Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty cổ phần khoáng sản VNS Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.39 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại
MỤC LỤC

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, và xu hướng toàn cầu hóa đã
tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát huy mọi nguồn lực, mọi
tiềm năng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế
mỗi doanh nghiệp đều phải tìm mọi biện pháp để tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá
lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm
tới thông tin kế toán. Thực tế đã kiểm chứng, khi nhà quản trị quan tâm đúng mức đến
công tác phân tích, quản lý tài chính thì sẽ giúp công ty phát triển hơn. Bắt kịp xu thế
chung đó nên Công ty cổ phần khoáng sản VNS Việt Nam đã đạt được một số kết quả
kinh doanh nhất định trong thời gian qua.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty Công ty cổ phần
khoáng sản VNS Việt Nam cùng với sự hướng dẫn của thầy cô, em đã hoàn thành báo
cáo này. Tuy nhiên, do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp,
thời gian có hạn nên bản báo cáo thực tập này khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:
I: Tổng quan về Công ty cổ phần khoáng sản VNS Việt Nam
II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty cổ phần khoáng
sản VNS Việt Nam
III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế của Công ty cổ
phần khoáng sản VNS Việt Nam
IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp

1
SVTH: Đinh Thị Nga

1



Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Các chữ cái viết tắt/Ký hiệu
CP
TNHH
BH&CCDV
DN
TNDN
TSCĐ
CPQL
KQKD

BTC
GTGT
DT
VKD
VLĐ
VCĐ
VCSH

2
SVTH: Đinh Thị Nga


Cụm từ đầy đủ
Cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Chi phí quản lý
Kết quả kinh doanh
Quyết định
Bộ tài chính
Giá trị gia tăng
Doanh thu
Vốn kinh doanh
Vốn lưu động
Vốn cố định
Vốn chủ sở hữu

2

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU

ST


Tên bảng

T
1
2

ST
T
1
2
3

Bảng 1.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 20152016
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP
khoáng sản VNS Việt Nam

Tên sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP khoáng sản VNS Việt
Nam
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP khoáng sản VNS Việt
Nam
Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty

I.

3
SVTH: Đinh Thị Nga

3


Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN VNS VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP VNS Việt Nam
Tên công ty: Công ty cổ phần khoáng sản VNS Việt Nam
Trụ sở chính: Tổ dân phố Hoàng Hanh, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông,

I.

Thành phố Hà Nội
Nhà máy: xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Website:
Mã số thuế: 0107428905 cấp ngày 11/05/2013.
Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Văn Khiêm
Số lượng nhân viên: 50-60 người
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 (sáu tỷ đồng)
Chức năng, nhiệm vụ


Là đơn vị chuyên doanh trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, xuất khẩu khoáng
sản là đá vôi trắng làm phụ gia phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất sơn, nhựa,
giấy, thức ăn chăn nuôi….




Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải
quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc
bình đẳng, cùng có lợi; bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;



Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;



Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực
hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ngành nghề kinh doanh:
Khai thác và chế biến canxi cacbonat bột/cục phục vụ ngành công nghiệp sản
xuất sơn, nhựa, giấy, thức ăn chăn nuôi bằng nguồn nguyên liệu đá vôi trắng với chất
lượng tốt nhất, công nghệ ổn định và hiện đại với hiện tại công suất 20.000 tấn/tháng.
Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao. Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và
thạch cao. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP khoáng sản VNS Việt Nam đăng ký kinh doanh vào ngày
11/05/2013 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm hình thành và phát triển công ty
đã đạt được những thành tựu và vị trí nhất định trên thương trường. Với sự đa dạng
4
SVTH: Đinh Thị Nga

4

Mã SV: D12D100089



Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

trong ngành nghề kinh doanh, sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên,
công ty luôn mong muốn mang đến sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Hiện tại công ty đã có được một số đại lý nhất định tại thị trường trong nước:
Bắc Ninh, Điện Biên, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa,… và thị trường nước ngoài:
Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Bangladesh.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty CP khoáng sản VNS Việt Nam: Sản
xuất và xuất khẩu canxi cacbonat bột/cục, sản xuất bột tráng canxi cacbonat và chưa
tráng
- Đối tượng khách hàng chính: cá đơn vị, các ngành công nghiệp sản xuất sơn,
nhựa, giấy, thức ăn chăn nuôi….
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP khoáng sản VNS Việt Nam như sau:
Ban Giám đốc

