Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

ĐỀ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀN THIỆN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.48 KB, 43 trang )

Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOÀN THIỆN KẾT CẤU
HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025

Vĩnh Phúc, tháng 9/2017

1


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... 1
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
2. CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
3. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
5. PHẠM VI
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
7. THỜI HẠN LẬP ĐỀ ÁN

3
4
5
5
6
6
7



PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ ÁN............................................................................................................................. 7
I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
8
1.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc.........................................................................................8
1.1.1. Hạ tầng xã hội................................................................................................................................................8
1.1.2. Hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường.........................................................................................................9
1.1.3. Hạ tầng sản xuất..........................................................................................................................................14
1.1.4. Kiến trúc và cảnh quan đô thị......................................................................................................................15

1.2. Tổng hợp đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc theo các tiêu chí đô thị loại I trực
thuộc Trung ương........................................................................................................................................16
1.2.1.1. Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội........................16
1.2.1.2. Tiêu chí 2: Quy mô dân số...............................................................................................................16
1.2.1.3. Tiêu chí 3: Mật độ dân số...............................................................................................................16
1.2.1.4.Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.......................................................................................17
1.2.1.5. Tiêu chí 5 - Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan..........................................17
đô thị............................................................................................................................................................17
1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển đô thị chưa đạt và phương hướng khắc phục..........................................................18

1.3. Đánh giá chung.....................................................................................................................................19
1.3.1. Thành tựu....................................................................................................................................................19
1.3.2. Tồn tại.......................................................................................................................................................... 21
1.3.3. Nguyên nhân................................................................................................................................................22

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
24
2.1. Quan điểm............................................................................................................................................24
2.2. Mục tiêu................................................................................................................................................25
2.2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................................................25

2.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................................25

2.3. Nhiệm vụ...............................................................................................................................................26
2.3.1. Đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại
I............................................................................................................................................................................. 26
2.3.2. Đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị hiện đại, đồng bộ và
bền vững................................................................................................................................................................ 28
2.3.3. Đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, sản xuất và dịch vụ làm động lực thúc đẩy quá trình đô thị hoá.............31
2.3.4. Nâng cao chất lượng kiến trúc, cảnh quan đô thị, hướng tới đô thị hiện đại, văn minh..............................31
2.3.5. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các đô thị và hoàn chỉnh hệ thống các đô thị....................................................32
2.3.6. Thu hút đầu tư, huy động nguồn lực đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và phát triển
kinh tế xã hội.........................................................................................................................................................35
2.3.7. Rà soát, điều chỉnh phân bổ sử dụng nguồn hợp lý trong từng giai đoạn thực hiện....................................36
2.3.8. Xây dựng danh mục dự án ưu tiên đầu tư và cân đối nguồn vốn đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư xây
dựng...................................................................................................................................................................... 36

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

40

PHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................................................................................... 42

2


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh

Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp
Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh
Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam
Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km 2, dân số trung bình
năm 2016 là 1.054 nghìn người.
Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức
cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công
nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; GDP bình quân
đầu người (theo giá thực tế) liên tục tăng; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
15,37%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên trên 32.000 tỷ
đồng năm 2016. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế
và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt
được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng
bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg
ngày 06/5/2016) xác định đô thị Vĩnh Phúc là ‘trung tâm cấp vùng về thương mại, du
lịch sinh thái nghỉ dưỡng, y tế và đào tạo chất lượng cao của vùng Thủ đô Hà Nội”.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 xác định
hình ảnh tương lai của đô thị năm 2030 là “Đô thị loại I, trực thuộc tỉnh tạo ra sự giàu
có bền vững”. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 (UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND
ngày 20/09/2012) xác định: “Giai đoạn 2021 – 2030: Tỉnh Vĩnh Phúc gồm Thành phố
Vĩnh Phúc trực thuộc tỉnh là đô thị loại I; thị xã Vĩnh Tường là đô thị loại IV; thị xã
Lập Thạch là đô thị loại IV và 04 huyện Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo và Sông Lô.
Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đạt tiêu chuẩn thành phố loại I thuộc tỉnh, đảm bảo đủ điều
kiện để tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố”
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI đã xác định mục tiêu
Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Mục tiêu Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 xác định “Đến năm 2020, về cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng đã hoàn
chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ trong các
giai đoạn tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá (bền vững) hướng tới phát triển Vĩnh
Phúc trở thành thành phố vào những năm 20 của thế kỷ XXI”.
Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc hiện tại còn nhiều hạn chế và chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt khi hình thành đô thị Vĩnh Phúc với quy mô
lõi đô thị rộng 318,6 km2, rất nhiều các tuyến đường xuyên tâm, hướng tâm, đường
vành đai, đường nội thị quan trọng cần triển khai, các hệ thống cấp điện, cấp nước,
thoát nước và xử lý nước thải, các công trình xử lý rác thải phải được đầu tư theo quy
hoạch. Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị là một phần nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng
góp phần từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 theo Nghị
quyết số 13-NQ/TU4 khóa XI. Đồng thời, việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị còn
3


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

thu hút đầu tư góp phần thực hiện đô thị hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh trong
những năm tiếp theo, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội nâng cao đời sống nhân
dân, xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. Với mục tiêu như
vậy, cần có sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện
đầu tư kết cấu hạ tầng, cũng như cần có các giải pháp huy động vốn linh hoạt đáp ứng
được tiến độ đầu tư nhằm đảm bảo cơ bản hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị
Vĩnh Phúc vào năm 2020 và hoàn chỉnh hạ tầng đô thị vào năm 2025.
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra, cần xác định nhiệm vụ cụ thể
theo từng giai đoạn của quá trình hình thành đô thị. Đến trước năm 2025 cần hoàn
thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc, làm tiền đề cho việc kêu gọi các dự án đầu tư
đô thị, nhà ở và các dự án phát triển dịch vụ khác nhằm từng bước xây dựng đô thị
Vĩnh Phúc theo đúng quy hoạch đã đề ra. Do vậy, cần có một Đề án huy động các

nguồn lực cùng các giải pháp đồng bộ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị,
nhằm tạo động lực thu hút đầu tư phát triển để sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành thành phố
theo mục tiêu đã đề ra.
2. CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
2.1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011;
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XV, XVI “Phấn đấu đến năm
2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ
XXI”;
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày
20/09/2012;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030;
- Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành tại Quyết định số
108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013.
- Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 được
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành tại Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 08/8/2016.
- Quyết định số 2260/QĐ-CT ngày 22/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh

Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020.
- Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020.
- Các quy hoạch ngành lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
4


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

2.2. Căn cứ thực tiễn
Theo các quy hoạch Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến
năm 2030 và tầm nhìn 2050, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050 định hướng xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đạt tiêu chuẩn đô
thị loại I thuộc tỉnh, đảm bảo đủ điều kiện để tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố.
Trong những năm qua, Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh
đã ban hành một số nghị quyết về phát triển đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị
Vĩnh Phúc làm cơ sở UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chương trình tổng thể xây dựng
và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương
trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và Chương trình phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 là
các chương trình nhằm từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đô thị theo quy hoạch
được phê duyệt. Đến nay, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc
đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tuy nhiên do, Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có phạm vi đối tượng dự án, công trình
rộng lớn theo phạm vi quy hoạch trên toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc cần
nhiều nguồn lực thực hiện; trong khi đó đối tượng của Chương trình phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 trong phạm
vi Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2050 (318,6km2) và chỉ giới hạn đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khung. Do vậy,
việc xác định danh mục dự án và nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị
Vĩnh Phúc – đô thị loại I trực thuộc trung ương trên phạm vi toàn bộ địa giới hành
chính tỉnh Vĩnh Phúc (gồm: Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, hạ
tầng sản xuất, kiến trúc và cảnh quan đô thị) gặp khó khăn. Để có cơ sở triển khai các
dự án kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đồng bộ, thống nhất việc xây dựng Đề án Đầu
tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 hướng đến
mục tiêu thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung ương là đảm bảo cơ sở thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 và
hướng đến mục tiêu thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung ương nhằm thực hiện Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (được phê
duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ),
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
(được phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng
Chính phủ), Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 (UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày
20/09/2012).
4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
Việc xây dựng Đề án Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh
Phúc đến năm 2025 và hướng đến mục tiêu thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung
ương phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Đánh giá tổng thể kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc
theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050 và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
5


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025


So sánh, chấm điểm kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc so với tiêu chuẩn đô thị
loại I trực thuộc trung ương được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
ngày 25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành về phân loại đô thị. Xác
định cụ thể các tiêu chuẩn đạt, chưa đạt từ đó xác định các hạng mục công trình kết
cấu hạ tầng còn thiếu cần đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị loại I.
Xác định các nhiệm vụ cụ thể đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị tỉnh Vĩnh
Phúc cho giai đoạn 2017-2025 (trong đó phân kỳ giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025)
theo quy hoạch nhằm đảm bảo đến năm 2020 cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đô thị
và đến năm 2025 hoàn thành kết cấu hạ tầng đô thị để tiến tới trở thành thành phố
Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỉ XXI.
Xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chính của đô thị có tính
chất lan toả tạo động lực phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển đô thị và danh mục
các dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên đầu tư.
Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp huy động các nguồn lực (đặc biệt là
vốn đầu tư) và kế hoạch phân bổ nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị giai
đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và
tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị giai đoạn 2017-2025.
Làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án theo đúng định hướng, mục tiêu đã
định; hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tạo động lực thu hút đầu tư vào các các lĩnh vực
phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ.
5. PHẠM VI
Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng diện tích 1235,13km2, tổng
dân số 1.054.492 người (theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015).
- Phía Đông giáp thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội;
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Tuyên Quang.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Theo Nghị quyết về phân loại đô thị số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016

của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, đô thị loại I trực thuộc trung ương phải
đảm bảo 05 nhóm tiêu chí gồm:
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội;
- Quy mô dân số;
- Mật độ dân số;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị (gồm các tiêu
chuẩn về: Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, kiến trúc và cảnh
quan đô thị).
Đề án đánh giá và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp cho đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025. Các đối tượng nghiên cứu trong Đề án gồm:
- Nhóm các đối tượng công trình, dự án ảnh hưởng trực tiếp đến chấm điểm của
tiêu chí “trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị” quy định tại
Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016, gồm công trình thuộc: Hạ tầng
xã hội; hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường; kiến trúc và cảnh quan đô thị.
6


