Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty cổ phần PLD Phú Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.89 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................................II
DANH MỤC SƠ ĐỒ..............................................................................................III
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................III
MỞ ĐẦU..................................................................................................................V
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PLD PHÚ LÂM............1
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần PLD Phú Lâm.....1

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty...........................................................................1
1.1.2. Lịch sử dình thành và phát triển của công ty...................................................2
1.2.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.................................3

1.3.

Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị.............................................................4

1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý.....................................................................................4
3.1.2. Nhân sự của công ty:.......................................................................................7
CHƯƠNG II TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PLD PHÚ LÂM.......................................................................................................8
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty PLD Phú Lâm.........................................8
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán:..................................................................................8
2.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần PLD Phú Lâm......................9
2.1.3. Tổ chức hệ thống và quy trình vận hành trong phòng tài chính kế toán........10
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế.................................................................13
2.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến..................................................................13
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích.................................................14


2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích...............................................................15
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN PLD PHÚ LÂM............................................................................17
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại công ty.........................................17
3.1.1. Ưu điểm:........................................................................................................17
3.1.2. Nhược điểm:..................................................................................................17
3.2 Đánh giá về công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp.............................18
3.2.1. Ưu điểm:........................................................................................................18
3.2.2. Nhược điểm:..................................................................................................18
CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................................19
KẾT LUẬN.............................................................................................................20

i


ii


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BCTC
BSK
BTN
ĐHCĐ
GTGT

HĐQT
HTK
LNST

SXKD
TSCĐ
VNĐ

Từ viết tên đầy đủ
Báo cáo tài chính
Ban kiểm soát
Bê tông nhựa
Đại hội cổ đông
Giá trị gia tăng
Hóa đơn
Hội đồng quản trị
Hàng tồn kho
Lợi nhuận sau thuế
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Việt Nam đồng

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu
Bảng 1.1:Cơ cấu nhân viên của công ty Cổ phần PLD Phú Lâm
Bảng 2.1: Phân tích báo cáo tài chính năm 2015 – 2016 của công ty
Cổ phần PLD Phú Lâm

Trang
7
15


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần PLD Phú Lâm
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2: Quy trình sử lý hóa đơn chứng từ và hạch toán tại công ty Cổ

Trang
5
8
12

phần PLD Phú Lâm.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình
Hình 1.1: Logo công ty Cổ phần PLD Phú Lâm

iv

Trang
1


MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trên đà phát triển với những thành tựu to lớn về mặt kinh tế xã hội mở ra những vận hội mới. Sinh viên chúng em đã được giảng dạy kiến thức
cơ bản, lý thuyết chung nhất của những môn chuyên ngành, những môn học đại
cương. Đây là những nền tảng, hành trang cho chúng em lập nghiệp vào tương lai.
Việc thực tập tốt nghiệp tổng hợp cuối khóa mà nhà trường tổ chức cho sinh viên

năm cuối chúng em là một việc cần thiết, điều này sẽ giúp chúng em được thực
hành cơ bản những kiến thức mình đã học được áp dụng vào trong thực tiễn. Tạo
cho sinh viên những kỹ năng làm việc ban đầu giúp ích tương lai lập nghiệp về sau.
Thực tập tổng hợp giúp sinh viên tìm hiểu về một cách khái quát về công ty:
sự hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các
bộ phận trong công ty, nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong
thời gian hiện tại. Từ đó, sinh viên sẽ tìm hiểu và phát hiện được các vấn đề còn tồn
tại trong công ty và đưa ra những đề xuất giải quyết các vấn đề còn tồn tại đó. Do
vậy, việc làm báo cáo thực tập tổng hợp là rất cần thiết đối với tất cả các sinh viên.
Vì vậy, được sự đồng ý của Khoa kế toán – kiểm toán và Nhà trường em đã
chọn công ty cổ phần PLD Phú Lâm làm nơi thực tập. Trong thời gian thực tập tại
công ty em đã học hỏi và tích lũy được những kiến thức vô cùng quý báu. Em xin
chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện và tận
tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Trong quá trình làm báo cáo, vì kiến thức của bản thân vẫn còn đang hạn chế
và thời gian tìm hiểu thông tin cũng như hoàn thành báo cáo chưa có nhiều nên báo
cáo sẽ vẫn còn có một số thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Em rất mong nhận
được góp ý của các thầy cô để có thể hoàn thiện bản báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn!