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng kỹ thuật

Phòng KCS
Phòng kinh doanh Phòng vật tư Phòng kế toán
(phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm)

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP khoáng sản VNS

Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
-

Ban Giám đốc (01 giám đốc và 01 phó giám đốc): 2 người
Phòng kỹ thuật: 10 người
5
SVTH: Đinh Thị Nga

5

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp
-

Trường Đại học Thương mại

Phòng KCS: 8 người
Phòng kinh doanh: 13 người
Phòng vật tư: 15 người
Phòng kế toán: 3 người
+ Phòng kỹ thuật: Lập kế hoạch, quản lý quy trình, quy phạm trong sản xuất
kinh doanh như giám sát chất lượng thành phẩm, theo dõi tiến độ.
+ Phòng KCS: Kiểm tra hàng trước khi xuất nhập khẩu, phát hiện hàng lỗi và
sửa chữa, kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm so với tiêu chuẩn đề ra.
+ Phòng kinh doanh: Thu thập thông tin trên thị trường về các mặt hàng kinh
doanh của Công ty có phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu tìm
kiếm thị trường mới. Luôn nắm bắt thông tin về giá cả, biến động của thị trường để lập
kế hoạch mục tiêu phân phối sản phẩm.

+ Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm về nguyên liệu khi có kế hoạch sản xuất. Tìm
các nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng và giá cả hợp lý.
+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý và chịu trách nhiệm trước Công ty về
các hoạt động tài chính kế toán. Cung cấp số liệu kịp thời, chính xác về kết quả hoạt
động của Công ty cho Giám đốc biết để có kế hoạch kinh doanh cho kỳ tiếp theo.
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm
2015-2016
Ta có biểu phân tích chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào Báo
cáo KQSXKD năm 2015-2016

Bảng 1.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015-2016
6
SVTH: Đinh Thị Nga

6

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại
(Đơn vị tính: đồng Việt Nam)

Các chỉ tiêu
1. Doanh thu
BH&CCDV
2.Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp về bán
hàng, cung cấp dịch vụ

4.Doanh thu hoạt động
tài chính
5.Chi phí quản lý kinh
doanh
6.Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
7.Thu nhập khác
8.Chi phí khác
9.Lợi nhuận khác
10.Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
11.Chi phí thuế TNDN
12.Lợi nhuận sau thuế
TNDN

6.310.025.304

So sánh
Số tiền
Tỷ lệ(%)
4.666.970.31
12.327.082.694
60,93
6
10.347.030.086 4.037.004.782
63,98

1.350.087.074

1.980.052.608


629.965.534

46,66

163.207.868

14.895.450

-148.312.418

-90,87

1.469.340.391

1.969.729.082

500.388.691

34,06

43.954.551

25.218.976

-18.735.575

-42,62

110.911.560


65.400.000

-45.511.560

-41,03

6.853.973

0

-6.853.973

-100

104.057.587

65.400.000

-38.657.587

-37,15

148.012.138

90.618.976

-57.393.162

-38,78


29.602.428

19.936.175

-9.666.253

-32,65

118.409.710

70.682.801

-47.726.909

-40,31

Năm 2015
7.660.112.378

Năm 2016

(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DN năm
2016 so với năm 2015 không được khả quan. Cụ thể:
-

Doanh thu:
+ Doanh thu BH&CCDV năm 2016 so với năm 2015 tăng4.666.970.316 đồng

tương ứng với tỉ lệ tăng 60,93%.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 so với năm 2015 giảm 148.312.418
đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 90,87%.
- Chi phí:
+ Giá vốn hàng bán năm 2016 so với năm 2015 tăng 4.037.004.782 đồng tương
ứng với tỉ lệ tăng 63,98%.
7
SVTH: Đinh Thị Nga

7

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

+ Chi phí quản lý kinh doanh năm 2016 so với năm 2015 tăng 500.388.691
đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 34,06%.
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm 47.726.909
đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 40,31%. Lợi nhuận sau thuế giảm do lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác của công ty đều giảm. Công ty năm 2016 phát
sinh nhiều chi phí hơn năm 2015 trong khi đó doanh thu lại ít hơn nên lợi nhuận giảm.
Điều này là không tốt.
Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Công ty năm 2016 so với năm 2015 là
không tốt. Mặc dù lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng doanh
thu hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh và chi phí quản lý kinh doanh lại tăng
lên so với năm 2015 nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2016 so với

năm 2015 giảm. Đây cũng là nguyên nhân làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm.