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

- Nhóm các công trình, dự án không ảnh hưởng trực tiếp đến “trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị” nhưng là các công trình, dự án có
tính chất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng quy mô và chất lượng dân số và
ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chí phát triển đô thị như: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ
cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016. Đối tượng là công trình hạ tầng sản xuất, gồm các khu sản xuất tập trung
nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Mục tiêu của Đề án là xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
chính của đô thị có tính chất lan toả tạo động lực phát triển kinh tế xã hội và danh mục

các dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên đầu tư nhằm đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu
hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 và hướng đến mục tiêu thành phố Vĩnh Phúc
trực thuộc Trung ương. Do vậy, đề án tập trung nghiên cứu các công trình dự án mang
tính chất khung đô thị, công trình phục vụ cấp đô thị và công trình dự án lớn mang tính
chất động lực của đô thị.
Theo Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009: Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống
các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến
truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông
tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng số QCVN:
01/2008/BXD được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04 04 /2008/QĐBXD ngày 03/4/2008 quy định: Các “công trình dịch vụ đô thị cơ bản” (thuộc nhóm
hạ tầng xã hội) được phân loại theo quy mô phục vụ theo các mức: Đô thị (công trình
phục vụ cho toàn đô thị); đơn vị ở (công trình phục vụ trong đơn vị ở - tương đương
cấp phường); nhóm nhà ở (công trình phục vụ trong nhóm nhà ở - tương đương tổ dân
phố). Trong đó các công trình phục vụ cho toàn đô thị như: Trường phổ thông trung
học, dạy nghề, phòng khám đa khoa, bệnh viện đa khoa, sân thể thao cơ bản, sân vận
động, trung tâm thể dục thể thao, thư viện, bảo tàng, rạp hát, cung triển lãm, cung văn
hoá, cung thiếu nhi, chợ…
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Đề án gồm 04 nhóm với giới hạn quy mô
công trình như sau:
- Hạ tầng xã hội: Các công trình phục vụ cho toàn đô thị
- Hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường: Các công trình hạ tầng kỹ thuật
chính cấp đô thị
- Hạ tầng sản xuất: Các khu sản xuất tập trung nông nghiệp, công nghiệp, du
lịch, dịch vụ
- Kiến trúc và cảnh quan đô thị: Các dự án cải tạo đô thị, các công trình kiến
trúc tiêu biểu
Các công trình, dự án khác nằm ngoài giới hạn đối tượng nêu trên thực hiện
theo các chương trình, đề án, kế hoạch khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
7. THỜI HẠN LẬP ĐỀ ÁN

Đến năm 2025, trong đó phân kỳ: Giai đoạn 2017-2020; Giai đoạn 2021-2025.
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ ÁN

7


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
VĨNH PHÚC
1.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc
1.1.1. Hạ tầng xã hội
- Nhà ở
Giai đoạn 2012-2017 đã phát triển thêm được 21 dự án phát triển nhà ở. Đến
nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng cộng 62 dự án phát triển nhà ở bao gồm dự án
khu nhà ở, khu đô thị mới, khu chức năng đô thị; toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới
113.137 căn nhà, bình quân 19,5m2/người.
- Nhà ở xã hội: Trên địa bàn tỉnh có 21 dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án
sử dụng quỹ đất 20%) với tổng diện tích sử dụng đất 43 ha cung cấp khoảng 9.217 căn
hộ, đã đưa vào sử dụng 05 dự án nhà ở xã hội với quy mô là 1012 căn.
- Nhà ở cho người có công: UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ người có
công với cách mạng có khó khăn về nhà ở với tổng cộng là 3077 hộ. Đến nay đã hỗ trợ
được 2357 hộ, đạt khoảng 80% so với kế hoạch.
- Nhà ở cho người nghèo: UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo có
khó khăn về nhà ở vay vốn với tổng cộng là 1381 hộ. Đến nay đã hỗ trợ được 79
hộ/257 hộ năm 2016, đạt khoảng 30% so với kế hoạch.
- Công trình giáo dục và đào tạo: Quy mô mạng lưới trường học từ bậc mầm
non đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được củng cố, hoàn thiện, cơ
bản đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Các trung tâm giáo dục đào
tạo đã được phát triển tập trung tại Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Dương và chuẩn bị đầu

tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Đại học; Dự án Trường Chuyên Chất lượng
cao Vĩnh Phúc. Riêng khu đô thị đại học Vĩnh Phúc đã được lập quy hoạch phân khu,
hiện nay đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Công trình Y tế: Hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế từ tỉnh đến huyện được
sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; mạng lưới y tế cơ sở cấp xã được
củng cố và nâng cấp theo chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được
quan tâm đầu tư. Kinh phí đầu tư phát triển cho ngành y tế tăng dần qua các năm từ
2% năm 2013 lên 4% năm 2014 và đạt mức 7% vào năm 2015. Ngoài việc đầu tư mở
rộng, tăng quy mô gường bệnh cho các cơ sở y tế thuộc tỉnh quản lý, tỉnh đã đầu tư
khoa khám chữa bệnh nhân dân thuộc Bệnh viện Quân y 109 kết hợp xã hội hóa y tế
Dự án Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt (giai đoạn 2) đóng trên địa bàn đã góp phần giảm
tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Đến nay, tổng số giường bệnh tuyến tỉnh và tuyến
huyện là 3.010 giường bệnh, đạt tỷ lệ 29,3 giường bệnh/vạn dân.
Các dự án đầu tư mở rộng, tăng quy mô gường bệnh cho các cơ sở y tế thuộc
tỉnh quản lý như: Dự án Bệnh viện Sản nhi tỉnh đang triển khai thi công san nền; Dự
án nhà điều trị nội trú Bệnh viện đa khoa tỉnh đang tổ chức thi công. Dự án Bệnh viện
đa khoa, Viện nghỉ dưỡng tại Phường Hội Hợp đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư.
- Công trình văn hóa, thể thao và du lịch: Các thiết chế văn hóa, thể thao từ
tỉnh đến cơ sở được củng cố và quan tâm đầu tư, nhất là các xã thực hiện xây dựng
Chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới. Toàn tỉnh có 8/9 huyện, thành, thị có
trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện; 128/137 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn
hóa xã (đạt 93%); 93,6% thôn có nhà văn hóa. 15 công trình trung tâm văn hóa thể
thao làng văn hóa trọng điểm được đầu tư.
- Công trình công viên, cây xanh: Hiện nay các công viên cây xanh chủ yếu là
cây xanh tự nhiên. Các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân kết hợp
8


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025


trong công viên cây xanh còn hạn chế: Khu công viên Đài tưởng niệm, Công viên Sinh
thái Hồ Bảo Sơn, đồi Tỉnh ủy, Bảo tàng, Công viên quảng trường Hồ Chí Minh.
- Công trình thương mại, dịch vụ: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới
các công trình dịch vụ thương mại như: Siêu thị Coopmart; Siêu thị Big C; Siêu thị
Lan Chi; Siêu thị điện máy HC; Siêu thị MediaMart; Siêu thị Trần Anh; Chợ Vĩnh
Yên; Chợ Tam Dương; Trung tâm thương mại Bình Xuyên; Trung tâm thương mại
Yên Lạc…
1.1.2. Hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường
1.1.2.1. Giao thông:
a) Đường bộ:
- Cao tốc: Có tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc với tổng chiều dài 41km.
- Quốc lộ: có 4 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ (QL)2, QL2B, QL2C và QL2
tránh thánh phố Vĩnh Yên với tổng chiều dài 119 km, quy mô từ đường cấp IV đồng
bằng đến đường đô thị cấp II, mặt đường đã được thảm nhựa 100%.
- Hệ thống đường tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 18 tuyến đường với tổng chiều dài
330 km, quy mô từ cấp IV miền núi đến đường đô thị cấp II. Về chất lượng mặt đường
cơ bản đã được dải nhựa hoặc bê tông xi măng.
- Đường đô thị: Với tổng chiều dài là 181km, tỷ lệ mặt cắt được nhựa hóa
100%.
- Các đường vành đai 1, 2, 3 đô thị Vĩnh Phúc đã và đang được đầu tư xây
dựng. Trong đó Đường vành đai 3 đoạn qua hồ điều hòa đang triển khai các thủ tục
chuẩn bị đầu tư theo dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt tỉnh bằng nguồn vốn
ODA; đoạn ĐT.302 từ Hương Canh đến Gia Khánh đang lập đề xuất chủ trương đầu
tư. Để khép kín tuyến đường này cần đầu tư trục đường Đông - Tây từ nối từ đường
Hương Canh - Tân Phong đến UBND xã Trung Nguyên.
- Đường vành đai 4: Hiện có đoạn đường chạy trên đê tả sông Phó Đáy từ Chợ
Vàng đến QL.2C tại phía Bắc thị trấn Hợp Hòa; một đoạn chạy trùng với QL.2C từ thị
trấn Hợp Hòa đến đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh; đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh;
Đường nối từ Hợp Châu – Đồng Tĩnh đến ĐT.310; Đường tỉnh 310; Đường tỉnh 310B;

đoạn đường từ Hương Canh – thị trấn Yên Lạc đang triển khai thi công giai đoạn 1;
đoạn Thị trấn Yên Lạc - Bình Dương đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự
kiến khởi công năm 2017. Để khép kín tuyến đường này cần đầu tư đoạn từ Bình
Dương đến đường Trung tâm huyện Vĩnh Tường; Đường trung tâm huyện Vĩnh Tường
đến QL.2; đoạn từ QL.2 cắt qua đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi Chợ Vàng.
+ Đường bán vành đai 5: Hiện có đoạn đi trùng với đê tả sông Hồng; đê tả sông
Lô; đường tỉnh 302 đoạn từ xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo đến thị trấn Gia Khánh,
huyện Bình Xuyên; Đường tỉnh 301 từ QL.2 đến Đường tỉnh 310. Để khép kín tuyến
đường này cần đầu tư đoạn tuyến từ Tây Thiên đến Sông Lô, đoạn tuyến từ ĐT.310
qua xã Trung Mỹ đến ĐT.302.
- Đường hướng tâm bao gồm:
+ Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên và đoạn QL.2 tránh thành phố Vĩnh Yên
đã được đầu tư với quy mô đường cấp II; đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì hiện tại có quy mô
đường cấp III, cần được đầu tư nâng cấp lên đường cấp II.

