Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thụ lý tranh chấp đất đai từ thực tiễn giải quyết tại tòa án trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 95 trang )

LƯƠNG NGỌC ANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

THỤ LÝ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI – THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG

LƯƠNG NGỌC ANH

2015 - 2017
HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
THỤ LÝ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI – THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LƯƠNG NGỌC ANH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HUYỀN
HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lương Ngọc Anh


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, cô Giảng viên, các thầy cô
lãnh đạo Khoa Đào tạo sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội, cảm ơn thầy chủ
nhiệm lớp và các bạn, bè đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan và đặc biệt em xin trân
trọng cảm ơn Tiến sỹ - Bùi Thị Huyền – Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2017
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN

Lương Ngọc Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................... 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn....................................... 4
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn .......................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỤ LÝ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN ........................................................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân
dân ...................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai ................................................................. 6
1.1.2. Phân biệt tranh chấp đất đai với các tranh chấp khác liên quan đến đất
đai. .................................................................................................................. 8
1.1.3 Khái niệm thụ lý tranh chấp đất đai ..................................................... 12
1.1.4 Đặc điểm thụ lý tranh chấp đất đai....................................................... 13
1.1.5 Ý nghĩa của việc thụ lý TCĐĐ ............................................................. 15
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về thụ lý tranh chấp
đất đai ............................................................................................................... 16
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về thẩm quyền thụ lý, giải
quyết tranh chấp đất đai..................................................................................... 20
1.3.1 Giai đoạn trước ngày 01/7/1980 (trước khi ban hành Hiến pháp 1980) . 20
1.3.2 Giai đoạn từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 08/01/1988 (Hiến pháp
1980) ............................................................................................................. 21
1.3.3 Giai đoạn từ ngày 08/01/1988 đến trước ngày 15/10/1993 (Luật đất đai
1987) ............................................................................................................. 23
1.3.4 Giai đoạn từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 (Luật Đất đai
1993) ............................................................................................................. 25


1.3.5 Giai đoạn từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 ( Luật Đất đai

2003) ............................................................................................................. 30
1.3.6 Giai đoạn từ 1/7/2014 đến nay (Luật Đất đai 2013) .............................. 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33
Chương 2 : PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN ........................................................................ 34
2.1. Điều kiện thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân ............................ 34
2.1.1 Điều kiện về chủ thể khởi kiện: ............................................................ 34
2.1.2 Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: ............ 35
2.1.3 TCĐĐ chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác....................................................................................................... 38
2.1.4 Yêu cầu khởi kiện TCĐĐ phải được hòa giải tại cơ sở ......................... 39
2.1.5 Yêu cầu về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp liên quan đến đất
đai ................................................................................................................. 41
2.1.6 Các điều kiện khác để thụ lý vụ án tranh chấp đất đai ........................... 42
2.2. Trình tự, thủ tục thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân .................. 45
2.2.1. Nhận và xử lý đơn khởi kiện TCĐĐ......................................................... 45
2.2.2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện .............................................. 47
2.2.3. Dự tính tiền tạm ứng án phí, thông báo cho người khởi kiện và vào sổ
thụ lý vụ án dân sự ........................................................................................ 48
2.2.4. Xác định thời điểm thụ lý đơn khởi kiện .............................................. 49
2.2.5. Thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự ................................................. 50
2.3. Các trường hợp không thụ lý TCĐĐ và cách giải quyết .............................. 52
2.3.1. Trả lại đơn khởi kiện TCĐĐ và giải quyết khiếu nại trả lại đơn khởi kiện
TCĐĐ ........................................................................................................... 52
2.3.2. Chuyển đơn khởi kiện TCĐĐ cho Tòa án khác giải quyết ................... 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 58
Chương 3: THỰC TIỄN THỤ LÝ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................. 59
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ..................... 59



3.2 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng .......................... 63
3.3. Những ưu điểm và hạn chế về thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa
án trên địa bàn thành phố Hải Phòng. ................................................................ 65
3.4 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thụ lý,
giải quyết TCĐĐ ............................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 84


