Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Pháp luật về hòa giải thương mại – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.05 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

PHAN TRỌNG NHÂN

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

PHAN TRỌNG NHÂN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐÌNH VINH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự
hướng dẫn từ thầy giáo TS. Lê Đình Vinh. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận
xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn

Tác giả

TS. Lê Đình Vinh

Phan Trọng Nhân


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Lê Đình
Vinh - người đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy giáo, cô giáo của Viện
đại học Mở Hà Nội, những người đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn đã quan
tâm, động viên, cổ vũ và sát cánh, cùng giúp đỡ em trong thời gian em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng bài viết không tránh khỏi những

thiếu sót do kiến thức và kỹ năng của bản thân còn hạn chế, em kính mong
được thầy cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Phan Trọng Nhân


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

AAA

:

American Arbitration Association
(Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ)

ARD

:

Alternative Dispute Resolution
(Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế)

BLTTDS

:

Bộ luật Tố dụng Dân sự


HKIAC

:

Hong Kong International Arbitration Center
(Trung tâm trọng tài Hồng Kông)

ICC

:

International Chamber of Commercial
(Phòng thương mại quốc tế)

KLRCA

:

Kuala Lumpur Regional Centre for Arbitration
(Trung tâm trọng tài Malaysia)

LTTTM

:

Luật Trọng tài Thương mại

PLTTGQCVAKT :


Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các Vụ án Kinh tế

PLTTTM

:

Pháp lệnh trọng tài thương mại

SMC

:

Singapore Mediation Center
(Trung tâm hòa giải Singapore)

TTP

:

Trans - pacific Partnership agreement
(Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái
Bình Dương)

UNCITRAL

:

United Nations Commission on International Law
(Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp
Quốc)


VIAC

:

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

WTO

:

World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
....................................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hòa giải thương mại .................... 7
1.1.1. Khái niệm tranh chấp thương mại ...................................................... 7
1.1.2. Khái niệm hòa giải ............................................................................ 12
1.1.3. Khái niệm hòa giải thương mại ......................................................... 18
1.1.4. Phân loại hòa giải thương mại .......................................................... 19
1.1.5. Vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại........... 23
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật hòa giải thương mại ở
Việt Nam ..................................................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hòa giải thương mại .................................... 25
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về hòa giải thương mại ............................... 26
1.2.3. Vai trò của pháp luật về hòa giải thương mại ................................... 27

1.3. Sự hình thành và phát triển của chế định pháp luật về hòa giải
thương mại ở Việt nam .............................................................................. 29
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về hòa giải thương mại .................................... 33
1.4.1. Mô hình hòa giải thương mại ........................................................... 33
1.4.2. Về nguyên tắc hòa giải thương mại................................................... 36
1.4.3. Về trình tự, thủ tục hòa giải thương mại .......................................... 40
1.4.4. Về việc thi hành kết quả hòa giải thành ............................................ 42
Tiểu kết chương 1...........................................................................................46
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH.................................................................. 467
2.1. Quy định về hòa giải thương mại tại tòa án và thực tiễn thi hành ..... 477
2.1.1. Mô hình hòa giải thương mại tại tòa án ......................................... 477


2.1.2. Nguyên tắc và phạm vi của hòa giải trong tố tụng tòa án ............... 499
2.1.3. Thủ tục tiến hành hòa giải thương mại tại tòa án .......................... 511
2.1.4. Thi hành Quyết định công nhận sự Thảo thuận của các đương sự..... 544
2.1.5. Thực tiễn hoạt động hòa giải thương mại tại tòa án....................... 555
2.2. Quy định về hòa giải thương mại ngoài tòa án và thực tiễn thi hành........60
2.2.1. Quy định hiện hành về hòa giải thương mại ngoài tòa án ............... 60
2.2.2. Mô hình hòa giải thương mại ngoài tòa án điển hình ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................... 644
2.2.3. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải thương mại ............................ 677
2.2.4. Thi hành kết quả hòa giải thành ngoài tòa án ................................ 711
2.2.5. Thực tiễn hoạt động hòa giải thương mại ngoài tòa án .................. 722
Tiểu kết chương 2...........................................................................................73
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 778
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam
................................................................................................................... 788

3.2. Quan điểm hoàn thiện chế định hòa giải thương mại...................... 799
3.2.1. Về hoàn thiện chế định hòa giải thương mại tại tòa án .................. 799
3.2.2. Về hoàn thiện chế định hòa giải thương mại ngoài tòa án................81
3.3. Giải pháp hoàn thiện quy định về hòa giải thương mại .................. 822
Tiểu kết chương 3...........................................................................................90
KẾT LUẬN ................................................................................................. 91