9


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

+ Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 2B, đoạn Vĩnh Yên – Cầu Chân Suối (đoạn
Vĩnh Yên – ĐT.302 đã đầu tư xong; đoạn ĐT.302 – Cầu Chuân Suối, Sở GTVT đang
chuẩn bị thủ tục thực hiện theo hình thức BT).
+ Tuyến Quốc lộ 2C đoạn cầu Vĩnh Thịnh – QL.2 và đoạn Vĩnh Yên - Tuyên
Quang: đã hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2015.
+ Đường Kim Ngọc kéo dài qua Cầu Đầm Vạc đến đường Quốc lộ 2 tránh
Thành phố Vĩnh Yên: đoạn từ đường Kim Ngọc kéo dài đến cầu Đầm Vạc và từ cầu
Đầm Vạc đến đường QL2 tránh Vĩnh Yên đang triển khai thi công xây dựng, dự kiến
hoàn thành năm 2018; Cầu Đầm Vạc: đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư bằng
vốn ODA (vay quỹ OFID), dự án đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký hiệp

định vay; Đoạn từ giao với QL.2 tránh thành phố Vĩnh Yên đến đê Tả Hồng theo hình
thức hợp đồng BT (Công ty cổ phần tập đoàn FLC đã có văn bản đề nghị cho lập đề
xuất dự án).
+ Đường Tôn Đức Thắng kéo dài (đoạn từ cầu Quảng Khai đến đường Nguyễn
Tất Thành kéo dài): Đã cơ bản hoàn thành.
+ Đường Nguyễn Tất Thành trên địa phận huyện Bình Xuyên (từ đường tỉnh
310B đến đường Tôn Đức Thắng kéo dài, qua khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh
Phúc): đang triển khai thi công dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2017.
+ Đường tỉnh 305: Đoạn từ đường BOT tránh Vĩnh Yên - vành đai 2: hiện nay
đã có đường và cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu đi lại; đoạn Quán Tiên - Cầu Bến Gạo: đã
cải tạo, nâng cấp xong từ năm 2012.
+ Dự án đường Vành đai 4,5 (Vĩnh Phúc –Thái Nguyên) dự kiến đầu tư theo
hình thức BOT (Công ty Phương Thành đã đề xuất với UBND tỉnh Thái Nguyên).
- Một số tuyến nội thị chính:
+ Đường song song phía Nam đường sắt (từ đường Hợp Thịnh - Đạo Tú đến
đường Kim Ngọc): tổ chức thi công.
+ Đường song song phía Bắc đường sắt: đoạn từ đường Kim Ngọc đến nút giao
bến xe Vĩnh Yên đã cơ bản hoàn thành cuối năm 2016; đoạn từ đường Kim Ngọc đến
đường Nguyễn Tất Thành dự kiến khởi công trong năm 2017; đoạn từ đường Nguyễn
Tất Thành đến QL.2C đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm
2018; Đoạn từ QL.2C đến đường Hợp Thịnh – Đạo Tú theo hình thức hợp đồng BT
(UBND tỉnh đã giao cho Liên danh Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long và Công ty
cổ phần Hoàng Hà lập đề xuất dự án).
+ Đường Tiền Châu - Nam Viêm: Dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ
trương đầu tư, hiện nay UBND thị xã Phúc Yên đang tổ chức lập dự án.
+ Đường mặt cắt 24m nối từ đường 33m Nam Vĩnh Yên đến Quốc lộ 2 tránh
Thành phố Vĩnh Yên: đang thi công xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
+ Đường thuộc hạ tầng khung đô thị đại học: Tuyến đường nối từ vành đai 2
Thành phố Vĩnh Yên đến đường Quốc lộ 2B, Ban QLDA vốn vay nước ngoài đang
triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư bằng vốn ODA (thuộc dự án phát triển đô thị loại

2 - TP Xanh Vĩnh Yên); Các tuyến đường khác thuộc hạ tầng khung đô thị đại học
đang giao Sở Xây dựng nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư xây dựng.
+ Đường nội thị: Tổng chiều dài khoảng 100 km tập trung ở thành phố Vĩnh
Yên và Thị xã Phúc Yên, với mật độ đường 1km/km2, mặt cắt từ 13,5m- 36,0m; cơ
bản được thảm nhựa và bê tông xi măng.
10


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

- Bến xe: có 09 bến xe ôtô khách gồm các bến xe thuộc các thành phố, huyện,
thị trấn: Bến xe TP.Vĩnh Yên, bến xe huyện Vĩnh Tường, bến xe huyện Yên Lạc, bến
xe huyện Lập Thạch, bến xe huyện Tam Đảo. Trong đó bến xe Đại Đình (huyện Tam
Đảo) đạt tiêu chuẩn loại I, bến xe Vĩnh Yên đạt tiêu chuẩn bến xe loại II, bến xe Thổ
Tang (huyện Vĩnh Tường) đạt tiêu chuẩn trên loại III, các bến xe còn lại đạt tiêu chuẩn
loại IV và V (về diện tích).
b) Đường sắt:
+ Đường sắt chạy qua địa phận Vĩnh Phúc thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai do
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, có chiều dài 35km. Tuyến đường sắt Yên
Viên - Lào Cai có khổ đường 1000mm, năng lực thông qua 19 đôi tàu/ngày đêm, vận
tốc lớn nhất 70km/giờ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa 01 triệu tấn/năm, khối lượng
vận chuyển hành khách 3000 người/ngày với 08 chuyến đi qua (04 xuôi, 04 ngược).
Trên tuyến đường sắt qua tỉnh Vĩnh Phúc có 05 nhà ga gồm: ga Phúc Yên (TX
Phúc Yên), ga Hương Canh (huyện. Bình Xuyên), ga Vĩnh Yên (TP. Vĩnh Yên), ga
Hướng Lại (huyện Vĩnh Tường), ga Bạch Hạc (huyện Vĩnh Tường)
+ Việc xây dựng cảng nội địa ICD giai đoạn 1: UBND tỉnh đã có văn bản đề
nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung quy hoạch ga ICD Vĩnh Phúc vào trung tâm
logistic trên địa bàn cả nước. Dự án đã được UBND tỉnh đưa vào danh mục kêu gọi
đầu tư tại Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 27/3/2017.
1.1.2.2. Hệ thống cấp nước:

- Tổng công suất cấp nước trên địa bàn là 126.700 m3/ngđ, tổng lượng nước
cấp nước cho toàn đô thị: 65.007 m3/ngàyđêm.
- Các đơn vị cấp nước đô thị trên địa bàn gồm: Công ty CP cấp nước số 1 Vĩnh
Phúc; Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc; Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT
nông thôn; Công ty CP đầu tư xây dựng cấp nước Vĩnh Phúc; Công ty CP cấp nước
Setfin Vĩnh Phúc; Công ty CP cấp nước Vĩnh Phúc; Trung tâm phát triển cụm công
nghiệp huyện Vĩnh Tường; Một số UBND cấp xã quản lý công trình cấp nước thuộc
địa bàn quản lý khi được bàn giao.
- Nguồn nước khai thác: Từ nước mặt chiếm tỷ lệ: 32,5%, từ nước ngầm chiếm
tỷ lệ 67,5%.
- Tỷ lệ dân số dân số được cung cấp nước sạch đạt khoảng 27%, dân số đô thị
được cấp nước sạch khoảng 72%; trong đó, thành phố Vĩnh Yên đạt khoảng 84%, thị
xã Phúc Yên đạt khoảng 60%; mức cấp nước toàn tỉnh bình quân đạt 115
lít/người/ngày đêm; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch là 17,15%. Các Khu công
nghiệp đi vào hoạt động đều được cấp nước đến chân hàng rào, đáp ứng đủ nhu cầu
phục vụ sản xuất.
- Các đô thị chưa có công trình cấp nước tập trung gồm: thị trấn Tam Sơn, thị
trấn Gia Khánh, thị trấn Thổ Tang, đô thị Hợp Châu.
Các dự án đang triển khai: Xây dựng nhà máy nước Đức Bác công suất 150.000
m3/ngày; Cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước tập trung thị trấn Thanh Lãng, huyện
Bình Xuyên; Xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Sông Lô, bao gồm thị trấn Tam
Sơn và các vùng lân cận; Bổ sung nguồn nước cho thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo;
Xây dựng hệ thống cấp nước từ nhà máy nước Tam Dương đến Khu danh thắng Tây
Thiên.
1.1.2.3. Hệ thống cấp điện:
11