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TCĐĐ

:

Tranh chấp đất đai

QSDĐ

:

Quyền sử dụng đất

BLDS

:

Bộ luật Dân sự


VADS

:

Vụ án dân sự

BLTTDS

:

Bộ luật Tố tụng dân sự

CHXHCNVN

:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TAND

:

Tòa án nhân dân


TANDTC

:

Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1: Kết quả thụ lý, xét xử sơ thẩm vụ án dân sự của Toà án hai cấp thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 .......................................... 66
Bảng 2: Số vụ Tranh chấp đất đai và các tranh chấp khác liên quan đến đất đai Toà

án hai cấp thành phố Hải Phòng đã thụ lý, xét xử sơ thẩm trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2016 ............................................................................................... 67
Bảng 3: Số vụ Số vụ Tranh chấp đất đai và các tranh chấp khác liên quan đến đất
đai của Toà án hai cấp thành phố Hải Phòng bị hủy, cải sửa do lỗi chủ quan của
Thẩm phán trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 ......................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì
dân là chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được chỉ ra trong Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị là: "Xây dựng nền tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,
phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp
mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [1] .
Theo định hướng trên, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án, đặc
biệt là án dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai được xác định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp.
Bên cạnh những ưu điểm đáng ghi nhận, thực tiễn việc thụ lý giải quyết tranh
chấp đất đai của Toà án các cấp nói chung và Toà án nhân dân thành phố Hải
Phòng, một đơn vị có số lượng giải quyết các vụ án khá lớn trong toàn quốc nói
riêng, thời gian qua cũng còn những hạn chế, bất cập cả về pháp luật nội dung và
hình thức như thụ lý không đúng thẩm quyền, thụ lý đúng loại việc, thụ ý không đủ
căn cứ, trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện không đúng… dẫn đến việc giải
quyết một số vụ án kéo dài, bị hủy, bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán gây
lãng phí thời gian, công sức, tài sản của Nhà nước và làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, việc nghiên cứu, trên cơ sở nhận thức đúng
đắn tầm quan trọng của thụ lý tranh chấp đất đai, từ đó tìm ra nguyên nhân và kiến

nghị một số giải pháp khắc phục tình trạng trên là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng
cao chất lượng đồng thời hạn chế thấp nhất những hạn chế, bất cập của việc thụ lý
tranh chấp đất đai trong giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp theo đúng quan điểm của Đảng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, dựa vào các phân tích về ý nghĩa và tầm
quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả chọn đề tài: “Thụ lý tranh chấp đất

1


đai – Thực tiễn giải quyết tại Tòa án trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm luận
văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu các tài liệu đã được công bố cho thấy, cho đến nay đã có khá
nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, liên
quan đến đề tài của luận văn mới có một số công trình tiêu biểu sau: Luận văn thạc
sĩ của tác giả Châu Huế “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của toà án”
năm 2003, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội - Báo cáo tham luận “Thực trạng
giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân – Kiến nghị và giải pháp” của TS.
Nguyễn Văn Cường và cử nhân Trần Văn Tăng, Viện khoa học xét xử, Toà án nhân
dân tối cao tại hội thảo “Tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai kéo dài: Thực
trạng và giải pháp”, ngày 08-9-2008; Luận văn thạc sĩ luật học của Phạm Thị
Hương Lan (2009), Viện Nhà nước và Pháp luật “Giải quyết tranh chấp đất đai theo
Luật đất đai 2003”; Luận án tiến sĩ luật học của Mai Thị Tú Oanh (2013), Viện Nhà
nước và pháp luật “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng Toà án
ở nước ta”. Ngoài ra, trên các tạp chí khác như: Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật cũng có những bài viết nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật trong giải
quyết tranh chấp đất đai.
Trong các công trình trên, ở mức độ này hay mức độ khác đã đề cập tới vấn
đề thụ lý tranh chấp đất đai, nhất là các căn cứ, thủ tục để thụ lý tranh chấp đất đai,

xem xét tính quan trọng của việc thụ lý tranh chấp đất đai trong quá trình giải quyết
tranh chấp đất đai cũng như các tranh chấp liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về thụ lý tranh
chấp đất đai của Toà án cấp sơ thẩm dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Lần đầu tiên tác
giả nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa việc thụ lý tranh chấp đất
đai ở giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân
dân thành phố Hải Phòng nói riêng.

