Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập khoa Marketing Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu tường loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.55 KB, 24 trang )

MỤC LỤC


PHẦN 1: GIƠÍ THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan.
Đăng ký kinh doanh số: 0101317807, cấp ngày 27 tháng 12 năm 2002.
Trụ sở: Số 101 A3, Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng,Quận Hai Bà Trưng, Thành
phố Hà Nội.
Người đại diện: Vũ Ngọc Tường.
Điện thoại: 04.9841303.
Fax: 04.9841047.
Email:
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 ( Mười tỷ đồng chẵn, tính đến ngày 31/12/2008)
1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan được thành lập vào
năm 2002,công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
nhập khẩu rượu vang, bánh kẹo và phân phối sản phẩm đặc sản cuả Việt Nam tại thị
trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Khi mới thành lập, công ty đã phải đứng trước nhiều khó khăn như: cơ sở vật
chất kỹ thuật lạc hậu và vốn kinh doanh ở mức thấp. Trước tình hình khó khăn như
vậy, ban lãnh đạo công ty đã tập trung và việc thay đổi lại cơ cấu tổ chức sao cho phù
hợp, bầu lại đội ngũ nhân sự như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng
và cả đội ngũ lao động chất lượng. Công ty đã không ngừng củng cố bộ máy tổ chức
và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng
cao uy tín của công ty.
Giai đoạn 2005-2015, những tháng đầu năm 2005 công ty đã thành lập phòng
xuất nhập khẩu và các chi nhánh đầu mối giao nhận nông sản lớn và các cửa hàng xuất
khẩu phía Bắc. Bên cạnh đó công ty luôn quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu mặt
hàng kinh doanh, mở thêm nhiều ngành nghề mới, đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật


chất hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo điều kiện công tác
thuận lợi cho cán bộ công nhân viên. Những nỗ lực hoàn thiện trong cải tổ của công ty
đã mang lại rất nhiều thành công. Xuất khẩu từ chỗ chưa có kim ngạch những năm gần
đây công ty đã trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng nông sản và tiêu dùng sang các nước
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…Công ty càng ngày hiệu quả trong kinh doanh
càng tăng đã giúp cho việc giải quyết hàng tồn đọng của công ty được dễ dàng, lợi

1


nhuận và doanh thu đều tăng vượt mục tiêu đã định ra trước đó. Trong giai đoạn này,
công ty đã chứng minh mình có thể đứng vững vàng trên thị trường. Để đáp ứng được
sự phát triển không ngừng này và để đón nhận trước sự hội nhập của thế giới, công ty
đã rất cố gắng phát triển các lĩnh vực kinh doanh của mình. Công ty TNHH kinh
doanh xuất nhập khẩu Tường Loan đang từng bước khằng định được uy tín cũng như
vị thế của mình trên thị trường kinh tế trong và ngoài nước.
Từ năm 2015-2017: công ty rất ít khi xuất khẩu mà thay vào đó công ty đã tập
trung vào nhập khẩu và phân phối các sản phẩm đặc sản của Việt Nam đến mọi miền
của Việt Nam do công ty thấy được tiềm năng phát triển của mặt hàng này. Hiện tại
công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam đã dần dần hoàn thiện hơn và có
được chỗ đứng trên thị trường.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng
Hơn 15 năm hoạt động, với những kinh nghiệm xuất nhập khẩu, công ty TNHH
kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan đã xúc tiến xuất nhập khẩu thành công cho
nhiều doanh nghiệp. Với số lượng người mua lớn, uy tín từ trong và ngoài nước đã
giúp Tường Loan hoàn thành tốt chức năng chính của mình, đó là hoạt động xuất nhập
khẩu và phân phối sản phẩm đến thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận công ty. Ngoài ra
công ty còn có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ những quy định của Nước; đảm bảo hoạt
động có hiệu quả phù hợp với chiến lược chung của ngành đồng thời đảm bảo không

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
1.2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt chức năng của mình, Công ty đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản
như:
• Mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty phải đảm bảo chế độ quản lý
hiện hành của nhà nước. Đảm bảo thu bù chi và có lãi cho từng hợp đồng kinh tế.
• Quan hệ với mọi thành phần Kinh tế quốc dân. Mọi quan hệ mua bán, dịch vụ
kinh doanh chủ yếu bằng hợp đồng kinh tế.
• Đối với thị trường xuất khẩu, Công ty tổ chức tìm kiếm khách hàng sau đó
mới ký kết hợp đồng mua hàng của các công ty trong nước để thực hiện hợp đồng với
các công ty nước ngoài.

2


• Đối với thị trường trong nước, Cồng ty là trung tâm cung ứng các sản phẩm và
hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
• Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Luật lao
động, Luật công đoàn và các văn bản điều chỉnh của nhà nước có liên quan, đồng thời
đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty.
• Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần cho cán bộ công nhân viên. Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp đoàn kết-gắn bó,
năng động-sáng tạo, văn minh công nghiệp.
1.3 . Sơ đồ cấu trúc tổ chức
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc tổ chứccủa công ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG

KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ TOÁN

\

PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

PHÒNG
NHÂN
SỰ

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
HOẠCH

( Nguồn: Phòng nhân sự)
Theo sơ đồ cấu trúc tổ chức trên, ta có thể thấy bộ máy hoạt động của công ty là

thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng. Dưới hình thức là công ty TNHH sẽ gồm có
giám đốc điều hành; phó giám đốc và sau đó là các phòng ban. Với cách tổ chức này,
giám đốc sẽ là người nắm quyền lực cao nhất, điều hành hoạt động của công ty và chịu

trách nhiệm trước pháp luật. Cấu trúc tổ chức này sẽ giúp lãnh đạo công ty quản lý
điều hành dễ dàng hơn nhờ việc phân bổ rõ ràng các phòng ban với các chức năng
khác nhau. Cơ cấu hoạt động của công ty Tường Loan được tổ chức theo phương
châm tinh gọn nhưng hiệu quả, phát huy tinh thần chủ động trong công việc của nhân
viên nhưng vẫn duy trì tinh thần làm việc đội nhóm. Tuy nhiên với cấu trúc này cũng
có những hạn chế nhất định là khó thích nghi với sự thay đổi hoặc các yếu tố bất ngờ,

3


thêm vào đó trách nhiệm chủ yếu tập trung vào lãnh đạo, cơ hội nghề nghiệp cũng
không cao.
+ Phòng kinh doanh: 10 nhân viên. Đây là nơi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ
của công ty, nơi quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty. Các nhiệm vụ và chức
năng cụ thể của phòng kinh doanh đó là: giới thiệu, kinh doanh, giao dịch các sản
phẩm của công ty; nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước, quốc tế cho các mặt
hàng xuất nhập khẩu của công ty; xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; thực hiện
những giao dịch buôn bán với khách hàng trong và ngoài nước.
+ Phòng kế toán: 3 nhân viên. Ghi chép lại các hoạt động thu chi của công ty để
xác định kết quả kinh doanh bao gồm: thu khách hàng, chi các hoạt động hành chính,
hoạt động kinh doanh. Tổ chức theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của
công ty, theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán nợ.
+ Phòng xuất nhập khẩu: 4 nhân viên. Có những nhiệm vụ chính sau:
 Liên hệ tìm đối tác theo đúng quy trình xuất nhập khẩu.
 Quản lý phân công công việc, đôn đốc nhân viên làm theo nhiềm vụ.
 Phối hợp làm việc với các phòng ban khác một cách thông minh và linh hoạt.
+ Phòng nhân sự: 3 nhân viên. Chức năng của phòng này là:
 Tổ chức phỏng vấn, tuyển dụng, phát triển nhân viên theo đúng nhu cầu của
công ty và tuân theo các quy định của pháp luật
 Kiểm tra, nhận xét, đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên định kỳ.

 Thường xuyên đề xuất ý kiến chính xác, kịp thời, khách quan trong việc sử
dụng, phạt hay khen thưởng nhân viên trong công ty để có thể theo dõi được tình hình
nhân viên một cách có hiệu quả.
+Phòng hành chính: 2 nhân viên. Có nhiệm vụ thực hiện các công tác tổng hợp,
lưu trữ giấy tờ quan trọng có tính bảo mật của công ty; tiếp nhận và xử lý các loại văn
bản đi và đến, trình lên cho ban giám đốc xử lý các văn bản hành chính một cách
nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, phòng hành chính còn có trách nhiệm trong
việc quản lý con dấu, chữ ký theo đúng quy định; cấp phát văn phòng phẩm cho các
phòng ban trong công ty.
+ Phòng kế hoạch: 3 nhân viên. Có nhiệm vụ lên kế hoạch các nguồn vốn đầu tư
và hợp đồng thương mại; nghiên cứu và xác lập chiến lược tổng thể và kế hoạch đầu tư
phát triển; làm việc với khách hàng về kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao và nhận hàng;
lập kế hoạch sản xuất theo hàng tháng, quý và năm.
Trưởng
phòng
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu
tổ chức
phòng marketing.
Marketing

4
Bộ phần Sale

Bộ phận truyền thông


( Nguồn: Phòng marketing)
• Với phòng Marketing của công ty có số lượng nhân viên là 6 người. Phòng
Marketing có chức năng quan trọng đó là xây dựng,quảng bá, truyền thông hình ảnh
doanh nghiệp tới thị trường trong nước và nước ngoài trên các website, diễn đàn,

Fanpage….Nhân viên Marketing sẽ có nhiệm vụ trực tiếp tìm kiếm và thông tin tới
khách hàng qua các phương tiện khác nhau đặc biệt là là qua mạng internet. Từ đó, tìm
ra các nhu cầu khách hàng, đưa ra giải pháp, dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu của
từng đối tượng khách hàng.
• Trong phòng marketing được chia ra thành 2 bộ phận đó là: Bộ phần truyền
thông và bộ phận sale. Bộ phận truyền thông có nhiệm vụ đó là: xây dựng, quảng bá
hình ảnh doanh nghiệp; thực hiện các hoạt động quảng cáo thương hiệu sản phẩm cũng
như danh tiếng công ty. Còn bộ phận sale có nhiệm vụ đó là trực tiếp tìm kiếm và tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng. Mỗi bộ phận được chia theo độ chuyên nghiệp cao, trình
độ chuyên môn của nhân viên cũng cao hơn. Có sự tập trung nhân lực theo từng mảng
nên kết quả thu được hiệu quả hơn.
1.4.Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.
Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tập trung về lĩnh vực nhập khẩu rượu vang, bánh kẹo
và phân phối đặc sản của Việt Nam tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang Trung
Quốc.
1.5..Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty.
Một số kết quả kinh doanh của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường
Loan được thể hiện thông qua doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo bảng dưới đây:

5


Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan
trong 3 năm ( 2015-2017).
( Đơn vị: VNĐ)
Năm
Stt

2017/2015


Chỉ tiêu
2015

1
2
3

Năm

Doanh Thu
Chi Phí
Lợi Nhuận

5,328,265,433
1,053,484,700
71,051,323

2016
6,242,959,592
1,150,600,400
79,722,029

2017
6,592,042,080
1,001,600, 420
87,822,763

6


Tuyệt đối
914,694,159
97,115,700
6,936,565

2017/2016

Tương
đối (%)
17.2
9.2
12.2

Tuyệt đối

Tương
đối (%)

349,082,488
5.6
148,999,980
11.9
64,805,587
10.1
( Nguồn: Phòng kế toán)


Thông qua bảng số liệu báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2015-2017
trên của Công ty TNHH kinh doanh xuất khẩu Tường Loan cho thấy các chỉ số doanh
thu và lợi nhuận thuần tăng liên tục qua các năm từ năm 2015 đến 2017, cụ thể là

doanh thu năm 2017 tăng 5,6% so với năm 2016 và tăng 17,2% so với năm 2017. Ta
thấy mức tăng chênh lệch là 11,6%, một mức tăng khá cao, ta thấy doanh thu tăng khá
mạnh và ổn định.
Lợi nhuận của công ty cũng tăng ổn định qua năm, cụ thể là mức tăng từ năm
2015 đến 2017 từ 10,1% đến 12,2%.
Nhận xét: Tình hình phát triển của công ty ngày càng được nâng cao và ổn định
hơn so với năm cũ. Để công ty có thể duy trì sự phát triển và ổn định như ngày hôm
nay, công ty cần có những chính sách để hợp lý hóa các chi phí và tăng các thu nhập
của công ty lên.

7


PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TƯỜNG LOAN.
2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh
doanh của công ty.
2.1.1. Môi trường vĩ mô
Các yếu tố của môi trường vĩ mô gồm có: Kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóaxã hội và công nghệ . Đây là 4 yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ dựa trên sự tác động của 4
yếu tố này để đưa ra những chiến lược phù hợp.
- Môi trường kinh tế:
Dựa trên số liệu và đánh giá của Tổng cục thống kê, tình hình kinh tế Việt Nam
năm 2017 đang có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng khá cao từ các nước phát
triển. Tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm 2017 với mức tính tăng 5,73% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó GDP quý 1 tăng 5,15% và quý 2 tăng 6,17%.
Tính đến năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu là 97,8 tỷ USD , tức là tăng
18,9% so với cùng kỳ năm 2016. Sự tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tiếp tục trong vài năm
tới. Việt Nam sẽ tăng thị phần xuất khẩu trên quy mô toàn cầu và sẽ thách thức Trung
Quốc trong lĩnh vực này. Các công ty nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để

tận dụng lao động giá rẻ và trình độ cao. Việt Nam đang có triển vọng rất tươi sáng, là
một trong những nền kinh tế lớn nhất ở Châu Á. Cũng như các doanh nghiệp khác,
công ty Tường Loan cũng mong muốn phát triển ra thị trường thế giới rộng lớn.
- Môi trường chính trị-pháp luật:
Môi trường chính trị và quy định pháp luật ổn định sẽ tạo động lực giúp hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển. Nhìn chung Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh
giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu
vực. Do đó các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty gặp nhiều thuận lợi và gặp rất ít
rủi ro hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng khu vực. Ví dụ như : hoạt động
xuất khẩu có rất nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của đất nước, do vậy mà nhà nước
Việt Nam có các chính sách như: miễn thuế, hoàn thuế, giảm thuế đối với một số mặt
hàng xuất hoặc nhập khẩu…nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Môi trường công nghệ:

8


Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn
xuất nhập khẩu Tường Loan. Bên cạnh đó,chính sách mở cửa của chính phủ tạo điều
kiện cho việc tiếp xúc và học hỏi công nghệ hiện đại của các nước khác trên thế giới
cũng không còn khó khăn với các doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại sẽ giúp cho mọi
quá trình thực hiện công việc của nhân viên trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi
hơn rất nhiều. Do đó, công nghệ là một công cụ hữu hiệu giúp công ty có thể đạt hiệu
quả cao trong mọi công việc.
- Môi trường văn hóa-xã hội:
Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức, thái độ và hành vi
của con người nói chung và với khách hàng mục tiêu của công ty nói riêng. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu các yếu tố này là công việc rất quan trọng của công ty Tường
Loan. Công ty cần chú trọng phân tích mức độ nhận thức, thái độ, thị hiếu, hành vi của

người tiêu dùng về sử dụng sản phẩm của công ty, từ đó đưa ra những kết luận, giải
pháp hoàn thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng để đáp ứng được
nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng.
2.1.2. Môi trường ngành:
• Đối thủ cạnh tranh: Đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm gần
đây không những phổ biến mà còn phát triển một cách rất nhanh và mạnh. Các đối thủ
cạnh tranh chính hiện tại của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập Tường Loan là:
Vinamit, Thiên Cung, Bảo Minh và một số đối thủ khác cùng ngành. Những đối thủ
của công ty khá mạnh và có uy tín trên thị trường, nên công ty cần tìm hiểu rõ các sản
phẩm, các hoạt động truyển thông hay các chiền lược marketing mà họ đã và đang
thực hiện nhằm nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra chiến lược phòng thủ kịp thời.
• Đe dọa gia nhập mới: Với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay thì
ngành xuất nhập khẩu hiện đang là xu hướng và là định hướng của nhiều doanh
nghiệp. Sức hút của ngành không ngừng phát triển, xu hướng dùng hàng từ nước ngoài
của người tiêu dùng khá cao, hơn nữa sản phẩm của họ lại có chất lượng hơn hàng Việt
nên rất được ưa chuộng. Do vậy, nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang xuất nhập
khẩu là rất nhiều, đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với công ty TNHH kinh
doanh xuất nhập khẩu Tường Loan.
2.2. Thực trạng hoạt động marketing của công ty.