8
SVTH: Đinh Thị Nga

8

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN VNS VIỆT NAM
2.1. Tổ chức kế toán tại đơn vị
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
a. Tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng

Kế toán tài chính

Kế toán bán hàng

Kế toán thuế

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP khoáng sản VNS Việt Nam
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm điều hành, kiểm tra, đôn đốc, giám
sát và hướng dẫn các bộ phận kế toán hạch toán theo đúng quy định của BTC, Kế toán

trưởng có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích thông tin kịp thời, chính xác nhằm giúp cho
các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong SXKD, Kế toán trưởng chịu
trách nhiệm trước Giám đốc, cơ quan nhà nước liên quan về tính chính xác của số liệu
kế toán và quy định vận hành của bộ máy kế toán.
- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả NSNN.
- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập kho và tiêu thụ hàng
hóa. Các phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán trực tiếp thu tiền mặt hoặc
tiền chuyển khoản. Kế toán bán hàng sử dụng phiếu nhập kho, xuất tồn kho hàng hóa,
sổ cái cái tài khoản có liên quan.
- Kế toán tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của công ty. Tình
hình tăng giảm tiền mặt, TSCĐ, nguồn vốn, các khoản phải trả người lao động,…
b. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo
9
SVTH: Đinh Thị Nga

9

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
- Phương pháp tính thuế GTGT được doanh nghiệp áp dụng kê khai thường

xuyên và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên theo nguyên tắc
giá gốc
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ là nguyên giá và thời gian sử dụng kinh tế của TSCĐ.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm
khi phát sinh
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Tuân thủ theo chuẩn mực kế
toán số 14.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
a. Tổ chức hạch toán ban đầu:
Công ty đang sử dụng bộ chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính theo quyết định
số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006.

-

Các loại chứng từ mà Công ty đang sử dụng:
Chứng từ thanh toán như :phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị tạm ứng,

-

giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ, ủy nhiệm chi, séc
Chứng từ vật tư hàng tồn kho như: hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu báo vật tư còn lại

-

cuối kỳ, bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất,...
Chứng từ tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân bổ tiền lương và BHXH; bảng

thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động, bảng

-

làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,...
Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh

-

giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, thẻ TSCĐ.
Chứng từ bán hàng: hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, …

10
SVTH: Đinh Thị Nga

10

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ do Kế toán trưởng tại đơn vị quy
định. Chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ
phận kế toán. Gồm các bước sau: Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế
vào chứng từ;Kiểm tra chứng từ kế toán; Ghi sổ kế toán; Lưu trữ, bảo quản chứng từ
kế toán.

Dựa vào nguyên tắc ghi sổ: Tổng phát sinh Nợ =Tổng phát sinh Có, để đảm bảo
tính chính xác, trước khi lập BCTC năm cần tiến hành kiểm tra sổ sách, báo cáo cuối
tháng, cuối quý, cuối năm:
+
+

Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu

+
+
+
+
+
+

ra - vào và sổ kế toán.
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng.
Kiểm tra các khoản phải trả.
Kiểm tra dữ liệu nhập, khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào– ra với bảng kê khai thuế.
Đầu vào và đầu ra có cân đối.
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có
khớp: Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ.
+Nhật ký chung : rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng Nợ Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng
phát sinh ở Nhật ký chung = Tổng phát sinh ở Bảng Cân đối tài khoản.
+Còn đối với Bảng cân đối tài khoản: Tổng số dư Nợ đầu kỳ= Tổng số dư Có
đầu kỳ= Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang; Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ= Tổng
số phát sinh Có trong kỳ= Tổng số phát sinh ở Nhật ký chung trong kỳ; Tổng số dư Nợ
cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.

b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ tài khoản theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính.
Công ty vận dụng một cách linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán cả cấp 1 và cấp
2 cho các đối tượng kế toán liên quan. Cụ thể chi tiết như sau:
*Chi tiết tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng:
1121MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
11
SVTH: Đinh Thị Nga