v


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PLD PHÚ LÂM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần PLD Phú Lâm
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm
- Tên tiếng anh: Phu Lam PLD Joint Stock Company

- Tên viết tắt: PHU LAM PLD., JSC
- Trụ sở chính: Thôn Viên Nội, Xã Vân Nội, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 3, Tòa nhà MBLand, 689 Lạc Long Quân, Tây
Hồ, Hà Nội.
- Mã số thuế: 0105041035
- Ngày đăng ký kinh doanh: 14 tháng 12 năm 2010
- Số điện thoại/Fax: (+84). 4.625.84.616
- Email:
- Website: www.phulampld.com
- Logo:

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Hình 1.1: Logo công ty cổ phần PLD Phú Lâm
Chức năng và nhiệm vụ
- Sử dụng nguồn vốn hiệu quả đồng thời đảm bảo mở rộng thị trường, đổi
mới trang thiết bị, bù đắt chi phí, làm tròn nghĩa vụ nộp nhân sách nhà nước, phấn
đấu hoàn thành nghiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
- Tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý.
- Đảm bảo chất lượng các công trình, nâng cao hiệu quả và chất lượng của
sản phẩm
- Thực hiện tốt chính sách phân phối thu nhập, chế độ tiền lương – tiền
thưởng, đào tạo bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và tay nghề
người lao động.
1.1.2. Lịch sử dình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm tiền thân là Công ty Cổ phần bê tông
Amaccao3 thuộc Tổng Công ty Cổ phần AvinaA. Trải qua gần 10 năm hoạt động
Công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia

1



đấu thầu và thi công nhiều công trình trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, hạ
tầng kỹ thuật, cung cấp và thi công Bê tông nhựa Asphalt và đang mở rộng phát
triển lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, dịch vụ thương mại và sản xuất bao bì có quy
mô lớn trải dọc ba miền Bắc - Trung - Nam của Việt Nam. Đồng thời Công ty cũng
đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới,
kỹ thuật mới có hiệu quả cao, nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong việc thi công
xây dựng các công trình dự án và tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản
xuất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Công ty đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật,
cán bộ quản lý chuyên viên giỏi ở tất cả các lĩnh vực chuyên sâu phục vụ đúng lĩnh
vực kinh doanh của công ty.Đến nay, Công ty Cổ phần PLD Phú Lâmcó đội ngũ cán
bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ lưỡng, luôn
tiếp thu những công nghệ tiên tiến cùng với sự năng động, nhạy bén tiếp xúc với
các thị trường mới công ty đã bước đầu chiếm được niềm tin của khách hàng, từng
bước đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị.
Trong lĩnh vực thi công các công trình Giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật.
Lĩnh vực cung cấp và thi công Bê tông nhựa Asphalt. Công ty đã và đang khẳng
định được vị thế của mình thông qua các dự án như:
- Dự án Thi công cải tạo tuyến thoát nước dọc đường Hạ Long qua khu vực
Công viên Đại Dương Hạ Long thuộc Dự án Công viên Đại Dương Hạ Long.
- Gói thầu CP9.1: Xây dựng và cải tạo cống lưu vực sông Tô Lịch – Tuyến
cống IF thuộc Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường TP. Hà Nội.
- Thi công tuyến cống thoát nước theo quy hoạch Việt Hưng – Cầu Bây thuộc
Dự án ĐTXD các tuyến đường xung quanh và đi qua KĐT sinh thái các phường
Phúc Đồng, Phúc Lợi, Việt Hưng, Giang Biên – Quận Long Biên, TP. Hà Nội.
- Gói thầu số 14, số 16 & số 17: Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38
đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức
BOT.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh, TP.Hà

Còn rất nhiều dự án khác có quy mô lớn mà Công ty đã và đang triển khai
trong năm 2018.