9


Marketing: là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân
thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ
những giá trị đã được tạo ra.
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty.
2.2.1.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng.
• Thị trường:
Thị trường mà công ty Tường Loan hướng đến hiện nay là toàn lãnh thổ Việt

Nam rộng khắp kéo dài các miền Bắc, Trung, Nam như: Lào Cai, Lạng Sơn, Nam
Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa…TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khu vực
trọng điểm là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận Hà Nội như: Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hưng Yên, Hải Phòng…Công ty xác định hoạt động chính trong khu vực nội thành Hà
Nội vì nơi đây tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, kinh tế phát triển trong nước nên Hà
Nội là nơi có khách hàng tiềm năng rất lớn mà công ty có thể khai thác được. Tuy
nhiên cơ hội luôn đi kèm theo đó là những thách thức đó là sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt, khốc liệt khi có nhiều doanh nghiệp cùng ngành xuất hiện và mức đòi hỏi của
khách hàng ngày càng cao. Hơn nữa, vào những năm từ 2002-2013 công ty còn có
xuất khẩu khắp thị trường Trung Quốc và Đông Âu một số sản phẩm như: Trái cây sấy
thương hiệu Hoàng Gia, kẹo dừa và bánh dừa, tuy nhiên những năm gần đây thì công
ty chỉ tập trung vào thị trường trong nước.
• Khách hàng mục tiêu:
Khách hàng mục tiêu của công ty xác định là các khách hàng tổ chức vì công ty
là trung gian phân phối các sản phẩm tới tay người tiêu dùng qua các đại lý, siêu thị
bán buôn bán lẻ , nên khách hàng tổ chức của công ty là: các siêu thị BigC, Fivimart,
Intimex, Hapro, Citimart….và một số công ty kinh doanh nhỏ khác có nhu cầu nhập
sản phẩm của công ty về bán tại địa phương của họ.
2.2.1.2. Các yếu tố nội bộ công ty.
Là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp và thường
xuyên tới hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Các yếu tố này sẽ giúp
cho doanh nghiệp xác định rõ ưu nhược điểm của mình, đưa ra các biện pháp nhằm
giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm một cách tối đa.
• Nhân lực:
10


Nhân lực luôn luôn là nguồn tài sản quý giá nhất của mỗi công ty, là yếu tố hàng
đầu mà công ty quan tâm. Công ty Tường Loan rất chú trọng tới viêc tuyển chọn
nguồn nhân lực, cụ thể là những nhân viên trong công ty khi ứng tuyển đều phải có am

hiều trên 70% về lĩnh vực xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm 1 năm trở lên trong
ngành đồng thời phải có kiển thức thị trường của các đối tác nước ngoài nhằm thực
hiện tốt nhất xúc tiến xuất nhập khẩu. Nếu phân theo trình độ lao động thì công ty có
178 người, cơ cấu lao động được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2: Nguồn nhân lực phân theo trình độ lao động:
Trình độ
Số lượng ( người)
Tỷ trọng (%)
Sau đại học
1
0,006
Đại học và cao đẳng
81
45,506
Trung cấp
31
17,416
Sơ cấp và công nhân kỹ thuật
65
37,072
Tổng
178
100,000
Số liệu được lấy từ phòng nhân sự. Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy được đội
ngũ lao động có trình độ đại học khá cao cùng với độ tuổi nhân viên rất trẻ ( chỉ từ 2230 tuổi) có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn cao, do vậy mà công ty hy vọng sẽ
đạt được những đỉnh cao mới và nâng cao uy tín của mình trong lĩnh vực kinh doanh
xuất nhập khẩu.
• Nguồn lực tài chính:
Với vốn điều lệ của công ty tính đến năm 2018 là 10 tỷ đồng, có thể thấy rằng
nguồn lực tài chính từ vốn chủ sở hữu công ty khá nhỏ.. Nhưng không vì thế mà có thể

gây khó khăn, chùn bước công ty vì công ty có mối quan hệ rộng và đáng tin cậy nên
khả năng vay vốn khá đơn giản từ những nguồn khác nhau như: tổ chức tài chính, các
bạn bè đối tác lâu năm…Công ty sẽ sử dụng nguồn vốn một cách thông minh và đúng
đắn để không rơi vào tình thế nguy hiểm tài chính.
• Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất được sắm sửa, trang bị khá đầy đủ tiền nghi ở tất cả các phòng
ban, phòng họp, nơi làm việc của nhân viên như máy tính, máy chiếu, mạng internet,
điều hòa…
Về các phần mềm ứng dụng trong quản lý và kinh doanh thì công ty Tường Loan
đã sử dụng các phẩn mềm như: phần mềm văn phòng SPSS, App,… phẩn mềm quản
lý mạng nội bộ…Tất cả các nhân viên đều sử dụng máy vi tính và điện thoại không