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025


Tỉnh Vĩnh Phúc được cấp điện từ các tuyến đường dây 220kV: Việt Trì -Vĩnh
Tường, Vĩnh Tường – Hòa Bình, Việt Trì - Vĩnh Yên, Vĩnh Yên - Sóc Sơn.
- Các Trạm biến áp: có 02 trạm 220KV (Vĩnh Yên, Vĩnh Tường), công suất
750MVA và 08 trạm 110KV (Vĩnh Yên, Vĩnh Yên 2, Phúc Yên, Thiện Kế, Hội Hợp,
Lập Thạch, Vĩnh Tường, Vĩnh Tường nối cấp), tổng công suất: 626MVA
- Lưới điện 110kV có 10 tuyến đường dây với tổng chiều dài 103,2km.
- Hệ thống truyền tải, phân phối:
+ Trạm biến áp phân phối: Toàn tỉnh có 2011 trạm/2.165 máy với tổng công
suất đặt 1.068.204 kVA
+ Lưới điện trung thế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm các cấp điện áp 35, 22
và 10KV; đường dây 35KV với 43 xuất tuyến có tổng chiều dài 433,3Km; đường dây
22KV với 35 xuất tuyến có tổng chiều dài 805,4km; đường dây 10KV có 06 xuất
tuyến có tổng chiều dài 194,8km.
- Các dự án đang triển khai: Đường dây và Trạm biến áp 110KV KCN Thăng
Long, Đường dây và Trạm biến áp 110KV Tam Đảo, đường dây 110KV đến TBA Vĩnh
Yên 2, Đường dây và Trạm biến áp 110KV KCN Khai Quang, Đường dây và Trạm
biến áp 110KV Yên Lạc, Đường dây và Trạm biến áp 110KV Tam Dương, Đường dây
220KV Việt Trì - Bá Thiện và Bá Thiện – Mê Linh.
1.1.2.4. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai.
- Hệ thống thoát nước mưa mới được đầu tư xây dựng song nhìn chung chưa
đáp ứng được yêu cầu, thực tế việc tiêu thoát nước mưa dựa trên hệ thống các các
sông, hồ trong phạm vi từng khu vực, xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ tại một số
điểm trong đô thị khi có mưa to, kéo dài; Mức độ bao phủ của mạng lưới cống thoát
nước còn rất thấp, chủ yếu tập trung vào khu vực trung tâm của thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên. Các tuyến cống chủ yếu là các cống thu nước dọc các trục đường
giao thông được xây dựng theo tiêu chuẩn, cấu tạo mà chưa được tính toán đến khả
năng thoát nước cho các lưu vực; Khả năng tiêu thoát của khu vực đô thị Vĩnh Phúc
với phương thức tự chảy theo trục sông Phan - sông Cà Lồ - về sông Cầu, kết hợp
phương thức tiêu cưỡng bức bằng các trạm bơm tiêu thủy lợi. Tuy nhiên khả năng tiêu
vẫn còn rất nhiều hạn chế.

- Các dự án đang triển khai: Xây dựng mới 03 trạm bơm tiêu thoát ra sông Phó
Đáy và sông Hồng với tổng công suất dự kiến 145 m3/s (Dự án “Quản lý nguồn nước
và ngập lụt Vĩnh Phúc”, vay vốn Ngân hàng Thế giới); Cải tạo, nạo vét hồ Đầm Vạc
giải quyết úng ngập khu vực trung tâm thành phố Vĩnh Yên, phạm vi khoảng 60ha
thuộc Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Dự án thành phần
tỉnh Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á; Xây dựng các tuyến cống trục
chính, cải tạo, mở rộng, một số tuyến cống chưa đảm bảo khả năng thoát nước để
chống úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.
1.1.2.5. Thu gom xử lý nước thải, chất thải:
a) Thu gom, xử lý nước thải:
- Hệ thống hạ tầng thu gom và xử lý nước thải hầu chưa được đầu tư đồng bộ và
hoàn chỉnh, một số khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống rãnh thu gom
nước thải mang tính cục bộ. Thành phố Vĩnh Yên đã được đầu tư xây dựng hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1), bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản và
vốn đối ứng của tỉnh, công suất 5.000m3/ngđ.
12


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

- Các dự án đang triển khai: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho
03 thị trấn (Hương Canh, Thổ Tang, Yên Lạc) và đô thị Tam Hồng và 33 điểm xử lý
nước thải tập trung tại các thôn xóm, cụm dân cư thuộc khu vực nông thôn dọc sông
Phan (Hợp phần dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân
hàng Thế giới); Xây dựng mạng lưới đường ống cấp 3 thu gom và đấu nối nước thải
sinh hoạt hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên thuộc Chương trình Phát triển
các đô thị loại II (các đô thị xanh) – Dự án thành phần tỉnh Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân
hàng Phát triển Châu Á; Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý nước thải cho thành
phố Vĩnh Yên (giai đoạn 2), công xuất xử lý 6.000 m3/ngày thuộc Chương trình Phát
triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) – Dự án thành phần tỉnh Vĩnh Phúc, vay vốn

Ngân hàng Phát triển Châu Á.
b) Thu gom xử lý rác thải:
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện khoảng
578,06 tấn/ngày (tương đương khoảng 210.993,15tấn/năm). Trong đó khu vực đô thị
(bao gồm thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên) khoảng 155,99 tấn/ngày, tỷ lệ thu
gom khoảng 90%; khu vực nông thôn khoảng 422,07 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom khoảng
70%. Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu hiện nay vẫn là chôn lấp
thông thường. Tại các đô thị Vĩnh Yên và Phúc Yên, chất thải rắn sinh hoạt được thu
gom, vận chuyển, chôn lấp tại bãi rác tạm Khai Quang (Vĩnh Yên) và bãi rác phường
Xuân Hòa (Phúc Yên). Toàn địa bàn tỉnh đã đầu tư triển khai 230 bãi chôn lấp rác thải
tạm thời với tổng diện tích 283.656,2 m2.
1.1.2.6. Hệ thống thông tin liên lạc:
- Mạng di động: tổng số BTS của các Doanh nghiệp Viễn thông đạt 1.540 trạm
(năm 2016 thêm 154 trạm), qua đó đã mở rộng vùng phủ sóng, tăng dung lượng và
chất lượng phủ sóng tại khu vực thành phố, thị xã, trung tâm huyện, các điểm du lịch,
khu công nghiệp. Riêng năm 2017 sẽ triển khai mạng thế hệ 4G tại thành phố Vĩnh
Yên.
- Mạng chuyển mạch: Từng bước thay thế tổng đài trung tâm (Host) bằng nút
chuyển mạch đa dịch vụ mạng thế hệ mới NGN (Multi-service Switch…) nâng cao
năng lực chuyển mạch của mạng lưới. Lắp đặt thêm các MSAN tại các huyện nhằm
kết nối với các thuê bao mới phát triển.
- Mạng ngoại vi: Năm 2016, Điện lực Vĩnh Phúc đã phối hợp với các doanh
nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh bó gọn cáp trên một số tuyến đường thuộc địa bàn
thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Hiện nay đang tiến hành hạ ngầm một số
tuyến cáp trên địa bàn Vĩnh Yên.
1.1.2.7. Công viên nghĩa trang, nhà tang lễ:
- Công viên nghĩa trang: Hiện đang tổ chức lập Quy hoạch nghĩa trang vùng
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở đầu tư xây dựng công
viên nghĩa trang.
- Nhà tang lễ: trên địa bàn tỉnh hiện chưa có nhà tang lễ.

1.1.2.8. Về Công viên, cây xanh:
Đã đầu tư xong khu công viên quảng trường Hồ Chí Minh với diện tích khoảng
27ha; Khu công viên trung tâm thị trấn Tam Đảo với diện tích khoảng 1,7ha; Đang
triển khai đầu tư công viên Trung tâm lễ hội Tây Thiên với diện tích khoảng 11,7ha.
Đang chuẩn bị đầu tư một số công viên gồm: Công viên khu vực phường Liên Bảo và
xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, diện tích khoảng 17,0 ha; khu công viên cây xanh
13


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

nam Vĩnh Yên quy mô 44ha, triển khai cùng với dự án Phát triển đô thị loại 2, TP
Xanh Vĩnh Yên.
1.1.3. Hạ tầng sản xuất
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 53,4% năm 2012 lên 61,97% vào
năm 2016; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm từ 33.1% năm 2012 xuống còn 27,78%
năm 2016; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 13.5% năm 2012 xuống
còn 10,25% năm 2016; cụ thể:
1.1.3.1. Nông nghiệp:
Trong những năm qua, trồng trọt đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng
sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Toàn tỉnh đã hình thành 487 vùng
trồng trọt hàng hoá tập trung với diện tích 4,3 ngàn ha. Đã xuất hiện một số mô hình
doanh nghiệp đầu tư vào trồng trọt thông qua việc thuê đất của nông dân với diện tích
hàng trăm ha. Giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác tăng qua các năm. Nhiều
mô hình sử dụng giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao đã được nhân rộng.
1.1.3.2. Công nghiệp:
Tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch danh mục khu
công nghiệp ưu tiên phát triển đến năm 2020 là 19 khu công nghiệp (KCN), quy mô
5.540 ha. Đến nay, đã có 12 dự án phát triển hạ tầng trong 11 KCN được thành lập và
cấp Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Giấy CNĐKĐT), tổng

