Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn công nông nghiệp Hà Nộị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.13 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN............1
CÔNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI...............................................................................1
1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội.........................1
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty....................................................................1
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty......................................................................2
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của công ty............................4
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA.......5
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI..........5
2.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty 5
2.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Công nông nghiệp Hà Nội...............................................................................7
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUY PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI........................................................................................................................9
3.1. Thực trạng thi hành hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt
động kinh doanh của công ty......................................................................................9
3.2. Tác động của hệ thống qui phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động
kinh doanh của công ty..............................................................................................12
3.2.1. Tác động theo hướng thuận lợi của hệ thống pháp luật thương mại đối với
doanh nghiệp..............................................................................................................12
3.2.2. Tác động theo hướng hạn chế của hệ thống pháp luật thương mại đối với
doanh nghiệp .............................................................................................................12

1



CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ......15
THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH.15
NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI..........................................15
4.1. Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật của công ty TNHH Công
nông nghiệp Hà Nội...................................................................................................15
4.1.1. Kết quả đạt được...............................................................................................15
4.1.2. Hạn chế.............................................................................................................15
4.2. Đánh giá chung về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của
công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội................................................................16
4.2.1. Tích cực............................................................................................................. 16
4.2.2. Hạn chế.............................................................................................................17
CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.............................18
5.1. Đối với công ty.....................................................................................................18
5.2. Đối với hệ thống pháp luật.................................................................................18
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN
HƯỚNG DẪN............................................................................................................19
KẾT LUẬN................................................................................................................20

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TNHH
BLDS
BLLĐ
BHXH, BHYT

Giải thích nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn

Bộ luật Dân sự
Bộ luật Lao động
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

3


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam
đang từng bước phát triển và dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế đưa
đất nước đến những cơ hội mới song cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức.
Đứng trước ngưỡng của đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và
hoàn thiện các chính sách, đặc biệt là phải có các công cụ pháp luật hữu hiệu. . Chính
vì vậy, trong những năm gần đây, nước ta đã chủ động xây dựng, sửa đổi các văn bản
pháp luật nhằm mang lại cho các doanh nghiệp hành lang pháp lý vững chắc để doanh
nghiệp có cơ hội phát triển đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước có thể
quản lý các doanh nghiệp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng tại các
doanh nghiệp vẫn tồn tại không ít những điểm hạn chế, thiếu sót của hệ thống pháp
luật gây những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trinh sản xuất kinh doanh cũng
như các hoạt động tổ chức của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty TNHH Công nông
nghiệp Hà Nội, em đã bước đầu nắm bắt được những kiến thức về quy mô hoạt động
cũng như việc thực hiện các chính sách pháp luật của công ty. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên tại Công ty TNHH
Công nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình và giúp em bồi
dưỡng được thêm nhiều kiến thức mới, thu thập được những số liệu phục vụ cho quá
trình hoàn thành bài báo cáo thực tập và khóa luận sau này.
Do thời gian thực tập và trình độ của em còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét từ quý công ty cũng
như các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng 01 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Lan Thanh

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
CÔNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội
 Tên giao dịch: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nông nghiệp Hà Nộị
 Tên giao dịch quốc tế: HA NOI INDUSTRY AGRICULTURE COMPANY
LIMITED
 Tên người đại diện theo pháp luật: Lê Văn Minh
 Vốn điều lệ: 9.000.000.000 VND (Chín tỷ đồng)
 Mã số doanh nghiệp: 0105554157
 Ngày thành lập: 07/10/2011
 Trụ sở chính: Số 26 đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ
Liêm, Thành phố Hà Nội
 Điện thoại: 024.791.7739 Fax: 024.791.7618
 Website:
Cùng với sự phát triển và trưởng thành của nền kinh tế nhiều thành phần của
nước ta, công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội cũng đã đóng góp một vị trí quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế chuyển đổi.
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, được sự hỗ
trợ của các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, công ty Công nông
nghiệp Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc đưa máy móc vào đồng ruộng, thực
hiện thành công chương trình cơ giới hóa nông nghiệp ở nhiều địa bàn sản xuất lúa

trọng điểm, được đối tác Kubota - Nhật Bản lựa chọn là đơn vị cung cấp máy móc,
thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp và chuyển giao công nghệ. Đến nay công ty đã xây
dựng được quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín từ khâu sản xuất mạ khay, làm đất,
cấy, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Qua đó
có thể thấy rõ những thành tựu mà công ty đã đạt được, góp phần không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế nông nghiệp, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của những
người nông dân lao động vất vả.
Ngành nghề kinh doanh của công ty: Kinh doanh máy móc, thiết bị vật tư sử
dụng trong hoạt động nông nghiệp.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
 Chức năng của công ty
- Thực hiện đúng các quy định của Bộ lao động – thương binh và xã hội về việc
ký kết các hợp đồng lao động.
1


- Tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh tế
- Thực hiện các chế độ, báo cáo thông kê định kỳ theo quy định của nhà nước
- Đảm bảo sử dụng hiệu quả yếu tố sức lao động, không ngừng nâng cao bồi
dưỡng trình độ của đội ngũ lao động.
- Việc điều hành, quản lý công ty được tiến hành trên cơ sở quyền làm chủ tập
thể của cán bộ công nhân viên chức, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh
doanh, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của người lao động và doanh
nghiệp, trong đó lợi ích của người lao động là đối tượng tác động trực tiếp.
 Nhiệm vụ của công ty
- Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường;
- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp để sản xuất kinh doanh, tổ chức và theo
dõi các hoạt động tài chính trong và ngoài công ty nhằm cân đối tài chính;
- Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;
- Tổ chức quản lý khối lượng, đơn giá và quyết toán thu chi;

- Thực hiện công tác an toàn lao động cho người lao động;
- Chấp hành pháp luật, thực hiện chố độ hạch toán thống kê thống nhất và thực
hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
Nhiệm vụ chính là cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ vào trong nông nghiệp
tạo nên quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín bằng máy móc với năng suất lao động
cao, chi phí thấp và sản lượng thu hoạch cao hơn phương pháp thủ công. Ngoài ra
công ty còn có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu về bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản
xuất được liên tục cho khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

2


Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội

GIÁM ĐỐC

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KỸ
THUẬT
VÀ DỊCH

VỤ

PHÒNG
CHĂM
SÓC
KHÁCH
HÀNG

PHÒNG KẾ
TOÁN

Trải qua quá trình phát triển đến nay là hơn bảy năm, cùng với sự thay đổi của cơ
chế thị trường, cơ cấu bộ máy của công ty có những thay đổi để thích ứng, phù hợp với
sự thay đổi của cơ chế thị trường. Công ty có cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một
thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu tuy đơn giản nhưng bảo đảm theo đúng theo quy
định của pháp luật. Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc là người có quyền điều hành cao
nhất trong mọi hoạt động của công ty, thực hiện quyết định chiến lược phát triển và kế
hoạch kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo xuống các phòng ban, và có thể quyết định thực
hiện các thủ tục thay đổi loại hình công ty, phương hướng hoạt động,.. Mỗi phòng ban
trong công ty đều có chức năng và nhiệm vụ chuyên trách riêng, cụ thể như sau:
Phòng kế toán trong công ty là một phòng ban quan trọng có chức năng quản lý,
kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện các chế độ kế toán- thống kê quản lý tài chính; Đáp
ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế
hoạch đã định.
Phòng hành chính trong công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội là bộ phận
tham mưu, giúp việc cho giám đốc và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ
chức, quản lý lao động. Bên cạnh đó, phòng có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các bộ
phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy.
Phòng kinh doanh trong công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội thực
hiện chức năng lập các kế hoạch kinh doanh, thực hiện hoạt động bán hàng và cung

cấp dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.

3


Phòng kỹ thuật và dịch vụ trong công ty có chức năng quản lý, sửa chữa, bảo
dướng và bảo hành máy móc, thiết bị; thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công
nhằm đảm bảo đúng tiến độ, an toàn, chất lượng một cách hiệu quả đúng như mục tiêu
đã đề ra.
Phòng chăm sóc khách hàng thực hiện các việc hỗ trợ, tham mưu, đề xuất các kế
hoạch chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên nhằm làm hài lòng khách hàng;
triển khai và thực hiện chiến lược nhằm xây dựng hoạt động, chính sách chăm sóc
khách hàng cụ thể và ngày càng chuyên nghiệp.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của công ty
Về cơ sở vật chất, hiện nay công ty có trụ sở chính tại số 26 Phạm Văn Đồng,
Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội là nơi thực hiện các công
việc văn phòng, sổ sách kế toán trong công ty cũng đồng thời là nơi tiếp đón khách
hàng, giao dịch hợp đồng. Trụ sở chính được trang bị các máy tính nối mạng internet
tốc độ cao, máy in, máy fax, điện thoại và các vật dụng cần thiết cho mỗi phòng ban,
mỗi nhân viên nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
Sau hơn bảy năm hoạt động, mạng lưới kinh doanh của công ty TNHH Công
nông nghiệp Hà Nội đã mở rộng toàn miền Bắc, tập trung tại khu vực chính như Hà
Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa,.. và hiện nay còn vươn ra một số tỉnh lớn của
miền Trung.

4


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

2.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức hoạt động của
công ty
 Luật Doanh nghiệp
Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp được thành lập từ
năm 2011, do đó, các hoạt động tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh
bởi Luật Doanh nghiệp 2005. Cụ thể là các quy định về thành lập doanh nghiệp được
quy định tại Chương II (từ Điều 9 đến Điều 25) và các quy định về tổ chức công ty
TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu.
Tiếp đến thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời, thay thế Luật Doanh nghiệp
2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thì việc tổ chức cũng như hoạt động của các
doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Công nông nghiệp nói riêng chịu sự điều
chỉnh chặt chẽ của Luật này. Luật Doanh nghiệp 2014, được đánh giá là một bước tiến
mạnh mẽ trong hoạt động cải cách môi trường pháp lý hoạt động cho doanh nghiệp.
Các quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động công ty, về chủ tịch hội đồng
thành viên, giám đốc công ty cũng như các nội dung liên quan đến người đại diện theo
pháp luật, quyền và nghĩa vụ của giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên,.. được công
ty cập nhật đầy đủ và kịp thời sửa đổi bổ sung điều lệ công ty và các quy định tương
ứng phù hợp với các quy định mới trong Luật Doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra, việc thành lập, tổ chức của công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội
còn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của các văn bản dưới luật có liên quan như Nghị định
78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/11/2015 và thay thế
Nghị định 43/2010/NĐ-CP, 05/2013/NĐ-CP, Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi
tiết một số điều của Luật doanh nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 08/12/2015,..
 Bộ Luật Lao động
Để hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách có hiệu quả và lâu
dài, trước hết, công ty cần phải tiến hành tuyển dụng, sử dụng lao động một cách hợp
lý, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định pháp luật về thực hiện đúng nghĩa vụ đối với
người lao động về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ
đãi ngộ, BHYT hay BHXH, an toàn- vệ sinh lao động,..
Về tuyển dụng lao động, khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động, công

