bằng Nam Bộ
cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao nhiêu thiệt hại về tài sản sinh mạng của
con người. Thế nhưng nhờ “Lá lành đùm lá rách”, “của ít lòng nhiều” của bà con,
của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giả quyết được phần nào những mất mát,
đau thương ấy. Tình yêu đồng bào, đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nỗi
đau, những vết thương vì hoàn cảnh. Sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình
thân ái trong nhân dân và nó là truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc ta.
Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng
ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc
lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, khó khăn trong xã hội sẽ tốt đẹp biết đường nào. Lời
nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của chúng ta khi sống
trong cõi đời này.

Chùm đề 2: Lòng biết ơn
Đề bài 1: Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây; Uống nước nhớ nguồn”
Dàn ý tham khảo:
1, Mở bài: Khẳng định lòng biết ơn là truyền thống quí báu của dân tộc ta từ xưa
đến nay. Truyền thống đó đã được ông cha ta đúc kết trong hai câu tụ ngữ: “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn”
2, Thân bài
* Xét về lí lẽ( Trả lời câu hỏi là gì? Là sao?): Giải thích

- Đúng vậy( khẳng đinh)
+ Giải thích: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì? Uống nước nhớ nguồn là gì?
+ Dùng lí lẽ để lập luận( Vì sao vậy)


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
. Vì mọi thành quả chúng ta đang sử dụng ( mọi thứ chúng ta đang dùng) không
phải tự nhiên mà có, tất cả đều do công sức lao động của con người mà ra.
. Vì vậy, chúng ta phải biết quí trọng những thành quả lao động đó.
* Xét về thực tế( Trả lời câu hỏi như thế nào? Làm gì?) Chứng minh:

- Thật vậy, thực tế đã chứng minh: có rất nhiều việc làm thể hiện lòng biết ơn( đưa
ra một số dẫn chứng)
+ Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3
+ Ngày thương binh liệt sĩ 27-7
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
* Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đó?
3, Kết bài: Khẳng định lòng biết ơn là truyền thống quí báu của dân tộc ta từ xưa
đến nay.
** Bài viết tham khảo:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn” là những câu tục ngữ cho
thấy lối sống biết ơn người đi trước, biết ơn cội nguồn. Đó chính là đạo lí tốt đẹp và
bền vững của nhân dân ta từ xưa đến nay.
Trước hết, ta đi tìm hiểu đạo lí tốt đẹp này qua hai câu tục ngữ. Đầu tiên, “ Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” là mỗi khi thưởng thức một loại hoa thơm, traí ngọt, ta phải
nhớ ơn người đã vun trồng, chăm sóc cây cho quả đó. Còn “ Uống nước nhớ
nguồn” nghĩa là khi uống một ngụm nước mát, trong lành, ta phải nhớ đến nơi khởi
điểm, bắt đầu của nguồn nước đó. Hai câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn.
Từ các hình ảnh ẩn dụ trên hai câu tục ngữ đã nêu lên đạo lí: Mỗi khi hưởng thụ

thành quả tôt đẹp nào cả về vật chất lẫn tinh thần, ta phải biết ơn những người làm
ra nó, tạo ra nó, biết ơn tổ tiên cội nguồn…. Và vì vậy, chúng ta phải nhớ đến
những người tạo ra thành quả đó với tất cả sự biết ơn, bởi họ đã mất bao công sức
vất vả để làm ra thành tựu ấy. Đó cũng như cha mẹ đã một nắng hai sương vất vả