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích việc giải
quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài theo tinh
thần của Nghị quyết 49-QN/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm qua, cùng với công
cuộc cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, việc hoàn
thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải,
trọng tài đạt được những kết quả nhất định.
Luật trọng tài thương mại được Quốc hội khóa XII thông qua ngày
17/6/2010 với nhiều quy định mới, phù hợp với thông lệ quốc tế đã thúc đẩy
cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam, góp phần
giảm áp lực cho hoạt động xét xử của tòa án. Luật hòa giải cơ sở được Quốc
hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2013 đã tạo cơ chế pháp lý để ngăn ngừa
kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã
hội trong cộng đồng dân cư, giảm bớt các vụ việc tranh chấp phải chuyển đến
Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, hình
thức hòa giải cơ sở chỉ áp dụng trong việc giải quyết những vướng mắc, tranh
chấp nhỏ phát sinh trong đời sống hàng ngày ở các khu dân cư, không áp
dụng cho các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại.
Thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại thời gian gần đây cho thấy
các tranh chấp thương mại đang diễn ra rất đa dạng, phức tạp; nhu cầu giải

quyết tranh chấp thương mại là rất lớn. Trên thực tế, khi có tranh chấp phát
sinh, nhiều doanh nghiệp, thương nhân đã tìm cách tự hòa giải với nhau thay
vì đưa ra tòa án hoặc trọng tài. Tuy nhiên, hoạt động hòa giải thương mại
trong thời gian qua chưa thực sự phát huy hiệu quả do chủ yếu còn mang tính

1


tự phát, chưa tuân theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Mặt khác, còn thiếu một
đội ngũ hòa giải viên chuyên nghiệp, có kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải.
Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh
mẽ, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng nhưng mức độ
cạnh tranh cũng gay gắt. Các tranh chấp kinh tế, thương mại vì thế cũng phát
sinh ngày càng nhiều và tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải
có những cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, phù hợp với thực tiễn Việt
Nam và thông lệ quốc tế. Trong khi ở nhiều quốc gia, phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại bằng hòa giải đã trở nên phổ biến thì ở Việt Nam
dường như còn khá mới mẻ. Cơ chế pháp lý để thúc đẩy và đảm bảo sự phát
triển của hòa giải thương mại cũng vẫn còn rất sơ khai. Cụ thể là ngày 24
tháng 2 năm 2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 22 quy định về “ Hòa
giải thương mại”. Do vậy, việc nghiên cứu những vẫn đề lý luận và thực tiễn
pháp lý về hòa giải thương mại, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về hòa giải thương mại ở Việt Nam đang là nhiệm vụ cần thiết hiện nay.
Với mong muốn giúp một phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết
nhiệm vụ nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hòa giải thương mại
– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm Đề tài Luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến Đề tài
pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên
cứu đã được công bố trong thời gian qua, trong đó phải kể đến một số công

trình tiêu biểu như sau:
- Cung Mỹ Anh, Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự - Những vướng mắc và giải pháp khắc
phục, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008.

2


- Nguyễn Thị An Na, Hòa giải - Phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại ngoài tố tụng tư pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường ĐH
Luật Hà Nội, năm 2010.
- Ngô Thị An, Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại ngoài thủ
tục tố tụng tư pháp, thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ luật
học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2014.
- Lê Thị Tâm, So sánh phương thức hòa giải với thủ tục hòa giải trong
giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường
ĐH Luật Hà Nội, năm 2012.
- Phạm Lê Mai Ly, Pháp luật hòa giải thương mại ở Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.
- Võ Hương Giang, Pháp luật điều chỉnh hoạt động hòa giải tư pháp
trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật
học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2015.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đề cập ở trên thường tập trung
chủ yếu vào hòa giải trong tố tụng (tòa án, trọng tài), ít có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về hòa giải thương mại với tính chất là một chế định
độc lập. Mặt khác, đa phần lớn các nghiên cứu thường tiếp cận phương thức
hòa giải thương mại từ góc độ luật thực định, trong khi có rất nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn áp dụng cơ chế hòa giải thương mại đang cần được tiếp tục
nghiên cứu, làm rõ để cập nhật trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật
nói chung, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại nói riêng ở Việt Nam.