2


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận về vấn
đề thụ lý tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng quy định này của Tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
việc thụ lý tranh chấp đất đai ở giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân
dân thành phố Hải Phòng theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về thụ lý tranh chấp đất đai trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm dân sự của TAND.
- Phân tích đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý tranh chấp
đất đai ở giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự và thực tiễn thụ lý tranh chấp đất đai tại
Tòa án trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của thực trạng này.
- Xác định quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm việc thụ lý tranh chấp
đất đai ở giai đoạn xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân ngày càng hoàn thiện hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận về thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân dưới
góc độ cơ sở lý luận - khoa học và lịch sử hình thành và phát triển.
- Những quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa
án nhân dân và thực tiễn việc thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân trên địa
bàn thành thành phố Hải Phòng.
- Những nguyên nhân của ưu điểm và những hạn chế, tồn tại của thụ lý tranh
chấp đất đai của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó kiến
nghị những giải pháp bảo đảm hiệu quả của việc thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa
án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một Luận văn thạc sĩ Luật học thuộc chuyên ngành Luật
kinh tế, đề tài chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về thụ lý tranh chấp đất đai
theo đơn khởi kiện của nguyên đơn bằng con đường Tòa án nhân dân và thực tiễn
áp dụng pháp luật về thụ lý và giải quyết tranh chấp đất đai của TAND trên địa bàn
thành phố Hải Phòng từ năm 2012 đến năm 2016 với tư cách là một hình thức cụ
thể và sinh động của hoạt động thụ lý tranh chấp đất đai cũng như các tranh chấp
liên quan đến đất đai của Tòa án nhân dân. Luận văn không nghiên cứu việc thụ lý
TCĐĐ theo yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp quyền;
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
(XHCN), xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta;
các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết số
08/NQ-TW ngày 01/02/2002 về "Nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong tư

pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về "Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020" của Bộ Chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa
học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu như: So sánh, phân
tích, tổng hợp, thống kê. Đồng thời, tác giả sử dụng những số liệu thống kê, tổng kết
hàng năm của ngành TAND, tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân thành phố Hải
Phòng; nghiên cứu tổng hợp các tri thức khoa học pháp luật về thụ lý tranh chấp đất
đai của Tòa án nhân dân và các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