diện tích quy hoạch là 2.327,87 ha, trong đó đất công nghiệp theo quy hoạch 1.660,8
ha. Tổng diện tích đất đã bồi thường là 1.444,9 ha, diện tích đất công nghiệp đã bồi
thường GPMB, xây dựng hạ tầng là 767,31 ha. Còn lại, tám (08) KCN trong danh mục
quy hoạch nhưng chưa thực hiện thủ tục đầu tư, diện tích quy hoạch là 3.212 ha.
Trong số 12 dự án hạ tầng KCN được thành lập/cấp GCNĐT, có 08 chủ đầu tư
xây dựng kinh doanh hạ tầng là DDI; 02 chủ đầu tư là doanh nghiệp FDI (Công ty
TNHH Fuchuan - KCN Bình Xuyên II và Công ty TNHH khu công nghiệp Thăng
Long Vĩnh Phúc); 02 dự án đã thu hồi Giấy CNĐT là dự án khu công nghiệp Bá Thiện
của Công ty TNHH Quản lý và phát triển hạ tầng Compal (Việt Nam) và dự án khu
công nghiệp Phúc Yên của Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng khu
công nghiệp Phúc Hà.
Tổng vốn đăng ký dự án DDI là 8.305,27 tỷ đồng và FDI là 95,1 triệu USD; Số
vốn đầu tư hạ tầng các KCN thực hiện lũy kế 1.326,52 tỷ đồng (bằng 15,97% tổng vốn
đầu tư DDI đăng ký) và 13,49 triệu USD (bằng 14,18% tổng vốn đầu tư FDI đăng ký).
Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê, đăng ký thuê: 534,21 ha. Tỷ lệ lấp đầy đất công
nghiệp theo quy hoạch là 31,7%, tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất công nghiệp đã bồi
thường và xây dựng hạ tầng là 69,36%.
1.1.3.3. Dịch vụ:
Các ngành dịch vụ đều có bước phát triển, đặc biệt là những ngành dịch vụ kinh
doanh như thương mại, du lịch khách sạn, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc,... Giá trị
sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 6,82%/năm.
Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn phong phú và đa dạng, hàng hoá
trên thị trường đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Kinh doanh thương mại phát
triển mạnh theo hướng hiện đại, văn minh. Hạ tầng thương mại được quan tâm, nhiều
trung tâm thương mại, siêu thị lớn đã đi vào khai thác; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh
mạng lưới các công trình dịch vụ thương mại như: Siêu thị Coopmart; Siêu thị Big C;
Siêu thị Lan Chi, Siêu thị điện máy HC, Siêu thị MediaMart, Chợ Vĩnh Yên; Chợ Tam
Dương,… Tổng mức bán lẻ thị trường xã hội toàn giai đoạn tăng bình quân
14



Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

18,7%/năm.
Kinh doanh du lịch: Tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành nhiều công
trình phục vụ văn hoá, du lịch lớn đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
của nhân dân trong tỉnh và thu hút hàng triệu lượt du khách tỉnh ngoài đến với Vĩnh
Phúc. Mạng lưới đa dạng các loại hình về du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí trong
tỉnh đã được hình thành như: Khu du lịch sinh thái Sông Hồng Thủ đô, Khu du lịch
sinh thái Flamingo Đại Lải, Khu du lịch sinh thái FLC Vĩnh Thịnh,… đã được đưa vào
sử dụng và Dự án Khu du lịch sinh thái Bến Tắm - Tam Đảo 2 do Tập đoàn SunGroup
đã được khởi công xây dựng cuối năm 2016. Các hoạt động quảng bá được triển khai
mạnh mẽ, các cơ sở kinh doanh du lịch tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng
phục vụ. Ngoài ra các lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ngày càng hấp dẫn
du khách, ước đến năm 2015 doanh thu du lịch đạt khoảng 1,17 nghìn tỷ đồng, bình
quân tăng 7,7%/năm.
Dịch vụ tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng tốt cho các nhu cầu của xã hội; Nguồn
vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng trưởng khá, bình quân tăng 24,3%/năm.
Các tổ chức tín dụng đã thực hiện hiệu quả thông qua nhiều biện pháp tháo gỡ khó
khăn về thủ tục cho vay vốn, thực hiện khoanh nợ, giãn nợ... để thúc đẩy phát triển sản
xuất, kinh doanh; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân tăng 13%/năm. Về phát triển
hệ thống ngân hàng, tài chính, văn phòng: một số ngân hàng được phát triển mở rộng
thành lập mới các chi nhánh như: Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng Anbinhbank,
Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Shinhanbank chi nhánh Vĩnh Phúc, Ngân hàng
Vietinbank chi nhánh Bình Xuyên,…
1.1.4. Kiến trúc và cảnh quan đô thị
1.1.4.1. Trong đô thị:
- Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc: Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc
chung đô thị Vĩnh Phúc được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 01/2014/QĐUBND ngày 02/01/2014; ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành 06 Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc khu vực: Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Lạc và

Tam Dương.
- Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính: Thành phố
Vĩnh Yên mới triển khai 20 tuyến phố văn minh và thị xã Phúc Yên triển khai được 05
tuyến phố văn minh.
- Số lượng dự án cải tạo, chính trang đô thị: Hiện tại, trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện nàm trong phạm vi quy hoạch chung đô thị
Vĩnh Phúc vẫn đang triển khai các dự án cải tạo, chỉnh trang hệ thống HTKT như thoát
nước mưa, thoát nước thải, cấp điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cấp nước… tuy nhiên
không phải là dự án tổng thể.
- Số lượng không gian công cộng của đô thị: Trong phạm vi Quy hoạch chung
đô thị Vĩnh Phúc đã xây dựng các không gian công cộng đô thị phục vụ sinh hoạt cộng
đồng cho nhân dân, tuy nhiên tập chung chủ yếu tại thành phố Vĩnh Yên và thị xã
Phúc Yên như: Khu công viên quảng trường Hồ Chí Minh; Khu vườn hoa trước cổng
UBND thành phố Vĩnh Yên; Khu công viên Văn Miếu tỉnh; sân vận động thành phố
Vĩnh Yên; Khu Bảo tàng tỉnh, khu quảng trường thị xã Phúc Yên; sân vận động thị xã
Phúc Yên; khu du lịch hồ Đại Lải.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 59 công trình
lịch sử văn hoá, di sản, danh thắng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp
15


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

quốc gia; trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt là Tháp Bình Sơn và Khu danh lam
thắng cảnh Tây Thiên.
1.1.4.2. Ngoài đô thị (Ngoại thành, ngoại thị):
Quỹ đất nông nghiệp tại khu vực ngoài phạm vi quy hoạch chung đô thị Vĩnh
Phúc cơ bản được bảo vể, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, sản xuất; tạo ra
các vùng cảnh quan sinh thái nông thôn.
1.2. Tổng hợp đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc theo

các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương
1.2.1. Đánh giá
Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị Vĩnh Phúc theo 5 Tiêu chí và 59 tiêu
chuẩn của đô thị loại I áp dụng quy định của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
của UBTV Quốc hội về phân loại đô thị thì đô thị Vĩnh Phúc đạt 54,7/100 điểm, cụ
thể:
1.2.1.1. Tiêu chí 1: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội
Kết quả: Đạt 17,50 điểm/20 điểm
- Tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò “Là trung tâm tổng hợp về kinh tế, tài
chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một vùng liên tỉnh (hoặc cả nước đối với cấp quốc gia)”. Đạt tiêu chuẩn tối thiểu
3,75 điểm là “trung tâm cấp vùng hoặc cấp tỉnh”
- Nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 06 tiêu
chuẩn:
+ Có 04/06 tiêu chuẩn đạt điểm tối đa là: Cân đối thu chi ngân sách; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và tăng tỷ trọng dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra; mức tăng trưởng kinh tế trung
bình 3 năm gần nhất; tỷ lệ hộ nghèo;
+ Có 01 tiêu chuẩn đạt điểm trung bình là: Thu nhập bình quân đầu người năm
so với cả nước;
+ Có 01 tiêu chuẩn đạt điểm tối thiểu là: Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (bao gồm
tăng tự nhiên và tăng cơ học).
1.2.1.2. Tiêu chí 2: Quy mô dân số
Kết quả: Đạt 0 điểm/8 điểm
Do tổng dân số toàn đô thị hiện nay là 466.727 người (tính theo phạm vi
QHCXD đô thị Vĩnh Phúc 318,6km2) trong khi quy định tối thiểu là 1.000.000 người
và tổng dân số khu vực nội thành, nội thị là 332.263 người trong khi quy định tối thiểu
là 500.000 người (tuy nhiên, khi làm thủ tục thành lập Thành phố Vĩnh Phúc trực

thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó
phạm vi khu vực nội thị chính là phạm vi 318,6 km2 của quy hoạch chung đô thị Vĩnh
Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày
26/10/2011 thì giảm tải áp lực gia tăng dân số đi rất nhiều, cần tập trung thu hút dân số
cơ học bằng một số biện pháp cụ thể).
1.2.1.3. Tiêu chí 3: Mật độ dân số
Kết quả: Đạt 0 điểm/ 6 điểm
16


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

Do mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị đạt 5.742 người/km2 (quy định tối
thiểu là 10.000 người/km2); mật độ dân số toàn đô thị đạt 1.465 người/km2 (quy định tối
thiểu là 2.000 người/km2)
1.2.1.4.Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
Kết quả: Đạt 0 điểm/ 6 điểm
Do tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt 80,2% (quy định
tối thiểu là 85%).
1.2.1.5. Tiêu chí 5 - Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan
đô thị
Kết quả: Đạt 37.2/60 điểm. Trong đó gồm:
- Nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh
quan khu vực nội thành: Đạt 25,2 điểm/48 điểm
+ Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng xã hội:
Có 08/10 tiêu chuẩn đạt điểm tối đa, là các tiêu chuẩn: Tỷ lệ nhà ở kiên cố,
khá kiên cố, bán kiên cố; đất dân dụng; đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng
đô thị (m2/người); đất xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở (m2/người); cơ sở
y tế cấp đô thị (giường/1000 dân); công trình văn hóa cấp đô thị; công trình thể dục,
thể thao cấp đô thị; công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị;

