Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập Khách sạn du lịch công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.65 KB, 19 trang )

i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ THĂNG
LONG............................................................................................................................................................1
1.2.3Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long
.............................................................................................................................................................4
2.3. Tình hình vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ du lịch Thăng Long...................11
CHƯƠNG 3: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.........................15
3.1 Những vấn đề từ thực tế kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng
Long.......................................................................................................................................................15
3.1.1 Những thành công...................................................................................................................15
3.1.2 Những hạn chế.........................................................................................................................15
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu.............................................................................................................16


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1 : Cơ cấu nhân sự tại Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long..................2
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long.............3
Bảng 2.1: Sản phẩm của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long...........................4
Bảng 2.2: Cơ cấu lượt khách của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long năm
2016-2017....................................................................................................................................................5
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long.................7
Bảng 2.4: Tình hình tiền lương của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long..........9
Bảng 2.5: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long
qua 2 năm 2016 – 2017.............................................................................................................................11
Bảng 2.6: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty du lịch Thăng Long qua 2 năm 2016-2017..........12


iii


LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong những năm qua cùng xu hướng kinh tế thị trường, nền kinh tế
Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vị thế Việt Nam đã được nâng cao trên thị trường quốc
tế. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ chính thức đóng
góp tăng trưởng kinh tế của đất nước.Trong đó sự xuất hiện của nhiều công ty lữ hành
nội địa và quốc tế đã mang lại tín hiệu tốt lành cho ngành kinh tế này. Đặc biêt, hằng
năm thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tạo nên một nguồn thu ngoại
tệ khổng lồ.
Là một sinh viên theo học chuyên ngành Khách sạn- du lịch của trường Đại học
Thương Mại, em đã được học tập và trang bị những kiến thức là hành trang để bước
vào con đường lập nghiệp, trở thành một nhà quản trị về du lịch tương lai. Sau gần 4
năm học tập trên ghế giảng đường, để giúp sinh viên chúng em có cơ hội tiếp xúc với
thực tế, Khoa và Nhà trường đã tổ chức cho chúng em được thực tập tại các doanh
nghiệp có hoạt động thương mại điện tử. Việc thực tập này là một công việc rất cần
thiết, giúp em và các sinh viên khác được thực hành những kiến thức đã được học trên
ghế nhà trường, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho quá trình làm việc sau này.
Được sự đồng ý và cho phép của Khoa Khách sạn- du lịch, trường Đại học
Thương Mại và Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long, em đã
được thực tập tại công ty. Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long
là một trong những đại lý du lịch, chuyên cung cấp các dịch vụ tour ngắn ngày. Sau
một thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị tại công ty,
đặc biệt là các anh chị trong bộ phận kinh doanh, em đã có được cái nhìn khái quát về
công ty cũng như nhận biết các vấn đề phát sinh, những vấn đề chưa còn hoàn thiện
trong doanh nghiệp… Đó chính là cơ sở cốt lõi để em hoàn thành được bản báo cáo
thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!


1
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN

THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ THĂNG LONG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần truyền thông và du
lịch quốc tế Thăng Long
Được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2015, với 3 năm kinh nghiệm hoạt
động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, đặt phòng khách sạn, nhà hàng…nhiều cạnh tranh
và thử thách, Du lịch Thăng Long đã không ngừng nỗ lực, trở thành một trong những
thương hiệu uy tín hàng đầu của Việt Nam về uy tín, chất lượng, giá cả. Phương châm
“KHÁM PHÁ MỌI MIÊN” cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt
tình luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng với các dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Tên giao dịch: DU LỊCH THĂNG LONG
Giấy phép kinh doanh: 0107031441
Ngày cấp: 16-10-2015
Đại diện pháp luật: Phạm Anh Vượng
Ngày hoạt động: 15/10/2015
Điện thoại: 0987968383
Email: dulichthanglong.vn
Trụ sở chính: Thôn Kiêu Kỵ - Xã Kiêu Kỵ - Huyện Gia Lâm - Hà Nội
Với mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty dịch vụ lữ hành quốc tế trong nước
cũng như nước ngoài, công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long sẽ
tiếp tục tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch, đặc biệt là
thị trường du lịch nội địa với nhiều chùm tour du lịch xuyên Việt được xây dựng phục
vụ với nhiều hình thức du lịch khác nhau như : Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm
thiên nhiên hùng vĩ của đất nước Việt Nam , du lịch hướng về cội nguồn, du lịch biển,
du lịch di sản … Với chùm tour du lịch nước ngoài công ty chúng tôi đã kết nối và
phục vụ rất nhiều chương trình tham quan đầy lý thú . Đặc biệt là các chùm tour du
lịch các nước Asian như: Thái Lan, Lào, campuchia, Myama, Singapo, Ấn Độ... Các
chùm tour về châu âu như: Đức, Anh, Canada, Mỹ... thông qua việc quảng cáo các sản
phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, mua sắm, du lịch sông và tàu biển. Với tiềm
lực vững mạnh và sự phát triển trong tương lai, với đội ngũ nhân viên đầy kinh
nghiệm đã và đang được đào tạo chuẩn về du lịch sẽ mang đến cho quí khách niềm

hứng khởi và tràn đầy hạnh phúc trên các chặng đường tham.