4


6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn khái quát những đặc điểm của việc thụ lý tranh chấp đất đai của
Toà án nhân dân, đồng thời chỉ ra những dấu hiệu khác biệt giữa thị lý tranh chấp
đất đai của Tòa án nhân dân với thụ lý tranh chấp đất đai của UBND cũng như
những khác biệt giữa thụ lý vụ án tranh chấp đất đai với thụ lý các vụ án khác, đề ra
được các giải pháp cơ bản, thiết thực cho việc đảm bảo hiệu quả việc thụ lý tranh
chấp đất đai của Tòa án nhân dân.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn là công trình nghiên cứu về vấn đề thụ lý tranh chấp đất đai của
Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Những kết quả nghiên cứu góp
phần bổ sung và phát triển lý luận, phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng
nâng cao chất lượng xét xử các loại án nói chung trong đó có án dân sự tranh chấp
đất đai nói riêng của ngành TAND trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về thụ lý tranh chấp đất dai của Tòa án nhân dân.
Chương 2: Pháp luật hiện hành về thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân
dân.
Chương 3: Thực tiễn thụ lý tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hải
Phòng và một số kiến nghị.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỤ LÝ TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thụ lý tranh chấp đất đai của Tòa án nhân
dân
1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai
Từ lâu, cha ông ta đã có câu “Hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù”, ý nói là
trong xã hội có hai chuyện thường xảy ra khúc mắc, mâu thuẫn dẫn đến dễ thù oán
nhất là hôn nhân và ruộng đất. Vì vậy, có thể nói tranh chấp đất đai là hiện tượng xã
hội phổ biến và tồn tại từ lâu, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, trong bất kỳ hình hình
thái kinh tế - xã hội nào. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở
khía cạnh mâu thuẫn về lợi ích kinh tế mà còn có thể dẫn đến các vụ án hình sự,
thậm chí mang màu sắc chính trị, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy,
việc thụ lý tranh chấp đất đai nói riêng và giải quyết tranh chấp đất đai nói chung là
một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai [27].
Tranh chấp đất đai là một thuật ngữ đã trở lên rất phổ biến trong đời sống xã
hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản pháp luật mà còn xuất
hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống nhân
dân. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách
đồng nhất, kể cả trong giới luật học. Việc xác định nội hàm khái niệm tranh chấp
đất đai có ý nghĩa quan trọng kể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp là “giành nhau một cách giằng co cái
không rõ thuộc về bên nào” [26]. Trong tranh chấp đất đai thì đối tượng tài sản mà
các bên tranh chấp giằng co nhau là đất đai. Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật
Đất đai năm 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” [13]. Theo Giáo
trình Luật Đất đai của Đại học Luật Hà Nội thì khái niêm tranh chấp đất đai được

6


hiểu như sau: “Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi
ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất
đai”.
Như vậy, đối tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất. Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất
sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác.
Còn chủ thể của tranh chấp đất đai có thể là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau
hoặc giữa người sử dụng đất với bất kỳ bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tranh chấp đất đai
trong Luật Đất đai năm 2013. Thứ nhất, có quan điểm cho rằng, tranh chấp đất đai
chỉ là những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong Luật Đất
đai năm 2013 lại không có khái niệm hay định nghĩa nào về tranh chấp về quyền sử
dụng đất, cho nên thế nào là tranh chấp về quyền sử dụng đất là hoàn toàn phụ
thuộc vào cách hiểu của các bên có liên quan và đặc biệt là của cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Thứ hai, có quan điểm cho rằng, tranh chấp đất đai là mọi tranh
chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất và
các tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất,
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về chia tài sản là quyền sử dụng
đất của vợ chồng khi ly hôn... Quan điểm này được nhiều cơ quan có thẩm quyền
giải quyết chấp nhận, vì Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất

đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết
như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013
và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai

7


năm 2013, thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh
chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự
Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về tranh chấp đất
đai như sau: Tranh chấp đất đai là mẫu thuẫn, xung đột phát sinh giữa các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của mỗi
chủ thể mà họ không thể tự mình giải quyết các tranh chấp đó mà phải thông qua cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Phân biệt tranh chấp đất đai với các tranh chấp khác liên quan đến đất đai.
Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan
xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai có thể được chia làm hai loại lớn, đó là các tranh
chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang
tranh chấp và tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp
pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình.
Trong dạng tranh chấp này luôn luôn có sự tranh chấp giữa các bên về quyền

quản lý, quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc một phần trong diện tích đó. Việc
xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất tranh chấp đó là trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể có dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới
hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai
xã với nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ
ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ

8


sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh
chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều.
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực
chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc
trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên
nhân khác nhau họ không còn quản lý, sứ dụng nữa. Bây giờ những người này đòi
lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có
các loại sau:
+ Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau
trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng
đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ
năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản
lý tập trung. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp
tác xã. Đến khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 10/TW năm 1988, đất đai được phân chia
đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý một số
cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là
nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không
có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể

họ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo"
của Nhà nước trong những năm 1981-1986 đã nhường đất cho những người khác sử
dụng, nay đòi lại... ở miền nam, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo công thương
nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai
chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu
lầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng.
Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở
về đòi lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý,
sử dụng.