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
biết bao để làm ra hoặc mua về những hạt gạo, mớ ra. Con cá…Hay người công
nhân đã cần cù, chăm chỉ, biết mấy để làm ra những mảnh vải, những bộ quần áo..
Và cô lao công cũng đã cực nhọc, lao lực để có được con đường sạch sẽ, thoáng
đãng.
Vậy chúng ta cần thể hiện đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ
nguồn” như thế nào? Thật vậy, thực tế trong cuộc sống đã chứng minh khá rõ nét về
điều đó. Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên.
Dẫu chỉ là nén nhang, chén nước hay một vài bông hoa trong bình..nhưng những
người con cháu đã gửi gắm vào đó tấm lòng biết ơn vô hạn. Hằng năm. Nước ta
long trọng tổ chức các lễ hội: Ngày 20-11 là ngày tôn vinh các thầy cô giáo. Ngày
27-7 là ngày biết ơn những anh hùng liệt sĩ dân tộc. Rồi những chính sách đã ngợi
ca, phụng dưỡng đối với những người có công, những người mẹ Việt Nam anh
hùng. Ngày nay, mỗi bát cơm chúng ta ăn, mỗi tấm áo chúng ta mặc hay tất cả bất
kì là đồ vật nào ta đang sử dụng đều nhờ vào bàn tay lao động của con người. Có
nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng Bác kính yêu. Và cũng có nhiều câu ca dao, tục
ngữ cũng ca ngợi lòng biết ơn như:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”
Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “| Uống nước nhớ nguồn” là
biết ơn những người đi trước, biết ơn cội nguồn. Cần làm gì để đạo lí tốt đẹp đó
ngày càng một phát triển và bền vững? Đó là câu hỏi được đặt ra cho chúng ta,
trong đó có bạn và tôi.

Đề 2: Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu thế nào về câu tục
ngữ trên?
***Bài làm tham khảo:
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta.
Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã
nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ
nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với
hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên
cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu
xa hơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay
nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta một cuộc sống ấm no
hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của
cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không tự nhiên mà có được. Những thành
quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống
để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vât vả “một nắng hai sương” của
người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng
ta tiêu dùng hàng ngày là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ,
những chú công nhân. Cũng như những thành tựu van hóa nghệ thuật, những di sản
của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của
những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng ...Còn rất nhiều, nhiều nữa những
công trình vĩ đại ,,, mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta
là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên,
vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống
trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã

xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ...để cho ta có được cuộc sống
độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì vậy, ta không thể nào quên được những hi sinh
to lớn và cao cả ấy
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn
phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là
lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những
phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ
Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã
trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền
đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học thiết thực về đạo lí làm người của
chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy
những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn , có nghĩa là ta vừa là “người
ăn quả” của ngày hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta
càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người chồng cây,


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia
đình, bổn phận của người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta tức
là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh,
thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thếu được ở thế hệ trẻ
hiện nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu hơn về đạo lý làm người. Lòng biết ơn là
tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải
luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô ... với những ai
đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quý báu và
câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong
cuộc sống của chúng ta


Đề 3: Giải thích câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách”
***

Bài làm tham khảo:

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đỡ đần,
giúp đỡ lẫn nhau. Lòng yêu thương, tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng là những
lúc gặp khó khăn, gian khổ. Truyền thống ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con
người và nó được đúc kết lại thành những bài học, những câu tục ngữ .... mà ông
cha ta thường nhắc nhở:
“Lá lành đùm lá rách”
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mượn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo
dục cho con người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với
những sự việc bình thường trong cuộc sống
“Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc
lá. “Lá lách” là chiếc bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên không còn
nguyên vẹn như trước. Ta thử nhìn lên một thân cây với nhiều cành cây xanh um
tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài, bao trùm che lấp một
vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng, bánh ú được gói bằng


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
nhiều lớp lá: Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong là những lớp lá nhỏ, xấu xí,
không nguyên vẹn. Chính nhờ nhiều lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên
ngoài nên nhìn vào ta không thấy được những chiếc lá xấu ở trong. Nhờ những
chiếc lá tốt ấy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người
có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người không may
mắn, có cuộc sống thếu thốn ...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc, che chở cho chiếc lá

rách không may mắn, có cuộc sống thiếu thốn thì lẽ nào ta là con người mà không
biết giúp đỡ, yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,
ai cũng muốn có cuộc sống sung túc và đầy đủ nhưng mấy ai được như ý muốn của
mình. Có người gặp những điều không may này nối tiếp những điều không may
khác. Trước hoàn cảnh đó, cũng là một anh em sống trong cùng một đất nước ta
phải hết lòng giúp đỡ họ
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi được phần nào những
mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn. Đùm bọc, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
là tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người. Sống trên một lãnh thổ, cùng
nói một thứ tiếng, cùng một tổ tiên, một lịch sử, như vậy là anh em trong một nhà.
Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu, sang hay hèn đều là con
người, thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lí làm người.
Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững, vẫn
trường tồn. Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng bằng Nam Bộ
cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao nhiêu thiệt hại về tài sản sinh mạng của
con người. Thế nhưng nhờ “Lá lành đùm lá rách”, “của ít lòng nhiều” của bà con,
của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giả quyết được phần nào những mất mát,
đau thương ấy. Tình yêu đồng bào, đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nỗi
đau, những vết thương vì hoàn cảnh. Sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình
thân ái trong nhân dân và nó là truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc ta.
Lời dạy trên là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng
ta cần thực hiện tốt. Có được như thế thì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc
lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, khó khăn trong xã hội sẽ tốt đẹp biết đường nào. Lời
nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châm cho hành động của chúng ta khi sống
trong cõi đời này.