01/10 tiêu chuẩn trung bình: Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị;
01/10 tiêu chuẩn chưa đạt chỉ tiêu tối thiểu: Diện tích sàn nhà ở bình quân (m2
sàn/ người).
+ Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật:
Có 08/23 đạt tối đa: Cấp điện sinh hoạt (kwh/ng/năm); số thuê bao internet; tỷ lệ
phủ sóng thông tin di động trên dân số; mật độ đường cống thoát nước chính; tỷ lệ các khu
vực ngập úng có giải pháp phòng chống, giảm ngập úng; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý,
tiêu hủy; đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị);
01/23 tiêu chuẩn đạt tối thiểu: Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng;
14/23 tiêu chuẩn chưa đạt: Đầu mối giao thông; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây
dựng; mật độ đường giao thông tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5m; diện
tích đất giao thông tính trên dân số; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng; tỷ lệ đường phố
chính được chiếu sáng; cấp nước sinh hoạt (lít/người/ngày.đêm); tỷ lệ hộ dân được cấp
nước sạch, hợp vệ sinh (%); tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn
sau xử lý, tiêu hủy; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt
được xử lý tại khu chôn lấp hợp vệ sinh hoặc tại các nhà máy đốt, nhà máy chế biến rác
thải; nhà tang lễ; tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; đất cây xanh toàn đô thị.
+ Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc cảnh quan đô thị:
Có 02/05 tiêu chuẩn đạt tối đa: Số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị; số lượng
không gian công cộng của đô thị;
01/05 tiêu chuẩn đạt tối thiểu: Công trình kiến trúc tiêu biểu;
02/06 tiêu chuẩn chưa đạt: Quy chế quản lý kiến trúc toàn đô thị; tỷ lệ tuyến phố
văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính.
- Nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh
quan khu vực ngoại thành, ngoại thị: Đạt 12/12 điểm
17


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025


(Xem nội dung chi tiết các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của đô thị Vĩnh Phúc
theo tiêu chí đô thị loại I tại Bảng 1 - Phụ lục 1)
1.2.2. Các chỉ tiêu phát triển đô thị chưa đạt và phương hướng khắc phục
Từ đánh giá ở trên, 4/5 Tiêu chí chưa đạt quy định tối thiểu của đô thị Vĩnh
Phúc tập trung ở tiêu chuẩn dân số (02 Tiêu chí) và các điều kiện cơ sở hạ tầng khác.
* Phương hướng thu hút, tăng dân số cơ học
Do tỷ lệ tỷ lệ tăng trưởng dân số của đô thị Vĩnh Phúc trong giai đoạn 20172020 đạt từ 1.8% - 2.62%; giai đoạn 2021-2025 đạt từ 2.62% - 3,66% và giai đoạn
2026-2030 đạt từ 3,66% - 4,83% (theo số liệu của Chương trình phát triển đô thị Vĩnh
Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2566/QĐUBND ngày 08/8/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) thì từ nay đến 2030, đô thị Vĩnh
Phúc khó có thể đáp ứng được quy định tối thiểu về dân số nội thị và toàn đô thị theo
quy định của đô thị loại I. Vì vậy, cần phải bổ sung các giải pháp thu hút, tăng trưởng
dân số cơ học trong thời gian tới như:
- Tập trung đầu tư, phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch đã được phê
duyệt nhằm thu hút người lao động từ các huyện bên ngoài đô thị Vĩnh Phúc
(318,6km2) và các khu vực ngoại tỉnh như: Tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông, khu cụm công nghiệp bảo đảm khoa học, đồng bộ; đẩy mạnh cải cách
hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ban hành các chính sách ưu đãi và
hỗ trợ đầu tư để tăng tỷ lệ lấp đầy tại các KCN đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng
nhận đầu tư. Theo ước tính, khi 06 KCN trên địa bàn huyện Bình Xuyên có tổng diện
tích khoảng 1.950ha, diện tích đất công nghiệp khoảng 1.365ha được lấp đầy khoảng
50% (theo dự kiến đến năm 2020) sẽ thu hút được tổng cộng khoảng 54.600 lao động
(theo nghiên cứu số liệu điều tra thực tế tại một số khu CN đã đi vào hoạt động, sử
dụng đất quy mô 1ha cần khoảng từ 80-100 lao động); …
- Đầu tư hạ tầng khu đô thị đại học nhằm thu hút các trường đại học trong và
ngoài nước. Tập trung triển khai quy hoạch phân khu Khu đô thị đại học Vĩnh Phúc
(phân Khu A1) tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt, có diện tích khoảng 2.009ha và đủ
điều kiện để xây dựng 12 trường đại học, đồng thời xây dựng phát triển các khu chức
năng đô thị, các khu đô thị phụ trợ và hệ thống hạ tầng hiện đại đồng bộ... Khi được
đầu tư xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động trong tương lai, Khu đô thị đại học sẽ

đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cho người dân nói
chung trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc; sắp xếp, di dời một số cơ sở đào tạo ra khỏi nội
thành Hà Nội theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và thu hút khoảng 120.000
sinh viên theo học.
- Phát triển các ngành thương mại & dịch vụ nhằm thu hút lao động và dân cư
ngoại tỉnh cho Vĩnh Phúc như: Tạo điều kiện, mời gọi các nhà đầu tư (đặc biệt là các
nhà đầu tư chiến lược) để đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Khuyến
khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ chất lượng cao,
du lịch sinh thái, dịch vụ, siêu thị, trung tâm thương mại... với quy mô lớn, hiện đại và
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, tập trung thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ,
coi du lịch, dịch vụ là mũi nhọn trong giai đoạn 2017-2020. Thực tiễn cho thấy, trong
những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang thu hút được nhiều dự án về du lịch, dịch
vụ như: Flamingo Đại Lải Resort, FLC Vĩnh Thịnh Resort, Tam Đảo, Tây Thiên, đặc
biệt vào cuối năm 2016, Tập đoàn Sun Group đã khởi công dự án khu du lịch sinh thái
Tam Đảo II, đây là dự án được kỳ vọng mang đến bước chuyển mình lớn lao cho du
lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới.... ngoài việc tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn
lao động địa phương và ngoại tỉnh, những dự án như trên còn có vai trò quan trọng thu
18


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

hút khoảng 3.8 triệu lượt khách du lịch đến Vĩnh Phúc (theo báo cáo năm 2016 và có
tốc độ tăng trưởng 15% so với năm 2015), qua đó góp phần tăng dân số quy đổi (1) cho
đô thị Vĩnh Phúc.
Tiêu chuẩn về dân số có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các tiêu chuẩn
(chiếm khoảng từ 15-20 điểm) như: Dân số toàn đô thị, mật độ dân số, tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp, … Vì vậy, khi dân số đô thị Vĩnh Phúc tăng trong tương lai thì các
tiêu chuẩn trên sẽ được cải thiện.
* Phương hướng cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng

- Các cấp, các ngành tăng cường công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong
công tác GPMB để đảm bảo các dự án được triển khai theo đúng tiến độ, sớm đưa
công trình vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả kinh tế.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn thực hiện các dự án hạ tầng đô thị như
vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay ưu đãi của các
ngân hàng và tổ chức tín dụng quốc tế và các nguồn vốn ngoài vốn nhà nước theo hình
thức đối tác công tư (PPP) để tập trung đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật theo chương trình
phát triển đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và
tính khả thi.
- Tăng cường công tác đôn đốc các chủ đầu tư, kiểm tra, giám sát thực hiện kế
hoạch đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật theo chương trình phát triển đô thị theo
chương trình được phê duyệt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các cấp các ngành và đoàn
thể để tạo sự thống nhất và đồng thuận về nhận thức và hành động của cán bộ và nhân
dân trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Ngoài các giải pháp tổng thể để khắc phục những tiêu chí còn yếu và chưa đạt
so với tiêu chí đô thị loại I của đô thị Vĩnh Phúc, thì các tiêu chí gần đạt yêu cầu tối
thiểu để có điểm theo quy định, có thể khắc phục trong thời gian ngắn, cần vốn đầu tư
không cao so với các tiêu chuẩn còn chưa đạt khác như (Tỷ lệ đường phố chính được
chiếu sáng thực trạng đạt 80% và quy định có điểm tối thiểu là 95%; tỷ lệ sử dụng hình
thức hỏa táng thực trạng đạt 19% và quy định có điểm tối thiểu là 20%, ...) sẽ được ưu
tiên tập trung đầu tư trong thời gian tới.
1.3. Đánh giá chung
1.3.1. Thành tựu
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định và kiên trì thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển đô thị. Hội đồng nhân dân tỉnh
đã ban hành chủ trương, nghị quyết về phát triển đô thị, chương trình phát triển hạ tầng
kỹ thuật khung và các chương trình, dự án trọng điểm. Đảng bộ, chính quyền và nhân

dân các dân tộc trong tỉnh đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển, cơ
bản đáp ứng yêu cầu, là tiền đề quan trọng để các địa phương hoàn thành xây dựng
nông thôn mới, các đô thị được nâng cấp, mở rộng; góp phần quan trọng thúc đẩy kinh
tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, bảo đảm
quốc phòng - an ninh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội với mục tiêu xây dựng thành phố Vĩnh Phúc theo Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI đề ra và Quyết định số 1883/QĐ-TTg của Thủ
19