ty phải tuân thủ nghiêm túc quy định của BLDS về hợp đồng dân sự, ngoài ra, phải
đảm bảo về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao

5


động, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng lao động,.. được quy định chi tiết và
chặt chẽ trong Bộ luật Lao động 2012.
Về quá trình sử dụng lao động, công ty cũng phải tuân thủ đúng theo quy định
của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động về thời giờ làm việc, tiền lương,
chế độ phụ cấp, khen thưởng hay đặc biệt là chế độ đối với lao động nữ trong công ty
như chế độ thai sản,.. được quy định trong Bộ luật Lao động 2012.
Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu thêm các nghị định khác như: Nghị định
05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dụng của BLLĐ
trong đó có một số nội dung quan trọng về tiền lương, trợ cấp thôi việc, mất việc, Nghị
định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về chính sách đối với
lao động nữ,…
 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm
xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Công ty luôn tuân theo quy định về
các chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí… cũng như các chính sách
bảo hiểm xã hội cho công nhân trong công ty được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội
2014.
 Luật Thuế
Các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội nói
riêng đều được hưởng những lợi ích từ Nhà nước, đều được pháp luật bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình để xây dựng và phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp phải thực hiện
nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước, đó là đóng thuế.

Hằng năm, công ty phải thực hiện kê khai và nộp các loại thuế và chịu sự điều
chỉnh trực tiếp của hệ thống pháp luật về thuế như sau: Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, Luật Thuế môn bài, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
Luật thuế giá trị gia tăng. Trong đó, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2009, được sửa đổi bổ sung 2014 có tác động trực tiếp và rõ rệt nhất
đối với doanh nghiệp, chứa đựng các quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế,
thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác liên quan như: Nghị định
218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp; Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực
6


từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng.
2.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội
 Luật Thương mại 2005
Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch và đã được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, sinh lời. Bên cạnh đó, nghiệp vụ
kinh doanh của công ty đa dạng gồm nhiều hoạt động sản xuất hàng hóa, mua bán trao
đổi, do đó, Luật Thương mại 2005 được xem là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh các hoạt
động kinh doanh, sản xuất của công ty. Các hoạt động thương mại của công ty như
mua bán, thuê các sản phẩm máy móc, thiết bị, cung ứng các dịch vụ, các hoạt động
xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại,..; Các hoạt động trung gian thương
mại như chi nhánh, đại lý..; Các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hóa; Các chế tài thương mại, giải quyết tranh chấp và xử lý vi
phạm pháp luật thương mại đều chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của Luật Thương mại

2005.
Luật Thương mại 2005 được ban hành giúp cho các hoạt động giữa các chủ thể
kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn, không những đảm bảo quyền lợi của công ty TNHH
Công nông nghiệp Hà Nội với các đối thủ cạnh tranh mà còn bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng khỏi các hành vi không trung thực mà chủ thể kinh doanh hoặc đối thủ cạnh
tranh thực hiện. Do đó, ngoài Luật Thương mại 2005, công ty còn chịu sự điều chỉnh
chặt chẽ của các văn bản dưới luật như: Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;..
 Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật dân sự (BLDS) là nguồn luật điều chỉnh chung nhất cho mọi quan hệ dân
sự phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Trước khi BLDS 2015 ra đời, công ty chịu sự
điều chỉnh của BLDS 2005 có hiệu lực từ 1/1/2006. Bộ Luật chứa đựng những quy
định về giao dịch dân sự, những quy định chung về giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa
vụ giữa các bên trong hợp đồng. Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội là doanh
nghiệp chuyên về kinh doanh, cung ứng các loại máy móc, thiết bị vật tư dùng trong
nông nghiệp ra thị trường. Vì thế, những quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với khách hàng bao gồm người tiêu dùng, các đại lý, chi nhánh,..; về nghĩa vụ và
quyền lợi của bên mua, bên bán chịu sự điều chỉnh chặt chẽ, rõ ràng trong BLDS
2005.
7


Tiếp đó, BLDS 2015 được ban hành và có hiệu lực kể từ 1/1/2017 thay thế cho
BLDS 2005 một cách kịp thời, đầy đủ hơn, là khung pháp lý mới, vững chắc điều
chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Bộ Luật có
sự tiến bộ hơn trong việc hoàn chỉnh các chế định về tài sản, quyền sở hữu, các chế
định về giao dịch, nghĩa vụ và hợp đồng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động
kinh doanh của công ty một cách minh bạch và có hiệu quả.
 Luật Cạnh tranh 2004