2
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận của công ty cổ phần
truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long
1.1.1. Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức nhân sự
*Cơ cấu nhân sự:
Tới tháng 12/2017, tổng số cán bộ công nhân viên tại công ty là 41 người. Trong
đó số nhân viên khối du lịch chiếm gần 25 nhân viên. Số nhân sự và trình độ tại các
Bộ phận cụ thể như sau:
Bảng 1.1 : Cơ cấu nhân sự tại Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long

STT

Bộ phận

1.
2.
3.
4.

Quản lý
Marketing
Điều hành (Tour)
Kế toán- tài chính

Số
lượng

(người
)
3
5
6
5

5.

Chăm sóc khách hàng

8

Đại học (47% ), Cao đẳng (53%)

6..

Kinh doanh

5

Đại học (87%) và Cao đẳng (13%)

7.

Hành chính- nhân sự

4

Đại học (50%) và Cao đẳng (50%)


8.

Khác

5

Đại học (15%), Cao đẳng (31%), Trung cấp
(36%) và PTTH (18%)

Trình độ
Cao học (100%)
Đại học (100%)
Đại học (55%) và Cao đẳng (45%)
Đại học (61%) và Cao đẳng (39%)

(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long


3
*Sơ đồ tổ chức nhân sự:
Tổng giám đốc

Phó giám đốc Sale

Phó giám đốc điều hành

Phòng
Phòng
Phòng

Điều
kinh
Marketing
hành
doanh
Tour
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long
(Nguồn: Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long)
1.2.2 Chức năng của các bộ phận
- Ban giám đốc: Tổng giám đốc công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long là ông Phạm Anh Vượng, cùng hai Phó tổng giám đốc phụ trách điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ. Chịu trách
nhiệm đưa ra các phương hướng chiến lược, mục tiêu cho công ty.
- Phòng marketing: Đảm nhiệm chức năng tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu
qua mọi phương diện từ truyền thống cho đến thông qua mạng internet, nghiên cứu thị
trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ. Thực hiện các
chương trình marketing do Ban Giám đốc duyệt và tham mưu cho Giám đốc công ty
về các chiến lược marketing, sản phẩm, khách hàng.
- Phòng kế toán – tài chính: Phòng tài chính kế toán với chức năng chính đó là
quản lý thu - chi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập các báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán trình Ban giám đốc Công ty và cơ quan nhà nước để kiểm
tra và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty và phản ánh vào sổ sách,
phần mềm kế toán Công ty đang áp dụng.
- Phòng hành chính nhân sự : Phụ trách hành chính, tổ chức và nhân sự, như lập
kế hoạch tuyển dụng nhân sự trình Ban giám đốc, đảm bảo và thực hiện các chế độ cho
người lao động, thực hiện việc tính lương, BHXH….
- Phòng kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ lập các kế hoạch kinh doanh và triển
khai, thực hiện. Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà
phân phối. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu

Phòng
hành chính
nhân sự

Phòng
Kế toántài chính


4
cho doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các phòng, ban liên quan như kế toán, du
lịch… nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Phòng điều hành tour: Bộ phận điều hành là cầu nối giữa các nhà cung cấp với
khách hàng, đầu mối triển khai mọi công việc từ điều hành các chương trình du lịch,
cung cấp các dịch vụ trên cơ sở các kế hoạch và thông báo về khách hàng do bộ phận
marketing gửi tới.
1.2.3 Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần truyền thông và du lịch
quốc tế Thăng Long
•Ưu điểm:
- Cơ cấu đơn giản nên tối giản được chi phí kinh doanh.
- Đảm bảo được hiệu lực điều hành của giám đốc và phó giám đốc công ty xuống
các bộ phận phòng ban như: phòng điều hành, phòng marketing, …
- Thông tin mệnh lệnh được truyền theo chiều dọc của cơ cấu tổ chức: Đảm bảo
nguồn thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
- Việc phân công cán bộ quản lý hợp lý và sát với công nghệ hơn.
- Phát huy sự chuyên môn hóa chất lượng và năng suất lao động cao. Chú trọng
đến tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp, nhân cách của nhân viên đảm nhận.
•Hạn chế:
- Do mang tính chất của mô hình trực tuyến – chức năng nên giám đốc và phó
giám đốc của công ty cần phải có kiến thức toàn diện, kinh nghiệm dày dặn và tính
quyết đoán cao để có thể chỉ đạo tất cả các bộ phận chuyên môn. Điều đó gây khó