Đặc biệt là từ khi có Nghị định số 22 về hòa giải thương mại thí chưa có công
trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về hòa giải thương mại.Trong
Luận văn này, trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước
đó, tác giả sẽ tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu vào các vấn đề, các khía
cạnh còn bỏ ngỏ hoặc còn chưa được luận giải thấu đáo. Qua đó, góp phần
làm sáng tỏ và hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của Đề tài dưới
góc độ khoa học pháp lý.
3


3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống lý luận pháp lý và luật
thực định liên quan đến phương thức hòa giải thương mại, tập trung vào các
chế định chủ yếu sau đây: mô hình tổ chức hòa giải thương mại; quy chế
hòa giải viên; nguyên tắc tiến hành hòa giải thương mại; trình tự thủ tục
tiến hành hòa giải thương mại; cơ chế công nhận và thi hành kết quả hòa
giải thương mại.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào hệ thống khoa học
pháp lý, các quy định pháp luật của Việt Nam về hòa giải thương mại, có
tham chiếu đến pháp luật của một số nước và các tổ chức quốc tế liên quan
trong lĩnh vực này.
4. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
một số vấn đề lý luận pháp lý về hòa giải thương mại vốn chưa được đề cập
hoặc chưa được giải quyết thấu đáo ở các công trình nghiên cứu trước đó, đặc
biệt là từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nơi mà cơ chế hòa
giải thương mại đã phát triển. Luận văn cũng tập trung nghiên cứu, đánh giá
thực trạng pháp luật hiện hành về hòa giải thương mại cũng như tình hình
thực hiện trên thực tế, phân tích những mặt tích cực cũng như những mặt còn
hạn chế trong các quy định của pháp luật, kết quả thực hiện, tồn tại và nguyên

nhân. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, Luận văn đề xuất phương hướng và
các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở
Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực khoa học pháp lý, như: Phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…

4


Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin, với hạt nhân là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử. Ngoài
ra, tác giả bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, về cải cách tư pháp, mà
trọng tâm là Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày
20/6/2005 của Bộ Chính trị và các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII, IX, X, XII và Hiến pháp năm 2013.
Các số liệu thống kê sử dụng trong Luận văn được tác giả trích dẫn từ
các nguồn có sẵn với giả định rằng các nguồn đó là chính xác và tin vậy. Do
thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không có điều kiện kiểm chứng.
Ngoài ra, một số ví dụ minh họa về hòa giải thương mại trong Luận văn được
tác giả khái quát và tổng hợp từ thực tiễn lĩnh vực công tác của mình.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
So với các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài pháp luật về hòa
giải thương mại ở Việt Nam, Luận văn có một số đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, Luận văn đã luận giải và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý
luận về hòa giải thương mại. Trong đó, làm rõ sự khác biệt giữa “hòa giải”
với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và “hòa giải”
với tính chất là một thủ tục trong tố tụng tòa án hoặc trọng tài.
Thứ hai, Luận văn đã nêu bật được vai trò, ý nghĩa của phương thức

giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải. Từ đó, khẳng định đây
là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, ít tốn kém phù hợp với
tính chất, đặc thù của việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đặc biệt
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ ba, Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết cho việc nghiên
cứu các vấn đề lý luận và luật thực định liên quan đến hòa giải tranh chấp
thương mại, bao gồm các thành tố: mô hình tổ chức hòa giải thương mại; quy
chế hòa giải viên; nguyên tắc tiến hành hòa giải thương mại; trình tự thủ tục
5


tiến hành hòa giải thương mại; cơ chế công nhận và thi hành kết quả hòa giải
thương mại.
Thứ tư, Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng của việc áp dụng
các quy định về hòa giải thương mại thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa
các quy định pháp luật hiện hành ở Việt nam về hòa giải thương mại và thống
kê các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa giải.
Thứ năm, Luận văn đã đề xuất các phương hướng, giải pháp kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Trong đó có nhiều kiến nghị có giá trị khoa học và thực tiễn, mang
tính khả thi cao.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 03 chương chính như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về hòa giải thương mại
- Chương 2: Pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam và thực tiễn
thi hành.
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam.