9


+ Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu
mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau: Trước đây do hoàn
cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử
dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học... đến nay các
cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của
các cơ sở đó.
Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà
thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố,
hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên
đòi lại đất, nhà.
+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh
chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có
vụ cho mượn, thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở
miền nam). Trong nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng
dẫn đến khi bên cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi
lại, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa
chính hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì việc tranh

chấp này càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện lên cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
- Tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn: Đây là
trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn. Đất
tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ
chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có
thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại...
- Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ: Đây là
dạng tranh chấp do người có QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di
chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người

10


hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu
hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng
đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp
này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được
với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người
sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao
không rõ ràng.
Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan
nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhưng không đo đạc
cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đương
sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất
cũng như giấy chứng nhận QSDĐ hoặc khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có phần
diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề. Khi
giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần đất tranh chấp

đó là thuộc quyền sử dụng của ai.
- Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân
tộc sở tại: Đây là dạng tranh chấp thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Việc di dân,
đặc biệt là di dân tự do đến nơi ở mới không phải lúc nào chính quyền sở tại cũng
cấp đất cho người dân di cư, dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất
đai dẫn đến tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại.
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất
khác với nhân dân địa phương: Do cơ chế trước đây nên dẫn đến tình trạng các
nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm một lượng lớn đất đai,
không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng theo hình thức phát
canh, thu tô. Mặt khác, nhiều nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội quản lý

11


đất đai lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Do đó cũng dẫn
đến tranh chấp đất đai.
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại
quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ.
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ
phát sinh trong quá trình SDĐ.
- Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích
quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa. Trong tranh chấp loại này chủ yếu là
khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền
bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng
khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô thị quá lớn
đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể
đồng loạt khiếu kiện.
Hiện nay ngoài những tranh chấp như đã trình bày trên, còn có một loại tranh
chấp nữa, đó là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tức là tranh

chấp hành chính về đất đai. Các tranh chấp thuộc nhóm này thường nảy sinh khi các
đương sự quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai hoặc cán bộ quản lý nhà nước về đất đai áp dụng đã làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thí dụ: Các quyết định về giao đất, thu hồi
đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, thu hồi giấy chứng nhận quyền
SDĐ, các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai.
1.1.3 Khái niệm thụ lý tranh chấp đất đai
Để làm rõ khái niệm thụ lý tranh chấp đất đai, trước hết cần làm rõ một số
khái có liên quan, cụ thể như sau: Thụ lý là gì? Theo từ điển tiếng Việt “Thụ lý là
tiếp cận giải quyết vụ việc”[26]. Dưới góc độ pháp lý, theo từ điển luật học “Thụ lý
vụ án là bắt đầu tiếp nhận một việc để xem xét và giải quyết”[31]. Theo pháp luật
tố tụng dân sự thì “Thụ lý vụ án là việc Tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự

12


đề nghị xem xét, giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức” Điều 186; Điều 187 BLTTDS năm 2015.
Như vậy có thể nói thụ lý bao gồm hai hoạt động cơ bản là tiếp nhận đơn
khởi kiện để xem xét và vào sổ thụ lý để giải quyết nội dung đơn khởi kiện đó. Thụ
lý vụ án về bản chất là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện để xem xét giải quyết.
Thụ lý TCĐĐ là một dạng của thụ lý vụ án dân sự, thực chất là việc Tòa án
chấp nhận đơn khởi kiện TCĐĐ để xem xét giải quyết nội dung đơn khởi kiện đó.
Việc Tòa án chấp nhận tiến hành thụ lý vụ án TCĐĐ đồng nghĩa với việc Tòa án
đã xác nhận trách nhiệm giải quyết vụ án thuộc về mình mà không phải thuộc về
một cơ quan nhà nước nào khác. Từ đây, các mối quan hệ pháp luật tố tụng sẽ
được phát sinh, trong mối quan hệ này, Tòa án là chủ thể thực hiện quyền lực nhà
nước thông qua việc thụ lý giải quyết tranh chấp và quyết định thụ lý của Tòa án
có tính bắt buộc đối với các bên. Thụ lý TCĐĐ là một trong những thẩm quyền
của TAND nhằm thực hiện chức năng xét xử các loại án, trong đó có các loại án