11

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

1121AGB : Ngân hàng Agribank
1121BIDV: Ngân hàng BIDV
*Chi tiết tài khoản 152 - Nguyên vật liệu
1521: NVL làm sàn, vật liệu hoàn thiện
1522: NVL cho sản xuất sơn, xi măng, hóa chất xây dựng
1523: NVL hoàn thiện
....
*Chi tiết tài khoản 331 - Phải trả người bán
331QH : Công ty TNHH MTV thương mại inox Quang Hưng
331ĐM: Công ty cổ phần thương mại Đức Mậu
331DTSO: Công ty cổ phần DATYSO Việt Nam

....
*Chi tiết tài khoản 156 - Hàng hóa
156BBG: bao bì bằng gỗ
156XM: xi măng
….
*Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng: Chi tiết cho từng khách hàng
131HT: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Hoàng Thành
131HN: Công ty cổ phần Hóa chất sơn Hà Nội

c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật
ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ
Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký công ty sử dụng các loại sổ:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng
tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, Số phát sinh Nợ, Số phát sinh Có và Số dư cuối
tháng của từng tài khoản
- Các sổ kế toán chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch
12
SVTH: Đinh Thị Nga

12

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp


Trường Đại học Thương mại

toán chi tiết.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung của công ty
CP VNS Việt Nam
d. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Công ty thực hiện lập báo cáo tài chính hàng năm theo đúng chế độ kế toán
hiện hành, bao gồm các loại báo cáo sau:
-

Bảng cân đối kế toán
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B01 – DNN
Mẫu số B02 – DNN
Mẫu số B03 – DNN
Mẫu số B09 – DNN

Kỳ lập báo cáo tài chính là báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính
năm.
Các báo cáo trên được lập, kiểm tra, xem xét sẽ được trình lên giám đốc duyệt
sẽ được gửi đến các cơ quan: Cục thuế, Sở kế hoạch đầu tư, Ngân hàng nơi Công ty
mở tài khoản giao dịch
Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay của Công ty được lập phù hợp với biểu
mẫu Nhà nước quy định. Việc lập và gửi báo cáo theo đúng yêu cầu.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế


13
SVTH: Đinh Thị Nga

13

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

Hiện nay công ty đã quan tâm đến công tác phân tích kinh tế. Tuy nhiên công ty
không có bộ phân phân tích kinh tế độc lập. Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty
tiến hành phân tích. Dựa vào số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm kế toán
trưởng tiến hành phân tích kinh tế kết quả hoạt động kinh doanh khả năng sinh lời
cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra
những nhận định, ý kiến tham mưu cho hội đồng quản trị, giám đốc để có các biện
pháp để giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu cũng như đề ra được chiến lược kinh doanh
phù hợp cho năm tiếp theo nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi
phí.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty CP khoáng sản VNS
Việt Nam
Công tác phân tích kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định kinh doanh
trong tương lai của công ty. Việc này nhằm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, toàn diện
tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong việc thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng. Sau đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, khắc phục yếu kém, củng
cố lợi thế. Tiếp đó là đề xuất, xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư
mới căn cứ vào các mục tiêu đã định.

 Phân tích chỉ tiêu doanh thu:
Kế toán trưởng sử dụng phương pháp so sánh kết hợp biểu mẫu để tính toán, so
sánh các chỉ tiêu DT kỳ kế hoạch, báo cáo; từ đó thấy được mức độ hoàn thành kế
hoạch, tỷ lệ tăng giảm so với kế hoạch
 Phân tích chỉ tiêu chi phí kinh doanh:

Để đánh giá tổng quát tình hình biến động của các chỉ tiêu chi phí kinh doanh
trong mối liên hệ với DT, từ đó đánh giá tình hình sử dụng và quản lý chi phí kinh
doanh có hiệu quả không.
TSCP là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, cho biết 1
đồng chi phí bỏ ra, DN thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.
 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận

Nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và sự biến động của các chỉ tiêu hình
thành nên lợi nhuận KD của DN, công ty sử dụng phương pháp so sánh kết hợp tính
chỉ tiêu tỷ suất và mẫu biểu: Tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định sự tăng giảm các chỉ
14
SVTH: Đinh Thị Nga

14

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

tiêu này. Từ đó, xác định mức độ tăng giảm của số tuyệt đối và số tương đối các chỉ
tiêu trên bảng KQKD.