6



CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hòa giải thương mại
Trong các từ điển pháp luật, từ điển kinh tế cũng như trong sách báo
khoa học pháp lý, kể cả các giáo trình luật chuyên ngành hiện nay đều chưa
có sự giải thích đầy đủ về khái niệm hòa giải thương mại. Về bản chất, hòa
giải thương mại là một phương thức đề giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Vì vậy, để có một khái niệm đầy đủ
về hòa giải thương mại, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “tranh chấp
thương mại” và khái niệm “hòa giải”.
1.1.1. Khái niệm tranh chấp thương mại
Tranh chấp, xung đột là một hiện tượng mang tính khách quan trong xã
hội loài người. Từ thời nguyên thủy đã xuất hiện những xung đột về lợi ích
giữa các tộc người trong việc tranh giành địa bàn săn bắn, hái lượm. Đến chế
độ nô lệ và tiền phong kiến, các xung đột càng diễn ra gay gắt hơn giữa các
bộ tộc, bộ lạc, lãnh chúa phong kiến trong việc tranh giành quyền ảnh hưởng
về đất đai, nô lệ và công cụ sản xuất, làm bùng phát những tranh chấp, thậm
chí dẫn đến những cuộc chiến tranh tàn khốc. Khi nền sản xuất hàng hóa ra
đời thì những mâu thuẫn, xung đột từ việc sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa
các thương nhân cũng bắt đầu xuất hiện, đó là nguồn gốc của những tranh
chấp thương mại. Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị
trường, những bất đồng, xung đột về lợi ích giữa các thương nhân ngày càng
trở lên phổ biến và tranh chấp thương mại được xem như là một hệ quả tất
yếu của nền kinh tế thị trường.
Trên thực tế, khái niệm tranh chấp thương mại được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau và dưới nhiều tên gọi khác nhau: tranh chấp kinh tế, tranh
chấp thương mại, tranh chấp kinh doanh, tranh chấp về kinh doanh thương
mại. Như vậy, để hiểu rõ hơn nội hàm của tranh chấp thương mại, trước hết,
7



cần tìm hiểu “thương mại” là gì? Luật mẫu về hòa giải thương mại quốc tế
của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)
năm 2002 tại Điều 1 đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này như sau: Thuật
ngữ “thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi vấn đề phát sinh
từ quan hệ mang tính thương mại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Quan
hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn quan hệ sau đây:
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện thương mại; ủy
nhiệm thu; thuê mua; xây dựng; dịch vụ tư vấn; thiết kế kỹ thuật; đầu tư; tài
trợ vốn; nghiệp vụ ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; liên doanh và
các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh khác; vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ1.
Trên thế giới, khái niệm “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp kinh
doanh” từ lâu đã được sử dụng khá phổ biến2, nhưng ở Việt Nam, khái niệm
này mới chỉ xuất hiện gần đây khi chúng ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Trước đó, trong thời kỳ phát triển nền kinh tế theo mô hình kế hoạch
hóa tập trung, khái niệm “tranh chấp thương mại” không tồn tại mà chỉ có
khái niệm “tranh chấp kinh tế” với nội hàm rất hẹp. Trong thời kỳ này, khu
vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, mọi hoạt động
kinh tế chủ yếu do nhà nước thực hiện và chi phối thông qua mệnh lệnh hành
chính và chỉ tiêu, kế hoạch; khu vực kinh tế tư nhân không có điều kiện phát
triển. Các đơn vị kinh tế đều hoạt động thông qua kế hoạch và sử dụng hợp
đồng kinh tế làm công cụ thực hiện kế hoạch được giao. Do đó, khái niệm
tranh chấp kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung được hiểu đồng nghĩa
với tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế của nhà nước với nhau.
1

UNCITRAL Model Law on Conciliation, supra note 1, at art. 1(3). [Luật mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về
hòa giải, điều 1].

2
Ví dụ, trong bản Quy tắc hòa giải không bắt buộc và Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC)
đều sử dụng thuật ngữ tranh chấp kinh doanh. Điều 1 bản Quy tắc hòa giải không bắt buộc quy định "Tất cả
các tranh chấp kinh doanh có tính chất quốc tế có thể được đưa ra hòa giải bởi một hòa giải viên duy nhất
do Phòng thương mại quốc tế chỉ đinh".

8


Bước vào thời kỳ đổi mới, khái niệm “tranh chấp kinh tế” được mở
rộng hơn, bao gồm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế. Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và Nghị định số 116/CP của
Chính phủ ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế đã liệt
kê các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế bao gồm: Các tranh chấp về
hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân
có đăng kí kinh doanh; Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của
công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, giải thể công ty; Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ
phiếu; các tranh chấp khác theo quy định pháp luật.
So với khái niệm “tranh chấp kinh tế” thì khái niệm “tranh chấp thương
mại” còn xuất hiện muộn hơn. Khái niệm “tranh chấp thương mại” lần đầu
tiên được sử dụng trong Luật thương mại năm 1997. Theo Điều 238 Luật này,
tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Như vậy, khái niệm “hoạt động thương mại” theo quy định của Luật
thương mại năm 1997 có nội hàm rất hẹp so với quan niệm phổ biến của các
nước trên thế giới về các điều ước quốc tế, như bản Quy tắc trọng tài của
Phòng thương mại quốc tế (ICC), Công ước New York năm 1958 về công
nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, Công ước viên năm
1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và trong các văn kiện của WTO3. Có thể

nhận thấy quan niệm về tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo
Luật thương mại năm 1997 đã loại bỏ nhiều tranh chấp không được coi là
tranh chấp thương mại, mặc dù xét về bản chất hoàn toàn có thể coi là các
3

Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khái niệm thương mại cũng được hiểu rất rộng.
Điều 2 của Hiệp định này nêu rõ WTO sẽ đảm bảo khung định chế chung cho việc thực hiện các quan hệ
thương mại giữa các thành viên về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định trong Phụ lục. Trong khi đó,
Phụ lục vốn được coi là các văn bản cấu thành khung pháp lý của WTO bao trùm rất nhiều lĩnh vực không
chỉ là thương mại hàng hóa mà cả thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tất cả các tranh chấp có liên
quan đến thương mại đều được giải quyết theo thủ tục mới được quy định tại các Hiệp định kí tại vòng đàm
phán Uruguay (1986).

9


tranh chấp thương mại. Điều này đã tạo ra xung đột giữa luật quốc gia với luật
quốc tế, gây không ít trở ngại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngày
13/7/2000, lần đầu tiên Việt Nam thừa nhận khái niệm về thương mại và tranh
chấp thương mại với nội hàm rất rộng, tiếp cận với quan niệm chung của thế
giới. Khái niệm thương mại trong Hiệp định được mở rộng ra nhiều lĩnh vực,
bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và
đầu tư. Còn khái niệm tranh chấp thương mại được hiểu là tranh chấp phát
sinh giữa các bên trong giao dịch thương mại.
Quan niệm về thương mại theo nghĩa rộng như trong Hiệp định thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục được thể hiện trong Pháp lệnh Trọng tài
thương mại năm 2003, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Luật Thương
mại năm 2005.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 đã định nghĩa “hoạt động thương

mại” theo nghĩa rộng. Theo đó, hoạt động thương mại là việc thực hiện một
hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký
gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài
chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành
vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm này đã tạo ra
được sự tương thích trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương
mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật tiếp theo
trong lĩnh vực thương mại.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định theo hướng liệt kê các tranh
chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án,
gồm có: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
10


nhuận bao gồm: Mua bán hàng hóa; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; đại diện,
đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ
thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư; tài chính; ngân
hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải
thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chứ của công ty;
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 tiếp tục định nghĩa
và giải thích tranh chấp kinh doanh, thương mại theo hướng liệt kê như trên.

Tiếp theo, Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đã quy định
hoạt động thương mại theo nghĩa rộng: “Hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Các định nghĩa về hoạt động thương mại nói trên đã tiếp cận gần hơn
với quan niệm về hoạt động thương mại của WTO là Luật mẫu UNCITRAL.
Xuất phát từ khái niệm “hoạt động thương mại” nói trên, có thể hiểu tranh
chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và
nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi.
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, việc giải quyết tranh chấp thương mại phải đáp ứng được
các yêu cầu cơ bản sau đây: Thứ nhất, tranh chấp phải được giải quyết một
cách nhanh chóng với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ để không ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh, bởi vì hoạt động thương mại diễn ra thường xuyên, liên tục,
11


nếu như tranh chấp kéo dài không được giải quyết sẽ làm cho việc sản xuất,
kinh doanh bị gián đoạn, ngưng trệ, gây thiệt hại không nhỏ cho các bên tranh
chấp. Thứ hai, chi phí giải quyết tranh chấp không được quá cao, bởi mối
quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh doanh là lợi nhuận, họ không thể
chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp quá tốn kém. Thứ ba, cơ chế giải
quyết tranh chấp phải đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh của các thương
nhân. Thứ tư, duy trì được mối quan hệ bạn hàng, đối tác lâu dài giữa các bên
tranh chấp.
Những yêu cầu nói trên cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết
tranh chấp nói chung. Tuy nhiên, trong giải quyết các tranh chấp thương mại,
các yêu cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ cao hơn, do đặc thù của các
quan hệ thương mại.

1.1.2. Khái niệm hòa giải
Cũng như thuật ngữ “tranh chấp”, thuật ngữ “hòa giải” cũng đã xuất
hiện từ rất lâu trong xã hội loài người. Nó được sử dụng để miêu tả quá trình
dàn xếp tranh chấp, bất đồng giữa các bên, có thể là giữa tổ chức, cá nhân với
nhau hoặc thậm chí có thể là giữa các nhóm lợi ích, giữa các cộng đồng dân
cư hoặc thậm chí giữa các quốc gia có chủ quyền.
Theo từ điển luật học của Black (Black’s Law Dictionany), hòa giải
(Dictionany) được định nghĩa là “Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải;
hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết
phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh
chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập)”4.
Ở Việt Nam cho đến nay cũng tồn tại nhiều khái niệm về hòa giải.
Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam Viện Khoa học và xã hội xuất bản năm 2006, khái niệm hòa giải được diễn
giải là “thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một
4

