Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Gia Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.45 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................iv
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..............................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị.....................................................1
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị........................................................2
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị..................................................................4
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:.......................................................................4
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:.................................4
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI ĐƠN VỊ..............9
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị....................................................................9
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị.................9
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán...............................................................11
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế....................................................................18
2.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế......18
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích.................................18
2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích...............................................................21
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC.......22
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị...........................................22
3.1.1. Ưu điểm........................................................................................................22
3.1.2. Hạn chế.........................................................................................................23
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị............................23
3.2.1. Ưu điểm........................................................................................................23
3.2.2. Hạn chế.........................................................................................................24
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...................................25
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

i



DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Từ viết tắt
BCTC
SXKD
BHXH
BHYT

CBCNV
TSCĐ
DN
TGNH
TM
VNĐ
NVL
CCDC
HĐTC
TNDN
QLKD
TC
CP
LNST
TSNH
TSDH
VCSH

Nội dung
Báo cáo tài chính
Sản xuất kinh doanh
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cán bộ công nhân viên
Tài sản cố định
Doanh nghiệp
Tiền gửi ngân hàng
Tiền mặt
Việt Nam đồng
Nguyên vật liệu

Công cụ dụng cụ
Hoạt động tài chính
Thu nhập doanh nghiệp
Quản lý kinh doanh
Tài chính
Cổ phần
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và
phát triển đô thị Gia Hưng năm 2015 - 2016.............................................................7
Bảng 2.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm.................19
2015 và 2016...........................................................................................................19
SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Gia
Hưng.......................................................................................................................... 4
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị
Gia Hưng................................................................................................................... 9
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu tiền mặt...............................................13
Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập kho NVL tại công ty......................................................14

iii



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, vai trò của kế toán ngày càng được khẳng định. Kế toán không chỉ
là công cụ quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp và nền kinh tế mà đã trở
thành một lĩnh vực khoa học, một ngành dịch vụ mới. Trong doanh nghiệp, bộ phận
kế toán là bộ phận quan trọng không thể thiếu, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp
nắm bắt được tình hình tài chính, tham mưu cho nhà quản trị để ra được quyết sách
đúng đắn.
Trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường trường Đại Học Thương Mại, em
đã được thầy cô cung cấp cho các kiến thức căn bản về kinh tế và các kiến thức
chuyên ngành Kế toán. Do vậy, em hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức
công tác kế toán và phân tích kinh tế. Tổ chức công tác kế toán và tổ chức phân tích
kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các doanh nghiệp muốn thành công trên
thương trường. Kế toán không chỉ xác định giá thành, tính chi phí, lợi nhuận mà kế
toán còn giải quyết các vấn đề hàng hóa, tài sản cố định, các khoản thu, các khỏan
vay,... để đưa ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn nhằm mục đích đem lại lợi
nhuận cao nhất.
Được sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô Th.s Lưu Thị
Duyên, ông Nguyễn Công Hưng – Giám đốc công ty Cổ phần Xây dựng và phát
triển đô thị Gia Hưng và tập thể nhân viên tại phòng Kế toán – Tài chính của Công
ty đã giúp em, góp ý cho em trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập này.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Gia
Hưng.
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công ty cổ phần xây
dựng và phát triển đô thị Gia Hưng.
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích BCTC của Công ty
cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Gia Hưng.
Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.


iv


I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
- Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Xây Dựng Và Phát Triển Đô Thị Gia Hưng
- Tên nước ngoài: GiaHung Urban Development And Construction Joint Stock
Company
- Tên viết tắt: GiaHung Udeco.,JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 140, Phố Mê Linh, Phường Đống Đa, Thành
Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
- Giám đốc: Nguyễn Công Hưng
- Điện thoại: 0989966307
- Email:
- Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 29/07/2011
- Mã số thuế: 2500441990
- Vốn điều lệ: 4.800.000.000 đồng
- Ngành nghề kinh doanh của đơn vị
Xây dựng: nhà các loại; công trình đường sắt và đường bộ; công trình đường
dây tải điện và trạm biến áp điện đến 35KV; công trình công nghiệp, thủy lợi, giao
thông, hạ tầng kỹ thuật; lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy, phòng chống mối
mọt, ép cọc, đóng cọc bê tông cốt thép; kỹ thuật công trình xây dựng khác.
Kinh doanh: thiết kế các công trình; dịch vụ trông giữ xe; xăng dầu, mỡ nhớt
và các sản phẩm liên quan; dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống; mua bán
thực phẩm; mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, hàng da và giả da; đại lý ô tô và
xe có động cơ khác; mua bán ô tô và xe có động cơ khác; tư vấn quản lý dự án công
trình xây dựng; tư vấn kiểm định giám định.
(Phụ lục 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty)
- Quá trình hình thành và phát triển