Lợi nhuận thuần kinh doanh = DT BH&CCDV – Các khoản giảm trừ DT – Giá
vốn hàng bán + DT tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý.
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tạicông ty được tính qua chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu bình quân.
VCSHBQ =(VCSHĐK + VCSHCK) / 2
+ Hệ số doanh thu trên vốn chủ sở hữu, công thức: HDT= DT / VCSHBQ
Trong đó: HDT: Hệ số Doanh thu trên vốn chủ sở hữu
DT: Tổng Doanh thu trong kỳ
VCSHBQ: Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ ra thì tạo ra được
bao nhiêu đồng Doanh thu


Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu :
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Ý nghĩa: Thể hiện 1 đồng VCSH bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Cả 2 chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt, chứng tỏ Công ty sử dụng một cách có hiệu
quả các nguồn vốn.
Ý nghĩa: Nói lên 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thì sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu.

15
SVTH: Đinh Thị Nga

15

Mã SV: D12D100089



Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

Bảng 2.2. Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2015-2016
(Đơn vị tính: đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu

So sánh

ĐV

Năm 2015

T

Năm 2016

Chênh lệch

1.Doanh thu thuần bán VN

7.660.112.37

12.327.082.6

4.666.970.31

hàng và cung cấp dịch vụ


8

94

6

148.012.138

90.618.976

-57.393.162

3.Vốn kinh doanh bình VN

14.171.030.1

12.781.222.1

quân

Đ

53

25

VN

12.787.712.1


11.345.365.5

Đ

64

84

VN

1.383.317.98

1.435.856.54

9

1
1.025.065.98

2.Lợi nhuận trước thuế

4.Vốn lưu động bình quân

5.Vốn cố định bình quân

Đ
VN
Đ


Đ
6.Vốn chủ sở hữu bình VN
quân
Đ
7.Hệ số doanh thu trên vốn
lần
kinh doanh
8.Hệ số lợi nhuận trên vốn
lần
kinh doanh
9.Hệ số doanh thu trên vốn
lần
lưu động
10.Hệ số lợi nhuận trên
lần
vốn lưu động
11.Hệ số doanh thu trên
lần
vốn cố định
12.Hệ số lợi nhuận trên
lần
vốn cố định
13.Hệ số doanh thu trên
lần
vốn chủ sở hữu
14.Hệ số lợi nhuận trên
lần
vốn chủ sở hữu

950.096.487


2

Tỉ
lệ(%)
60.93
-38,78

1.389.808.02

-9,81

8
1.442.346.58

-11,28

0
52.538.552

3,80

74.969.495

7,89

0,541

0,964


0,424

78,42

0,010

0,007

-0,003

-32,12

0,599

1,087

0,488

81,38

0,012

0,008

-0,004

-30,99

5,537


8,585

3,048

55,04

0,107

0,063

-0,044

-41,02

8,062

12,026

3,963

49,16

0,156

0,088

-0,067

-43,25


(Nguồn: Báo cáo KQKD và Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 20152016)
Nhận xét: Từ những số liệu phân tích ở bảng 2.2 ta thấy:
16
SVTH: Đinh Thị Nga

16

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp
-

Trường Đại học Thương mại

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân năm 2016 so với năm 2015
tăng 0,424 lần tương ứng với tỉ lệ tăng 78,42%. Nguyên nhân là do doanh thu năm
2016 tăng so với năm 2015, vốn kinh doanh bình quân năm 2016 giảm so với năm
2015. Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân năm 2016 so với năm 2015 giảm
0,003 lần tương ứng với tỉ lệ giảm 32,12%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của
vốn kinh doanh giảm. Đây là điều không tốt.

-

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Năm 2016, hệ số doanh thu trên vốn lưu động bình quân tăng 0,488 lần, tương
ứng với tỉ lệ tăng 81,38% so với năm 2015, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình
quân năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,004 lần tương ứng với tỉ lệ giảm 30,99%.
Công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn lưu động.


-

Hiêu quả sử dụng vốn cố định:
Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân năm 2016 tăng 3,05 lần tương ứng
với tỉ lệ tăng 55,04% so với năm 2015, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân
giảm 0,04 lần tương ứng với tỉ lệ giảm 41,02%. Ta nhận thấy công ty chưa sử dụng
vốn cố định tốt.

-

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Hệ số doanh thu trên vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng 3,963 lần so với năm 2015
tương ứng với tỉ lệ tăng 49,16%, hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2016 so với
năm 2015 giảm 0,067 lần tương ứng tỉ lệ giảm 43,25%. Đây là điều không tốt.