Black's Law Dictionary with pronounciation, West Pub.Co (1983)

12


cách ổn thỏa”. Trong cuốn thuật ngữ pháp lý dùng trong hoạt động của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân do các tác giả Nguyễn Duy Lãm, Nguyễn Thành
chủ biên, xuất bản năm 2004, có đưa ra định nghĩa hòa giải là “giải quyết các
tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc dàn xếp,
thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên
tranh chấp)”.
Về tổng quát, hòa giải được hiểu là một phương thức để giải quyết
tranh chấp, là quá trình mà tại đó hòa giải viên tạo điều kiện giao tiếp và
đàm phán giữa các bên để hỗ trợ các bên đó trong việc cố gắng đạt được một

thỏa thuận tự nguyện về việc giải quyết tranh chấp của họ. Trong quá trình
hòa giải, vai trò của hòa giải viên là bên thứ ba trung lập, không can thiệp sâu
vào những mâu thuẫn bất đồng của các bên. Hòa giải viên chỉ dừng lại ở việc
khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà
tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu
những lợi ích và nhu cầu của họ.
Hiện nay, trên thế giới có hai thuật ngữ: trung gian (mediation) và hòa
giải (Conciliation) để chỉ các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng có
sự tham gia của một bên thứ ba độc lập nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các bên đạt
được sự đồng thuận trong giải quyết mâu thuẫn. Đây đều là biện pháp giải
quyết tranh chấp trong đó các bên thương lượng, tìm kiếm giải pháp cho xung
đột của họ với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập. Cả hai phương thức
giải quyết tranh chấp này đều là quá trình đòi hỏi các yêu cầu nghiêm túc về
bảo mật, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp các bên luôn có khả năng
kiểm soát sự việc và kết quả. Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa trung gian và
hòa giải là ở vai trò của bên thứ ba và quy trình tiến hành giải quyết tranh
chấp5. Cụ thể:
5

Linda C.Reif, Conciliation as a Mechanism for the Resolution of International Economic and Business
Disputes, 14 Fordham Int'l L.J., 584-85 (Hòa giải một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
quốc tế, Tạp chí luật quốc tế Fordham (14), (2005) tr.584-85.

13


- Vai trò của bên thứ ba:
Ở phương thức trung gian, người trung gian có vai trò tạo điều kiện, hỗ
trợ, thúc đẩy các bên để các bên hiểu vấn đề xung đột giữa họ, xác định quyền
lợi mà mỗi bên hướng tới và tìm kiếm một giải pháp hài hòa. Các bên tranh

chấp đóng vai trò trung tâm còn người trung gian hòa giải đóng vai trò hỗ trợ.
Trong hoạt động hòa giải, hòa giải viên đóng một vai trò sâu hơn trong
việc giải thích các khía cạnh pháp lý của vấn đề, nêu những lời khuyên với
các bên và đề xuất giải pháp.
- Về quy trình: Phương thức hòa giải thường được tiến hành theo quy
trình không chặt chẽ và bài bản như phương thức trung gian. Ví dụ, trong
phương thức hòa giải, hòa giải viên thường gặp gỡ các bên một cách riêng rẽ,
còn với phương thức trung gian, quy trình thường linh hoạt hơn, tùy từng
trường hợp cụ thể mà người trung gian có thể gặp gỡ cả hai bên cùng lúc hoặc
gặp riêng từng bên.
Như vậy, xét về mặt lý thuyết, hòa giải và trung gian là hai phương
thức giải quyết tranh chấp khác nhau nhưng trong nghiên cứu khoa học, nhiều
khi các học giả không thể tách biệt rõ ràng được hai phương thức này. Trong
phần lớn các trường hợp, thuật ngữ trung gian (mediation) và hòa giải
(conciliation) được sử dụng thay thế cho nhau mà ít có sự phân biệt6 . Về mặt
pháp luật, cũng không có sự phân biệt đặc điểm và giá trị pháp lý của hai
phương thức này. Thực tế, pháp luật của hầu hết các nước như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hà Quốc, Malaysia, Anh… đều coi cả hai phương thức này là
những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tố tụng tòa án
(Alternative Dispute Resolution - ADR). Luật mẫu về hòa giải của
UNCITRAL cũng không phân biệt trung gian hòa giải và hòa giải. Điều 1(3)
Luật mẫu của UNCITRAL về hòa giải định nghĩa: “Hòa giải là một trình tự
6

David J.A.Cairns, Mediating International Commercial Disputes: Diferences in U.S. and European
approaches, 60 Díp. Resol, J. 62, 65 (2005), (Trung gian trong giải quyết thương mại quốc tế: cách tiếp cận
khác biệt giữa Mỹ và Châu Âu, Tạp chí giải quyết tranh chấp, năm 2005, (62) tr.65).