Là một doanh nghiệp có thị phần không quá lớn trong thị trường máy móc, thiết
bị vật tư nông nghiệp nhưng lại là đơn vị tiên phong đưa máy móc vào đồng ruộng,
thực hiện thành công chương trình cơ giới hóa nông nghiệp ở nhiều địa phương. Đặc
biệt, công ty được đối tác Kubota- Nhật Bản chọn là đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị
phụ tùng máy nông nghiệp và chuyển giao công nghệ. Vì vậy, sẽ có không ít các công
ty lớn khác trong ngành là đối thủ cạnh tranh đáng ghờm. Chính vì thế, Luật Cạnh
tranh 2004 với 6 Chương, 123 Điều bao gồm các nội dung: kiểm soát hành vi hạn chế
cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hội đồng cạnh tranh, cơ quan quản lý
cạnh tranh, điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh,…là công cụ pháp luật hữu hiệu bảo vệ
quyền lợi của công ty trong vấn đề về cạnh tranh, phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh các văn bản pháp luật kể trên, hoạt động của công ty còn chị sự điều
chỉnh chặt chẽ của các văn bản pháp luật sau:
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Luật Trọng tài thương mại 2010;
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;
- Luật bảo vệ môi trường 2014;
- Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi, bổ sung 2013;
- Các văn bản dưới Luật khác có liên quan.

8


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUY PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI
3.1. Thực trạng thi hành hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với
hoạt động kinh doanh của công ty
Thực trạng thi hành Luật Doanh nghiệp

Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội được thành lập từ 07/10/2011 là chủ
thể có tư cách pháp nhân. Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã nghiêm chỉnh
chấp hành theo những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và hiện tại là Luật Doanh
nghiệp 2014 về việc thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty.
Tại thời điểm thành lập, công ty tuân thủ đúng theo các quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005 về thủ tục đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty
TNHH một thành viên, điều lệ công ty,.. Công ty có tên gọi phù hợp với pháp luật về
đặt tên doanh nghiệp, có trụ sở chính tại Số 26 đường Phạm Văn Đồng, Phường Cổ
Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, hoạt động theo giấy phép kinh doanh
số 0105554157.
Đến nay, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty tuân thủ đúng quy định tại điều 85,
Luật Doanh nghiệp 2014. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Công
nông nghiệp Hà Nội là chủ tịch công ty kiêm Giám đốc Lê Văn Minh. Với vai trò
người đại diện theo pháp luật, ông Lê Văn Minh có quyền nhân danh công ty ký kết
các hợp đồng hoặc có thể ủy quyền cho người khác nhân danh công ty ký kết trong
phạm vi ủy quyền được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014. Hiện nay, bộ máy
quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến dưới sự lãnh đạo trực tiếp giám đốc, các
trưởng phòng ban với chức năng và nhiệm vụ riêng, phối hợp một cách hài hòa cùng
nhau tiếp tục phát triển và mở rộng công ty. Về vốn điều lệ của công ty ở thời điểm
thành lập là 9.000.000.000 VND (Chín tỷ đồng).
Qua suốt 6 năm hoạt động, công ty đã nghiêm túc thực hiện trong việc thành lập,
tổ chức và quản lý hoạt động công ty; chấp hành đúng các quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005 cũng như Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản dưới Luật có liên
quan.
Thực trạng thi hành Bộ Luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005
Trong quá trình trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp
đồng, công ty luôn nhận thức đầy đủ được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như của
các bên đối tác trong quan hệ thương mại. Công ty thực hiện các quy định về hợp đồng
9



như: thực hiện hợp đồng; sửa đổi chấm dứt hợp đồng; bồi thường thiệt hại; quyền và
nghĩa vụ của các bên; các chế tài xử lý vi pham theo quy định tại BLDS 2015 và Luật
Thương mại 2005. Công ty có nghiệp vụ kinh doanh thiết bị vật tư, máy móc là chủ
yếu nên có rất nhiều hợp đồng cần giao kết với khách hàng hay với các đại lý, chi
nhánh – chủ thể mà hợp đồng hướng tới. Do đó, công ty luôn chủ động tìm hiểu, nắm
bắt một cách kịp thời và thực thi nghiêm túc các quy định trong Luật Thương mại
2005 cũng như các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng được quy định cụ thể trong Bộ Luật
dân sự 2015 nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh đảm bảo không trái pháp luật.
Đa số, hợp đồng được xác lập bằng hình thức văn bản với đầy đủ những nội dung cơ
bản được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, nêu rõ
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng. Khi xảy ra vi phạm
trong hoạt động kinh doanh, công ty dựa trên những thoả thuận đã quy định trong hợp
đồng căn cứ theo mục 1, chương VII, Luật Thương mại 2005 phần các chế tài thương
mại để áp dụng chế tài phù hợp với từng loại vi phạm.
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty TNHH Công nông
nghiệp Hà Nội đôi khi cũng gặp phải những tranh chấp với khách hàng. Tuy nhiên,
nhờ nắm bắt tốt quy định của pháp luật công ty dựa trên những quy định tại mục 2
chương VII Luật Thương mại 2005 về giải quyết tranh chấp, hơn nữa, công ty luôn đề
cao tinh thần thiện chí, đã thống nhất với khách hàng khi có tranh chấp xảy ra sẽ sử
dụng biện pháp thương lượng, hoà giải là chủ yếu.. Công ty cũng khéo léo trong việc
vận dụng các chế tài xử lí vi phạm được quy định trong Chương VII và Chương VIII
Luật Thương mại 2005 vào quá trình hoạt động. Những chế tài được công ty áp dụng
chủ yếu là buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thực trạng thi hành Luật Cạnh tranh 2004
Là một doanh nghiệp có thị phần không quá lớn trong thị trường máy móc, thiết
bị vật tư nông nghiệp nhưng lại là đơn vị tiên phong đưa máy móc vào đồng ruộng,
thực hiện thành công chương trình cơ giới hóa nông nghiệp ở nhiều địa phương. Đặc
biệt, công ty được đối tác Kubota- Nhật Bản chọn là đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị

phụ tùng máy nông nghiệp và chuyển giao công nghệ. Vì vậy, không thể tránh khỏi
các đối thủ cạnh tranh lớn cùng ngành. Tuy nhiên, với tôn chỉ kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh, công ty không hề cho rằng đó là khó khăn mà ngược lại luôn tích cực phấn
đấu, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty, luôn đáp ứng tốt nhu
cầu cung cấp máy móc, bảo dưỡng sữa chữa định kì cho khách hàng, luôn đem lại sự
hài lòng cho khách hàng. Công ty đồng thời luôn cạnh tranh với các đối thủ trong
khuôn khổ mà Luật cạnh tranh 2004 quy định, không xâm phạm đến quyền và lợi ích
10


của các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh, không thực hiện các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
Thực trạng thi hành Bộ Luật Lao Động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Công nông nghiệp luôn luôn
coi nhân nhân lực là nguồn lực chủ yếu và mạnh nhất trong công ty. Do đó, công ty đã
có nhiều chính sách cho người lao động như người lao động trong công ty được ký
hợp đồng lao động chính thức 100%. Được công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế theo đúng quy định của nhà nước. Ngoài ra công ty còn có những chính sách , tiêu
chuẩn đãi ngộ hợp lý tuỳ theo năng lực và đóng góp của công nhân viên. Công ty xây
dựng hệ thống thang bảng lương rõ ràng theo cấp bậc, lập sổ quản lý lao động, căn cứ
để trả lương nhân viên đúng hạn, đúng năng lực và đóng góp của họ. Mức lương bình
quân mà nhân viên tịa công ty được hưởng là 7.000.000 VNĐ/ tháng, phù hợp với quy
định về mức lương tối thiểu của pháp luật quy định.
Công ty luôn tuân thủ theo quy định tại Điều 104, BLLĐ 2012, chế độ làm việc
công ty áp dụng là chế độ 8 giờ/ngày và 52 giờ/tuần. Công ty cũng bảo đảm chế độ đãi
ngộ tốt cho nhân viên. Theo quy định tại điều 108, BLLĐ 2012, người lao được nghỉ
giữa giờ ít nhất 30 phút tính vào thời giờ làm việc, ở đây công ty áp dụng linh hoạt cho
người lao động được nghỉ 1 tiếng 30 phút từ 12 giờ đến 13 giờ 30 phút. Công ty cho
người lao động được nghỉ các ngay lễ tết theo đúng quy định tại điều 115, BLLĐ
2012. Ngoài ra, những lao động nữ trong công ty được hưởng chế độ nghỉ thai sản

theo đúng quy định tại Điều 157, BLLĐ 2012.
Thực trạng thi hành Luật thuế
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty TNHH Công nông
nghiệp Hà Nội luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp
luật, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế. Công ty thực hiện nộp thuế một cách trung thực và
đúng hạn, đầy đủ cho Nhà nước.
Hàng năm công ty đều hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp các khoản thuế bao gồm môn
bài (2.000.000 đồng/năm); thuế thu nhập cá nhân (với mức lương trả cho người lao
động là 5.000.000 đồng/tháng, áp dụng thuế suất 5%) ; thuế thu nhập doanh nghiệp
(thực hiện đóng thuế với mức thuế suất 22% và từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng
mức thuế suất 20%); thuế giá trị gia tăng (mức thuế suất 10%). Công ty chưa từng bị
xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kê khai và nộp thuế.

11


3.2. Tác động của hệ thống qui phạm pháp luật thương mại đối với hoạt
động kinh doanh của công ty
3.2.1. Tác động theo hướng thuận lợi của hệ thống pháp luật thương mại đối
với doanh nghiệp
Hệ thống quy phạm pháp luật thương mại với những cải tiến, đổi mới đã và đang
tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, là khung pháp
lý vững chắc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành
thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Nhờ có những quy định pháp luật cụ thể mà công ty đi
vào hoạt động một cách ổn định, phát triển hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp,
ngăn chặn các hành vi xấu đến từ các đối thủ ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.
a. Luật Doanh nghiệp 2014
Trên cơ sở tiếp thu những quy định tiến bộ trong Luật Doanh nghiệp 2005, Luật
Doanh nghiệp bổ sung những quy định mới theo hướng thuận lợi, tích cực cho doanh
nghiệp, là tiền đề, là cơ sở pháp lý cho công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội trong