17
SVTH: Đinh Thị Nga

17

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
KINH TẾ CỦA CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN VNS VIỆT NAM

3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty CP khoáng sản VNS
Việt Nam
3.1.1. Ưu điểm
 Về tổ chức bộ máy kế toán

- Công tác kế toán của công ty đã đảm bảo được tính thống nhất về phạm vi,
phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan.
- Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, dễ vận hành.Bộ máy kế toán được tổ chức
dưới hình thức tập trung do đó thống nhất được trong chỉ đạo hoạt động, số liệu kế
toán được phản ánh trung thực, chính xác về tình hình hoạt động tại công ty.
 Về tổ chức hạch toán

Doanh nghiệp đã xây dựng quy trình kế toán cho phần hành kế toán mua hàng,
bán hàng, thanh toán; qua đó trở thành công cụ hữu hiệu giúp nhân viên kế toán thực
hiện và kiểm soát công việc kế toán của mình.Trong quá trình tổ chức chứng từ, kế
toán đảm bảo đúng nguyên tắc về biểu mẫu, luân chuyển, ký duyệt đồng thời cũng
tuân thủ các chế độ kiểm tra, ghi sổ, bảo quản lưu trữ và huỷ chứng từ.
 Về hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đặc điểm của công
ty tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện công tác ghi chép, kiểm tra, theo dõi và
báo cáo với nhà quản trị.
 Về hệ thống sổ kế toán

Hệ thống sổ sách chứng từ: áp dụng hình thức Nhật ký chung để hạch toán kế
toán là phù hợp với quy mô và đặc điểm của Công ty.
 Về chính sách kế toán

Công ty đã có những chính sách kế toán rõ ràng nhất quán, phù hợp với luật kế
toán, chế độ kế toán của Việt Nam và đặc thù của công ty làm cho công tác kế toán

trong công ty trở nên thuận lợi hơn.
 Về hệ thống BCTC

Báo cáo tài chính được lập đúng kỳ, đúng thời hạn, đúng nơi quy định của cơ
quan Nhà nước.
18
SVTH: Đinh Thị Nga

18

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

3.1.2. Hạn chế
Do đặc thù ngành nghề KD đa dạng nên các nghiệp vụ kinh tế trên thực tế diễn
ra rất phức tạp ngày càng có nhiều nét mới. Do vậy, công việc kế toán cũng ngày càng
đòi hỏi nhiều kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Bộ máy kế toán công ty đang gặp
phải một số vấn đề sau:
Sổ chi tiết tài khoản 131 theo từng đối tượng khách hàng nhưng chưa phản ánh
được thời hạn nợ, thời gian thu hồi các khoản nợ này.
Có một số chi phí phát sinh thúc đẩy cho quá trình bán hàng nhưng không được
đưa vào tài khoản 641 mà được phản ánh vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty mà chưa hạch toán được kết quả của từng sản phẩm để đánh giá được
sản phẩm kinh doanh chủ yếu của DN để có những chính sách kinh doanh phù hợp
hơn.
Phương thức bán hàng tại công ty thực tế hiện nay có nhiều trường hợp bán

chịu và việc thu tiền gặp khá nhiều khó khăn do khách hàng chủ yếu của Công ty là
doanh nghiệp nhỏ, vừa, đại lý lẻ. Vì vậy, Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng
khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí
trong kỳ.
Việc kiểm soát tình hình bán hàng như vấn đề tổ chức thu mua, dự trữ nguồn
nguyên liệu và tiêu thụ cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và
quản lý doanh nghiệp chưa rõ ràng. Qua BC KQHĐKD của công ty hai năm trở lại
đây thấy nhiều bất cập cụ thể là chi phí kinh doanh tăng làm khoản lợi nhuận sau thuế
của công ty giảm đáng kể.
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty CP khoáng
sản VNS Việt Nam
3.2.1. Ưu điểm
Công tác phân tích của công ty được phòng kế toán tài chính thực hiện. Hoạt
động phân tích đã đánh giá được diễn biến và kết quả của quá trình hoạt động kinh
doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các nguồn tiêm năng có thể khai thác để từ đó có
những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2.2. Hạn chế
Công tác phân tích còn rời rạc, việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian cũng như
đội ngũ nhân sự cho công tác này chưa cao. Các nhà quản lý chưa sử dụng hết kết quả
19
SVTH: Đinh Thị Nga

