Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập khoa Marketing Công ty trách nhiệm hữu hạn minh hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ iv
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MINH HỒNG....................1
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty................................................................1
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty......................................................................................2
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty....................................3
1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty 3 năm qua...............4
PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY...................6
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh
của công ty....................................................................................................................... 6
2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của công ty............6
2.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty............................................................................................................8
2.2 Thực trạng các hoạt động marketing của công ty..................................................9
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty......................9
2.2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược
marketing/ thương hiệu của công ty.............................................................................11
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu/ liên quan đến thương hiệu của
công ty............................................................................................................................ 11
2.3.1 Thực trang thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty
TNHH Minh Hồng........................................................................................................11
2.3.2 Thực trạng bảo vệ thương hiệu của Công ty TNHH Minh Hồng.......................12
2.3.3 Thực trạng truyền thông thương hiệu của Công ty TNHH Minh Hồng............12
2.4 Thực trạng quản trị chất lượng của công ty.........................................................13
2.4.1 Hoạch định chất lượng.........................................................................................13
2.4.2 Kiểm soát, đảm bảo chất lượng............................................................................13


i


2.4.3 Đánh giá, cải tiến chất lượng...............................................................................14
2.5 Thực trạng quản trị logistics của công ty..............................................................14
PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ
TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP..............................................................................15
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh của
công ty............................................................................................................................ 15
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing, thương hiệu.................15
3.1.2 Đề xuất một số định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty............15
3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp...............................................................16
PHỤ LỤC.

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

STT
1
2

Từ viết tắt
TNHH
VND

Nội dung
Trách nhiệm hữu hạn
Việt Nam Đồng

DANH MỤC HÌNH ẢNH.

STT
1
2
3
4
5

Tên hình ảnh.
Hình 1.1: Logo của Công ty TNHH Minh Hồng.
Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Minh Hồng.
Hình 2.1: Tỷ lệ GDP của Việt Nam giao đoạn 2010 - 2017
Hình 2.2: Một số sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hồng.
Hình 2.3: Website của Công ty TNHH Minh Hồng.
DANH MỤC BẢNG BIỂU.

STT
1
2
3

Tên bảng biểu.
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Minh Hồng giai đoạn 2014
– 2016.
Bảng 2.1: Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 4/2016.
Bảng 2.2: Bảng báo giá sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hồng năm 2017.

iii



LỜI MỞ ĐẦU.
Sự phát triển của nền kinh tế cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã và đang tạo ra
nhiều cơ hội để giao lưu và tiếp cận lẫn nhau giữa mọi người ở khắp nơi trên thế giới,
tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận được với nhiều loại hàng hóa/ dịch vụ đa
dạng hơn. Do đó thương hiệu sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp, marketing với
khả năng vượt qua các rào cản về ngôn ngữ, là công cụ quan trọng bậc nhất để doanh
nghiệp thâm nhập thị trường toàn cầu. Kinh tế càng phát triển, thương hiệu cùng với
marketing càng khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình đối với sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp.
Thực tập là công việc quan trọng mà tất cả các sinh viên năm cuối cần phải thực
hiện. Nếu như trong suốt khoảng thời gian học tập trên giảng đường trường Đại Học
Thương Mại, em đã được các thầy cô cung cấp cho các kiến thức rất hữu ích về kinh tế,
marketing và thương hiệu thì quá trình thực tập giúp em được tiếp xúc với công việc
thực tế, áp dụng lý thuyết đã học được trên sách vở ứng dụng vào thực tiễn, giúp em có
cái nhìn cụ thể hơn về công việc mình sẽ làm khi ra trường, giúp em được học hỏi, rèn
luyện phong cách làm việc, biết cách ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Minh Hồng, được sự ủng hộ và giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị trong ban lãnh đạo công ty, em đã có cơ hội được nghiên
cứu, học tập trải nghiệm thực tế môi trường làm việc trong doanh nghiệp. Dưới sự giúp
đỡ nhiệt tình của cô ThS.Trần Thị Thanh Mai cùng các anh, chị trong công ty em đã
hoàn thành bản báo cáo này.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:
Phần 1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Minh Hồng.
Phần 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần 3. Một số vấn đề cấp thiết của công ty và định hướng đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
Do thời gian em thực tập tại công ty có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên
bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy,
cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô ThS.Trần Thị Thanh Mai đã nhiệt tình hướng dẫn để
em hoàn thiện báo cáo thực tập tổng hợp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Giám đốc Công ty TNHH Minh Hồng cùng với
các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập
tại Công ty.

iv


PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MINH HỒNG.
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hồng.
Tên giao dịch: MINH HONG CO.,LTD
Thương hiệu: Trường Sơn.
Logo:
Hình 1.1 Logo của Công ty TNHH Minh Hồng

Nguồn: Công ty TNHH Minh Hồng
Loại hình: Công ty TNHH
Mã số thuế: 0600309738
Ngày cấp: 03/01/2001
Địa chỉ trụ sở: Số 92 đường Nguyễn Công Trứ, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định,
tỉnh Nam Định.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Lô C83 khu công nghiệp Hòa Xá, đường Phạm Ngũ Lão,
thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Website: truongsonplastic.com.vn
Email:
Điện thoại: 02283848862 – 03508666868
Người đại diện: Đặng Đức Luật.
Giám đốc: Đặng Đức Luật.

Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (mười lăm tỷ đồng).
Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hồng được thành lập từ năm 1981. Khởi đầu là
từ một hộ kinh doanh nhỏ, chuyên sản xuất thủ công các loại giày dép nhựa. Thực hiện
theo chủ trương của Trung ương Đảng, Nhà nước về việc đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, năm 2001 Công ty TNHH Minh Hồng đã được thành lập và
được cấp Giấy phép kinh doanh với mã số thuế là 0600309738 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Nam Định cấp ngày 03/01/2001. Ngày 03/07/2002, thương hiệu Trường Sơn đã
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 41861 bởi Cục sở hữu công
nghiệp. Công ty TNHH Minh Hồng hoạt động kinh doanh với ngành nghề chính là sản
xuất hàng nhựa dân dụng, sản xuất giày dép.
1


1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Minh Hồng.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG SẢN
XUẤT

PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
MARKETING


BỘ PHẬN
SALE

PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ
TOÁN

BỘ PHẬN
THƯƠNG
HIỆU,
TRUYỀN
THÔNG

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.
Cấu trúc bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty gọn nhẹ, đơn giản và hợp lý; đảm
bảo sự thuận tiện cho việc điều hành, giám sát hoạt động kinh doanh của ban lãnh đạo.
Cấu trúc bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Minh Hồng đứng đầu là Giám đốc
Đặng Đức Luật là người đại diện của công ty, là người nắm quyền điều hành cao nhất
,có trách nhiệm quản lý điều hành tình hình tài chính, quy trình sản xuất sản phẩm của
đơn vị mình một cách toàn diện, liên tục, rộng rãi kịp thời và chịu trách nhiệm về những
quyết định của mình.
Dưới Giám đốc là Phó Giám đốc là người được Giám đốc ủy quyền thực hiện
công việc chuyên môn, trực tiếp điều hành sản xuất, chỉ đạo phòng ban và phân
xưởng sản xuất.
2


Dưới Ban giám đốc là bốn phòng ban hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ riêng
và có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện, hoàn thành các mục tiêu

chung của công ty đã đề ra.
Phòng Marketing bao gồm bộ phận Sale và bộ phận Thương hiệu và Truyền thông.
Trong đó, bộ phận Sale gồm năm nhân viên thực hiện nhiệm vụ triển khai các hoạt
động bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu công ty đã đề ra, điều phối hàng hóa cho
các cửa hàng. Bộ phận Thương hiệu và Truyền thông gồm ba nhân viên thực hiện các
hoạt động marketing, các hoạt động truyền thông tới nhóm khách hàng mục tiêu của
doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu, là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng, giúp công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, tổ chức thu thập thông
tin về các mẫu sản phẩm mới, ý kiến khách hàng.
Phòng Tài chính – Kế toán gồm ba nhân viên có chức năng tổ chức triển khai, thực
hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ và hoạt động kinh doanh
của công ty, đồng thời quản lý vốn, vật tư, hàng hóa tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
không để thất thoát vốn, hàng hóa, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tính kịp
thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty, chịu trách nhiệm
trước Ban giám đốc, cơ quan cấp trên về pháp luật, và chịu trách nhiệm thực hiện các
nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty.
Phòng Tổ chức hành chính gồm ba nhân viên có chức năng tham mưu cho Ban
giám đốc về việc sắp xếp bộ máy, cải tiến tổ chức, quản lý hoạt động , thực hiện các chế
độ chính sách Nhà nước, các công việc thuộc hành chính.
Phòng sản xuất gồm năm mươi tám nhân viên có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về
việc sản xuất các sản phẩm theo mẫu, quản lý xưởng sản xuất thực hiện theo đúng kiểu
dáng, mẫu mã, chất lượng theo những gì mà đã thiết kế, lập kế hoạch và thống nhất.
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
Sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhựa, da giầy xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ.
Kinh doanh bất động sản và dịch vụ môi giới bất động sản.
Dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí.
Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, vật liệu điện.
Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ăn uống và giải khát.
Sản xuất kinh doanh, chế biến đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu, chế
biến hàng lâm sản.


3


1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty 3 năm qua.
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Minh Hồng giai đoạn 2014-2016.
Đơn vị: VND
STT

Chỉ tiêu

Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Doanh thu bán hàng và cung
1
01 32.085.633.339 28.031.500.649 29.634.021.978
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
2
02
thu
Doanh thu thuần về bán hàng
3 và cung cấp dịch vụ
10 32.085.633.339 28.031.500.649 29.634.021.978
(10 = 01 – 02)
4 Giá vốn hàng bán
11 29.635.540.609 24.544.782.005 26.530.463.676
Lợi nhuận gộp về bán hàng
5 và cung cấp dịch vụ