dân sự về TCĐĐ
Qua hoạt động giải quyết các vụ án, Tòa án sẽ xác lập trật tự về quyền và lợi
ích mà các ngành luật nội dung đã quy đinh, từ đó góp phần quan trọng trong việc
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của công dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã
hội. Và để thực hiện được tốt chức năng giải quyết TCĐĐ thì trước tiên TCĐĐ phải
được Tòa án thụ lý.
Như vây, thụ lý TCĐĐ là một dạng của thụ lý vụ án dân sự do Tòa án tiến
hành, là việc Toà án chấp nhận đơn khởi kiện TCĐĐ của người khởi kiện khi đã
thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định và vào sổ thụ lý để giải quyết vụ án
TCĐĐ theo quy định của pháp luật TTDS.
1.1.4 Đặc điểm thụ lý tranh chấp đất đai
Hoạt động thụ lý TCĐĐ mang những đặc trưng cơ bản để phân biệt với
những hoạt động tố tụng tiếp theo.

13


Thụ lý TCĐĐ là một dạng của thụ lý vụ án dân sự nên bên cạnh những đặc
điểm chung của thụ lý vụ án dân sự, Thụ lý TCĐĐ còn mang những đặc điểm đặc
trưng riêng mà thụ lý các vụ án dân sự khác không có. Sự khác biệt đó thể hiện ở
những điểm chủ yếu sau đây:
Thụ lý TCĐĐ là một dạng đặc biệt của thụ lý vụ án dân sự, khác với các vụ
việc dân sự khác, thụ lý tranh chấp đất đai liên quan đến việc xác định ai là người
có quyền sử dụng đất hợp pháp bắt buộc phải trải qua giai đoạn tiền tố tụng là hòa
giải ở cấp xã.
Thụ lý TCĐĐ là hoạt động được tiến hành bởi Toà án nhân dân có thẩm
quyền. Theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thì “Tòa án nhân dân là cơ
quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp”[32]. Theo khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục tố tụng dân sự đối với “Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật

về đất đai”. Do đó, Thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự được xem xét dựa trên thẩm quyền theo loại việc của Tòa án; thẩm quyền theo
cấp của Tòa án; thẩm quyền theo lãnh thổ và sự lựa chọn của nguyên đơn.
- Thụ lý TCĐĐ chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi kiện của chủ thể có
quyền khởi kiện. Xuất phát từ đặc trưng của quan hệ pháp luật đất đai, đề cao sự tự
thoả thuận, tự quyết định của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Mặc dù có tranh chấp
đất đai hay có những sự kiện pháp lý xảy ra là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của một chủ thể nào đó... nhưng nếu các đương sự, chủ thể không yêu cầu Toà
án giải quyết tranh chấp hay công nhận sự kiện pháp lý thì Toà án cũng không thể
tiến hành hoạt động thụ lý TCĐĐ.
- Thụ lý TCĐĐ không phải là một hoạt động tố tụng độc lập mà nó là cả một
quy trình gồm nhiều bước khác nhau. Các hoạt động này bao gồm nhiều công đoạn
nhỏ như tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn đã đầy đủ điều kiện luật
định hay chưa, Toà án nhận những tài liệu chứng cứ ban đầu kèm theo đơn khởi
kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí... để đi đến kết quả là Tòa án vào sổ