2


Với đội ngũ kỹ sư trẻ năng động, chuyên môn sâu, có hoạch định và chiến
lược rõ ràng, Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm luôn duy trì, cải tiến với sự cam kết
vững vàng về chất lượng, sự hài lòng của khách hàng. Phú Lâm đang từng bước xây
dựng và phát triển để trở thành một trong những Công ty xây dựng có uy tín hàng
đầu tại Việt Nam.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần PLD Phú Lâm đã và đang hoàn thành nhiều công trình trên
tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng, do có sự nỗ lực phấn đấu của tập thể các bộ
công nhân viên và sự chỉ đạo của sát sao của lãnh đạo công ty, công ty đã vượt qua
nhiều khó khăn trở ngại để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Theo giấy phép đăng
ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh các nghề sau:
1. Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
trong các của hàng chuyên doanh
- Chi tiết: bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, xi măng, gạch xây, ngói đá cát
sỏi và các vật liệu xây dựng khác trong các của hàng chuyên doanh.
2. Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng máy khác;
- Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng xây
dựng;
3.
4.
-

Bán buôn kim loại và quặng kim loại
Chi tiết: Bán buôn sắt thép;

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao
Chi tiết: Sản xuất vôi bột, sản xuất bê tông nhựa nóng, sản xuất bê tông trộn

sẵn và bê tông khô.
5. Sản xuất sản phẩm từ plastic
- Chi tiết: sản xuất nhựa bao bì;
6. Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;
- Chi tiết: Buôn bán dầu khô, xăng dầu và các sản phẩm liên quan: các sản
phẩm dầu mỏ đã tinh chế như nhựa đường
7. Xây dựng công trình đường sắt đường bộ
- Chi tiết: Xây lắp các công trình đường giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ
thuật.
8. Xây nhà các loại
9. Chuẩn bị mặt bằng.
10. Sản xuất sản phẩm chịu lửa.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị

3


1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
- Hiện tại người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần PLD Phú Lâm
là:
-

Ông: Đỗ Trung Kiên
Chức danh: Tổng giám đốc
Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 6.000.000


(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần PLD Phú Lâm
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Hội đồng quản trị (HĐQT): Số thành viên HĐQT của công ty gồm 5
thành viên, HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ
Ban kiểm soát (BKS): do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên để thực
hiện giám sát HĐQT, giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành công
ty, BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Phó tổng giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ Tổng
giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4


Phòng hành chính nhân sự: công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền
lương và chế độ chính sách, công tác pháp chế, công tác hành chính quản trị,
văn thư lưu trữ, công tác thông tin, tin học và công tác thư ký, trợ lý cho tổng
Giám đốc và Hội đồng quản trị công ty.
Phòng kế hoạch - kĩ thuật: thực hiện các công tác liên quan đến hợp
đồng và đấu thấu, các công việc liên quan đến công tác định mức, đơn giá, dự
toán, thanh quyết toán. Tham gia kiểm tra chất lượng sản phẩm khi hàng hoá
nhập và xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Phòng tài chính kế toán:
- Tổ chức phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính của công ty,
tham mưu cho tổng giám đốc công ty trong việc tổ chức, quản lý, sử dụng có

hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Kế toán toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của công ty bằng việc thu
nhận, xử lý và tổng kết một cách kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên
quan đến hoạt động của đơn vị để cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động
kinh tế - tài chính của đơn vị, giúp tổng giám đốc công ty điều hành và quản
lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt hiệu quả cao.
- Tham mưu giúp tổng giám đốc công ty trong việc thực hiện và chấp
hành đầy đủ các chế độ, quy định của Nhà nước trong việc quản lý vốn, tài
sản của công ty.
Phòng kinh doanh:
- Tham mưu xây dựng chính sách kinh doanh nhà đất trình HĐQT công
ty. Liên hệ với các ban ngành hữu quan giúp khách hàng được nhận chứng
nhận quyền sở hữu, các chứng nhận về các trạm BTN cũng như máy móc liên
quan.
- Nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng (các yêu cầu về thay
đổi thiết kế, sửa chữa nhỏ...)
- Tập hợp nghiên cứu và trực tiếp giải quyết các ý kiến của khách hàng.
- Liên hệ với các đơn vị, phòng, ban, liên quan để giải quyết các yêu
cầu chính đáng của khách hàng.
- Bảo vệ quyền lợi khách hàng sau khi thanh lý hợp đồng.
Ban điều hành trạm BTN Asphalt : có nhiệm vụ tập thống kê, kiểm
soát về vấn đề về nhân, sản xuất BTN, nhập nguyên vật liệu cần dùng để trạm
5