19

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại


phân tích, công ty chưa có một ban hay nhân viên chuyên trách có chuyên môn cao để
phân tích riêng, việc quy định về quyền hạn, trách nhiệm cũng chưa rõ ràng, thống
nhất
Chưa phân tích cụ thể các chỉ tiêu. Trong khi đó việc sử dụng chi phí kinh
doanh, vốn của công ty chưa thực sự hiệu quả. Công ty nên thực hiện công tác phân
tích 6 tháng một lần hoặc trong những năm có nhiều sự biến động về kinh tế trong và
ngoài nước thì cần thực hiện công tác phân tích nhiều hơn để có thể có những thông
tin kịp thời để các nhà quản trị ra quyết định

20
SVTH: Đinh Thị Nga

20

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại công ty CP khoáng sản VNS Việt
Nam, em xin đề xuất 2 hướng đề tài như sau:
1. Hướng đề tài thứ nhất: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP khoáng sản

VNS Việt Nam” Thuộc học phần “Phân tích kinh tế”
Lý do: Hiệu quả sử dụng vốn của DN chưa tốt, cần giảm bớt mức tăng của chi
phí so với doanh thu, lợi nhuận, tỷ trọng cơ cấu của vốn lưu động và vốn cố định chưa

hợp lý. Do vậy bài khóa luận sắp tới của em sẽ đề xuất được một số biện pháp hữu ích
cho DN
2. Hướng đề tài thứ 2: “Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty CP khoáng sản VNS
Việt Nam” thuộc học phần “Kế toán”
Lý do: Qua quá trình phân tích những hạn chế trong công tác kế toán tạicông ty
CP khoáng sản VNS Việt Nam, em thấy quy trình kế toán bán hàng tại Công ty vẫn
còn có những điểm hạn chế. Về phần xác định kết quả kinh doanh tại công ty, thời
điểm ghi nhận doanh thu một số nghiệp vụ còn chưa chính xác, phần hạch toán chi phí
chưa chi tiết và rõ ràng giữa chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Để giúp bộ phận kế
toán hoàn thiện và tránh sai sót em xin đề xuất đề tài trên.
Vì vậy, em hy vọng bài khóa luận tới sẽ DN sẽ khắc phục được nhược điểm và
hoàn thiện trong công tác kế toán bán hàng của Công ty.

21
SVTH: Đinh Thị Nga

21

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại
KẾT LUẬN

Trong suốt thời gian thành lập và hoạt động, công ty đã đạt được một số thành
tựu nhất định trong chiến lược, mục tiếu đã đặt ra. Các sản phẩm mà công ty sản xuất,
phân phối đạt chất lượng, đã được nhiều khách hàng tin dùng sử dụng và ủng hộ. Hiện
tại công ty đã có được một vị trí nhất định trên thị trường ngày này.

Bên cạnh sự tăng trưởng của công ty thì bộ phận tài chính kế toán đã đóng góp
một phần không nhỏ vào sự thành công chung đó. Với tư cách là một công cụ quản lý
sắc bén, là công cụ quan trọng kế toán đã giúp cho doanh nghiệp điều hành và quản lý
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong quá trình phát triển, cũng như mọi doanh
nghiệp khác, công ty cũng đã có những thuận lợi và khó khăn riêng. Công ty cũng đã
trải qua nhiều thăng trầm, nhưng với nổ lực đáng kể công ty đã đứng vững và ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế đầy cạnh tranh góp phần vào công
cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Qua thời gian thực tập tại công ty, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường
theo em đội ngũ kế toán làm việc chính xác và đầy đủ. Thời gian thực tập tại công ty
có hạn cùng với kiến thức còn nhiều hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi những
sai xót, em rất mong được sự thông cảm và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng
anh chị trong công ty CP khoáng sản VNS Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!

22
SVTH: Đinh Thị Nga

22

Mã SV: D12D100089


Báo cáo thực tập tổng hợp

Trường Đại học Thương mại

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


Võ Văn Nhị (2007), 26 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội.

2

Quyết định 48/2006/QĐ -BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính

3

TS. Nguyễn Tuấn Duy (2011), Giáo trình Kế toán tài chínhdoanh nghiệp thương mại, Nhà
xuất bản thống kê, Hà Nội.

4

Tài liệu do Phòng Tài chính Kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật công ty cung cấp.

5

Website:, www.doko.vn, www.webketoan.vn

23
SVTH: Đinh Thị Nga

23

Mã SV: D12D100089




×