14



được hiểu là trình tự hòa giải, trung gian hoặc một thể hiện tương tự mà các
bên yêu cầu bên thứ ba (hòa giải viên) trợ giúp các bên đạt được thỏa thuận
giải quyết tranh chấp; hòa giải viên không có thẩm quyền ép các bên tuân
theo một giải pháp nào”7. Ở Việt Nam, sự phân biệt giữa trung gian và hòa
giải không thực sự rõ nét và khái niệm hòa giải được hiểu là bao gồm tất cả
hoạt động hòa giải và trung gian.
Nhìn chung, hoạt động hòa giải thường có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động hòa giải luôn có sự tham gia của bên thứ ba - bên
trung lập - để giúp các bên tranh chấp giải quyết xung đột của họ: bên thứ ba
được gọi là hòa giải viên, là người độc lập, khách quan, không thiên vị đối với
bất cứ bên tranh chấp nào trong khi tiến hành hòa giải.
Thứ hai, hòa giải thường là phương thức giải quyết tranh chấp có tính
chất tự nguyện, trừ một số trường hợp hòa giải bắt buộc tùy thuộc dạng tranh
chấp và quy định của pháp luật. Tính chất tự nguyện thể hiện ở việc: (1) các
bên có quyền lựa chọn hoặc không lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng
phương thức hòa giải; (2) các bên có thể chủ động đề xuất quy trình hòa giải
để hòa giải viên áp dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình; (3)
các bên có thể theo đuổi đến cùng quá trình hòa giải cho đến khi kết thúc hoặc
có quyền quyết định ngừng tham gia hòa giải ở bất kỳ bước nào nếu thấy
phương thức này không hiệu quả hoặc các bên lựa chọn phương thức khác.
Hòa giải sẽ là phương thức bặt buộc khi các bên thỏa thuận trong hợp
đồng, hòa giải còn là thủ tục bặt buộc khi các bên thỏa thuận trong một số
trường hợp pháp luật có quy định hoặc do quyết định của Tòa án, để giải
quyết tranh chấp các bên trước hết phải hòa giải, cho dù có mong muốn hoặc
đồng ý hay không. Tuy nhiên, trong quá trình hòa giải bắt buộc, các bên vẫn
có quyền đưa ra quyết định cho tranh chấp của họ. Hòa giải bắt buộc thường
7

UNCITRAL Model Law on Conciliation, supra note 1, at art. 1(3). [Luật mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về

hòa giải, điều 1.(3)].

15


được quy định trong các trường hợp sau: (1) Hòa giải là thủ tục mà tòa án
phải tiến hành trước khi xét xử vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự, theo đó trình tự thủ tục hòa giải; nguyên tắc tiến hành hòa giải và việc
công nhận kết quả hòa giải thành đều được quy định rõ ràng; (2) hòa giải đối
với một số loại tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực chuyên ngành, theo đó
các bên phải thực hiện việc hòa giải trước khi tòa án thụ lý giải quyết (như đối
với tranh chấp về đất đai).
Thứ ba, các bên tranh chấp tham dự quá trình hòa giải để đạt được
một thỏa thuận cho việc giải quyết tranh chấp và xây dựng quyết định của
chính mình: Tùy thuộc mô hình hòa giải và phương pháp mà từng hòa giải
viên áp dụng, hòa giải viên có thể cung cấp những nhận định, đánh giá về nội
dung vụ tranh chấp cũng như ý kiến tư vấn về cách thức giải quyết vụ tranh
chấp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những nhận định và ý kiến của hòa giải viên
chỉ có tính chất tham khảo và không có tính chất ràng buộc đối với các bên
tranh chấp. Hòa giải viên không có quyền quyết định về vụ việc và không
được áp đặt giải pháp mà chỉ có vai trò giúp các bên giao tiếp, thỏa thuận để
tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp của họ. Trong quá trình đó, các bên có
toàn quyền trong việc kiểm soát sự việc, loại bỏ những vấn đề mà họ không
đồng ý, thiết lập những giải pháp và tạo thêm những thỏa thuận mới phù hợp
với họ. Đặc điểm này khác biệt với phương thức giải quyết tranh chấp bằng
Tòa án hay Trọng tài nơi mà thẩm phán/trọng tài viên là người quyết định giải
pháp cho tranh chấp.
Thứ tư, hòa giải thiết lập một môi trường giao tiếp an toàn, thân thiện
giữa các bên tranh chấp: hoạt động hòa giải ngày nay được chi phối bởi học
thuyết “win-win solution”8, theo đó việc hòa giải không phải là phân định

8

Center for Democracy and Governance, Bureau for Global Programs, Field Support, and Research, U.S.
Agency for International Development, Washington, D.C.20523-3100, Alternative Dispute Resolution
Practitioners' Guide (Technical Publication Series, March 1998). tr.6.