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Về công tác quy hoạch: Những năm qua công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng đô thị được Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện quy hoạch
đô thị đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá như Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Vĩnh Phúc và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050. Công tác lập quy hoạch các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng
liên huyện, quy hoạch phân khu theo QHCXD đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500 thuộc phạm vi QHCXD đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch cấp, thoát nước đô thị
Vĩnh Phúc, quy hoạch xử lý chất thải rắn,… cơ bản đã đáp ứng được tiến độ đề ra, làm
cơ sở triển khai công tác đầu tư hệ tống hạ tầng đô thị.
UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình tổng thể xây dựng và
phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình
phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và Chương trình phát triển
hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, đôn đốc
triển khai thực hiện, phân bổ vốn cho các dự án thuộc chương trình. Các dự án đầu tư

xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020
đến nay cơ bản đã và đang được triển khai theo đúng kế hoạch.
Việc đầu tư cơ bản theo đồ án quy hoạch, nhất là quy hoạch giao thông, công
nghiệp, dịch vụ…, nhiều dự án đã phát huy tốt theo mục tiêu đầu tư. Một số công trình
lớn được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo diện mạo mới cho đô thị,
nông thôn của tỉnh ngày một khang trang, hiện đại. Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng, từng bước thực hiện mục tiêu hoàn thành kết cấu hạ
tầng khung đô thị tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã được Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.
HĐND, UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện về nguồn vốn đầu tư cho các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn NSNN; Các chủ đầu tư
đã chủ động đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được giao, đặc biệt là các dự án sử
dụng vốn NSNN. Theo đó, nhiều dự án đã được hoàn thành đưa vào sử dụng một phần
hoặc toàn bộ dự án.
Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực trong khai thác các nguồn vốn, đặc
biệt là công tác vận động thu hút vốn ODA. Đến nay đã thu được những kết quả tích
cực, trong đó dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh, dự án phát triển các đô thị
loại II (các đô thị xanh), dự án Cầu Đầm Vạc; các dự án xã hội hóa đầu tư được tăng
cường thu hút các nhà đầu tư như: Dự án cấp nước sạch Đức Bác, Nạo vét hồ Đầm
Vạc, Cầu vượt đường sắt đường Nguyễn Tất Thành...
Các doanh nhiệp nhà nước như Điện, thông tin và truyền thông, … đã chủ động
đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Vĩnh Phúc để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
Giai đoạn năm 2011 đến nay, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và tích
cực thu hút các nguồn lực bên ngoài cho đầu tư cho kết cấu hạ tầng khung đô thị góp
phần hoàn thiện diện mạo đô thị, nông thôn của tỉnh ngày một khang trang, hiện đại; là
tiền đề quan trọng để hình thành, nâng cấp các đô thị trong đó, Vĩnh Yên trở thành đô
thị loại II, Phúc Yên trở thành đô thị loại III. Đầu tư phát triển cũng góp tích cực vào
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu của
xã hội.

20


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, đã mang lại hiệu quả
nhất định. Về hạ tầng xã hội, hệ thống công trình dịch vụ công cộng và nhà ở ngày
càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân. Các khu nhà ở hiện có được cải thiện
môi trường và điều kiện sống; nhiều khu nhà ở mới được quy hoạch, xây dựng đồng
bộ, hiện đại. Các công trình phục vụ công cộng như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao,
dịch vụ thương mại,… được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn với nhiều loại hình, cấp
phục vụ nhằm ổn định đời sống nhân dân, thu hút phát triển dân cư, thúc đẩy tiến trình
đô thị hóa.
Về hạ tầng kinh tế, trên cơ sở định hướng phát triển các vùng kinh tế, tỉnh đã
xây dựng và đưa nhiều khu công nghiệp tập trung, khu du lịch, dịch vụ vào hoạt động.
Đồng thời, phát triển vùng sản xuất nông tập trung chất lượng cao. Coi trọng thu hút
các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao; chú trọng phát triển tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề; tích cực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo hướng tăng tỉ
trọng dịch vụ, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng GDP của tỉnh và giải quyết việc làm
thường xuyên cho người lao động.
Đối với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông khung của các đô thị, giao thông
diện rộng của tỉnh đang được đầu tư xây dựng; hình thành mạng lưới giao thông liên
hoàn giữa giao thông quốc gia với giao thông của tỉnh tạo điều kiện giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh, thành phố lân cận và kết nối hiệu quả giữa đô thị với nông thôn
trong tỉnh. Hệ thống cấp nước sạch đang được đầu tư xây dựng nâng cao công suất, cải
thiện chất lượng, từng bước đảm bảo phục vụ đầy đủ cho đô thị và nông thôn. Hệ
thống thu gom, xử lý nước thải đang được đầu tư xây dựng tại các đô thị lớn. Hệ thống
cấp điện, thông tin liên lạc được xây dựng đồng bộ, đáp ứng đầy đủ và ổn định trong
các đô thị.
Về công tác quản kiến trúc cảnh quan đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ
mặt thành phố, thị xã, thị trấn được cải thiện; quản lý trật tự xây dựng, không gian kiến

trúc cảnh quan, quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, quản lý xây dựng các công trình
hạ tầng đô thị bước đầu đã chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ.
1.3.2. Tồn tại
Nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị chủ yếu từ nguồn
ngân sách nhà nước; việc thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn hạn
chế. Công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn bất cập,
chồng chéo. Hiệu quả đầu tư một số công trình còn thấp, mặt khác việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị còn chưa đồng bộ, chủ yếu là đầu tư cho hạ tầng kỹ
thuật, nhất là hệ thống đường giao thông.
Việc xác định dự án trọng điểm chưa phù hợp, mới chỉ căn cứ vào tiêu chí quy
mô đầu tư, diện tích đất sử dụng, số lượng hộ dân phải tái định cư… mà chưa quan
tâm đến tiêu chí về động lực phát triển có tính chiến lược, sự cần thiết và hiệu quả đầu
tư. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các dự án trọng điểm theo kế hoạch phát triển đô
thị Vĩnh Phúc là rất lớn, chỉ tính các dự án đã duyệt trong giai đoạn 2016-2020 là trên
13 nghìn tỷ đồng trong khi nguồn thu ngân sách của tỉnh dự báo sẽ giảm lớn, điều này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư công. Chưa thu hút được các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng (hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội) theo
hình thức đối tác công tư (PPP).
Do vậy, kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc mặc dù đã bước đầu hình thành,
nhưng còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính kết nối giữa các địa phương, chưa thực sự là
đồng lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đối chiếu theo phân loại đô thị loại I
trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
21


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì đô thị Vĩnh Phúc mới đạt được khoảng
50% số điểm; trong đó có 30/59 tiêu chuẩn đạt mức điểm tối đa, 6/59 tiêu chuẩn đạt
mức điểm tối thiểu và 23/59 tiêu chuẩn chưa đạt mức điểm tối thiểu.

Về hạ tầng xã hội:
Về phát triển nhà ở: Số liệu về nhà ở thường xuyên biến động nên ảnh hưởng
đến việc thực hiện chương trình. Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh còn chưa có kế
hoạch cụ thể về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở cho thuê. Nhà ở công
nhân còn thiếu về quy mô và hạn chế về loại hình sản phẩm; hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị đại học chưa được đầu tư xây dựng; du lịch chủ yếu là du lịch tâm linh, du lịch lễ
hội; công trình văn hoá thể thao và công trình y tế trọng điểm của tỉnh chưa được đầu
tư; các công trình vui chơi giải trí, phục vụ sinh hoạt của người dân chư thực sự được
quan tâm đầu tư.
Về hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường:
Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng nhưng chưa thực sự phù hợp, chưa
hình thành mạng lưới giao thông chính theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và Quy
hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc gắn kết với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,
còn tình trạng nơi thừa nơi thiếu; hệ thống bến bãi đỗ xe chưa được đầu tư đồng bộ; hệ
thống thoát nước mưa và trị thuỷ chưa được đầu tư hoàn chỉnh; công trình về môi
trường như công viên nghĩa trang, nhà tang lễ, khu xử lý chất thải chưa được đầu tư
xây dựng. Chất lượng đầu tư về kết cấu hạ tầng, nhất là một số tuyến đường giao thông
chưa tốt, tình trạng nhanh xuống cấp còn xảy ra; công tác quản lý nhà nước còn yếu
kém, tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang giao thông diễn ra phổ biến, nhất là các
tuyến đường thuộc hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc. Một số dự án hạ tầng khung đô thị
chưa có kế hoạch đầu tư. Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng Công viên nghĩa trang,
Khu xử lý chất thải rắn tập trung còn khó khăn do chưa được nhân dân đồng tình, ủng
hộ của nhân dân khu vực dự án và dư luận xã hội.
Về hạ tầng sản xuất:
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn chậm, sức cạnh
tranh và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chưa cao, thiếu các dự án lớn mang tính
động lực. Hệ thống công trình dịch vụ còn thiếu về quy mô và chất lượng. Hạ tầng
phát triển nông nghiệp bước đầu được quan tâm đầu tư và mới bắt đầu hình thành mô
hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chưa tạo được các vùng, các khu sản xuất
tập trung có hiệu quả.