khăn cho việc ủy quyền và san sẻ công việc cho các trưởng bộ phận.
- Không có sự phối hợp hàng ngang, liên kết giữa các bộ phận trong công ty với
nhau nên nhiều khi phát sinh ra những tình huống như: Tạo ra sản phẩm không đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng hay cung cấp thiếu thông tin về tour du lịch cho
khách, …
- Thông tin phản hồi từ phía nhân viên lên lãnh đạo còn gặp nhiều hạn chế gây
đứt đoạn thông tin. Do đó chưa giải quyết được thật sự hiệu quả những vướng mắc
trong nhân viên cũng như trong khách hàng để ngày càng hoàn thiện sản phẩm.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ THĂNG LONG
2.1. Sản phẩm và thị trường khách của công ty cổ phần truyền thông và du lịch
quốc tế Thăng Long
2.1.1 Sản phẩm của công ty du lịch Thăng Long
Bảng 2.1: Sản phẩm của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng
Long


5

STT Lĩnh vực hoạt động
1

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

2

Đại lý du lịch

Sản phẩm

Thuê phòng có sẵn thiết bị
Nhà hàng và các dịch vụ đồ uống lưu động
Bán vé máy bay

Dịch vụ xe du lịch
Dịch vụ xe cưới hỏi
3 Thuê xe du lịch
Dịch vụ đưa đón sân bay
Dịch vụ đưa đón cán bộ, nhân viên
Dịch vụ đưa đón học sinh, sinh viên
Tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
3 Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện buổi lễ khai trương, động thổ
Tổ chức sự kiện hội nghị khách hàng
Tư vấn qua email
4 Tư vấn du lịch
Tư vấn qua hotline
( Nguồn: Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long)
Trong số các sản phẩm trên thì dịch vụ lưu trú ngắn ngày là dịch vụ chính cũng là
mảng dịch vụ mạnh nhất của công ty, đem lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận. Công
ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long hiện đang cung cấp dịch vụ đa
dạng trong lưu trú, ăn uống và những ưu đãi thú vị . Với dịch vụ chuyên nghiệp, tận
tình, công ty cũng đã gây dựng được cho mình uy tín chắc chắn trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, Du lịch Thăng Long còn cung cấp các dịch vụ bổ sung khác như tư
vấn du lịch; dịch vụ cho thuê xe du lịch và dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo. Tuy
nhiên, các dịch vụ trên vẫn chưa được khai thác triệt để, chưa thực sự được đầu tư, và
khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Thị trường khách của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long

Bảng 2.2: Cơ cấu lượt khách của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long năm 2016-2017
STT
1

Lĩnh vực/ Vị trí
Tổng khách
DL nội địa
Tỷ trọng

2

Lữ hành

ĐVT
Lượt khách
Lượt khách

5.625
3.045

7.154
4.351

%

54,14

60,82


1.512

2.051

26,88

28,67

Khách outbound Lượt khách
Tỷ trọng

Năm 2016 Năm 2017

%

So sánh
+/%
+1.529 127,18
+1306 142.89
(+6,68
)
+539 135.65
(+1,79
)


6
3

DV bổ sung khác

Tỷ trọng

Lượt khách
%

1.068
18,98

0.752
10,51

-316
(-8,48)

70.41
-

(Nguồn: Công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long)
Cơ cấu nguồn khách của công ty du lịch Thăng Long đã có những bước tăng
trưởng đáng kể từ năm 2016 đến năm 2017. Năm 2016 tổng số lượt khách ở tất cả các
lĩnh vực dịch vụ là 5.625 lượt, đến năm 2017 tăng lên tới 7.154 lượt khách, tăng
27,18% tương ứng tăng 1.529 lượt khách. Trong các lĩnh vực thì dịch vụ lữ hành có
bước tăng trưởng lớn nhất, cụ thể đối lượt khách nội địa năm 2017 so với 2016 tăng
1.306 lượt khách, tương ứng với tỷ lệ tăng là 42,89%; khách outbound tăng 539 lượt
khách, tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,65% . Đây là dịch vụ có tốc độ phát triển tốt, nổi
bật là lượng lượt khách nội địa tăng lớn nhất.
Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung khác có mức tăng trưởng giảm, cụ thể năm 2017
so với năm 2016 giảm 316 lượt khách, tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,59%. Vì các
dịch vụ bổ sung khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng khách, chỉ chiếm 10,51% năm
2017, mặc dù dịch vụ bổ sung giảm nhưng không ảnh hưởng sự tăng của tổng khách.