11


dây trong quá trình tác nghiệp....Những phần mềm này đã giúp ích rất nhiều trong
việc theo dõi, giám sát công việc của công ty.
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing
của công ty.
2.2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing, thu thập thông tin và phân
tích thông tin:
Hiện tại công ty đang thực hiện việc nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng trong
tiêu dùng sản phẩm “ bánh pía Sóc Trăng”trên địa bàn Hà Nội, để từ đó đưa ra cách
tiếp cận và giải pháp đáp ứng với mong muốn nhu cầu của khách hàng. Các thông tin
thu thấp dữ liệu khách hàng thông qua phòng marketing qua phương tiện chính là
online như: Facebook, zalo…các bài báo phản ánh sự thay đổi thói quen nhu cầu sử
dụng các loại bánh, những dữ liệu có sẵn đã được nghiên cứu và sử dụng trước đó. …
Ngoài ra, thông qua sự trao đổi email, điện thoại với các tập khách hàng khác nhau,
các thông tin sẽ được tổng hợp và phân tích, từ đó xác định được nhu cầu của khách
hàng và đưa ra các chính sách và chương trình Marketing phù hợp.

Với mỗi chiến dịch, công ty có những cách khai thác và thu thập thông tin khác
nhau, luôn tìm hiểu kỹ càng về mong muốn của khách hàng
Từ những thông tin thu thấp được kết hợp với sự hỗ trợ của các phần mềm sẽ
giúp phân tích dữ liệu chính xác và khách quan.
2.2.2.2. Thực trạng chương trình và chiến lược marketing.
• Phân đoạn thị trường: Các khách hàng tổ chức kinh doanh trên toàn bộ thị
trường Việt Nam trải dài 3 miền : Bắc, Trung, Nam.
• Lựa chọn thị trường mục tiêu: Công ty hướng đến doanh nghiệp bán buôn, bán
lẻ như: siêu thi BigC, Thành Đô, Fivimart….., các đại lý nhỏ lẻ khác….trên địa bàn Hà
Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương,…
• Định vị trên thị trường mục tiêu: Với slogan cũng như thông điệp của công ty
là: “Mang hương vị quê đến mọi nhà”.Công ty luôn mang đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm chất lượng và dịch vụ bán hàng tốt nhất. Là một trong những công ty
kinh doanh và phân phối các loại bánh kẹo đặc sản trên thị trường. Công ty định vị
mình là một nhà cung cấp sản phẩm phục vụ hàng nông sản và hàng tiêu dùng của Việt
Nam phát triển.

12


• Mục tiêu marketing chung hướng tới: Là không ngừng phát triển hoạt động
kinh doanh, cung cấp nhiều dòng sản phẩm khác nhau với chất lượng sản phẩm đảm
bảo, để tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công
ty. Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan muốn trở thành một
thương hiệu quen thuộc trong và ngoài nước.
2.3. Thực trạng hoạt động marketing thương mại của công ty
2.3.1. Thực trạng về mặt hàng kinh doanh của công ty
• Danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty.
Bảng 3: Danh mục các mặt hàng kinh doanh của công ty Tường Loan năm 2017.
Tên nhóm mặt hàng


Tên các loại mặt hàng
Mít sấy
Xoài sấy
Dứa sấy
Mè xửng
Kẹo dừa
Bánh Pía
( Nguồn: Phòng kinh doanh)

Hoa quả sấy khô
Các loại bánh kẹo

Từ năm 2002-2013, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng
khách hàng khác nhau nên công ty Tường Loan đã có nhiều mặt hàng sản phẩm đa
dạng khác nhau như: rượu vang được nhập khẩu từ nước ngoài là: Pháp, Mỹ, Slovakia
California hay một số thương hiệu mà công ty đã sản xuất là: Nước tinh khiết Thăng
Long và Trà xanh Thăng Long, đây là 2 sản phẩm đồ uống mang thương hiệu của
chính công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty chú trọng vào mặt hàng chính đó là nhập,
xuất khẩu và phân phối hàng nông sản, bánh kẹo, các đặc sản của Việt Nam như: kẹo
dừa, hoa quả sấy, bánh Pía… tới mọi miền tổ quốc với thông điệp là: “Mang hương vị
quê đến mọi nhà”.
• Các sản phẩm biến thể và hạn chế mặt hàng trong tổng danh mục mặt hàng
kinh doanh của công ty trong 3 năm qua:
Trong 3 năm qua từ 2015-2017, công ty chưa nghiên cứu và phát triển thêm sản
phẩm mới ứng với một nhu cầu riêng nào.Tuy nhiên công ty đã hạn chế một số mặt
hàng ra khỏi danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty, đó là: việc nhập khẩu rượu
vang từ nước ngoài và không còn sản xuất Nước tinh khiết Thăng Long và Trà xanh
Thăng Long nữa. Lý do cho việc hạn chế 3 loại sản phẩm này là do công ty đã nghiên


13


cứu và khảo sát nhu cầu người tiêu dùng sau một thời gian và kết quả là mức độ đáp
ứng sự yêu thích khách hàng chỉ ở mức 35-40%. Chính vì vậy, công ty Tường Loan
đã giảm bớt sự tập trung vào những mặt hàng này và dồn nguồn lực vào mặt hàng tạo
doanh thu chính của công ty.
2.3.2. Thực trạng về giá mặt hàng kinh doanh của công ty.
Bảng 4: Bảng giá các mặt hàng của công ty tính đến năm 2018.
Tên hàng nhập