16


đúng sai, kết quả hòa giải cũng không xác định bên thắng, bên thua mà cả hai
bên đều thắng. Hòa giải viên không xoáy sâu vào những vấn đề xẩy ra trong
quá khứ, mà đặt lợi ích của các bên, tương lại của các bên lên hàng đầu tuân
theo các quy tắc hòa giải. Cách giải quyết như vậy khiến các bên gần gũi, dễ
trình bày quan điểm và cùng hướng tới tương lai. Chính vì bản chất không có
kẻ thua, người thắng mà các bên tranh chấp sau khi hòa giải thành công vẫn là
các đối tác đáng bình thường của nhau. Đặt điểm này khác với việc giải
quyết tranh chấp bằng tòa án, trọng tài vì thẩm phán/trọng tài viên quan
tâm nhiều đến các điều luật điều chỉnh mối quan hệ cụ thể, đến hành vi
đúng/sai của các bên.
Thứ năm, hòa giải có thể là một quá trình độc lập hoặc một phần của
thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài.
Hòa giải có thể là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập ngoài
tòa án hoặc trọng tài, được thực hiện thông qua hoạt động của Hòa giải viên
độc lập hoặc Hòa giải viên thuộc các Tổ chức trung gian hòa giải, Trung tâm
hòa giải, Tổ hòa giải ở cơ sở…
Hòa giải cũng có thể là một thủ tục trong tố tụng tòa án, được tiến hành
trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án. Nếu thông qua hòa giải, các đương sự
thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì tòa án lập biên bản hòa
giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết
định này có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp các đương sự không thể

thỏa thuận được với nhau thì tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra
quyết định đưa vụ án ra xét xử. Một thủ tục hòa giải tương tự như vậy cũng
thường gặp trong tố tụng trọng tài. Chỉ khác là hiện nay chưa có cơ chế để thi
hành các thỏa thuận hòa giải thành trong tố tụng trọng tài. Do vậy, khi các
đương sự đạt được hòa giải với nhau thì thông thường họ sẽ làm thủ tục rút lại
đơn kiện trọng tài. Nếu không thì các trọng tài sẽ đưa các nội dung hòa giải
đó vào trong phán quyết trọng tài để đảm bảo rằng chúng sẽ được thực thi.
17


Thứ sáu, hòa giải không bắt buộc phải tiến hành công khai: Khi tham
gia vào quá trình hòa giải, các bên phải ký cam kết không tiết lộ những thông
tin có được từ quá trình hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành và các bên
phải sử dụng trọng tài hay tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì
những thông tin có được trong quá trình hòa giải sẽ không thể trở thành bằng
chứng để chống lại một trong các bên. Bản thân hòa giải viên cũng phải cam
kết giữ bí mật tất cả những thông tin do các bên cung cấp trong quá trình hòa
giải. Nếu việc hòa giải không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay tòa
án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp thì các bên cũng không được yêu cầu
triệu tập hòa giải viên với tư cách nhân chứng cho vụ tranh chấp.
Thứ bảy, hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các
phương thức giải quyết tranh chấp khác. Tùy thuộc vào yêu cầu của bản quy
tắc hòa giải của từng trung tâm hòa giải, nhìn chung, việc sử dụng phương
thức hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương
thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hay tòa án. Các bên có thể tiến
hành hòa giải song song với quá trình tố tụng trọng tài hay tòa án. Đây cũng
chính là một điểm hấp dẫn thể hiện sự linh hoạt của phương thức này.
1.1.3. Khái niệm hòa giải thương mại
Theo khoản 1 Điều 3 NĐ/22/ CP ngày 24-2-2017 thì “ Hòa giải thương
mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận

và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết
tranh chấp theo quy định của Nghị địn này”.
Từ việc nghiên cứu các khai niệm “tranh chấp thương mại” và “hòa
giải” cùng các đặc điểm của chúng, có thể rút ra khái niệm về hòa giải
thương mại như sau: “Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết
tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập. Các bên tranh chấp
tự nguyện thỏa thuận giải quyết mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động
18


×