1


Công ty CP Xây Dựng và Phát triển Đô Thị Gia Hưng được thành lập vào
ngày 29/07/2011 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/08/2011 theo giấy phép
kinh doanh số 2500441990, do ông Nguyễn Công Hưng làm giám đốc với số vốn
điều lệ là 4,8 tỷ. Khi thành lập công ty có 30 nhân viên và hiện tại công ty có 86
nhân viên. Ngay từ khi đi vào họat động công ty đã chú trọng vào việc nghiên cứu
thị trường, luôn quan tâm đến sự phát triển và xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng của
xã hội nhằm xác định mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.Trên cơ sở đánh
giá thị trường một cách tổng thể, nhà quản trị doanh nghiệp đã xác định đúng đắn
hướng kinh doanh chính của doanh nghiệp. Qua 6 năm thành lập và đi vào hoạt
động Công ty CP Xây Dựng và Phát triển Đô Thị Gia Hưng đã không ngừng phát
triển và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty CP Xây Dựng và Phát triển Đô Thị Gia Hưng luôn đạt mức tăng trưởng cao
và ổn định.Với tốc độ tăng trưởng 7%-10% trong những năm qua giá trị tổng doanh
thu, lợi nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đời
sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Phát triển đô thị Gia Hưng là đơn vị xây dựng
chủ yếu là các công trình nhà cửa, các trạm y tế, các công trình cấp thoát nước.
Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh đấu thầu xây dựng các công trình, công
ty khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất
nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên
thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho toàn thể CBCNV trong công ty.
Quá trình đấu thầu như sau:
Giai đoạn đấu thầu công trình
Giai đoạn chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tới công ty,

Công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán.
Giai đoạn trúng thầu công trình
Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả mà công
ty đã trúng. Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng, sau đó lập hợp đồng
giao nhận thầu và ký kết. Thực hiện bảo lãnh - thực hiện hợp đồng của ngân hàng
2


và tạm ứng vốn theo hợp đồng và luật xây dựng công trình.
Giai đoạn thi công công trình
Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi công trước chủ
đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận. Sau đó bàn giao, nhận tìm mốc mặt bằng và
thi công công trình theo tiến độ đã lập.
Giai đoạn nghiệm thu công trình: có 2 giai đoạn
+ Giai đoạn nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có nhiều giai
đoạn thi công và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì vậy công ty và chủ đầu tư
thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn. Công ty cùng chủ đầu
tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào văn bản nghiệm thu công
trình theo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng. Thường thì khi nghiệm thu hoàn
thành. Từng giai đoạn chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo.
+ Tổng nghiệm thu lúc bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành theo đúng
tiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng, Công ty sẽ thực hiện các thủ tục: Lập
dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt, Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95%
giá trị công trình cho công ty, giữ lại 5% giá trị bảo hành công trình (Hoặc thông
qua ngân hàng bảo lãnh).
Giai đoạn thanh lý hợp đồng
Là thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảo giá trị đồng đã
thỏa thuận giữa hai bên. Lúc này công ty nhận 5% giá trị hợp đồng còn lại và hai
bên là chủ đầu tư và công ty ký vào văn bản thanh lý hợp đồng, chấm dứt quan hệ
kinh tế giữa chủ đầu tư và công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực.

Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm nhiều lĩnh vực khác: thiết kế các loại
công trình, tư vấn quản lý, đấu thầu, lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp, đại lý ô
tô, kinh doanh dịch vụ...

3


I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
I.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phòng kỹ thuật

Đội
xây
lắp
số 1

Đội
xây
lắp
số 2

Các phòng ban nghiệp vụ


Phòng
Tổ
chứcHành
chính

Phòng
Kế
hoạch
Kinh
doanh –
Đầu tư

Phòng
Kế
toán –
Tài
chính

Ban điều hành dự án

Ban
Điều
hành
chung

Ban
Điều
hành
dự án


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị
Gia Hưng
I.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
 Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty,
thường được tổ chức mỗi năm một lần, phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng
kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề về : Báo cáo
tài chính kiểm toán từng năm, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng
quản trị, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty.
 Hội đồng quản trị : là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định các
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ
các vấn đề thuộc quyền Đại hội đồng cổ đông. Mọi hoạt động kinh doanh chịu sử
quản lý và chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị.

4


 Ban kiểm soát: có 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và trong đó
có 2 thành viên có trình độ về chuyên môn kế toán, đây là tổ chức thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành công ty. Thành
viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và cán bộ quản lý phải cung cấp tất cả các
thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Ban kiểm
soát.
 Giám đốc: thực hiện chức năng quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược và
điều hành chung mọi hoạt động của công ty.
 Đơn vị thành viên
Đôị xây lắp: Tổng số công nhân 40 người (tại công trường)
Đội Xây lắp chuyên ngành có nhiệm vụ bảo toàn, phát triền và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực được Công ty giao và chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế
tài chính thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình. Tổ chức thực hiện thi công dự án