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
Chùm đề 3: Ý chí nghị lực

Đề bài 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”
Dàn bài:
1, Mở bài:
- Nêu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực đối với cuộc sống của con người.
- Trích dẫn câu tục ngữ “ Có chí thì nên”
2, Thân bài
* Trước hết, ta đi tìm hiểu nội dung, ý nghãi của câu tục ngữ:
- “ Chí” là gì” Chí là ý chí, nghị lực, là hoài bão, ước mơ, là lòng quyết tâm của
mỗi con người.
- Ai có chí, sẽ vượt qua mọi khó khăn, sẽ có được thành công trong công việc và
trong cuộc sống.
-> Không có chí sẽ chẳng làm được việc gì?
* Vì sao vậy?
- Vì chí là điều kiện cần thiết giúp con người thành công
+ Bất cứ việc gì dù nhỏ và đơn giản nhưng không chuyên tâm, không có chí thì
liệu có thành công được hay không?
+ Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì sẽ chẳng làm được việc gì.
* Như thế nào?
- Thực tế đã chứng minh( dẫn chứng)
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí: Dù bị liệt cả hai tay, nhưng vẫn cố gắng học tập, thi
đỗ đại học và trở thành thầy giáo.
+ Các vận động viên bị tật nguyền, vẫn cố gắng luyện tập và đạt thành tích .


ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN + PHIẾU HỌC TẬP PHẦN VĂN BẢN MÔN
NGỮ VĂN 7 – KÌ II
+ Trong kháng chiến, nhờ ý chí nghị lực và sự kiên trì đã giúp nhân dân ta đánh
thắng bao kẻ thù hùng mạnh.
+ Có nhiều câu tục ngữ cùng nội dung: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
* Làm gì?

- Trong học tập: nhiều người nhờ có chí nên đã thành công( thi đỗ đại học)
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em phải xác định cho mình mục tiêu
phấn đấu: chăm chỉ học tập, kiên trì học ở thầy cô, bạn bè, cố gắng vượt qua những
thất bại vì “ Thất bại là mẹ thành công”.
3. Kết bài: Khẳng định: Ý chí, nghị lực, hoài bão và ước mơ có vai trò quan trọng
trong cuộc sống của con người.
** Bài viết tham khảo:
Sống tức là khắc phục khó khăn, không có ý chí, niềm tin, nghị lực thì không
thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: “ Có chí thì nên”.
Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, ta đi tìm hiểu ý nghĩa của
câu tục ngữ. “ Chí” có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực. Ai có
những điều kiện đó thì sẽ thành công trong công việc và sự nghiệp.
Vì sao vậy? Bởi lẽ bất cứ việc gì dù xem là có vẻ giản đơn như chơi thể thao, học
ngoại ngữ…nhưng không có ý chí quyết tâm, kiên trì thì liệu có làm được không
khi gặp việc gì cuãng thấy khó khăn? Nếu thấy khó khắn mà bỏ dở thì sẽ chẳng làm
được việc gì.
Thực tế cuộc sống đã chứng minh khá rõ nét về điều đó: Xưa nay, đã có biết bao
tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có chí mà thành công. Để hoàn thnahf chương trình
học phổ thông đối với người bình thường đã khó, huống chi là đối với người bị
khuyết tật thì việc đó lại vô cùng là khó khăn. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai
tay phải tập viết bằng chân. Nhờ có sự kiên trì, quyết tâm, anh đã đỗ đại học và trở
thành một thầy giáo giỏi. Còn Pa- đu-la người Anh bị mù nhưng đã phấn đấu trở
thành người mẫu nổi tiếng. Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay
đã đem về những tấm huy chương vàng cho đất nước. Hay trong lịch sử chống giặc


×