20 2.450.092.730 3.486.718.644 3.103.558.302
(20 = 10 – 11)
Doanh thu hoạt động tài
6
21
1.434.645
1.467.301
971.351
chính
7 Chi phí tài chính
22 1.024.793.969 1.615.330.440 1.229.499.629
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8 Chi phí quản lý kinh doanh
24 1.213.175.172 1.492.230.431 1.485.851.518
Lợi nhuận thuần từ hoạt
9 động kinh doanh
30
213.558.234
380.625.074
389.178.506
(30 = 20 + 21 – 22 – 24)
10 Thu nhập khác
31
273.000
11 Chi phí khác
32
Lợi nhuận khác
12
40

273.000
(40 = 31 – 32)
Tổng lợi nhuận kế toán
13
50
213.831.234
380.625.074
389.178.506
trước thuế ( 50 = 30 + 40)
Chi phí thuế thu nhập doanh
14
51
47.042.871
83.737.516
77.835.700
nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
15 doanh nghiệp
60
166.788.336
296.887.558
311.342.806
(60 = 50 – 51)
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Minh Hồng trong giai đoạn 2014-2016
khá tốt. Mặc dù doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015
(28.031.500.649 VNĐ), 2016 (29.634.021.978 VNĐ) thấp hơn so với năm 2014
(32.085.633.339 VNĐ) nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập lại tăng qua các năm ( năm

4



2014 là 166.788.336 VNĐ; năm 2015 là 296.887.558 VNĐ; năm 2016 là 311.342.806
VNĐ). Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
của năm 2015, năm 2016 so với năm 2014 là do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh
tranh nên công ty đã thực hiện kế hoạch điều chỉnh mức giá của các sản phẩm phù hợp
hơn nhằm giữ vững và mở rộng thị trường. Tuy doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ có phần sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập lại tăng đều qua các
năm là kết quả của việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả của công ty; việc tính toán, điều
chỉnh cho phù hợp để giảm trừ các khoản chi phí; hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh
với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Qua các số liệu cũng như phân tích trên ta thấy được tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty đang tiến triển khá tốt, lợi nhuận tăng đều qua các năm.

5


PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh
doanh của công ty.
Sự biến đổi trong môi trường vĩ mô, môi trường ngành có thể tạo ra động lực thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có thể tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự
phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu các nhân tố trong môi trường vĩ mô,
môi trường ngành có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Nó giúp doanh nghiệp nhận biết được các cơ hội hay thách thức từ đó xây dựng nên
những chính sách và chiến lược phát triển phù hợp.
2.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.1.1 Nhân tố kinh tế.
Các nhân tố kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng quyết định
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Môi trường kinh tế chứa

đựng các yếu tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sức mua của người
tiêu dùng và cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua.
Doanh nghiệp cần quan tâm tới các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các
động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng
những xu hướng biến động của môi trường kinh tế để chủ động có những điều chỉnh
thích ứng.
Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ ổn định (xem phụ lục hình 2.1: Tỷ lệ
GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017); thu nhập bình quân đầu người được cải
thiện qua các năm (GDP bình quân đầu người năm 2016 là 2.215 USD, năm 2017 ước
đạt 2.400 USD); lạm phát được kìm chế (xem phụ lục bảng 2.1: Lạm phát tại Việt Nam
giai đoạn 2010 – 4/2016) tạo nên sự ổn định về tình hình kinh tế khiến cho khả năng
thanh toán cho nhu cầu của người dân cũng tăng theo, họ có đủ điều kiện mua sắm tiêu
dùng nhiều hơn dẫn tới đa dạng hóa các nhu cầu đặc biệt là các nhu cầu về giày dép hợp
thời trang đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đã dạng này.
Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tăng sản lượng và mặt hàng của doanh nghiệp, tăng hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Minh Hồng với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh
sản phẩm giày dép. Đây là một lĩnh vực không mới tại Việt Nam, cùng với xu hướng
công nghiệp hóa, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, công ty đã và đang phải đối mặt với
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn phải
cạnh tranh với cả những doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đang thâm nhập thị trường giày dép tại Việt Nam.
6


2.1.1.2 Yếu tố nhân khẩu học.
Một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm,phân
tích là các yếu tố về nhân khẩu học, vì dân số là một yếu tố nhân khẩu học cấu tạo nên
thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố về
nhân khẩu học như: mật độ phân bố dân cư theo khu vực địa lý, phân bố dân số theo độ

tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sinh đẻ, tôn giáo…
Các yếu tố nhân khẩu học tác động đến lượng nhu cầu về sản phẩm và làm thay
đổi hành vi, thái độ của người tiêu dùng như: trình độ học vấn của dân cư, những thay
đổi trong phân bố dân cư về địa lý, sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi
về đặc điểm gia đình …
2.1.1.3 Nhân tố chính trị - pháp luật.
Các nhân tố chính trị, pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Việc ban hành hệ thống luật pháp về kinh tế nhằm bảo đảm
một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh
cho các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với xã hội và
người tiêu dùng…
Các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những
biến đổi trong môi trường chính trị và pháp luật. Môi trường này được cấu tạo bởi hệ
thống luật pháp, các tổ chức chính quyền và gây ảnh hưởng ràng buộc đối với các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có
nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.4 Nhân tố văn hóa xã hội.
Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các yếu tố về văn hóa xã hội như: trình độ dân trí,
phong tục tập quán, lối sống,tôn giáo, tín ngưỡng,… có tác động mạnh mẽ đến các nhu
cầu của thị trường. Các yếu tố về văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến
việc hình thành môi trường văn hóa của doanh nghiệp, thái độ cư xử, ứng xử của các
nhà quản trị, nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng.
2.1.1.5 Nhân tố kỹ thuật công nghệ.
Trong xu thế toàn cầu hóa về nền kinh tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Xu thế hội nhập dẫn đến gia tăng các đối thủ cạnh tranh buộc doanh
nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh. Những nhân tố làm tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là chất lượng sản phẩm và giá cả, trong đó