14


thụ lý vụ án TCĐĐ.
1.1.5 Ý nghĩa của việc thụ lý TCĐĐ
- Thụ lý TCĐĐ chính là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành các hoạt động tố
tụng, giải quyết vụ án TCĐĐ. Tòa án được thiết lập để thực hiện chức năng tư pháp
của Nhà nước, tức có chức năng xét xử các vụ án theo thẩm quyền, trong đó có các
vụ án TCĐĐ và liên quan đến đất đai, thụ lý TCĐĐ chính là cơ sở pháp lý để Toà
án tiến hành các hoạt động tố tụng, giải quyết vụ án TCĐĐ. Bởi lẽ, Toà án chỉ được
tiến hành hoạt động tố tụng giải quyết vụ án TCĐĐ sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện
TCĐĐ. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa để lấy
lời khai, xác minh và hòa giải, đối với những việc pháp luật quy định không được
hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.

Do vậy, việc thực hiện tốt hoạt động thụ lý TCĐĐ sẽ tạo tiền đề giải quyết, xét xử vụ
án TCĐĐ một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.
- Thụ lý TCĐĐ là cơ sở xác định trách nhiệm giải quyết vụ án TCĐĐ của
Tòa án. Việc thụ lý vụ án dân sự nói chung và thụ lý TCĐĐ nói riêng có ý nghĩa
pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho Tòa án phải giải quyết vụ án trong thời
gian luật định. Kể từ thời điểm Tòa án thụ lý TCĐĐ, mối quan hệ tố tụng (sự ràng
buộc pháp lý) giữa Tòa án - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết TCĐĐ với đương sự
trong vụ án và với VKSND cùng cấp phát sinh. Từ thời điểm này, Toà án sẽ phải
tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình khi tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án TCĐĐ.
- Thụ lý vụ án TCĐĐ là cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp
theo. Cũng như hoạt động thụ lý vụ án dân sự nói chung, Toà án chỉ được tiến
hành các bước tiếp theo của quá trình tố tụng nếu đã thụ lý vụ án. Các hoạt động
tố tụng giải quyết vụ án TCĐĐ như hòa giải, xác minh, thu thập chứng cứ, định
giá, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, xét xử… chỉ có thể được tiến hành
trên cơ sở Tòa án đã thụ lý vụ án TCĐĐ. Vì thế thụ lý TCĐĐ là cơ sở pháp lý để
Toà án tiến hành các hoạt động tố tụng giải quyết yêu cầu khởi kiện TCĐĐ của

15


người khởi kiện.
- Thụ lý TCĐĐ là cơ sở để Toà án tính thời hạn để giải quyết vụ án TCĐĐ.
Pháp luật quy định một thời hạn nhất định để giải quyết vụ án TCĐĐ và thời hạn đó
sẽ được bắt đầu tính kể từ thời điểm thụ lý vụ án. Do đó, thời điểm thụ lý vụ án
TCĐĐ là cơ sở để xác định các thời hạn tố tụng cũng như xác định án quá hạn, án
tồn đọng, án kéo dài… Nếu Tòa án thực hiện đúng thủ tục thụ lý vụ án TCĐĐ thì
pháp luật được thực thi nghiêm túc trên thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự sẽ được giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Thông qua chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, Tòa án sẽ góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Thụ lý TCĐĐ có ý nghĩa thiết thực đảm bảo việc bảo vệ kịp thời những
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về đất đai. Việc
thụ lý vụ án TCĐĐ không chỉ làm phát sinh trách nhiệm của Toà án đối với việc
giải quyết yêu cầu TCĐĐ người khởi kiện, mà còn làm phát sinh tư cách của các
chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Những người này sẽ có những
quyền và nghĩa vụ tố tụng do pháp luật TTDS quy định. Do đó, Thụ lý vụ án TCĐĐ
còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể trong lĩnh vực đất đai, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh
chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật,
trong đó Tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết vụ án TCĐĐ.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về thụ lý tranh chấp
đất đai
- Về cơ sở lý luận: Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định của pháp
luật về Thụ lý TCĐĐ xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai và yêu cầu cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết của
Đảng qua các thời kì:
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra

16


×