được vận hành theo đúng tiêu chuẩn. Chuẩn bị trước những yêu cầu và định
kỳ kiểm tra vận hành trạm và điều kiện xây dựng trạm.
Ban điều hành thi công: chuẩn bị giấy đầu đủ về pháp lý, sử dụng công
nhân đúng người đúng việc sao cho hiệu quả nhất trong công tác thực hiện thi
công

Trạm BTN Asphalt: sản xuất BTN Asphalt, thảm bê tông.
Đội thi công: Thi công xây dựng theo đúng chỉ đạo của ban điều hành.
3.1.2. Nhân sự của công ty:
Bảng 1.1:Cơ cấu nhân viên của công ty cổ phần PLD Phú Lâm.
Cơ cấu nhân viên
Tổng số nhân viên
Đại học
Trình độ
Cao đẳng
Trung cấp

2015
30
13
5
12

2016
2017
43
50
18
26
9
9
13
15
( Nguồn: phòng hành chính nhân sự )

Có thể thấy nhân sự của công ty Cổ phần PLD Phú Lâm tăng lên ổn định, trình

độ của nhân viên ngày càng được chú trọng. Bên cạnh việc công ty gia tăng thêm
nhân viên tuyển dụng nhân viên có trình độ đại học, sử dụng thành thạo các kỹ năng
văn phòng và công nghệ thông tin vào trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc đào tạo nhân viên có kinh nghiệm trong trạm trộn BTN, thi công công trình là
vô cùng quan trọng.
Công ty cổ phần PLD Phú Lâm là một công ty chuyên ngành về xây dựng
chính vì vậy số lượng nhân viên chiếm đa số trong công ty là công nhân và nhân
viên về kỹ thuật. Việc đảm bảo về chất lượng các công trình, sản phẩm mà công ty
sản xuất ra là vô cùng quan trọng, điều này được đặt lên hàng đầu trong công ty.

6


CHƯƠNG II
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PLD PHÚ
LÂM
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty PLD Phú Lâm
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy nhân viên kế toán tại công ty khá đồng đều. Trong năm 2016 có
tổng cộng 6 nhân viên kế toán. Trong đó có 3 nhân viên trình độ đại học bao
gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp , kế toán công nợ. Các nhân viên còn
lại thuộc trình độ cao đẳng. Theo quy định trong việc tuyển dụng kế toán viên
tại công ty, các nhân viên kế toán được tuyển dụng phải có trình độ ít nhất là
bậc cao đẳng..

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty
- Kế toán trưởng: Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong công ty
theo đúng chính sách, chế độ hiện hành. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ,

việc ghi sổ, từ đó nhập dữ liệu tổng hợp, lập báo cáo tài chính. Là người chịu trách
nhiệm về vấn đề tài chính của công ty, tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ
chức hệ thống kế toán, cũng như trong việc ra quyết định về tài chính, đồng thời
còn có trách nhiệm đôn đốc theo dõi hoạt động của các kế toán viên. Chịu trách
nhiệm trước giám đốc và cấp trên về số lượng và chất lượng báo cáo tài chính.
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi các tài khoản khác và cuối tháng tập hợp, kết
chuyển chi phí, lên báo cáo tài chính để xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ làm báo giá, cập nhật giá cả, hàng hóa
mới. Quản lý sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty. Nhập số liệu
bán hàng, tổng hợp số liệu bán hàng. Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng.

7


Hàng ngày, thực hiện đối chiếu với thủ quỹ về số lượng tiền mặt xuất, nhập, tồn
cuối ngày. Theo dõi doanh thu bán hàng, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt.
- Kế toán công nợ : có nhiệm vụ nhận hợp đồng bán hàng, mua hàng, kiểm
tra nội dung, điều khoản trong hợp đồng, thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp
mới nếu có. Kiểm tra, đốc thúc công nợ với khách hàng và nhà cung cấp, kiểm tra
chi tiết công nợ của từng khách hàng, từng nhà cung cấp theo chứng từ công nợ liên
quan, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn để báo cho bộ phận kinh doanh và ban
giám đốc đốc thúc nợ. Theo dõi tình hình nợ, thanh toán của nhà cung cấp và khách
hàng. Định kỳ xác nhận công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng. Định kỳ lập
báo cáo công nợ liên quan.
2.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần PLD Phú Lâm
- Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng
Bộ tài chính ngày 14/09/2006
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Phần mềm sử dụng: Phần mềm kế toán FAST
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ)