trình độ công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức chất
7


lượng sản phẩm là cao hay thấp; doanh nghiệp có thể đạt được mức giá phù hợp, tối
ưu nhờ việc cắt giảm được chi phí sản xuất trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò
rất quan trọng.
Nhân tố công nghệ có các ảnh hưởng, tác động đến doanh nghiệp rất đa dạng, tùy
thuộc khả năng tiếp thu công nghệ, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu phát triển công
nghệ của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các
mối đe dọa trong quá trình đổi mới, thay thế sản phẩm; trong chu kỳ sống sản phẩm;
trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh…
Sự phát triển của khoa học công nghệ đi liền với sự phát triển của công nghệ thông
tin. Việc ứng dụng các lĩnh vực của công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý của
doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin một cách
nhanh nhất, giúp tăng năng suất lao động, giúp cho hoạt động quản lý diễn ra nhanh
chóng hơn, đạt hiệu quả cao hơn, xóa bỏ các hạn chế về không gian,.
2.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh.
Phân tích hoạt động của các đối thủ cạnh tranh là một trong những nội dung quan
trọng, là cơ sở để hoạch định các chiến lược trong ngắn hạn cũng như dài hạn của công
ty. Phân tích các đối thủ cạnh tranh dựa trên các yếu tố như sản phẩm, hệ thống phân
phối, giá bán, quảng cáo…
Nền kinh tế phát triển ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm giày
dép tăng, rào cản gia nhập ngành không cao khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với
ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh truyền thống và các đối thủ cạnh tranh mới gia
nhập ngành. Một số đối thủ cạnh tranh của công ty là Công ty TNHH Phúc Hải Yến, Cơ
sở sản xuất dép xốp Tam Anh, Cơ sở sản xuất dép nhựa Đức Trung…
2.1.2.2. Nhà cung cấp.

Nhà cung cấp có thể là các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện các hoạt động cung cấp
nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để đưa ra các quyết định mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất
kinh doanh cảu mình, doanh nghiệp cần phải xác định rõ đặc điểm của từng yếu tố đầu
vào, tìm kiếm nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp và lựa chọn
nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng của các yếu tố đầu vào, có uy tín trong việc giao
hàng. Việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới
mức giá của sản phẩm đầu ra. Với cùng một mức chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
nếu doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp có mức giá phù hợp hơn, thấp hơn thì
doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra được mức giá cạnh tranh hơn, có ưu thế hơn.
8


Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mức độ các nhà cung cấp có thể đáp ứng các
yêu cầu trong việc lựa chọn nhà cung ứng của doanh nghiệp về nhu cầu các yếu tố đầu
vào của doanh nghiệp. Nếu nguồn cung cấp bị gián đoạn, nguồn cung không đủ hoặc vì
một yếu tố nào đó mà nguồn cung không về đúng theo kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến tính
đều đặn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và do vậy ảnh hưởng
đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có thể lâm vào
tình trạng thiếu hàng nếu không có sự dự trữ, phòng ngừa, khiến doanh nghiệp bị mất
khách hàng.
2.1.2.3. Khách hàng.
Doanh nghiệp cần phải quan tâm nghiên cứu đặc điểm của nhóm khách hàng của
mình. Doanh nghiệp cần tạo ra sự tin tưởng, yêu mến, trung thành của khách hàng, đây
có thể xem là tài sản quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Để thỏa mãn nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng, doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu, nhu cầu và
hành vi mua hàng, thái độ của khách hàng…
2.1.2.4. Áp lực từ các sản phẩm thay thế .
Sức ép, sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế khả năng sinh lời của

ngành, của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường của doanh nghiệp. Do vậy
doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm một cách đúng đắn đến các sản phẩm thay thế để
có thể có các biện pháp dự phòng nhằm hạn chế những tác động đến từ các sản phẩm
thay thế.
Với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất giày dép thì Công ty TNHH Minh Hồng
phải chịu áp lực từ các sản phẩm thay thế như dép tông, sandal, guốc…
2.2 Thực trạng các hoạt động marketing của công ty.
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của công ty.
2.2.1.1 Đặc điểm thị trường.
Là một quốc gia có dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số mỗi năm cao khoảng
1,2%/năm, thị trường giày dép tại Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn. Tỷ lệ GDP tăng
bình quân từ 6%/năm đến 8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng
14.2%/năm đẫn đến mức sống của người dân càng được cải thiện, nhu cầu về các sản
phẩm giày dép hợp thời trang ngày càng tăng.
Nền kinh tế phát triển cùng với xu hướng toàn cầu hóa khiến cho thị trường giày
dép Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những
nỗ lực cải tiến, thay đổi để đứng vững trên thị trường.
Công ty TNHH Minh Hồng thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thị trường
phân phối của doanh nghiệp chủ yếu là các tỉnh miền Bắc như: Nam Định, Hà Nội, Thái
Bình, Hà Nam…
9


