Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

vì sao học sinh lười học?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.87 KB, 4 trang )

Vì sao trẻ lười học?
Để giúp trẻ chăm học, trước tiên cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lười học. Đó có
thể là do tình trạng sức khoẻ của trẻ có vấn đề như các bệnh về mắt, tai hay trẻ không ngủ đủ
thời gian, chế độ ăn uống chưa hợp lý.
Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ quá hạn hẹp khiến thần kinh bị ức chế, mệt mỏi… Tất cả những
điều đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sức khoẻ và như vậy trẻ sẽ không theo được nhịp học trong lớp dẫn
đến sự chán nản không muốn học. luoi hoc giup tre cha hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc
luoi hoc luoi hoc
Bên cạnh đó còn có thể do tâm lý nhu nhược bẩm sinh của trẻ. Tức là trẻ sinh ra vốn chậm chạp này
khiến trẻ sinh ì, tạo thành thói quen lười nhác. Song nếu trẻ quá hiếu động cũng là một nguyên nhân, vì
tính hiếu động nhiều khi biến thành sự ham chơi nên sẽ không tập trung học hành.Và một nguyên nhân
quan trọng nữa là sự lười học của trẻ rất có thể được tạo nên do chính cha mẹ chúng. Đó là khi trẻ cảm
thấy thất vọng hay chán ghét cha mẹ, như hàng ngày chúng phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa hoặc
cảm thấy cha mẹ không quan tâm, không thương yêu mình, không để ý đến chuyện học hành của con…
Từ những lý do trên đã hình thành ở trẻ tâm lý mệt mỏi, chán nản, bất cần, thờ ơ…o hoc luoi hoc giure
cham hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc
Giúp trẻ khắc phục
Trước hết là thái độ của cha mẹ. Khi thấy con cái lười học, hầu hết các bậc phụ huynh thường giận dữ,
quát mắng ép con phải học nhiều hơn. Thậm chí với những đứa trẻ ngang bướng thì bị áp dụng phương
pháp trừng phạt như đòn roi, không cho ăn cơm hay doạ cho đi bụi đời… Đó là phương pháp hoàn toàn
sai lầm.re luoi hoc luoi hoc giup tre cham c luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc
Nên nhớ thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con là rất quan trọng. Nếu cha mẹ đối xử với con
bằng thái độ tiêu cực thì ngay lập tức chúng sẽ “phản đối” lại bằng những thái độ, việc làm tiêu cực
khác. Như chúng sẽ tìm cách nói dối về chuyện điểm số hoặc vẫn đến lớp học thêm như cha mẹ yêu
cầu, song cốt để “khuất mắt” bố mẹ.e luoi hoc luoi hoc giup tre cham hoc luoi hoc luoi hoc luoi hoc luoi
hoc loi hoc luoi hoc luoi hoc
Một học sinh tâm sự: “Theo em, học có hiệu quả hay không không quan trọng, vì chủ yếu để cho bố,
mẹ thấy em rất chăm chỉ đi học, mà chăm đi học tức là chăm học. Còn suốt ngày ở nhà “lởn vởn” sẽ
ngay lập tức bị coi là lười học”.
Một em khác tâm sự: “Em phải áp dụng kiểu học đối phó vì ngày nào bố mẹ em cũng bắt ngồi học từ 7
giờ tối đến 12 giờ đêm mới được rời bàn học. Em không thể học liền 5 tiếng, nhưng vì đó là “luật” của


bố mẹ nên em phải thực hiện, nhưng bằng cách chỉ tập trung học trong 2 tiếng, thời gian còn lại vẫn
1
ngồi ở bàn học để bố mẹ yên tâm, nhưng em làm việc khác hoặc nghĩ lung tung cho hết thời gian qui
định …”.
Chỉ vì để cha mẹ thấy mình chăm học mà các em đã phải nghĩ ra bao trò để “chống đỡ”. Thấy con lười
học, đương nhiên là bạn cần có thái độ phê bình. Nhưng trước khi phê bình con, bạn nhất thiết phải tìm
hiểu rõ nguyên nhân. Có tìm hiểu rõ mới có cách giải quyết chính đáng.
Lười biếng học là một thói xấu, tuy nhiên thói xấu ấy không khó sửa nếu như có một nhận thức đúng
đắn và lòng quyết tâm cao. Vì thế khi phê bình con bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, dùng lời nói khéo léo,
nhẹ nhàng để chỉ dạy, thuyết phục trẻ. Những lời lẽ thô tục, hành vi bạo lực chỉ đưa trẻ đến tình trạng
chống đối rất xấu mà thôi. Và khi trẻ tỏ ra nghe lời, hành động theo những chỉ bảo đúng đắn thì nên tỏ
thái độ bao dung, quan tâm, yêu quí chúng nhiều hơn.
Muốn trẻ dễ tiếp thu lời phê bình của bạn thì trước khi phê bình cần biểu dương nhưng ưu điểm trẻ đã
đạt được. Như thế chúng sẽ nhận lỗi dễ dàng hơn và có ý thức sửa chữa. Điều quan trọng là hãy cho
con bạn một môi trường sống tốt, trong đó vợ chồng bạn giữ vai trò chủ đạo.
Gia đình yên ấm hạnh phúc sẽ là môi trường tốt để con cái chăm chỉ phấn đấu học hành giỏi giang.
Đừng bắt con bạn phải phân tâm bởi bất kì chuyện gì của gia đình, nhất là về đời sống tình cảm, một
tinh thần ổn định sẽ khiến trẻ cảm thấy yêu mến cuộc sống, sẽ ham muốn học hỏi để tạo cho mình một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nguyên nhân:
- Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng,
chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo,
không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng
vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu...
- Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình
học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan
tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình...
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh
trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng
với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến

học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.
- Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi
vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của
nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò
chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học
trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
2
* Thực trạng:
- Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian
thay vì lên lớp (dc).
- Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.
- Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
...
* Hậu quả:
- Cá nhân học sinh : tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng
thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường
hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức,
không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ...
- Gia đình: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình
mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp.
- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế
hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển
bền vững, nguồn nhân lực kém...
* Biện pháp:
- Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định
cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có
lập trường vững chắc...
- Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng
thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp
vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực.

- Gia đình: có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá
nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình...
- Xã hội: tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương
trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài...
* Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì
chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học,
có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn
kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao... Điều quan trọng là ý thức
3
của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn
đúng nhất.
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×