Đây là một kết quả đáng mừng đối với công ty, năm 2017 là một năm mà nền
kinh tế đã có nhiều khởi sắc sau một thời gian dài khó khăn, chính vì vậy công ty đã có
những kết quả tăng trưởng khả quan, triển vọng cho một tương lai phát triển mạnh mẽ.


7
2.2 Tình hình nhân lực và tiền lương của công ty cổ phần truyền thông và du
lịch quốc tế Thăng Long
2.2.1 Tình hình nhân lực của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long
ST
T
1

2

3

4

5

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Phân theo giới tính
- Nam
Tỷ trọng
- Nữ

Tỷ trọng
Phân theo độ tuổi
< 25 tuổi
Tỷ trọng
25 - 35 tuổi
Tỷ trọng
>35 tuổi
Tỷ trọng
Phân theo chuyên môn
-Đại học
Tỷ trọng
-Cao đẳng
Tỷ trọng
- Trung cấp
Tỷ trọng
-Lao động phổ thông
Tỷ trọng
Phân theo trình độ
ngoại ngữ
- Đại học
Tỷ trọng
-C
Tỷ trọng
-B
Tỷ trọng
-A
Tỷ trọng
Qua bảng 2.3 ta thấy:

Năm

2016

Năm
2017

Người
Người
Người
%
Người
%
Người
Người
%
Người
%
Người
%
Người
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%

38
38

11
28.94
27
71.06
38
21
55,26
9
23,68
8
21,05
38
20
52,63
12
31,58
4
10,52
2
5,3

Người
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%


ĐVT

So sánh 2017/2016

41
41
13
31.71
28
68,29
41
25
60,96
10
24,39
6
14,63
41
24
58,54
12
29,27
3
7,31
2
4,87

+/+3
+3

+2
(+2,77)
+1
(-2,77)
+3
(+4)
(+5,7
+1
(+0,71))
-2
(-6,42)
+3
+4
(+5,91)
0
(-2,31)
-1
(-3,21)
0
(-0,48)

%
107,89
107,89
118,18
103,7
107,89
119,04
111,11
0,75

107,89
120
100
75
100
-

38

41

+3

107,89

20
52,63
8
21,05
6
15,78
4
10,53

24
58,53
8
19,51
5
12,20

4
9,75

+4
(+5,9)
0
(-1,54)
-1
(-3,58)
0
(-0,78)

120
100
83,33
100
-


8
- Cơ cấu lao động phân theo giới tính: Cơ cấu lao động nữ và nam luôn có sự
chênh lệch rất lớn. Về số lượng thì năm 2017 tăng cao hơn so với năm 2016. Cụ thể,
lao động nữ trong công ty chiếm số lượng là 27 người tương ứng với 71,06% ở năm
2016, số lao động nữ tăng thêm 1 người tương ứng tăng thêm 3,7% ở năm 2017 nhưng
tỉ trọng có xu hướng giảm đi 2,77%; lao động nam là 11 người chiếm tỷ lệ 28,94%
trong năm 2016 và tăng thêm 2 người trong năm 2016 tương ứng tăng thêm 18,18%.
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Tỷ lệ lao động của công ty ở độ tuổi dưới 25
tuổi chiếm tỷ lê khá lớn với năm 2016 là 21 người, chiếm 55,26%, năm 2017 là 25
người, chiếm 60,96%, tăng tương ứng tăng 19,04%. Trong khi đó tỷ lệ lao động trên
35 tuổi chiếm tỉ lệ rất ít: năm 2016 là 8 người, chiếm 21,05%, năm 2017 chỉ còn 6