suốt quá trình thành lập, hoạt động kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2014 mang lại cho
công ty hiệu quả cao với những quy định mở rộng về huy động vốn, những quy định
cụ thể về cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty, bảo đảm cho hoạt động của công ty đạt
hiệu quả cao nhất.
b. Luật Thương mại 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015
Luật Thương mại 2005 là cơ sở pháp lý điều chỉnh hầu hết các hoạt động thương
mại của công ty. Luật thừa nhận việc áp dụng thói quen, tập quán trong hoạt động
thương mại, hơn nữa còn được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. Điều này tạo nên thuận lợi cho công
ty trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng và làm căn cứ giải quyết khi có vấn đề phát
sinh. Bên cạnh đó, Luật quy định rõ ràng về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hóa, chia thành những trường hợp cụ thể, riêng biệt như chuyển rủi ro trong
trường hợp có và không có địa điểm giao hàng xác định, trong trường hợp hàng hóa
đang trên đường vận chuyển,… Từ đó công ty có thể nắm bắt rõ, có thể né tránh
những rủi ro có thể xảy ra gây nên những hậu quả về vật chất không đáng có, cũng
như hiểu biết rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Bộ Luật Dân sự 2015 cũng là căn cứ cụ thể để công ty giao kết, thực hiện hợp
đồng và xử lý các vi phạm. Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định: “Đề nghị giao kết hợp
đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này
của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung
là bên được đề nghị)”. Như vậy, có thể có nhiều bên đồng thời nhận được đề nghị
12


trong giao kết hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có thể giao kết với nhiều
đối tác cùng lúc, tăng năng suất và hiệu quả giao kết, từ đó đem lại lợi nhuận cho công
ty.
c. Bộ Luật Lao động 2012
Bộ luật lao động 2012 là tiền đề cho công ty thực hiện việc đào tạo nhân lực cũng

như những chính sách đãi ngộ hợp lý với công nhân viên, giúp hài hòa các mối quan
hệ lao động, tạo được niềm tin, động lực cho người lao động thực hiện tốt công việc
với năng suất cao. Bộ Luật đã có những chính sách tích cực như giảm thuế đối với
người sử dụng lao động khi sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về
thuế. Chính sách này hỗ trợ chi phí công ty bằng việc giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó, công ty có thêm nhiều
chính sách hỗ trợ lao động nữ về cả sức khỏe, tinh thần cũng như cải thiện điều kiện
làm việc của họ, đặc biệt đối với lao động nữ mang thai.
Nhìn chung, hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành có nhiều tác động tích cực
đến hoạt động kinh doanh của công ty, tạo ra sự thống nhất trong hoạt động kinh
doanh thương mại nói chung cũng như hoạt động của công ty TNHH Công nông
nghiệp Hà Nội nói riêng.
3.2.2. Tác động theo hướng hạn chế của hệ thống pháp luật thương mại đối
với doanh nghiệp
Bên cạnh những tác động tích cực thì hệ thống quy phạm pháp luật cũng tồn tại
nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty.
a. Luật Thương mại 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015
Luật Thương mại 2005 là văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp và phần lớn đến
tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh,
công ty gặp phải những khó khăn về việc thực hiện một số quy định của Luật chuyên
ngành – Luật Thương mại 2005 với các quy định trong luật chung- Bộ Luật Dân sự
2015 khi có sự trùng lặp nhau, chồng chéo, rườm rà khi điều chỉnh cùng một vấn đề.
Đó là việc quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Luật Thương
mại 2005 và Bộ Luật Dân sự 2015 chưa có sự thống nhất rõ ràng gây nên nhầm lẫn và
xảy ra tranh chấp không đáng có trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cụ thể Điều 301
Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau: “mức phạt đối với vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.
Nhưng trong Điều 418 Bộ Luật Dân sự lại quy định: “mức phạt vị phạm do các bên

thỏa thuận”. Như vậy hai quy định có điểm không tương đồng, chồng chéo nhau. Hơn
13


nữa, mức phạt trần 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là khá thấp, không
hợp lý nếu hợp đồng đó có giá trị cao. Do đó, khi thực hiện hợp đồng với đối tác, công
ty đã gặp phải tình trạng bên đối tác cố tình vi phạm, chấp nhận mức phạt 8% để đạt
mức lợi nhuận cao hơn phần bị phạt. Vụ việc này gây ra tổn thất không hề nhỏ đối với
công ty, mất thời gian, công sức cũng như tiền bạc mà lẽ ra không đáng có.
b. Bộ Luật Lao động 2012
Bộ Luật Lao động 2012 có vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực
và các vấn đề cốt yếu về lao động, các mối quan hệ lao động trong công ty. Tuy nhiên,
Bộ Luật Lao động 2012 còn quy định chưa rõ ràng, cụ thể một số điều luật. Điều 158
Bộ Luật Lao động 2012 quy định: “Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại
làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 157 của
Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí
việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai
sản”. Tuy quy định này đã có những tiến bộ trong bảo vệ quyền lợi của lao động nữ
nghỉ thai sản, nhưng vẫn chưa nêu rõ “trường hợp việc làm cũ không còn” cụ thể rõ
ràng là trường hợp nào và “việc làm khác” là công việc như thế nào, có phù hợp với
chuyên môn hay tương đương với công việc cũ hay không, hay là bất cưa công việc
nào chỉ cần có mức lương phù hợp là được. Do đó, điều này gây nên tình trạng hiểu sai
quy định, không nắm bắt rõ dẫn đến không thực hiện đúng, không bảo vệ được triệt để
quyền lợi của lao động nữ.