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận HTK: Theo trị giá gốc
- Nguyên tắc tính giá trị HTK xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất
trước
- Nguyên tắc hạch toán HTK: phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán TSCĐ
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại
Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm hóa được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản
kế toán công ty hiện hành được quy định theo Quyết định 48/QĐ-BTC của Bộ Tài
Chính.
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống BCTC của công ty được lập
theo mẫu quy định tại Quyết định 48/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính, bao gồm:

8


- Bảng cân đối kế toán( mẫu số: B01- DNN)
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh( mẫu số: B02-DNN)
- Báo các lưu chuyển tiền tệ( mẫu số: B03-DNN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính( mẫu số: B09-DNN)
Cuối kỳ kế toán, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành lập BCTC.
2.1.3. Tổ chức hệ thống và quy trình vận hành trong phòng tài chính kế toán
Bất kỳ một tổ chức hay phòng ban nào cũng cần đến một quy trình vận
hành để đảm bảo phân loại và sử lý thông tin một cách minh bạch và hiệu quả,
phòng tìa chính kế toán tại công ty Cổ phần PLD Phú Lâm cũng không ngoại lệ.
Kế toán doanh thu:


Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm tiêu thụ hàng hoá theo phương thức
bán buôn. Khách hàng của công ty chủ yếu là các tổ chức, công ty, Ngân
hàng, cơ quan có nhu cầu xây dựng hệ thón hạ tầng, cầu đường với chất lượng
cao. Theo thoả thuận giữa công ty với khách hàng, công ty có thể thực hiện
phương thức bán buôn.
Phương thức thanh toán chủ yếu của công ty có 2 loại chính:
- Thanh toán nhanh: Là hình thức mua hàng trả tiền ngay. Khách hàng
sẽ thanh toán qua ngân hàng trong ngày có biên bản nhiệm thu công trình.
- Thanh toán chậm: Là hình thức mua hàng trả tiền sau. Theo hình thức
này công ty sẽ trao trả công trình đó được coi là hoàn thành cho công ty khách
hàng và kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu và theo dõi trên Sổ theo dõi
công nợ.
Kế toán doanh thu:
Nội dung:
Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ nên doanh thu bán hàng được ghi nhận : Doanh thu bán hàng là toàn
bộ số tiền hàng (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm
ngoài giá bán (nếu có) mà công ty được hưởng.
Chứng từ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng:
9


Phiếu xuất kho, Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT, Bảng thanh toán
đại lý. Các chứng từ thanh toán (phiếu thu tiền mặt, Sec chuyển khoản, giấy
báo có của ngân hàng….), ……
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Phòng kinh doanh sau khi thỏa thuận với khách hàng sẽ tiến hành lập
đơn đặt hàng
Căn cứ vào đơn đặt hàng và số lượng hàng sẽ chuyển đã xác nhận với

bên mua, nhân viên kinh doanh viết phiếu đề nghị viết HĐ GTGT gửi lên
phòng Kế toán, kế toán căn cứ vào đó và viết HĐ GTGT gồm 3 liên:
- Liên 1 (liên gốc): Lưu tại quyển HĐ gốc do phòng KT giữ để theo dõi.
- Liên 2: Giao cho khách hàng làm chứng từ đi đường và ghi sổ KT tại

đơn vị mua.
- Liên 3: Luân chuyển nội bộ để ghi sổ KT.