hoặc công trình theo kế hoạch, biện pháp và tiến độ thi công đã được Công ty phê
duyệt. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo công ty giao.
 Các phòng ban nhiệm vụ
- Phòng Tổ chức - hành chính
Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty trong về: tổ chức bộ
máy và mạng lưới, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, công tác bảo vệ, an toàn và
vệ sinh môi trường. Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển,
thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn Công ty theo đúng luật pháp và
quy chế của Công ty, tổ chức về phát triển bộ máy, mạng lưới Công ty phù hợp với
sự phát triển của Công ty trong từng giai đoạn. Xây dựng chiến lược phát triển
nguồn vốn nhân lực, kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực toàn công ty
đáp ứng nhiên vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn. Quản lý
tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ, Pháp luật.
- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh - Đầu tư
Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về: công tác kế hoạch và chiến
lược phát triển Công ty, công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư, tổ chức hệ thống
thông tin kinh tế trong Công ty, tham mưu cho Giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh,
trực tiếp kinh doanh các mặt hàng lớn. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn

5


hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm. Giám sát các hoạt động SXKD và tiến độ thực
hiện kế của Công ty. Quản lý các Hợp đồng kinh tế (quá trình đàm phán, ký kết,
thực hiện, thanh lý Hợp đồng) Phối hợp với các Phòng, ban khác trong việc xây
dựng và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy chế nội bộ Công ty. Nghiên
cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp với nguồn lực Công
ty trong từng giai đoạn phát triển. Quản lý dự án đầu tư (quá trình lập, thẩm định,
triển khai dự án...)
- Phòng Kế toán - Tài chính

Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong lĩnh vực
Tài chính, Kế toán - Tín dụng của Công ty. Kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động
kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của
Công ty. Quản lý hệ thống kế hoạch tài chính Công ty (xây dựng, điều chỉnh, đôn
đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá, kiến nghị). Quản lý chi phí:
Lập dự toán chi phí; Thực hiện chi theo dự toán, theo dõi tình hình thực hiện, tổ
chức phân tích chi phí của Công ty. Quản lý doanh thu, lý tiền, hàng tồn kho, công
nợ, TSCĐ và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ, các quỹ DN.
 Ban quản lý dự án
Ban điều hành chung: đại diện quan hệ với chủ đầu tư, chịu trách nhiệm toàn
bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu. Phụ trách chung, chỉ đạo bộ
phận điều hành thi công công trình và các phòng ban chức năng làm tốt công tác
quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo đội công trình thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật,
mỹ thuật cao, đảm bảo an toàn trong thi công và đạt đúng tiến độ.
Ban điều hành dự án: Chỉ huy công trường (Giám đốc điều hành dự án) là cán
bộ có năng lực và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn tiến độ, chất lượng
công việc, có phân phối và điều động lực lượng lao động, máy thi công làm việc
trực tiếp với các bộ phận thi công hiện trường đạo của giám đốc điều hành.

6


I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần
nhất
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây
dựng và phát triển đô thị Gia Hưng năm 2015 - 2016
ĐVT: VNĐ
Chênh lệch
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
thu
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Giá vốn
Doanh thu HĐTC
Chi phí tài chính
Chi phí QLKD
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác

Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN

Năm 2015

Năm 2016

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

12.150.725.014

11.752.395.874

(398.329.140)

(3,28)

0

0

0

0


12.150.725.014

11.752.395.874

(398.329.140)

(3,28)

10.222.390.270
2.957.409
602.800.569
1.228.179.416

9.895.868.716
3.871.333
436.710.231
1.215.608.779

(326.521.554)
913.924
(166.090.338)
(12.570.637)

(3,19)
30,9
(27,55)
(1,02)

100.312.168


208.079.481

107.767.250

107,43

28.606.108
18.480.776
10.125.332

30.763.494
15.556.124
15.207.370

2.157.386
(2.924.652)
5.082.038

7,54
(15,83)
50,19

110.437.500

223.286.851

112.849.351

102,18


22.087.500
88.350.000

44.657.370
178.629.481

22.569.870
90.279.481

102,18
102,18

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016(phụ lục 5)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Doanh thu của công ty chủ yếu là từ các công trình xây dựng. Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là 12.150.725.014 đồng, năm 2016 là
11.752.395.874 đồng, giảm 398.329.140 đồng so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ
giảm 3,28%. Làm cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
398329140 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3,28%. Điều này ảnh hưởng không tốt
tới công ty.