14


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
4.1. Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật của công ty TNHH
Công nông nghiệp Hà Nội
4.1.1. Kết quả đạt được
Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội nhìn chung đã có những hiểu biết rõ
ràng, đúng và đầy đủ những quy định của pháp luật, đã chủ động tự mình nắm bắt, cập
nhật từ đó áp dụng vào quá trình hoạt động, kinh doanh của công ty. Pháp luật đã trở
thành công cụ hữu ích, đắc lực nhất hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ đó, công ty có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong các vấn đề quản lý tài
chính, nhân lực,.. Công ty chủ động cập nhật, phổ biến pháp luật một cách thường
xuyên giúp cho toàn bộ nhân viên có thể nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc, tạo
ra những lợi thế trong kinh doanh, xây dựng công ty ngày càng phát triển. Cụ thể:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về con dấu, chữ ký trong các giao dịch
thương mại với khách hàng, đối tác.
- Các quá trình ký kết và thực hiện các hợp đồng của công ty TNHH Công nông
nghiệp diễn ra linh hoạt, thuận lợi và đảm bảo đúng quy định pháp luật. Nếu có mâu
thuẫn giữa các bên thì cũng ưu tiên biện pháp thương lượng, hòa giải.
- Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty thực hiện nghiêm túc những
quy định trong Luật Thương mại và Luật doanh nghiệp, không vi phạm Luật Cạnh
tranh, không thực hiện hành vi trốn thuế và luôn tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng
của các sản phẩm máy móc, thiết bị mà công ty kinh doanh.
- Về việc sử dụng nguồn nhân lực, công ty vận dụng một cách linh hoạt những
quy định của Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng lao động, chế độ đãi ngộ của công ty
với người lao động, từ đó khuyến khích lao động sản xuất đạt được hiệu quả cao, đem
lại lợi nhuận cho công ty.
- Công ty cũng vận dụng những quy định của pháp luật về huy động vốn để từ đó
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại cho công ty các cách thức huy động
vốn hiệu quả, mở rộng nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho công ty, từ đó nâng cao
năng suất, đa dạng hóa sản phẩm cung ứng ra thị trường.
4.1.2. Hạn chế

Công ty còn tồn tại một số khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, cụ thể
như:

15


- Công ty theo hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do cá nhân
làm chủ sở hữu, vì thế cơ cấu của công ty hết sức đơn giản và gọn nhẹ, giám đốc trực
tiếp điều hành mọi hoạt động nên nhiều khi không thể xử lý được cụ thể, sâu sát nếu
phát sinh vấn đề trong công ty.
- Ngoài ra, công ty không có bộ phận riêng chuyên về vấn đề pháp lý của công
ty. Vì thế, một số khó khăn công ty gặp phải đó là các hợp đồng mua bán ký kết với
khách hàng, đối tác thường là mẫu có sẵn, dập khuôn nên khó đáp ứng được công việc
thực tế cũng như cập nhật kịp thời các quy định mới của pháp luật. Và, khi có tranh
chấp lớn xảy ra mà các bên không thể tự mình hòa giải thì thường phải nhờ đến sự tư
vấn của các văn phòng luật sư, công ty luật.
- Số lượng lao động của công ty không ổn định. Ngoài những viên lâu năm, công
ty thường ký hợp đồng lao động thời vụ ngắn hạn, cụ thể là dưới 03 tháng đối với lao
động trong ban kỹ thuật và dịch vụ. Vì vậy, theo quy định pháp luật, những lao động
này sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội, làm hạn chế quyền lợ người lao động. Từ đó
sẽ nảy sinh những vấn đề như lao động bất mãn, làm việc không năng suất,..
4.2. Đánh giá chung về hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động
của công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội
4.2.1. Tích cực
Về tổng quan, hệ thống pháp luật thương mại đang từng bước được chú trọng,
sửa đổi và thực hiện để tạo ra khung pháp lý vững chắc, đầy đủ điều chỉnh hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc
tế.
Xét về cơ cấu tổ chức, quản lý công ty: Luật Doanh nghiệp 2014 đã kịp thời bổ
sung các quy định đầy đủ, thực tế hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005, tạo ra quyền tự

chủ kinh doanh cho công ty cũng như được phép thay đổi loại hình công ty nhưng phải
đảm bảo đúng với quy định trong luật.
Xét về các hoạt động thương mại: Luật Thương mại 2005 và Bộ Luật Dân sự
2015 có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự và thương mại,
thiết lập các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đó và đảm bảo quyền tự do kinh doanh
trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể kinh tế. Đặc biệt trong hoạt động giao kết
và thực hiện hợp đồng, những quy định của pháp luật luôn tạo điều kiện tự do giao kết
hợp đồng, nội dung hợp đồng, ràng buộc các bên tham gia cũng như bảo vệ quyền lợi
và nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong hợp đồng.
Xét về khía cạnh khác như lao động, thuế: Bộ Luật Lao động 2012 đã tạo nên
những cơ sở về đảm bảo quyền lợi cho người lao động về mọi mặt như tiền lương, thời
giờ làm việc, thưởng, trợ cấp, các chế độ đối với lao động nữ đặc biệt lao động nữ
16