Về kiến trúc cảnh quan đô thị:
Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị bước đầu được quan
tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý; kiến trúc công trình còn lộn xộn; hình thái
đô thị chưa rõ rệt. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức cho cộng đồng
dân cư đô thị chưa được triển khai đồng bộ; nếp sống văn minh đô thị còn nhiều bất
cập, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của đô thị và xã hội.
Trong quá trình triển khai các dự án trên, vấn đề đền bù GPMB vẫn gặp rất
nhiều khó khăn làm chậm tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án giao thông
lớn, các dự án đầu tư hạ tầng KCN. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho
các dự án hạ tầng còn hạn chế.
1.3.3. Nguyên nhân
Khách quan:
Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh được tái lập từ năm 1997 đến nay, xuất phát điểm
đô thị của tỉnh khi tái lập còn thấp. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nền kinh tế chưa
22


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

đủ mạnh dẫn đến sự đầu tư xây dựng và phát triển đô thị không đầy đủ làm mất cân
đối và quá tải đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.
Do bối cảnh nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước sau khủng hoảng
còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu và công tác thu hút đầu tư
của tỉnh ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án khu đô thị nói riêng và đô thị nói
chung;
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý xây dựng phát triển đô
thị thay đổi, thiếu tính ổn định, chưa có sự thống nhất gây khó khăn trong công tác chỉ
đạo điều hành tăng thủ tục hành chính (như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công,...);
Chủ trương của Đảng và Chính phủ là tập trung thực hiện các giải pháp kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong đó chính sách thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu

tư công, tiết kiệm chi thường xuyên... Do vậy mục tiêu tăng trưởng được điều chỉnh
phù hợp, nguồn lực cho đầu tư xây dựng mới bị hạn chế, sản xuất bị thu hẹp, tăng
trưởng tín dụng giảm. Các chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ làm thị trường
bất động sản đóng băng, thiếu vốn dẫn đến các nhà đầu tư không tiếp cận được nguồn
tín dụng để tiếp tục thực hiện dự án.
Có thêm sự cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút đầu tư của các địa phương lân cận
như Bắc Ninh, Thái Nguyên,... khi hệ thống giao thông quốc gia được xây dựng đồng
bộ, hoàn thiện.
Đô thị chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút để tăng dân số, dẫn đến tỷ lệ đô thị
hóa đô thị đạt thấp; nhiều dự án phát triển nhà ở đô thị chưa được lấp đầy.
Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn do đơn giá bồi thường
giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với thực tế; còn thiếu sự đồng thuận của người dân
trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án...
Chủ quan:
Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và nhân dân đối với công tác xây
dựng, phát triển và quản lý đô thị chưa đầy đủ. Năng lực quản lý đô thị chưa theo kịp
nhu cầu đòi hỏi thực tế; đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đô thị
còn yếu và thiếu.
Nguồn lực đầu tư vào hạ tầng sản xuất, xã hội và kỹ thuật còn thấp; việc huy
động nguồn lực xã hội hóa, thu hút đầu tư cho công tác phát triển đô thị đạt hiệu quả
chưa cao. Chi phí thuê hạ tầng gắn với đất trong các khu công nghiệp của tỉnh còn ở
mức cao so với các tỉnh lân cận.
Việc phân bổ nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị còn
thiếu, chưa đồng bộ, chưa cân xứng, nhiều mặt chưa phù hợp với yêu cầu, đặc điểm và
nhiệm vụ của tỉnh; công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng còn yếu
kém, chồng chéo, chưa thực sự có hiệu quả.
Công tác chỉ đạo điều hành tại một số cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế,
chưa có kế hoạch thực hiện tổng thể, việc chỉ đạo còn chưa toàn diện và quyết liệt,
chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên
truyền, quản lý đất đai, đầu tư, xây dưng… Việc huy động nguồn lực xã hội hóa cho

đầu tư ở một số ngành, lĩnh vực đạt kết quả thấp;
Năng lực, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức thuộc các Sở, ban
ngành, địa phương còn bất cập, thiếu sự chủ động, sáng tạo, chưa sâu sát với thực tiễn,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn hạn chế.
23


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025

Nhìn chung: Thực hiện mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đô thị
hướng đến mục tiêu Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh cần có
nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
theo quy hoạch. Trước yêu cầu vừa phát triển nhanh, vừa bảo đảm yếu tố bền vững,
việc xây dựng các dự án trọng điểm để tập trung thu hút nguồn lực, tạo động lực phát
triển trên các lĩnh vực lợi thế của tỉnh, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng của
nền kinh tế với chất lượng đô thị được đặt ra có tính chiến lược, nhất là trước thực
trạng nguồn thu ngân sách như hiện nay.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT
CẤU HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
2.1. Quan điểm
Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đảm bảo tính bền vững,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đáp ứng yêu cầu quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế trong từng giai đoạn; đáp ứng các nhu
cầu vật chất, tinh thần của người dân và đảm bảo an sinh xã hội; khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; gắn với đảm bảo an ninh, quốc
phòng. Đồng thời, phải coi trọng giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường kiểm soát sự
phát triển của đô thị theo quy hoạch và pháp luật.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển hạ
tầng đô thị theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

- Đầu tư xây dựng dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc phải đảm bảo khớp
nối các quy hoạch và các chương trình, kế hoạch. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong
đầu tư; đảm bảo chất lượng trong xây dựng công trình; tránh lãng phí về nguồn lực và
tài nguyên. Việc đầu tư các tuyến đường giao thông (kể cả cải tạo, nâng cấp và đầu tư
xây dựng mới) thuộc hạ tầng kỹ thuật khung đô thị phải được quy hoạch và quản lý
hành lang giao thông chặt chẽ, đồng bộ, tạo quỹ đất phát triển kinh tế xã hội; đồng thời
tránh lãng phí, tránh phát sinh tranh chấp, khó khăn khi bồi thường – giải phóng mặt
bằng.
- Ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp – dịch vụ để tạo nguồn thu phát triển
đô thị. Trong đầu tư công, ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm có tính chất động lực để
thu hút các dự án sản xuất công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, quy mô lớn, tạo ra sự
đột phá phát triển kinh tế gắn kết với phát triển đô thị bền vững theo quy hoạch. Thực
hiện phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Tập trung nguồn lực, vốn đầu tư công, nguồn vốn vay ODA thực hiện theo kế
hoạch phân bổ hằng năm, bảo đảm đúng quy định, đúng tiến độ, tránh lãng phí, thất
thoát; thực hiện nguyên tắc quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, dừng, dãn, hoãn tiến độ, giảm
quy mô các dự án hiện tại chưa cấp thiết, chưa tạo động lực phát triển…, tuyệt đối
không để phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
- Xác định dự án trọng điểm để ưu tiên tập trung nguồn vốn xây dựng kết cấu
hạ tầng theo tiêu chuẩn hiện đại nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển các dự án công
nghệ, dịch vụ chất lượng cao vào đầu tư tại tỉnh, tạo điểm nhấn cho đô thị Vĩnh Phúc
so với các tỉnh, thành trong vùng; đồng thời bảo đảm quốc phòng - an ninh, gắn với sử
dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí
hậu.
- Xây dựng cơ chế huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là khai
thác, huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các công trình lớn, hiện đại
24


Đề án: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025


thông qua các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), nguồn vốn của doanh
nghiệp, nhân dân.
2.2. Mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI; Quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc và Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh
Phúc đáp ứng được lộ trình phát triển đô thị:
- Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc .
- Đến năm 2025 hoàn thành kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc, hướng tới mục
tiêu Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Giai đoạn 2017-2020:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đạt khoảng 70% so với các
chỉ tiêu của đô thị loại I. Bước đầu hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội
theo nhu cầu phát triển tại khu vực đô thị loại I tương ứng phạm vi Quy hoạch chung
xây dựng đô thị Vĩnh Phúc 316,8km2; cải thiện, nâng cấp kết cấu hạ tầng diện rộng
toàn tỉnh và cơ sở vật chất kỹ thuật các khu vực nông thôn. Bước đầu hình thành kết
cấu hạ tầng đô thị loại IV Tam Đảo. Đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh công tác nâng cấp
đô thị thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên trực thuộc tỉnh. Tiếp tục đầu tư xây
dựng phát triển thành phố Vĩnh Yên theo quy hoạch hướng đến đạt tiêu chuẩn đô thị
loại I trực thuộc tỉnh. Cơ bản hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng hình thành đô thị loại IV Bình
Xuyên. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội và thu hút các nguồn lao động chất lượng cao. Tiếp tục cải thiện kiến trúc cảnh
quan đô thị, nông thôn, trong đó trọng điểm là các đô thị lớn và các khu vực trọng
điểm về di tích thắng cảnh và du lịch nghỉ dưỡng.
Các chi tiêu phát triển đô thị: Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 27m 2
sàn/người (hiện trạng là 21.7 m2 sàn/người); tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 97% (hiện
trạng là 96.5%); tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu

vực nội thị 20% (hiện trạng là 15%); tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng 20%
(hiện trạng là 10%); tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch 80% (hiện trạng là
73.5%) và tiêu chuẩn được cấp nước sạch 120 lít/người/ngày đêm (hiện trạng là 109.1
lít/người/ngày đêm); tỷ lệ thất thoát nước 18% (hiện trạng là 20.9%); tỷ lệ bao phủ
của hệ thống thoát nước đạt 70% diện tích lưu vực thoát nước của đô thị; tỷ lệ nước
thải sinh hoạt được xử lý 60% (hiện trạng là 47.2%); tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây
dựng có trạm xử lý nước thải 100% (hiện trạng là 60%); tỷ lệ chiều dài các tuyến
đường phố được chiếu sáng đạt 100% (hiện trạng là 80%); tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu
sáng 85% (hiện trạng là 60%); đất cây xanh đô thị 10 m 2/người (hiện trạng là 6.6
m2/người) và đất cây xanh công cộng khu vực nội thị 12 m 2/người (hiện trạng là 8.74
m2/người); tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 90% (hiện trạng là 75%).
(Xem chi tiết các chỉ tiêu phát triển đô thị tại Bảng 2 - Phụ lục 1)
2. Giai đoạn 2021-2025:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đạt khoảng 75% so với các
chỉ tiêu của đô thị loại I. Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội theo nhu
cầu phát triển tại khu vực nội thành của đô thị loại I tương ứng phạm vi Quy hoạch
chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc; tiếp tục hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng diện rộng toàn
tỉnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên
25


×