Sau khi kế toán bán hàng ký vào HĐ GTGT và phiếu xuất kho, nhân
viên kinh doanh chuyển chứng từ trên đến trạm BTN hoặc trực tiếp cho nhà
thầu công trình. Ban điều hành đội thi công và điều hành trạm kiểm tra chứng
từ ký nhận và làm thủ tục xuất kho. Sau khi nhận hàng, khách hàng ký nhận
vào HĐ bán hàng và nhận liên 2 của HĐ.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán tại công ty chủ yếu sử dụng các tài khoản sau: TK 511 - Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp và một
số TK liên quan như TK 111, TK 112, TK 131,..
Quá trình sử lý hóa đơn, chứng từ tại công ty cổ phần PLD Phú Lâm:

10


(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi nợ, có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán FAST.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập

vào vào sổ kế toán tổng hợp (sổ nhật ký chung, sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi
tiết liên quan.
Cuối mỗi tháng, kế toán thực hiện thao tác cộng sổ và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện
tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập
trong kì. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với
báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lí theo quy định về sổ kế
toán ghi bằng tay.

11


Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán.
+ Công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính
ngày 14/09/2006. Một số sổ kế toán mà công ty thường dùng là:

+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ cái các TK 111, 112, 131, 133, 141, 211, 334, 338,.........
+ Các sổ chi tiết phải trả cho người mua, người bán
+ Sổ chi tiết phải thu của khách hàng
+ Sổ chi tiết doanh thu của từng hoạt động.
Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Các báo cáo kế toán mà công ty sử dụng bao gồm:
+ Báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng
cân đối số phát sinh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ
trưởng Bộ tài chính ngày 14/09/2006


+ Các Báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý.
+ Thời hạn nộp BCTC của công ty chậm nhất vào ngày 31/03 hàng năm.
Người lập BCTC là kế toán trưởng
Nơi nộp BCTC: Chi cục thuế huyện Đông Anh, phòng đăng ký kinh
doanh thuộc Sở kế hoạch
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến
Tất cả các doanh nghiệp đều biết rằng công tác phân tích kinh tế là việc vô
cùng cần thiết. Việc này không những đánh giá được hiệu quả hoạt động trong năm
của doanh nghiệp so với các công ty cùng ngành mà còn định hướng cho sự phát
triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Tại công ty Cổ phần PLD Phú Lâm việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế do sựu
kết hợp của phòng kinh doanh và phòng kế toán cùng nhau phân tích để đưa ra được
những chỉ tiêu quan trọng về điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong ngành xây
dựng à còn định hướng chiến lược trong năm tới cho công ty. Việc phân tích tình

12


hình kinh tế thường được diễn ra vào cuối năm và trình bày trong cuộc họp tổng kết
cuối năm của công ty.
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích.
Công ty cổ phần PLD Phú Lâm Hàng năm hay dùng các phương pháp so sánh,
phương pháp thay thế liên hoàn để so sánh và phân tích kinh tế. Từ những kết quả
thu được sẽ nhận ra được điểm yếu kém của công ty, vấn đề tồn đọng để tìm ra cách
giải quyết và khắc phục nhanh chóng.
Một số chỉ tiêu mà công ty Cổ phần PLD Phú Lâm hay dùng
Tỷ suất lợi nhuận chi phí


Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho
phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao
nhiêu vòng.Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của
doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu
tư. Công thức xác định. Vòng quay càng lớn thể hiện hiệu quả càng cao.

13


2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích
Bảng 2.1: Phân tích báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán năm 2015 – 2016
của công ty Cổ phần PLD Phú Lâm.
Đơn vị tính: VNĐ

So sánh
STT

Nội dung

I
1
2
3
4
5
6


2
3

Năm 2016

Chênh lệch

Tỷ lệ
(%)

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản
Tổng nợ
Giá trị tài sản
ròng
Tài sản ngắn
hạn
Nợ ngắn hạn
Vốn lưu
động

II
1

Năm 2015

133,806,872,817
84,251,589,152


147,746,627,724
110,998,281,732

13,939,754,907
26,746,692,580

110,42
131,75

49,555,283,665

36,748,345,992

-12,806,937,673

74,15

118,125,104,323

135,357,363,360

17,232,259,037

114,59

76,474,089,152

108,448,281,732

31,974,192,580


141,81

41,651,015,171

26,909,081,628

-14,741,933,543

64,61

Thông tin từ Báo cáo kết quả kinh doanh
Tổng doanh
thu
Lợi nhuận
trước thuế
Lợi nhuận
sau thuế

225,884,562,228

228,317,019,924

2,432,457,696

101,07

5,339,455,756

3,985,274,474


-1,354,181,282

74,64

4,164,775,490

3,188,219,579

-976,555,911

76,56

(Nguồn: báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán)