7


- Giá vốn năm 2015 là 10.222.390.270 đồng, năm 2016 là 9.895.868.716
đồng, giảm so với năm 2015 là 326.521.554 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3,19%.
Sự giảm này là hợp lý do doanh thu cũng giảm với tỷ lệ xấp xỉ như vậy.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2015 là 2.957.409 đồng, năm 2016 là
3.871.333 đồng, tăng so với năm 2015 là 913.924 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
30,9%. Tăng một lượng tiền không lớn nên nó không ảnh hưởng nhiều đến lợi

nhuận của công ty.
- Chi phí tài chính năm 2015 là 602.800.569 đồng, năm 2016 là 436.710.231
đồng, giảm so với năm 2015 là 166.090.338 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 27,55%.
Chi phí tài chính tỷ lệ nghịch với kết quả kinh doanh nên việc giảm này là tốt.
- Chi phí quản lý kinh doanh năm 2015 là 1.228.179.416 đồng, năm 2016 là
1.215.608.779 đồng, giảm so với năm 2015 là 12.570.637 đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 1,02%. Điều này ảnh hưởng tốt tới công ty.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2016 so với năm 2015 tăng
107.767.250 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 107,43%.
Mặt khác, thu nhập khác tăng 2.157.386 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,54%.
Trong khi chi phí khác lại giảm 2.924.652 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15,83%.
Điều này làm cho lợi nhuận khác tăng 5.082.038 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
50,19%.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 so với 2015 tăng 112.849.351
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 102,18%. Việc tăng này chủ yếu là do các khoản chi
phí giảm mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Làm cho chi phí
thuế TNDN tăng 22.569.870 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 102,18%. Dẫn đến lợi
nhuận sau thuế TNDN tăng 90.279.481 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 102,18%.
Nhìn chung thì tình hình kinh doanh của công ty năm 2016 so với năm
2015 là khá tốt.

8


II.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI ĐƠN VỊ
II.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin

và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp
ứng các yêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp và gián tiếp.
Hiện nay công ty đang áp dụng mô hình kế toán tập trung.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được mô tả như sau:
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Kế toán
TM, thanh
toán

Kế toán
công nợ,
TGNH

Kế toán

Thủ quỹ

TSCĐ
Vật tư

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị
Gia Hưng
 Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp tổ chức quản lý và điều hành bộ máy kế
toán. Có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho giám đốc, trực tiếp lãnh
đạo các nhận viên kế toán trong công ty, kiểm tra công tác thu thập và xử lý chứng
từ kiểm soát và phân tích tình hình vốn của đơn vị. Cuối tháng, kế toán trưởng có
nhiệm vụ kiểm tra báo cáo quyết toán do kế toán tổng hợp nên để báo cáo cho lãnh
đạo.

9


- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra số liệu của các kế toán
viên rồi tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán theo quý. Tập hợp các chị phí, xác định
doanh thu, hạch toán lãi lỗ và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Kế toán
tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán với nhà nước.
- Kế toán tiền mặt và thanh toán: Ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ các
khoản thu chi tiền mặt, thanh toán nội bộ và các khoản thanh toán khác, đôn đốc
việc thực hiện tạm ứng.
- Kế toán công nợ và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động của
tiền gửi ngân hàng và tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ
chức.
- Kế toán tài sản cố định: Kiểm tra, giám sát về số lượng hiện trạng TSCĐ
hiện có, tình hình tăng giảm và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
- Thủ quỹ : Có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi và quản lý tiền mặt của
công ty.
 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là: Theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính.

- Niên độ kế toán năm:Năm tài chính tính theo năm dương lịch được bắt đầu
từ 01/01 đến ngày 31/12. Kỳ kế toán theo năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Tất cả các nghiệp vụ kế toán đều
được ghi chép trên sổ sách kế toán cũng như trình bày trên các Báo Cáo Tài Chính
sử dụng Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Kế toán tổng hợp: Đơn vị kế toán tổng hợp Hàng tồn kho, chi phí sản xuất,
tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Giá NVL, CCDC
mua vào ghi theo giá thực tế. Giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền.
- Khấu hao TSCĐ: Đơn vị khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Thuế GTGT: Được tính theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức tổ chức sổ: Hình thức sổ nhật ký chung trên máy. Để đảm bảo cung
cấp số liệu chính xác kịp thời phục vụ cho quy trình ra quyết định của các nhà quản
trị, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán EFFECT trong công tác kế toán, phù hợp
nhất cho hạch toán và quản lý. Chương trình cho phép cập nhật số liệu từ các hoá
10


đơn chứng từ, số liệu chỉ được nhập một lần. Sau đó, hệ thống xử lý thông tin tự
động của phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật các thông tin trên các hoá đơn
chứng từ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Cuối kì kế toán, khi kế toán tiến hành
khoá sổ, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất ra các báo cáo Tài Chính và cả các
báo cáo quản trị.
II.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
II.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu:
- Tổ chức hệ thống chứng từ
Các chứng từ ban đầu phục vụ cho công tác kế toán của công ty được xây
dựng giống như biều mẫu của chế độ kế toán hiện hành theo Thông tư
133/2016/QĐ-BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính. Và áp dụng một số
chứng từ chủ yếu sau:

Lao động tiền lương bao gồm: bảng chấm công (số hiệu 01a-LĐTL), bảng
thanh toán tiền lương (số hiệu 02-LĐTL), bảng thanh toán tiền thưởng (số hiệu 03LĐTL), giấy đi đường (số hiệu 04-LĐTL), bảng kê trích nộp các khoản theo lương
(số hiệu 10-LĐTL), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL).
Hàng tồn kho bao gồm: phiếu nhập kho (số hiệu 01-VT), phiếu báo vật tư còn
lại cuối kỳ (số hiệu 04-VT), bảng kê mua hàng (số hiệu 06-VT), bảng phân bổ
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (số hiệu 07-VT).
Tiền tệ bao gồm: phiếu thu (số hiệu 01-TT), phiếu chi (số hiệu 02-TT), giấy đề
nghị tạm ứng (số hiệu 03-TT), giấy thanh toán tiền tạm ứng (số hiệu 04-TT), giấy
đề nghị thanh toán (số hiệu 05-TT), biên lai thu tiền (số hiệu 06-TT), bảng kiểm kê
quỹ (dùng cho VND) (số hiệu 08a-TT), bảng kê chi tiền (số hiệu 09-TT).
Tài sản cố định bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ (số hiệu 01-TSCĐ), biên
bản thanh lý TSCĐ (số hiệu 02-TSCĐ), biên bản đánh giá lại TSCĐ (số hiệu 04TSCĐ), biên bản kiểm kê TCSĐ (số hiệu 05-TSCĐ), bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ (số hiệu 06-TSCĐ).
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty.
Trình tự và thời gian luân chuyển do kế toán trưởng tại đơn vị quy định. Các
chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài đưa vào đều được tập trung tại bộ
phận kế toán của đơn vị. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ
các phòng ban chức năng trong công ty đến phòng kế toán tài chính, bộ phận kế

11


toán phải kiểm tra kỹ càng các chứng từ và sau khi kiểm tra xác minh là hợp lý, hợp
pháp, hợp lệ mới được dùng chứng từ đó để ghi sổ. Sau đó phòng kế toán tiến hành
hoàn thiện và ghi sổ kế toán, quá trình này được tính từ khâu đầu tiên là lập chứng
từ (hay tiếp nhận chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ.
Gồm các bước sau:
 Lập chứng từ kế toán: chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải
rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên

chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải
khớp, đúng với số tiền viết bằng số. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo
quy định cho mỗi chứng từ. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải
đảm bảo nội dung quy định cho từng chứng từ kế toán.
 Kiểm tra chứng từ kế toán, gồm: Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ
của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ; Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên
chứng từ kế toán; Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người
lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế; Khi kiểm tra chứng từ
kế toán nếu phá thiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính
của Nhà nước và đơn vị, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Giám đốc
và Kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với
những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng,
thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cho nơi lập
chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng làm căn
cứ ghi sổ.
 Ghi sổ kế toán: khi kiểm tra xong thì kế toán hạch toán vào sổ kế toán.
 Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán: chứng từ kế toán đã sử dụng phải được
sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ,
tài liệu kế toán của Nhà nước. Mọi trường hợp mất chứng từ gốc đều phải báo cáo
với Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng
trường hợp mất hóa đơn bán hàng, biên lai, séc trắng phải báo cơ quan thuế hoặc cơ
quan công an địa phương số lượng hóa đơnmất, hoàn cảnh bị mất để có biện pháp
xác minh, xử lý theo pháp luật. Đồng thời phải sớm có biện pháp thông báo và vô

12


hiệu hóa chứng từ bị mất.
Sau đây là ví dụ về trình tự luân chuyển phiếu chi tại công ty:

Người đề

Kế toán

Kế toán

nghị chi


thanh toán

trưởng

Lập giấy đề
nghị thanh
toán tạm
ứng

Lập phiếu
chi

Giám đốc

Thủ quỹ

Kí và duyệt
phiếu chi

Không đồng ý


Đồng ý

ý

Ký phiếu
chi

Nhận
phiếu chi

Nhận
phiếu chi

Xuất tiền
Nhận tiền
và kí phiếu
chi

Ghi sổ
quỹ

Ghi sổ kế
toán

Bảo quản
và lưu trữ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ thu tiền mặt
Phiếu chi được lập làm 3 liên:
+ Liên 1: Lưu lai nơi lập.
+ Liên 2: Được chuyển cho phòng kế toán.

+ Liên 3: Do thủ quỹ giữ.
Quy trình nhập kho:

13


Trách nhiệm luân Người
chuyển

nhập

Bước công việc

hàng

1. Đề nghị nhập hàng
2. Lập biên bản kiểm

3. Lập

phiếu

Ban

kiểm Phụ

nghiệm

trách Kế


mua NVL

toán

viên

Thủ kho

1
2

nhập
3

hàng bằng phần mềm
và in phiếu nhập kho
4. Ký phiếu nhập
4

5. Nhập hàng
5

6. Ghi sổ
6

7. Bảo quản, lưu trữ
7

Sơ đồ 2.3: Quy trình nhập kho NVL tại công ty
Bước 1: Sau khi nhận được yêu cầu nhập NVL, phụ trách mua NVL sẽ cử

người đi mua hoặc đặt hàng. Khi về đến công ty, người mua có trách nhiệm viết
phiếu nhập hàng và giao cho ban kiểm nghiệm.
Bước 2: Ban kiểm nghiệm nhận được phiếu đề nghị nhận hàng sẽ kiểm tra
hàng theo đúng giấy đề nghị và lập biên bản kiểm nghiệm cho kế toán.
Bước 3: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lập phiếu nhập hàng trên phần mềm kế
toán EFEECT sau đó in phiếu nhập và giao cho thủ kho.
Bước 4: Phụ trách mua NVL kiểm tra và ký phiếu nhập rồi chuyển cho thủ
kho.
Bước 5: Thủ kho làm nhiệm vụ nhập hàng vào kho và ký phiếu nhập rồi lại
giao lại cho kế toán tổng hợp
Bước 6 + 7: Kế toán ghi sổ nghiệp vụ nhập hàng và bảo lưu chứng từ
II.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:

14


Doanh nghiệp áp dụng theo thông tư số 133/2016/TT-BTC của bộ tài chính áp
dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hệ thống tài khoản tổng hợp: 111-Tiền mặt, 112-Tiền gửi ngân hàng, 131-Phải
thu của khách hàng, 133-Thuế GTGT được khấu trừ, 136-Phải thu nội bộ, 138-Phải
thu khác, 141-Tạm ứng, 151-Hàng mua đang đi đường, 152-Nguyên liệu, vật liệu,
153-Công cụ, dụng cụ, 154-Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, 155-Thành
phẩm, 156-Hàng hóa, 157-Hàng gửi đi bán, 211-Tài sản cố định, 214-Hao mòn
TSCĐ, 228-Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, 229-Dự phòng tổn thất tài sản, 214Xây dựng cơ bản, 242-Chi phí trả trước, 331-Phải trả cho người bán, 333-Thuế và
các khoản phải nộp cho Nhà nước, 334-Phải trả người lao động, 335-Chi phí phải
trả, 336-Phải trả nội bộ, 228-Phải trả, phải nộp khác, 341-Vay và nợ thuê tài chính,
352-Dự phòng phải trả, 353-Quỹ khen thưởng phúc lợi, 411-Vốn đầu tư chủ sở hữu,
418-Các quỹ thuộc VCSH, 421-LNST chưa phân phối, 511-Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, 515-Doanh thu hoạt động tài chính, 632-Giá vốn hàng bán, 635Chi phí TC, 642-Chi phí QLDN, 711-Thu nhập khác, 811-Chi phí khác, 911-Xác
định KQKD.

Một số tài khoản chi tiết: 1111-Tiền Việt Nam, 1112-Tiền ngoại tệ, 11211-Tiền
VNĐ gửi tại Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc, 11212-Tiền VNĐ gửi có kỳ hạn gửi tại
ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 11213- Tiền VNĐ gửi trong tài khoản đầu tư chứng
khoán, 1521-Nguyên vật liệu chính, 1522-Nguyên vật liệu phụ, 1523-Nhiên liệu,
1528-Nguyên vật liệu khác.
Công ty không sử dụng tài khoản 611-Mua hàng do công ty áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên.
- Kế toán quá trình cung cấp:
Mua hàng: Ngày 10/02/2017, Công ty mua dây điện của Công ty TNHH
Thương Mại Thanh Hương dùng cho bộ phận sản xuất, giá mua chưa thuế
5.750.000 (đồng), thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. Lô vật
liệu đã về nhập kho đủ kho nguyên liệu theo hóa đơn GTGT số 0001269.
Nợ TK 152: 5.750.000
Nợ TK 1331: 575.000
Có TK 1111: 6.325.000
(Phụ lục 2: Hóa đơn giá trị gia tăng vật liệu mua vào)

15


Ngày 10 tháng 02 năm 2017, theo hóa đơn GTGT số 0001269 mua vật liệu về
nhập kho, đại diện bên giao (CB Vật tư) yêu cầu lập Biên bản bàn giao vật tư.
(Phụ lục 3: Biên bản bàn giao vật tư)
Ngày 10 tháng 02 năm 2017, căn cứ vào biên bản bàn giao vật tư (phụ lục 3)
Trưởng ban công trình yêu cầu lập Biên bản kiểm nghiệm.
(Phụ lục 4: Biên bản kiểm nghiệm)
- Kế toán chi phí: Ngày 15 tháng 10 năm 2017, theo hóa đơn GTGT số
0001946, thanh toán tiền chi tiếp khách của của công ty TNHH XD và thương mại
Việt phương số tiền chưa thuế 700.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh
toán bằng tiền mặt.