2.2.1.2. Đặc điểm khách hàng.
Khách hàng của công ty bao gồm tập hợp các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng,
tiêu dùng sản phẩm hay phân phối sản phẩm của công ty.
Khách hàng là cá nhân, là người tiêu dùng sản phẩm của công ty có nhu cầu sử
dụng và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Các khách hàng này chủ yếu
trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 40 tuổi.
Khách hàng là tổ chức bao gồm những nhà phân phối, nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý

của công ty sử dụng sản phẩm của công ty để làm chức năng phân phối lại sản phẩm.
2.2.1.3.Các yếu tố nội bộ của công ty.
Các yếu tố nằm trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên tới các
hoạt động sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp đó. Các yếu tố này sẽ
giúp cho doanh nghiệp xác định, nhận định được rõ các ưu nhược điểm của mình, để từ
đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt các nhược điểm và phát huy các ưu điểm
của công ty một cách tối đa.
Nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân sự của công ty gồm có 74 người bao gồm ban lãnh
đạo, các cán bộ, nhân viên thuộc các phòng ban. Nhân sự của công ty đã có kinh nghiệm
làm việc, được tham dự các buổi đào tạo chuyên môn hàng tuần, hàng tháng.
Doanh nghiệp sản xuất đa dạng các mẫu sản phẩm trong đó có các sản phẩm chủ
đạo như: dép tổ ong nhỡ, dép tổ ong trung, giày nhựa, giày thấp, sục… Các sản phẩm
của doanh nghiệp đều được sản xuất và mang thương hiệu Trường Sơn. Sản phẩm đa
dạng phong phú, giá cả hợp lí cũng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (xem phụ
lục hình 2.2: Một số sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hồng; bảng 2.2: Bảng báo giá
sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hồng năm 2017).
Nguồn lực tài chính: Vốn điều lệ khoảng mười lăm tỷ đồng cho thấy rằng nguồn
lực tài chính từ vốn chủ sở hữu của công ty khá dồi dào đối với một công ty sản xuất
kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ cùng với khả năng huy động vốn khá dễ dàng từ
nhiều nguồn khác nhau như: từ các tổ chức tài chính, đối tác … cho nên công ty không
gặp quá nhiều khó khăn về nguồn vốn.
Cơ sở vật chất: diện tích phân xưởng trên 8.000 m 2, công ty trang bị đầy đủ các
điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xưởng sản
xuất, nhà kho, khu trưng bày sản phẩm, máy sản xuất dép, máy tính có kết nối mạng,
máy in, máy photo… Ban lãnh đạo công ty đã rất quan tâm đến môi trường làm việc và
cơ sở vật chất phục vụ cho công việc của nhân viên.

10



2.2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược
marketing/ thương hiệu của công ty.
Thực trạng hoạt động nghiên cứu và thu thập thông tin: Hiện tại công ty đang thực
hiện việc nghiên cứu về nhu cầu sản phẩm của khách hàng, để có cách tiếp cận và thỏa
mãn tốt nhu cầu. Công ty thu thập dữ liệu của khách hàng qua các kênh online đó là
google adwords, seo web, facebook, email marketing; qua các kênh offline như các bản
khảo sát về chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng. Mọi thông tin và dữ
liệu thu thập được sẽ được xử lí và quản lý bởi phòng marketing.
Là một công ty sản xuất các sản phẩm giày dép với quy mô vừa và nhỏ, công ty
chọn cho mình tập khách hàng mục tiêu là những cá nhân, tổ chức đang làm việc và sinh
sống tại miền Bắc, các tỉnh gần Nam Định. Khi xây dựng chiến lược marketing với mỗi
một tập khách hàng công ty lại có những điều chỉnh khác nhau để phù hợp với đặc điểm
của từng tập khách hàng: Với khách hàng cá nhân công ty đẩy mạnh và tập trung vào
biến số giá và marketing trực tiếp thông qua email marketing, telemarketing; Với tập
khách hàng tổ chức công ty tập trung vào bán hàng cá nhân để xây dựng uy tín trong
cộng đồng doanh nghiệp, nhân sự.
2.3 Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu/ liên quan đến thương hiệu
của công ty.
2.3.1 Thực trang thiết kế và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu của
Công ty TNHH Minh Hồng.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hồng.
Thương hiệu: Trường Sơn.
Tên giao dịch: MINH HONG CO.,LTD
Logo:

Logo của công ty thiết kế khá đơn giản giúp khách hàng dễ ghi nhớ, dễ đi vào tiềm
thức của khách hàng. Logo với hai màu cơ bản là màu xanh lam và màu đỏ. Màu xanh
lam kết hợp cùng với hình ảnh tượng trưng cho Trái Đất của chúng ta giúp cho người
nhìn có liên tưởng tới một Trái Đất hòa bình, một Trái Đất xanh, một Trái Đất phát triển
ổn định tiến tới tương lai, qua đó thể hiện quan điểm của doanh nghiệp đó là phát triển