người, chiếm 14,63%, qua 2 năm 2016 và 2017 giảm đi 2 người, tương ứng giảm 25%.
Lao động ở độ tuổi từ 25 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy công ty có
một lực lượng lao động trẻ đông đảo. Đây là những người nhanh nhẹn, năng động, tiếp
thu nhanh và cầu tiến, tạo nên sự trẻ trung, năng động cho công ty.
- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: Trình độ của nhân viên so giữa 2
năm 2016 và 2017 là có xu hướng tích cực. Cụ thể là trình độ đại học ở năm 2016 là
20 người chiếm 52,63% còn năm 2017 tăng nhẹ lên 24 người, tương ứng tăng 20%.
Trình độ cao đẳng năm 2017 so với năm 2016 vẫn giữ nguyên 12 người. Trình độ
trung cấp giảm 1 người, tương ứng giảm 25% (tỷ trọng giảm đi 3,21%). Trình độ phổ
thông ở mức ổn định. Những điều này cho thấy tình hình nhân lực có biến đổi theo
chiều hướng đi lên.
- Cơ cấu nhân lực dựa theo trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của nhân
viên là chưa cao. Trong năm 2017 các tiêu chí đều giữ ở mức ổn định, riêng chỉ có
trình độ ngoại ngữ đại học tăng so với 2016 là 4 người, tương ứng tăng 20% và trình
độ B giảm 1 người, tương ứng giảm 16,67%. Nhìn chung chất lượng nhân lực ở mức
độ khá.
Từ đây ta thấy, công ty có đội ngũ lao động đông đảo, lực lượng trẻ trung, năng
động, nhiệt tình, đầy sáng tạo chiếm không ít, là nguồn lực rất lớn giúp công ty phát
triển. Tuy nhiên nếu xét về kinh nghiệm thì vẫn còn những hạn chế nhất định do độ
tuổi lao động của nhân viên tương đối thấp. Trong thời gian tới, công ty cần chú trọng
đến việc khắc phục hạn chế bằng cách đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho đội
ngũ nhân lực một cách hợp lý để hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.


9
2.2.2. Tình hình tiền lương của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long
Bảng 2.4: Tình hình tiền lương của công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc
tế Thăng Long
STT


1

2

3
4
5
6

Tiêu chí
Tổng doanh thu
Doanh thu tour nội địa
Tỷ trọng
Doanh thu quốc tế
outbound
Tỷ trọng
Doanh thu dịch vụ bổ
sung khác
Tỷ trọng
Số lao động bình quân
Số lao động bình quân
trực tiếp
Tỷ trọng
Năng suất lao động bình
quân
Năng suất lao động bình
quân trực tiếp
Tổng quỹ lương
Tiền lương bình quân

năm
Tiền lương bình quân
tháng
Tỷ suất lương

2016

2017

So sánh
+/Triệu đồng 13.421 15.382 +1.961
Triệu đồng 7.705 8.611 +906
%
57,41 55,98 (-1,429)

%
114,61
111,76
-

Triệu đồng 2.582

2.006

-576

77,.69

%


19,23

13,04

(-6,197)

-

Triệu đồng 3.134

4.765

+1.631

152,04

%
người

23,35
38

30,98
41

(+7,626) +3
107,89

người


35

38

+3

108,57

%

92,10

92,68

(+0,58)

-

ĐVT

Triệu đồng 353,18 375,17 +21,98

106,22

Trđ/ người 220,14 226,60 +6,462

102,93

Triệu đồng 4,125


108

4,455

+330

Trđ/ người 108,55 108,65 +105

100,09

Trđ/ người 9,046

100,09

%

9,054

+0,008

30,735 28,962 (-1,773)

-

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long)
Qua bảng 2.4, nhìn chung, tình hình lao động- tiền lương của Công ty cổ phần
truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long qua 2 năm 2016 và 2017 . Cụ thể như sau:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2017 so với 2016 là tăng 14,61%, tương ứng
tăng 1.961 triệu đồng, trong đó: Doanh thu về tour nội địa tăng 11,76%, tương ứng

tăng 906 triệu đồng. Doanh thu về tour quốc tế outbound giảm 22,31%, tương ứng tăng
576 triệu đồng. Doanh thu về dịch vụ bổ sung khác tăng 52,04%,tương ứng tăng 1.631
triệu đồng
Vì doanh thu về tour outbound chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Chiếm
13,04% năm 2017, nên sự giảm của doanh thu tour outbound vẫn làm tổng doanh thu tăng.


10
- Số lao động bình quân: Tổng số lao động bình quân năm 2017 so với 2016 tăng
7,89% tương ứng tăng 3 người. Trong đó: Số lao động bình quân trực tiếp tăng 8,57%,
tương ứng tăng 3 người. Vì số lao động bình quân trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số lao động, chiếm 92,68% năm 2017, nên sự tăng về số lao động bình quân trực
tiếp khéo theo sự tăng số lao động bình quân.
- Năng suất lao động bình quân: Tổng doanh thu của công ty năm 2017 so với
2016 tăng 14,61%, tương ứng tăng 1.961 triệu đồng. Số lao động bình quân tăng
7,89% tương ứng tăng 3 người
Vì doanh thu có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân, nên
năng suất lao động bình quân năm 2017 so với 2016 của công ty tăng, cụ thể tăng
6,22% tương ứng tăng 21,98 triệu đồng.
Tương tự với năng suất lao động bình quân trực tiếp: Vì doanh thu có tốc độ
tăng lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân trực tiếp, nên năng suất lao động
bình quân trực tiếp năm 2017 với 2016 tăng, cụ thể tăng 2,93% tương ứng tăng 6,46
triệu đồng/ người
- Tổng quỹ lương của công ty năm 2017 so với 2016 tăng 8% tương ứng tăng 330
triệu đồng
- Tiền lương bình quân: Tổng quỹ lương năm 2017 so với 2016 tăng 8%. Tổng
số lao động bình quân năm 2017 so với 2016 tăng 7,89%
Vì tổng quỹ lương có tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân
nên tiền lương bình quân năm 2017 so với 2016 tăng, cụ thể tăng 0,09% tương ứng
tăng 105 triệu đồng/ người/ năm và 0,008 triệu đồng/người/ tháng

