HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG,
QUẢN LÝ HỒ SƠ
TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Hồ sơ nhà trường
Thực hiện theo quy định của Điều lệ trường
tiểu học năm 2007 và các loại hồ sơ khác
theo quy định của các văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành sau Điều lệ
trường tiểu học. Cụ thể:
I. Hồ sơ nhà trường
1. Sổ đăng bộ: là hồ sơ gốc của nhà trường, phải
được ghi chép cẩn thận theo mẫu chung của Bộ
GD&ĐT và lưu giữ lâu dài.
2. Hồ sơ quản lý công tác phổ cập GDTH, thực
hiện theo Công văn số 1826/SGD&ĐT- GDTH,
ngày 28 tháng 8 năm 2009 về quản lý hồ sơ phổ
cập GDTH. Hồ sơ PCGDTH phải được sắp xếp
theo năm và lưu giữ ít nhất 5 năm.
HỒ SƠ NHÀ TRƯỜNG
•
3. Kế hoạch nhà trường: là hồ sơ về kế hoạch phát triển
năm học, kế hoạch các hoạt động (ví dụ Kế hoạch thực
hiện phong trào xây dựng THTT, HSTC; ...) và kế hoạch
dạy học giáo dục (Thời khóa biểu).
•
+ Kế hoạch năm học do hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây
dựng, được thông qua hội nghị CNVC hằng năm, là kế
hoạch tổng thể về phương hướng hoạt động của nhà
trường trong một năm học. Các nội dung chủ yếu của kế
hoạch năm học là: tình hình nhà trường (những thuận lợi,
khó khăn); phương hướng chung; kế hoạch cụ thể (bao
gồm các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện trên từng lĩnh vực
hoạt động của nhà trường).
HỒ SƠ NHÀ TRƯỜNG
+ Kế hoạch hoạt động: là bản kế hoạch nhằm cụ
thể hóa một số hoạt động trọng tâm trong từng
thời điểm cụ thể như kế hoạch thực hiện cuộc
vân động hai không, kế hoạch thực hiện phong
trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực, ...
+ Kế hoạch dạy học, giáo dục (Thời khóa biểu và
Lịch báo giảng): Do những thay đổi về tổ chức
dạy học (từ một buổi sang 2 buổi/ngày), về cơ
cấu đội ngũ (có nhiều loại hình GV) nên kế
hoạch dạy học phải được thiết kế phù hợp. Cụ
thể:
HỒ SƠ NHÀ TRƯỜNG
- Kế hoạch dạy học, giáo dục (Thời khóa biểu): TKB trước đây được
xếp theo khối vì chương trình dạy học trước đây bị nhất thể hóa từ
Phân phối chương trình do Bộ biên soạn, nhà trường không có
quyền thay đổi “lịch giảng dạy” của Bộ.
- Khi đặt ra yêu cầu tự chủ trong quản lý chương trình và kế hoạch dạy
học, giáo dục, mỗi trường do đặc điểm khác nhau về điều kiện dạy
học, cơ cấu đội ngũ, tổ chức dạy học và đối tượng dạy học phải có
kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể, phù hợp và phát huy hiệu quả
cao nhất. Theo đó, TKB phải cụ thể đến từng lớp, từng buổi và phải
thể hiện được sự phân công lao động trong đó (xem mẫu TKB tham
khảo). Tuy nhiên, để GV có cơ hội chủ động, linh hoạt trong việc lựa
chọn nội dung, hình thức dạy học tốt nhất, TKB không nên cụ thể tên
bài dạy mà chỉ ghi môn dạy. Trong phân công GV dạy, phải quán triệt
nguyên tắc dạy theo nhóm môn (bao gồm cả dạy chính khóa và số
tiết tăng thêm) TKB phải đảm bảo số tiết dạy, HĐGD theo quy định tại
QĐ 16/2006. Số tiết tăng thêmthực hiện theo văn bản CV số 25 ngày
6/1/2010 của Sở GD&ĐT.
HỒ SƠ NHÀ TRƯỜNG
- Lịch báo giảng là sự cụ thể hóa Thời khóa biểu bằng nội
dung, hình thức dạy học và Thiết bị dạy học (nếu có).
Lịch báo giảng phải do từng GV lập đăng kí công khai để
Ban Giám hiệu theo dõi, kiểm tra. Trong lịch báo giảng,
phần bài dạy chính khóa phải tuân thủ Hướng dẫn phân
phối chương trình của Bộ về số tiết bắt buộc tối thiểu của
mỗi môn học trong từng tuần; phần dạy tăng thêm giao
quyền tự chủ cho GV và nhà trường để giúp GV có điều
kiện cũng cố vững chắc kiến thức, kĩ năng cho học sinh
theo Chuẩn của chương trình. Lịch báo giảng thực hiện
theo mẫu chung.