đi đôi với việc bảo vệ mội trường vì một Trái Đất xanh. Màu đỏ đi cùng với hai chữ cái
viết tắt tên thương hiệu của công ty là Trường Sơn được cách điệu và đặt ở vị trí trung
11


tâm của logo được bao quanh bởi hình cầu màu xanh thể hiện sự nhiệt huyết, nhiệt tình,
hết mình của doanh nghiệp để phục vụ khách hàng của mình, để đáp lại tình cảm mà
khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên vì logo được thiết kế còn khá đơn giản, đơn điệu chưa có điểm nhấn nên
khó gây được ấn tượng đối với khách hàng, dễ xuất hiện tình trạng hàng giả hàng nhái,
gây khó khăn cho quá trình phát triển, truyền thông cho thương hiệu.
Slogan: Uy tín – Chất lượng – Bảo vệ đôi chân của bạn.
Slogan của doanh nghiệp đơn giản nhưng đầy đủ những thông điệp mà doanh
nghiệp muốn truyền tải tới người tiêu dùng đó là Công ty TNHH Minh Hồng là một
công ty sản xuất giày dép có uy tín trên thị trường, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng
nhất nhằm nâng niu, bảo vệ đôi chân của bạn.
Website của công ty: truongsonplastic.com.vn (xem phụ lục hình 2.3: Website của
Công ty TNHH Minh Hồng).
Website của công ty được thiết kế khá đơn giản, dễ sử dụng đối với khách hàng. Ở
websibe của công ty, khách hàng có thể tra cứu được rất nhiều thông tin như giới thiệu
về công ty cũng như chức năng và nhiệm vụ của công ty, những hình ảnh về sản phẩm
của công ty. Ở đây khách hàng cũng có thể để lại những câu hỏi, những thắc mắc có liên
quan và sẽ được bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty giải đáp tận tình. Tuy nhiên,
công ty chưa chú trọng vào việc phát triển website khi các sản phẩm mới không được
cập nhật đầy đủ trên website, các thông tin về sản phẩm còn chưa được đầy đủ.
Thiết kế vật phẩm, ấn phẩm mang tên thương hiệu: Công ty in logo, cũng như
slogan lên trên các tấm lịch treo tường, lịch để bàn để dành tặng cho khách hàng.
2.3.2 Thực trạng bảo vệ thương hiệu của Công ty TNHH Minh Hồng.
Để bảo vệ thương hiệu, công ty đã tiến hành đăng ký với cục sở hữu trí tuệ về các
thành tố thương hiệu như tên thương hiệu Trường Sơn, logo thương hiệu, slogan…

Việc bảo vệ các thành tố thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết ra
sản phẩm của doanh nghiệp, phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm
của doanh nghiệp khác, giảm thiểu rủi ro về nạn hàng giả hàng nhái, tạo được niềm
tin với khách hàng.
2.3.3 Thực trạng truyền thông thương hiệu của Công ty TNHH Minh Hồng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, vai trò của các hoạt động truyền thông ngày
càng được khẳng định. Truyền thông thương hiệu giúp đưa thương hiệu của doanh
nghiệp, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh
nhất, giúp khách hàng có một cách nhìn đúng đắn về doanh nghiệp, giúp khách hàng có
thể nhận biết và phân biệt doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ
cạnh tranh và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhận biết được tầm quan trọng của
12


truyền thông thương hiệu, Công ty TNHH Minh Hồng đã tiến hành thực hiện một số
hoạt động truyền thông đến với khách hàng của mình qua internet, poster, website, các
tờ báo địa phương, trưng bày các sản phẩm của công ty tại các đại lý, siêu thị, gửi tới
khách hàng những tặng phẩm có in logo của công ty, qua các email gửi đến khách hàng
… Vì sự hạn hẹp trong ngân sách mà công ty dành cho hoạt động truyền thông thương
hiệu nên thương hiệu cảu công ty chưa được truyền bá rộng rãi trên các phương tiện
truyền thông đại chúng.
2.4 Thực trạng quản trị chất lượng của công ty.
Ngay từ slogan “Uy tín – Chất lượng – Bảo vệ đôi chân của bạn” đã cho thấy công
ty rất quan tâm đến công tác quản trị chất lượng nhằm mang đến cho khách hàng những
sản phẩm chất lượng nhất. Các hoạt động quản trị chất lượng được thực hiện bằng sự
phối kết hợp giữa ban lãnh đạo công ty và bộ phận marketing, bộ phận sản xuất. Quản
trị chất lượng ở công ty không phải là trách nhiệm của Ban Giám đốc, cũng không phải
là trách nhiệm của một cá nhân mà là trách nhiệm của toàn thể ban lãnh đạo, nhân viên
trong công ty.
2.4.1 Hoạch định chất lượng.