Nợ TK 64228: 700.000
Nợ TK 1331: 70.000
Có TK 1111: 770.000
- Kế toán tiêu thụ và kết quả: xác định kết quả kinh doanh quý 2 năm 2017
*Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511: 4.011.567.000
Nợ TK 515: 850.000
Nợ TK 711: 8.350.500
Có TK 911: 4.020.767.500
*Kết chuyển giá vốn và chi phí:
Nợ TK 911: 3.964.382.850
Có TK 632: 3.480.564.750
Có TK 635: 129.007.000
Có TK 642: 350.251.100
Có TK 811: 4.560.000
*Kết chuyển chi phí thuế TNDN:
Nợ TK 911: 11.276.930
Có TK 8211: 11.276.930
*Kết chuyển lãi lỗ:
Nợ TK 911: 45.107.720
Có TK 4212: 45.107.720
II.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý
thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính
và báo cáo quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời
những nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế
toán chi tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào
Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết.

16


Đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa 2
bảng tiến hành lập báo cáo tài chính.
Các sổ tổng hợp: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ
nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng, sổ cái các tài khoản.
Các sổ chi tiết: sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ chi tiết dụng cụ, thành phẩm, hàng
hóa, NVL, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết bán hàng, thẻ tính giá
thành sản phẩm, sổ TSCĐ…
II.1.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán:
- Kỳ kế toán áp dụng là kỳ kế toán tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày
31 tháng 12 năm dương lịch.
- Hệ thống báo cáo tài chính của công ty do kế toán trưởng lập. Công ty thực
hiện lập báo cáo tài chính hằng năm theo đúng chế độ kế toán hiện hành phù hợp
với biểu mẫu Nhà nước quy định theo đúng yêu cầu với loại hình doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Báo cáo kế toán của Công ty CP Xây Dựng và phát triển đô thị Gia Hưng
gồm 4 báo cáo chính, được lập vào cuối mỗi năm tài chính:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Nơi nộp báo cáo tài chính: Chi cục thuế Vĩnh Phúc (đường Nguyễn Trãi,
thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Thời hạn nộp: chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Ngoài các báo cáo bắt buộc theo quy định, công ty còn lập thêm một số báo
cáo nội bộ nhằm quản lý chính xác, chi tiết và kịp thời về tài sản, nguồn vốn của
doanh nghiệp như thu chi hàng ngày, báo cáo phân tích tuổi nợ. Đồng thời kế toán
công ty cũng lập các báo cáo quản trị cho các nhà quản trị khi có yêu cầu. Các báo

cáo quản trị sau khi lập được chuyển đến cho kế toán trưởng, kế toán trưởng xem
xét và gửi cho Giám đốc công ty và các bộ phận liên quan.
II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
II.2.1. Bộ phận thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh tế
- Bộ phận thực hiện: Công ty hiện chưa có bộ phận phân tích riêng mà định kỳ
phòng kế toán - tài chính của công ty tiến hành phân tích.
- Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: công ty áp dụng phân tích kinh tế định
kỳ 6 tháng, cuối năm sau khi đã khóa sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra,
có thể thực hiện phân tích kinh tế khi cần thiết và có yêu cầu của Ban giám đốc.

17


- Nguồn dữ liệu phân tích kinh tế: Các phòng ban trong công ty cung cấp và từ
thị trường bên ngoài. Ví dụ như Bảng cân đối kế toán, Báo quả kết quả HĐKD do
phòng Kế toán – Tài chính cung cấp.
II.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
- Công ty chưa thực hiện được nhiều chỉ tiêu mà chỉ mới phân tích một số chỉ
tiêu về vật tư, nguyên vật liệu, doanh thu và lao động.
- Phương pháp phân tích: so sánh, tỷ lệ.
- Sau đây em sẽ phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của công ty như sau:

18


Bảng 2.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm
2015 và 2016
So sánh
Tỷ lệ


STT

Các chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(1)
1

(2)
Tổng vốn KD bình quân
Vốn lưu động bình quân
Vốn cố định bình quân
Tổng DT
Lợi nhuận thuần từ KD
VCSH bình quân
Hệ số doanh thu trên

(3)
12.419.015.496
11.651.028.910
767.986.586
12.153.682.423
110.437.500
3.830.895.722

(4)
14.740.128.675

14.016.657.308
723.471.367
11.756.267.207
223.286.851
4.028.605.573

(5)
2.321.113.179
2.365.628.398
(44.515.219)
(397.415.216)
112.849.351
197.709.851

(%)
(6)
2,59
20,3
(5,8)
(3,27)
102,18
5,16

0,979

0,798

(0,181)

(18,49)


1,043
15,825

0,839
16,25

(0,204)
0,425

(19,56)
2,69

0,0089

0,0151

0,0062

69,66

0,0095

0,0159

0,0064

67,37

0,1438


0,3086

0,1648

114,6

12.419.015.496
88.350.000

14.740.128.675
178.629.481

2.321.113.179
90.279.481

2,59
102,18

0,0071

0,0121

0,005

70,42

0,0231

0,0443


0,0212

91,77

2
3
4
5

6

VKD
Hệ số DT trên VLĐ
Hệ số DT trên VCĐ
Hệ số lợi nhuận trên vốn
KD
Hệ số lợi nhuận trên
VLĐ
Hệ số lợi nhuận trên