- Tỷ suất lương: Tổng quỹ lương của năm 2017 so với 2016 tăng 8%. Tổng
doanh thu năm 2017 so với 2016 tăng 14,61%. Vì tốc độ tăng của tổng quỹ lương nhỏ
hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu nên tỷ suất lương của công ty năm 2017 so với
2016 giảm, cụ thể giảm 1,77%. Nên mức độ vượt chi/ tiết kiệm về quỹ lương +-F
=(28,962-30,735)*15.382= -27272,286 ( triệu đồng). Như vậy công ty đã tiết kiệm về
quỹ lương là 27272,286 triệu đồng.
Nhận xét chung: Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình lao động tiền lương của
công ty là tốt. Điều này cho thấy công tác bố trí và sử dụng nhân lực tại công ty đạt
hiểu quả tích cực. Tiền lương bình quân /1 tháng năm 2017 của người lao động là
9,054 triệu đồng, khá cao so với mặt bằng chung .Tuy nhiên, công ty lại thiếu đi sự đãi
ngộ đối với đa số người lao động. Vì vậy công ty cần phải có chính sách để đãi ngộ tốt
hơn nhằm khuyến khích nhân viên để tăng năng suất lao động.


11
2.3. Tình hình vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ du lịch
Thăng Long
Bảng 2.5: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông và du lịch
quốc tế Thăng Long qua 2 năm 2016 – 2017
STT
1

Chỉ tiêu
Tổng số vốn
doanh
Vốn cố định
Tỷ trọng
Vốn lưu động
Tỷ trọng


kinh

Đơn vị
Tính

Năm
2016

Năm
2017

Trđ

5.156

6.512

Trđ
%
Trđ
%

1.715
33,26
3.441
66,74

So sánh 2016/2017
+/−
%

+1.356

126,30

2.350
+635
137,03

36,09
(+2,83)
4.162
+721
120,95
3

63,91
(-2,83)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng 1.356 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ 26,30%. Trong đó:
+ Vốn cố định năm 2017 so với năm 2016 tăng 635 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ 37,03%. Tỷ trọng vốn cố định năm 2017 tăng 2,83% so với năm 2016.
+ Vốn lưu động năm 2017 so với năm 2016 tăng 721 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ 20,95%. Tỷ trọng vốn lưu động năm 2017 giảm 2,83% so với năm 2016.
Năm 2017, công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long tăng cả về
vốn cố định và vốn lưu động so với năm 2016. Trong đó tốc độ tăng của vốn cố định là
lớn hơn dẫn đến tỷ trọng vốn cố định của công ty tăng còn tỷ trọng vốn lưu động của
công ty giảm. Qua đó ta thấy,tình hình vốn kinh doanh của Công ty du lịch Thăng
Long đang phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế cũng như quy mô của công ty.
Điều này chứng minh rằng, Công ty đang từng bước đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng

quy mô, tăng cường đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo quá trình tái sản xuất
của công ty được tiến hành thường xuyên, hiệu quả.
2


12
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông và du
lịch quốc tế Thăng Long
Bảng 2.6: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty du lịch Thăng Long qua 2
năm 2016-2017
STT Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2016

Năm
2017

So sáng năm
2016/2017
+/%
+1.961 114,61
+906
111,76
(-1,43)
-

Tổng doanh thu

Triệu đồng 13.421 15.382
Doanh thu tour nội địa
Triệu đồng 7.705
8.611
Tỷ trọng
%
57,41
55,98
Doanh thu tour quốc tế
Triệu đồng 2.582
2.006
-576
77,69
1
outbound
Tỷ trọng
%
19,23
13,04
(-6,20)
Doanh thu dịch vụ bổ sung
Triệu dồng 3.134
4.765
+1.631 152,04
khác
Tỷ trọng
%
23,35
30,97
(+7,63) Tổng chi phí