mang thai,.. Những văn bản pháp luật về thuế quy định rõ ràng về trách nhiệm nộp
thuế cho Nhà nước của doanh nghiệp, quy định cụ thể về người nộp thuế, các loại thuế
phải nộp, mức thuế,...
4.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà hệ thống pháp luật thương mại đã đạt được, vẫn
còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động kinh doanh của công
ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tại khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác”. Có thể thấy rằng, quy định này còn chưa rõ ràng, các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác là những hoạt động cụ thể nào thì chưa có văn bản pháp luật nào giải
thích rõ.
Thứ hai, hệ thống pháp luật thương mại chỉ có hiệu lực thi hành trong một
khoảng thời gian nhất định, thiếu tính dự báo nên khá nhanh phải sửa đổi, bổ sung. Cụ

thể như Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006,
được sửa đổi bổ sung năm 2009. Sau đó, Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế luật cũ.

17


CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
5.1. Đối với công ty
Trong thời buổi kinh tế thị trường với nhiều chính sách mở cửa cho phép doanh
nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển hơn nhưng bên cạnh đó cũng mang lại cho doanh
nghiệp không ít những khó khăn, thử thách. Là một công ty đã hoạt động được sáu
năm, một khoảng thời gian không quá dài, công ty vẫn còn tồn tại những thiếu sót
trong bộ máy tổ chức cũng như trong quá trình hoạt động kinh doanh. Những vấn đề
công ty đang phải đối mặt đó là:
Thứ nhất, về việc thành lập và cơ cấu tổ chức, công ty cần bổ sung thêm bộ phận
pháp chế để tạo nên một hành lang pháp lý an toàn, vững chắc giúp cho việc ký kết
hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty cũng như hoạt động kinh doanh của công
ty được thuận lợi hơn. Tránh rơi vào tình trạng bị động và thiếu hiểu biết về mặt pháp
luật.
Thứ hai, trong giao kết hợp đồng, công ty cần chú ý các điều khoản giao kết. Xây
dựng các điều khoản về thời gian hiệu lực, điều khoản hủy bỏ hợp đồng, điều khoản
phạt, điều khoản chọn luật điều chỉnh,…một cách chặt chẽ vì từ đó phát sinh những
quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải phải thực hiện. Hơn nữa, công ty cũng cần đặc
biệt chú trọng đến các điều khoản về giải quyết tranh chấp, các cơ chế giải quyết tranh
chấp phù hợp cũng như quyền lợi hợp pháp của mình để tránh gây những tổn thất
không đáng có tcho công ty khi bất ngờ có tranh chấp xảy ra.
Thứ ba, đối với người lao động cũng như hoạt động quản lý lao động trong công
ty, cần phải nghiêm túc thực hiện những quy định về phạt vi phạm hợp đồng lao động,
vi phạm kỷ luật lao động nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo

chất lượng sản xuất để hạn chế tình trạng công nhân tự ý nghỉ việc dẫn đến ảnh hưởng
hiệu quả công việc của công ty.
5.2. Đối với hệ thống pháp luật
Song song với việc tạo ra hành lang pháp lý ổn định, đảm bảo hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thì hệ thống pháp luật thương mại cũng cần phải khắc phục
những hạn chế gây ra khó khăn trong việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp. Cụ
thể, cần đưa ra những quy định chi tiết hơn trong pháp luật lao động. Điều 31 Bộ Luật
Lao động 2012 quy định: “…người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm
tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đối với người lao động…” Nhưng trên thực tế,
một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh không có hiệu quả phải tổ chức
lại sản xuất hoặc chuyển đổi loại hình công ty sang công ty cổ phần… Như vậy, chủ
doanh nghiệp mới không có quyền tự do quyết định về nguồn nhân lực của mình.
18


CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN
HƯỚNG DẪN
Qua thời gian được tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội
cũng như rút ra được những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải, em xin đề xuất một số
đề tài khóa luận như sau:
- Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại công ty
TNHH Công nông nghiệp Hà Nội.
Dự kiến bộ môn hướng dẫn: Bộ môn Luật Căn bản
- Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại
công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội.
Dự kiến bộ môn hướng dẫn: Bộ môn Luật Căn bản
- Vi phạm về hợp đồng lao động và biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm
hợp đồng lao động trong công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội
Dự kiến bộ môn hướng dẫn: Bộ môn Luật Căn bản


19


KẾT LUẬN
Kết thúc thời gian thực tập tại công ty, em đã trau dồi được cho bản thân nhữn
kiến thức vô cùng bổ ích và phong phú trong việc tổ chức bộ máy và quản lý hoạt
động kinh doanh cũng như việc thực thi pháp luật của công ty. Em xin chân thành cảm
ơn quý công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây. Em xin gửi lời cám ơn
các cô chú, anh chị nhân viên trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em giúp
em hoàn thành bài báo cáo thực tập thuận lợi. Em cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn các
thầy cô trong khoa Kinh tế- Luật tại trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn tận
tình và đưa ra những định hướng để em có thể viết báo cáo. Vì kiến thức còn hạn hẹp,
trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, em
rất mong nhận được những góp ý từ thầy cô, từ quý công ty để bài báo cáo này của em
được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

20



×