7
8
9
10

VCĐ
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời của

TS (ROA)
Khả năng sinh lời của
VCSH (ROE)

Số tiền

Nhận xét: Từ những số liệu phân tích ở trên ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2016 so với năm 2015 giảm 397.415.216 đồng, tương
ứng với tỷ lệ giảm 3,27%.
Tổng vốn kinh doanh (VKD) bình quân tăng 2.321.113.179 đồng tương ứng
với tỷ lệ tăng 2,59%, nên dẫn đến:
- Hệ số doanh thu trên VKD bình quân năm 2015 là 0,979 lần, tức là cứ 1
đồng VKD bình quân bỏ ra tạo ra 0,979 đồng doanh thu. Đến năm 2016, hệ số
doanh thu trên VKD bình quân là 0,798 lần, tức là cứ 1 đồng VKD bình quân bỏ ra
thu được 0,798 đồng doanh thu. Giảm 0,181 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 18,49%.

19


Nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm trong khi tổng vốn kinh doanh bình quân
lại tăng.
- Hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân năm 2015 là 0,0089 lần, tức là 1 đồng
VKD bình quân bỏ ra thu được 0,0089 đồng lợi nhuận. Đến năm 2016 hệ số lợi
nhuận trên VKD bình quân là 0,0151 lần, tức là 1 đồng VKD bình quân bỏ ra thu
được 0,0151 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2015 thì năm 2016 khả năng sinh
lời tăng 0,0062 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 69,66%.
Vốn lưu động bình quân năm 2016 tăng 2.365.628.398 so với năm 2015,
tương ứng với tỷ lệ tăng 20,3%, dẫn đến:
- Hệ số doanh thu trên VLĐ bình quân năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,204
lần tương ứng với tỷ lệ giảm 19,56%. Nguyên nhân là do doanh thu giảm 3,27%

trong khi VLĐ tăng 20,3%.
- Hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,0064 lần tương
ứng với tỷ lệ tăng 67,37%. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận thuần năm
2016 so với năm 2015 (tăng 102,18%) lớn hơn tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu năm
2016 so với năm 2015 (tăng 5,16%).
Vốn cố định bình quân năm 2016 giảm 44.515.219 đồng so với năm 2015,
tương ứng với tỷ lệ giảm 5,8%, dẫn đến:
- Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,425
lần tương ứng với tỷ lệ tăng 2,69%. Nguyên nhân là do tỷ lệ giảm doanh thu năm
2016 so với năm 2015 (giảm 3,27%) nhỏ hơn tỷ lệ giảm của VCĐ (giảm 5,8%).
- Hệ số lợi nhuận trên VCĐ năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,1648 lần tương
ứng với tỷ lệ tăng 114,6%. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015
tăng 102,18% trong khi VCĐ giảm 5,8%.
Khả năng sinh lời:
- Khả năng sinh lời của VCSH năm 2015 là 0,0231 lần, tức là 1 đồng VCSH
bình quân bỏ ra thu được 0,0231 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2016 hệ số lợi
nhuận trên VCSH bình quân là 0,0443 lần tức là 1 đồng VCSH bình quân bỏ ra đã
thu được 0,0443 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2015 thì năm 2016 khả năng
sinh lời tăng 0,0212 lần tương ứng tỷ lệ tăng 91,77%. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng
của lợi nhuận sau thuế (tăng 102,18%) lớn hơn tỷ lệ tăng của VCSH bình quân
(tăng 5,16%).
- Khả năng sinh lời của TS năm 2015 là 0,0071 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản sử
dụng tạo ra được 0,0071 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016, chỉ tiêu này là 0,0121

20


lần, tức là cứ 1 đồng tài sản sử dụng thu được 0,0121 đồng lợi nhuận sau thuế. Như
vậy so với năm 2015, năm 2016 tăng 0,005 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 70,42%.
Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015

(tăng 102,18%) lớn hơn tỷ lệ tăng của tài sản bình quân (tăng 2,59%).
Kết luận: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2016 tốt hơn so
với năm 2015, trong đó hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN tốt hơn vốn lưu động.
Nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu của công ty nên cần có kế hoạch để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa trong giai đoạn tới đặc biệt là sử dụng
nguồn vốn lưu động một cách hiệu quả hơn.
II.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích
- Báo cáo nhân sự: báo cáo về số lượng, số ngày làm việc, năng suất lao động.
Để đánh giá việc sử dụng lao động của công ty có hiệu quả hay không. Báo cáo này
công bố kết quả cho phòng Tổ chức – Hành chính.
- Báo cáo về vật tư, NVL: báo cáo về giá cả, nguồn cung cấp, số lượng, chất
lượng. Để so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp, chất lượng chỗ nào tốt hơn để đưa
ra lựa chọn tốt nhất cho công ty. Báo cáo này công bố kết quả cho phòng Kế hoạch
– Kinh doanh – Đầu tư.

21


×