14


Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy hiệu quả hoạt động kinh
doanh của năm 2015 – 2016 của công ty có những chuyển biết sau:
Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2016 so với năm 2015 tăng
13,939,754,907 VNĐ tức là tăng 10,42% như vậy chúng ta có thể thấy trong năm
2016 doanh nghiệp đầu tư them về tìa sản của doanh nghiệp. Việc đầu tư này còn
được thể hiện qua sự giảm của vốn lưu động. Vốn lưu động giảm 14,741,933,543
VNĐ tức là giảm 35,39% so với năm 2016.
Trong năm 2016 công ty cổ phần PLD Phú Lâm gia tăng về việc đầu tư tài
sản, chúng ta có thấy rõ điều này khi nhìn vào Tài snar ngắn hạn của công ty. Tài
sản ngân hạn tăng 31,974,192,580 VNĐ tức là tăng 41,81% đầu tư về tài sản giúp
công ty củng cố hơn trên nguồn vốn tài sản lớn. Tuy nhiên giá trị tài sản ròng lại
giảm hơn 12 tỷ đồng trong năm 2016 so với năm 2015 tức là giảm 25,85%.

Nhìn chung doanh thu của năm 2016 so với năm 2017 có tăng thêm là
2,432,457,696 VNĐ tức là tăng 1,07% . Các chi phí bỏ ra quá nhiều khi chúng ta
nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Doanh thu có mức nhỉnh hơn so với năm 2015, tuy nhiên mức lợi nhuận lại
giảm 976,555,911 VNĐ tương đương 23,44%. Chúng ta có thể thấy so với năm
2015, năm 2016 công ty cổ phần PLD Phú Lâm hoạt động không hiệu quả.

15


CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PLD PHÚ LÂM.
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán tại công ty
3.1.1. Ưu điểm:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, khoa học, hợp lý. Đảm bảo
cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp và
đối tượng khác có liên quan.
- Hệ thống chứng từ, sổ sách, cách ghi chép, phương thức thanh toán, trình tự
luân chuyển chứng từ hợp lý được tổ chức chặt chẽ, khoa học theo đúng chế độ kế
toán. Chúng được phân loại và bảo quản theo quý, theo năm rất thuận tiện cho việc
kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
- Hệ thống tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng, thuận tiện cho việc
theo dõi đối với từng đối tượng cụ thể, từng khách hàng, nhà cung cấp.
- Việc áp dụng hình thức tổ chức kế tóan theo hình thức Nhật ký chung là
hoàn toàn phù hợp với quy mô của công ty. Kế toán công ty cũng đã cập nhật kịp
thời các chính sách,quy định mới của Nhà nước về chế độ kế toán.
- Ngoài ra công ty đã sử dụng một cách hiệu quả phần mềm kế toán FAST
đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác kế toán và có thể xem các thông tin kế toán
vào bất kỳ thời điểm nào.

3.1.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống kế toán - tài chính còn tồn tại một vài
nhược điểm về hệ thống chứng từ sổ sách:
- Hiện tại công ty theo dõi các khoản phải thu khách hàng trên Sổ chi tiết tài
khoản 131 theo từng đối tượng khách hàng nhưng chưa phản ánh được thời hạn nợ
cũng như thời gian thu hồi các khoản nợ này.
- Công tác về kế toán bán hàng chưa theo đúng quy trình, chưa phản ánh
được chính xác doanh thu và vốn đầu tư ban đầu của công ty bỏ ra từ đấy dẫn đến
việc ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của công ty. Điều này là một phần quan trọng
trong việc phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- Công ty ngày càng phát triển, số lượng và các nghiệp vụ bán và SXKD
ngày lớn, bộ máy kế toán tại công ty tại thời điểm này hiện đang quá tải vì vậy các
bộ phận kế toán được chia ra và hoạt động chưa thực hiệu quả.
3.2 Đánh giá về công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp
3.2.1. Ưu điểm:

16


- Công ty cổ phần PLD Phú Lâm đã đánh giá về đúng ngành nghề kinh
doanh và sự phát triển của ngành nghề đang kinh doanh. Hiện tại đất nước ta đang
trên đà phát triển vì thế những công trình hạ tầng đang ngày được quan tâm đặc biệt
của đất nước. Những yêu cầu đòi hỏi các công trình hạ tầng xứng tầm với một đất
nước đang phát triển, ngày một đi lên, chính vì vậy những công ty về ngành nghề
xây dựng cầu đường như công ty cổ phần PLD Phú Lâm là vô cùng cần thiêt.
- Các công tác phân tích đều được các cán bộ chuyên môn có trình độ, khách
quan và trung thực thực hiện. Công tác phân tích được tiến hành hàng kỳ theo
phương pháp so sánh và tỷ lệ.
3.2.2. Nhược điểm:
- Hiện nay, công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu kinh tế

mà chủ yếu là được phòng Kế toán – hành chính kết hợp thực hiện, nên nội dung
phân tích chưa đi sâu và chưa có tính chi tiết. Ví dụ: khi phân tích hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh, công ty chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh chung mà không đi sâu phân tích rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ra sao?
Hiệu quả sử dụng vốn cố định có tốt hay không? và phải sử dụng nguồn vốn kết hợp
với chi phí sao cho có hiệu quả nhất?
- Công tác phân tích chỉ thực hiện 1 lần vào đầu năm hoặc cuối năm kinh
doanh. Do đó thông tin chưa thực sự đáp ứng kịp thời. Công ty nên thực hiện công
tác phân tích trong những năm có nhiều sự biến động về kinh tế trong và ngoài nước
thì cần thực hiện công tác phân tích nhiều hơn để có thể có những thông tin nhanh
chóng, chính xác, kịp thời để có thể ra quyết định một cách đúng đắn nhất cho
doanh nghiệp.

17


CHƯƠNG IV
ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Qua khảo sát thực tế và những đánh giá khái quát tại công ty cổ phân PLD
Phú Lâm, xuất phát từ những hạn chế còn tồn đọng trong công ty em xin đề xuất
những đề tài khóa luận sau:
1. Hướng đề tài thứ nhất: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần PLD Phú Lâm”
- Thuộc học phần: Kế toán tài chính
- Lý do: qua quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy rằng kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh và một trong những công tác vô cùng quan
trọng của mọi công ty. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu để tìm ra vấn đề trọng yếu
mà doanh nghiệp đang gặp phải và tìm biện pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả
cho công ty Cổ phần PLD Phú Lâm.
2. Hướng đề tài thứ hai: “Giải pháp trong công tác kế toán và quản lý tài

chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần PLD Phú Lâm”
- Thuộc học phần: Kế toán tài chính
- Lý do: Để nghiên cứu về vấn đề sử dụng vốn và tìm ra vấn đề mà công ty
Cổ phần PLD Phú Lâm đang gặp phải trong quá trình SXKD. Vấn đề sử dụng
nguồn vốn là vấn đề mà bất cứ một công ty nào cũng đều quan tâm. Làm thế nào để
doanh nghiệp có thêm vốn, hay sử dụng nó làm sao để tăng số quay vòng vốn trong
một năm, làm thế nào để LNST của công ty là cao nhất.

18


KẾT LUẬN
Thực tập là quá trình trải nghiệm thực tế của tất cả sinh viên mới ra trường,
quá trình thực tập sẽ giúp cho sinh viên có thêm kiến thức thực tế đúng với ngành
đã học. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, các sinh viên sẽ mang những kiến thức của
mình áp dụng một cách khoa học vào công việc. Trong quá trình đế thực tế tại công
ty, em chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán đã không ngại vất vả và
áp lực công việc chỉ dẫn cho em các công việc cụ thể của công tác kế toán. Chỉ cho
em các số liệu kế toán của công ty để em hoàn thiện đề cương báo cáo thực tập tổng
hợp này. Trong thời gian thực tập tiếp theo em mong rằng các anh chị sẽ giúp em
hoàn thiện hơn nữa bài Chi tiết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin hứa sẽ cố gắng
tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà anh chị giao cho.
Em xin chân thành cảm ơn.

19


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán năm 2016 của Công ty cổ phần PLD Phú Lâm
Phụ lục 2: Báo cáo tài chính năm 2016 của công ty cổ phần PLD Phú Lâm


20


×