Hoạch định chất lượng là giai đoạn đầu tiên, rất quan trọng trong quản trị chất
lượng. Để hoạch định chất lượng công ty tiến hành xác định những yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng như con người, công nghệ, nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của thị
trường, chi phí, kiểu dáng mẫu mã, màu sắc… và phân tích những tác động của các yếu
tố này đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để từ đó đưa ra các chương trình, chiến lược
chất lượng phù hợp nhất đối với sự phát triển của công ty. Công ty xác định quản trị chất
lượng theo định hướng khách hàng kết hợp với yếu tố chi phí sản xuất để đưa ra những
sản phẩm không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn có một mức giá phù hợp.
Để hoạch định chất lượng cho một sản phẩm mới, bộ phận Marketing sẽ lập nên
một bảng câu hỏi khảo sát được gửi tới khách hàng. Qua bảng câu hỏi này, bộ phận
Markketing sẽ xác định được cơ bản những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mới
như kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, giá cả… Từ các yêu cầu cơ bản này, bộ phận
Marketing sẽ kết hợp với bộ phận sản xuất để đưa ra mức chất lượng phù hợp nhất cho
sản phẩm mới thông qua nhu cầu của khách hàng kết hợp với yếu tố chi phí và điều kiện
công nghệ hiện có của công ty.
2.4.2 Kiểm soát, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp tiến hành kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong tất cả các khâu của
hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguyên vật liệu đầu vào tới quá trình sản xuất sản
phẩm, đóng gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm tới khách hàng để đảm bảo sản phẩm
đạt mức chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng. Quy trình sản xuất của công ty
13


được thực hiện một cách nghiêm ngặt, nhân viên thực hiện các công đoạn sau chính là
người trực tiếp kiểm tra chất lượng các thành phẩm của công đoạn trước nhằm đảm bảo
chất lượng sản phẩm đầu ra. Mỗi khi xuất hiện vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm mọi người sẽ cùng nhau tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.4.3 Đánh giá, cải tiến chất lượng.
Công ty tiến hành đáng giá và cải tiến chất lượng thông qua việc lấy ý kiến khảo
sát từ phía khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm cảu doanh nghiệp. Qua các khảo sát

từ phía khách hàng, công ty sẽ tiến hành xem xét, đánh giá, cải tiến chất lượng hoặc tiến
hành đưa ra sản phẩm mới.
2.5 Thực trạng quản trị logistics của công ty.
Hoạt động logistics tại công ty chưa được quan tâm và phát triển đúng cách. Công
ty mới chỉ quan tâm tới các hoạt động logistics cơ bản nhất như kho bãi, dự trữ, vân
chuyển.
Công ty có trụ sở tại Nam Định nên địa điểm đặt kho tại Nam Định, ngay cạnh
xưởng sản xuất của công ty để giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa từ xưởng sản
xuất đến kho. Vì địa điểm đặt kho ở Nam Định nên gây khó khăn nếu công ty muốn
vươn tới hoạt động tại các tỉnh xa Nam Định.
Hoạt động dự trữ tại công ty chỉ mang tính chất dự trữ những sản phẩm đã sản xuất
ra nhưng chưa bán hoặc khách hàng chưa tới lấy. Hoạt động dự trữ còn khá thụ động,
không dự báo, phòng tránh được các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.
Về hoạt động vận chuyển, công ty mới chỉ tiến hành vận chuyển cho những khách
hàng ở gần, trong tỉnh Nam Định, các tỉnh gần Nam Định. Các khách hàng ở xa sẽ phải
tự vận chuyển hoặc thuê bên thứ ba vận chuyển.
Các hoạt động logistics tại công ty còn khá hạn chế, chưa được quan tâm đúng
mức nên dẫn tới thị trường hoạt động kinh doanh của công ty khó có thể mở rộng.

14


PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh
của công ty.
3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, marketing, thương hiệu.
Thành công.
Trong hơn 30 năm hoạt động công ty công ty đã đạt được một số thành tựu đáng
kể. Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, chất lượng sản phẩm ngày được nâng

cao, chiếm được niềm tin của khách hàng, dần khẳng định được vị thế trên thị trường
dày dép nhựa. Trình độ của đội ngũ nhân sự ngày càng được chú trọng. Công ty đã bước
đầu quan tâm đến marketing, logistics, thương hiệu tuy vẫn còn rất hạn chế.
Hạn chế.
Vì là công ty vừa và nhỏ nên ngân sách dành cho marketing và thương hiệu vẫn
còn khá hạn chế, dẫn tới việc thực hiện các chương trình về marketing và thương hiệu
còn gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế.
Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được chú trọng một cách đúng
đắn. Thương hiệu của công ty và sản phẩm chưa được định vị một cách rõ ràng trong
tâm trí của khách hàng. Công ty chưa triển khai nhiều các chương trình truyền thông về
thương hiệu.
Các chiến lược Marketing chưa mang lại nhiều hiệu quả, thiếu nguồn nhân lực,
nguồn nhân lực chưa có chuyên môn cao. Bộ phận Marketing phải đảm nhiệm cả công
việc bán hàng, marketing và phát triển thương hiệu nên chưa có sự chuyên môn hóa.
Công ty đã có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm nhưng còn chưa triệt để, vẫn
còn tình trạng xuất hiện sản phẩm sai lỗi. Quản trị chất lượng ở công ty mới chỉ quan
tâm tới chất lượng các thành phẩm, sản phẩm cuối cùng mà chưa quan tâm xem chất
lượng đó đã phù hợp, đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng hay chưa.
Chưa có đội ngũ nhân sự chuyên sâu về lĩnh vực thương hiệu và logistics. Các vấn
đề về quản trị thương hiệu và quản trị logistics chưa được quan tâm một cách đúng đắn.
Chi phí logistics còn cao.
3.1.2 Đề xuất một số định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công ty.
Vì ngân sách còn hạn chế nên cần phải sử dụng ngân sách một cách hiệu quả hơn,
cắt giảm những chi phí không cần thiết, không quan trọng.
Kinh tế càng phát triển, marketing, logistics và thương hiệu càng khẳng định được
tầm quan trọng của mình. Công ty cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các hoạt động