Triệu đồng 7.912
9.070
+1.158 114.64
Chi phí Tour nội địa
Triệu đồng 3.180
3.602
+422
113,27
Tỷ trọng
%
40.19
39,71
(-0,48)
Chi phí outbound
Triệu đồng 2.726
2.814
+88
104.23
2
Tỷ trọng
%
34,45
31,03
(-3,42)
Chi phí dịch vụ bổ sung
Triệu đồng 2.006
2.614
+608
130,31
khác

Tỷ trọng
%
25,35
28,82
(+3,47) Tỷ suất tổng chi phí
%
58.95
58.96
(+0.013) Tỷ suất chi phí tour nội địa %
28,39
23,42
(-4,97)
3
Tỷ suất chi phí quốc tế
%
20.31
18.30
(-2,01)
outbound
Tỷ suất chi phí dịch vụ khác %
14.95
16,99
(+2,04) 4
Thuế GTGT(VAT)
Triệu đồng 1342,1 1538,2 +196,1 114,61
5
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng 4166,9 4773,8 +606,9 114,56
6
Thuế TNDN

Triệu đồng 833,38 954,76 +121,30 114,56
Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng 3333,52 3819,13 +485,61 114,56
7
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
%
24,84
24,83
(-0,01)
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty cổ phần truyền thông và du lịch quốc tế
Thăng Long)
Nhìn chung, tình hình kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông và du
lịch quốc tế Thăng Long qua 2 năm 2016– 2017 là khá tốt. Cụ thể như sau:
−Về doanh thu: Tổng doanh thu của công ty du lịch Thăng Long năm 2017 là
15.382 triệu đồng, tăng 1.961 triệu đồng và tương ứng với tăng 14,61% so với năm
2016. Trong đó: Doanh thu lữ hành nội địa năm 2017 so với năm 2016 tăng 11,76%
tương ứng với tăng 906 triệu đồng. Doanh thu lữ hành quốc tế outbound năm 2017 so


13
với năm 2016 giảm 22,31% tương ứng với giảm 576 triệu đồng. Doanh thu dịch vụ bổ
sung khác năm 2017 so với năm 2016 tăng 52,04% tương ứng với tăng 1.631 triệu
đồng.
Vì doanh thu lữ hành quốc tế outbound chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu,
chỉ chiếm 13,04%, nên sự sụt giảm của lữ hành quốc tế outbound vẫn làm tổng doanh
thu tăng.
- Về chi phí: Tổng chi phí của công ty năm 2017 là 9.070 triệu đồng, tăng 1.158
triệu đồng và tương ứng với tăng 14,64 % so với năm 2016. Trong đó: Chi phí lữ hành
nội địa năm 2017 so với năm 2016 tăng 442 triệu đồng và tương ứng tăng 13,27%.
Chi phí lữ hành quốc tế outbound năm 2017 so với năm 2016 tăng 88 triệu đồng và

tương ứng tăng 4,23 %. Chi phí dịch vụ khác năm 2017 so với năm 2016 tăng 608
triệu đồng và tương ứng tăng 30,31%.
Ta nhận thấy rằng, tình hình chi phí của Công ty du lịch Thăng Long tăng. Tuy
nhiên, mặc dù tình hình chi phí tăng nhưng doanh thu của công ty đạt được tăng mạnh
hơn so với chi phí. Điều này chứng minh rằng, công ty du lịch Thăng Long đã bắt đầu
từng bước tối thiểu hóa chi phí để mang lại kết quả hoạt động kinh doanh tốt, không bị
vượt chi.
Để xác định mức tiết kiệm và vượt về chi phí của công ty du lịch Thăng Long,
chúng ta sẽ áp dụng công thức sau:
±F=
Trong đó:
−± F: Mức tiết kiệm hoặc vượt chi về chi phí.


: Tỷ suất chi phí năm sau.



: Tỷ suất chi phí năm trước.



: Doanh thu năm sau.

Áp dụng công thức trên, chúng ta tính được như sau:
+ ± F = +199,966 triệu đồng. Như vậy, trong quá trình kinh doanh, Công ty đã
vượt chi 199,966 triệu đồng.
+ ±

= -4.502,82 triệu đồng. Như vậy, trong quá trình kinh doanh dịch vụ


du lịch nội địa, Công ty đã tiết kiệm 4.502,82 triệu đồng.
+ ± FInbound= +1.157,76 triệu đồng. Như vậy, trong quá trình kinh doanh, Công ty
đã vượt chi 1.157,76 triệu đồng.
+ ±
=+3.327,24 triệu đồng. Như vậy, trong quá trình kinh doanh dịch vụ
khác, Công ty đã vượt chi 3.327,24 triệu đồng.