Số lượng nhập

Mít sấy
Mè xửng
Bánh Pía
Kẹo dừa

1000
600
3000
5000

Gía cả

Nhà cung cấp
( VNĐ/thùng)
840.000
Hòa Phát
910.000

Thiên Hương
1.300.000
Tân Huê Viên
1.050.000
Vĩnh Tiến
( Nguồn: Phòng kinh doanh)

• Căn cứ định giá : Gía là yếu tố quyết định đến nhu cầu của thị trường đối với
sản phẩm đó, do vậy giá ảnh hưởng tời vị thế cạnh tranh, thị phần, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Công ty Tường Loan đã xác định giá dựa trên cơ sở chi phí do chi phí là yếu tố
quyết định lãi lỗ trong kinh doanh.
• Với kỹ thuật định giá : theo mục tiêu lợi nhuận dự kiến ( với lợi nhuận là 10%
tổng chi phí):
Gía thành ( tổng chi phí)+ phần lợi nhuận chuẩn= Gía bán
2.3.3. Thực trạng về phân phối mặt hàng của công ty.
• Kênh phân phân phối
Từ những năm thành lập 2002, công ty Tường Loan đã sử dụng 3 loại kênh phân
phối sau:
 Kênh phân phối trực tiếp, không qua bất kỳ trung gian nào:
Công ty giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình đến khách hàng mục tiêu thông
qua bộ phận marketing và bán hàng để tiếp cận khách hàng có nhu cầu. Bộ phận kinh
doanh trực tiếp tìm kiêm khách hàng cho công ty. Kênh phân phối này chỉ chiếm 10%
trong quá trình phân phối của công ty.

Công ty TNHH
Kinh doanh nhập
khẩu Tường Loan

Khách hàng


14


 Kênh phân phối một cấp.
Đây là kênh phân phối mà công ty đã sử dụng duy nhất một nhà trung gian đó là
nhà bán lẻ để thực hiện cho việc phân phối sản phẩm của mình. Phương thức phân
phối này được công ty sử dụng 30%. Các nhà bán lẻ ở đây thường là các đại lý bán
buôn bán lẻ trên đại bàn Hà Nội, nơi mà tập trung nơi dân cư đông đúc:

Công ty TNHH
Kinh doanh
xuất nhập khẩu
Tường Loan

Cửa hàng
bán lẻ

Khách hàng

 Kênh phân phối hai cấp.
Phương thức phân phối này đang được sử dụng chủ yếu tại công ty Tường Loan.
Bao gồm có có 2 trung gian đó là: Doanh nghiệp bán sỉ và cửa hàng bán lẻ. Những sản
phẩm của công ty được doanh nghiệp bán sỉ nhập về rồi giao cho những đại lý bán lẻ,
sau đó mới đến tận tay người tiêu dùng. Thông qua phương thức này công ty dễ dàng
quản lý các trung gian phân phối trong việc đưa sản phẩm của công ty đến tay người
tiêu dùng hơn.
Công ty
Doanh
TNHH kinh
nghiệp bán sỉ

doanh xuất
nhập khẩu
Tường
• Loan
Công nghệ bán hàng công ty áp dụng

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Hiện nay, công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Lon sử dụng công
nghệ bán hàng qua Catalogue, qua Telephone và công nghệ chào hàng thương mại bán
buôn. Nhân viên trong bộ phận kinh doanh sẽ gửi các Catalogue đến khách hàng tiềm
năng để giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ khách hàng, việc gửi này có thể gửi trực
tiếp tới địa chỉ cụ thể hoặc qua gmail. Hoặc công ty sẽ gọi điện thoại trực tiếp đến
doanh nghiệp để chào hàng và giới thiệu một cách chi tiết, dễ hiểu cho khách hàng.
2.3.4. Thực trạng về xúc tiến thương mại/ truyền thông marketing của công ty.
• Mục tiêu các hoạt động xúc tiến thương mại của công ty: là tìm kiếm khách
hàng mới, duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng cũ, tạo dựng hình ảnh và uy

15


tín của công ty. Đồng thời thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu cho công ty từ
đó tạo vị thế vững chắc trên thị trường.
• Phương pháp xác lập ngân sách hoạt động xúc tiến thương mại: Với quy mô
công ty không quá lớn, công ty Tường Loan xác định ngân sách dựa vào phương pháp
tùy theo khả năng. Dựa trên doanh thu để ấn định mức giá cho ngân sách xúc tiến của
mình.
Bảng 5: Phân bổ ngân sách xúc tiến.


Năm

Quảng
cáo

2015
2016
2017

15%
10%
16%

Phân chia ngân sách
Quan hệ
Marketing Xúc tiến
Bán hàng
công
trực tiếp
bán
cá nhân
chúng
30%
20%
15%
20%
35%
15%
25%

27%
30%
18%
16%
27%
( Đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: phòng marketing)