15



marketing, logistics, thương hiệu để có sự quan tâm đúng đắn hơn. Thực hiện các giải
phám làm giảm chi phí logistics, qua đó giảm chi phí kinh doanh gia tăng lợi nhuận.
Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên sâu, có sự phân công lao động một cách hợp lý
để phát huy được tối đa sức mạnh của đội ngũ nhân sự, tổ chức các buổi đào tạo về kỹ
năng chuyên môn, thuê thêm các nhân sự mới có trình độ chuyên môn cao.
3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Minh Hồng, em đã có cơ hội
tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của công ty. Qua các vấn đề còn tồn tại, các
khó khăn của công ty đang gặp phải, em xin được đề xuất ba định hướng để làm đề tài
khóa luận như sau:
Định hướng 1: Thực trạng quản trị thương hiệu và một số giải pháp phát triển
thương hiệu Dép nhựa Trường Sơn của Công ty TNHH Minh Hồng.
Định hướng 2: Thực trạng hoạt động logistics đầu vào tại Công ty TNHH Minh Hồng.
Định hướng 3: Xây dựng và triển khai hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty
TNHH Minh Hồng.

16


PHỤ LỤC.
Hình 2.1: Tỷ lệ GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017

.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 2.2: Một số sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hồng.

Nguồn: Công ty TNHH Minh Hồng.


Hình 2.3: Website của Công ty TNHH Minh Hồng.


Nguồn: Công ty TNHH Minh Hồng.


Bảng 2.1: Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 4/2016.
Đơn vị: %

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
1. Lương thực
2. Thực phẩm
3. Ăn uống ngoài gia đình
II. Đồ uống và thuốc lá
III. May mặc, mũ nón, giày dép
IV. Nhà ở, vật liệu xây dựng
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình
VI. Thuốc và dịch vụ y tế
VII. Giao thông

VIII. Bưu chính viễn thông
IX. Giáo dục
X. Văn hóa, thể thao, giải trí
XI. Hàng hóa, dịch vụ khác

18,13
24,80
18,98
27,38
23,37
10,87
12,90
17,29
9,76
5,81
19,04
-2,13
20,41
8,06
12,68

6,81
1,01
-5,66
0,95
8,81
4,67
9,08
9,18
6,16

45,23
6,76
-0,35
16,97
4,97
9,8

6.04
5,08
1,98
6,02
5,27
4,19
6,20
5,49
3,95
18,97
2,60
-0,57
11,71
3,02
5,02

1,84
2,61
1,30
2,84
3,14
3,14
3,77

-1,95
2,48
2,25
-5,57
0,38
8,25
1,86
3,27

0,60
0,97
-1,65
1,47
1,93
2,05
2,81
0,95
1,53
1,79
-8,74
-0,48
2,42
1,52
2,30

4T/2015
(so với
đầu năm)
0,04
0,75

-0,39
0,94
1,23
0,81
1,06
-0,51
0,74
0,56
-6,22
-0,2
0,13
0,68
1,43

4T/2016
(so với
đầu năm)
1,33
1,74
2,50
1,80
1,20
1,22
0,70
0,58
0,44
25,24
-8,52
-0,32
2,19

0,78
0,97

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Bảng 2.2: Bảng báo giá sản phẩm của Công ty TNHH Minh Hồng năm 2017.
Đơn vị: VND
Mã số
344
346
345
325
355
354
351
317
307
324
348

Tên sản phẩm
Ong mỏng
Ong nhỡ
Ong trung
G203 nam
Giầy nhựa
Giầy thấp
Sục 861
Sục 928

Paly nhỡ
Paly trung
Paly tiểu

Đơn giá
13.700
12.800
9.200
19.500
10.700
10.500
19.000
14.500
12.200
8.300
6.100

Mã số
101CLXD
101CLXN
101
101KLXD
101KLXN
102CLXD
102CLXN
102KLXD
102KLXN
102KLT
201KLXD


Tên sản phẩm
Đơn giá
Ủng 101 dàn di
51.000
Ủng 102 dàn di
45.500
Ủng 101 X đậm
33.500
Ủng 101 X ngọc
45.500
Ủng 101 trắng
45.500
Ủng 102 trắng
39.000
Ủng 102 – 1M xanh
27.500
Ủng nữ nâu
24.000
Ủng nữ đen
23.500
Ủng nam đen
33.500
Ủng 104 nâu lót
34.000
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán.



×