14
−Về lợi nhuận:
- Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng 14,56%tương
đương với tăng 196,1 triệu đồng.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 so với 2016 tăng 485,61 triệu đồng
tương ứng tăng 14,56
Tóm lại, từ những nhận xét trên, chúng ta thấy được tình hình kinh doanh của
công ty du lịch Thăng Long có hiệu quả, mang lại lợi nhuận khá cao về cho công ty.
Trong đó, công ty đang tập trung vào thị trường khách nội địa. Mặc dù vượt chi về chi
phí nhưng công ty đã đạt doanh thu lớn hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn so với chi phi
phí. Ngoài ra, công ty cũng đã tối thiểu hóa được một số chi phí. Vì vậy, công ty cần
đưa ra biện pháp để tối thiểu hóa thêm các chi phí để đạt hiểu quả cao trong kinh
doanh.
Từ đây có thể nhận thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty đang theo chiều
hướng tốt. Trong dài hạn, công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển sâu các mặt kinh
doanh đang có, mở rộng thêm hướng đầu tư mới có hiệu quả, xây dựng và tạo mối
quan hệ tốt đẹp hơn nữa với tất cả các tuyến điểm du lịch đồng thời khai thác các giá
trị văn hóa đặc sắc nơi mà công ty đã xây dựng tour du lịch tới đó. Mặt khác, công ty
cần tiết kiệm chi phí kinh doanh, đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường bằng các
chiến dịch khuyến mại, giảm giá, tặng quà, cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt
mang hiệu ứng lan truyền giúp thu hút khách hàng đến với công ty. Đặc biệt phải giữ

uy tín với khách hàng đồng thời giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ.


15
CHƯƠNG 3: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU
3.1 Những vấn đề từ thực tế kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông
và du lịch quốc tế Thăng Long
3.1.1 Những thành công
- Công ty du lịch Thăng Long tổ chức tour du lịch nội địa, tour du lịch dành cho
khách outbound có chất lượng tốt, tính chuyên nghiệp cao. Với đội ngũ hướng dẫn
viên thông thạo ngoại ngữ, am hiểu địa điểm và thân thiện. Đây là những ưu điểm rất
lớn, giúp công ty thu hút được thêm nhiều khách du lịch.
- Công ty luôn chú trọng phát triển và mở rộng các sản phẩm tour du lịch, tạo sự
mới lạ trong hành trình, gây ấn tượng, sự hứng thú đối với khách hàng. Tạo được
nhiều thiện cảm, lưu đậm dấu ấn và hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.
- Công ty có một đội ngũ đông đảo nhân viên có trình độ cao. Hơn nữa, đội ngũ
lao động này có độ tuổi rất trẻ. Đây thực sự là một ưu thế rất lớn đối với công ty.
Nguồn nhân lực trẻ mang đầy sự nhiệt tình, năng động và chí tiến thủ cao sẽ giúp công
ty gặt hái được không nhỏ những thành công.
3.1.2 Những hạn chế
- Công ty chưa chú trọng đầu tư quảng bá thương hiệu. Thương hiệu của công ty
còn mờ nhạt đối với thị trường khách outbound, khiến không thu hút được khách đến
với du lịch quốc tế của công ty. Gây khó khăn trong vệc đầu tư mở rộng tour quốc tế,
cũng như chất lượng hành trình.
- Việc quảng cáo du lịch quốc tế của công ty chưa được đầu tư đúng mức, thiếu
nhân lực, thiếu kinh nghiệm chuyên môn. Công tác đưa thông tin sản phẩm đến được
khách hàng còn hạn chế, chưa có hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến
doanh thu của công ty.
- Chế độ đãi ngộ tài chính của công ty chưa thực sự phù hợp. Năng suất lao

động bình quân năm 2017 là 375,17 triệu đồng/người nhưng tiền lương bình quân lại
chỉ đạt mức trung bình (năm 2015 là 108,75 triệu đồng/người), điều này chưa thực sự
hợp lý đối với công sức lao động của người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả làm việc lâu dài của người lao động trong công ty.
- Nguồn nhân lực trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm trong công việc và trình độ thực tế
trong quá trình tác nghiệp. Chất lượng lao động của nhân viên công ty chưa ổn định.
- Công ty thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm đối với tour quốc tế, gây chất
lượng tour quốc tế không tốt, khó làm hài lòng khách hàng và tạo được sự quay lại của
khách hàng đối với công ty.


16
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu
- Đề xuất thứ nhất: “Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại tại công cổ phần
truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long”
- Đề xuất thứ hai: “Nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty cổ phần
truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long”
Đề xuất thứ ba: “Giải pháp marketing thu hút khách du lịch quốc tế tại công ty cổ
phần truyền thông và du lịch quốc tế Thăng Long”



×