Từ bảng phân bổ ngân sách trên ta thấy, công ty đã chú trọng nguồn ngân sách
cho marketing trực tiếp là nhiều nhất qua các năm ( 30-35-30%), tiếp theo đó là công
cụ bán hàng cá nhân ( 20-27-27%), trong khi đó hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán và
quan hệ công chúng lại chưa được đầu tư nhiều. Việc phân bổ như vậy là chưa hợp lý
và không khai thác hết khả năng của của các công cụ, nhất là hoạt động quảng cáo hay
quan hệ công chúng cần chú trọng nhiều hơn để quáng bá hình ảnh công ty rộng rãi
hơn.
• Nội dung thông điệp truyền thông của công ty:
Hiện nay sản phẩm chủ yếu mà công ty phân phối là các sản phẩm đặc sản của
Việt Nam như là: Kẹo dừa, hoa quả sấy, bánh Pía…nên slogan cũng như thông điệp
mà công ty đem đến cho khách hàng chính là: “ Mang hương vị quê hương đến mọi
nhà” Ta thấy từ ngữ, ngữ điệu của thông điệp nghe rất gần gũi và đầm ấm, tạo cho
người nghe có cảm giác sản phẩm mà công ty hướng tời chắc hẳn là sản phẩm quen
thuộc. Công ty Tường Loan muốn gửi đến khách hàng qua thông điệp rằng dù ở bất cứ
nơi đâu cũng có thể thưởng thức được đặc sản từ chính quê hương sản xuất ra, mang
hương vị của quê hương và của gia đình.
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của công ty

16


Là một công ty hoạt đông hơn 10 năm nên tại Tường Loan, hoạt động quản trị
chất lượng được diễn ra một cách thường xuyên giữa các phòng ban với nhau với mục

địch cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Chất lượng được kiểm soát hàng tuần, mỗi tuần vào sáng thứ 2 luôn có một cuộc
họp để kiểm soát tiến trình và xử lý các vẫn đề gặp phải trong tuần, mọi người cùng
bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết. Các lãnh đạo công ty luôn tạo ra môi trường chia
sẻ thoải mái giúp nhân viên có thể nêu lên quan điểm, ý kiến của mình. Nhân viên
luôn được quan tâm và đánh giá trình độ thường xuyên.
Các hoạt động quản trị chất lượng dịch vụ của công ty được đánh giá theo 5 tiêu
chí: độ tin cậy, sự đảm bảo, tính hữu hình, sự thấu cảm và tính đáp ứng.
Các đơn hàng luôn được kiểm tra kỹ lưỡng cẩn thận và xác nhận trước khi gửi
cho khách hàng. Mọi ý kiến phản hồi của khách hàng cần được nhanh chóng cập nhật
hàng ngày, hàng tuần để đưa ra những cách giải quyết nhằm nâng cao sự hài lòng cho
khách hàng.
2.5. Thực trạng hoạt động quản trị logistics của công ty.
Logistics giúp công ty tối ưu hóa quá trình dịch chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa
dịch vụ.
Đối với công ty Tường Loan, các công việc đều được nhân viên thực hiện và
chưa có hoạt động thuê ngoài.
Đối với mạng lưới logistics bên trong, công ty phải thực hiện một cách thường
xuyên. Từ khâủ nhập hàng hóa, kiểm tra và nhập kho đều có các phương tiện bốc dỡ,
vận chuyển vào các khu vực bảo quản. Đồng thời, các quá trình quản lý kho đều được
theo dõi cần thận và ghi chép lại những hàng nhập, hàng tồn, hàng xuất đi của công ty.
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty
3.1.1.Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, marketing và những vấn
đề đặt ra
 Tình hình hoạt động kinh doanh:
• Thành công: Dựa vào phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây( từ
năm 2015-2017)của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập Tường Loan, có thể thấy
công ty đang hoạt động rất tốt và phát triển, công ty làm ăn luôn có lãi. Doanh thu và

17


lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm 2015,2016 và 2017 đặc biệt chi phí bỏ ra
không quá lớn.Từ đó thấy được tình hình phát triển của công ty ngày càng được nâng
cao và ổn định hơn so với các năm cũ. Đây quả thực là một sự tiến bộ đáng khen ngợi,
công ty cần duy trì và gia tăng doanh số hơn nữa.
• Hạn chế: Bên cạnh những thành công đó thì những điểm tối vẫn còn tồn tại
khá nhiều trong công ty, doanh thu tăng nhưng tăng không quá vượt bậc mà chỉ ở mức
ổn định theo năm đồng thời kéo theo chi phí cũng tăng. Nguyên nhân chính là do hoạt
động quản lý, việc sử dụng nguồn lực chưa thực sự được hiệu quả dẫn đến kết quả
kinh doanh mặc dù tiến triển nhưng lại chưa tạo được bứt phá lớn.Công ty chưa khai
khác được hết những thế mạnh của mình.
 Tình hình hoạt động marketing
• Thành công: Đối với hoạt động marketing, công ty rất xứng đáng nhận được
lời khen ngợi. Công ty đã rất chú trọng đến hoạt động marketing của mình, công ty
đang tập trung nhiều vào bán hàng cá nhân đối với mọi khách hàng đặc biệt là những
khách hàng quen thuộc, được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận của công ty luôn
tăng qua các năm từ năm 2015 đến 2017.
• Hạn chế:
 Chính vì công ty đang tập trung nhiều vào bán hàng cá nhân nên các hoạt động
marketing khác, ví dụ như hoạt động sau bán… dường như chưa được thực hiện một
cách triệt để. Từ đó, có thể thấy được các hoạt động marketing của công ty còn chưa
được thực hiện đầy đủ và chưa mang lại hiệu quả cao.
 Một số khâu trong chiến lược marketing của công ty chưa thực sự hiệu
quả,việc thiếu nguồn nhân lực dẫn tới các công việc của các phòng ban chồng chéo lên
nhau , do vậy mà các công việc thường được thực hiện với sự thiếu chuyên môn hóa
và quan tâm chuyên sâu. Cụ thể là phòng marketing có khá ít nhân viên nhưng lại đảm
nhận quá nhiều công việc từ việc xây dựng kế hoạch marketing, thu thập thông tin,
quảng cáo, truyền thông, quản trị fanpage, tìm kiếm khách hàng mới,…do đó nhân

viên làm việc rất áp lực và không được chuyên môn hóa về bất cứ công việc nào.
 Ngân sách còn khá hạn chế, thụ động và chưa được phân bổ một cách đồng
đều, do đó đã gây khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu và phát triển ý tưởng
mới, định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
 Vấn đề đặt ra:

18


• Việc sử dụng nguồn vốn của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả.
• Thiếu nguồn nhân lực cho việc thực hiện các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu mở
rộng quy mô của công ty.
• Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm của công ty để phủ khắp thị
trường.
• Tích cực hơn trong các hoạt động marketing cho việc nghiên cứu tổng hợp các
nhu cầu khách hàng để có thể định vị thương hiệu sản phẩm của công ty
• Tích cực hơn trong các hoạt động đem lại lợi ích cho khách hàng.
3.1.2. Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty.
Công ty nên tập trung phát triển 1 đến 2 thương hiệu để khi nhắc tới công ty là
nhắc tới sản phẩm, thương hiệu đó từ đó taọ lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn, xem xét và cân nhắc các chi phí
phù hợp để giảm thiểu tối đa chi phí, tăng cường đầu tư cơ sở kỹ thuật để nâng cao
năng suất cũng như đạt hiệu quả cao trong công việc.
Đưa ra giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm
của công ty.
Tuyển dụng thêm nhân sự nhằm mục đích tránh sự chồng chéo, hỗn loạn trong
công việc, tạo sự chuyên môn hóa cao hơn đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của dịch vụ khách hàng.
Xác định mục tiêu xúc tiến cụ thể rõ ràng, càng chi tiết càng cụ thể càng tốt.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như quan hệ công chúng nhằm nhắc

nhở khách hàng và định vị lại thương hiệu công ty trong tâm trí khách hàng kết hợp
với tăng cường hoạt động bán hàng trực tiếp.
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
• Đề tài 1: Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại đối với việc phân phối sản
phẩm ‘hoa quả sấy” của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan trên
khu vực miền Bắc.
• Đề tài 2: Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm “Bánh pía Sóc Trăng”
của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường Loan trên địa bàn Hà Nội.
• Đề tài 3: Giải pháp marketing-mix nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm: ‘Kẹo dừa Bến Tre” của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập Tường Loan trên
khu vực miền Bắc.

19


PHỤ LỤC SƠ ĐỒ
1. Hình 1. Sơ đồ cấu trúc tổ chứccủa công ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÒNG
XUẤT
NHẬP

KHẨU

PHÒNG
NHÂN
SỰ

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
HOẠCH

( Nguồn: Phòng kinh doanh)
\

2. Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng marketing.
Trưởng phòng
Marketing

Bộ phần Sale

Bộ phận truyền thông

( Nguồn: Phòng marketing)


PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
1.Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Tường

Loan trong 3 năm ( 2015-2017).
( Đơn vị: VNĐ )
Năm
Stt

2017/2015

Chỉ tiêu
2015

1
2
3

Năm

Doanh Thu
Chi Phí
Lợi Nhuận

5,328,265,433
1,053,484,700
71,051,323

2016
6,242,959,592
1,150,600,400
79,722,029

2017

6,592,042,080
1,001,600, 420
87,822,763

Tuyệt đối
914,694,159
97,115,700
6,936,565

2017/2016

Tương
đối (%)
17.2
9.2
12.2

Tuyệt đối

Tương
đối (%)

349,082,488
5.6
148,999,980
11.9
64,805,587
10.1
( Nguồn: Phòng kế toán)



2.Bảng 2: Nguồn nhân lực phân theo trình độ lao động:
Trình độ
Sau đại học
Đại học và cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp và công nhân kỹ thuật
Tổng

Số lượng ( người)
1
81
31
65
178

Tỷ trọng (%)
0,006
45,506
17,416
37,072
100,000
( Nguồn: Phòng nhân lực)

3.Bảng 3: Danh mục các mặt hàng kinh doanh của công ty Tường Loan năm
2017.
Tên nhóm mặt hàng
Hoa quả sấy khô
Các loại bánh kẹo


Tên các loại mặt hàng
Mít sấy
Xoài sấy
Dứa sấy
Mè xửng
Kẹo dừa
Bánh Pía
( Nguồn: Phòng kinh doanh)

4.Bảng 4: Bảng giá các mặt hàng của công ty tính đến năm 2018.
Tên hàng nhập
Mít sấy
Mè xửng
Bánh Pía
Kẹo dừa

Số lượng nhập
1000
600
3000
5000

Gía cả

Nhà cung cấp
( VNĐ/thùng)
840.000
Hòa Phát
910.000
Thiên Hương

1.300.000
Tân Huê Viên
1.050.000
Vĩnh Tiến
( Nguồn: Phòng kinh doanh)


5.Bảng 5: Phân bổ ngân sách xúc tiến.
( Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Quảng
cáo

2015
2016
2017

15%
10%
16%

Phân chia ngân sách
Quan hệ
Marketing Xúc tiến
Bán hàng
công
trực tiếp
bán

cá nhân
chúng
30%
20%
15%
20%
35%
15%
25%
27%
30%
18%
16%
27%
(Nguồn: phòng marketing)



×